Đại Ngụy Chân Kinh Lê Huy Trứ



tải về 0.65 Mb.
trang5/7
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích0.65 Mb.
#37060
1   2   3   4   5   6   7

Theo Kinh Ngụy Tạo (Apocrypha) của Prof. Kyoto Tokuno, PhD, Phạm Doãn dịch ra Việt Ngữ, “Trong bộ sưu tập các kinh giả, phải nói “kinh dị” nhất là các kinh giả của Đạo Phật Đông Á. Các kinh này mạo nhận cấp bậc cao nhất của truyền thống Ấn Độ bằng cách tự nhận là lời nói của chính Đức Phật. Hiển nhiên khi kinh ngụy tạo mạo nhận là thánh điển, nó không thể không bị phát hiện bởi các nhóm bảo thủ hay tự do trong cộng đồng Phật tử. Trong thời kỳ trung cổ các kinh giả trở thành đối tượng bị khinh bỉ nhưng ngược lại chúng cũng đã trở nên công cụ và lực lượng vật chất làm biến đổi ý nghĩa của Phật giáo.

Như vậy kinh ngụy tạo của đạo Phật Trung quốc là hình ảnh thu tóm tất cả sự phức tạp xung quanh các vấn đề lịch sử, lý lịch và chức năng của nó bao gồm một lãnh vực rộng hơn trong kinh điển Phật giáo.”

Tôi không hiểu nổi tâm địa của người Trung Hoa, họ có nền văn hóa rất cao trước cả bất cứ dân tộc nào trên thế giới, họ có thể tự mình sáng tạo và chế biến ra nhửng gì được du nhập, họ dư thừa kinh nghiệm để cải thiện và làm cho hoàn mỹ hơn giống như người Nhật làm mà không cần phải ngụy tạo, gian dối, lừa người ngoài, lừa cả chính mình lẫn lừa luôn dân mình. Mà nạn nhân bị ãnh hưỡng xấu, bị tại hại trầm trọng nhất, muôn đời không thoát ra được ảnh hưỡng Tàu vẫn là dân Việt. Cho dù, dân Việt có bỏ nước mà đi khắp thế giới thì Tàu củng chạy theo như hình với bóng. Tàu chỉ có thể buôn tha cho mình nếu mình thành Tàu mà thôi. Nguy tai, nguy tai!

Trong nhửng kinh điển của Phật Giáo Đại Thừa thường chỉ trích và xem Phật Giáo Nguyên Thủy như là một tông phái thấp kém chỉ có đạt được trình độ A La Hán, Thanh Văn là cùng chứ không bao giờ giác ngộ được như các bật bồ tát hay cao nhất là tri kiến Phật, thành Phật. Dĩ nhiên, củng như truyền thống bất hủ, tự kiêu, tự đại cho mình là cái rốn của vũ trụ - Trung Hoa. Phật Giáo Đại Thừa Trung Hoa, tự cho mình là Đại còn tất cả không phải từ Tàu ra là Tiễu. Họ kỳ thị nhửng văn hóa khác là nhược tiễu man di, phương Nam họ gọi là Man Di (Nam Man) như Việt Nam, phương Tây thì họ gọi là rợ Hồ, Liêu Cẫu, và Tây Phương Bạch Quỹ (Qũy Da Trắng ở Âu Châu.) Văn minh Trung Quốc suy đồi củng vì tự cho mình là độc tôn, cho đến bây giờ họ củng không bao giờ mở mắt, không được như người Nhật, tự cho người Trung Hoa là văn minh nhất không thèm học văn hóa di tộc ngoại lai. Nhưng họ rất giỏi về ăn cắp, ngụy tạo rồi tự nhận là của mình sáng tác. Dĩ nhiên, hai nền văn hóa tối cổ, Ấn Độ và Trung Hoa không bao giờ hòa hợp được. Phật Giáo là một trường hợp đặc biệt, ngoại lệ. Phật Giáo dung hòa được với đạo Lão và Khỗng của Trung Hoa và đã được bành trướng mạnh mẽ, ảnh hưởng các nước chư hầu của Trung Hoa trở thành Tam Giáo Đồng Nguyên cả ngàn năm nay sau khi bị Tàu đồng hóa thành đạo của họ. Điễn hình, Phật Giáo Đại Thừa du nhập từ phương Bắc ở Việt Nam được xem là tông phái lớn nhất, có ảnh hưởng rất sâu đậm đối với quần chúng VN so với Phật Giáo Nguyên Thủy được du nhập vào VN từ phương Tây từ Ấn Độ qua đường Thái Lan, Cam Bốt và Lào. Đa số chúng ta nhắm mắt thọ trì kinh điển Đại Thừa, coi thường Nguyên Thủy cho là lạc hậu. Điều đáng nói, không phải vì vậy mà chúng ta nên lập tức phủ nhận Đại Thừa Trung Hoa vì đó là giã mạo, ngụy tông, như Nam Tông thường cảnh cáo mà phải can đảm nhìn thẳng vào sự thật và đặc lại vấn đề cho phù hợp với lịch sữ, công bằng với sự thật. The truth will set us free.

Phật Giáo Nguyên Thủy gọi là Nam Tông, Theravada không công nhận danh từ Tiểu Thừa mà Phật Giáo Đại Thừa gán cho họ. Họ luôn luôn còn nói rằng: Kinh điễn Đại Thừa không phải là lời dạy của Phật mà là ngụy tạo, dựa vào các luận cứ sau đây:

Đại cương, Kinh Đại thừa rất dài, viết bằng tiếng Sanskrit, rất cao siêu, rất linh động, khi thực, khi hư và chỉ bắt đầu xuất hiện sau hơn 500 năm, kể từ khi đức Phật nhập diệt.

Theo Tiểu phẩm Cullavagga trong Tạng Luật, Hòa Thượng Rewata Dhamma viết: Đức Phật không có dạy Kinh Đại Thừa cho 10 Đại đệ tử của Ngài. Vì thế, hoàn toàn không có Kinh Đại Thừa, trong lần kết tập kinh điển thứ nhất, tại động Thất Diệp, Satiapanni, thành Vương Xá, Rãjagãha, do ba Đại đệ tử: Ma- Ha- Ca- Diếp, Ưu- Ba- Ly (luật) và A-Nan-Đà (kinh) đồng chủ toạ, dưới sự bảo trợ của vua A-Xà-Thế, Ajatasattu.

Nếu đúng như vậy, Đức Phật cũng không có dạy Kinh Đại thừa cho bất cứ ai! Hay nói rỏ ra, Đức Phật chưa bao giờ nghe qua nhửng kinh điển này. Oan cho Phật bị gán là mình nói cho dù kinh có cao siêu hơn mình giảng hay là ngụy ma kinh.

Trong Kinh Đại Thừa thường lập luận rằng: Đức Phật chỉ giảng dạy Kinh Đại Thừa cho những chúng sinh nào có trình độ hiểu biết cao, cở hàng Bồ Tát … là không hợp lý, không hợp với chủ đích bình đẳng của Đức Thế Tôn. Cho dù, trước nay, nhửng bật thượng tri thức đều công nhận tư tưởng Đại Thừa rất cao siêu qua việc giảng giải kinh Phật. Ngay chính các đại đệ tử của Phật, cũng có trình độ hiểu biết rất cao, nhưng không hề biết gì về kinh Đại Thừa cả. Theo kinh Đại Thừa, nhửng đại đệ tử Ấn Độ này nghe Phật giảng bằng tiếng mẹ đẻ mà vì chưa đạt tới trình độ để hiểu nổi nên van xin Phật giải thêm chi tiếc. Trong khi đó, hình như các Tỗ Tàu biết về Phật còn hơn là Phật biết mình nửa? Cái này, được gọi là đi guốc trong bụng Phật. Họ giảng giải lời Phật dạy còn cao hơn cả Phật biết nửa?

Lập luận khác, thực tế hơn và khả tín hơn cho rằng: Sau hơn 500 năm, kể từ khi Phật nhập diệt, khoảng thế kỹ thứ nhất của Tây Lịch các Tổ Sư của Phật giáo như ngài: Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Long Thọ, Vô Trước, Thế Thân … mới suy diễn và thêm thắt kinh Nguyên Thủy để viết ra kinh Đại Thừa. Sự việc cũng tương tự như Ngài Huệ Năng, cũng suy diễn từ Kinh Nguyên Thủy để viết ra Kinh Pháp-Bảo-Đàn, ở thế kỹ thứ 7. (Viết theo tài liệu tham khảo, Sau hơn 500 năm kể từ khi Phật nhập diệt, PG Đại Thừa mới xuất hiện, Nguyễn Trung Hiếu)

Trước tác, sáng tác được xem là có giá trị với References, mà đừng có đạo văn, ăn cắp ý người khác, cho người khác nói, mà không chú thích, trừ khi vô tình trùng ý, làm cho công trình nghiên cứu, tìm tòi, khám phá, phóng/trước tác của mình tăng thêm giá trị bác học, luôn luôn được độc giả hoan nghinh, kính trọng và khâm phục. Vậy thì vì lý do gì mà phải kém tự tin gán huy chương cho Phật, cho Phật tất cả credit của công trình trước tác kinh, hay hơn Phật, của mình? Con hơn cha là nhà có phúc. Đồ tử, đồ tôn mà tài giỏi hơn sư phụ, sư tổ là phúc cho tông phái. Tại sao người Tàu không được như Nhật, như Mỹ, hãnh diện với nhãn hiệu – Made in USA, Made in Japan mà phải dấu diếm cái nhãn hiệu Made in China, ăn cắp nhãn hiệu của người khác? Hỏi là tự trã lời: Đồ dỡm mới mạo danh lừa bịp chứ vàng thật thì đâu có sợ lữa thử thách mà dấu nhẹm sự thật.

Tôi không tin nhửng kinh điển được truyền khẫu rồi thì được ghi lại bởi nhửng tỳ kheo vài trăm năm sau khi Phật nhập diệt là tuyệt đối không sai một chữ. Mà cho dù được ghi âm như thị ngã âm đi nửa thì hơn 2500 năm rồi dù cho là chân lý thì tự kinh bị tam sao thất bổn. Rồi bị nhửng tỳ kheo, giáo sĩ Ấn Độ Giáo, lẫn tăng sĩ Tàu chế biến thêm như là Thánk Kinh của những tôn giáo khác. Tự cho là chân lý tuyệt đối, không bao giờ sai, là mạc khải của thượng đế không được phỉ báng, thắc mắc mà phải tuyệt đối tin thờ không thì sẻ bị trừng phạt, bị đọa đày xuống địa ngục. Nếu đây là chủ trương của Phật Giáo thì tôi không cần theo Phật theo Pháp làm gì vì có nhửng tôn giáo khác đả buôn bán món ăn tâm linh này hấp dẫn và thực tiễn hơn đạo Phật nhiều.
  1. Phương tiện của kinh điển


Tuy hàng trăm kinh điển của Đại Thừa được vài học giả hiện nay và giới trí thức chứng minh rất khoa học là ngụy kinh của các Tổ Tàu và các cao tăng Trung Hoa. Điều khám phá này chẳng có gì là mới lạ, Phật Giáo Nguyên Thủy đả báo động cái trò ‘ngụy tạo’ này hơn cả ngàn năm rồi nhưng Đại Thừa Trung Hoa bành trướng rất mạnh mẻ với sự hổ trợ của vương quyền, càng ngày càng thắng thế. Hơn nữa, nhửng kinh điển của Đại Thừa được ngụy tạo bởi nhửng học giả có trình độ tâm linh, văn chương, giác ngộ rất cao cho nên lộng giả thành chơn. Đa số chúng ta học Phật từ Đại Thừa kinh điển cho nên bị ảnh hưởng rất sâu đậm cho dù có thể đó là nhửng ngụy kinh, Phật không nói củng mạo nhận là đức kim khẩu. Khẫu chứng vô bằng!

Thật ra, tất cả thánh kinh của bất cứ tôn giáo nào trên thế giới củng điều là ngụy thánh kinh, được viết ra bởi nhửng giáo sĩ với mục đích duy nhất là muốn làm chủ tinh thần của con chiên (trườu.) Các giáo chủ, ngoại trừ Phật Thích Ca, đều là vô học, không biết chữ, xuất thân lao động, nên chỉ truyền đạo bằng miệng (khẫu truyền.) Sau khi họ chết đi vài trăm năm mới bị con người quật xác lên lại, phong cho là thượng đế cho hợp với nhửng ngụy tạo trong thánh kinh của họ. Nhưng, nếu không nói đó là lời của God (Cod,) không tin hay vâng lời thì sẻ bị trừng phạt tra tấn dã man, giết chết hay thiêu sống. Đối với họ nếu không làm như vậy thì dễ dàng gì mà bắt được cái lũ ác nhân này ngoan ngoãn tôn sùng chúa của họ được? Có thể củng vì lý do đó mà các Tổ, và cao tăng Ấn lẫn Tàu phải mượn lời Phật thay ý mình, chêm thêm mê tín dị đoan, để giáo dục cái đám nhân sinh thượng mạn cùng lũ vương quyền ngoan cố ở bên Tàu, củng như Huệ Năng phải sống ấn náu trong đám thợ săn?

Phật Thích Ca Mâu Ni củng truyền đạo bằng khẫu truyền, có thể hồi đó chưa có văn tự, sau khi ngài nhập diệt được vài tháng, kim khẫu thâm diệu của ngài được các đệ tử và tỳ kheo cùng ghi lại qua nhửng đại hội kinh điển. Kinh điển Đại Thừa củng được xuất hiện rất sớm cùng thời với nhửng đại hội kể trên trong vòng thế kỷ thứ 2, trước Công Nguyên. Nhưng nhửng kinh điển phổ thông của Đại Thừa được truyền vào Trung Hoa và được giảng dạy thì chỉ khoảng 500 năm sau ngày Phật nhập diệt. Rồi một số được trước tác bởi các Tỗ, Cao Tăng và Thiện Tri Thức được xem là nhửng kinh điển rất cao siêu. Đa số, nhửng chi tiếc trong kinh cố tình dựa vào tinh thần Phật Đà nhưng giải thích cho thích hợp với sở tại. Họ không trích y nguyên văn kim khẫu của Phật trong kinh điển Nguyên Thuỷ nhưng đã dựa vào tinh thần của tự kinh, mượn ý Phật để giảng giải thêm cho rõ ràng, dể hiểu và cho thích hợp với trình độ chúng sinh thời đó. Dĩ nhiên, củng có nhửng kinh điển ‘lạ’ được chêm vào mà ngày nay chúng ta gọi là “rác rưới,” đầy mê tín, dị đoan phải cần điểm danh và loại bỏ vì đó thật sự là ngụy kinh làm lu mờ Phật Pháp, đi ngược với lời Phật dạy.

Đa số nhửng kinh điển của Đại Thừa đã được chú thích với nguồn gốc rỏ ràng trong phần nhập đề, dịch từ kinh gì, ai dịch, lúc nào, hoàn cảnh nào, ... Theo quan niệm ngày nay, họ đả viết đúng tiêu chuẫn khoa học và luật viết lách của thời đại hiện tại. Họ không hẳn đạo kinh mà đả chứng minh nguồn tài liệu dịch thuật, references, và nhất là cố gắng duy trì được mục đích của kinh nguyên thủy. Dùng chữ Ngụy Kinh có vẻ không được fair cho tiền nhân. Có thể hồi đó họ kiêm nhường, không dám thượng mạn đề tên mình đả trước tác hay viết ra. Khác thời bây giờ, nếu tôi viết kinh hay hơn kinh Phật thì tôi sẻ mạnh dạn nhận là mình viết, với references, ghi chú, trích từ đâu,...để được best seller. Nhưng dĩ nhiên tôi sẻ không bán được một cuốn, ngay cả vợ con tôi, cho không, chúng nó củng không thèm đọc, vì tôi không phải là Phật, Đạt La Lạt Ma, thiền sư, hay học giã. Nếu có đọc, họ cho tôi là ngạo mạn, chấp ngã độc tôn, và sẻ không đồng ý với nhửng điều tôi trình bày. Tuy nhiên, họ không thể nói tôi ‘pirate’ được.

Tôi học Phật củng nhờ nhửng ‘Ngụy Kinh’ của Đại Thừa này. Bắt đầu từ Bát Nhã Tâm Kinh, rồi học ngược lại Tứ Diệu Đế, Bát Chính Đạo, Thập Nhị Nhân Duyên, mà tiếp tục học lóm các kinh khác. Điều không thể chối cải được, văn hóa Việt Nam từ Trung Hoa mà ra, chúng ta chịu ảnh hưỡng văn minh, lẫn ‘kém văn minh’ của Tàu. Hơn mấy ngàn năm về trước, chúng ta từ sông Dương Tữ bên Tàu di cư xuống phương Nam. Chúng ta có thể không ưa Tàu xâm lăng chứ không thể ghét cái văn hóa Trung Hoa, không thể từ bỏ cái gốc văn chương bác học của Hán-Việt trong ngôn ngữ của mình được. Like it or not! Như chúng ta không ưa Thực Dân Tây chứ love văn hoá Pháp, củng như bây giờ hấp thụ văn hoá Mỹ. Chúng ta bây giờ chống Trung Cộng hà hiếp mình, chống ‘kém văn hoá’ của Trung Cộng đả ảnh hưởng xấu cho dân tộc từ cái đám VC Việt Gian nhập cảng từ Tàu Cộng chứ các Tỗ Trung Hoa ngày xưa không phải là kẻ thù của chúng ta. Dù quá khích cho tất cả dân Trung Hoa là kẻ thù của chúng ta đi nửa thì cách học tốt nhất là learn from the enemy, tri kỷ, tri bỉ, mới mong thắng được người, mới mong sẻ vươn lên, tự lực, tự cường như nước Đức, nước Nhật sau ngày bại trận thế chiến II.

Tóm lại, cái gì tốt của người thì nên học, nên bắt chước. Cái gì xấu của mình thì nên cải thiện, bỏ hẳn đi. Chứ đừng theo thói quen cố hữu, tự cho mình tài hơn người, ‘học một biết mười,’ học xấu lẫn tốt của người lại làm cho nó xấu hơn người.

Theo tôi, phần nhiều kinh điển Đại Thừa Trung Hoa, bị một số học giả Tây Phương ngày nay gọi là Ngụy Kinh (Apocrypha,) có nhửng tư tưởng rất cao siêu thích hợp cho nhửng bật trí thức, nhửng học giả và nhửng khoa học gia của Đông lẫn Tây và đáng cho tất cả mọi tầng lớp chúng ta học hành và thọ trì. Căn cứ vào nhửng công trình nghiên cứu và chứng minh nhửng kinh quan trọng của Đại Thừa không phải là Phật thuyết của họ, chúng ta phải can đãm với tinh thần bi trí dũng của Phật Giáo để mà công nhận và cám ơn họ đả báo động cho đa số chưa biết hay quên là nó đã ‘như vậy.’ Thật ra nhửng điều này không có gì mới lạ, Phật Giáo Nguyên Thủy đả đề cập, đả kích Đại Thừa hơn cả ngàn năm rồi. Ngược lại, Đại Thừa cho họ là Tiễu Thừa, hột chết không trổ nổi quả Phật Thừa.

Phật Tử Đại Thừa chúng ta không nên giao động, đọc kinh để trì kinh, chứ không để bị kinh trì. Cái gì hay ho, cao siêu, đúng với tinh thần Phật Giáo thì lắng nghe, học hỏi. Cái gì mình thấy và nghĩ là mê tín dị đoan không thích hợp với tâm thì gát qua một bên, hỏi nhửng bật tri kiến, hay suy nghiệm cái ý tiền nhân, đặc mình trong thời đại đó, để thử nghiệm xem cái ẩn ý bên trong của họ.

Cái thần thông đôi khi không khác với mê tín. Nếu một ngày nào đó, khoa học có thể back to the future, chúng ta bắt được tần số online thấy được Phật đang giảng kinh 2600 năm về trước thì đó có phải là dị đoan mê tín không? Lúc Phật đang thuyết tôi recording, iphone text, và email cho Phật, rồi thì Phật bảo các đệ tử, chờ một chút thằng Trứ nó text tau từ tương lai, để tau text lại, trong vòng 2 sátna là nó nhận được, thì lúc đó các đại đệ tử ngài sẻ nghỉ gì trong đầu? Chắc chắn sẻ có hơn 5000 thượng mạn tăng đứng dậy bỏ đi vì cho Phật xạo, nói chuyện mê tín dị đoan trừ khi Phật dạy họ internet, computer, TV và dùng cell phone.

Theo tôi, ngụy hay chính gì củng không thành vấn đề, miển hay là tôi đọc, dở là tôi vất sọt rác PC, delete. Rất nhiều bật trí thức từ Đông Phương lẫn Tây Phương theo đạo Phật vì được cơ duyên đọc được nhửng triết lý cao thâm của Đại Thừa Trung Hoa. Phật nói hay không nói, chả ai kiểm chứng được. Phật nói hơn 40 năm giảng đạo, cả ngàn lời, ngài củng không nhớ mình có nói hay không nửa. Nếu Phật nói có lý thì tôi nghe, vô lý thì tôi không phải nghe. Đa số là tôi nghe vì đó là nhửng lời hay ý đẹp.
  1. Trì Kinh, Kinh Trì


Chúng sinh là Phật sáng mắt (vô sanh) sờ voi trong bóng tối rồi chấp vào vô minh, tưởng là mình bị vô minh che lấp. Diệu Pháp Liên Hoa dạy cho Phật biết dùng mắt Phật, dạy chư tăng biết dùng và xữ dụng thần thông đệ nhất này, thu phát tùy tâm. Thần thông Phật cao siêu hơn cả Lục Thông mà trong mấy phút đầu tiên của đại hội Phật đả biễu diễn cho thấy, rồi sau đó biểu Xá Lợi Phất thôi đừng nói nữa. Phật đả mở đầu buỗi thuyết pháp cuối cùng của ngài trong vòng vài phút thần thông của Tri Kiến Phật và tiếp theo đó Đức Thế Tôn đả kết thúc: ‘Đừng nói thêm nữa!’ Sở dĩ kinh này dài và chi tiếc là vì có nhiều câu hỏi/ trã lời của các bật Bồ Tát. Kinh được nhiều người chép lại, đối chứng sau khi Phật tịch diệt, rồi được dịch ra nhiều ngôn ngữ. Thậm chí có vài phẩm được thêm vào làm cho tối nghĩa, mâu thuẫn với tự kinh. Củng vì vậy mà có một môn phái từ Nhật thờ kinh như đạo Cơ Đốc, Tin Lành tôn thờ Thánh Kinh, chỉ cuồng tín, mê muội tưởng tụng kinh là thoát khỏi tham sân si, được cứu rỗi. Chính nhửng tín đồ này củng thú thật, khi họ làm lễ ‘không khí?’ (Perform the air ceremony?) và trong lúc tụng kinh họ thấy rất thanh thản nhưng sau đó, thời gian còn lại, họ vẫn tham sân si. Thực tế thì họ không phải là kẻ đơn độc mà tất cả chúng ta củng đồng hành trên con đường tham sân si đó như họ. Họ không cần phải từ bỏ cái họ đang tin đang tụng nhưng nên học hỏi thêm ý kinh thay vì bị kinh trì.

Lotus Sutra là kinh điển rất cao siêu nhiệm mầu để thành Phật, chỉ trì tụng kinh mà không ngộ được ý kinh củng như lạy thờ viên Ngọc Phật mà không hiểu cái công dụng của Phật Ngọc. May thay, đa số nhửng phẫm trong Kinh Hoa Nghiêm này vẫn còn giữ được truyền thống “như thị.”
  1. Nhửng công án trong kinh điển Đại Thừa




Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Thế Tôn nói, “Ta [Như Lai. THL] từ thành Phật đến nay thật rất lâu xa, còn thọ mạng thì dài vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, và luôn luôn trú trong [bất sinh. THL] bất diệt. Tuy nhiên, vì phương tiện giáo hóa chúng sanh, ta nói là sẽ diệt độ, tuy không thực diệt độ [nói vậy chứ không phải vậy! THL] và vẫn luôn ở tại đây để thuyết pháp, dẫn dắt chúng sanh.”

Lời trích dẫn này từ Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (Lotus Sutra), phẩm “Như Lai Thọ Lượng.” Tôi dùng Logic of Negation trong Bát Nhã Ba Mật Đa Tâm Kinh để diễn tã: Không thực Diệt Độ là không Diệt Độ. Cho nên, nó là không thực Diệt Độ. (Tru Le, Quantum Logic of Negation, 2014) Đây là ý nghĩa cao tột của toàn bộ diệu pháp kinh này.

Tương Tự như trên. Có người viết, Đức Phật nói:

Ta cũng thế. Từ thành Phật đến nay, vô lượng vô biên trăm ngàn muôn ức na-do-tha a-tăng-kỳ kiếp, nhưng vì muốn cứu độ chúng sanh, cho nên phương tiện mà nói là sẽ diệt độ. Như vậy đối với sự thật, cũng không thể nói rằng ta đã phạm tội nói sai, nói dối.”



Sau cùng, đức Phật khẳng định rằng Ngài đã thành Phật từ vô lượng vô biên A tăng kỳ kiếp, nhưng vì muốn cứu độ chúng sinh nên Phật mới phương tiện nói rằng Như Lai sẽ diệt độ để chúng sinh thức tỉnh mà nỗ lực tinh tấn tu hành. Chớ thật ra Như Lai đâu có diệt độ.


    1. tải về 0.65 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương