II. cây gỗ lớn, gỗ dán lạng Cây mỡ



tải về 2.7 Mb.
trang4/14
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích2.7 Mb.
#34718
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Tài liệu tham khảo


  1. Nguyễn Bá Chất, 1984: Kỹ thuật trồng giổi xanh. TCLN số 4/1984.

  2. Nguyễn Tiến Nghênh, 1980: Cây giổi xanh. Kỷ yếu NCKH ĐHLN.

  3. Phạm Hoàng Hộ, 1993: Cây cỏ Việt Nam. NXB.

  4. Lecomte, 1904 -1940: Thực vật Đông Dương.

Cây thông đuôi ngựa

Tên khác: Thông mã vĩ, thông tầu.

Tên khoa học: Pinus massoniana Lamb.

Họ: Thông - Pinaceae.



1. Mô tả hình thái

Là cây gỗ lớn, có thân tròn, thẳng, cao từ 20-25m, nơi đất tốt có thể đạt chiều cao 30m, đường kính đạt tới 0,5-0,6m. Các bộ phận non của thân và cành có màu nâu nhạt, vỏ mỏng và bong thành mảng đây chính là đặc điểm bề ngoài để phân biệt với thông nhựa. Vỏ cây màu nâu sẫm, nứt dọc thành các khe. Tỉa cành và tỉa thưa tự nhiên sớm nên cây từ 5-6 tuổi trở đi trên thân để lại nhiều vết sẹo của các vòng cành. Cành nhánh cong queo tạo nên tán cây xơ xác khi cây trưởng thành từ 20 tuổi trở đi.

Lá cây có 2 dạng hình tuyến và hình kim, lá hình tuyến chỉ tồn tại ở cây con dưới 1 tuổi, chúng mọc xoắn trên thân cây non có màu xanh lá mạ với chiều dài 2-4cm. Các lá này dần khô và rụng đi thay vào đó là các bó lá kim chiều dài lá kim tăng dần theo tuổi cây và đạt tối đa 15-20 cm ở cây trưởng thành. Tán lá ở 5-10 tuổi là hình tháp sau đó chuyển thành hình trứng và hình lọng ở tuổi già.

Thông đuôi ngựa ở 6-7 tuổi đã bắt đầu ra hoa kết quả. Hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực ra hoa vào tháng 3-4, quả chín vào tháng 11-12 năm sau. Hạt có hình trái xoan dẹt, khi chín có màu nâu sẫm, trọng lượng trung bình 1000 hạt là 10-14g. Tỷ lệ chế biến 40-50 kg quả được 1 kg hạt. Tỷ lệ nẩy mầm của hạt mới thu hoạch đạt trên 90%.



2. Đặc điểm sinh thái

Thông đuôi ngựa có nguồn gốc địa lý ở vùng ôn đới Trung Quốc, tập trung nhất là vùng Đông Nam của lục địa Trung Quốc, đảo Đài Loan và các tỉnh biên giới Việt Nam. Chúng phân bố liên tục trên phạm vi rộng từ khoảng 21-36o độ Bắc. ở Việt Nam thông đuôi ngựa được trồng rải rác ở một số tỉnh miền Bắc như Đá Chông-Hà Tây, Phú Điền-Thanh Hoá, Yên Lập-Quảng Ninh nhưng giới hạn chủ yếu cũng từ 20o vĩ độ Bắc trở lên. Là cây ưa sáng nhưng chịu bóng lúc nhỏ. Yêu cầu nhiệt độ bình quân hàng năm của không khí từ 13-20oC hoặc nhiệt độ bình quân của các tháng trong năm 18oC. Nó có thể chịu rét với nhiệt độ thấp -15oC. Lượng mưa biến động từ 1.500-2.000mm. Độ cao phân bố chủ yếu từ 600-800m. Ngoài giới hạn này tùy theo điều kiện đất đai mà thông đuôi ngựa có thể phát triển ở vùng thấp hơn hoặc cao hơn giới hạn trên. Đã có những vùng thông rộng lớn được trồng ở các vùng có độ cao 300-1500 mét tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, cây thông đuôi ngựa vẫn sinh trưởng tốt và có năng suất khá cao. Thông đuôi ngựa thích nghi với nhiều loại đất khác nhau như các loại đất phát triển trên macma axit và đá cát, đất đồi phát triển trên phiến sét và đá biến chất, dốc mạnh và vừa. Nhìn chung loài sinh trưởng tốt trên dạng đất tơi, xốp, thoát nước, có độ dày tầng đất trên 40cm, pH 4,5-5,5. Do đã được gây trồng lâu đời và thích nghi rộng ở Việt Nam nên thông đuôi ngựa được coi như là loài cây ''bản địa hoá''.



3. Công dụng

Gỗ thông đuôi ngựa có màu vàng nhạt, lõi có vân đỏ, giác màu trắng hơn, sợi gỗ dài, thẳng, mặt gỗ mịn, có mùi dầu. Hàm lượng xenlulo cao 62,1% vì vậy gỗ thông đuôi ngựa được dùng làm nguyên liệu giấy, làm trụ mỏ vì có sức bền và ít bị mối mọt, làm đồ gia dụng vì dễ bào, ăn sơn và dầu bóng. Ngoài ra cây thông đuôi ngựa còn cung cấp nhựa thông dùng trong công nghiệp. Gỗ có giác và lõi phân biệt, giác màu vàng nhạt, lõi màu vàng, có mùi thơm. Vòng sinh trưởng rõ và dứt khoát, rộng 3-6mm. Gỗ sớm và muộn phân biệt rõ, gỗ muộn ít, thường chỉ chiếm 1/5 bề rộng của vòng sinh trưởng. Dưới lúp X10 có thể thấy rõ quản bào. Tia gỗ có hai độ rộng khác biệt, tia bình thường nhỏ và hẹp, tia có chứa ống dẫn nhựa ngang thì phình to ở chỗ có ống dẫn nhựa, thường chỉ có 1 ống dẫn nhựa trong mỗi tia. Có ống dẫn nhựa dọc phân tán trong đám quản bào gõ xuân và gỗ thu. Sợi quản bào dài trung bình 1,7mm. Gỗ cứng trung bình và nặng trung bình, khối lượng thể tích gỗ khô 640kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,55. Điểm bão hoà thớ gỗ 26%. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 500kg/cm2, uốn tĩnh 780kg/cm2. Sức chống tách 7kg/cm. Hệ số uốn va đập 0,48. Gỗ thông đuôi ngựa có thể sử dụng trong xây dựng thông thường, dùng vào những cấu trúc bên trong, đóng hòm và bao bì. Cũng có thể sử dụng gỗ thông đuôi ngựa vào cấu kiện đồ mộc, làm bột giấy.


4. Đánh giá rừng trồng

Thông đuôi ngựa đã được trồng ở nhiều nơi trên miền Bắc nước ta mà chủ yếu là ở vùng Đông Bắc như các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên và Tây Bắc như Hòa Bình, Sơn La, vùng trung tâm như Yên Bái, Lào Cai và đã thu được những thành công rất lớn. Nhiều vùng có diện tích tập trung hàng ngàn hecta và đã đến tuổi khai thác làm nguyên liệu cho công nghiệp và cung cấp gỗ trụ mỏ. Kỹ thuật gieo trồng đơn giản đã được đúc kết qua nhiều năm, có các quy trình cụ thể áp dụng cho các vùng sinh thái khác nhau. Thông đuôi ngựa thích nghi với rất nhiều loại đất khác nhau từ các loại đất phát triển trên macma axit và đá cát, đất đồi phát triển trên phiến sét và đá biến chất dốc mạnh và vừa. Nhìn chung nó sinh trưởng tốt trên dạng đất tơi, xốp, thoát nước có độ dầy tầng đất trên 40cm, độ pH 4,5-5,5. Tùy từng vùng có thể trồng thành công bằng cây con có bầu hoặc rễ trần. Thông thường trồng với cây con 6-8 tháng tuổi, chiều cao 18-25 cm, đường kính cổ rễ 4-5mm.



  • Một số vùng trồng chủ yếu với diện tích lớn đã đạt kết quả như sau:

* Tại Bắc Cạn và Thái Nguyên: Thông đuôi ngựa được trồng nhiều ở vùng đồi thấp và trung bình với loại đất feralit phát triển trên núi thấp và đất đồi trên macma axit và đá cát, đất đồi trên phiến thạch sét và biến chất đất gò đồi bậc thềm phù sa cổ thuộc các huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Phú Lương. Có nhiều diện tích rừng trồng ở tuổi 10-20 năm. Tùy theo tuổi cây mà các lâm phần đạt trữ lượng khoảng 50 m3 đến 200 m3/ha. Có một số diện tích trên đá sét và đá biến chất tầng dầy độ dốc nhỏ (15-25o) thông 14 tuổi đạt trữ lượng tới 246 m3/ha.
Trữ lượng thông đuôi ngựa ở một số lâm phần thuộc Thái Nguyên như sau:




Địa điểm

Dạng đất

Đ

dốc

(độ)

Tuổi

(năm)

Mật đ

(cây/ha)

Tăng

trưởng V

m3/ha/năm

Trữ lượng

(m3/ha)

Đại Từ

Núi thấp trên

mác ma axit

và đá cát


15

25


25

15


2.174

1.500


11,6

9,0


174

135


Đồng Hỷ,

Nam Phú


Lương

Đất đồi trên

phiến sét và

biến chất


15-25

14


1.100

17,6

246,4

Nam Đồng Hỷ,

Phú Bình


Đất đồi trên

phiến sét và

đá biến chất


25

35

25



15

15

9

7



15

1.425

1.724


2.512

2.165


7,5

5,0


4,7

14,1


112,5

45,00


32,90

211,5


Có thể thấy thông đuôi ngựa thích nghi rất tốt vùng đất núi thấp và đồi thấp độ dốc vừa. Trữ lượng ở rừng 15 tuổi có thể đạt 174-264 m3/ha. Nhìn chung cây thông đuôi ngựa ở các vùng này phát triển xanh tốt không thua kém một số loài cây trồng khác và hơn thông nhựa ở cùng độ tuổi.

* Tại một số vùng trồng khác thuộc Lạng Sơn như rừng trồng tại các vùng Long Đầu, Tú Mịch và Lợi Bác, đất núi thấp và trung bình trên phiến thạch thông mã vĩ cũng đạt tăng trưởng 10-15 m3/ha/năm. Tại đây có những diện tích trồng ở tuổi 30-40 có trữ lượng trên 250 m3 đã được chuyển đổi thành rừng giống cung cấp cho các chương trình trồng rừng trong cả nước. ở các vùng này tái sinh tự nhiên thông đuôi ngựa rất mạnh, những lâm phần thưa số lượng cây tái sinh có triển vọng đạt 600-1.000 cây/ha. Một số diện tích thông đuôi ngựa tái sinh tự nhiên đã thành rừng.

* Một vùng trồng thông đuôi ngựa tập trung thành công tại miền Bắc là vùng thông Mù Căng Chải -Yên Bái. Đã có trên 10.000 ha được trồng trên địa bàn huyện và đã tạo ra một vùng thông làm thay đổi điều kiện sinh thái của một vùng vốn trước kia là đất trống đồi núi trọc. Riêng diện tích tập trung ở một số xã Púng Luông, Na Pán Tẩn, Zế Xu Phình, Nậm Khắt do lâm trường Púng Luông trồng đã có trên 3.173 ha được trồng thành công. Toàn bộ lâm trường nằm trên vùng có tổng diện tích tự nhiên 16.702 ha. Đây là vùng núi cao đồ sộ trên sườn tây của dẫy Hoàng Liên Sơn với địa hình chia cắt, độ dốc 20-40o cao trung bình 1.500 m. Nơi thấp nhất 1.300 m cao nhất 2.498 m. Vùng trồng thông chủ yếu ở độ cao 1.300-1.500 m. Nhiệt độ bình quân năm 18,7oC, lượng mưa 1.813 mm/năm. Hơn 3.000 ha thông đuôi ngựa ở đây sinh trưởng rất tốt. Lượng tăng trưởng bình quân năm về đường kính là 1,1 cm và tăng trưởng về chiều cao là 1 m. Tăng trưởng thể tích 12-17 m3/ha/năm.

Một lâm phần thông đuôi ngựa 20 tuổi tại Púng Luông có tốc độ sinh trưởng và lớp cây tái sinh dưới tán như sau (Lâm Phúc Cố, 1976).



TT

Loài

Chân

Sườn

Đỉnh

D(cm)

H(m)

Độ tàn che

D(cm)

H(m)

Độ tàn che

D(cm)

H(m)

Độ tàn che

1


Thông đuôi ngựa

30,13

24,27

0,41

18,13

20,28

0,4

18,12

19,21

0,42

2


Cây bản địa khác tái sinh

2,66

2,97

0,2

3,08


6,81

0,2

2,35

2,47

0,2

Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương