Đại Ngụy Chân Kinh Lê Huy Trứ



tải về 0.65 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích0.65 Mb.
#37060
1   2   3   4   5   6   7

Bổn Thiện, Bổn Ác


Theo Ngài Thế Thân (世親, Vasubandhu), một Luận sư xuất sắc của Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ thì: “Thế giới này là kết quả của hành vi thiện hay bất thiện của chúng sinh trong quá khứ. Hành vi ấy được tích lũy trong nhiều đời, từ vô thủy, tùy điều kiện thích hợp mà xuất hiện NHƯ LÀ thế giới.

Thế giới bên ngoài được biến thái bởi thức của cộng đồng nghiệp. Thế giới xuất hiện do ảnh hưởng của cộng đồng bởi lực tăng thượng của nghiệp lực tất cả hữu tình.

Mỗi khi thức xuất hiện là tự nó phân đôi thành chủ thể và đối tượng tương ứng. Thức chỉ có thể nắm bắt được đối tượng được cấu trúc bên trong CHÍNH NÓ.”

Tâm tánh của con người có khi hiền thiện như thánh nhơn, cũng lắm khi độc hại còn hơn ác quỉ. Chỉ cho cái ngã của mình là tốt hơn người khác. Từ hư vô tới big bang, evolution, đến có con người trong vòng vài triệu năm, rồi sẻ sinh trụ hoại diệt, tuyệt chũng như khủng long củng không ảnh hưỡng gì tới trái đất (ecosystem) mà có thể tốt hơn cho các chúng sinh khác vì sự thật chúng ta chỉ ăn bám (parasites) và tiêu diệt nhửng sự sống khác trên trái đất và ngay cả giết hại lẫn nhau hàng loạt để phục vụ cho cái tham lam vô tận của chính mình. Làm thiện thì ít, làm ác thì nhiều củng vì tham sân si quá độ. Càn văn minh càng đòi hỏi nhiều nhu cầu phức tạp hơn để thỏa mản cái tham vọng không cùng mà thiên nhiên chỉ có giới hạn, không thể đào tạo hơn, cung cấp kịp. Cái cộng nghiệp lẫn tiệm nghiệp đó tích lủy từ vô lượng kiếp nên khó thành Phật nhất trong tất cả các chúng sinh. Vì vậy, con người, đa số là giống vật đại gian ác nhất trên thế gian cho nên mới bị nghiệp quả nặng nề hơn các sinh vật khác trên thế gian.

Đức Thế Tôn phân tích, “Do tâm tánh của con người như vậy cho nên hình tướng của con người là như vậy; do bản thể của con người như vậy cho nên nghiệp lực của con người là như vậy; do tạo tác của con người như vậy gây ra nghiệp nhơn như vậy cộng thêm nghiệp duyên như vậy cho nên nghiệp quả của con người là như vậy; vì nghiệp báo của con người như vậy cho nên từ xưa đến giờ cứu cánh của con người cũng là như vậy.”
  1. Ngụy Kinh


Sau khi viết gần xong bài này, tôi được một thiện tri thức gởi cho bài "Trở Về Đạo Phật Nguyên Chất Để Phụng Sự Nhân Sinh" do Thầy Thích Nhật Từ giảng với nhửng tư tưởng trùng hợp như là một nhân duyên ngẫu nhiên. Đọc xong cứ như sét đánh lưng trời, điện xẹt tứ tung, nửa sáng nửa tối. Tuy nhiên, tôi không ngạc nhiên cho lắm mà ngược lại nó củng cố rất vững chắc lẫn ấn chứng (validate) nhửng điều suy nghĩ (my independent thoughts) của tôi ở trên.

Trong "Trở Về Đạo Phật Nguyên Chất Để Phụng Sự Nhân Sinh" do Thầy Thích Nhật Từ giảng. “Sở trường của người Trung Quốc là ngụy tạo, cái gì họ cũng làm được từ ngàn năm xưa cho đến ngày nay. Bắt đầu là ngụy kinh, điển hình nhất là kinh A Di Đà của pháp môn Tịnh Độ. Phật A Di Đà do họ sáng tạo dựa trên những truyền thuyết tưởng tượng của Ấn Độ Giáo, không đưa ra được chứng cứ niên đại, thời điểm xảy ra trong kinh thì rất mơ hồ không kiểm chứng được như "hằng ha sa kiếp trước", còn những nhân vật hay pháp thuật thì giống như truyện phong thần, tề thiên đại thánh. . . Ngoài A Di Đà, 1 vị "Phật" do trí tưởng của họ, họ tạo thêm 4 vị "bồ tát" tại Trung Quốc để cường điệu cho rằng Tứ Đại Danh Sơn là đạo tràng của "bồ tát" Văn Thù (Ngũ Đài Sơn), Phổ Hiền (Nga Mi Sơn), Địa Tạng (Cửu Hoa Sơn) và Quan Thế Âm (Phổ Đà Sơn). Những nhân vật này không có thật, không chứng cứ lịch sử vì vậy không thể kiểm chứng được, Trung Quốc đã thống trị đời sống tâm linh chúng ta, khiến chúng ta sợ sệt mỗi khi nói đụng chạm đến những vị "bồ tát" này. Chúng tôi đã tới Trung Quốc 3 lần, đã thấy tâm địa của chính quyền Trung Quốc, họ triệt để khai thác niềm tin mê tín của tín đồ Phật giáo qua ngành du lịch để moi tiền Phật tử, họ tuyên truyền trong đời người nếu được dịp đãnh lễ những vị "bồ tát" này, tín tâm sẽ tăng trưởng cho con đường học Phật. Bốn ngọn núi này được tuyên truyền là nơi ứng hiện của 4 vị "bồ tát", tứ Đại Danh Sơn có thể xem là điểm thu hút của Đại thừa Phật Giáo hay nói khác hơn, Đại Thừa Phật Giáo Trung Quốc.”

Thầy Thích Nhật Từ đả thể hiện cái bi trí dũng, đả trực diện với sự thật, dám nói lên lẻ phải. Đó là nhiệm vụ của một bậc cao tăng, thiện tri thức, đầy công tâm, honest với sự thật. Thầy đả khai sáng nhiều người mù trong chúng ta và Thầy củng bị rất nhiều dư luận chống đối vì họ không muốn sáng mắt để bị vở mộng, hay đang mơ mộng bị đánh thức. Nhửng điều thầy đề cao cảnh giác, nhiều người đả nêu ra hơn 1500 năm rồi. Thầy chỉ nhắc nhỡ lại vậy thôi.

Thực tế, thì thế hệ của chúng ta trở về trước, luôn cả Tàu, đả thâm nhiễm, ghiền các chuyện Tàu từ Tây Du Ký Diễn Nghĩa, Phong Thần Diễn Nghĩa, Tam Quốc Diễn Nghĩa, chuyện kiếm hiệp tân thời của Kim Dung...từ hơn cả ngàn năm rồi, khó mà bỏ được. Nhất là Phật Bà Quan Âm mà đa số điều thờ cúng, cầu xin cứu khổ, cứu nạn. Dù được cho là thần thoại hoang đường như God, không có thật thì vẫn khối người thờ phượng và cầu xin. Đó là bản năng tự nhiên của con người trong lúc lo lắng, đau khổ, nguy nan mà không biết vịn vào ai được.

Truyện Tàu đã được tựa là Diễn Nghĩa, có nghĩa là Ngụy là fiction rồi thì làm gì có thể hoàn toàn thật được (non-fiction.) Đó là do từ đầu óc tưởng tượng của tác giả lồng trong lịch sữ làm ta cứ ngỡ như có thật. Kim Dung rất xuất sắc về việc trước tác lịch sữ này. Nếu những kinh điển của Đại Thừa như Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Bát Nhã, ... được viết thành Pháp Hoa Diễn Nghĩa, Lăng Nghiêm Diễn Nghĩa, Bát Nhã Diễn Nghĩa thì tôi chắc chắn là nó sẻ trở thành nhửng Trung Quốc Kỳ Thư tuyệt hay không thua gì Tây Du Ký, kinh trong truyện, truyện trong kinh.

Hơn nửa thời đó không có chuyện đạo văn, hay vô danh tác giả, không có nhửng tiêu chuẩn viết lách như thời đại bây giờ. Vua không ưa là đốt sách, chôn người bất kể ngụy hay chánh. Vua biểu viết lịch sữ tốt cho mình là sữ quan phải nhắm mắt viết như vậy. Viết sách mà đề tên mình có khi bị tru di tam tộc vì bị gian thần sàm tấu từ một vài chữ phạm húy trong sách. Cho dù mình không có tuyên truyền chống lại triều đình đi nửa nếu nhửng điều mình viết được phản tặc ưa thích thì chắc chắn mình không còn cái đầu để mà ăn cơm. Chẳng hạng chuyện Thũy Hữ không ai biết tác giả thật của nó. Truyện úp mở chống cường quyền, chống triều đình. Toàn là một lũ lưu manh, ăn cướp Lương Sơn Bạc nhưng được người Trung Hoa cho đó là tuyệt tác, kỳ thư vì đả phản ảnh được tâm trạng của xã hội, nhân quần thời đó. Cộng Sản Trung Hoa xem đó là thủy tỗ của cách mạnh vô sãn. Mao Trạch Đông xem Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung như là một anh hùng cách mạng của cộng sản Tàu. Ông ta còn cho Tây Du Ký chủ trương bình đẳng xã hội, phản ảnh lòng dân (giai cấp vô sản) chống bất công áp bức của vua chúa thời đó. Nếu được diễn giải chụp mủ cộng sản như vậy thì Ngô Thừa Ân không còn cái đầu để mà đội mũ lâu rồi. Cái gì củng từ Tàu phát minh, ngay cả cộng sản đã được Tàu sáng tạo ra cả gần ngàn năm về trước.

Cái trò chụp mũ, viết lại lịch sữ, ngụy tạo, thần thánh hóa, thấy sang nhận bà con, ném đá dấu tay, ngậm máu phun người, lừa bịp, ...là nghề của con người, nhất là Tàu. Tàu làm cái chuyện trên ‘như Đại,’ còn Việt bắt chước Tàu làm nó ‘như Tiễu.’ Cả hai điều ‘như vậy,’ kêu ca gì nữa?

Hòa Thượng Từ Thông rất bức xúc trước hiện tượng gieo rắc hạt giống mê tín của Đại Thừa Trung Quốc, ngài đã nhiều lần báo động về chuyện kinh giả, Ngài cho rằng kinh điển ngày nay ngụy tạo quá nhiều, trong 1 thời pháp, ngài nói: "Trong đây nhiều lắm là 30% lời của Phật còn 70% chỉ toàn là rác rưởi." Ngài cũng không tin về những "bồ tát" giả mạo của Trung Quốc, ngài thẳng thừng nói: "không có ông nào, bà nào, thằng nào, con nào độ cho qúy vị hết." Ông sư này chắc tốt nghiệp từ Thiếu Lâm Tự, thẳng ruột ngựa. Sự thật tuy mất lòng trước nhưng được lòng sau.

Hoà Thượng Thông Lạc cũng nhiều lần nhắc nhở chúng ta, "Ðúng vậy, khi đem ra so sánh chúng ta thấy rằng kinh sách Ðại Thừa không phải Phật thuyết 100%. Cho nên, những lời di chúc cuối cùng của đức Phật đã dạy chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng để không bị những kiến giải, tưởng giải của các Tổ lường gạt. Như vậy, rõ ràng đức Phật đã biết trước, sau này các Tổ sẽ làm sai lệch kinh sách Phật, cho nên Ngài đã chuẩn bị cho người đời sau còn có chỗ dựa vững chắc để loại trừ những tà pháp của ngoại đạo đang pha trộn trong giáo pháp Nguyên Thủy của Phật."

Vậy thì ‘thằng Tỗ trác’ nào xạo ke chúng ta đây? Miệt thị các Tỗ củng oan cho họ, vì họ chả có ăn cái giải rút gì nếu chúng ta tự mình giác ngộ hay được cứu độ. Tôi chưa thấy Tỗ nào giàu có, quyền quý ở kinh thành, thánh đường như Giáo Hoàng, Giáo Chủ của các tôn giáo khác cả. Tất cả các Tỗ đều vô sản thật sự, một y một bát, ăn khổ, ở cực và ẩn dật nơi thâm sơn cùng cốc. Hay chính họ củng bị lường gạt? Nếu gọi đó là lường gạt thì củng là cái tình thương lường gạt của phụ mẫu – các con đau bệnh ảo, tưỡng tượng, thì cha mẹ dổ cho con uống thuốc ảo. Chúng nó tự hết bệnh vì thuốc ngụy ảo chứ không có ‘con mẹ, thằng cha’ nào chửa được cái bệnh tưởng của chúng nó được cả. Sau khi hết bệnh ảo vì uống thuốc ảo, đa số nhửng đứa con thượng mạn này lại cho cha mẹ nó là Tỗ trác. Nhưng đả quá muộn vì chúng nó đả hoàn toàn bình phục, giác ngộ thành Phật hết trơn hết tráo. Mà đả là Phật rồi thì phải cười mĩm chi, từ bi hỷ xã, không ngờ mình đã tự vô sanh, thay vì muốn trở lại bờ bên kia.




tải về 0.65 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương