KỶ YẾu kỳ HỌp chuyêN ĐỀ LẦn thứ nhấT, HĐnd tỉnh khóa VI, nhiệm kỳ 2011-2012



tải về 2.38 Mb.
trang6/15
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích2.38 Mb.
#14116
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
Trên đây là báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách đối với Đề án, Tờ trình của UBND tỉnh và dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thông qua Quy hoạch khai thác cát, sỏi xây dựng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Kính trình HĐND tỉnh xem xét quyết định./.







TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Phạm Quốc Dũng

UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 1275/TTr-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 03 tháng 4 năm 2012

TỜ TRÌNH

Điều chỉnh mức thu phí thư viện và bổ sung mức thu phí tham quan các công trình văn hoá trên địa bàn tỉnh


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


1. Điều chỉnh mức thu phí thư viện

Hiện nay, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 874/2003/QĐ-UB ngày 01 tháng 04 năm 2003 quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp thẻ bạn đọc. Việc thu lệ phí đã tạo nguồn thu để tăng cường cơ sở vật chất và bổ sung vào kinh phí cho hoạt động sự nghiệp văn hoá, kể cả việc bổ sung chi trả tiền lương của cán bộ hợp đồng, chi làm thêm ngoài giờ,…(Hàng năm đơn vị phải trích 40% từ nguồn thu để lại để chi trả tiền lương cho cán bộ lao động hợp đồng).

Thực hiện quy định tại Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 3/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí, Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 6/03/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/2002/NĐ-CP; Thông tư 97/2006/TT-BTC ngày 16 tháng 10 năm 2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh ban hành quy định mức thu phí thư viện mới.

- Đối tượng nộp phí là tất cả những tổ chức, cá nhân có nhu cầu đọc tài liệu tại Thư viện.

- Mức đề xuất thu phí thư viện hàng năm như sau: Mức thu phí thư viện hiện nay vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, do vậy đề nghị áp dụng bằng tối đa theo Thông tư 97/2006, cụ thể:


STT

Loại thẻ

Mức thu theo

Quyết định số 874/2003

Mức thu theo

Thông tư 97/2006

Mức đề xuất áp dụng

1

Phí cấp thẻ đọc sách người lớn

15.000đ/thẻ

20.000đ/thẻ

20.000đ/thẻ

2

Phí cấp thẻ mượn sách người lớn

15.000đ/thẻ

20.000đ/thẻ

20.000đ/thẻ

3

Phí cấp thẻ đọc sách thiếu nhi

5.000đ/thẻ

10.000đ/thẻ

10.000đ/thẻ


2. Bổ sung mức thu phí tham quan các công trình văn hoá trên địa bàn tỉnh

Cũng như nhằm phục vụ khách tham quan ngày một tốt hơn, Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng và Bảo tàng Lịch sử Cách mạng tỉnh xin đề xuất mức thu phí tham quan tại Trung tâm và Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng nhằm bổ sung một phần chi phí cho các hoạt động tại đơn vị.

Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng là một thiết chế văn hoá đặc thù, được tổ chức theo mô hình liên kết giữa Nhà nước với tư nhân. Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng đã được xây dựng và mở cửa phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước từ Festival Huế 2006 và đến nay thu hút một lượng khách lớn vào tham quan. Để phục vụ khách tham quan ngày một tốt hơn, nhằm nâng cao giá trị của Trung tâm nghệ thuật này, sau khi trao đổi với chính tác giả, đề nghị thu phí tham quan cho du khách trong và ngoài nước; phần kinh phí thu được này nhằm bổ sung một phần chi phí cho các hoạt động tại Trung tâm.

Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Văn hoá Thông tin (nay là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên Huế). Được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, các Ban Ngành cấp tỉnh và sự chỉ đạo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, hiện nay Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng đặt tại số 01 đường 23/8 - TP Huế đã tổ chức được 3 dãy phòng trưng bày gồm trưng bày hiện vật khảo cổ học, phong trào đấu tranh cách mạng và cuộc kháng chiến chống Pháp (1930-1945), cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) với nhiều sưu tập hiện vật là tư liệu quý giá. Qua công tác tuyên truyền, quảng bá giới thiệu về Bảo tàng, hàng năm thu hút một lượng khách rất lớn trong và ngoài nước đến tham quan, học tập nhằm tìm hiểu về lịch sử, văn hoá. Vì vậy, để phục vụ khách tham quan ngày một tốt hơn đặc biệt là khách tham quan nước ngoài, đề xuất thu phí tham quan tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng phần kinh phí thu được nhằm bổ sung thêm cho việc chỉnh lý, trưng bày hiện vật hàng năm của Bảo tàng.

* Đối với mức thu phí tham quan công trình văn hoá (dành cho cả khách trong nước và nước ngoài):


STT

Lĩnh vực

Mức thu theo

Thông tư 97/2006

Mức đề xuất

áp dụng

1

Phí tham quan Trung tâm NT Lê Bá Đảng

20.000đ/người

20.000đ/người

2

Phí tham quan tại Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng

20.000đ/người

20.000đ/người

Để khuyến khích các đối tượng là học sinh tiểu học, học sinh phổ thông, sinh viên tìm hiểu truyền thống lịch sử cách mạng dân tộc và các đối tượng có công với cách mạng, giao Uỷ ban Nhân dân tỉnh căn cứ Quyết định 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thu văn hoá” để quy định chính sách miễn giảm cho phù hợp.



3. Quản lý và sử dụng số phí thu được:

a) Cơ quan thu phí được trích 90% (chín mươi phần trăm) trên tổng số tiền thu được để trang trải chi phí cho việc thực hiện công việc thu phí theo chế độ quy định.

b) Cơ quan thu phí có trách nhiệm kê khai, nộp và quyết toán 10% (mười phần trăm) số tiền ph còn lại vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục tương ứng của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành.

UBND tỉnh kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định./.







TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

(Đã ký)

Lê Trường Lưu


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập Tự do - Hạnh phúc

Số: 12/BC-KTNS Thừa Thiên Huế, ngày 09 tháng 4 năm 2012
BÁO CÁO THẨM TRA

Tờ trình và dự thảo nghị quyết về quy định mức thu phí thư viện và

phí tham quan các công trình văn hoá trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Thực hiện phân công của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND đã chủ trì thẩm tra tờ trình và dự thảo nghị quyết về quy định mức thu phí thư viện và phí tham quan các công trình văn hoá trên địa bàn tỉnh. Sau khi làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Ban Kinh tế và Ngân sách báo cáo HĐND tỉnh kết quả thẩm tra như sau:



I. Cơ sở pháp lý và sự cần thiết phải ban hành nghị quyết:

- Đối với phí thư viện: Triển khai thực hiện Nghị định 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí, UBND tỉnh đã có Quyết định 874/2003/QĐ-UB ngày 01/4/2003 quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp thẻ bạn đọc. Sau gần 10 năm thực hiện, mức thu này đến nay không còn phù hợp. Do vậy, việc điều chỉnh loại phí này trong giai đoạn hiện nay là thật sự cần thiết.

- Đối với phí tham quan hai công trình văn hóa: Trung tâm nghệ thuật Lê Bá Đảng và Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng: Đây là hai thiết chế văn hóa đặc thù của tỉnh. Hàng năm, hai công trình văn hóa này đã đón một lượng lớn khách trong nước và quốc tế đến tham quan, học tập nghiên cứu, tìm hiểu, nhưng đến nay vẫn chưa có quy định mức thu phí tham quan tại các công trình văn hóa nghệ thuật, lịch sử này.

Ban Kinh tế và Ngân sách cho rằng việc tổ chức thu phí sẽ góp phần bổ sung kinh phí để bảo tồn và gìn giữ các tác phẩm nghệ thuật, các hiện vật, tài liệu quý hiếm hiện đang được bảo quản, tôn tạo, trưng bày, đồng thời có điều kiện để bổ sung vào chi phí hoạt động của cơ quan quản lý nhằm phục vụ du khách tham quan, học tập, nghiên cứu ngày càng tốt hơn.

Theo quy định tại Thông tư 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về phí và lệ phí, HĐND tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quyết định mức thu phí thư viện và phí tham quan các công trình văn hóa ở địa phương. Vì vậy, HĐND tỉnh xem xét, quyết định mức thu, quản lý, sử dụng hai loại phí này là đúng thẩm quyền và cần thiết.

II. Về nội dung của tờ trình và dự thảo nghị quyết:

Ban Kinh tế và Ngân sách cơ bản thống nhất với mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thư viện và phí tham quan các công trình văn hóa do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh. Cụ thể:

a) Về mức thu:

- Phí thư viện: mức tăng thu từ 15.000đ lên 20.000đ/thẻ/năm (đối với phí cấp thẻ đọc sách, thẻ mượn sách người lớn); từ 5.000 lên 10.000đ/thẻ/năm (đối với thẻ đọc sách thiếu nhi) là không lớn, ít ảnh hưởng đến bạn đọc khi làm thẻ thư viện để đọc sách, mượn sách và nghiên cứu các tài liệu liên quan khác trong thời gian một năm.

- Phí tham quan các công trình văn hóa: UBND tỉnh đề xuất 20.000đ/người là mức thu tối đa theo quy định tại Thông tư 97 của Bộ Tài chính là hợp lý, phù hợp với khả năng chi trả của du khách khi tham quan, tìm hiểu các tác phẩm và hiện vật có giá trị nghệ thuật và giá trị lịch sử cao.

b) Tỷ lệ để lại cho đơn vị thu 90% trên tổng số phí thu được nhằm trang trải chi phí cho việc thực hiện công tác thu, bổ sung chi phí hoạt động, in ấn vé, văn phòng phẩm... và nộp ngân sách 10% là hợp lý.

c) Về đối tượng miễn giảm: Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị HĐND tỉnh thống nhất giao UBND tỉnh căn cứ Quyết định 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hoá” để quy định chính sách miễn giảm cho phù hợp.

Ban Kinh tế và Ngân sách xin nêu thêm một số vấn đề cần quan tâm để HĐND tỉnh thảo luận:

1. Đối với Phí thư viện:

Qua thẩm tra tại Thư viện Tổng hợp tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách nhận thấy: trong 11 kho sách hiện đang phục vụ bạn đọc có các phòng đọc với nhiều tài liệu quý hiếm như:

- Kho sách địa chí về Thừa Thiên Huế gồm 2.218 đầu / 2.486 bản sách với nhiều bộ sách quý như bộ “Những người bạn của Cố đô Huế” (B.A.V.H) 1914 - 1944; bộ “Nghiên cứu Đông Dương” (BSEI) 1897- 1975; bộ “Trường Viễn Đông Bác Cổ” (BEFEO) 1897- 1975…

- Kho tư liệu Hán - Nôm có 67.232 trang tư liệu đã được sưu tầm, số hoá tại các tư gia, làng xã trên địa bàn tỉnh, trong đó có nhiều sắc phong, sách thuốc, có niên đại cao từ đời Cảnh Hưng, Cảnh Thịnh thời Lê, thời Tây Sơn và triều Nguyễn…

- Kho sách xuất bản ở miền Nam trước năm 1975 có 16.800 bản sách, trong đó có nhiều sách có giá trị tiêu biểu là những bộ sách như: Mục lục Châu bản triều Nguyễn, Lịch triều hiến chương loại chí, Nhu Viễn Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Việt sử xứ Đàng Trong (1558-1777), Kinh tế và xã hội Việt Nam dưới các vua triều Nguyễn, Việt Nam ngoại giao sử, Hoàng Việt Trung kỳ hộ luật, Việt Pháp bang giao sử lược (từ TK17- TK20), Việt Nam Pháp thuộc sử (1862-1945), Việt Nam dưới thời Pháp đô hộ, Phong trào kháng thuế miền Trung năm 1908, Ngự chế Việt sử tổng vịnh (Dực Tông hoàng đế - Vua Tự Đức viết), Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca, Tự Đức thánh chế tam tập... và hơn 20 loại tạp chí miền Nam xuất bản trước năm 1954 như: Lành mạnh, Bách Khoa, Phổ thông, Nghiên cứu lịch sử, Văn hoá nguyệt san, tập san Sử-Địa, Liễu Quán... là những tập san tập hợp nhiều bài viết giá trị nghiên cứu về Huế...

Đây là những kho sách có giá trị quí, hiếm, bạn đọc thường xuyên của các kho sách này đa số là những cán bộ, các nhà nghiên cứu và sinh viên năm thứ 4 làm luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ trong và ngoài tỉnh…

Theo Thông tư 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính quy định: “Phí sử dụng phòng đọc đa phương tiện, phòng đọc tài liệu quý hiếm và các phòng đọc đặc biệt khác (nếu có), tối đa không quá năm lần mức thu phí thẻ mượn, thẻ đọc tài liệu”. Vì vậy, Ban Kinh tế và Ngân sách đề nghị HĐND tỉnh bổ sung vào dự thảo nghị quyết quy định về mức thu đối với bạn đọc có nhu cầu làm thẻ đọc tư liệu quý hiếm tại các phòng: Kho sách địa chí, kho sách Hán - Nôm và kho sách xuất bản ở miền Nam trước năm 1975, nhằm góp phần nâng cao giá trị của các tài liệu quý này, mặc khác có thêm nguồn thu để bổ sung chi phí cho việc tổ chức sưu tầm, bảo quản sách báo phục vụ cho nhu cầu của bạn đọc.

Về mức thu thẻ đọc tư liệu quý hiếm: Đề nghị HĐND tỉnh giao UBND tỉnh xây dựng mức thu phù hợp và thống nhất với Thường trực HĐND tỉnh trước khi quyết định.

2. Đối với mức thu các loại phí và lệ phí tại Thông tư 97/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính. Hiện nay một số phí và lệ phí được áp dụng theo mức trần của Thông tư 97 rất thấp, không phù hợp với tinh hình thực tế hiện nay như: phí tham quan di tích, phí tham quan các công trình văn hóa đặc thù mà nhà nước và tư nhân cùng làm,... Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành rà soát các loại phí và lệ phí để có văn bản báo cáo Bộ Tài chính điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

Trên đây là Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách đối với tờ trình và dự thảo nghị quyết về quy định mức thu phí thư viện và phí tham quan các công trình văn hoá trên địa bàn tỉnh, kính trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định./.




TM. BAN KINH TẾ VÀ NGÂN SÁCH

KT. TRƯỞNG BAN

PHÓ TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Đào Chuẩn



UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 1251/TTr-UBND Thừa Thiên Huế, ngày 30 tháng 3 năm 2012
TỜ TRÌNH

Qui định mức thu học phí của cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng nghề đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh từ năm học 2012-2013 đến

năm học 2014-2015


Kính gửi: Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế


Từ năm 1998 đến năm 2008, mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp, trung cấp nghề và cao đẳng nghề thực hiện theo Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Mức thu học phí này không thay đổi, kéo dài 11 năm, được đánh giá là bất hợp lý với mức học phí quá thấp, không phù hợp với với mặt bằng giá cả cùng với chính sách cải cách tiền lương trong những năm qua. Mặt khác, mức học phí rất thấp và cố định nhiều năm đã làm cho các cơ sở đào tạo không có đủ nguồn lực để bổ sung, tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Trước những bất cập kéo dài nêu trên; Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1310/QĐ-TTg ngày 21/08/2009 về điều chỉnh khung học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2009-2010 để khắc phục một phần bất hợp lý. Đến năm học 2010-2011, Chính phủ đã triển khai toàn diện phương án học phí và hỗ trợ người học thông qua Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015.

Về thẩm quyền quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề do địa phương quản lý, tại Điều 5 của Thông tư liên bộ số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 15/11/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định: Trên cơ sở khung học phí được quy định tại điểm 1, 2, 3 Điều 12 của Nghị định 49, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quy định mức học phí cụ thể hàng năm phù hợp với trình độ đào tạo, phù hợp với các nhóm ngành nghề đào tạo và hình thức đào tạo.

I. MỨC THU HỌC PHÍ ĐỀ NGHỊ CHO NĂM HỌC 2012-2013 ĐẾN NĂM HỌC 2014-2015:

Mức học phí được tính toán dựa trên chi phí thường xuyên tối thiểu của từng nhóm ngành, trình độ đào tạo. Chi phí thường xuyên tối thiểu của một chương trình đào tạo được xác định dựa trên yêu cầu đảm bảo số giảng viên tối thiểu để giảng dạy cho một số lượng sinh viên nhất định (thể hiện ở định mức sinh viên/giảng viên và tỷ trọng chi thanh toán cá nhân trong tổng chi thường xuyên) và các điều kiện, định mức về cơ sở vật chất khác cho giảng dạy.

- Đối với các trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp: Xây dựng mức thu học phí trên cơ sở xem xét chi phí phát sinh thực tế/1học sinh/1 tháng của các trường Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng y tế, Trung học văn hóa nghệ thuật, Trung cấp thể dục thể thao, Trung học giao thông vận tải.

- Các trường trung cấp, cao đẳng nghề: xây dựng mức thu học phí trên cơ sở xem xét chi phí phát sinh thực tế/1học sinh/1 tháng của các trường Trường trung cấp nghề Thừa Thiên Huế, Trường trung cấp nghề Huế, Trường trung cấp nghề Quảng Điền.

- Trên cơ sở chi phí thực tế/1học sinh/1 tháng và theo đề nghị của các trường, để xác định mức thu năm học 2011-2012 từ đó xây dựng mức thu năm học 2012-2013.

Khác với các trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng công lập thuộc Trung ương quản lý, toàn bộ học sinh, sinh viên thuộc chỉ tiêu đào tạo của chương trình đại trà đều được NSNN hỗ trợ chi phí đào tạo. Các cơ sở đào tạo thuộc tỉnh chỉ được NSNN tỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo đối với học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế, còn học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú tại các tỉnh khác (Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh…) thì không được NSNN tỉnh hỗ trợ chi phí đào tạo nên phải đóng học phí ở mức cao hơn.

Vì vậy, cần phải quy định phân biệt học phí đối với chỉ tiêu tuyển sinh ngân sách hỗ trợ kinh phí đào tạo và học phí đối với chỉ tiêu tuyển sinh ngân sách không hỗ trợ chi phí đào tạo (Đề án kèm theo); cụ thể:



1. Mức thu học phí đối với các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng chuyên nghiệp:

a) Đối với chỉ tiêu ngân sách hỗ trợ kinh phí đào tạo:

Trên cơ sở chi phí thực tế cho một lớp đào tạo tại các trường, căn cứ khả năng ngân sách hỗ trợ thêm một số nội dung chi phí đào tạo ngoài nguồn thu từ học phí khoảng 20% chi phí đào tạo, đề nghị mức thu học phí đối với các chỉ tiêu đào tạo do ngân sách hỗ trợ kinh phí cho năm học 2012-2013 bình quân các ngành tương đương 80% mức thu mức thu tối đa tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP.



b) Đối với chỉ tiêu ngân sách không hỗ trợ kinh phí đào tạo

Căn cứ vào nguyên tắc xác định mức thu học phí, trên cơ sở chi phí đào tạo thực tế đối với 01 sinh viên trong 01 năm học, mức thu học phí tối đa từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015 đối với các trường trung cấp và cao đẳng chuyên nghiệp công lập thuộc tỉnh bằng mức trần quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP. Riêng đối với ngành thể dục thể thao, mặc dù trên địa bàn tỉnh chỉ có một cơ sở đào tạo chuyên ngành này là Trường Trung cấp Thể dục thể thao nhưng số lượng tuyển sinh hàng năm của Trường rất thấp do đây là một ngành học đặc thù. Trong khi Nghị định 49/2011/NĐ-CP không quy định chính sách miễn học phí đối với học sinh, sinh viên học ngành này như đối với đối với học sinh, sinh viên các bộ môn nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các trường văn hoá - nghệ thuật, để tạo nguồn nhân lực bền vững cho các môn thể thao thành tích cao của tỉnh nhà, mức học phí của ngành này được xây dựng thấp hơn các ngành học khác (thuộc cùng một nhóm ngành) nhằm mang ý nghĩa khuyến khích.

Mức học phí đối với từng nhóm ngành cụ thể theo Phụ lục số I

2. Mức thu học phí đối với các cơ sở đào tạo trung cấp nghề và cao đẳng nghề

a) Đối với chỉ tiêu ngân sách hỗ trợ kinh phí đào tạo:

Trên cơ sở chi phí thực tế cho một lớp đào tạo nghề tại trường nghề, đối tượng học sinh chủ yếu ở nông thôn có thu nhập thấp, căn cứ khả năng đóng góp học phí của người học, đề nghị mức thu học phí đối với các chỉ tiêu đào tạo do ngân sách hỗ trợ kinh phí từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015 bình quân cho các nghề tương đương 40% mức thu tối đa tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP.

Mức học phí quy định cho từng nghề theo Phụ lục số II.

b) Đối với chỉ tiêu ngân sách không hỗ trợ kinh phí đào tạo:

Căn cứ mức chi phí bình quân/1học sinh/1tháng, căn cứ khả năng nộp học phí của học viên, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho người dân tham gia học nghề trong bối cảnh hiện nay đó là “Thầy nhiều hơn thợ” đặc biệt là thợ lành nghề, thợ có tay nghề cao, đề nghị mức thu tối đa của các trường trung cấp nghề và cao đẳng nghề công lập thuộc tỉnh từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2014-2015 tương đương 70% mức thu tối đa quy định tại Nghị định 49/2010/NĐ-CP.

Mức học phí quy định cho từng nghề theo Phụ lục số III.

3. Học phí đào tạo theo phương thức giáo dục thường xuyên không vượt quá 150% mức học phí chính quy cùng cấp học và cùng nhóm ngành nghề đào tạo nêu trên.

4. Học phí đào tạo theo tín chỉ:

Mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó theo công thức:










Tổng học phí toán khóa

Học phí tín chỉ

=










Tổng số tín chỉ toán khóa


Каталог: admin -> upload -> news
news -> Trung tâM ĐIỀU ĐỘ HỆ thống đIỆn quốc gia
news -> KỲ HỌp thứ NĂM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 07, 08 và ngày 10, 11 tháng 12 năm 2012) LƯu hành nội bộ huế, tháng 12 NĂM 2012
news -> Ủy ban thưỜng vụ quốc hội cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> TỈnh thừa thiên huế
news -> KỲ HỌp thứ TÁM, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 16, 17, 18 tháng 7 năm 2014) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2014
news -> PHÁt biểu khai mạc kỳ họp bất thường lần thứ ba, HĐnd tỉnh khoá V
news -> KỶ YẾu kỳ HỌp thứ MƯỜi lăM, HĐnd tỉnh khoá V nhiệm kỳ 2004 2011
news -> HỘI ĐỒng nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
news -> KỲ HỌp thứ SÁU, HĐnd tỉnh khóa VI nhiệm kỳ 2011 2016 (Ngày 17, 18, 19 tháng 7 năm 2013) LƯu hành nội bộ huế, tháng 7 NĂM 2013
news -> TỜ trình về việc thành lập các thôn, tổ dân phố mới

tải về 2.38 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương