II. cây gỗ lớn, gỗ dán lạng Cây mỡ



tải về 2.7 Mb.
trang2/14
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích2.7 Mb.
#34718
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Tài liệu tham khảo chính


  1. Quy trình trồng mỡ; Kinh doanh rừng mỡ chồi; Tỉa thưa rừng mỡ. 1966.

  2. Nguyễn Hữu Thước và các cộng tác viên,1964: Nhu cầu ánh sáng cây mỡ ở giai đoạn tuổi nhỏ. KQNCKH 1960-1985 của TT Lâm sinh Cầu Hai.

  3. Trần Nguyên Giảng, 1989: Phương hướng kinh doanh và sử dụng cây mỡ để phục hồi lại rừng thứ sinh. TTKHKTLN số1-2/1989.

  4. Nguyễn Văn Diệp, 1976: Kỹ thuật tỉa thưa rừng mỡ thuần loại. KQNCKH 1960-1985 của TT Lâm sinh Cầu Hai.

  5. Vũ Đình Phương và các CTV, 1985: Quy luật tăng trưởng của một số nhân tố điều tra của cây và lâm phần mỡ trồng thuần loại làm cơ sở cho tỉa thưa và điều chế rừng. Kết quả NCKH 1976-1985. NXB Nông nghiệp 1989.

  6. Lê Đình Khả và các CTV, 1985: Chọn lọc cây mỡ mọc nhanh có hình dạng tốt cho vùng trung tâm. Kết quả NCKH 1976- 1985. NXB Nông nghiệp 1989.

  7. Nguyễn Bá Chất, Nguyễn Danh Minh, 2000. Đánh giá rừng trồng các loài cây bản địa ở các tỉnh phía Bắc.

  8. Vũ Tiến Hinh, 2001: Lập biểu sinh trưởng và sản lượng cho ba loài cây: sa mộc, thông đuôi ngựa, mỡ ở các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc Việt Nam. Báo cáo khoa học; Đề tài cấp ngành, Bộ Nông nghiệp và PTNT; 2001.


CÂY LI M XANH

Tên khoa học: Erythrophloeum fordii Oliv.

Họ Vang - Caesalpiniaceae.

1. Mô tả hình thái

Theo Ganep (1908) chi Erythrophloeum có 3 loài: E. fordii Oliv; E. cambodianum Ganep; E. succirubrum Ganep. Việt Nam có loài E. fordii Oliv.

Lim xanh là loài cây gỗ lớn, chiều cao đạt tới 37 - 45 m, đường kính đạt 200 - 250 cm. Lúc non vỏ có màu xám bạc với các vệt màu nâu nhạt, khi già vỏ có màu nâu sẫm, nứt ô vuông, bong vảy, có nhiều bì khổng nổi rõ. Gốc có bạnh vè nhỏ. Tán lá phát triển, xanh rậm quanh năm. Cành nhánh cong queo, có nhiều mấu mắt.

Lá lim xanh có 3 giai đoạn biến đổi hình thái:

+ Lúc 1 -2 tháng tuổi lá đơn mọc cách (3 -5 lá).

+ Khi cây 3 -5 tháng tuổi, có lá kép lông chim 1 lần.

+ Cây từ 6 tháng tuổi trở lên có lá kép lông chim 2 lần với 3 -5 cặp cuống lá thứ cấp, mỗi cuống có 3 đến 17 lá chét mọc cách, hình trái xoan, đuôi lá tròn, đầu lá dạng mũi nhọn. Mặt trên phiến lá màu xanh sẫm và nhẵn bóng, mặt dưới phiến lá màu xanh nhạt có gân nổi rõ.

Hoa tự mọc thành chùm đầu cành, dạng hình bông dài 20 -30 cm, hoa nhỏ, màu trắng. Đài hoa hợp hình ống dài, có 5 thùy xếp liền và bằng nhau. Tràng hoa có 5 cánh rời. Nhị có 10 cái không đều nhau, bao phấn quay vào trong và nứt theo kẽ. Vòi nhụy ngắn, đầu nhụy không rõ. Hoa nở vào tháng 3-4.

Quả giáp thuôn dài 15 - 30 cm, rộng 3-4 cm, có 6 -12 hạt. Hạt lớn dẹt, hình vuông, góc tù có đầu nhọn. Trọng lượng 100 hạt khoảng 100 -110 gr. Hạt có vỏ cứng màu đen bao bọc, xếp lợp lên nhau. Quả chín tháng 12 đến tháng 1 năm sau.

Lim xanh là loài cây lá rộng thường xanh. Mùa ra hoa tháng 3 -4 hàng năm. Mùa quả chín; tháng 12 -1 hàng năm.



2 . Đặc điểm sinh thái

Lim xanh phân bố từ 10,47 vĩ độ Bắc (Hàm Tân, Bình Thuận) đến 23 vĩ độ Bắc và 102 o đến 108 o kinh Đông. Nhưng chủ yếu tập trung từ 17 đến 23 vĩ độ Bắc. Các tỉnh có lim xanh phân bố tự nhiên: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng. Lim xanh phát hiện thấy ở Hàm Tân (Bình Thuận). Lim xanh có ở các tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang, ven phía đông Đài Loan, Trung Quốc (Trung Quốc Thụ mộc chí, 1976).

Lim xanh phân bố ở độ cao từ 300 - 400 m trở xuống. Song ở độ cao 800-900 m cũng còn gặp Lim xanh (Bù Mùn, Thanh Hóa -Trần Ngũ Phương, 1970).

- Chế độ mưa: Lim xanh phân bố tự nhiên ở các vùng có tổng lượng mưa hàng năm 1488 -3840 mm, có 2 -3 tháng khô với độ ẩm trung bình hàng năm 80 -86%.

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm từ 22,70C đến 24,80C, nhiệt độ tối cao 42,30C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối 1,40C.

- Lim xanh có nhu cầu ánh sáng khác nhau theo giai đoạn tuổi:

+ Giai đoạn 4 -5 tháng tuổi lim xanh là cây chịu bóng, sinh trưởng bình thường ở độ tàn che 25 -75%, đặc biệt ở độ tàn che 50%. Trong điều kiện ánh sáng hoàn toàn (không che) hoặc che tối 100 % lim xanh con sinh trưởng kém.

+ Càng lớn tuổi ( từ 5 tuổi trở lên) lim xanh sinh trưởng bình thường ở điều kiện ánh sáng hoàn toàn. Tuổi lớn, lim xanh luôn chiếm tầng trên của rừng.

Lim xanh sống và sinh trưởng bình thường trên nhiều loại đất có nguồn gốc đá mẹ khác nhau như sa thạch, phiến sét, gnai, mica sit, pooc pia, phún xuất có thành phần cơ giới từ cát pha, sét nhẹ, sét trung bình đến sét nặng. Lim xanh sinh trưởng tốt trên những lập địa có tầng đất sâu ẩm, song cũng có thể sống ở những nơi có tầng đất nông mỏng, độ ẩm không cao như vùng Hữu Lũng (Lạng Sơn) và Như Xuân (Thanh Hóa). Những nơi có lim xanh cho thấy đất khá chua, Cation Al +++ tương đối nhiều, Ca++ và Mg ++ độ bão hòa ba zơ thấp. Phần lớn đất dưới rừng lim có tầng A1 dày. Đất đỏ vàng hoặc vàng đỏ độ ẩm cao, độ chua từ trung bình đến chua. Hàm lượng mùn, đạm tổng số cao, hàm lượng Ca, Mg không lớn, độ bão hòa ba zơ thấp.

Lim xanh thường sống hỗn loại với nhiều loài cây lá rộng khác. Rừng có nhiều tầng. Hệ thực vật khá phong phú. Nhưng lâm phần có Lim xanh, thường có tổ thành các loài khá phong phú, tùy thuộc vùng sinh thái và các giai đoạn diện thế.

 Vùng Đông Bắc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên), trong các lâm phần có lim xanh thường có Castanopsis tribuloides, Eugenia sp, Ormosia balancae, Liquidambar formosana, Canarium album. Tổ thành 1,1 lim xanh 2 táu mật 1,4 sồi 1,4 chẹo 1,1 trám 1,7 loài khác (lim xanh chiếm từ 10 -33% số cây trong lâm phần).

 Vùng trung du phía Bắc (Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình). Tổ thành : 0,6 lim xanh 3,3 ngát 1 trám 0,9 trâm 1 nhãn rừng 0,7 giẻ 2,5 loài khác.

 Vùng khu 4. Tổ thành 1im xanh 1,5 trám 1,5 trâm 1,7 ngát 1,3 dẻ 3 loài khác. Trong loại hình rừng lá rộng thường xanh đai thấp tỷ lệ lim xanh trong các lâm phần thường dưới 15% tổng số cây thuộc các cấp tuổi.

Các lâm phần có lim xanh, thường có cây con lim xanh thuộc các cấp chiều cao. Nhưng số lượng và chất lượng khác nhau trong các trạng thái rừng. Rừng lim xanh thứ sinh có số lượng cây tái sinh nhiều nhất so với các trạng thái rừng khác. Rừng nghèo có số lượng lim xanh tái sinh nhiều hơn rừng phục hồi. Nhưng khả năng phân hóa lại lớn hơn.

Lim xanh tái sinh có chiều cao trên 3m là những cây có triển vọng tham gia tầng rừng chính, số liệu bảng 1 cho thấy các trạng thái rừng lim xanh thứ sinh, rừng phục hồi, rừng thứ sinh có điều kiện sinh thái phù hợp cho lim xanh tái sinh. Có sự tương quan giữa độ tàn che và sự tồn tại, sinh trưởng lim xanh tái sinh ở các cấp tuổi. Kết quả điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng Sông Hiếu cho thấy lim xanh tái sinh và tăng trưởng tốt ở các trạng thái rừng thứ sinh có độ tàn che 0,5-0,6.

Bảng 1: Tái sinh lim xanh ở một số trạng thái rừng vùng Sông Hiếu (số cây/ha)

Loại rừng

Loài

chiều cao

Tổng

số cây


tỷ lệ

(%)


< 1m

1m

>3m

Phục hồi


Lim xanh

các loài khác



103

3457


57

1217


24

515


184

5189


3.54

Lim xanh

thứ sinh


Lim xanh

các loài khác



342

2342


137

347


74

138


553

2827


19.56

Hỗn loài

trung bình



Lim xanh

các loài khác



153

1987


39

463


17

85


209

2535


8.24

Hỗn loài

giàu


Lim xanh

các loài khác



112

2135


32

356


9

123


153

2614


5.85

Hỗn loài

nghèo


Lim xanh

các loài khác



143

1752


32

527


12

35


187

2304


8.11

Tái sinh tự nhiên của lim xanh bị chi phối bởi đặc tính sinh thái của loài và điều kiện tự nhiên. Vùng Hương Sơn (Hà Tĩnh), lim xanh có trữ lượng lớn trong các loại rừng, nhưng ''tái sinh chỉ gặp với các tần suất và số lượng thấp trong giai đoạn rừng IIIA2 và IIIA3. Lim xanh tái sinh trong các trạng thái rừng không có sự tương quan giữa tỷ lệ cây mẹ trong tổ thành rừng và lim xanh tái sinh'' (Trần Xuân Thiệp, 1996). Kết quả điều tra tái sinh lim xanh ở vùng khác (Hàm Thuận) cũng cho thấy điều đó.

Bảng 2: Tần suất và mật độ bình quân cây tái sinh ở rừng Hương Sơn

Loài cây

IV IIIB

III A3

III A2

III A1

%

Cây/ha

%

Cây/ha

%

Cây/ha

%

Cây/ha

Táu mật

12.8

931

7.2

883

5.3

599

4.5

388

Giẻ

8.5

620

5.5

674

4.6

519

2.1

181

Re

2.6

190

1.1

135

0.5

57

0.1

9

Cà ổi

2.9

211

1.8

220

1.3

148

1.2

103

Lim xanh

1.2

87

0.7

86













Vàng tâm

1.3

95

0.8

98

0.3

34







Xoay

2.9

211

0.5

61

0.3

34







Sến

0.3

22

0.5

61













Giổi

3.1

227

1.1

135

0.8

90

0.8

69

Trong một ô tiêu chuẩn rừng tự nhiên ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) có mật độ 490 cây/ha, lim xanh chiếm 7,3% tổ thành, nhưng lại không có lim xanh tái sinh. Điều đó cho thấy không phải các lâm phần có lim xanh ở tầng trên là có lim xanh tái sinh. Tái sinh tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong quá trình diễn thế thứ sinh. Mỗi vùng, lim xanh phân bố có quá trình diễn thế khác nhau, bị chi phối bởi điều kiện tự nhiên và các tác động của con người.

Diễn thế lim xanh - sau sau: ở Quảng Ninh, Lạng Sơn. Rừng lim xanh bị khai thác, đốt nương làm rẫy, thường xuất hiện rừng sau sau. Rừng bị tiếp tục đốt nương rẫy sẽ chuyển thành trảng cây gỗ, cây bụi và trảng cỏ.

Từ trảng cỏ không bị đốt, đất dần khôi phục, các loài cây bụi thay thế như sim (Rhodomyrtus tomentosa), thao kén (Helicteres angutifia). Sau sau dần xuất hiện tạo nên ưu thế có chiều cao 8-12m. Tầng cây nhỡ có lọng bàng (Dillenia heterocephala), thẩu tấu (Aporosa mircalix), me rừng (Phylanthus emblica). Khi sau sau lớn, độ tàn che tăng, môi trường rừng được cải thiện, các loài cỏ và cây bụi ưa sáng tàn lụi, lim xanh xuất hiện dưới tán sau sau. Giai đoạn này mất từ 15-20 năm. Khi tầng lim xanh hình thành có chiều cao 5-7m ước khoảng 10-15 năm.

Diễn thế lim xanh - săng lẻ: ở các dạng rừng có lim xanh trong tổ thành, tùy mức độ hỗn loài với các loài cây và các mức độ tác động sẽ có chiều hướng diễn thế khác nhau. Trong vùng có lượng mưa thấp, số tháng khô hạn lớn hơn 3 tháng. Khi rừng tự nhiên bị mất, các loài cây ưa sáng cùng với sang lẻ phục hồi trở lại, đến giai đoạn 10-15 tuổi lim xanh xuất hiện. Lim xanh cùng sang lẻ chiếm tầng ưu thế. Quá trình ngược lại ưu hợp lim xanh - sang lẻ sẽ bị thay thế bởi thảm cây bụi và thảm cỏ. Trong tự nhiên các quá trình diễn thế luôn diễn ra, nhưng diễn thế đi xuống do tác động của con người có tốc độ nhanh hơn 10-15 lần so với diễn thế đi lên. Thông qua quá trình diễn thế có điều khiển sẽ tạo lập được những lâm phần có cấu trúc mong muốn. Việc quản lý và mức độ đầu tư có ý nghĩa quan trọng tới chất lượng rừng tương lai. Khoanh nuôi, phục hồi rừng dựa trên quy luật diễn thế thứ sinh nếu được đầu tư đủ, quản lý tốt sẽ nhanh chóng đạt hiệu quả mong muốn. Quá trình tái sinh tự nhiên lim xanh, đều cho thấy khả năng tạo lập các lâm phần có lim xanh nhưng không đơn giản. Do tác động của con người và điều kiện tự nhiên, đặc biệt ở những nơi đất bị thoái hóa, điều kiện sinh thái đã thay đổi ít phù hợp cho lim xanh phục hồi. Điều đó cho thấy: muốn khôi phục các rừng lim xanh nhằm các mục tiêu xác định, không có cách nào khác là phải sử dụng các biện pháp tác động tích cực của con người. Một vài thử nghiệm gây trồng lim xanh cho thấy: Lim xanh trong tự nhiên sinh trưởng chậm, nhưng khi gây trồng khả năng sinh trưởng tỏ ra có nhiều triển vọng.



3. Công dụng

Gỗ lim xanh, bền, chắc, được dùng trong các công trình xây dựng kiên cố. Lim xanh được trồng thành rừng lấy gỗ, trồng rừng phòng hộ, cải tạo phục hồi đất. Hàng trăm năm trước đây lim xanh đã được xem là một trong những loài gỗ quý, cứng chắc, có vân đẹp và độ bền lớn. Gỗ lim được xếp vào nhóm tứ thiết (đinh lim sến táu). Các đình chùa ở Việt Nam đều sử dụng gỗ lim để làm cột, xà gỗ có giác và lõi phân biệt, giác màu vàng nhạt, lõi màu vàng nâu đến nâu đỏ. Vòng sinh trưởng rõ ràng, rộng 3-6mm. Mạch đơn và kép ngắn phân tán, đường kính mạch rộng trung bình, số lượng mạch trên 1mm2 ít, trong mạch thường có thể nút hoặc chất chứa có màu nâu đỏ và trắng. Tia gỗ nhỏ và hẹp, thường có cấu tạo thành tầng so le. Mô mềm dính mạch hình thoi, hình cánh và hình cánh nối tiếp liên kết những mạch lân cận theo hướng tiếp tuyến hoặc lệch. Sợi gỗ có vách dày tới mức khoang của sợi rất hẹp gần như không có độ rỗng. Gỗ cứng và nặng, khối lượng thể tích gỗ khô 930kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,48. Điểm bão hòa thớ gỗ 20%. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 765kg/cm2, uốn tĩnh 1710kg/cm2. Sức chống tách 19,5kg/cm. Hệ số uốn va đập 0,45. Gỗ lim xanh có đủ những tiêu chuẩn thỏa mãn với yêu cầu dùng cho kết cấu chịu lực, chủ yếu là trong xây dựng và giao thông vận tải có yêu cầu về độ bền lâu dài.



4 . Đánh giá rừng trồng

Trước năm 1945, lim xanh được trồng thử ở vài nơi. Năm 1960 một số thí nghiệm gây trồng lim xanh đã được tiến hành, song chưa được tổng kết, đánh giá một cách đầy đủ.

Khi nghiên cứu thảm thực vật rừng, Thái Văn Trừng nhận xét: ''ở miền Bắc Việt Nam đã có nhiều đám lim trồng thí nghiệm ở Bái Thượng, Như Xuân - Thanh Hóa; Trại Lạt, Tân Kỳ - Nghệ An; Linh Cảm - Hà Tĩnh; Trung Môn - Tuyên Quang,... Những cây lim trồng này không được đẹp lắm, thân thấp đã chĩa nạng, cành nhánh nhiều và cong queo thường hay bị nấm xùi xâm nhập ở những vết thương phá hoại tới lõi làm cho rỗng ruột. Vì thế đến nay, việc thí nghiệm dặm lim dưới rừng và trồng lim trên khoảng đất trống đều không thu được kết quả mỹ mãn...''

Năm 1961 lim xanh được trồng thí nghiệm ở Cầu Hai ( Phú Thọ) theo các phương thức:

- Trồng lim xanh trên băng chặt rộng 20,30,40 m; băng chừa 20 m. Khi mới trồng gieo cốt khí hỗ trợ.

- Trồng lim trên đất chặt trắng đốt dọn sạch, gieo thẳng, giữ lại cây cỏ phục hồi.

- Trồng lim trong lớp cây tiên phong phục hồi: trạng thái cây tiên phong phục hồi cây cao 3-4 m, mở rạch rộng 1,5 m, hàng cách nhau 4 m, cây cách cây 2 m, gieo thẳng bằng hạt.

Trần Nguyên Giảng (1985) nhận xét: ''kết quả công thức 1, 2 rõ nhất, có cây phù trợ cùng lên với cây trồng, công thức 3 trồng dưới tán rừng cây bị che cớm, kém nhất. Cây trồng theo băng cho chất lượng tốt nhất... Cây lim là loại cây không có trục chính, thường ra cành sớm được sự hỗ trợ của băng chừa thu hẹp ánh sáng của băng trồng, đã hạn chế được cành ngang, làm cho đoạn thân dưới cành có chiều dài 5-7m, có cây trên 10m, không sâu nấm. Cây lim xanh trồng trên đất chặt trắng, mặc dù có dùng cây che phủ lúc nhỏ, thiếu cây phù trợ ở tầng cao, đều trở nên rừng thuần loài và lộ rõ nhược điểm: thân ngắn, cong queo, sâu nấm không khác gì rừng lim do người Pháp đã trồng ở các nơi''.

Năm 1974 thí nghiệm trồng rừng lim xanh trên đất rừng nghèo có tre róc, xử lý theo rạch ở Hữu Lũng (Lạng Sơn). Lim xanh trồng tỏ ra có triển vọng. Cây lim xanh đã được trồng rải rác một số nơi, song các biện pháp kỹ thuật hết sức tản mạn. Do mục tiêu gây trồng và đối tượng đất trồng có sự khác biệt lớn nên khó đề ra được những chỉ tiêu kỹ thuật chung. Do vậy cần hệ thống, đánh giá, bổ sung hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật để gây trồng, phục hồi và phát triển loài cây gỗ có giá trị này của Việt Nam.


    • Những điểm cần chú ý về kỹ thuật gây trồng lim xanh

Tài liệu cây lim xanh (Viện NCLN, 1983) cho biết: ''có thể dùng lim xanh để trồng thành rừng thuần loài hoặc tra dặm trong rừng gỗ thứ sinh nghèo kiệt để tạo nên rừng hỗn giao lim xanh và một loài cây sẵn có của địa phương. Trên đất cải tạo gieo trồng mật độ 2500 hố/ha. Trên đất xấu là 3.000 hố/ha. Rừng thứ sinh dặm ở những khoảng rừng trống''.

Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng 1994: ''Trồng trên đất rừng nghèo cây bụi, phát rạch rộng 2 -3 m, chừa 5-10 m. Cự ly cây 3 m, hàng 7 -12 m. Mật độ trồng 280-500 cây/ha''.

Dự thảo hướng dẫn trồng lim xanh cho Dự án 327 năm1999: ''Lim xanh trồng hỗn loài theo rạch, băng, nông lâm kết hợp. Trồng theo rạch: cây trên rạch là lim xanh, rạch chừa là các cây gỗ tự nhiên hỗn loài với lim xanh. Trồng nơi có thảm che nhân tạo: lim xanh hỗn loại với re gừng, trám trắng. Trong rạch trồng cự ly 3 m, rạch cách nhau 5 -7 m. Trồng trong thảm che phủ nhân tạo, cây cách cây 3 m, hàng cách hàng 6m. Có thể trồng 1 hàng lim xanh và 1 hàng re gừng hoặc trám trắng''.

Hiện nay những nơi người Pháp trồng lim xanh: Phủ Quỳ, Nghệ An; Như Xuân, Thanh Hóa; Trung Môn, Tuyên Quang; Trại Lạt - Tân Kỳ, Nghệ An, Linh Cảm, Hà Tĩnh, chỉ còn lại rải rác một số cây. Các ghi chép kỹ thuật không còn lưu lại.



Bảng 3: Sinh trưởng lim xanh trồng ở Cầu Hai (Phú Thọ)

(Trồng theo băng 1963 đo 1987)

Tuổi

D1.3 (cm)

ZD (cm)

D (cm)

H (m)

H (m)

ZH (m)

V (m3)

2

0.9

0.5




1.7

0.9







4

2.2

0.6

0.55

4

1.2

1




6

3.35

0.6

0.55

5.3

0.6

0.88

0.00726

8

4.9

0.8

0.61

8

2

1

0.00416

10

6.7

0.9

0.67

10.9

1.3

1.09

0.00919

12

8.4

0.9

0.7

14

1.0

1.16

0.01197

14

10.75

1.2

0.76

16.3

1.1

1.16

0.03826

16

12.9

1.2

0.8

17.9

0.8

1.11

0.06795

18

14.8

0.9

0.82

20.7

1.4

1.15

0.11162

20

17

1.2

0.85

22.1

0.7

1.1

0.17572

22

19.85

1.4

0.9

22.7

0.3

1.03

0.27583

24

23.35

1.4

0.9

25.5

0.4

0.97

0.40398

Năm 1961-1963 ở Trạm thí nghiệm Lâm Sinh Cầu Hai (Phú Thọ) đã thí nghiệm gây trồng lim xanh. Khi đánh giá quá trình sinh trưởng, thấy rằng lim xanh trồng có nhiều triển vọng. Từ tuổi 10 trở đi sinh trưởng đường kính và chiều cao của lim xanh trồng nhanh hơn các giai đoạn tuổi nhỏ. Điều này phù hợp với sinh trưởng của loài.

ZD: Lượng tăng trưởng hàng năm.

D: Lượng tăng trưởng bình quân.

V: Thể tích cây.

Tuổi 20, rừng lim trồng ở Cầu Hai đạt trữ lượng 121,2 m3/ha (mật độ 300 cây/ha). Lượng tăng trưởng bình quân năm đạt 5,05 m3/ha. Đối với loài cây sinh trưởng chậm, gỗ có giá trị cao, trồng rừng với kỹ thuật phổ thông cũng đạt 5 m3/ha/năm rất có ý nghĩa.

Thực tế lượng tăng trưởng thường xuyên đến tuổi 24 lim xanh vẫn xấp xỉ 1,4 cm/năm về đường kính. Tốc độ tăng trưởng này của rừng lim xanh trồng không thể gọi là chậm. Từ tuổi 8, lượng tăng trưởng về D1.3, H của lim xanh xấp xỉ hoặc lớn hơn 1cm và 1m/năm. So với lim xanh tự nhiên, lim xanh trồng tăng trưởng vượt 50-70%.

Trên cơ sở những hiểu biết về các đặc điểm sinh thái, tái sinh, tăng trưởng lim xanh tự nhiên có thể đề xuất xây dựng các giải pháp kỹ thuật phục hồi, phát triển các lâm phần tự nhiên và nhân tạo có lim xanh tham gia trong tổ thành đạt kết quả.

Rừng lim xanh 35 tuổi trồng tại Trung tâm lâm sinh Cầu Hai, Phú Thọ năm 1961 nay có chiều cao bình quân 15m, D1,3 bình quân 39,5 cm (mật độ ban đầu 1100 cây/ha qua nhiều lần chặt tỉa nay còn 100 cây/ha) (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999).

Hiện nay diện tích lim xanh trồng ở một số nơi: ở Tam Đảo gần 1ha, Dân Chủ Hòa Bình 2 ha gần 200 cây/2 ha, Cầu Hai, Phú Thọ 1 ha (100 cây). Còn lại trồng rải rác không theo hệ thống kỹ thuật nào. Một số nơi trồng trong vườn thực vật, hoặc thực hiện chương trình 327 có trồng, nhưng diện tích nhỏ.

Theo tài liệu kiểm kê rừng 1999, Phú Thọ có 6 ha cấp tuổi 6 trữ lượng 55 m3/ha và 111ha rừng hỗn loài giữa keo và lim xanh. Thanh Hóa có 48 ha trong đó có 25 ha cấp tuổi 6, trữ lượng 76 m3/ha và 12 ha rừng hỗn loài giữa lim và xà cừ; Quảng Nam có 9 ha cấp tuổi 1, Đà Nẵng có 42 ha cấp tuổi 1. Tổng số 309 ha rừng lim trồng có nhiều cấp tuổi khác nhau.

Lim xanh có thể trồng ở các vùng đất còn tính chất đất rừng từ Quảng Ninh đến Quảng Nam, dưới độ cao 300m, trên các loại đất rừng nghèo, đất lùm cây bụi phát triển trên các loại đá: sa phiến thạch, filit,... tầng đất càng sâu càng tốt. Lim xanh có thể sống được trên đất xấu. Tùy theo mục tiêu gây trồng: phòng hộ, cải tạo đất, lấy gỗ để lựa chọn hạng đất và hệ thống các biện pháp kỹ thuật phù hợp.

Căn cứ trên những diện tích lim xanh đã trồng, rút ra nhận xét sau:



  • Cây lim xanh tái sinh tự nhiên rất mạnh, có khả năng dùng kỹ thuật khoanh nuôi để phục hồi lim xanh.

  • Kỹ thuật tạo cây con, trồng lim xanh, chăm sóc ở giai đoạn đầu đã xác định.

  • Hiện nay chưa có mô hình gây trồng lim xanh để sản xuất gỗ lớn cũng như làm chức năng phòng hộ có tính thuyết phục.

  • Những diện tích trồng lim xanh ở các vùng đều nhỏ bé, chưa thể hiện tính định hướng kỹ thuật, kinh doanh.

5. Khuyến nghị

Để bảo tồn và phát triển gây trồng rừng lim xanh ở Việt Nam có hiệu quả, cần thiết bảo vệ những lâm phần tự nhiên và lâm phần trồng lim xanh hiện có để chọn lọc những cây mẹ đạt tiêu chuẩn nhằm cung cấp nguồn giống có chất lượng. Lim xanh có thể trồng rộng rãi trên các loại đất còn tính chất đất rừng từ vùng Đông Bắc cho tới vùng Bắc khu 4 cũ. Trồng lim xanh cần xác định mục tiêu cụ thể cho từng vùng.

+ Thiết kế mô hình trồng lim xanh để sản xuất gỗ có chất lượng.

+ Thiết kế mô hình trồng lim xanh để phòng hộ môi trường và nguồn nước (những mô hình này thể hiện tính bền vững, năng suất và hữu hiệu).

+ Cho xây dựng mô hình với quy mô tối thiểu 10 -15 ha.

Tài liệu tham khảo


  1. Lê Mộng Chân, Đồng Sỹ Hiền, Lê Nguyên, 1967: Cây rừng Việt Nam. NXB Giáo dục Hà Nội.

  2. Nguyễn Bá Chất, 1994: Kỹ thuật trồng cây lim xanh. Trồng rừng một loài cây gỗ. NXB Nông nghiệp.

  3. Nguyễn Bá Chất, 1995: Sinh trưởng lim xanh trồng ở Cầu Hai - Phú Thọ TTKH Viện KHLN.

  4. Nguyễn Bá Chất, 1996: Lim xanh loài gỗ quý của Việt Nam. TTGCR- SAREC.

  5. Trần Nguyên Giảng, 1985: 25 năm nghiên cứu lâm sinh Cầu Hai - Phú Thọ.

  6. Phùng Ngọc Lan, 1985: Nghiên cứu một số đặc tính sinh thái cây lim xanh. Kết quả nghiên cứu - Trường Đại học Lâm nghiệp 1985.

  7. Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1999: Một số loài cây bị đe dọa ở Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

  8. Nguyễn Hữu Thước, Nguyễn Liễn, Đặng Xuân Dương, 1963: Sơ bộ nghiên cứu yêu cầu ánh sáng của cây lim xanh dưới 1 tuổi. Tập san Lâm ghiệp- số 8-1963.

  9. Thái Văn Trừng, 1978: Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB Khoa Học, 1978.

  10. Trần Ngũ Phương, 1970: Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam. NXB khoa học kỹ thuật.

Cây lát hoa

Tên khác: lát lông, lát chun, lát da đồng.

Tên khoa học: Chukrasia tabularis A.Juss.

Họ Xoan - Meliacae.



1. Mô tả hình thái

Lát hoa là loài gỗ lớn, chiều cao đạt đến 35 - 40 m, đường kính ngang ngực đạt tới 210 cm. Gốc có bạnh vè, thân thẳng. Trong rừng cây phân cành cao, ngoài rừng phân cành thấp. Vỏ dày nứt dọc, có rãnh sâu, màu nâu nhạt, có nhiều bì khổng nổi rõ. Lớp vỏ trong có màu đỏ tươi, có mùi chua nhẹ.

Lá kép lông chim 1 lần, khi cây non (dưới 4 tuổi) có lá kép giả 2 lần. Lá có cuống hình trụ dài 30 - 50 cm, gốc lá phình. Mỗi lá kép có từ 7 - 20 đôi lá chét, cuống lá nhỏ dài 5 -10 mm. Lá chét so le, đôi khi mọc gần đối xứng, phiến lá dài 9 -12 cm, rộng 5-6 cm. Lá hình lưỡi mác dài, thon nhọn, hẹp ở đỉnh, tròn ở đáy, hai mép lệch nhau. Nách lá có lông. Khi non, lá có màu tím nhạt.

Hoa tự chùm đầu cành, hướng thẳng đứng, có nhiều nhánh, có lông mịn. Bao hoa thuôn tròn, dài 14 - 16 mm, cuống ngắn 6 -10 mm. Hoa 5 cánh, nở thành hình ngôi sao, cánh hoa gần hình chữ nhật có màu vàng nhạt, cánh hoa dài 15 - 20 mm, rộng 5 -7 mm, đỉnh cánh hoa gần tròn. Khi còn nụ, dạng hoa hình ống. Nhị đực 10, nhẵn, bầu quay về phía đáy, có 10 bao phấn hình elíp quay vào trong, hợp với nhau phần đáy mép ống. Đầu nhị cái hình tròn, màu xanh nhạt nhô lên ngang với bao phấn. Bầu có 3- 4 ngăn, mỗi ngăn có 25 -50 noãn, nhập thành 2 hàng. Quả thuôn dài, đường kính 2-2,5 cm dài 3-3,5 cm. Khi quả còn non có màu nâu nhạt, bì không nổi rõ. Quả có 3-4 ô, khi nứt thành 3-4 mảnh. Hạt xếp ngang thành 2 hàng, so le. Hạt nhỏ, phẳng hình elip, có cánh mỏng lệch 1 đầu. Hạt dài 10 -12 cm, rộng 4 mm. Hạt không có nội nhũ.



2. Đặc điểm sinh thái

Lát hoa có trong rừng tự nhiên ở các tỉnh: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Nghệ An, Thanh Hóa, Gia Lai, Đồng Nai, Bắc Giang, từ độ cao 20 m tới 1450 m so với mặt biển. Lát hoa phân bố tự nhiên từ Sri Lanka, India, Bangladesh, Myanmar, Lào, Thailand, Campuchia, Malaysia, Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc) (Vĩ độ 1 và 25 o N, Kinh độ 73 o tới 123 oE).

Những nơi lát hoa phân bố thường có lượng mưa từ 1185,5 mm/năm (Sông Mã, Sơn La) tới 1941,5 mm/năm (Định Hóa, Thái Nguyên), một năm có 1-2 tháng khô hạn.

Nhiệt độ: trong phạm vi nhiệt độ bình quân năm 14 -27o C, độ ẩm tương đối 78-85%, độ ẩm thấp tuyệt đối dưới 20% xuất hiện vào tháng 12 và 1 hàng năm.

Lát hoa là loài ưa sáng. Khi còn nhỏ chịu bóng nhẹ. Lớn lên hoàn toàn ưa sáng, chúng thường chiếm tầng trên của rừng.

Những nơi có lát hoa phân bố thường là các loại đất như sau: Đất Feralit đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất; đất Feralit vàng đỏ trên đá mác ma a xit; đất mùn đỏ nâu trên đá mác ma trung tính và a xít; đất mùn đỏ trên đá vôi; đất mùn đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất. Lát hoa sinh trưởng bình thường ở nơi đất có độ chua 4,5 -5,5 (pH H2O); có hàm lượng mùn 3 - 5% ở tầng đất mặt, 0,1 - 0,3% đạm, lượng lân và kali dễ tiêu hoá nghèo.

Trong rừng tự nhiên lát hoa thường sống chung với các loài: Aglaia, Artocarpus, Cinnamomum, Dillenia, Elaeocarpus, Erythrophloeum, Garcinia, Gironniera, Knema, Litsea, Markhamia, Pasania, Vatica... Lát hoa thường mọc rải rác trong các rừng cây lá rộng. Lát hoa rụng lá về mùa đông. Từ 20/11 bắt đầu rụng lá đến 25/12 rụng hết lá. Từ 15/2 bắt đầu ra lá. Ra hoa từ 1/5 trở đi. Quả chín từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.

3. Công dụng

Gỗ có giác và lõi phân biệt, giác màu hồng nhạt, lõi màu hồng nâu. Vòng sinh trưởng rõ ràng, thường rộng từ 4-6mm. Mạch đơn và kép ngắn phân tán, số lượng mạch trên 1mm2 trung bình, đường kính mạch trung bình trên 1mm, trong mạch thường có chất chứa màu nâu và trắng. Tia gỗ nhỏ và hẹp, mô mềm tận cùng có hình giải hẹp. Sợi gỗ dài trung bình 1mm, có vách sợi dày. Gỗ cứng trung bình và nặng trung bình, khối lượng thể tích gỗ khô 680kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,38. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 540kg/cm2, uốn tĩnh 1050kg/cm2, sức chống tách 11kg/cm. Hệ số uốn va đập 0,90. Gỗ lát hoa có đủ những tiêu chuẩn thỏa mãn cho mục đích sử dụng để làm đồ mộc cao cấp, kể cả dùng làm ván phủ mặt và dùng trong những kết cấu chịu lực của đồ mộc. Có thể dùng lát hoa trong công nghiệp gỗ lạng. Lát hoa được trồng thành rừng cung cấp gỗ và sử dụng chúng trong các rừng phòng hộ. Là loài cây được trồng phân tán khá rộng rãi.



4. Đánh giá rừng trồng

Tuy diện tích rừng lát hoa thuần loài đã có 9.044 ha và nhiều diện tích lát hoa trồng hỗn loài nhưng chưa có quy trình kỹ thuật gây trồng. Trong đó các tỉnh trồng lát hoa tương đối nhiều như: Lai Châu 1.315 ha; Sơn La 349 ha; Nghệ An 850 ha. Lát hoa được trồng tập trung ở một vài lâm trường ở Sơn La (Mộc Châu I, Mộc Châu II) và trồng với các diện tích nhỏ ở các tỉnh khác.

Giai đoạn trước năm 1995, hầu hết là trồng rừng thuần loại theo đám, hoặc trồng theo băng. Băng trồng rộng 30m. Mật độ trồng trên băng biến động từ 1100 cây- đến 3300 cây/ha. Hoặc có nơi trồng rải rác. Sở Lâm nghiệp Sơn La trồng rừng lát hoa thuần loài với mật độ 2500 cây/ha. Công ty Lâm nghiệp Sông Hiếu trồng rừng lát hoa thuần loài theo băng (rộng 30 m), trồng mật độ 1600 cây/ha (trên băng trồng).

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bá Chất (1985) bước đầu kết luận: trồng rừng lát hoa thuần loài theo băng là phù hợp. Băng trồng rộng 20 -30m, băng chừa 10 -20m, trên băng trồng theo mật độ 1100 cây/ha.

Có một vài dự thảo quy trình trồng rừng lát hoa cũng đề nghị trồng mật độ 1100 cây/ha. Gần 40 năm trồng rừng lát hoa, có 2 lần soạn thảo quy trình, song đến nay chưa được ban hành. Thực tế trên 12 tỉnh đã trồng lát hoa, trong đó Sơn La, Nghệ An, Lai Châu có diện tích trồng nhiều nhất và có tuổi rừng cao nhất (trên 30 năm- trồng 1967).

Với hệ thống kỹ thuật chưa ổn định, mỗi nơi mỗi thời kỳ chỉ đạo và tổ chức trồng lát hoa theo sự hiểu biết của cơ sở. Những diện tích lát hoa thuần loại, theo đám, theo băng, theo rạch, trồng rải rác ở các nơi, rất khó đánh giá. Vì vậy để đánh giá việc gây trồng rừng lát hoa ở Việt Nam một cách sát thực phải bao quát được thực tế gây trồng lát hoa ở các vùng sinh thái khác nhau.


Bảng 1: Tình hình trồng rừng lát hoa ở các tỉnh (Kiểm kê rừng 1999).

Tỉnh

Tổng

Phương thức

Cấp tuổi ( 15 năm)










I

II

III

Sơn La ( ha)

M (m3)

m3/ha


349

Thuần loài

Hỗn loài


273

2284


64

5.861

92.08

12

893

74,41

Lai Châu

M (m3)

(m3/ha)


1315

Thuần loài

Lát + trẩu



1273

913


42

553

13.16




Nghệ An

M(m3)

(m3/ha)


850

Thuần loài

Hỗn loài


651

631


170

11.706

68,86

17


29

3.382

116,62

Số liệu trên cho thấy năng suất rừng lát hoa rất thấp. Tuổi 30, rừng lát hoa ở Sơn La chỉ đạt bình quân 92,08 m3/ha.
Bảng 2: Tình hình sinh trưởng lát hoa ở một số nơi

Tuổi

Địa

điểm

Phương

thức

Đất

Sinh

D cm


trưởng

H m


V/ha

m3



Phân

hóa D%

Nhận xét

4

Nghĩa Đàn

Toàn diện

Rừng nghèo

7,2

6,3

29,4

30

tỷ lệ sống 90%, phân cành thấp. Mật độ 1600 c/ha

4

Nghĩa Đàn

băng

Rừng nghèo

7,3

6,5




25-27

sống 90%. Mật độ 1100c/ha

20

Nghĩa Đàn

Toàn diện

Rừng nghèo

17,2

15,4

142,2

35%

tỉa thưa 30 % lúc 10 tuổi

20

Nghĩa Đàn

băng




21,4

17,4

117,8

20%

tỉa thưa 30% lúc 10 tuổi

4

Quỳ Châu

Toàn diện

RừngNghèo

5,2

4,3




25-35%

mật độ 2000 c/ha

20

Quỳ Châu

Toàn diện

Rừng nghèo

13,5

10,7




30-35%

tỉa thưa lúc 10 tuổi

10

Sông Đà

Toàn diện

Đất sau nương rẫy

7,5

6,3




27-30%

mật độ 1600 c/ha, chưa tỉa

5

Sông Đà

hàng

Đất sau nương rẫy

3,5

2,7




30%

trồng với keo tai tượng 1600

5

Sông Đà

hàng

Đất sau nương rẫy

3,9

3,2




27%

trồng với keo lá tràm 1600

5

Sơn Dương

hàng

Đất sau nương rẫy

3,7

3,2




29%

trồng với keo tai tượng 1600

5

Sơn Dương

hàng

Đất sau nương rẫy

4,1

3,5




28%

trồng với keo lá tràm 1600

4

Nghĩa Đàn

Phân tán




8,7

7,6




10%

phân tán cự ly 5 m

20

Nghĩa Đàn

Phân tán




32,5

23,7




cự ly 5 m

Các phương thức trồng khác nhau: băng, toàn diện, phân tán, hỗn loại theo hàng cho thấy sự sinh trưởng đường kính và chiều cao của lát hoa rất khác nhau.

Công thức trồng theo băng trên đất rừng nghèo của lâm trường Nghĩa Đàn sinh trưởng về đường kính và chiều cao lớn nhất, dù trồng theo băng, chỉ tính cho một nửa héc ta cũng đạt 117,8 m3 hay 235,6 m3/ha sinh trưởng bình quân năm đạt 11,78 m3/ha/năm. Điều này cho thấy, nếu trồng lát hoa theo băng, trên đất trung bình, có sự chăm sóc bình thường, tỉa thưa 30% theo số cây ở tuổi 10, lượng sinh trưởng đạt được trên 10 m3/ha đó là con số khá hấp dẫn khi trồng lát hoa để lấy gỗ.

Đặc biệt trồng phân tán đều có trị số sinh trưởng tốt nhất. Sự phân hóa về đường kính khi trồng thuần loài với mật độ 1600 cây/ha đều lớn. Sự phân cành của lát hoa ở các nơi đều thấp. Đoạn thân dưới cành ngắn.

Lát hoa trồng ở Nghệ An, Tuyên Quang, Hòa Bình đều có tỷ lệ sống cao (>90%). Tỷ lệ phân hóa về đường kính đều cao 20 -35% theo số cây. Phân cành thấp, hình thân không đẹp. Trồng toàn diện, sinh trưởng D, H kém. Trồng hỗn giao theo hàng với keo tai tượng và keo lá tràm lát hoa bị keo lấn át, sinh trưởng kém.

Trồng theo băng, tỉa thưa giữa kỳ (10 tuổi), lát hoa với lớp cây gỗ phục hồi đã tạo thành rừng hỗn loài lát hoa với các loài cây khác. Lát hoa sinh trưởng khá, rất có triển vọng trong việc tạo các lâm phần cung cấp gỗ lát hoa.



5. Khuyến nghị

Hiện nay chưa có quy phạm trồng lát hoa. Trồng rừng lát hoa để cung cấp gỗ có chất lượng và tạo các lâm phần phòng hộ, song phải xây dựng cấu trúc lâm phần phù hợp mới đáp ứng được yêu cầu. Phòng hộ hay sản xuất gỗ, các lâm phần có lát hoa không quá 100 cây/ha ở cuối kỳ. Nhằm đảm gây trồng rừng lát hoa đạt các mục đích, cần chú ý các khâu sau:



- Giống:

Lát hoa trồng 7 - 8 tuổi đã có hoa và quả. Nhưng chỉ lấy hạt ở những cây 15 tuổi trở lên. Tháng 11-1 là thời kỳ thu hái hạt, 1 kg hạt có 60.000 đến 62.000 hạt, tỷ lệ nảy mầm 70 -80%, 14 -16 kg quả cho 1 kg/hạt, 1 kg hạt cho 20.000 - 25.000 cây con đạt tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn cây con: trồng lát hoa bằng cây con có bầu hoặc rễ trần, có các tiêu chuẩn sau đây: Tuổi: 7 -8 tháng, chiều cao 0,6 - 0,7 m, Do = 0,5 - 0,6 cm. Cây phát triển cân đối, bình thường.



- Đất trồng:

Đất trồng rừng: đất rừng nghèo, đất sau nương rẫy, đất còn tốt, còn đảm bảo độ ẩm và các thành phần dinh dưỡng. Không trồng trên đất quá chua, đất thịt nặng. Vùng trồng: vùng có lát hoa phân bố tự nhiên.



- Kỹ thuật:

Các khâu kỹ thuật từ thu hái hạt giống, xử lý gieo ươm, tạo cây con, trồng, chăm sóc thời kỳ đầu đã được xây dựng có cơ sở khoa học. Vấn đề quan trọng nhất là tạo được hình dạng cấu trúc lâm phần rừng trồng lát hoa hợp lý. Từ đặc điểm lát hoa phân bố rải rác trong rừng tự nhiên, là loài cây có chu kỳ kinh doanh dài (trên 30 năm), trồng thuần loài tỏ ra có nhiều bất lợi. Vì thế cần thiết phải xác định phương thức trồng hỗn loài và phương pháp trồng hỗn loài (cách tổ, theo ô, theo cụm).

Vì vậy có thể trồng lát hoa theo cụm 3 -5 cây với cự ly các cây 3-5 m khi trồng với các loài cây khác hay trong thảm rừng phục hồi, nhưng luôn đảm bảo lát hoa có đủ ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Chú ý tạo hình thân khi trồng thưa hoặc thuần loại.

Hiện nay đang có các diện tích trồng lát hoa ở các tỉnh với các cỡ tuổi khác nhau, cần tiến hành nuôi dưỡng. Nhưng các hướng dẫn kỹ thuật tỉa thưa nuôi dưỡng chưa có, vì vậy việc nuôi dưỡng các diện tích rừng lát hoa này theo các mục tiêu xác định (phòng hộ hoặc cung cấp gỗ lớn) gặp lúng túng trong xử lý kỹ thuật. Nếu không tác động, những diện tích lát hoa đã có không phát huy được tác dụng về mặt kinh tế cũng như môi trường. Cây lát hoa gỗ có giá trị cao, trồng phân tán đạt hiệu quả cao. Vì vậy trồng lát hoa phân tán là phương thức cần phát triển. Cần chú ý bệnh chết héo cây con ở vườn ươm, sâu hại lá rừng trồng và sâu đục thân.



Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương