II. cây gỗ lớn, gỗ dán lạng Cây mỡ



tải về 2.7 Mb.
trang9/14
Chuyển đổi dữ liệu28.11.2017
Kích2.7 Mb.
#34718
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14

Tài liệu tham khảo


  1. Trần Quang Việt, 1994. Cây Paulownia fortunei ở Việt Nam.

  2. Trần Quang Việt, Võ Văn Cần, Trịnh Khắc Mười, 1995. Gây trồng cây hông ở Việt Nam.

  3. Trần Quang Việt, 1981. Sơ kết đề tài ''Nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật và phương thức gây trồng cây hông''.

  4. Chinese Academy of forestry, 1995. Paulownia cultivation and utilization.

  5. Jing, J.P, 2000. Paulownia Cultivation. Chinese forestry Press.

  6. Zang Huaxin, 2000. Paulownia Breeding, Cultivation, Utilization and extension in China.

  7. Zhu, Z.H. et al., 1991. Intergrated Efficacy and Optimal Models of Paulownia crop intercroppning. Paulownia anf agroforestry, (1)1-19.

  8. Nguyễn Thị Kim Hương, 2000. Góp phần nghiên cứu kỹ thuật gây trồng cây hông ở Gia Lai.

Huỷnh

Tên khoa học: Tarrietia javannica Kost.

Họ: Trôm - Sterculiaceae.



1. Mô tả hình thái

Cây gỗ lớn cao tới 30m. Thân tròn thẳng, gốc có bạnh vè nhỏ, vỏ màu trắng bạc, có nhựa trắng trong, đường kính ngang ngực có thể đạt tới 1m.

Lá kép chân vịt gồm 3- 5 lá chét, mặt trên nhẵn, mặt dưới phủ lông trắng bạc, rộng từ 4- 8cm, dài 12- 17cm.

Hoa nhỏ đơn tính cùng gốc, xếp thành hoa tự viên chùy mọc ở nách lá đầu cành. Hoa cái không có tràng, hoa đực có 10 nhị.

Quả hình cầu dẹt, đường kính từ 1- 1,2 cm, cánh quả dài từ 6- 8cm, rộng 1,5- 3cm. Có một hạt. Mùa hoa vào tháng 1- 2, quả chín vào tháng 6- 8.

2. Đặc điểm sinh thái


  • Điều kiện khí hậu

Huỷnh phân bố và sinh trưởng ở các vùng có các đặc điểm sau:

- Lượng mưa bình quân năm từ 1800 mm- 2400 mm.

- Nhiệt độ bình quân năm: 23- 250C.

- ẩm độ tương đối trung bình năm: 80- 85%.

- Mưa tập trung vào mùa hè: tháng 6- 8.


  • Điều kiện thổ nhưỡng

Huỷnh sinh trưởng tốt trên các loại đất feralit vàng nhạt phát triển trên đá mẹ mắc ma axít hoặc sa phiến thạch, đất còn ẩm, sâu, tốt, thoát nước, hàm lượng mùn từ 1,5- 3%, độ pHH2O từ 5,5- 6,5.

  • Quần xã thực vật

Huỷnh phân bố rộng rãi trên các rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh, đặc biệt tập trung ở Quảng Bình với các loài: lim xanh, trường táu, kháo, máu chó, v.v...

Trong rừng huỷnh thường cùng với các loài lim xanh, táu, trường tạo thành tầng ưu thế sinh thái.



  • Vùng phân bố

  • Trên thế giới: Theo tài liệu của Paul Maurant (1965) thì huỷnh phân bố ở Lào, Campuchia và một số nước Đông Nam á.

  • ở Việt Nam: Huỷnh phân bố từ Đèo Ngang trở vào tới Đồng Nai, Sông Bé cũ và còn gặp cả ở Phú Quốc (Kiên Giang). Đặc biệt tập trung ở Quảng Bình (có thể coi huỷnh là cây đặc hữu của Quảng Bình).

3. Công dụng

Gỗ có giác lõi phân biệt, giác có mầu hông nhạt, lõi có mầu hồng xám. Vòng sinh trưởng rõ, thường rộng 4-6mm, có khi rộng tới 11mm. Mạch đơn và mạch kép phân tán, thường có 2 cỡ đường kính mạch lớn và mạch nhỏ phân biệt, số lượng mạch trên 1mm2 ít. Tia gỗ có 2 độ rộng khác biệt, có cấu tạo tầng so le. Mô mềm phân tán và tụ hợp, mầu mô mềm giống hệt mặt gỗ. Sợi gỗ cùng những tia nhỏ có cấu tạo tầng.

Gỗ cứng trung bình và nặng trung bình, khối lượng thể tích gỗ khô 640kg/m3. Hệ số co rút thể tích 0,45. Điểm bão hoà thớ gỗ 26%. Giới hạn bền khi nén dọc thớ 612kg/cm2, uốn tĩnh 1480kg/cm2. Hệ số co rút va đập 1,10.

Gỗ huỷnh có nhiều ưu điểm đáp ứng cho yêu cầu của gỗ dùng để tầu thuyền, có thể dùng trong kết cấu chịu lực, chủ yếu là trong đồ mộc, giao thông vận tải và xây dựng; dùng làm những cầu kịên cần chịu đựng va chạm và rung động.



4. Đánh giá rừng trồng

  • Nhận xét chung

Huỷnh được coi là một trong những cây bản địa chủ yếu trong công tác trồng rừng ở Nam Trung Bộ, đặc biệt ở Quảng Bình.

Sau giải phóng miền Nam 1975, huỷnh đã được đưa vào trồng rừng ở Đông Hà (Quảng Trị) và ở Quảng Nam cùng với keo lá tràm.

Cho đến nay mô hình trồng rừng huỷnh không còn nhiều, đa phần đã bị phá hủy, với những nguyên nhân cơ bản sau:

a) Chọn lập địa không đúng

Ví dụ như ở Lâm trường Khe Giữa (Quảng Bình) đã đưa huỷnh lên trồng ngay trên đất trống đồi trọc, với cỏ tranh, chít, chè vè trong khi đặc điểm sinh thái của loài huỷnh là ở đất ẩm, sâu, tốt, thoát nước và cần một độ tàn che nhẹ 30- 50% trong giai đoạn sinh trưởng ban đầu.



b) Tiêu chuẩn cây con đem trồng rừng

Cây con đem trồng quá thấp ( từ 30- 40cm) không đủ sức cạnh tranh dinh dưỡng, nước với các loài cỏ dại (cỏ tranh, chít, chè vè, v.v...).

Nhiều nơi trồng rừng bằng cây ''rai'' (trồng bằng cách bứng cây huỷnh tái sinh tự nhiên ở trong rừng). Cây con không đạt tiêu chuẩn hình thân cũng như chiều cao cần thiết ban đầu.



c) Không chăm sóc liên tục

Thông thường chỉ chăm sóc rừng trồng 3 năm đầu, sau đó bỏ hóa. Nhiều nơi huỷnh trồng đã cao tới 3- 4m, nhưng do bị cỏ tranh, chít, chè vè, cây bụi xâm lấn nên huỷnh sinh trưởng kém dần.



d) Định hướng chiến lược phát triển Lâm nghiệp không thống nhất

Nhiều nơi chặt phá rừng huỷnh (kể cả rừng phục hồi lẫn rừng trồng) để trồng thông hoặc cà phê.

Hiện nay có thể coi vùng Long Đại (Quảng Bình) là nơi trồng rừng huỷnh thành công hơn cả.

Nên trồng huỷnh trên đất feralit vàng nhạt phát triển trên sa thạch theo phương thức cải tạo theo băng 15m - 30m hoặc làm giàu rừng thứ sinh nghèo kiệt. Không nên trồng theo phương thức nông lâm kết hợp.


Kết quả xây dựng mô hình tại một số vùng sinh thái

Phương thức trồng

Làm giàu rừng theo rạch

Cải tạo theo băng

Trồng toàn diện (Rừng công nghiệp)

Trồng hỗn giao vớí

Keo lá tràm

Thông

tin


chung

*Địa điểm thu thập.

*Diện tích đánh giá

*Thiết kế kỹ thuật.


Ba Rền (Quảng Bình)

2 ha/150 ha

Rạch mở 5m, chừa 10m

N/ha = 222C (3 x 15m)



Ba Rền (Quảng Bình)

3 ha


Băng trồng 30m, chừa 30m

N/ha = 600C (4 x 4m)



Ba Rền (Quảng Bình)

3ha


N/ha = 1100C (3 x 3m)

Khe Giữa (Quảng Bình)

2 ha/56 ha

N/ha = 1100C (3 x 3m)

(1 Huỷnh + 1 Keo)



Lập

địa


*Khí hậu:

-Lượng mưa bình quân năm

-T0 bình quân năm.

*Thổ nhưỡng:

-Loại đất.

-Độ sâu tầng đất (cm).

-Độ chua thủy phân.

-Hàm lượng mùn (%).

*Thảm rừng trước khi tác động.


2200- 2400 mm

22- 250C

Fe vàng nhạt trên sa thạch

 50


5,5- 6,5

1,5- 3%


Rừng thứ sinh nghèo kiệt

2200- 2400 mm

22- 250C

Fe vàng trên sa thạch

 50


5,5- 6,5

1,5- 3%


Rừng thứ sinh nghèo kiệt

2000- 2200 mm

22- 250C

Fe vàng nhạt trên sa thạch

 50


5,5- 6,5

1,5- 3%


Đồi cỏ tranh + nứa tép

+ cây bụi



2200- 2400 mm

22- 250C

Fe vàng nhạt trên sa thạch

 50


5,5- 6,5

1,5- 3%


Đất trống + trảng cỏ +

trảng cây bụi



Tăng

trưởng


*Tuổi.

*.

*H (m).


*.

*D(cm).


13

16,2


1,25

15,34


1,18

16

18,89


1,18

19,36


1,21

16

17,76


1,11

18,08


1,13

16

18,08


1,13

18,41


1,15

Nhận xét về

kết quả và triển vọng

Rừng đã khép tán nhưng bị phân cấp lớn do không mở tán kịp thời. Nhiều khả năng thành công nếu như chăm sóc liên tục 7- 10 năm.

Rừng đã khép tán nhưng cây bị phân cấp lớn do không tiến hành tỉa thưa rừng trồng. Khả năng thành công rất lớn.

Rừng non đã khép tán nhưng sinh trưởng ở mức trung bình, rừng chưa qua tỉa thưa, tạo hình thân nên cây phân cành thấp

Rừng non đã khép tán, sinh trưởng ở mức trung bình, rừng chưa qua tỉa thưa, loại bỏ Keo lá tràm nên không thúc đẩy nhanh quá trình sinh trưởng của huỷnh.

5. Khuyến nghị

  • Giống

Huỷnh là cây sinh trưởng tương đối nhanh, nguồn giống nhiều và tương đối ổn định (cây ra hoa hàng năm). Thời gian cất trữ hạt giống có thể kéo dài 2- 3 tháng. Mặt khác huỷnh là cây dễ trồng (có thể trồng bằng rễ trần, hoặc stum, hoặc đánh cây ''rai'' trong rừng về trồng) nên các kế hoạch trồng rừng huỷnh sẽ không gặp khó khăn về nguồn cung cấp giống và cây con. Các kết quả nhân hom sinh dưỡng của Viện Khoa học Lâm nghiệp cho thấy tỷ lệ ra rễ của huỷnh tương đối cao  75%. Kết quả này mở ra một triển vọng rất lớn tạo nguồn giống cây con cho trồng rừng những năm tới.

  • Lập địa trồng

Huỷnh sinh trưởng và phát triển thuận lợi trên đất feralit phát triển trên đá mác ma a xít, sa, phiến thạch,... tầng đất sâu ẩm, nhiều dinh dưỡng, bởi vậy trồng huỷnh trên các dạng thực bì là rừng thứ sinh nghèo kiệt.

Tiến hành trồng rừng huỷnh ngay sau khai thác sẽ rất hiệu quả. Không nên gây trồng huỷnh ở nhóm dạng lập địa đất trống đồi trọc.



  • Kỹ thuật trồng

  • Mùa vụ thu hái: Thu hái vào tháng 7- 8 khi vỏ quả chuyển từ màu xanh sang màu cánh dán. Thu hái xong phải gieo ươm ngay trên các luống như đối với một số cây lá rộng khác, sau đó mới cấy vào bầu P.E (15- 20cm).

  • Tạo cây con: Cây con được chăm sóc trong vườn ươm như các loài cây lá rộng khác, giai đoạn đầu cần che bóng 50%. Trước khi đem trồng khoảng 3 tháng nên mở dần dàn che để tăng tính thích ứng của cây ươm. Trước khi trồng 1 tháng, luống ươm cây nên để trống hoàn toàn và giảm lượng nước tưới.

  • Phương pháp trồng: Huỷnh có thể trồng rễ trần hoặc bầu (sẽ đảm bảo tỷ lệ sống cao hơn) theo các phương thức sau: làm giàu rừng theo đám, cải tạo theo băng hoặc trồng đại trà theo kiểu trồng công nghiệp. Điều cần lưu ý là không nên trồng quá dày như là ở một số nơi mà mật độ ban đầu cũng là mật độ cuối cùng, không qua tỉa thưa.

N/ha = 2500 cây (2 x 2m).

N/ha = 1700 cây (2 x 3m).



  • Chăm sóc bảo vệ rừng trồng

Chăm sóc liên tục từ 5- 7 năm đến khi rừng non đã khép tán. Thời kỳ đầu huỷnh mới trồng cần che bóng nhẹ sau đó lớn dần chuyển sang ưa sáng và ưa sáng hoàn toàn. Vì vậy quá trình chăm sóc phải đảm bảo sao cho huỷnh khi còn nhỏ không bị phơi nắng hoàn toàn và cũng không bị che bóng quá mức.

- Năm thứ 1 - 3: (2 lần trong năm trước và cuối mùa mưa). Công việc chủ yếu là làm cỏ, vun gốc, xới váng và phát luỗng dây leo.

- Năm thứ 4 - 6: Mở tán, tạo hình thân.

- Năm thứ 7: Tỉa thưa, điều tiết mật độ, tạo không gian dinh dưỡng phù hợp với cây trồng.



Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Xuân Quát, 1996. Góp phần tìm chọn cây bản địa chất lượng cao để trồng rừng ở Việt Nam. TTKHKT Lâm Nghiệp.

  2. Vụ KHCN- Bộ Lâm Nghiệp, 1994. Kỹ thuật trồng một số loài cây rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

  3. Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 1986. Cây rừng Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.


Cây lõi thọ

Tên khoa học: Gmelina arborea Roxb.

Họ Tếch: Verbenaceae.

1. Mô tả hình thái

Lõi thọ là loài cây gỗ trung bình, chiều cao đạt tới 30m, đường kính ngang ngực đạt tới 40 -50 cm. Vỏ nhẵn có bì khổng nổi rõ. Vỏ màu vàng nhạt khi non, khi già có màu xám nhạt, bong mảng.

Lá đơn, mọc đối, hình trái xoan, đuôi lá nhọn. Mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu xám bạc, có 3 gân gốc, gân bên 3-4 đôi nổi rõ ở mặt dưới lá.

Hoa mọc thành chùm có phủ nhiều lông màu vàng nhạt. Hoa to có lá bắc hình tuyến. Cánh hoa màu vàng. Quả hình trái xoan, đường kính 1,5 -2 cm, có 1- 2 hạt.



2. Đặc điểm sinh thái

Lõi thọ phân bố tự nhiên ở nhiều nước trong vùng Đông Nam á: India, Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Sri Lanca, Thái Lan, Lào, Cămpuchia, Việt Nam, Trung Quốc. Lõi thọ ở Việt Nam phân bố rải rác trong rừng cây lá rộng và nửa rụng lá ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc cho tới Tây Nguyên. Chúng mọc lẫn với các loài giẻ, chẹo, trám, vạng... Phân bố các vùng có độ cao từ 700 m trở xuống.



  • Điều kiện khí hậu

  • Lõi thọ thích hợp với vùng có lượng mưa 1100mm - 2500 mm/năm. Một năm có không quá 3 - 4 tháng khô hạn.

  • Lõi thọ thích hợp với những vùng có nhiệt độ trung bình hàng năm trong khoảng 20 -240C.

  • Yêu cầu về ánh sáng

- Đây là loài cây ưa sáng hoàn toàn.

  • Yêu cầu về đất đai

- Lõi thọ sống trên các loại đất feralit nâu đỏ, nâu xám, không chua, giàu mùn.

Lõi thọ rụng lá vào tháng 2-3. Khi rụng hết lá đồng thời lõi thọ ra hoa và lá mới. Quả chín vào tháng 5 -7.



3. Công dụng

Gỗ lõi thọ màu trắng, giác lõi ít phân biệt, tỷ trọng d =0,698, mịn, mềm dễ gia công. Gỗ dùng để đóng đồ dùng trong nhà, dụng cụ âm nhạc, gỗ diêm, bao bì... Dùng làm gỗ bóc, gỗ làm nguyên liệu giấy. Lõi thọ dùng để trồng thành rừng công nghiệp ở những điều kiện lập địa thích hợp. Hoặc trồng phân tán cũng đạt hiệu quả cao. Hoặc dùng để trồng rừng trên đất thoái hóa. Đây là một trong những loài cây gỗ mọc nhanh, gỗ có nhiều ưu điểm có thể phát triển trên các vùng thích hợp. Quả và vỏ quả dùng làm thuốc điều trị một số bệnh (Trimen, 1895; Wagman, 1982). Lá non và rễ cũng có giá trị làm thuốc (Burkhill, 1935). Lá có tiềm năng sản xuất thuốc (apigemin, luteolin, quercetagenin); rễ sản xuất gmelioceryl alcohol và gỗ cho lignins.



4. Đánh giá rừng trồng

  • Đặc điểm lâm sinh

Lõi thọ trong tự nhiên ít khi sống thành từng quần thụ thuần loài. Nhưng rừng trồng thuần loài sinh trưởng tốt. Là loài cây tiên phong, ưa sáng, nhưng có thể chịu bóng nhẹ. Chúng thường tái sinh ở những lỗ trống lớn trong rừng, có thể chịu hạn và sương giá. Nhưng cây con dễ bị chết trong điều kiện đó. Sinh trưởng của lõi thọ có thể bị giảm sút khi gặp vài mùa hạn hán. Tái sinh hạt mạnh. Khả năng nảy chồi tốt. Lõi thọ được gây trồng rừng ở: Bangladesh, Brunei Darussalam, Cămpuchia, Trung Quốc (Đài Loan, Vân Nam); India: Andhra Pradesh; Assam; Delhi; Kerala; Madhya Pradesh, Utta Pradesh; West Bengal; Indonesia; Malaysia; Myramar, Nepal; Pakistan; Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam; Cote di Voire, Ghana, Kenia, Nigeria, Rwanda; Sierra Leone; South Africa, Tanzania, Uganda, Brazil; Fiji; Papua New Guinea, Solomon Islands.

Những điểm chính về kỹ thuật gây trồng rừng lõi thọ như sau: Lõi thọ đươc trồng bằng cây con, thân cụt, cây hom. Trọng lượng hạt tươi có khoảng 1300 -1500 hạt/kg. Hạt tươi tỷ lệ nảy mầm đạt 90%.



  • Thu hái hạt và gieo ươm

Lâm phần lõi thọ 4-7 tuổi đã có quả và có hạt. Quả chín từ tháng 5 đến tháng 7. Khi quả chín, vỏ quả có màu vàng và rụng xuống gốc. Thu nhặt quả chín, xát sạch vỏ quả để lấy hạt. Hạt có thể cất trữ hoặc gieo ngay.

Sau 7-15 ngày hạt nảy mầm. Nếu hạt đã bảo quản cần ngâm trong nước lã 24 giờ, sau đó ủ cho hạt nảy mầm. Hạt nảy mầm, đem gieo vào bầu. Cây con 2 - 2,5 tháng tuổi, chiều cao 30 -40 cm, đường kính gốc 0,5 -0,6 cm có thể đem trồng. Khi giống đã được chọn lọc, lõi thọ được nhân giống bằng hom có sử dụng các chất kích thích ra rễ. Thường sử dụng IBA và NAA theo các tỷ lệ khác nhau tùy theo mùa.

Các nước trồng rừng lõi thọ thường sử dụng cây con bằng hom lấy từ cây mẹ đã được tuyển chọn.


  • Đất trồng

Một số lý hóa tính của đất ảnh hưởng rất rõ tới tỷ lệ sống và sinh trưởng của lõi thọ. Đất tơi xốp, ít chua lõi thọ sinh trưởng khá. Đất chua lõi thọ sinh trưởng kém.

Thông thường trồng rừng lõi thọ là rừng thuần loài. Tùy theo mục đích gây trồng rừng khác nhau, lõi thọ được trồng các mật độ thích hợp. Để làm ván dăm, sản xuất bột giấy thường trồng theo cự ly 1,2 x1,2 m và 1,8 x1,8 m. Để làm gỗ bóc, gỗ xẻ trồng theo cự ly 3x3 m. Lõi thọ là loài ưa sáng, khi làm đất để trồng rừng lõi thọ cần làm sạch thực bì. Trồng lõi thọ có thể kết hợp trồng cây nông nghiệp như ngô, đỗ và có thể trồng xen cả sắn. Thường chăm sóc, vun xới gốc và phát dọn cây xâm lấn cho lõi thọ trong 3 năm đầu, khi rừng lõi thọ chưa khép tán.

Trồng lõi thọ bằng cây con thân cụt, thường phải tỉa chồi. Tỉa thưa là một khâu quan trọng trong việc nuôi dưỡng rừng trồng. Khi trồng rừng lõi thọ để sản xuất gỗ bóc, gỗ xẻ cần tiến hành tỉa thưa. Cường độ, tuổi, số lần tỉa thưa tùy thuộc mật độ trồng ban đầu và cấp đất. Trồng lõi thọ theo cự ly 2,2 x2,1 m và 3,7 x3,7m, tỉa thưa khi lâm phần có chiều cao 6 -9 m (Fox, 1967).

Thông thường tỉa thưa khi rừng lõi thọ 3 -4 tuổi. Tuổi 9 để mật độ 740 cây/ha chiều cao lâm phần đạt 9 m. Để lại 125 cây/ha khi lâm phần có chiều cao 15 m. Brazil thường giữ 900-950 cây/ha và 800-1000 cây/ha ở tuổi 5 cho lập địa tốt và xấu. KFPL (Kolombangara Forest Products Limited) trồng lõi thọ cung cấp gỗ xẻ, tuổi 2 tiến hành tỉa thưa để lại 500 cây/ha. Tuổi 3 để lại 250 cây/ha.

Gỗ dăm với chu kỳ kinh doanh 10 năm, tuổi 2 tỉa thưa để lại 500 cây/ha (Graham Chaplin, 1993).

Lõi thọ trồng để sản xuất gỗ xẻ khai thác ở tuổi 15 -20 được 250 -359 m3/ha với 200 -300 cây/ha (FD, 1993). Lõi thọ sản xuất gỗ dăm với chu kỳ 5 năm sản lượng 200 m3/ha với mật độ 800 cây/ha.



Lõi thọ là loài cây mọc nhanh, gỗ rất được ưa chuộng trong chế biến công nghiệp. Rất nhiều nước trong vùng và trên thế giới đã gây trồng rừng lõi thọ có năng suất cao. Việt Nam đã nghiên cứu gây trồng rừng lõi thọ có kết quả. Năm 1983 lõi thọ được trồng thí nghiệm ở Nghĩa Đàn, Nghệ An. Đất trồng lõi thọ là đất rừng nghèo, đã bị chặt hết cây gỗ có giá trị, chỉ còn các loài cây kém giá trị kinh tế. Tiến hành phát dọn toàn bộ. Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên phiến thạch màu tím, độ dày tầng đất mặt 40 -50 cm, có độ pH = 4 -5, hàm lượng mùn là 2%. Đất còn tơi xốp. Trồng bằng cây hom. Mật độ trồng ban đầu là 1100 cây/ha. Đến năm thứ 3 rừng đã khép tán, tiến hành tỉa thưa 30%, còn lại 700 cây/ha, cuối tuổi 6 tỉa thưa lần 2 để lại 400 cây/ha.
Biểu 1: Tình hình sinh trưởng của lõi thọ trồng ở Nghĩa Đàn

Tuổi

D1,3(cm)

ZD (cm)

H ( m)

ZH(m)

V (m3)

1

0,9




1,2







2

1,9

1,0

3,5

2,3




3

5,8

3,9

5,2

1,7




4

9,6

3,8

8,7

3,5




5

13,4

3,8

11

2,3

25,2

6

16,5

3,1

13

2,0

50,0

7

19,7

3,2

15

2

101,16

8

23,5

3,8

16,8

1,8

87,6

9

26,2

2,7

18,7

1,9

183,6

10

28,5

2,3

20,5

1,8

223,6

Bình quân năng suất đạt 22 m3/ha /năm (tính cho 400 cây/ha) trên ô thí nghiệm. Thử nghiệm này có tính chất thăm dò, nhưng cho thấy đây là một loài cây rừng có năng suất khi trồng rừng.

Năm 1996 -2000, lõi thọ được nghiên cứu tương đối toàn diện hơn. Kết quả cho thấy lõi thọ thích hợp trên một số dạng lập địa của Việt Nam. Mô hình thí nghiệm ở xã Lâm Sơn, Lương Sơn, Hòa Bình ở tuổi 4 lâm phần đã khép tán. Trong trồng rừng, rừng trồng từ ban đầu cho tới khép tán, đến giai đoạn khép tán được xem như giai đoạn đầu thành công. Điều kiện tự nhiên ở Lâm Sơn: Đất trồng là đất feralit màu nâu đỏ phát triển trên đá vôi. Có độ cao 100 m so với mặt biển. Đất đã qua làm nương rẫy nhiều lần. Độ dốc bình quân 25 độ. Độ dày tầng đất trên 35 cm. Đất tơi xốp, độ pH (KCl) = 4,84, hàm lượng mùn 2,39%, đạm 0,21%. Lượng mưa bình quân năm 1812 mm/năm, có 4 tháng lượng mưa dưới 50 mm; nhiệt độ bình quân năm 23,2oC. Năm 1997 tiến hành thí nghiệm. Trồng thuần loài mật độ 1100 cây/ha. Hố cuốc 30x30x30 cm. Trồng bằng cây con có bầu; 70 ngày tuổi, cây con có chiều cao bình quân 25 -30 cm, đường kính gốc 0,4-0,5 cm, trồng tháng 8/1997. Cuối năm (tháng 12 vun xới gốc 1 lần). Tỷ lệ sống 95%.


Biểu 2: Sinh trưởng của lõi thọ ở Lương Sơn, Hòa Bình

Tuổi

D (cm)

Z D(m3)

H ( m)

Z H ( m)

V ( m3)

1

0,4-0,5




0,30







2

5,18




3,86







3

8,22

3,04

6,26

2,4




4

10,7

2,48

8,6

2,2

46,0

5

13,3




10,8




73,0

Lõi thọ trồng ở Lương Sơn tăng trưởng bình quân về D1,3 đạt 2,6 cm/năm và chiều cao đạt 2,16 m/năm. Tuy mới 5 tuổi nhưng lâm phần xanh tốt. Tăng trưởng thường xuyên khá mặc dù trồng lõi thọ thí nghiệm (số liệu trên) chỉ trồng thông thường, chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh.

Cây lõi thọ có phân bố tự nhiên ở Việt Nam. Cây lõi thọ đã được nhiều nước trong vùng đạt năng suất cao 20 -27/m3/năm. Hai mô hình thí nghiệm trồng ở Nghệ An và Hòa Bình, lõi thọ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao (trên 95%), có khả năng thành rừng.



5. Khuyến nghị

- Nên phát triển gây trồng rừng cây lõi thọ ở Việt Nam để cung cấp gỗ xẻ, gỗ bóc. Trong việc chọn đất cần chú ý đến độ pH, đây là yếu tố quan trọng tới sự sinh trưởng của lõi thọ.



Каталог: wp-content -> uploads -> sites
sites -> KÕt qu¶ ®Ò tµi "nghiªn cøu trång rõng Tr¸m tr¾ng
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương