II. cây gỗ lớn, gỗ dán lạng Cây mỡ


Các mô hình trồng rừng re gừng



tải về 2.7 Mb.
trang13/14
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích2.7 Mb.
#34718
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Các mô hình trồng rừng re gừng


- Lâm trường Trạm Lập, huyện Kbang, Gia Lai, năm 1988 trồng re gừng trong rạch. Rừng nghèo, có chiều cao trung bình 15 m, mở rạch rộng 5 m, băng chừa 10 m. Trên rạch trồng phát sạch dây leo cây bụi. Trồng cây cách cây 2m. Trồng cây con 15 tháng tuổi, có chiều cao 35-50 cm. Năm 1993, đo đếm, tỷ lệ sống 85%, cây có đường kính bình quân 3,86 cm, chiều cao bình quân 4,38 m. Cây trong băng chừa có hiện tượng che cớm re gừng. Sự phân hóa đường kính và chiều cao chưa rõ. Năm 2000, điều tra lại, tỷ lệ sống còn 65%, cây phân hóa mạnh, 30% cây tốt có đường kính bình quân 12 cm, cao 9 m. Cây lớn nhất có D1,3 =17 cm, chiều cao 14,3 m. Số cây còn lại bị cây băng chừa lấn át. Từ năm 1995 tới nay không được chăm sóc.

- Trung tâm lâm sinh Cầu Hai, Phú Thọ

Đề tài KN0302B trồng làm giàu trong rạch: khu thí nghiệm là diện tích rừng nghèo, cây lớn đã bị chặt hết, chỉ còn cây bụi và dây leo có chiều cao 3 - 4 m, mở rạch 2 m, chừa 3m, trồng cây cách cây 3 m. Một loại rạch chỉ trồng re gừng và công thức khác sau 3 cây re gừng trồng tiếp 3 cây xoan đào.

Bảng 1: Tình sinh trưởng re gừng ở Cầu Hai

Công thức

Tỷ lệ sống%

D1,3 (cm)

H(m)

Ghi chú

Theo hàng, đất trống

90

7,2

6,2

cây đều

Thuần loài 1600 c/ha

91

7,1

6,1

cây đều

Rạch làm giàu

90

8,3

7,2

cây khỏe

Hỗn loài trong rạch

90

8,4

7,3

cây đều

Trồng tháng 5 năm 1993, đo đếm năm 2000.

Biểu trên cho thấy re gừng trồng trong rạch, chiều cao cây trong rạch chừa thấp và trồng ngoài trống, re gừng sinh trưởng về chiều cao không khác biệt nhau nhiều. Điều này cho thấy re gừng có biên độ sinh thái tương đối rộng. Tỷ lệ sống cao, tốc độ sinh trưởng hàng năm khá.



  • Trồng rừng re gừng nơi đất trống, cây bụi

Trồng theo dự án 327: năm 1993 Trung tâm Cầu Hai đã trồng thuần loài theo hàng trên dạng đất đã khai thác mỡ, bồ đề. Trồng theo cự ly 3x2 m. Có trồng cốt khí để che phủ ban đầu.

ở Đoan Hùng trồng hỗn loài giữa re gừng với trám trắng và keo tai tượng. Một số mô hình trồng rừng 327 có sử dụng re gừng trong công thức:

Re gừng + lát hoa + mỡ + keo;

Re gừng + trám trắng + keo và một số kiểu bố trí khác. Không đề cập đến việc bố trí các loài trong các mô hình hỗn loài trên, nhưng xem xét khả năng sinh trưởng của chúng có thể rút ra được những kinh nghiệm cần thiết.


Biểu 2: Sinh trưởng re gừng và các loài trong một số mô hình trồng rừng

Mô hình

Mật độ N/ha

Tỷ lệ

D1,3 (cm)

H (m)

D1,3/ năm

H/năm (m)

Tuổi

Tỷ lệ sống%

Thuần loài

1660




6,33

5,76

0,79

0,72

8

85

Hỗn loài

1660

40/60



















Re







2,68

3

0,89

1

3

87

Trám







1,96

1,89

0,69

0,63

3

80

Keo tai tượng







5,1

4,8

1,7

1,6

3

91

Tuổi 3 chưa thấy rõ sự phân hóa re và trám. Trong sản xuất không bố trí các công thức so sánh. Nhưng căn cứ tốc độ sinh trưởng chiều cao và đường kính của keo tai tượng, đặc biệt tốc độ tăng trưởng của tán, tuổi 3 đường kính tán của keo từ 2,6 - 2,8 m, tán khép gần kín với nhau che trùm hết cả re gừng và trám. Trồng re gừng trong mô hình hỗn loài như đã mô tả, tuy chưa đến lúc biểu lỗ rõ sự cạnh tranh giũa các loài, nhưng chiều hướng phát triển tán của keo cần được chú ý để xử lý kịp thời. Tán keo tai tượng kín rậm nên hạn chế ánh sáng rất lớn tới các loài cây chính (re, trám). Đây là thực tế cần xem xét để bố trí cự ly hàng hoặc sớm tỉa thưa keo nhằm giảm thiểu ảnh hưởng đến sinh trưởng của loài chính.

Re gừng phân bố rộng, thích hợp với nhiều loại đất, cây mọc tương đối nhanh, gỗ có nhiều công dụng. Hạt giống nhiều, tạo cây con dễ, kỹ thuật trồng đơn giản. Cây có nhiều tác dụng: cho gỗ, củi, trồng rừng phòng hộ, phong cảnh. Rất thích hợp trong các vườn rừng.



5. Khuyến nghị

Trong tự nhiên, re gừng phân bố rộng, cây sinh trưởng trung bình. Gỗ sử dụng nhiều trong gia đình và công nghiệp chế biến. Lá và rễ cho tinh dầu. Hạt giống sẵn, kỹ thuật trồng đơn giản. Là loài ít bị sâu bệnh, cây có trục chính. Có thể trồng rừng cung cấp gỗ hoặc trồng rừng phòng hộ. Trồng hỗn loài với các loài cây khác. Có thể trồng làm giàu theo đám, theo rạch như mô hình của Kon Hà Nừng và Cầu Hai đã xây dựng. Có thể trồng re gừng trên đất sau nương rẫy hoặc khai thác các loài keo, mỡ, bồ đề. Trồng hỗn loài nên tránh đưa các loài chưa hiểu biết mối quan hệ của chúng như keo tai tượng, bạch đàn...



  • Giống

Re gừng trồng 9 -10 tuổi đã bắt đầu có hoa quả. Nhưng chỉ lấy giống khi những cây đã ra quả được mùa thứ 3 trở đi. Khi quả re chín, vỏ có màu xanh đen. Quả thu hái về, ủ 1-2 ngày, rửa sạch lớp thịt quả. Rải đều hạt một lớp mỏng 5-10 cm. Khi hạt se, ủ vào cát ẩm. Khi hạt nảy mầm, đem cấy vào bầu.

Hạt khó bảo quản. Khi thu hái nên đem gieo ngay. Một kg hạt có 3200-3500 hạt, tỷ lệ nảy mầm 70 -85%. Một kg hạt tạo được 1500 -2000 cây con.



  • Tạo cây con

Hạt ủ 5 -7 ngày nứt nanh, đem cấy vào bầu hoặc đem gieo ra luống. Bầu bằng PE, có kích thước 8x12 cm. Ruột bầu là đất vườn ươm, hoặc lớp đất mặt đất rừng, có thành phần cơ giới nhẹ, trộn 10- 15% phân chuồng hoai. Bầu xếp theo luống nổi, có chiều rộng 70 -80 cm. Cấy mỗi bầu 1 hạt đã nứt nanh. Cắm tế guột hoặc làm dàn che có độ che 40 -50% ánh sáng để che, luôn tưới đủ ẩm. Sau 10 -20 ngày, cây mầm ra lá thật.

Khi cây con 3 - 4 tháng tuổi điều chỉnh bớt độ che bằng cách giảm bớt tế guột, nâng dàn che lên cao hay điều chỉnh dàn che còn 20 -30%

Cần phòng ngừa nấm bệnh cho cây con, nấm rỉ sắt, nấm thối cổ rễ thường xuất hiện nhiều trong vụ xuân. Thỉnh thoảng gặp bệnh đốm lá.


  • Tiêu chuẩn cây con

Tuổi 6 -7 tháng, hoặc 12 tháng. Chiều cao 30 -35 cm, hoặc 50 -65 cm.

  • Đất trồng

Đất dưới rừng nghèo, rừng thứ sinh, đất lùm cây bụi, đất sau nương rẫy, đất vườn rừng có tầng đất dày 30 cm trở lên.

  • Kỹ thuật

+ Phương thức trồng và xử lý đất

Đất dưới rừng nghèo, cây bụi. Trồng theo rạch. Rạch mở rộng 2 -2,5 m, rạch cách rạch 6m, cây cách cây 3 m. Có thể trồng hỗn loài với các loài cây lá rộng khác. Trồng hỗn loài theo hàng cho năng suất khá. Có thể trồng bổ sung re gừng trong rừng phục hồi để nâng cao tỷ lệ loài kinh tế. Xử lý thực bì phải đảm bảo cho cây con trong giai đoạn đầu không bị phơi trống. Hố cuốc 30 x30 x30 cm. Trồng các mật độ 250, 500, 1100 cây/ha.



+ Thời vụ trồng

Vụ xuân trồng tháng 2- 4. Vụ thu: tháng 7 -9. Khi trồng cần xé vỏ bầu.

+ Chăm sóc nuôi dưỡng

Trồng trong các thảm rừng nghèo, cây bụi, phải chăm sóc 3 năm liền. Không để dây leo, cây bụi chèn lấn, quấn ghì cây re gừng. Năm đầu chăm sóc hai lần, nếu trồng vụ thu, chăm sóc 4 lần nếu trồng vụ xuân. Các lần chăm sóc: phát thực bì xâm lấn 1 - 2 lần, xới vun gốc. Xới lần 2 trước và sau mùa mưa. Năm thứ 2 và 3 cũng chăm sóc 3 - 4 lần như trên. Năm thứ 3 - 4 cây cao 3 - 4 m, re gừng đã có chiều cao có thể hòa vào thảm thực bì phục hồi. Cây 20 - 25 tuổi đường kính ngang ngực đạt 30- 35cm, chiều cao 20 - 25m có thể khai thác, sử dụng. Trồng các mô hình làm giàu theo đám, theo rạch trên 2 - 3 vùng sinh thái, mỗi vùng trồng tối thiểu 10 - 15 ha, tương đối thành lô khoảnh để theo dõi sinh trưởng, phát triển và có cơ sở để đánh giá kết luận một cách chắc chắn


Tài liệu tham khảo


  1. Cây gỗ rừng Việt Nam, 1980. Viện ĐTQH, NXBNN.

  2. Nguyễn Bá Chất, 1994. Kỹ thuật trồng re gừng. TSLN, 6.

vên vên

Tên khoa học: Anisoptera cochinchinensis Pierre (A. costata Korth.).

Họ: Dầu - Dipterocarpaceae.

1. Mô tả hình thái

Cây gỗ lớn, cao trên 30m, thân hình trụ, thẳng không có bạnh vè, vỏ màu xám nâu. Đường kính ngang ngực có thể đạt tới 2m. Lá đơn mọc cách có lá kèm sớm rụng. Lá hình thuôn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông nhỏ, gân lá nổi rõ rệt, lá có chiều dài từ 10- 15cm, rộng từ 5- 8cm. Hoa tự chùm mọc ở nách lá. Hoa lưỡng tính gồm 30- 35 nhị đực, bầu hạ 2 ô, mỗi ô có 2 noãn. Hình cầu, đường kính từ 1- 1,5cm. Quả có cánh lớn dài từ 10- 12cm, rộng từ 1,5- 2cm. Mùa hoa vào tháng 2- 3. Mùa quả vào tháng 4- 5.



2. Đặc điểm sinh thái

  • Điều kiện khí hậu

+ Lượng mưa bình quân năm từ: 1500 - 2200 mm.

+ Nhiệt độ bình quân năm: 25 - 270C.

+ ẩm độ tương đối trunh bình năm: 75% - 85%.

+ Mùa khô kéo dài: 4 - 6 tháng.



  • Điều kiện thổ nhưỡng

Thích hợp với loại đất xám trên phù sa cổ bạc màu hoặc đất nâu vàng trên phù sa cổ. Vên vên không chịu ngập, úng. Đất có vên vên phân bố thường nghèo dinh dưỡng.

  • Quần xã thực vật

Có thể coi vên vên phân bố trong các đai chuyển tiếp từ rừng cây họ Dầu sang rừng cây lá rộng thường xanh (rừng bán ẩm, nửa rụng lá mưa mùa). Trong rừng tự nhiên vên vên thường mọc với các cây họ Dầu khác: dầu lông, dầu nước, sao đen và một số loài cây họ Đậu: giáng hương, cẩm xe, gõ đỏ, lim xẹt. Vên vên luôn chiếm tầng ưu thế sinh thái hay tầng ''nhô'' trong cấu trúc tầng thứ.

  • Vùng phân bố

Trên thế giới: Các nước vùng Đông Nam á: Philippinne, Indonesia, Malaysia. ở Việt Nam: Từ vĩ tuyến 15 trở vào Nam. Vùng phân bố chủ yếu ở miền Nam là các tỉnh Đông Nam Bộ.

3. Công dụng

Gỗ có gác và lõi phân biệt, giác mầu trắng vàng nhạt, lõi mầu vàng nhạt. Vòng sinh trưởng không rõ ràng, thường rộng 5-7mm. Mạch đơn độc phân tán, ít khi khi gặp mạch kép ngắn, đường kính mạch rộng trung bình, số lượng mạch trên 1mm2 từ ít đến trung bình, trong mạch thường có thể nút. Tia gỗ rộng trung bình. Mô mềm phân tán và tụ hợp phát triển thành những giải hẹp và ngắn, có mô mềm dính mạch không đều. Sợi gỗ dạng quản bào, dài 1,6mm. Có ống dẫn nhựa dầu phân tán, ít khi tụ hợp thành những cung ngắn theo hướng tiếp tuyến.

Gỗ cứng trung bình và nặng trung bình. khối lượng thể tích gỗ khô 640kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,49. Điểm bão hoà thớ gỗ 28%. Giới hạn bề khi nén dọc thớ 504kg/cm2, uốn tĩnh 1150kg/cm2. Sức chống tách 17,5kg/cm. Hệ số uốn va đập 1,17.

Gỗ vên vên có đủ những tiêu chuẩn thoả mãn với yêu cầu của gỗ nguyên liệu dùng trong nghiệp gỗ bóc. Có nhiều ưu điểm đáp ứng cho yêu cầu của gỗ dùng để đóng tầu thuyền, có khả năng dùng trong kết cấu chịu lực, chủ yếu là trong đồ mộc, giao thông vận tải và xây dựng, dùng làm những cấu kiện cần chịu đựng va chạm và rung động. Rất có giá trị trong thương mại. Giá thị trường thế giới hiện nay: 2000- 2500 USD/m3gỗ tròn.



4. Đánh giá mô hình rừng trồng

  • Nhận xét chung

Trước năm 1975, vên vên được trồng làm cây phong cảnh ở Sài Gòn, Long Hải (Vũng Tàu), Long Thành (Đồng Nai).

Sau năm 1975, vên vên được trồng làm giàu rừng ở Mã Đà, La Ngà (Đồng Nai) và Sông Bé cũ.

Cho đến nay, toàn bộ các mô hình cũ đều bị phá bỏ, chỉ còn lại từng đám nhỏ 15- 20 cây như ở Long Thành.

Kết quả xây dựng mô hình tại một số vùng sinh thái

Phương thức trồng

Trồng toàn diện

(rừng công nghiệp)

Trồng theo băng

Nông lâm kết hợp

Làm giàu rừng

Thông

tin


chung

*Địa điểm thu thập.

*Diện tích mô hình.

*Thiết kế kỹ thuật.


Bầu Bàng (Bình Dương)

2 ha


N/ha = 1.100cây

(3 x 3m)



Bầu Bàng (Bình Dương)

2 ha


Băng rộng 15m

N/ha = 600 cây



Long Thành (Đồng Nai).

1ha


Hỗn giao theo rạch (5m).

N/ha = 400 cây



Phú Bình (Sông Bé).

5 ha


Hỗn giao theo rạch 5m.

vên vên + sao đen+dầu nước



Lập

địa


*Khí hậu:

- Lượng mưa bình quân năm.

- T0 bình quân năm.

*Thổ nhưỡng:

- Loại đất.

- Độ sâu tầng đất.

- Độ pH

- Hàm lượng mùn (%)



*Thực bì trước khi trồng.

1800 mm

260C

Xám trên phù sa cổ

4,5- 5,5


1,2- 1,5

Đất trống sau khai thác

bạch đàn + keo lá tràm


1800 mm

260C

Xám trên phù sa cổ

4,5- 5,5


1,2- 1,5

Đất sau khai thác

keo lá tràm


2000 mm

270C

Tuf Ba zan

4,2- 6,5


2- 3

Đất sau khi khai thác tếch để trồng điều



2000 mm

260C

Xám trên phù sa cổ

4,0- 5,5


1,5- 2

Rừng thứ sinh nghèo kiệt



Tăng

trưởng


*Tuổi.

*.

*H (m).


*.

*D(cm).


5

6,95


1,25

5,3


1,05

6

8,41


1,31

7,5


1,25

16

18,5


1,16

2,4


1,37

4

6,32


1,58

4,4


1,1

Nhận xét về

khả năng và triển vọng

Rừng trồng chuẩn bị khép tán, cây ít bị phân cấp. Nhiều triển vọng thành công.

Rừng trồng đã khép tán, nhiều triển vọng thành công, cây ít bị phân cấp

Mô hình bị phá huỷ nhiều, hiện chỉ còn từng đám nhỏ, triển vọng thành công chưa rõ

Cây sinh trưởng tốt có nhỉều triển vọng thành công.

Nên trồng vên vên trên đất xám phù sa cổ hoặc tuff bazan hoặc đất rừng thứ sinh còn tồn tại lớp thảm rừng che phủ. Nên trồng thuần loài theo các dải băng lớn 15m - 20m hoặc hỗn giao với dầu nước dưới tán cây đậu tràm.



5. Khuyến nghị

  • Giống

a) Đặc điểm của vên vên là tập tính ra hoa kết quả không đều (3- 4 năm mới có một lần ra hoa kết quả) nên cần phải dự trữ hạt giống và cây con cho những năm sau để phục vụ kế hoạch trồng rừng.

b) Hạt vên vên mất sức nảy mầm rất nhanh nên sau khi thu hái phải xử lý hạt và đem gieo ươm ngay.



  • Lập địa trồng

Thích hợp nhất với loại đất xám phù sa cổ, địa hình bằng phẳng, không ngập úng, trên các dạng rừng thứ sinh nghèo kiệt.

  • Kỹ thuật gây trồng

a) Mùa vụ thu hái: Tháng 4 - 5 khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu xám.

b) Tạo cây con:

- Gieo hạt lên luống sau đó cấy vào bầu P.E (20 x 25cm) (hỗn hợp ruột bầu gồm 80% đất mặt + 20% phân chuồng hoai).

- Tiêu chuẩn cây con đem trồng: 12- 14 tháng tuổi, chiều cao bình quân: 0,6- 0,8m.

c) Kỹ thuật trồng: Vên vên có thể trồng thuần loài dưới tán cây đậu tràm (Indigofera teysmanii) với mật độ 600 c/ha (3 x 6m) hoặc hỗn giao theo hàng với dầu nước và sao đen. Giai đoạn đầu rừng trồng, vên vên cần che bóng nhẹ nên dùng đậu tràm hoặc muồng đen làm cây phù trợ rất thích hợp. Trồng rừng ngay những cơn mưa mùa đầu tiên (tháng 6 hoặc tháng 7).

d) Kỹ thuật chăm sóc: Liên tục trong 7 năm.

- Năm thứ 1 đến năm thứ 3 (2 lần trong năm và trước và cuối mùa mưa). Nội dung chủ yếu gồm làm cỏ, vun gốc, xới váng, cắt dây leo.

- Năm thứ 4- 5: Tỉa chồi, tạo hình thân.

- Năm thứ 6- 7: Mở tán, điều tiết mật độ (mật độ cuối cùng khoảng 300 cây/ha).

- Ngoài ra cần phải có biện pháp phòng chống cháy rừng trong mùa khô.


Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương