KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012



tải về 2.38 Mb.
trang2/15
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích2.38 Mb.
#14116
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15

Số: 1353/TTr-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Thừa Thiên Huế, ngày 06 tháng 4 năm 2012


TỜ TRÌNH

Về việc đề nghị thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và

Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Thừa Thiên Huế


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh


Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02 tháng 11 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Căn cứ Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về việc phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia;



Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIV,

Để hoàn thiện hồ sơ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 trình Chính phủ xét duyệt theo quy định, Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Thừa Thiên Huế, với những nội dung chủ yếu sau đây:



I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ TRƯỚC TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sau khi Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Thừa Thiên Huế được Chính phủ xét duyệt theo Nghị quyết số 19/2006/NQ-CP ngày 29/8/2006, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, giúp cho việc quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp và phục vụ tốt nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các cấp, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu Quy hoạch sử dụng đất kỳ trước cụ thể như sau:



1. Đất nông nghiệp

Chỉ tiêu đất nông nghiệp đến năm 2010 đã được Chính phủ duyệt là 352.929,25 ha, thực hiện đến năm 2010 là 382.814,37 ha (đạt 108,47%), cao hơn so với chỉ tiêu duyệt là 29.885,12 ha; trong đó đất sản xuất nông nghiệp vượt 3.215,94 ha (đất trồng lúa vượt 4.313,88 ha); đất lâm nghiệp vượt 27.342,09 ha; đất nuôi trồng thủy sản thấp hơn 893,51 ha, đất nông nghiệp khác vượt 220,60 ha. Cụ thể từng loại đất đạt được như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: chỉ tiêu được Chính phủ duyệt là 56.069,40 ha, thực hiện đến năm 2010 là 59.285,34 ha (bao gồm 44.309,13 ha đất trồng cây hàng năm, 14.976,21 ha đất trồng cây lâu năm), vượt 3.215,94 ha.

+ Đất trồng lúa: chỉ tiêu đã được Chính phủ duyệt là 27.699,68 ha, thực hiện đến năm 2010 là 32.013,56 ha (đạt 115,57%), vượt 4.313,88 ha.

+ Đất trồng cây lâu năm: chỉ tiêu đã được Chính phủ duyệt là 13.386,13 ha, thực hiện đến năm 2010 là 14.976,21 ha (đạt 111,88%), vượt 1.590,08 ha.

- Đất lâm nghiệp: chỉ tiêu đã được Chính phủ duyệt đến năm 2010 là 289.991,78 ha, thực hiện đến năm 2010 là 317.333,87 ha (đạt 109,43%) vượt 27.342,09 ha (trong đó: đất rừng sản xuất đạt 145,51%; đất rừng phòng hộ đạt 83,20%; đất rừng đặc dụng đạt 106,45%).

- Đất nuôi trồng thủy sản: so với chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 6.789,00 ha, đến năm 2010 đã thực hiện 5.895,49 ha, đạt 86,84%.

- Đất nông nghiệp khác: diện tích được Chính phủ duyệt là 79,07 ha, thực hiện đến năm 2010 là 299,67 ha, vượt 220,60 ha (đạt 378,99%).


Bảng 1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp


Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010

(ha)

Chỉ tiêu Chính phủ duyệt đến năm 2010 (ha)

So sánh, tăng (+),

giảm (-)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

ĐẤT NÔNG NGHIỆP

382.814,37

352.929,25

29.885,12

108,47

1.Đất sản xuất nông nghiệp

59.285,34

56.069,40

3.215,94

105,74

Đất trồng cây hàng năm

44.309,13

42.683,27

1.625,86

103,81

Trong đó: Đất trồng lúa

32.013,56

27.699,68

4.313,88

115,57

Đất trồng cây lâu năm

14.976,21

13.386,13

1.590,08

111,88

2. Đất lâm nghiệp

317.333,87

289.991,78

27.342,09

109,43

Đất rừng sản xuất

137.302,30

94.360,78

42.941,52

145,51

Đất rừng phòng hộ

100.964,54

121.353,79

-20.389,25

83,20

Đất rừng đặc dụng

79.067,03

74.277,21

4.789,82

106,45

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản

5.895,49

6.789,00

-893,51

86,84

4. Đất nông nghiệp khác

299,67

79,07

220,60

378,99


2. Đất phi nông nghiệp

Chỉ tiêu đã được Chính phủ duyệt đối với đất phi nông nghiệp đến năm 2010 là 94.980,00 ha, thực hiện đến năm 2010 là 88.529,74 (đạt 93,21%), thấp hơn 6.450,26 ha, cụ thể như sau:

- Đất ở: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 16.226,04 ha, thực hiện đến năm 2010 là 17.827,39 ha, đạt 109,87% kế hoạch, vượt 1.601,35 ha, bao gồm:

+ Đất ở tại nông thôn: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 12.274,67 ha, thực hiện đến năm 2010 là 13.642,47 ha, vượt chỉ tiêu 1.367,80 ha (đạt 111,14%).

+ Đất ở tại đô thị: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 3.951,37 ha, thực hiện đến năm 2010 là 4.184,92 ha, vượt 233,55 ha (đạt 105,91%) do trong giai đoạn 2001 - 2010 trên địa bàn tỉnh triển khai nhiều dự án quy hoạch các khu đô thị mới.

- Đất chuyên dùng: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 24.954,56 ha, thực hiện đến năm 2010 là 28.680,67 ha, đạt 114,93% (vượt 3.726,11 ha), cụ thể như sau:

+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 782,76 ha, đến năm 2010 đã thực hiện thấp hơn 281,70 ha (đạt 64,01%).

+ Đất an ninh, quốc phòng: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 3.068,13 ha, thực hiện đến năm 2010 là 3.102,23 ha, vượt 34,10 ha (đạt 101,11%).

+ Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 5.540,54 ha, đến năm 2010 đã thực hiện thấp hơn 2.576,51 ha (đạt 53,50%).

+ Đất có mục đích công cộng: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 15.563,13 ha, thực hiện đến năm 2010 là 22.113,35 ha, vượt 6.550,22 ha (đạt 142,09%).

- Đất tôn giáo tín ngưỡng: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 745,24 ha, đến năm 2010 là 1.010,41 ha, vượt chỉ tiêu 265,17 ha (đạt 135,58%)

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 8.069,47 ha, thực hiện đến năm 2010 là 9.711,68 ha, vượt chỉ tiêu 1.642,21 ha (đạt 120,35%).

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: chỉ tiêu Chính phủ phê duyệt là 44.960,49 ha, thực hiện đến năm 2010 thấp hơn 13.671,73 ha (đạt 69,59%).

- Đất phi nông nghiệp khác: chỉ tiêu Chính phủ duyệt là 24,20 ha, thực hiện đến năm 2010 thấp hơn 13,37 ha (đạt 44,75%).


Bảng 2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất phi nông nghiệp


Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010

(ha)

Chỉ tiêu Chính phủ duyệt đến năm 2010

(ha)

So sánh, tăng (+),

giảm (-)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ

(%)

ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

88.529,74

94.980,00

-6.450,26

93,21

1. Đất ở

17.827,39

16.226,04

1.601,35

109,87

Đất ở tại nông thôn

13.642,47

12.274,67

1.367,80

111,14

Đất ở tại đô thị

4.184,92

3.951,37

233,55

105,91

2. Đất chuyên dùng

28.680,67

24.954,56

3.726,11

114,93

Đất trụ sở cơ quan, CTSN

501,06

782,76

-281,70

64,01

Đất an ninh, quốc phòng

3.102,23

3.068,13

34,10

101,11

Đất SXKD phi nông nghiệp

2.964,03

5.540,54

-2.576,51

53,50

Đất có mục đích công cộng

22.113,35

15.563,13

6.550,22

142,09

3. Đất tôn giáo tín ngưỡng

1.010,41

745,24

265,17

135,58

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

9.711,68

8.069,47

1.642,21

120,35

5. Đất sông suối và MNCD

31.288,76

44.960,49

-13.671,73

69,59

6. Đất phi nông nghiệp khác

10,83

24,20

-13,37

44,75


3. Kết quả thực hiện chỉ tiêu chuyển đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp

Chỉ tiêu được Chính phủ xét duyệt đối với đất chưa sử dụng đến năm 2010 là 57.544,11 ha, đã khai thác cải tạo đưa vào sử dụng cho các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp đến năm 2010 giảm xuống còn 31.976,42 ha, vượt so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt là 25.567,69 ha, cụ thể như sau:

- Đất bằng chưa sử dụng: đến năm 2010 còn 6.341,41 ha, đã khai thác vượt so với chỉ tiêu quy hoạch được duyệt là 6.256,05 ha.

- Đất đồi núi chưa sử dụng: đến năm 2010 còn 24.916,31 ha, đã khai thác vượt so với chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt là 18.692,53 ha.

- Núi đá không có rừng cây: đến năm 2010 còn 718,70 ha, đã khai thác vượt so với chỉ tiêu quy hoạch được phê duyệt là 619,11 ha.

Bảng 3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu đất chưa sử dụng


Chỉ tiêu

Hiện trạng năm 2010

(ha)

Chỉ tiêu Chính phủ duyệt đến năm 2010 (ha)

So sánh

tăng (+), giảm (-)

Diện tích (ha)

Tỷ lệ

(%)

ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

31.976,42

57.544,11

-25.567,69

-79,96

1. Đất bằng chưa sử dụng

6.341,41

12.597,46

-6.256,05

-98,65

2. Đất đồi núi chưa sử dụng

24.916,31

43.608,84

-18.692,53

-75,02

3. Núi đá không rừng cây

718,70

1.337,81

-619,11

-86,14


II. QUAN ĐIỂM SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020

Để đảm bảo sử dụng quỹ đất có hiệu quả, ổn định, đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong phương án quy hoạch sử dụng đất thống nhất các quan điểm sau:

1. Sử dụng đất phải ưu tiên cho phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần thực hiện chiến lược an ninh lương thực, cung ứng nông sản phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp. Thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất. Bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trường và hiệu quả kinh tế cao. Ổn định diện tích gieo trồng lúa, mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa - cây cảnh, cây thực phẩm. Ứng dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học, từng bước xây dựng nền nông nghiệp sạch.

2. Là tỉnh nằm trong vùng chịu nhiều ảnh hưởng khắc nghiệt của các yếu tố thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán... do đó việc bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) là yêu cầu cấp bách. Đẩy mạnh khoanh nuôi làm giàu, trồng mới rừng để phủ xanh đất trồng đồi núi trọc nhằm tái tạo lại rừng, thực hiện tốt chức năng phòng hộ, góp phần bảo vệ và cân bằng môi trường sinh thái.

3. Dành quỹ đất hợp lý cho sự phát triển dịch vụ, du lịch và công nghiệp nhất là những ngành công nghiệp có khả năng khai thác những tiềm năng sẵn có của địa phương như công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản. Mở rộng, hình thành các khu công nghiệp tập trung nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, tạo môi trường thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Gắn việc phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hoá, phát triển mạng lưới đô thị rộng khắp trong phạm vi toàn tỉnh.

4. Sử dụng đất phải đáp ứng được nhu cầu đất ở của nhân dân, đảm bảo chất lượng môi trường sống. Đất ở cần được bố trí tập trung trên cơ sở khu dân cư cũ hoặc hình thành khu mới với quy mô đủ lớn để tiết kiệm đất xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân.

5. Việc sử dụng đất không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá xã hội mà còn phải đảm bảo an ninh, quốc phòng, quán triệt phương châm kinh tế kết hợp với an ninh, quốc phòng và an ninh, quốc phòng kết hợp với kinh tế.

6. Sử dụng đất phải chú ý chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trường để sử dụng ổn định và bền vững, kết hợp giữa trước mắt và lâu dài, phù hợp với chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá của đất nước. Điều chỉnh dần và tiến tới chấm dứt những bất hợp lý trong quản lý, sử dụng đất.


III. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020

1. Diện tích, cơ cấu các loại đất


S

T

T

Loại đất

Hiện trạng năm 2010 (theo thống kê đất đai năm 2010)

Quy hoạch đến năm 2020

Cấp quốc gia phân bổ (ha)

Cấp tỉnh

xác định
thêm (ha)


Tổng số

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

I

Đất nông nghiệp

Trong đó:

382.814,37

385.454




385.551,95

76,60

1

Đất trồng lúa

32.013,56

29.720




29.791,22

5,92




Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)

26.244,65

25.000




25.000,00

4,97

2

Đất trồng cây lâu năm

14.976,21




12.601,08

12.601,08

2,50

3

Đất rừng phòng hộ

100.964,54

100.000




100.000,00

19,87

4

Đất rừng đặc dụng, Trong đó:

88.316,70

87.668




87.668,00

17,42

4.1

Đất có rừng

79.067,03

87.668




87.668,00

17,42

4.2

Đất chưa có rừng

9.249,67













5

Đất rừng sản xuất

137.302,30

141.508




141.508,00

28,11

6

Đất nuôi trồng thuỷ sản,

trong đó

5.895,49

8.000




8.000,00

1,59

6.1

Đất nuôi trồng thủy sản tập trung

5.895,49

6.582




6.582,46

1,31

6.2

Đất nuôi trồng thuỷ sản nuôi kết hợp




1.418




1.417,54

0,28

II

Đất phi nông nghiệp

Trong đó:

88.529,74

107.323




107.323,00

21,32

1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

501,06




695,16

695,16

0,14

2

Đất quốc phòng

1.382,08

2.550




2.567,60

0,51

3

Đất an ninh

1.720,15

1.731




1.731,25

0,34

4

Đất khu công nghiệp

Trong đó:

396,82

3.969

603,50

4.572,50

0,91

4.1

Đất khu công nghiệp tập trung




3.969




3.969

0,79

4.2

Đất cụm công nghiệp







603,50

603,50

0,12

5

Đất cho hoạt động khoáng sản

215,30




1.816,10

1.816,10

0,36

6

Đất di tích danh thắng

461,18

505




505,15

0,10

7

Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại)

75,91

271




271,00

0,05

8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

1.010,41




1.031,03

1.031,03

0,20

9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

9.711,68




9.764,92

9.764,92

1,94

10

Đất phát triển hạ tầng

Trong đó:

21.576,25

28.500




28.500,00

5,66

 

Đất cơ sở văn hóa

190,35

204

477,98

681,98

0,14

 

Đất cơ sở y tế

87,85

125




125,53

0,02

 

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

741,75

1.162




1.162,37

0,23

 

Đất cơ sở thể dục - thể thao

196,22

658




658,07

0,13

11

Đất ở tại đô thị (1)

5.581,92

6.086

583,00

6.669,00

1,33

III

Đất chưa sử dụng

31.976,42

10.544




10.445,58

2,08




Diện tích đưa vào sử dụng




21.433




21.530,84




IV

Đất khu du lịch

2.275,90




7.445,92

7.445,92

1,48


2. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất

Đơn vị tính: ha

STT

Loại đất

Cả thời kỳ

Phân theo kỳ

Kỳ đầu
2011 - 2015


Kỳ cuối
2016 - 2020


1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

2.144,65

1.118,34

1.026,31




Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

1.244,65

649,65

595,00

1.2

Đất trồng cây lâu năm

2.339,05

1.572,20

766,85

1.3

Đất rừng phòng hộ

1.051,35

863,59

187,76

1.4

Đất rừng đặc dụng

142,00

117,42

24,58

1.5

Đất rừng sản xuất

6.169,06

3.727,50

2.441,56

1.6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

118,38

97,10

21,28

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

 

 

 




Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất nuôi trồng thuỷ sản

120,00

72,00

48,00


3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích

Đơn vị tính: ha

STT

Mục đích sử dụng

Cả thời kỳ

Phân theo kỳ

Kỳ đầu
2011 - 2015


Kỳ cuối
2016 - 2020


I

Đất nông nghiệp

Trong đó:

19.855,44

12.781,72

7.073,72

1

Đất trồng lúa

52,91

52,91







Trong đó: Đất trồng lúa nước còn lại

52,91

52,91




2

Đất trồng cây lâu năm

117,67

66,96

50,71

3

Đất rừng phòng hộ

3.005,78

2.315,72

690,06

4

Đất rừng đặc dụng

8.846,94

5.483,63

3.363,31

5

Đất rừng sản xuất

7.146,79

4.451,29

2.695,50

6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

685,35

411,21

274,14

II

Đất phi nông nghiệp

Trong đó:

1.675,40

1.133,21

542,19

1

Đất quốc phòng

96,50

54,50

42,00

2

Đất khu công nghiệp

208,35

193,45

14,90

3

Đất cho hoạt động khoáng sản

257,40

219,00

38,40

4

Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại)

16,00

11,33

4,67

5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

88,64

76,79

11,85

6

Đất phát triển hạ tầng

756,81

384,45

372,36

7

Đất ở tại đô thị

114,70

95,49

19,21


IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT KỲ ĐẦU (2011 – 2015)

1. Phân bổ diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch

Đơn vị tính: ha

STT

Loại đất

Các năm trong kỳ kế hoạch

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

I

Đất nông nghiệp

Trong đó:

384.291,61

384.627,14

384.640,88

384.847,04

1

Đất trồng lúa

31.573,82

31.341,24

31.112,00

30.867,53




Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

25.966,58

25.836,80

25.715,84

25.595,00

2

Đất trồng cây lâu năm

14.545,28

14.309,25

14.106,85

13.496,90

3

Đất rừng phòng hộ

100.752,40

100.142,37

100.002,49

100.328,00

4

Đất rừng đặc dụng (đất có rừng)

81.172,83

82.224,63

83.209,49

84.332,00

5

Đất rừng sản xuất

138.694,95

139.532,99

139.837,92

140.216,00

6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

6.418,50

6.674,81

6.909,92

7.159,00

II

Đất phi nông nghiệp

Trong đó:

92.641,32

94.917,50

97.354,49

100.412,00

1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

575,91

604,74

630,00

657,38

2

Đất quốc phòng

1.593,47

1.748,11

1.959,08

2.360,00

3

Đất an ninh

1.717,72

1.721,41

1.722,76

1.727,00

4

Đất khu công nghiệp

1.578,23

2.229,17

3.096,53

4.012,92

5

Đất cho hoạt động khoáng sản

306,70

420,10

499,20

713,57

6

Đất di tích danh thắng

472,68

478,37

483,98

489,00

7

Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại)

129,29

149,05

168,84

197,00

8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

1.034,17

1.033,77

1.033,37

1.032,92

9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

9.791,28

9.691,53

9.606,44

9.530,19

10

Đất phát triển hạ tầng

23.335,30

24.323,52

25.146,78

25.914,00

11

Đất ở tại đô thị

5.761,92

5.911,92

6.061,92

6.181,92

III

Đất chưa sử dụng

26.387,60

23.775,89

21.325,16

18.061,49

IV

Đất khu du lịch

3.590,14

4.247,27

4.904,39

5.377,91


2. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

DT chuyển MĐSD trong kỳ

Phân theo các năm

Năm

2011 - 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp
















1.1

Đất trồng lúa

1.118,34

444,59

221,38

218,16

234,21




Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

649,65

278,07

129,78

120,96

120,84

1.2

Đất trồng cây lâu năm

1.572,20

481,07

243,02

220,16

627,94

1.3

Đất rừng phòng hộ

863,59

289,23

249,88

144,29

180,19

1.4

Đất rừng đặc dụng

117,42

88,77

6,08

18,90

3,67

1.5

Đất rừng sản xuất

3.727,50

1.243,14

746,05

854,15

884,17

1.6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

97,10

35,72

15,82

32,18

13,38

2

Chuyển đổi cơ cấu SDĐ trong nội bộ đất nông nghiệp

0,00

0,00

0,00

0,00

0,00




Đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất NTTS

72,00

30,96

14,40

13,68

12,96


3. Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Đơn vị tính: ha

STT

Mục đích sử dụng

DT đưa vào SD trong kỳ

Phân theo các năm

Năm

2011 - 2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm 2015

I

Đất nông nghiệp

Trong đó:

12.781,72

5.157,48

2.380,92

2.260,17

2.983,15

1

Đất trồng lúa

52,91

42,66

4,00

3,25

3,00




Trong đó: Đất trồng lúa nước còn lại

52,91

42,66

4,00

3,25

3,00

2

Đất trồng cây lâu năm

66,96

30,56

12,85

11,55

12,00

3

Đất rừng phòng hộ

2.315,72

775,49

360,70

342,65

836,88

4

Đất rừng đặc dụng

5.483,63

2.282,51

1.061,63

1.008,56

1.130,93

5

Đất rừng sản xuất

4.451,29

1.849,45

859,49

816,03

926,32

6

Đất nuôi trồng thuỷ sản

411,21

176,81

82,25

78,13

74,02

II

Đất phi nông nghiệp

Trong đó:

1.133,21

431,34

230,79

190,56

280,52

1

Đất quốc phòng

54,50

20,50

13,00

8,00

13,00

2

Đất khu công nghiệp

193,45

85,68

40,26

36,50

31,01

3

Đất cho hoạt động khoáng sản

219,00

35,00

27,00

36,50

120,50

4

Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại)

11,33

5,77

1,85

2,07

1,64

5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

76,79

37,65

15,95

1,85

21,34

6

Đất phát triển hạ tầng

384,45

170,06

73,93

63,88

76,58

7

Đất ở tại đô thị

95,49

35,68

40,85

14,91

4,05


V. CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KỲ ĐẦU (2011 - 2015)

Để phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai một cách đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, cần thực hiện tốt một số biện pháp và giải pháp sau:



1. Các giải pháp về kinh tế

- Kết hợp giữa các ngành, các lĩnh vực và các địa phương trong tỉnh để xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tính liên thông; phát huy lợi thế so sánh của từng huyện, thị, thành phố trong phát triển kinh tế - xã hội.

- Đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo vốn trong tỉnh, đây là nguồn lực có ý nghĩa quyết định về lâu dài, đảm bảo có đủ năng lực nội tại để tiếp nhận đầu tư trong và ngoài nước một cách bình đẳng và đôi bên cùng có lợi.

- Xây dựng chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các nguồn vốn đầu tư như nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ Trung ương, vốn tín dụng ưu đãi, vốn vay nước ngoài trả chậm hoặc thuê tài chính, vốn đầu tư trực tiếp FDI, ODA,... để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình, dự án.

- Tạo môi trường thuận lợi, chính sách đầu tư thông thoáng nhằm khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào tỉnh, nhất là đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bằng cách tăng cường xúc tiến đầu tư, đơn giản hoá các thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư.

- Huy động tổng hợp các nguồn vốn để thực hiện quy hoạch thông qua vốn đầu tư cho từng ngành thực hiện quy hoạch của ngành đến năm 2020.

- Áp dụng mọi hình thức khuyến khích để huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân như: quỹ tiết kiệm, phát hành tín phiếu, cổ phiếu, trái phiếu công trình. Thực hiện cổ phần hoá một số doanh nghiệp để kêu gọi cổ phần, bán cổ phiếu của các công trình dự kiến đầu tư xây dựng.

2. Các giải pháp xã hội

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các cấp, các địa phương trong tỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó đặc biệt ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ là người dân tộc thiểu số theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khóa IX).

- Xây dựng hệ thống chính trị các cấp, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là lĩnh vực quản lý đất đai; xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh gắn với phân cấp cho địa phương các cấp để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong quản lý, điều hành.

- Giải quyết tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án.



3. Các giải pháp về môi trường

- Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, ban hành chính sách khuyến khích khai hoang đất trống đề đầu tư trồng rừng, chính sách đầu tư bảo vệ vốn rừng hiện có. Tăng cường diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn đặc biệt là cho các hồ thủy điện, thủy lợi ở các huyện Nam Đông, A Lưới, Phú Lộc,…

- Tăng cường giáo dục môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong tỉnh.

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đất trong khai thác khoáng sản, trong các khu công nghiệp nhằm bảo vệ môi trường và nguồn nước.



4. Các giải pháp khác

a) Giải pháp hành chính

- Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các tổ chức, cá nhân để thực hiện.

- Thực hiện quản lý đất đai theo quy hoạch sử dụng đất: bao gồm việc lập, thẩm định, xét duyệt dự án, giao đất phải theo đúng quy hoạch và quy định của pháp luật; giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch, kiến nghị bổ sung và điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiến hành xử lý triệt để các trường hợp người quản lý có quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt và trường hợp người sử dụng đất không sử dụng hoặc sử dụng đất sai mục đích.

- Triển khai lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện trong khung chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và đảm bảo được các mục tiêu quy hoạch phát triển của các ngành, các lĩnh vực, các chương trình dự án trên địa bàn tỉnh.

- Cải cách triệt để thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.

b) Giải pháp khoa học - công nghệ

- Ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong sử dụng đất nông nghiệp như thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bố trí mùa vụ thích hợp né tránh thiên tai nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, bảo vệ môi trường.

- Ứng dụng công nghệ tiên tiến vào phát triển sản xuất công nghiệp, xây dựng, dịch vụ,... nhằm sản xuất ra hàng hoá tập trung, có sức cạnh tranh, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

- Tăng cường đầu tư trong việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý đất đai như kỹ thuật công nghệ số trong thống kê, đo đạc lập bản đồ địa chính, quản lý hồ sơ địa chính.

c) Giải pháp về chính sách

- Chính sách sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc thù:

+ Chính sách ưu tiên dành đất cho những nhu cầu đặc biệt có tính bắt buộc về an ninh, quốc phòng và những chính sách khác về đất quốc phòng sử dụng vào mục đích làm kinh tế, đất ở của gia đình quân nhân.

+ Chính sách về khuyến khích sử dụng tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bằng cách quy tập và quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa tập trung, hỏa táng, hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng xây cất mộ với diện tích lớn.

+ Chính sách về chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp.

- Chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp:

+ Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp toàn diện.

+ Chính sách bảo vệ người nông dân có đất sản xuất ổn định lâu dài.

+ Có chính sách tạo điều kiện để người dân dễ dàng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Chính sách tiết kiệm trong sử dụng đất:

+ Chính sách về tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng công nghiệp và đô thị trong các khu vực tập trung dân cư.

+ Chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông và thủy lợi bố trí với việc kết hợp các tuyến dân cư để tiết kiệm đất.

+ Tích cực khai thác đất chưa sử dụng.

- Chính sách sử dụng đất nhằm đảm bảo an ninh lương thực:

+ Tiến hành thâm canh, tăng vụ, giúp nông dân đưa các giống mới năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và biến đổi khí hậu vào sản xuất kết hợp với đầu tư bồi bổ, cải tạo đất.

+ Xem xét trong tổng thể quỹ đất lúa mà Quốc gia đã phân bổ cho tỉnh khi chuyển đất trồng lúa sang các mục đích sử dụng khác và sử dụng tiết kiệm.

+ Nghiêm cấm các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân chuyển đất trồng lúa nước sang các mục đích khác một cách tùy tiện không theo quy hoạch.

Ủy ban nhân dân tỉnh kính trình Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VI kỳ họp chuyên đề thứ nhất xem xét, thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Thừa Thiên Huế để Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ xét duyệt theo quy định./.







TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT.CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Phan Ngọc Thọ

Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương