II. cây gỗ lớn, gỗ dán lạng Cây mỡ



tải về 2.7 Mb.
trang14/14
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích2.7 Mb.
#34718
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Tài liệu tham khảo


  1. Bùi Đoàn. Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây vên vên làm nguyên liệu gỗ dán lạng. Đề tài cấp ngành (1996- 2000).

  2. Phương pháp gieo trồng sao - dầu - vên vên - Thông tin KHKT Lâm nghiệp, Phân Viện phía Nam (1983).

  3. Politique forestienè à envisager au Viet Nam.

  4. Paul MAU RAND, 1968. dans láprès - guerre.

  5. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1980. Cây gỗ rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

Cây Giáng hương

Tên khác: hương; sen, loc (Êđê), toerưng (Bana), nàng (Xê Đăng), giâu săn (Gia Rai), thnong (Khơ Me).

Tên khoa học: Pterocarpus macrocarpus Kurz.

Chi Pterocarpus, họ phụ Cánh bướm- Papilionoideae, họ Đậu - Leguminosae.



1. Mô tả hình thái

Hai loài giáng hương chiếm ưu thế ở Đông Nam á là P. indicus (phân bố tự nhiên ở Philippin, Malayxia và Inđônêxia) và P. macrocarpus (phân bố tự nhiên ở Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam).

Theo các tài liệu phân loại thì ở Lào, Campuchia và Việt Nam còn thấy có mặt của P. pedatus và Campuchia còn thấy thêm P. cambodianus. Năm 1994, Look và Heald đã gộp chung P. pedatusP. macrocarpus thành một loài với tên khoa học là P. macrocarpus. Trên thế giới, P. macrocarpus có nhiều tên gọi địa phương khác nhau tùy theo mỗi nước như Padauk (Thái Lan), Mai dou (Lào), Thnong Krop thom (Campuchia) và giáng hương (Việt Nam) (James F. Coles and Timothy J. B. Boyle, 1999).

Theo Nguyễn Tích và Trần Hợp (1971), chi Giáng hương gồm những loài sau: giáng hương (P. pedatus Pierre), giáng hương trái lớn (P. macrocarpus Kurz) gặp ở miền Nam Việt Nam, giáng hương nam (P. cambodianus Pierre hoặc P. parvifolius) và hoàng bá (P. flavus Lour).

Phạm Hoàng Hộ (1991) chỉ ghi nhận hai loài giáng hương ở Việt Nam, đó là giáng hương (P. indicus Will) được trồng ở Sài Gòn và giáng hương trái to (P. macrocarpus Kurz) có trong rừng thưa Đắk Lắk, Khánh Hòa, Biên Hòa. Viện điều tra qui hoạch rừng (1978, 1980) cũng chỉ đề cập đến hai loài là P. pedatus Pierre và P. macrocarpus Kurz phân bố ở miền Nam Việt Nam.

Trần Đình Lý (1993) chỉ đề cập đến hai loài là giáng hương mắt chim (P. indicus Will) và giáng hương chân (P. pedatus Pierre) gặp ở miền Nam Việt Nam. Sách đỏ Việt Nam cũng chỉ nhắc đến loài giáng hương P. macrocarpus Kurz có phân bố ở Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Phú Yên, Sông Bé, Đồng Nai, Tây Ninh.

Theo Vũ Văn Dũng và Nguyễn Quốc Dựng (1998), ở Việt Nam tìm thấy hai loài thuộc chi Pterocarpus đó là P. indicus Will và P. macrocarpus Kurz, trong đó loài P. indicus được biết đến là loài trồng làm cảnh, cây đường phố và lấy gỗ, nhưng loài P. macrocarpus Kurz phân bố tự nhiên rất rộng, hầu như vùng nào cũng có mặt. Theo các ông, các loài có tên khoa học sau đây được xem là cùng loài (synonym) với Pterocarpus macrocarpus Kurz: P. cambodianus Pierre, P. pedatus Pierre, P. glaucianus Pierre, P. gracilis Pierre, P. parvifolius Craib. Vì vậy tên khoa học Pterocarpus macrocarpus Kurz được sử dụng trong bài viết này cho cây giáng hương.

Giáng hương là cây gỗ lớn, rụng lá theo mùa, tán cây hình ô xòe rộng, gốc có bạnh vè, thân thẳng, cao đến 25-35 m, đường kính đạt 0,7-0,9 m hay hơn. Vỏ màu nâu xám, bong vảy lớn hoặc nứt dọc, thịt vỏ vàng dày từ 1-1,5 cm, bên trong có nhựa đặc màu đỏ tươi, cành non mảnh, màu nâu nhạt, có lông, cành già nhẵn.

Lá kép lông chim một lần lẻ, mọc cách, dài 15-25 cm, mang 7-11 lá chét hình bầu dục thuôn hay hình trứng, mép nguyên, dài 4-11 cm, rộng 2-5 cm, gốc tròn hoặc tù, cuống ngắn, đầu có mũi nhọn cứng, hơi có lông, mặt trên sáng bóng, mặt dưới nhạt.

Hoa tự hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu. Lá bắc thường nhỏ, đính ngay dưới đài hoa, dài khoảng 2-2,5 mm. Đài hình chuông xẻ 5 thùy ngắn gần bằng nhau. Tràng 6 cánh thường nhẵn. Nhị 10, phần dưới chỉ nhị hợp thành 1 bẹ; bao phấn gần tròn, đính lưng, nứt dọc. Nhụy có cuống và phủ nhiều lông, nhụy chỉ chứa 2-4 noãn. Quả hình tròn dẹt, đường kính 4,5-8 cm, màu vàng nâu, cuống dài 1 cm, điểm nhọn cao hơn hạt hướng lên trên. Xung quanh hạt là cánh rộng, có lông ngắn, có nếp nhăn và có gân mạng, thường 1 hạt (Vũ Văn Dũng và Nguyễn Quốc Dựng, 1998; Viện điều tra qui hoạch rừng, 1980).



2. Đặc điểm sinh thái

Giáng hương có phân bố ở Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam (J.F. Coles and T.J. B. Boyle, 1999).

ở nước ta, giáng hương trước đây được biết là có phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên và Nam Bộ, nhưng gần đây đã phát hiện ở miền Tây tỉnh Nghệ An giáp Lào là Tương Dương và Kỳ Sơn (Chu Dũng, Nguyễn Ngọc Chính, Nguyễn Hữu Hiến, 1994; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1998).

Nhìn chung giáng hương thường phân bố ở độ cao thấp hơn 1000m so với mặt biển, thường mọc ở bên bờ sông, suối hoặc nơi gần nguồn nước trong rừng hỗn loài nửa rụng lá hoặc trong rừng thưa cây họ Dầu. Cây thường mọc hỗn giao với các loài cây lá rộng khác như gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), muồng đen (Cassia siamea), bằng lăng (Lagerstroemia sp), bình linh (Vitex sp), dầu chai (Dipterocarpus intricatus), chiêu liêu (Terminalia sp), sến mủ (Shorea roxburghii), ít khi thấy mọc thành quần thụ ưu thế (Vũ Văn Dũng, Nguyễn Quốc Dựng, 1998).

Giáng hương sinh trưởng tốt nhất trên đất feralit, sinh trưởng trung bình trên đất sét. Đây là loài cây ưa đất bằng phẳng, thoát nước, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, phong hóa từ các đá mẹ trầm tích và macma acid, độ pH thích hợp là 6,5-7,0, nhu cầu nước vừa phải. Lúc đầu giáng hương có thể mọc được ở những đồi trọc hoặc trên đất ít nhiều đã thoái hóa do làm nương rẫy và lửa rừng. Vùng giáng hương mọc thường có khí hậu khô nóng, lượng mưa trên 1000 mm, chia hai mùa mưa và khô rõ rệt, mùa khô kéo dài trùng với mùa rụng lá của cây (Vũ Văn Cần, 1981; Vũ văn Dũng, 1987).

Giáng hương ra hoa vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, quả chín tháng 11-12, rụng lá vào tháng 1-2, trọng lượng 1000 quả khoảng 1600g và trọng lượng 1000 hạt khoảng 65g (Hà Thị Mừng, 2001). Giáng hương có thể trồng bằng cây con hoặc thân cụt (stump) đều mọc tốt. Khả năng nảy chồi trung bình, chồi bám chắc vào gốc. Giáng hương tái sinh dưới tán rừng kém có thể là do nạn lửa rừng gây ra. Mặc dù lượng quả sinh ra hàng năm rất lớn, nhưng rất ít khi gặp giáng hương tái sinh dưới tán rừng hoặc dưới tán cây mọc lẻ. Ngược lại, khả năng tái sinh chồi của giáng hương rất mạnh (Vũ Văn Dũng, Nguyễn Quốc Dựng, 1998).



* Các quần thể giáng hương hiện có và vấn đề bảo tồn ở Việt Nam

ở các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum và Phú Yên, giáng hương phân bố rải rác ở một số nơi như Vườn quốc gia Yokđôn, Buôn Đôn, Đăk Mil, Cưjut, Buôn Ma Thuột, Krông Năng, Khu bảo tồn thiên nhiên Easo, Lâm trường Eavy (Đắk Lắk), Kon Hà Nừng (Gia Lai), Khu bảo tồn thiên nhiên Krôngtrai (Phú Yên), Khu thực nghiệm Cầu Đôi - Đăkbla, Đăk Tô, Khu bảo tồn thiên nhiên Chư Môm Rây (Kon Tum)...

Hầu hết các quần thể giáng hương đều bị khai thác ở các mức độ khác nhau. Chỉ có các quần thể ở Vườn quốc gia Yokđôn là ít bị tác động nên cấu trúc của nó còn phản ánh được tổ thành loài đại diện cho kiểu rừng rụng lá (rừng khộp) và rừng nửa rụng lá (rừng bán thường xanh) ở Tây Nguyên. Mặc dù vậy, giáng hương ở đây cũng chỉ phân bố thành các quần thụ nhỏ từ 5-10 cây/ha, đường kính bình quân 30-35cm, cá biệt có những cây đường kính tới 80-90cm, chiều cao bình quân 25-30m. Các quần thụ ở những nơi khác gần như bị khai thác cạn kiệt nên tổ thành tự nhiên của các loài bị xáo trộn trầm trọng, chỉ còn lại một số cá thể giáng hương trong nương rẫy, ven đường đi hoặc một số cây còn nhỏ mọc rải rác trong rừng (Hà Thị Mừng, 2001).

Riêng ở Tương Dương và Kỳ Sơn (Nghệ An), Giáng hương trong các quần thể bị khai thác cạn kiệt nay đã tái sinh phục hồi tương đối ổn định, đã có 127 ha được khoanh nuôi bảo vệ. Cây to nhất hiện có đường kính ngang ngực tới 50-60cm. Cây trung bình có đường kính 17-30cm. Đã có 12 ha được chuyển hóa thành rừng giống (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1998).



3. Công dụng

Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus Kurz) là loài cây gỗ lớn quí hiếm, gỗ có giá trị kinh tế cao khá được ưa chuộng ở Việt Nam. Do có giá trị sử dụng như vậy nên giáng hương đã và đang bị khai thác rất mạnh, số lượng cá thể và quần thể bị giảm một cách nhanh chóng (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 1996). Vì vậy, giáng hương là loài cây có giá trị kinh tế cao cần sớm được bảo tồn nguồn gen (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1997), hơn nữa theo định hướng phát triển Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001 đến 2010 thì Giáng hương là 1 trong những loài cây gỗ lớn quí hiếm cần được chú trọng gây trồng để cung cấp gỗ cho các làng nghề sản xuất hàng mỹ nghệ và đồ mộc gia dụng cao cấp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2001).

Gỗ có giác lõi phân biệt. Giác mầu vàng nhạt, lõi mầu mâu vàng, có mùi thơm. Vòng sinh trưởng rõ ràng và dứt khoát, thường rộng 3-5mm. Mạch đơn và mạch kép, phân bố nửa vòng mạch, trong mạch thường có chất chứa mầu hồng. Tia gỗ nhỏ và hẹp, và cấu tạo thành tầng. Mô mềm dính mạch thành hình cánh nối tiếp kéo dài thành những giải hẹp liên tục hoặc gián đoạn không đều theo hướng tiếp tuyến. Sợi gỗ dài trung bình 1,04mm và có vách sợi dày.

Gỗ cứng trung bình và nặng trung bình, khối lượng thể tích của gỗ khô 730kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,43. Điểm bão hoà thớ gỗ 20%. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 630kg/cm2 uốn tĩnh 1200kg/cm2. Sức chống tách 11kg/cm. Hệ số uốn va đập 0,65.

Gỗ giáng hương có đủ những tiêu chuẩn thoả mãn cho mục đích sử dụng để làm đồ mộc cao cấp, kể cả làm ván phủ bề mặt và dùng trong những kết cấu chịu lực của đồ mộc.

Ngoài ra, giáng hương còn có nhựa màu đỏ có thể sử dụng làm thuốc nhuộm. Giáng hương có dáng đẹp có hoa thơm nên có thể trồng làm cây cảnh, cây đường phố.



4. Đánh giá rừng trồng

Ngay từ năm 1947, các nhà lâm nghiệp người Pháp đã trồng thử một khu 0,5 ha tại khu thực nghiệm Eakmat - Đắk Lắk, hiện nay khu này đã thành quần thụ có sinh trưởng tốt.

Tại khu thực nghiệm này, đến năm 1999 giáng hương đạt chiều cao và đường kính trung bình là 16,03m và 28,49cm. Tăng trưởng bình quân hàng năm đạt D1,3>0,55cm và H>0,3m (Hà Thị Mừng, 2001).

Gần đây nhất, giáng hương đã được trồng thí nghiệm vào năm 1998 tại Krông Năng - Đắk Lắk. Cây con xuất vườn 6 tháng tuổi, sau 1 năm trồng đạt sinh trưởng chiều cao và đường kính là 1,25m và 19,4cm (Hà Thị Mừng, 2001).

ở Trảng Bom - Đồng Nai, giáng hương cũng đã được trồng thử nghiệm và đến bây giờ chúng vẫn được duy trì.

Cách đây vài năm, giáng hương cũng được trồng thử nghiệm tại khu thực nghiệm Cầu Đôi - Đăkbla - Kon Tum. Sau 4 năm tuổi đạt sinh trưởng chiều cao và đường kính là 1,6m và 2,48 cm (Hà THị Mừng, 2001). Như vậy, việc gây trồng loài giáng hương là việc làm cần thiết và hứa hẹn nhiều triển vọng.



Một số vùng bước đầu đã được nghiên cứu phục vụ mục tiêu qui hoạch bảo tồn và cung cấp giống là Tương Dương - Nghệ An, Tân Hoà - Tây Ninh, Phú Cường - An Giang (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 1998).

  • Tại Tương Dương - Nghệ An

Diện tích 100 ha ở xã Xá Lường. Rừng tự nhiên hầu như thuần loại đã được thu quả. Chiều cao đạt 10-13m, đường kính đạt 17-25cm. Khu vực này đã được qui hoạch làm rừng giống và đã được đầu tư từ năm 1994.

  • Tại Tân Hòa - Tân Châu - Tây Ninh

Rừng tự nhiên 100ha, chiều cao khoảng 15m, đường kính 30cm, đã có 25% số cây có quả. Mật độ khoảng 160 cây/ha, số cây có thể lấy giống đạt 40 cây/ha.

  • Tại Phú Cường - Tịnh Biên - An Giang

Rừng tự nhiên có diện tích 20ha, với mật độ hiện tại khoảng 25-30 cây/ha. Chiều cao đạt tới 18m và đường kính 25cm, đã có quả thu hạt được.

5. Khuyến nghị

  • Giáng hương là một loài cây gỗ lớn quí hiếm đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam, có giá trị kinh tế cao, phân bố rộng rãi ở các nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. ở Việt Nam giáng hương phân bố ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ như Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Phú Yên, Sông Bé, Đồng Nai, Tây Ninh và cả Nghệ An.

  • Giáng hương là loài cây rụng lá vào mùa khô và thường có phân bố rải rác trong các kiểu rừng nhiệt đới rụng lá hoặc nửa rụng lá, ít thấy ở rừng nhiệt đới thường xanh mưa mùa, thường mọc hỗn giao với một số loài cây lá rộng khác.

  • Giáng hương có thể sống được trên đất xấu và điều kiện khí hậu khắc nghiệt.

  • Giáng hương đã và đang bị khai thác theo kiểu tàn phá nên số lượng cây còn lại không đáng kể, chủ yếu còn ở một số Khu bảo tồn thiên nhiên và Vườn quốc gia, cần có các biện pháp bảo tồn hữu hiệu.

  • Có thể trồng trên một số lập địa ở các nơi có giáng hương phân bố tự nhiên.


Tài liệu tham khảo


  1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1996), Sách đỏ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.

  2. Vũ Văn cần (1981), ''Một số cây trồng rừng có triển vọng ở Tây Nguyên'', Tạp chí Lâm nghiệp, (10).

  3. Vũ Văn Dũng (1987), ''Những loài thực vật quí hiếm cần bảo vệ của Việt Nam'', Thông tin chuyên đề, Viện Điều tra qui hoạch rừng.

  4. Chu Dũng, Nguyễn Ngọc Chính, Nguyễn Hữu Hiến (1994), ''Phát hiện loài giáng hương quả to tại miền Tây Nghệ An'', Thông tin KHKT và KTLN, (3), Bộ Lâm nghiệp.

  5. Hà Thị Mừng (1999), ''Một vài nhận xét từ kết quả thử nghiệm gây trồng cây giáng hương trong mô hình hỗn giao với các loài cây bản địa khác ở Kon Tum'', Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

  6. Hà Thị Mừng (2000), ''Bước đầu nghiên cứu mối quan hệ sinh thái loài giáng hương với một số loài cây khác ở rừng Khộp'', Tạp chí Lâm nghiệp.

  7. Hà Thị Mừng (2001), Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng cây giáng hương giai đoạn vườn ươm'', Tạp san khoa học Đại học Tây Nguyên.

  8. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1998), ''Triển vọng gây trồng và phục hồi rừng giáng hương'', Thông tin chuyên đề NN và PTNT, (2), Trung tâm thông tin NN và PTNT.

  9. Vũ Văn Dũng, Nguyễn Quốc Dựng (1998), Giới thiệu bốn loài cây có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam, Viện điều tra qui hoạch rừng.

cây Xoan Mộc
Tên khác: xương mộc, lát khét, trương vân.

Tên khoa học: Toona sureni (Bl.) Moore hoặc Toona febrifuga Roem.

Họ: Xoan- Meliaceae.
Hiện nay vấn đề chọn loại cây trồng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, làm giàu rừng, kinh doanh rừng trồng đang được đặt ra hết sức bức thiết, đặc biệt là phục vụ cho chương trình trồng 5 triệu ha rừng của chính phủ. Trong đó loài cây bản địa được coi lài quan trọng bởi sử thích nghi của chúng trong điều kiện sinh thái tại chỗ, dễ thu hái hạt giống, cải tạo và trồng thành những quần thụ nhân tạo dưới hình thức mô phỏng tự nhiên, phát triển bền vững. Việt Nam có những thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, với tổ thành loài hết sức phong phú, vấn đề đặt ra là tìm hiểu được đầy đủ các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của chúng để dẫn dắt rừng phát triển ổn định, cũng như tiến hành các giải pháp kỹ thuật nuôi dưỡng, gây trồng đáp ứng được các mục đích khác nhau trong kinh doanh và bảo vệ môi trường sinh thái. ở Tây Nguyên, một trong những loài cây bản địa đáng được quan tâm là xoan mộc (Toona sureni (Bl.) Moore). Đây là loài cây khá phổ biến trong các kiểu rừng thường xanh, cây gỗ lớn, sinh trưởng khá nhanh, dễ gây trồng, gỗ đẹp, dễ gia công nhiều mặt hàng gia dụng, hoặc dùng trong xây dựng, dễ lạng, bóc, làm gỗ dán.
1. Mô tả hình thái

Đặc điểm nhận biết: Cây gỗ lớn, cao đến 35m, đường kính ngang ngực có thể trên 100cm. Thân tròn thẳng, gốc có bạnh vè. Vỏ dày xám nâu, nứt dọc, sau bong mảng. Cành non màu nâu sẫm. Lá kép lông chim một lần chẵn, ít khi lẻ, mọc cách. Lá chét 7-14 đôi, thường 8 đôi, mọc gần đối, dài 8-17cm, rộng 2,5-7cm, hình trái xoan dài, đầu có mũi nhọn, đuôi lệch, mép nguyên hoặc gợn sóng. Phiến lá nhẵn, nách gân lá phía sau có túm lông, gân bên 12-15 đôi nổi rõ ở mặt sau. Cụm hoa xim viên chuỳ đầu cành, hoa lưỡng tính, tràng hoa màu trắng mép cánh tràng có lông tơ. Nhị 5, rời, dài gần bằng cánh tràng đôi khi xen nhị lép. Triền hoa mập, có múi tròn, đầu nhụy hình đĩa có 5 gân. Bầu phủ lông, 5 ô, mỗi ô 8-10 noãn. Quả nang hình trái xoan dài, dài 3-3,5cm, đường kính 1cm, vỏ quả nhiều đốm trắng. Hạt dẹp, nâu bóng, 2 đầu có cánh mỏng không đều. Hệ rễ cọc.



2. Đặc điểm sinh thái

* Phân bố: Xoan mộc phân bố rộng ở úc, Malaixia, Indonesia, Trung Quốc, ấn Độ, Đông Dương. ở Việt Nam thường gặp trong rừng thường xanh, vùng miền núi thường phân bố ở độ cao dưới 700m với yêu cầu sinh thái sau:

  • Độ cao thích hợp dưới 750m so với mặt nước biển, có thể mọc nhiều vị trí địa hình khác nhau: chân, sườn, đỉnh dông, thung lũng, ven sông suối. Độ dốc phổ biến < 200.

  • Khí hậu: Ưa khí hậu nóng ẩm, các chỉ tiêu thích hợp: lượng mưa bình quân năm thích hợp dao động lớn: 1120-4000mm/năm. Có mùa khô kéo dài 3-4 tháng. Nhiệt độ bình quân tối thiểu và tối đa: 8-360C. Chịu được sương giá trong thời gian ngắn.

  • Ưa đất sâu, dày, ẩm, thoát nước. Sống trên đất chua hoặc kiềm.

  • Thảm thực vật: Xoan mộc hỗn giao với nhiều loài trong các kiểu rừng thường xanh và nửa rụng lá.

* Đặc điểm sinh học

  • Xoan mộc là cây mọc nhanh ưa sáng, ưa khí hậu nóng ẩm.

  • Gỗ có màu xám vàng, lõi hồng hoặc nâu đỏ, mềm, nhẹ, dễ biến dạng và nứt, dễ làm, ăn sơn và đánh bóng đẹp có thể đóng được nhiều loại đồ gia dụng, xây dựng, dễ lạng, bóc, làm gỗ dán. Rễ và hạt có thể làm thuốc. Vỏ chứa nhiều tanin.

  • Ra hoa: Tháng 1-2. Quả chín (có thể thu hái): Tháng 4-5. Khi quả chín có màu đen, tốt nhất nên thu hái khi quả vừa chín tới. Quả hái xong được rải trong râm, tránh ẩm mốc, mối, kiến. Phơi ngoài nắng nhẹ khoảng 1-2 giờ để cho quả bong tách hạt. Bảo quản hạt: Rải hạt trong râm cho khô, bỏ vào hủ đậy kín. Hạt có sức nảy mầm tốt nhất trong vòng 2 tháng kể từ ngày thu hái.

Với các đặc điểm sinh thái cho thấy xoan mộc có vùng phân bố tự nhiên rộng, vì vậy có thể gây trồng, phát triển xoan mộc nhiều nơi ở Tây Nguyên.

* Mối quan hệ sinh thái giữa xoan mộc với các loài cây khác

Trong tự nhiên xoan mộc mọc hỗn giao với nhiều loài khác, do đó ngoài việc phát triển gây trồng thành các khu rừng tập trung thuần loại phục vụ cho công nghiệp, cần định hướng xây dựng rừng hỗn loại đơn giản, phát triển ổn định, bền vững, hạn chế những tồn tại của rừng thuần loại. Căn cứ vào mối quan hệ qua lại giữa các loài và giữa chúng và với môi trường và đưa ra đề xuất các mô hình sau:



  • Mô hình trồng rừng hỗn giao hai loài: Xoan mộc với một loài khác:

Xoan mộc có chiều hướng quan hệ cùng tồn tại tốt với 5 loài là: dẻ, bời lời, vạng trứng, trâm, xương cá, do đó có thể trồng rừng hỗn giao xoan mộc với một trong 5 loài đó, các mô hình hỗn giao:

- Xoan mộc + dẻ.

- Xoan mộc + bời lời.

- Xoan mộc + vạng trứng.

- Xoan mộc + trâm.

- Xoan mộc + xương cá.



  • Mô hình trồng rừng hỗn giao 3 loài: Xoan mộc với hai loài khác:

Mô hình trồng hỗn giao 3 loài (xoan mộc với hai loài khác là) là:

- Xoan mộc - dẻ - xương cá.

- Xoan mộc - bời lời - trâm.

- Xoan mộc - bời lời - xương cá.


3. Công dụng

Gỗ có giác và lõi phân biệt, giác màu vàng nhạt, lõi màu hồng nâu, có mùi thơm. Vòng sinh trưởng rõ ràng và dứt khoát, thường rộng 5-7mm. Mạch đơn và kép ngắn, phân bố theo kiểu vòng hoặc nửa vòng, trong mạch thường có chất chứa màu nâu. Tia gỗ nhỏ và trung bình có tế bào tiết tinh dầu thơm. Mô mềm dính mạch không đều và tập trung thành giải tận cùng, có cả mô mềm phân tán trong đám sợi gỗ.

Gỗ cứng trung bình và nặng trung bình, khối lượng thể tích gỗ khô 540kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,53. Điểm bão hòa thớ gỗ 23%. Giới hạn khi nén dọc thớ 507kg/cm2. Sức chống tách 12kg/cm. Hệ số uốn va đập 0,52.

Gỗ Xoan mộc thích hợp với yêu cầu của gỗ dùng làm đồ mộc, kể cả dùng làm ván phủ mặt và dùng trong những kết cấu chịu lực của đồ mộc.



4. Sinh trưởng của loài xoan mộc

Một số chỉ tiêu sinh trưởng và tăng trưởng cơ bản của xoan mộc như sau:



  • Lượng tăng trưởng thường xuyên đạt giá trị max theo từng chỉ tiêu: Zhmax= 1,0m/năm. Zdmax = 1,8cm/năm. Zvmax = 0,164m3/năm.

  • Lượng tăng trưởng bình quân đạt giá trị max theo từng chỉ tiêu: h max = 0,9m/năm. dmax = 1,4cm/năm. vmax =0.111m3/năm.

  • Qua các chỉ tiêu tăng trưởng cho thấy loài xoan mộc có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, trong vòng 10 năm đầu cây tăng trưởng mạnh về chiều cao, đường kính và thể tích tăng trưởng chậm. Sau giai đoạn này cây có tốc độ tăng trưởng đường kính và thể tích mạnh.

Bảng 1. Sinh trưởng và tăng trưởng xoan mộc




A


năm

H


m

Zh


m/

năm


h

m/

năm


Ph


%

D1,3

cm

Zd


cm/

năm


d

cm/


năm

Pd


%

V


m3

Zv


m3/

năm


v

m3/



năm

Pv


%

10

9.4




0.9




6.7




0.7




0.005




0.001




15

13.5

0.8

0.9

7.22

15.0

1.7

1.0

15.26

0.092

0.017

0.006

35.48

20

16.7

0.7

0.8

4.33

23.9

1.8

1.2

9.18

0.375

0.057

0.019

24.27

25

19.4

0.5

0.8

2.96

32.7

1.8

1.3

6.22

0.872

0.099

0.035

15.95

30

21.7

0.4

0.7

2.18

41.0

1.7

1.4

4.54

1.532

0.132

0.051

10.97

35

23.6

0.4

0.7

1.69

48.9

1.6

1.4

3.49

2.290

0.152

0.065

7.94

40

25.2

0.3

0.6

1.36

56.2

1.5

1.4

2.79

3.060

0.161

0.077

5.99

45

26.7

0.3

0.6

1.13

63.0

1.4

1.4

2.29

3.914

0.164

0.087

4.67

50

28.0

0.3

0.6

0.95

69.4

1.3

1.4

1.92

4.722

0.162

0.094

3.74

55

29.2

0.2

0.5

0.82

75.4

1.2

1.4

1.64

5.506

0.157

0.100

3.06

60

30.2

0.2

0.5

0.72

80.9

1.1

1.3

1.43

6.257

0.150

0.104

2.56

65

31.2

0.2

0.5

0.63

86.2

1.0

1.3

1.25

6.973

0.143

0.107

2.16

Bảng 2. Thời điểm đạt năng suất tối đa và thành thục số lượng cây cá thể xoan mộc

Chỉ tiêu sinh trưởng

Tuổi năng suất tối đa

Tuổi thành thục số lượng

H

4

10

D1,3

18

41

V

42

84




  • Hiện tại chưa có mô hình rừng trồng xoan mộc nào thành công. Mới có một số thử nghiệm trồng xoan mộc trong phương thức làm giàu rừng theo băng nhưng chưa đạt kết quả, tỷ lệ sống thấp vì xoan mộc dễ bị sâu đục nõn gây hại với tỷ lệ cao.

  • Với các đặc điểm sinh thái cho thấy xoan mộc có vùng phân bố tự nhiên rộng, vì vậy có thể gây trồng, phát triển xoan mộc ở nhiều nơi ở Tây Nguyên. Với tốc độ sinh trưởng nhanh, năng suất cao (tăng trưởng chiều cao đạt 0.9 m/năm, đường kính 1,4 cm/năm), gỗ được ưa chuộng, có thể làm nhiều mặt hàng có giá trị, do đó cần có tiếp tục thử nghiệm trồng rừng xoan mộc với các mục tiêu khác nhau, kiểm nghiệm các mô hình hỗn giao, mở rộng việc gây trồng loài cây bản địa có giá trị này.



Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương