Đại Ngụy Chân Kinh Lê Huy Trứ



tải về 0.65 Mb.
trang7/7
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích0.65 Mb.
#37060
1   2   3   4   5   6   7

Thượng Mạn Nhân





Lúc Đức Thế Tôn mới bắt đầu giảng kinh Pháp Hoa tại đồi Linh Thứu, có tới 5000 thượng mạn tăng đứng dậy, cung kính đãnh Phật rồi bỏ đi. Số lượng này tuy lớn nhưng so với chúng sinh tới từ cỏi Ta Bà, ‘cởi phi thuyền, đàng vân giá vũ, tham dự last seminar,’ để cầu nghe pháp thì chỉ là số lượng nhỏ, không đáng kể nhưng đả được Phật noticed và commented lúc bắt đầu của đại hội. Chưa bao giờ ta lại thấy Đức Thế Tôn ‘chỉ trích’ những thượng mạn nhân này thẵng thừng như kinh thuật lại, như quán như thị ngã văn. Có thể Ngài đã không nói như vậy mà Ngài đả nhập đề bằng tiếng Mỹ, They don’t know what they missed. They don’t know don’t know but they only know known.



Ngài phải dùng micro hay sư tữ hống để diễn thuyết thì 7000 người còn lại mới có thể nghe được? Theo Kinh Lăng Nghiêm, “Phật trải tòa ngồi yên vì đại chúng khai thị pháp chưa từng có, chưa nghe chưa hiểu, nên nói nghĩa lý thâm sâu. Tiếng thuyết pháp của Phật gọi là diệu âm, khi thuyết pháp vang khắp 10 phương thế giới, không phải ở trong hội Lăng Nghiêm. Hằng sa Bồ Tát đều đến tụ hội, trong đó có Văn Thù Sư Lợi là bậc thượng thủ.”

Theo TT Thích Nhật Từ, 3 lần qua Ấn Độ, từng thăm viếng nhửng nơi lịch sữ đó, thì nơi Phật thuyết kinh ngày đó không chứa nổi 5000 người. Vậy thì chứa được bao nhiêu người?

Thì cứ tiện lợi đỗ oan cho Phật, viết tiếp: Phật biết trước như vậy, thay vì đuổi khéo, lịch sự để họ ‘tự giác’ bỏ đi, chờ họ đi rồi ngài mới bắt đầu giảng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh cho những người “chắc hột [có cái nhân vững chắc]” nán ở lại nghe thuyết pháp. Đây là những Junior Phật, là rường cột vửng chắc và hột giống tốt nhất của Phật Giáo được Đức Thế Tôn gián tiếp chọn lựa.

Thí dụ: Tỳ kheo Thiên Thụ thường làm các việc ác nên bị Phật mắng mỏ. Ngược lại Chấp Nhật thường làm những điều tốt nên được Phật tán thán ngợi khen, nói lời yêm dịu. Thấy thế có kẻ vấn nạn rằng Phật tự xưng phiền não đã dứt, các lậu đã tận thế mà lại mắng mỏ nặng lời với Thiên Thụ và dịu dàng với Chấp Nhật tức là tham sân chưa dứt thì làm sao các lậu tận được? Đối với Phật, Thiên Thụ ví như con ngựa ác, phải đánh đau mới điều phục được. Nếu chẳng quát mắng thì y lại nói là “sợ ta”. Còn Chấp Nhật cũng như con voi tinh khôn biết chiều theo lòng người nên chỉ nói ngọt là thuần phục được ngay. Thế thì Phật chẳng phải là còn có tham sân và lậu chẳng hết. (Kinh Pháp Giảng Giải, Chương 2, Phẫm Phương Tiện, Lê Sỹ Minh Tùng)

Thương chướng đồ cho voi cho vọt, thương hiền đồ cho ngọt cho bùi. Đó gọi là công tâm, tùy tâm tánh mà giáo huấn, không thiên vị. Thưởng phạt công minh! Không chấp sân, chấp lậu! Tuy nhiên, có nhửng ác đồ, ác tăng, tà đạo luôn luôn muốn hãm hại Phật thì Phật củng đành bó tay, hết thuốc chửa nổi nghiệp chướng của họ. Một ngày trước khi Phật nhập diệt, lần đầu tiên ngài nhìn về hướng hoàng cung. Không biết ngài nghỉ gì, nhưng nơi đó, hậu duệ của ngài, đương kim thiên tử đang tàn sát nhửng hoàng tộc họ Thích. Ông vua này tiêu diệt chính giòng họ Thích của mình vì ông ta cho rằng, nhửng người hoàng tộc thượng lưu này khinh khi mẹ con ông xuất thân từ giai cấp hạ tiện. Chuyện này tôi đọc từ lâu mà không biết là hư hay thực. Cho nên, ngay cả Phật, thần thông quãng đại, củng không thể thay đổi nghiệp nhân quả của chúng sinh. Biết vậy, cho nên Phật đả độ vợ và con mình thành tỳ kheo và tỳ kheo ni và giảng pháp cho phụ hoàng và mẫu hậu của mình sau khi ngài giác ngộ thành Phật.
    1. Không Diệt gì cả


The First Law of Thermodynamics (Conservation) states that energy is always conserved; it cannot be created or destroyed but transformed (thay hình đổi dạng từ sắc, đến không [thể khí, vô hình, particles, wave form]) hay từ không ra sắc.” Vật chất (sắc, form, matter) được cấu tạo bởi năng lượng (energy) là vô sinh vô diệt (không có sinh (sáng tạo), không thể diệt [tử]) nhưng đầu thai (transformed) rồi lại theo chu kỳ sinh trụ hoại diệt. “Vạn pháp trong thế gian tuy có sinh, nhưng không thật sự sinh và diệt, nhưng không thật sự mất hẳn chỉ là huyễn diệt. Khi nhân duyên hòa hợp thì gọi là sinh và khi nhân duyên tan rã thì gọi là diệt vậy thôi cho nên không có cái gì vĩnh viễn tồn tại hay mất hẳn cả vì thế mọi được gọi là bất sinh bất diệt. Đây chẳng qua bản thể duyên sanh ra hiện tượng thì gọi là sinh và khi nhân duyên ly tán, hiện tượng quy về với bản thể thì gọi là diệt chớ không có cái gì thật sinh hay thật diệt cả.” (Prof. Lê Sỹ Minh Tùng viết trong chương thứ I, Phẫm Tựa của Kinh Pháp Hoa Giảng Giải)

Trong đoạn kinh trên, Đức Thế Tôn củng nhấn mạnh về không thực diệt độ mà phá chấp độ. Đây là chân lý rất quan trọng cho người học Phật. Có người không hiểu chân lý ‘diệt’ khác với ‘phá’ của Phật Giáo, mượn chữ diệt ngã thay vì phá ngã của giáo sĩ ngoại đạo giảng bậy bạ với mục đích chê bai Phật Giáo. Rồi nhửng giáo sĩ này kết luận: đạo tôi củng tương tự như vậy nhưng hay hơn và giáo hội tôi là tốt nhất. Ngay chính ông Phật đến lúc gần chết vẫn không diệt được ngã, chưa chứng đắc, giác ngộ gì cả, độ chính mình còn chưa xong. Cho nên, chỉ có thượng đế là chân lý, là cứu cánh, là vĩnh hằng. Đây là nhửng điều chính bản thân tôi bị kinh nghiệm ngày xưa còn trẽ. Vì còn ngu muội không học Phật nên không đủ kiến thức, trí tuệ và trí dũng để biện luận với nhửng kẻ được trui luyện rành nghề trong việc dụ dỗ cải đạo. Từ đó, tôi bỏ vài chục năm nghiên cứu đạo Phật, nghiên cứu Thánh Kinh, đọc nhửng tranh luận của các bật thiện tri thức trên internet. Bây giờ, tôi có thể tự vổ ngực nói tôi là Phật Tử, thay vì được Mẹ tôi quy y Tam Bão với thầy Viên Thông ở Huế lúc còn nhỏ (8 tuổi) mà không nhớ Pháp Danh của mình. Tôi không cần pháp danh mới vì tôi đả quy y rồi, không cần tái quy y với một Pháp Danh mới như có người đả làm. Tôi không cần Visa, hay Passport để thành citizen của nước Phật vì tôi đã citizen by birth từ vô lượng kiếp. Tôi ưa làm Phật lang thang, ôm ngọc Phật, du hí tử sinh trong cỏi Ta Bà, không bờ không bến đẹp như kiếp chúng sinh, để làm nhửng việc cho mình cho người hơn là trở về quê nhà để tái thành Phật vì ‘I have been there, many times.’

Cho nên, đạo Phật không diệt ngã vì ngã không diệt được. Tương tự như Đức Thế Tôn đả nhấn mạnh rõ ràng ở trên: ta nói là sẽ phá ngã, tuy không thực phá ngã vì không có ngã (vô ngã.) Vì vậy, ngay cả cái phá ngã củng không thiệt phá ngã. Cho nên, chúng ta không thể phá, không thể chấp trụ, bám vào hư vô.

Chúng ta thấy rất nhiều chữ diệt này, nhan nhãn trong kinh điển Phật Giáo, nhưng đừng nên vội vọng ngôn, phải biết cho rõ ràng từng ý kinh trước khi đòi diệt hư vô (không, emptiness.) Nói mà không hiễu, lại tin tưởng là mình biết mình nói gì, cố tình giải thích cái mê muội của mình là điều rất nguy hiễm cho mình lẫn người nhẹ dạ dể tin theo. Đây củng là điều tự răn mình, càng học Phật càng thấy mình ngu muội, không hiểu gì cả hay thấy được nhửng điều mà mình không dám nói ra, không diễn tã được. Cho nên tôi đả gần đến lúc im lặng, vi tiếu, không phân biệt thị phi nửa, thay vì còn sân, muốn xăng tay đại khai sát giới. Tuy nhiên, vì tôi vẫn thích du hí trên cỏi giang hồ, bắn súng bút giữa trận tiền mà vẫn kiến tánh cho nên dù có đại khai sát giới đi nửa vẫn coi như là không sát vậy.
    1. Như Lai Thọ Lượng


Củng trong Kinh Pháp Hoa, “Đức Phật nói phẩm Như Lai Thọ Lượng là để trả lời cho Bồ Tát Di Lặc rằng tại sao số Bồ Tát xuất hiện từ dưới đất đông như thế mà những vị đó có uy đức, trí tuệ phải là những người đã tu tập đến đệ tam A Tăng Kỳ tức là gần thành Phật. Thế thì trải qua quá trình tu tập dài lâu như vậy thì ai là thầy giáo hóa cho họ? Khi đức Phật Thích Ca trả lời chính Ngài đã giáo hóa họ thì đại chúng và Bồ Tát Di Lặc không khỏi hồ nghi. Bởi vì dựa theo sự nhận xét qua hình tướng thì đức Phật mới thành đạo trên bốn mươi năm thì làm sao Ngài có thể giáo hóa cho vô số Bồ Tát trong suốt thời gian gần như vô tận được?

Lượng là số lượng và thọ là tuổi thọ. Vì vậy Như Lai Thọ Lượng là đức Phật dạy cho chúng sinh biết về tuổi thọ của Như Lai. Tuổi thọ của đức Phật Thích Ca là 84 tuổi thế thì tuổi thọ của Như Lai là bao nhiêu?”

Theo Kinh Lăng Nghiêm, “Phi Tưởng Phi Phi Tưởng là cõi trời cao nhất, tuổi thọ 80.000 đại kiếp. 1 đại kiếp có 4 trung kiếp,1 trung kiếp có 20 tiểu kiếp, 1 tiểu kiếp có 16.000.000 năm. 16.000.000 năm x 20 x 4 x 80.000 = 102.400.000.000.000 năm, là tuổi thọ của Phi Tưởng Phi Phi Tưởng. Nhưng họ cũng ở trong chiêm bao.” Đây chắc chắn không phải là tuổi thọ cho chúng sinh trên trái đất và nhất là của con người. Có thể kinh ám chỉ tuổi thọ của nhửng hành tinh trong vũ trụ, kể cả tuổi thọ của thái dương hệ ảnh hưởng tới tuổi thọ của quả đất, ảnh hưởng tới chúng sinh (nhân sinh.) Củng có thể là nhửng con số chỉ về số lượng tuổi thọ của vô lượng (tỷ tỷ) hành tinh trong vũ trụ mà chúng ta không đếm xuể? Khoa học chưa chứng minh được nên có thể gọi là ngụy ngôn cho đến ngày nào chúng ta tìm ra được nhửng hành tinh không có sanh diệt với kiếp thần tiên đó. Nhửng con số này nếu ám chỉ kiếp nhân sinh thì không có lý chút nào vì nó già hơn cả vũ trụ hiện hữu, trước khi có dấu chân con người trên trái đất. Hay có thể là tuổi thọ của vũ trụ (14 tỷ năm cọng với tương lai?) Các nhà nghiên cứu, học giã hiện đại cho nhửng kinh này là ngụy kinh đầy mê tín dị đoan, phản khoa học củng không là quá đáng. Có thể họ chưa biết nhiều về nhửng khám phá mới của khoa học hiện đại về vũ trụ vô cùng vô tận. Hay là kinh này ám chỉ các hành tinh trong vũ trụ cỗ, nếu có vũ trụ cỗ?

Tôi nghỉ, vô lượng kiếp của con người, không phải là vô lượng mà là hữu lượng là 70,000 kiếp. Con người tiến hoá chừng 20,000,000 năm, thật sự thành con người khoảng 7,8 triệu năm, văn minh khoảng 6000 năm. Cho nên, 7,000,000/100 của một đời người, tương đương đương cở 70,000 kiếp +, chả có gì là vô lượng đối với vũ trụ.

Nhửng điều mà chúng ta thấy trong Kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm của Đại Thừa với nhửng dẩn chứng trên đây có vẻ tiếu lâm, nực cười như là chuyện thần thoại kể cho trẽ con. Vì kinh nói ngụy tặc như vậy trừ khi có ẩn ý cao siêu, tượng thanh, tượng hình gì đó? Tỗ ngụy được thì tôi củng có quyền giảng giải theo đầu óc tưởng tượng phong phú của tôi.

Vì bất sinh bất diệt nên tuổi Phật, không có số tuổi, không trẻ không già, dài vô lượng kiếp, phi không gian thời gian, không có qúa khứ, hiện tại, lẫn tương lai, không có trước sau.

Trong Kinh Pháp Hoa Giảng Giải, Prof. Lê Sỹ Minh Tùng viết, “Phật thuyết kinh trong quá khứ, hiện tại (2600 năm về trước), tương lai (từ bây giờ cho đến ngày sau) chỉ là một. Không có giới hạng bởi không gian lẫn thời gian.....

Thâm ý của phẩm Tựa này là chuẩn bị tinh thần cho đại chúng trong hải hội Pháp Hoa biết rằng mọi người sắp được nghe một diệu pháp rất thâm sâu huyền diệu mà xưa nay chưa từng được nghe tới. Những người có duyên lớn như Bồ tát Diệu Quang tức là Bồ Tát Văn Thù đã từng nghe và thuyết giảng lại kinh Pháp Hoa. Tuy thế Bồ tát Di Lặc đã từng thực tập, học hỏi từ rất nhiều vị Phật mà có lẽ vẫn chưa được nghe pháp vi diệu này lần nào.

Nét đặc thù của phẩm này là giới thiệu tư tưởng Bồn Môn và Tích Môn để chúng ta quen thuộc về sự liên hệ giữa những vị Phật quá khứ và Phật Thích Ca. Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đã từng nói kinh Pháp Hoa vì thế chuyện Phật Thích Ca nói kinh Pháp Hoa ngày nay chỉ là sự lặp lại chứ không có gì mới lạ. Cái mới lạ ở đây là dựa vào góc độ thời gian trong giai đoạn nào đó trong lịch sử đối với con người hôm nay. Nhưng đứng trên phương diện bản thể tức là thế giới của chân không thì vượt thời gian và không gian là chuyện bình thường không có gì mới lạ cả. Phải chăng Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh đã thuyết kinh Pháp Hoa ngày xưa có phải là Phật Thích Ca ngày nay chăng? Sự thật là như vậy, hai vị Phật này tuy hai nhưng mà một. Chẳng những thế, chương sau có vị Phật Đa Bảo ngày xưa cũng thuyết kinh Pháp Hoa cho nên Phật Đa Bảo ngày xưa cũng chính là Phật Thích Ca ngày nay. Do đó nếu đứng trên phương diện Tích môn mà nói thì Phật Thích Ca hiện giờ đang thuyết giảng kinh Pháp Hoa ở thế giới Ta Bà này. Nhưng bây giờ nếu dựa theo Bổn Môn mà lý luận thì Phật Thích Ca chính là Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, Phật Đa Bảo đã từng thuyết pháp ngày xưa và chưa bao giờ ngừng thuyết pháp. Tóm lại, đứng về mặt Bổn Môn thì Phật Thích Ca là Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, cũng là Phật Đa Bảo và Phật Thích Ca không có giây phút nào ngừng nói kinh Pháp Hoa. Nhưng đứng về mặt Tích Môn thì Phật Thích Ca đã thuyết pháp ròng trong suốt 49 năm. Nói cách khác, kinh giới thiệu cho chúng ta hai cái nhìn: Một là con người lịch sử và cái khác là chân lý, vượt ra ngoài những phạm trù đối đãi của thời gian và không gian.”
    1. Thiên bá ức cùng thuyết pháp


Kinh Pháp Hoa nói, “Phật thuyết kinh Pháp Hoa, đồng thời có thiên bá ức hóa thân cũng thuyết kinh Pháp Hoa ở nơi các quốc độ khác.” Trong lịch sử Thiền tông nói: “Kinh Hoa Nghiêm gồm có 81 quyển, Hoa Nghiêm Bồ Tát (người Trung Quốc),cho mỗi người cầm một quyển, rồi ông đọc mà mọi người cùng nghe lời ông đọc quyển của mình đang xem.” Như vậy thời đó có nhà in sách cho vài chục ngàn người tới dự hội nghị? Ai ngồi chép nhửng cuốn kinh này?

Hòa Thượng Duy Lực nói, “chỉ có một mình ông đọc mà có 81 thứ, mỗi người nghe khác. Người coi quyển 1 thì nghe ông đọc quyển 1, người coi quyển 2 thì nghe ông đọc quyển 2, người coi quyển 3 thì nghe ông đọc quyển 3, người coi quyển 80 thì nghe ông đọc quyển 80, nếu 80 người đều nghe một lượt, thì một triệu người cũng có thể nghe một lượt vậy!” Tôi không hiểu được ý ngài, chúng ta thử làm như vậy thử xem “một triệu người cũng có thể nghe một lượt vậy” không?

Câu hỏi, “Trên một triệu người nghe pháp, vậy chỗ nào có đủ để ngồi?” Chỗ nào họ ăn, ở, làm vệ sinh? Họ từ dâu tới? Phương tiện giao thông, cấp cứu, an ninh, thương mại nào? Được cho phép bởi chính quyền nào, và tổ chức bởi đoàn thể nào vào thời đó để có thể cung cấp cho một triệu người? Ai đếm được số một triệu?

Hoà Thượng đáp:

Ông có coi kinh Duy Ma Cật không? Phòng nhỏ mà chứa 36 tòa sư tử lớn như núi Tu Di, tòa to lớn mà các vị A La Hán có thần thông không lên được trên đó ngồi.” Như vậy phải nhờ thần thông của Duy Ma Cật? Nên tin hay không? Vậy thì câu trả lời trên đây mượn từ kinh Duy Ma Cật có thoã mãn được cái câu hỏi rất thực tiễn ở trên hay củng làm cho nó càng thêm tối nghĩa?



Tôi không giải thích nổi logic của ý kinh nhưng tôi trì được ý Tỗ. Như tôi đã luôn luôn nhắc nhỡ, chúng ta nên học Phật, đọc kinh với một đầu óc cởi mở, như đọc lịch sữ, lẫn một chút tiếu chứ không nên quá cuồng tín, serious như người xưa. Hơn nửa, chúng ta không nên lấy bụng hiện đại mà suy ra bụng tiền nhân hơn 2600 trước. Mà phải tự đặc mình vào hoàn cảnh lịch sữ, không gian thời gian, phong tục tập quán, văn hóa của sỡ tại cùng với ngôn ngữ diễn đạt thời đó mới có thể thông cảm được ý tiền nhân. Mình phải đi guốt của tiền nhân mới hiểu được ý của tỗ tiên. Củng như chúng ta không thể duy bụng chúng ta với tụng hậu duệ 2600 năm sau, trong tương lai.

Ví dụ, nếu tôi viết cái bài này, post nó online trên internet, có đến một tỷ người trên thế giới đọc bất cứ lúc nào, 20 năm sau vẫn được 4 tỹ người đọc được, vậy thì chổ nào cho họ ngồi đọc? Làm sao họ có thể download nó trong 2 seconds trên laptops, hay cell phones mà 35 năm trước phải cần nhửng super computer với cả building để chứa đựng, cùng cả trăm người operate nhửng tỷ tỷ data bằng một thư viện lớn mà có thể đọc (web pages,) nghe đọc (audio,) thấy bằng video, như điện, như thật? Tiếu lâm một chút, tất cả các Phật điều là ca sĩ thượng thặng cùng ca một bài hát vượt thời gian nhưng với điệu nhạc, âm điệu khác nhau. Người thì ưa điệu tango, slow, bebop, country music, cha cha cha, ... được followed (free) by triệu người trên internet, nghe trên TV, radio. Phật Thích Ca hát hay nhất cho nên chúng ta chỉ biết có ngài còn mấy ‘ôn’ ‘tê’ hát dở ‘dữ sợ’ nên không ai muốn nghe.

Chúng ta, bây giờ đâu có thèm hỏi nhưng câu hỏi ở trên về nhửng tiến bộ vượt bực, nhanh chóng của kỷ thuật khoa học hiện đại. Đa số không biết tại sao miển là mình thấy như vậy và dùng được như vậy. Mình có nên tin như vậy hay cho như vậy là mê tín dị đoan? Vậy thì, nếu tôi trở về qúa khứ 2600 trước, nói với tiền nhân như vậy thì họ có tin tôi như vậy không hay vì vậy họ đem tôi lên dàn hõa, thiêu sống tôi, cho tôi là mê tín dị đoan, tà phép ma quỹ? Nếu tôi nói trong vòng 100 năm nữa chúng ta sẻ di cư lên ở trên cung trăng có ai tin tôi không? Đa số bán tín bán nghi?
    1. Cứu cánh biện minh cho phương tiện


Phật Giáo không lập chân lý. Chơn lý không có thể lập ra; có thể lập ra không phải là chơn lý. Chân lý là chân lý! Chân lý là như vậy, như vậy là chân lý! Phật Thích Ca nói: “49 năm ta chưa từng nói một chữ.” Nên Phật không có lập chân lý và không phủ định chân lý. Tôi xin mượn ý Phật chứ không mượn lời Phật, không dám nói là Phật nói vì Phật không có nói nhưng ngài sẻ mĩm cười approved. Để cho dể tin và có thêm uy tín, tôi nói là Buddha said: Như Lai kiến lập ‘như chân lý nhưng không thiệt chân lý’, chỉ là ‘phương tiện chân lý,’ rồi Ngài phủ định luôn chân lý, như không có tam thừa mà nói có tam thừa, không có Phật mà nói có Phật. Đến tối thượng thừa thì phủ nhận hết ráo. Phật ưa negatives, yếm thế, bi quan, mâu thuẫn? Hay Ngài muốn chứng minh cái lối nhìn của bờ bên kia?

Hòa Thượng Thích Duy Lực giảng, “Nếu thông minh là thông minh của thế gian, như Chứng Đạo Ca nói: ‘Ngoại đạo thông minh chẳng trí huệ.’ Trí huệ của Phật tánh gọi là Bát Nhã, không dịch là trí huệ [huệ = tuệ? THL]; vì không tác ý nổi niệm, được dùng ra là tự động; không những tự động ở một chỗ, mà tự động cùng khắp không gian thời gian, mới gọi là Bát Nhã.” Tự động với virtual intelligence như internet, databases, softwares, mobile phone, iPads, laptops,...?

Mới mấy chục năm về trước, lúc đó chúng ta chưa có được nhửng kỷ thuật và kiến thức khoa học như bây giờ, HT Thích Duy Lực, một cao tăng đắc đạo, rất uy tín, giảng như vậy chứ đừng nói chi xa vời, 2600 năm về trước. Vậy thì chúng ta có thể vội vàng kết luận là Ngài giảng không đúng hay không?

Tôi xin suy bụng tôi ra bụng ngài. Kinh điển Phật Giáo giảng ý, tâm truyền tâm, chứ không trì vào phương tiện của vô tự kinh. Chúng ta đọc kinh, thọ trì kinh, tụng niệm kinh như là một phương tiện. Phật Tử trân trọng kinh chứ không tôn thờ kinh điển như ngoại đạo. Đối với nhửng tôn giáo tôn thờ kinh điển, nếu không có kinh điển, hay kinh điển đó bị tín đồ nghi ngờ là ngụy kinh thì tôn giáo đó sẻ bị sụp đổ tức khắc. Khác với Phật Giáo, dù có hay không có Kinh Pháp Hoa hay Lăng Nghiêm củng không làm Phật Giáo Đại Thừa được truyền trên 1600 năm sụp đổ một sớm một chiều. Cho dù không có 84,000 tự kinh (chỉ số lượng tượng trưng) Phật Giáo vẫn được truyền dạy trên thế gian, chân lý của Phật Đà vẩn được nhiều Phật Tử hoan nghinh. Cho dù, 30% kinh điển Đại Thừa là Phật Thuyết, 70% là ‘rác rưới,’ mê tín, vô lý, bất đồng (contradiction,) hay được cho là kinh ngụy tạo đi nửa vì ta chưa hiểu rỏ ẩn ý của tiền nhân, thì không vì vậy mà Bắc Tông sẻ bị sụp đổ trong một ngày. Đơn giản, cái thuốc Bắc ảo ngụy ngày xưa dĩ nhiên không thể hiệu nghiệm hơn cái Rx antibiotic precriptions của khoa học, y khoa hiện đại bây giờ. Tất cả nhưng thuốc (pháp) này điều là ảo ngụy, là phương tiện, dùng để chửa bệnh ảo (đau khổ) của bệnh nhân. Người y sĩ có lương tâm không thể dùng thuốc trụ sinh thật để chửa cho người không có bệnh, trừ khi cho họ thuốc bỗ để bệnh nhân tin là thuốc trị bệnh mà được an tâm. Cứu cánh của phương tiện là giúp họ vượt qua khỏi ảo tưởng khổ đau. Mặt trăng chứ không phải ngón tay. Trong khi đó ngoại giáo tôn thờ kinh điển tưởng ngón tay (giáo sĩ lưu manh) là cứu cánh, mặt trăng (thiên đường ảo tưởng) là phương tiện.
  1. Người Trí và kẻ kém Trí


Ðức Phật giải thích sự khác biệt giữa người cuồng dại với người trí và dạy rằng thật không gì nguy hiểm bằng, khi người ngu tưởng rằng mình có trí:

(Pháp Cú 63)

Người ngu tự biết mình ngu

Thế là có trí, người xưa dạy rồi,

Ngu mà cứ tưởng khôn thôi

Mới là một kẻ muôn đời thật ngu.

Theo Kinh Pháp Cú, chánh pháp đóng một vai trò rất quan trọng trong trách nhiệm phát huy chánh kiến, tu tập trí tuệ, đưa người hành giả dần đến mục đích giác ngộ và giải thoát. Chánh pháp cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong trách nhiệm hướng dẫn nhân quần. Như lời căn dặn của Ðức Phật trong kinh Ðại Bát Niết Bàn: “Này A Nan, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa người khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ tựa.” Lời căn dặn trong kinh Đại Bát Niết Bàn này hình như có vẻ hơi tối nghĩa giữa chữ ‘dựa, ỷ, dùng’ khi được dịch ra Việt Ngữ? Theo tôi, người trí phải biết tự tin, trì chánh pháp để được thân tâm tịnh lạc mà cứu độ chúng sinh chứ không bị chánh pháp trì, không nên dựa vào chánh pháp mà quên mục đích. Dùng chánh pháp như là phương tiện để đạt tới cứu cánh như ngón tay chỉ mặt trăng.

(Pháp Cú 158)

Đầu tiên hãy tự đặt mình

Vào đường chân chính quang minh rạng ngời

Về sau mới giáo hóa người,

Kẻ hiền, kẻ trí luôn noi gương này

Nào ai chê trách nữa đây.    
  1. Thay lời kết


Đọc bất cứ kinh gì, phải biết dùng trí tuệ để trì kinh chứ không nên bị kinh trì dù đó là chân kinh hay ngụy kinh. Chân kinh chưa hẳn là hay, phải đọc và Ngụy kinh chưa hẳn là dỡ, không nên đọc.

Sự thật, chúng ta đả bị mê muội gần 2000 năm vì nhửng kinh điển ngụy tạo made in China của Đại Thừa Trung Hoa. Có nhửng tài liệu của Đại Thừa rất hay, rất triết lý, rất cao siêu, rất đáng cho chúng ta học hỏi và suy ngẫm nhưng nhửng Tỗ Sư, cao tăng thượng mạn Trung Hoa này không nên bỏ thêm chút xì dầu, ‘hầm bà lằng xí cấu’ với kim khẫu của Phật Thích Ca Mâu Ni để ngụy tạo ra nhửng món thập cẫm mê tín, dị đoan độc hại, rồi gian dối, không tự trọng dán nhãn hiệu ‘authentic, made in Phật from India’ để xuất cảng được.

Cho nên, thấy kinh ‘như vậy’ mà đến nghe ‘như vậy,’ hay không thấy ‘như vậy’ mà không đến nghe ‘như vậy,’ hay ‘như vậy’ mà bỏ đi vì không muốn nghe ‘như vậy,’ và không muốn thấy ‘như vậy,’ củng không sao. Phật vẫn luôn luôn tử bi hỷ xả, mĩm cười. Từ vô lượng kiếp, chánh pháp vẫn soi sáng khắp thế giới Ta Bà. Diệu Pháp Phật Thừa của Đức Thế Tôn không vì ‘như vậy’ mà u minh hay dễ dàng bị ma thuật xuyên tạc được, nhất là dưới tuệ nhãn của nhửng bật thiện tri thức ngày nay với nhửng phương tiện hiện đại không gì che mắt được họ.

Phật Giáo bao trùm tất cả vũ trụ mà Phật Thừa không có trong ngoài, trên dưới, cao thấp, đại tiễu như vô môn quan, không có cữa để mà gỏ chứ đừng nói chi ra vào, lên xuống, đến đi hay ngụy tạo kinh, bịp bợm mãi mãi được.

Sự thật là sự thật ! Nhửng điều khám phá về Ngụy Kinh đả được Phật Giáo Nguyên Thủy cảnh cáo cả hơn ngàn năm rồi. Vài bài chứng minh của nhửng bậc trí thức và học giả hiện đại với nhửng bằng chứng bất khả phản bác làm cho đa số các Phật Tử lẫn Tăng Ni lúng túng không biết giải thích tiến thối như thế nào. Nhiệm vụ của các bật lãnh đạo tôn giáo, các cư sĩ tại gia, các thiện tri thức lẫn các Phật Tử chân chính là phải thảo luận nghiêm chỉnh, tôn trọng sự thật. Vì Việt Nam từ lâu đã có Đại Thừa, có Tiễu Thừa, chúng ta vẫn có thể dung hòa, học hỏi bổ khuyết cho nhau. Mời các ni sư của Phật Giáo Nguyên Thủy tới giảng kinh Nam Tông và cùng học. Chúng ta không nên hoàn toàn phủ nhận nguồn gốc của mình, củng không cần phải hoàn toàn lệ thuộc vào Phật Giáo từ Bắc xuống lẫn Nam qua mà có thể độc lập thành một Phật Giáo VN như nhửng tôn giáo VN khác, chẳng hạng, Phật Giáo Hòa Hão hay Cao Đài.

Như đả đề cập ở trên, vạn pháp giai không, chỉ là phương tiện không phải là cứu cánh, không nên sở, không nên trụ vào cái mớ tự kinh đó. Thọ trì kinh điển chứ không nên bị kinh điển thọ trì.

Phật rất sợ người ta chấp lời của Phật là chân thật. Kinh Kim Cang nói, “Như Lai thuyết pháp 49 năm chưa từng nói một chữ,” vì nói không được. Bạch tịnh thức rất vi tế, nên Phật không muốn khai giảng, vì sợ chúng sinh chấp thật.

Trong Giảng Kinh Lăng Nghiêm, Hòa Thượng Duy Lực giảng, “Phật sợ người ta đuổi theo lời nói, cứ dặn đi dặn lại hoài. Ý của Phật không phải trong lời nói, lời nói đều chẳng có nghĩa thật. Như kinh Lăng Nghiêm nói: ‘Phàm có lời nói đều chẳng có nghĩa thật,’ vì vậy người đọc phải biết chỗ này đọc hay lướt qua không để ý. Nhiều người đọc kinh hay chấp thật lời kinh, ít có người không chấp thật. Chỉ có người tin tự tâm đầy đủ, thì tự nhiên sẽ không chấp thật. Bởi tất cả đều ở ngoài tâm, kỳ thật không phải ở ngoài tâm, vì nó không dính dáng với chân tâm.” Ngài giảng tiếp, “Linh tri là cửa vi diệu, vọng tri là cửa tai họa. Linh tri không nhờ lục căn, không nhờ ngoại cảnh, vì không gián đoạn. Lục căn và ngoại cảnh có sanh diệt, không sanh diệt thì không cần nhờ đến sanh diệt. Mục đích tham thiền dùng linh tri để thay thế vọng tri.” Phải biết dùng linh tri, tự động thay thế vọng tri, để thiền kinh điển.

Còn chấp ngôn thuyết, chấp tự kinh là người chưa ngộ. Kinh Kim Cang nói: “Ai nói Phật có thuyết pháp, người ấy phỉ báng Phật.” Kinh Đại Thừa nói dùng một niệm đem pháp môn này khai thị cho người sơ học trong đời mạt pháp liền được tiêu diệt, biến nhân khổ thành cõi an lạc, ấy là ám chỉ người liễu ngộ mới có thể liền tiêu nghiệp chướng, người không kiến tánh thì không thể được.

Cho nên, nếu biết phá chấp, “vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ,” thì dù lâu đài Đại Thừa có xây trên cát vô thường hơn cả ngàn năm với kinh điển ngụy tạo thì củng như ‘vô sở, vô trụ, vô ngại.’ Vì Bắc Tông không đi ra ngoài đường lối của Phật Thừa, không chấp ngôn thuyết, không chấp tự kinh. Đại Thừa là tông phái bình đẵng chúng sinh, nhưng bất đồng phương tiện cho hạ căn, trung căn lẫn thượng căn. Dùng vạn pháp ngụy tạo như phương tiện ảo để chửa nhửng bệnh ảo của chúng sinh đúng với tôn chỉ của Phật. Kinh điển Đại Thừa diễn ý Phật chứ không câu chấp phải đúng từng chữ, từng câu Phật nói. Mà lời Phật dạy sau 2600 năm, khẫu chứng vô bằng, học giả nào có thể chứng minh được?

Tóm lại, (tôi có thể nói) Phật nói: Không có ngụy pháp để thuyết mới gọi là thuyết pháp ngụy. Không có chánh pháp để thuyết mới gọi là thuyết pháp chánh. Did Buddha really say that? Tỗ mượn/mạo ý Phật? Không thành vấn đề ! Vấn đề là nhửng cái ý này có phù hợp với Phật Thừa, đúng với tôn chỉ của Đức Thế Tôn hay không? Approved or disapproved! “Y văn giải nghĩa tam thế Phật oan!”

Cho nên, ‘ngụy tĩnh’ hay ‘chính mê’ củng vô thường, như điện như ảo. Tất cả đều là mù, dù là trong tranh sáng hay lúc tranh tối, cùng sờ soạn bờ bên này mà cứ tưởng như bờ bên kia.




tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương