II. cây gỗ lớn, gỗ dán lạng Cây mỡ



tải về 2.7 Mb.
trang12/14
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích2.7 Mb.
#34718
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Tài liệu tham khảo


  1. Lê Mộng Chân, 1967: Cây rừng Việt Nam. NXB Giáo Dục, 1967.

  2. Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng. NXB Nông nghiệp, 1994.

  3. §inh Văn §ễ, Vũ Ngọc Sinh, 2000. Cây sa mộc dầu trên núi Pù Hoạt. Tạp chí Lâm nghiệp số 7/2000.

  4. Số liệu thống kê rừng Việt Nam, 1999.

  5. Vũ Tiến Hinh, 2001: Lập biểu sinh trưởng và sản lượng cho 3 loài cây: sa mộc, thông đuôi ngựa, mỡ. Báo cáo Khoa học, trường §ại học Lâm nghiệp, 2001.


kháo vàng

Tên khoa học: Machilus odoratissima Ness.

Họ: Long Não - Lauraceae.

1. Mô tả thực vật

Cây gỗ cao tới 25m, đường kính ngực có thể đạt tới 60cm. Thân tròn thẳng, không có bạnh vè, phân cành cao. Lá đơn mọc cách, hình trứng ngược dài 13- 15cm, rộng từ 4- 6cm, phiến lá dày, mặt trên màu xanh lá cây thẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, có phủ lông nhỏ. Hoa tự hình viên chùy mọc ở nách lá, đầu cành. Hoa lưỡng tính màu vàng, bao hoa có 6 thùy, bầu hạ hình trứng, 9 nhị. Hình cầu, đường kính 0,8- 1,2cm, mỗi quả một hạt. Mùa hoa: Tháng 4- 5, mùa quả tháng 9- 11.



2. Đặc điểm sinh thái

Kháo vàng thuộc loài có biên độ sinh thái rộng, có thể thấy chúng khắp nơi trong rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh lá rộng thường xanh ở Việt Nam.



  • Điều kiện khí hậu

+ Lượng mưa bình quân năm: Từ 1500- 2500mm.

+ Nhiệt độ bình quân năm: từ 23 - 270C.



  • Điều kiện thổ nhưỡng

Thích hợp với các loại đất feralit đỏ vàng hoặc vàng đỏ phát triển trên đá mác ma a xít hoặc sa, phiến thạch, vv... đất có hàm lượng nghèo đến trung bình (1,5- 3%). pHH2O từ 4,5- 6,5.

  • Quần xã thực vật

Trong rừng tự nhiên kháo vàng thường xuất hiện ở kiểu rừng kín, thường xanh mưa mùa nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp với các loài dẻ, trám, trâm, lim, táu, sến, re gừng hình thành các ''nhóm sinh thái'' thứ sinh.

  • Vùng phân bố

Trên thế giới: Phân bố ở Nam Trung Quốc, Lào, Cămpuchia. ở Việt Nam: Phân bố từ Bắc vào Nam, nhưng tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái,...

3. Công dụng

Gỗ có giác lõi phân biệt, giác có mầu vàng nhạt, lõi có mầu vàng, có mùi thơm. Vòng sinh trưởng rõ, thường rộng 3-5mm. Mạch đơn và mạch kép ngắn, ít khi gặp mạch kép dài, thường có xu hướng tập hợp thành hàng lệch và cải biến phương hướng một vạch có qui tắc theo kiểu hình chữ Z, số lượng mạch trên 1mm2 trung bình, đường kính mạch trung bình, trong mạch thường có thể nút. Tia gỗ nhỏ và hẹp. Mô mềm dính mạch không đều. Sợi gỗ dài trung bình 1,1mm, có nhiều vách ngang. Có tế bào tiết tinh dầu.

Gỗ cứng trung bình và nặng trung bình, khối lượng thể tích gỗ khô 709kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,64. Điểm bão hoà thớ gỗ 21%. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 586kg/cm2, uốn tĩnh 1292kg/cm2. Sức chống tách14kg/cm. Hệ số uốn va đập 0,82.

Gỗ kháo vàng có khả năng dùng trong những kết cấu chịu lực trung bình, chủ yếu trong xây dựng và giao thông vận tải, có thể dùng trong kết cấu chịu lực của đồ mộc thông dụng cũng như công nghệ gỗ bóc, dán lạng. Vỏ kháo vàng được dùng làm thuốc chữa bỏng.



4. Đánh giá rừng trồng

  • Nhận xét chung

Kháo vàng cũng là một trong những loài cây gỗ dùng để cải tạo rừng nghèo đã được Viện Khoa học Lâm nghiệp nghiên cứu, gây trồng tại Vũ Lễ (Bắc Sơn), Đồng Hỷ (Thái Nguyên) từ những năm 1972.

Trong quá trình cải tạo, làm giàu rừng, kháo vàng thường được trồng cùng với dẻ đỏ ở các lâm trường Bắc Sơn, Võ Nhai, Đồng Hỷ (1975- 1980) cho đến nay các lâm trường trên đã giải thể, mô hình bị tàn phá nên việc đánh giá rất khó khăn vì diện tích không đủ lớn. Hiện tại ở Vũ Lễ (Bắc Sơn) chỉ còn lại một vài đám kháo vàng trồng từ năm 1972-1974 và ở Hóa Thượng (Thái Nguyên) còn lại khoảng 2 ha mô hình làm giàu rừng bằng dẻ đỏ + kháo vàng.


Kết quả xây dựng mô hình tại một số vùng sinh thái

Phương thức trồng

Làm giàu rừng theo rạch

Trồng toàn diện

Thông

tin


chung

*Địa điểm thu thập.

*Diện tích mô hình.

*Thiết kế kỹ thuật.


Hóa Thượng (Thái Nguyên). 2 ha

Rạch mở 5m, rạch chừa 10m.

N/ha = 230C (15 x3m)

hỗn giao với dẻ đỏ



Vũ Lễ (Bắc Sơn)

0,5 ha


N/ha = 600C (4 x 4m)

(thuần loài theo đám)



Lập

địa


*Khí hậu:

- Lượng mưa bình quân năm

- T0 bình quân năm.

*Thổ nhưỡng:

- Loại đất.

- Độ sâu tầng đất (cm).

- pH

- Hàm lượng mùn (%).



*Thảm rừng trước khi tác động.

2200 mm

260C

feralit đỏ vàng trên sa thạch

 70


5,5

2,5%


Rừng thứ sinh nghèo kiệt

2200 mm

250C

feralit vàng xám trên sa thạch

 50


5,0

1,5%


Đất trống, đồi trọc bao gồm cỏ tranh + dây leo bụi rậm

Tăng

trưởng


*Tuổi.

*.

*H (m).


*.

*D(cm).


20

18,85


0,94

23,44


1,17

24

21,88


0,91

30,48


1,27

Nhận xét về

kết quả và triển vọng

Rừng đã kín tán, tăng trưởng mạnh (mô hình đang được quản lý, bảo vệ để tham quan, học tập).

Rừng đã khép tán, hiện đang tăng trưởng mạnh về đường kính. Đã có thể thu hái hạt giống cho trồng rừng.

5. Khuyến nghị

  • Giống

Kháo vàng là cây ra hoa hàng năm (2 - 3 năm, lại sai quả 1 lần) nên nguồn giống khá thuận lợi cho sản xuất. Kháo vàng dễ bảo quản và thời gian bảo quản có thể kéo dài 2- 3 tháng nên có thể cất trữ, vận chuyển đi xa được.

  • Lập địa trồng

Kháo vàng có thể trồng trên đất trống, đồi trọc vì có khả năng chịu hạn. Lập địa thích hợp nhất để trồng kháo vàng là rừng thứ sinh nghèo kiệt sau khai thác, địa hình không quá dốc, đất thuộc loại feralit vàng đỏ phát triển trên sa thạch.

  • Kỹ thuật trồng

- Mùa vụ thu hái: Từ tháng 10- 11 khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu vàng có thể thu hái bằng gồi cành hoặc các dụng cụ thu hái khác.

- Tạo cây con: Quả sau khi thu hái phải sát bỏ lớp vỏ thịt, ủ cho nứt nanh rồi đem cấy vào bầu P.E (15- 20cm) như các loài cây trồng khác. Tiêu chuẩn cây con xuất vườn: Cây phải nuôi từ 8- 12 tháng và đạt chiều cao tối thiểu 0,6- 0,8m để khi đưa vào trồng chúng có thể nhanh chóng vượt khỏi lớp cỏ dại xâm lấn.

- Phương thức trồng: Kháo vàng có thể trồng bầu hoặc rễ trần theo phương thức làm giàu hoặc cải tạo theo băng (rộng 15- 30m). ở miền Bắc có 2 vụ trồng: vụ Xuân (tháng 1- 3), vụ Thu (tháng 8- 9).

  • Chăm sóc bảo vệ

Chăm sóc liên tục từ 5- 7 năm.

- Năm thứ 1- 3: Công việc chủ yếu là trồng dặm, làm cỏ, vun gốc, phát luỗng (tiến hành 2 lần trong năm: trước và cuối mùa mưa).

- Năm thứ 4- 5: Mở tán, tỉa chồi, tạo hình thân, chặt cây cong queo sâu bệnh.

- Năm thứ 6- 7: Tỉa thưa, tạo không gian dinh dưỡng thích hợp cho cây trồng.

Đối với phương thức làm giàu rừng thì giai đoạn này phải tiến hành xóa bỏ ranh giới các rạch để tạo thành một tổng thể quần thụ hỗn loài giữa cây trồng và cây tái sinh tự nhiên trong rừng.

Tài liệu tham khảo


  1. Nguyễn Sơn Tùng, 1984. Hướng dẫn kỹ thuật trồng kháo vàng. Viện KHLN Việt Nam.

  2. Vụ KHCN - Bộ Lâm Nghiệp, 1994. Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

  3. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1968. Cây gỗ rừng Việt Nam. NXB Nông nghiệp.

dẻ đ

Tên khoa học: Lithocarpus ducampii A.Camus hoặc Pasania ducampii.

Họ: Dẻ - Fagaceae.

1. Mô tả thực vật

Cây gỗ lớn cao tới 30m, tán rộng 8 - 10m, đường kính ngang ngực có thể đạt tới 1m, thân thẳng, tròn phân cành cao, gốc có bạnh vè. Vỏ nâu xám nứt dọc sâu, biểu bì bong từng mảng lớn, tủy tuyến nổi rõ trên thân gỗ. Lá đơn mọc cách có lá kèm, lá hình ngọn giáo dài 10- 12cm, rộng 4- 5cm, phiến lá dày, cứng mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới ánh bạc có lông mịn, không có răng cưa. Hoa tự bông đuôi sóc đơn tính cùng gốc mọc ở nách lá đầu cành. Hoa tự cái mọc thành cụm, mỗi cụm có 2- 5 hoa nhỏ. Quả hình cầu mầu xanh nhạt đường kính 1- 1,3cm đính xung quang một cuống dài, to tạo thành từng chùm quả dài 10- 12cm. Mùa hoa: Tháng 5- 7, mùa quả tháng 9- 11.



2. Đặc điểm sinh thái

Dẻ đỏ là loài có biên độ sinh thái rộng, có thể thấy chúng phân bố ở khắp mọi nơi trong rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh lá rậm ở Việt Nam.



  • Điều kiện khí hậu: + Lượng mưa bình quân năm: Từ 1500- 2500mm.

+ Nhiệt độ bình quân năm từ 23- 270C.

  • Điều kiện thổ nhưỡng: Thích hợp với đất feralít vàng đỏ hoặc đỏ vàng phát triển trên đá mác ma a xít hoặc trên sa phiến thạch. Đất có hàm lượng mùn từ nghèo đến trung bình (1,5%- 3%), pHH20 từ 4,5- 6,5.

  • Quần xã thực vật: Trong rừng tự nhiên, giẻ đỏ thường xuất hiện ở kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp với các loài: sến, lim, táu, kháo vàng, trám, vạng, ngát, hình thành các đai sến, táu, dẻ (Trần Ngũ Phương, 1968). Đặc biệt trong các loại rừng thứ sinh phục hồi, dẻ đỏ cùng với một số loài dẻ trắng, dẻ cau, cà ổi... tạo thành những ''nhóm ưu hợp'' cây họ Dẻ.

  • Vùng phân bố: Trên thế giới: Dẻ đỏ phân bố ở 3 nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Cămpuchia và nam Trung Quốc. ở Việt Nam: Dẻ đỏ phân bố nhiều ở Bắc Thái, Hà Bắc (cũ), Lạng Sơn, Vĩnh Phú (cũ) (độ cao tương đối từ 200- 500m) và một số vùng phía Nam như Kon Hà Nừng (Gia Lai), Cát Tiên (Đồng Nai).

3. Công dụng

Gỗ dẻ đỏ màu hồng, cứng và chịu lực tốt. Trước đây được dùng làm thoi dệt hoặc làm vật liệu xây dựng, đóng đồ gia dụng. Gỗ dẻ đỏ còn được dùng chống đỡ hầm lò và làm tà vẹt.

Vòng sinh trưởng không rõ, thường rộng khoảng 3-6mm. Mạch đơn phân tán thành cụm và hàng lệch theo hướng xuyên tâm, đường kính mạch có hai loại kích thước lớn và nhỏ khác biệt, trong mạch thờng có thể nút. Tia gỗ có hai loại kích thước lớn và nhỏ khác biệt, loại tia lớn rộng hơn đương kính mạch gỗ, loại tia nhỏ khó thấy bằng mắt thường. Mô mềm phân tán và tụ hợp thành những giải hẹp ngắn và lượn sóng theo hướng tiếp tuyến, có mô mềm dính mạch không đều. Sơi gỗ dạng quản bào, có vách dày trung bình.

Gỗ cứng và nặng, khối lượng thể tích gỗ khô 840kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,58. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 610kg/cm2, uốn tĩnh 1280kg/cm2. Sức chống tách 19,2kg/cm. Hệ số uốn va đập 0,75.

Gỗ Dẻ đỏ có khả năng dùng trong những kết cấu chịu lực, chủ yếu là trong xây dựng giao thông vận tải và đồ mộc.

4. Đánh giá rừng trồng


  • Nhận xét chung

Dẻ đỏ là một trong những loài cây dùng để cải tạo rừng nghèo, đã được Viện KHLN nghiên cứu gây trồng tại Vũ Lễ (Bắc Sơn), Đồng Hỷ (Thái Nguyên) từ những năm 1972. Sau năm 1975 một số lâm trường như Bắc Sơn, Võ Nhai, Đồng Hỷ đã nhân rộng, hoặc cải tạo theo băng (15- 30m) hoặc theo đám. Cho đến nay các lâm trường trên đã giải thể, mô hình bị tàn phá, việc đánh giá rất khó khăn.

Hiện tại ở Vũ Lễ (Bắc Sơn), Đình Cả (Võ Nhai) chỉ còn lại từng đám dẻ đỏ khoảng 15- 30 cây và ở Hóa Thượng (Thái Nguyên) còn lại khoảng 2ha mô hình làm giàu rừng bằng dẻ đỏ + kháo vàng.



Kết quả xây dựng mô hình tại một số vùng sinh thái

Phương thức trồng

Làm giàu rừng theo rạch

Trồng toàn diện

Thông

tin


chung

*Địa điểm thu thập.

*Diện tích mô hình.

*Thiết kế kỹ thuật.


Hóa Thượng (Thái Nguyên). 2 ha

Rạch mở 5m, rạch chừa 10m.

N/ha = 230C (15 x 3m)

Hỗn giao với kháo vàng (1K + 1G).



Vũ Lễ (Bắc Sơn)

0,5 ha


N/ha = 600C (4 x 4m)

(thuần loài theo đám)



Lập

địa


*Khí hậu:

- Lượng mưa bình quân năm (mm)

- T0 bình quân năm

*Thổ nhưỡng:

- Loại đất

- Độ sâu tầng đất (cm)

- pH

- Hàm lượng mùn (%)



*Thảm rừng trước khi tác động

2200 mm

260C

Feralit đỏ vàng trên sa thạch

 70


5,5

2,5%


Rừng thứ sinh nghèo kiệt

2200 mm

250C

Feralit vàng xám trên sa thạch

 50


5,0

1,5%


Đất trống trọc bao gồm cỏ tranh + dây leo

Tăng

trưởng


*Tuổi

*

*H (m)


*

*D(cm)


20

19,33


0,97

24,55


1,23

24

22,32


0,93

32,24


1,32

Nhận

xét

Kết quả và triển vọng


Đã thành rừng. Cây sinh trưởng tốt (mô hình đang được quản lý để tham quan, học tập)

Rừng đã khép tán, hiện đang tăng trưởng mạnh về đường kính. Mô hình còn lại một phần là do bảo vệ làm vườn giống

5. Khuyến nghị

  • Giống

Dẻ đỏ là cây ra hoa hàng năm (2- 3 năm sai quả 1 lần) nên nguồn giống tương đối thuận lợi, hạt dẻ đỏ dễ bảo quản (có thể rải đều phơi khô hoặc bảo quản trong cát 12- 13%).

  • Lập địa trồng

Nên trồng dẻ đỏ trên đất rừng thứ sinh nghèo vẫn còn cây gỗ tái sinh. Dẻ đỏ có thể trồng trên địa hình dốc, đất thuộc loại feralit vàng đỏ hoặc đỏ vàng phát triển trên các loại đá mác ma axít. Dẻ đỏ không chịu được ngập úng nhưng có thể chịu hạn được.

  • Kỹ thuật trồng

- Mùa vụ thu hái quả: Từ tháng 10- 11 khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu nâu sẫm, quả đã bắt đầu rụng nhiều. Cần chú ý rằng hạt dẻ đỏ rất dễ bị côn trùng, sâu bọ phá hoại cho nên không nên nhặt quả rơi xuống đất lâu ngày mà cần phải thu hạt giống ngay trên cây hoặc quả vừa rơi rụng.

- Tạo cây con: Hạt được gieo trên luống trước khi cấy vào bầu P.E (15- 20cm). Cây con được nuôi trong vườn ươm từ 8 - 12 tháng tuổi. Khi xuất vườn cây con phải đạt chiều cao tối thiểu 0,6m đối với cả 2 vụ trồng chính: Vụ Xuân (tháng 1- 3), vụ Thu (tháng 9- 10). Cần phải mở dần dàn che và giảm lượng nước tưới trước khi đem cây con lên rừng trồng.

- Phương thức trồng: Dẻ đỏ có thể trồng bằng rễ trần, bằng bầu theo phương thức làm giàu rừng hoặc cải tạo rừng theo băng (rộng 15- 30m), mật độ ban đầu khoảng 500- 600cây/ha, sau tỉa thưa chỉ nên để lại mật độ cuối cùng từ 150- 200 cây/ha.


  • Chăm sóc, bảo vệ

Chăm sóc liên tục từ 5- 7 năm.

+ Năm thứ 1- 3: Công việc chủ yếu là trồng dặm, làm cỏ, vun gốc, phát luỗng dây leo (tiến hành 2 lần trong năm trước và cuối mùa mưa).

+ Năm thứ 4- 5: Mở tán, tỉa chồi tạo hình thân, chặt cây cong queo sâu bệnh.

+ Năm thứ 6- 7: Tỉa thưa, tạo không gian dinh dưỡng thích hợp cho cây trồng.

+ Đối với phương thức làm giàu rừng thì giai đoạn này phải tiến hành xóa bỏ ranh giới các rạch tạo thành một tổng thể quần thụ hỗn giao giữa cây trồng và cây tái sinh tự nhiên trong rừng.

Tài liệu tham khảo


  1. Nguyễn Sơn Tùng, 1984. Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây dẻ đỏ. Viện Lâm nghiệp.

  2. Vụ KHCN- Bộ Lâm Nghiệp, 1994. Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

  3. Viện Điều Tra Quy Hoạch rừng, 1986. Cây gỗ rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

  4. Trần Ngũ Phương, 1968. Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

Cây re gừng

Tên khoa học: Cinnamomum obtusifolium A. Chev. (Cinamomum bejolghota (Buch-Hamex Nees) Sweet).

Họ Re: Lauraceae.

1. Mô tả hình thái

Re gừng là loài gỗ lớn, chiều cao có thể đạt tới 30m, đường kính ngang ngực đạt tới 60 -70 cm. Vỏ màu xám bạc, nhẵn, có mùi thơm nhẹ. Cành nhánh khi non có màu xanh đậm.

Lá đơn mọc cách, có 3 gân gốc nổi rõ, mặt trên nhẵn, mặt dưới xanh bóng, có mùi thơm nhẹ. Chiều dài lá 8 -10 cm, chiều rộng 4 -6 cm.

Hoa tự mọc đầu cành. Bao hoa có 6 mảnh, thuôn, có lông ở 2 mặt. Nhị xếp làm 3 vòng, 3 nhị thoái hóa, bao phấn 4 ô. Nhụy có bầu hình trứng nhẵn, vòi dài bằng bầu, núm lớn.

Quả hình trứng, khi non có màu xanh, lúc chín chuyển màu xanh đen, thịt quả màu tím nhạt, mỗi quả có 1 hạt, vỏ hạt màu nâu nhạt.

2. Đặc điểm sinh thái

Re gừng phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái, nhưng gặp nhiều ở những vùng có độ cao từ 200 m trở lên. Thường gặp re gừng trong các rừng thứ sinh ở các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh,... Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk.

Hiện nay re gừng được gây trồng để lấy gỗ trong các vườn rừng ở Phú Thọ, Hà Giang, Hòa Bình, Tuyên Quang...

Re gừng có mùa ra hoa tháng 3 - 5, quả chín tháng 2-3. Cây thường xanh quanh năm.

Re gừng thích hợp khí hậu nhiệt đới ẩm mưa mùa, phân bố rộng trên nhiều vùng sinh thái có lượng mưa từ 800-2500 mm/năm, nhiệt độ bình quân năm 20-220C, độ cao từ 50 - 1500 m trên mặt biển. Khi cây còn nhỏ ưa bóng nhẹ, lớn lên ưa sáng. Tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, bình quân năm đạt 1 cm về đường kính và 0,8 -1m về chiều cao.

Cây sống được trên nhiều loại đất, trên đất tốt sinh trưởng nhanh hơn. Sinh trưởng tốt trên đất nâu đỏ trên bazan; đất nâu vàng trên bazan; đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất; đất vàng đỏ trên đá mác ma axit. Re gừng có thể chịu được nơi có tầng đất nông mỏng, đất xấu, ngay cả những vùng có tầng kết cứng.

Re gừng sống hỗn loài với nhiều loài cây khác như giổi, kháo, gội, ngát, táu. Có khi mọc thành từng đám 5 -7 cây trong rừng thứ sinh. Chúng thường có tỷ lệ tổ thành cao trong một vài loại hình rừng. Re gừng thường chiếm tầng cao của rừng.

Re gừng tái sinh tự nhiên khá mạnh dưới rừng có cây mẹ. Cây con có đủ các cấp chiều cao. Những nơi có cây mẹ, cây con tái sinh có từ 1500-2300 cây/ha (Hương Sơn- Hà Tĩnh; Kbang- Gia Lai).



3. Công dụng

Re gừng là loài cây gỗ lớn, gỗ mềm, màu sáng hồng nhạt, tỷ trọng 0,42- 0,47. Gỗ ít bị cong vênh, nứt nẻ, mối mọt. Gỗ dùng để xẻ ván đóng đồ, làm nhà. Rễ có nhiều tinh dầu. Gỗ rất được nhân dân ưa chuộng. Cây mọc được trên đất xấu, tán xanh quanh năm, bộ rễ cọc phát triển, có thể trồng rừng phòng hộ, là nguồn cung cấp gỗ tốt cho vùng trung du. Gỗ có giác và lõi khó phân biệt về màu sắc. Giác màu vàng nhạt, lõi màu vàng da cam, có mùi thơm, vòng sinh trưởng rõ, thường rộng 4-6mm. Mạch đơn và kép ngắn phân tán, thường có xu hướng tập trung thành hàng lệch, cải biến phương hướng một cách có quy tắc, cũng có khi theo hình lượn sóng, số lượng mạch trên 1mm2 trung bình. Tia gỗ nhỏ và hẹp. Mô mềm dính mạch không đều. Sợi gỗ dài trung bình 1mm. Có tế bào tiết tinh dầu ở tia gỗ và mô mềm.

Gỗ cứng, trung bình và nặng trung bình. Khối lượng thể tích gỗ khô kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,5. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 537kg/cm2, uốn tĩnh 1024kg/cm2, sức chống tách 12kg/cm.

Gỗ re gừng có đủ những tiêu chuẩn thỏa mãn với yêu cầu của gỗ nguyên liệu dùng cho công nghiệp gỗ bóc, thích hợp với việc sử dụng gỗ để sản xuất đồ mộc.


4. Đánh giá rừng trồng

Cây re gừng được nghiên cứu thí nghiệm gây trồng và một số cơ sở sản xuất trồng thử nghiệm, song chưa có hướng dẫn, quy trình kỹ thuật gây trồng rừng re gừng. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đúc kết những nét chính về kỹ thuật gây trồng rừng re gừng.



Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương