II. cây gỗ lớn, gỗ dán lạng Cây mỡ



tải về 2.7 Mb.
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích2.7 Mb.
#34718
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14

Tài liệu tham khảo


  1. Nguyễn Bá Chất, 1989. Cải tạo rừng bằng cây lát hoa. Một số kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật lâm nghiệp 1976-1985. Viện Lâm nghiệp. NXB Nông nghiệp.

  2. Nguyễn Bá Chất, 1993. Biện pháp kỹ thuật nuôi dưỡng tỉa thưa lát hoa ở Nghĩa Đàn. Nghệ An. Kết quả nghiên cứu khoa học. Viện KHLN, NXB Nông nghiệp.

  3. Kalinganire and K Pinyopusarerk, 2000. Chukrasia: Biology, Cultivation and Utilisation. ACIAR technical Reports 49. kingston ACT 2604 Australia.

  4. Số liệu kiểm kê rừng 1999. Ban kiểm kê rừng Trung ương, 2001.

Cây giổi xanh

Tên khoa học: Michelia mediocris Dandy (M. tonkinnensis A. Chev.).

Họ Mộc lan - Magnoliaceae.

1. Mô tả hình thái

Giổi xanh là loài gỗ lớn, thân thẳng, chiều cao đạt tới 35 -37 m, đường kính D1,3 đạt tới 120 -150 cm. Gốc có bạnh vè thấp, phân cành tự nhiên tốt. Vỏ nhẵn, màu nâu nhạt, có điểm các vệt trắng quanh thân. Lớp vỏ trong có màu xanh nhạt. Vỏ giòn có mùi thơm nhẹ.

Lá đơn mọc cách, hình thuôn dài. Chiều dài lá 12 -30 cm, chiều rộng 6 -12 cm. Gân nổi rõ, mặt trên của lá nhẵn có màu xanh, mặt dưới xanh nhạt. Có lá kèm sớm rụng, thường để lại vòng sẹo trên cành non.

Hoa mọc nách lá, bao hoa màu trắng đục. Tâm bì rời, xếp xoắn ốc trên đế hoa. Giổi ra hoa vào tháng 3 -4, quả chín vào tháng 9 -10.

Quả có 3-5 tâm bì rời, mỗi tâm bì có từ 3 -5 hạt. Khi chín, quả tự nứt. Hạt chín có nội nhũ màu đỏ, mềm có vị ngọt. Hạt có dầu, thơm, vị cay. Hạt có thể làm thuốc đau bụng, làm gia vị.

2. Đặc điểm sinh thái

Giổi xanh thường sống hỗn loài với các loài cây lá rộng khác trong các loại rừng lá rộng thường xanh. Giổi xanh có trong rừng tự nhiên hầu khắp các tỉnh phía Bắc cho tới các tỉnh ở Tây Nguyên. ở Lào Cai giổi xanh sống hỗn loại với kháo (Machilus sp.), sồi (Lithocarpus sp.), chẹo (Engelhardtia chrysolepis).

Thường gặp giổi xanh sống với các loài khác trong rừng lá rộng thường xanh như ở các vùng sau:

Tuyên Quang: Lithocarpus sp, Cinnamomum sp, Canrium album.

Ba Vì (Hà Tây): Michelia tonkinnensis, Machilus bonii, Amessiodendron chinensis, Symplocos cochinchinensis.

Sông Hiếu (Nghệ An): Michelia tonkinnensis, Machilus sp, Aglgaia gigantea, Cinnamomum sp, Canarium album, Madhuca pasquieri.

Hà Tĩnh: Michelia tonkinensis, Vatica tonkinensis, Cinamomum sp, Schima wallichii.

Kon Hà Nừng (Gia Lai): Michelia tonkinensis, Cinnamomum sp, Canarium allbum, Dialium cochinchinensis.



  • Những nơi có giổi xanh phân bố thường có lượng mưa: 1500- 2500 mm/năm, có 1-2 tháng khô. Độ ẩm 85 -87%.

  • Nhiệt độ: trung bình 20 -23o C.

Giổi thường phân bố trên các loại đất: đất nâu vàng trên phù sa cổ; đất đỏ trên mác-ma trung tính và bazic; đất đỏ vàng trên đá biến chất, đá sét; đất vàng đỏ trên đá mác-ma axit; đất vàng nhạt trên đá cát. Cây trung tính lúc nhỏ, lớn lên ưa sáng, cây chiếm tầng trên của rừng. Giổi xanh là loài cây lá rộng thường xanh quanh năm. Có 2 mùa ra hoa. Mùa chính ra hoa vào tháng 2 -3 quả chín vào tháng 9 -10. Mùa phụ ra hoa vào tháng 7 -8, chín vào tháng 3-4. Giổi xanh thường ra hoa kết quả hàng năm. Năm sai quả phụ thuộc vào thời tiết và chu kỳ sai quả. Mùa quả chín vào tháng 9 -10. Kết quả điều tra tái sinh giổi xanh ở Nghệ An và Kon Hà Nừng đều cho thấy tái sinh tự nhiên ít (Điều tra trên các ô tròn có đường kính 40m, tâm là các cây giổi đã cho quả).
Bảng 1: Tái sinh tự nhiên của giổi xanh

Vùng

Độ tàn

che

Cây mẹ

Chiều cao cây tái sinh (cm)

Tổng

N/ha

D1,3 cm

H m

< 50

50-100

>100







Nghĩa

Đàn


Nghệ An

04-0,5

47

23

17

7

2

26

207

0,5-0,6

52

27

12

4

1

17

135

0,6

57

29

29

3

1

11

88

Kanak

Gia Lai



0,4-0,5

62

31

15

4

1

20

160

0,5-0,6

71

32

11

3

0

14

112

> 0,6

69

28

12

2

1

15

120

Bảng 1 cho thấy, độ tàn che tăng, tái sinh tự nhiên của giổi giảm. Số lượng cây tái sinh có triển vọng (cao trên 1m) thường thấp dưới 10 cây/ha. Sự hao hụt rất lớn về số lượng cây tái sinh từ trạng thái cây mạ sang cây có chiều cao trên 1m. Từ cây mạ tới cây con (12 tháng tuổi), bị loại thải 50 -70% tổng số cây. Đến tuổi 4 chỉ còn 2-3% số cây mạ tồn tại. Điều này cho thấy trong các trạng thái rừng tự nhiên giổi tái sinh ít, bị đào thải lớn. Những lâm phần có độ tàn che cao (>0,6), cây giổi con tái sinh bị đào thải càng lớn.

3. Công dụng

Các cây có tên là giổi ở Việt Nam hơn 30 loài. Gỗ giổi rất được nhân dân ưa chuộng sử dụng để đóng đồ, làm nhà, chạm khắc. Gỗ ít bị mối mọt, ít cong vênh, thớ mịn, bền. Giổi là một trong những loài khá phổ biến trong rừng lá rộng thường xanh. Gỗ có giác lõi phân biệt, giác mầu be vàng, lõi mầu vàng nâu, có mùi thơm. Vòng sinh trưởng rõ ràng, thường rộng 3-5mm. Mạch đơn và kép ngắn phân tán, ít khi có mạch kép dài, số lượng mạch trên 1mm2 nhiều đường kính mạch nhỏ, trong mạch thường có thể nút. Tia gỗ nhỏ và hẹp, có tế bào chứa tinh dầu thơm. Có mô mềm hình giải hẹp gian mạch và mô mềm tận cùng. Sợi gỗ dạng quản bào, dài trung bình 1,2mm và có vách mỏng. Gỗ cứng trung bình và nặng trung bình, khối lượng thể tích gỗ khô 580kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,46. Điểm bão hoà thớ gỗ 22%. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 605kg/cm2, uốn tĩnh 1345kg/cm2. Sức chống tách 13kg/cm. Hệ số uốn va đập 1,03. Gỗ Giổi xanh có đủ những tiêu chuẩn thoả mãn cho mục đích sử dụng để làm đồ mộc, có thể sử dụng trong kết cấu chịu lực trung bình, chủ yếu trong xây dựng và giao thông vận tải. Dùng làm kết cấu, cấu kiện cần chịu đựng va chạm và rung đập.



4. Đánh giá rừng trồng

Từ 1980 đã có một số cơ sở thăm dò trồng giổi, từ năm 1983 trở đi các lâm trường thuộc Liên hiệp Lâm Công nghiệp Kon Hà Nừng đã trồng làm giàu ước khoảng 400 ha (đến năm 1993). Trên cơ sở thí nghiệm thăm dò ở Nghĩa Đàn, chúng tôi đã sơ kết kỹ thuật trồng giổi xanh, năm 1995 có bổ sung thêm tài liệu thí nghiệm thuộc đề tài KN0103. Từ năm 1959 đến 1963 Trạm lâm sinh Đúng- Yên Cát, Thanh Hóa, trồng giổi theo băng, băng rộng 30 m, băng chừa 15, trồng cây con cao 45 cm, tuổi 4, cây có chiều cao 4,5 m đường kính 9,5 cm (Nguyễn Tiến Nghênh, 1970).



Mô hình Nghệ An: Vào năm 1980, lâm trường Nghĩa Đàn trồng giổi xanh theo băng và theo rạch như sau:

+ Trồng theo rạch: mở 5 m, trên rạch trồng cây cách cây 3 m, băng chừa 10m.

+ Trồng theo băng: băng trồng giổi rộng 20m, băng rừng chừa lại rộng 10m.

Tiêu chuẩn cây con thông thường là cây con có bầu, 7 - 8 tháng tuổi, chiều cao 30-40 cm, đường kính gốc 0,3-0,4 cm. Hố cuốc 40x40x30 cm. Không bón phân. Chăm sóc 3 năm, mỗi năm 3 lần.


Bảng 2: Sinh trưởng giổi trồng ở Nghĩa Đàn, Nghệ An

Phương thức

Trồng 1980 đo 1985

Trồng 1980 đo 2000

D1,3

(cm)


H

(m)


TLS

%


D1,3

(cm)


H

( m)


V/ha

(m3)



TLS

%


Theo rạch

8,5

6,1

78

24,3

17,5

121,7

65

Theo băng

11.1

6,7

81

22,1

15,7

90,33

62

Lát hoa + giổi

12,3

8,3

83

23,1

16,2

119,3

61

Rạch cải tiến

12,2

8,1

83

25,3

18,1

136,5

63

* TLS : tỷ lệ sống.

* Rạch cải tiến: mở rộng 5 m, trong băng chừa chặt hết những cây có tán xum xuê, chiều cao quá 5 m.

Giổi trồng ở Nghĩa Đàn, Nghệ An ở tuổi 20 đạt 90 -136 m3/ha, trung bình tăng trưởng 4,5 - 6,8 m3/ha/năm. Kết quả trên cho thấy giổi trồng theo rạch ở Nghĩa Đàn, nếu xử lý thực bì và chăm sóc nuôi dưỡng tốt, sẽ được 30 - 40% tổng số cây có hình thân đẹp, sinh trưởng khá. Giổi xanh trồng 1980 ở Lâm trường Kô Ba (trồng theo hàng), hiện nay chỉ còn 19 cây. Cây lớn nhất có D1,3 = 30 cm, H = 19 m, D1,3 bq = 21 cm, Hbq =17m (2000). Giổi trồng ở Ngọc Lạc - Thanh Hóa (1980), đo năm 2000, có D1,3 = 35 cm, H= 23 m, còn 7 cây trồng rải rác.

Bảng 3: Sinh trưởng giổi xanh trồng ở Kon Hà Nừng và Cầu Hai

Năm

băng trồng/chừa (m)

chiều cao (m)

N/ha

Tỷ lệ sống%

Năm đo 1993

Năm đo 2000

D1,3 D (cm)

H H (m)

D1,3 D (cm)

H H (m)

Tỷ lệ sống %

82

5/10

20

330

76

6,1

0,6


9,4

0,9


14,6

0,76


15,7

0,87


65

82

10/10

20

350

70

7,3

0,7


9,8

1,0


16,2

0,9


17,3

0.96


62

85

5/10

22

330

76

7,6

0,9


6,8

0,8


12,4

0,68


14,3

0,79


60

89

5/10

22

330

76

1,4

0,4


1,8

0,4


7,8

0,71


9,2

0,84





93

5/10

18

330

75







4,8

0,6


5,6

0,7


75

93*

3/7

6

330

78







9,7

1,2


10,2

1,2


78

Ghi chú: - Cột 2: 5/10, con số trên là băng mở để trồng giổi (5 m), con số dưới là chiều rộng băng chừa (10 m); 93* tài liệu ở Cầu Hai.

Mô hình Kon Hà Nừng: Các thí nghiệm ở Kon Hà Nừng tiến hành vào các năm 1982, 1985, 1989, trên đất rừng nghèo, nhưng chiều cao của rừng cao 20 -22 m. Tuy rạch chặt rộng 5 m, sang năm thứ 3, tán cây trong băng chừa che cả giổi trồng trong rạch.

Tăng trưởng đường kính của giổi trồng trước năm 1992 đạt cao nhất 0,9 cm/năm, chiều cao đạt 1m/năm. Riêng ở Cầu Hai, Phú Thọ sinh trưởng đường kính và chiều cao đều đạt trên 1,2 cm/năm và 1,2 m/năm.

Cây trong băng chừa ảnh hưởng rất lớn tới sinh trưởng của giổi trồng trong rạch. Vì vậy việc xử lý băng chừa có ý nghĩa rất lớn tới quá trình sinh trưởng của giổi trồng trong rạch. Sự thành công hay thất bại phụ thuộc vào quá trình xử lý băng chừa trong thời kỳ chăm sóc nuôi dưỡng.

Những số liệu trên cho thấy tỷ lệ cây sống, sinh trưởng chiều cao, đường kính của giổi trồng đều ở mức bình thường. Sự phát triển giữa chiều cao và đường kính mất cân đối. Các công thức trồng trong rạch mở 5 m, chiều cao rừng 22 m, đến giai đoạn hiện nay, số lượng cây giổi bị tán các loài cây trong băng chừa che mất 50 - 60%. Giai đoạn này giổi cần được giải phóng tầng trên. Nhưng vì tàn che tầng trên có số lượng lớn nên không thể giải phóng được. Điều này cần xem lại việc chọn đối tượng để làm giàu rừng bằng cây giổi, hoặc phải cải tiến độ rộng của rạch hay hạ thấp chiều cao cây trong băng chừa.



5. Khuyến nghị

  • Sử dụng cây giổi để làm giàu rừng nghèo là một việc làm đúng đắn bởi gỗ giổi là loại gỗ có giá trị sử dụng cao. Các khâu kỹ thuật ban đầu: thu hái giống, tạo cây con rất thuận lợi. Cây giổi trồng dễ sống, có trục chính, tốc độ sinh trưởng trung bình, gỗ tốt, phân bố rộng, sẵn giống. Đó là những yếu tố khá thuận lợi, có đủ điều kiện để đưa cây giổi vào trong những cây trồng rừng gỗ lớn có giá trị. Cần chọn đối tượng làm giàu cho phù hợp với mục đích gây trồng để phát huy tiềm năng khí hậu, đất đai và cây trồng...

  • Giống: Hiện nay trong rừng tự nhiên giổi bị chặt hạ hầu hết. Đây là nguồn cung cấp hạt giống từ trước tới nay, đang bị đe doạ nghiêm trọng. Cần thiết quy hoạch những vùng có giổi phân bố thành rưng giống. Đồng thời cần tuyển chọn một số diện tích rừng giổi đã trồng để chuyển hoá thành rừng giống. Tiến tới xây dựng rừng giống có chất lượng cao.

  • Đất đai: Giổi phải được trồng trên các dạng đất còn mang tính chất đất rừng.

  • Nếu trồng theo rạch phải chọn đối tượng rừng có chiều cao không quá 10 m, trên tầng đất sâu dày. Nơi có thực bì dày rậm, cần phải xử lý.

  • Có thể trồng giổi ở những vị trí cây gỗ vừa khai thác. Có thể tra dặm giổi sau khi khai thác, chăm sóc 5 -7 năm sau đó đóng cửa rừng. Cây con đem trồng có thể nuôi ở vườn ươm thời gian dài hơn nhằm đạt chiều cao từ 1m trở lên sẽ thuận lợi hơn khi trồng chúng trong các thảm rừng nghèo.

Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương