Đại Ngụy Chân Kinh Lê Huy Trứ



tải về 0.65 Mb.
trang2/7
Chuyển đổi dữ liệu23.04.2018
Kích0.65 Mb.
#37060
1   2   3   4   5   6   7

Tôn Giáo hay Triết Lý


Có người không cho Phật Giáo là một triết lý hay khoa học mà là một tôn giáo của tâm linh như các tôn giáo khác. Tôi xin trích lời nói của Albert Einstein, dỉ nhiên, ai củng biết nhà khoa học vĩ đại này không là Phật Tử, “The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things, natural and spiritual as a meaningful unity. If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism.” Tôn giáo của tương lai, thích hợp với nhu cầu khoa học, chứng nghiệm và giải thích được tất cả hiện tượng trong vũ trụ mà không cần tới giáo điều, giả thuyết về thượng đế (được sáng tạo bởi con người) đó là Phật Giáo.

Tam giới duy Tâm, Vạn Pháp duy thức! Phật Thừa là tất cả tất cả là Phật Thừa. Cho nên tranh luận, Phật Giáo là tôn giáo tâm linh như các tôn giáo khác hay triết lý của nhân sinh quan thích hợp với hoa học hiện đại, thõa mãn nhu cầu ích kỹ của con người là vô nghĩa.
  1. Nguyên Tắc và Triết Lý của Phật Giáo


Đạo Phật không mê tín tôn thờ thần, hay thượng đế (god[s]) củng không mù quáng tôn thờ kinh điễn như thánh kinh của các đạo thờ thần (bị kinh trì.) Đạo Phật không phải là đạo cuồng tín, chấp vào tín điều, tin vào bạo lực, sợ hãi van xin che chở, cứu rỗi mà là đạo của tự độ, tự tha, trí tuệ, khoa học, rất dân chủ dựa trên tinh thần bi trí dũng. Đạo Phật không phải là vô thần lẫn hữu thần. Với tinh thần bi trí dũng, tôn trọng sự thật, bất cứ kinh nào tôn sùng mê tín dị đoan, oan cho kim khẫu của Phật, chúng ta củng không nên chấp nhận và phải can đảm để chứng minh cho các đạo hữu biết đó là ngụy kinh.
  1. Thượng Đế với Phật Giáo


Đức Thế Tôn không nói đến Thượng Đế, ngài không phủ nhận củng như chấp nhận vì theo Phật Giáo đó là câu hỏi vô nghĩa (nonsense.) Vì vậy, nên khi có người hỏi đến vấn đề này, Ngài im lặng. Ngài có đủ trí tuệ để giải thích nhưng người nghe không đủ trí huệ để biết được. Vì vậy, Ngài thay vì giải thích, chọn câu trả lời cao thâm nhất là im lặng. Thật ra, Đức Thế Tôn đã trả lời rồi, im lặng củng là một hình thức trả lời. Nếu chúng ta tin vào một đấng sáng tạo mà chúng ta không thể chứng minh được là có ‘đấng sáng tạo nhân tạo’ đó thì củng như Albert Einstein nói, “God doesn’t play dice with the universe!” Thượng đế không cầu mong may rủi vào nhửng sát xuất từ nhửng con xúc xắc như chúng ta thường cầu trời, cầu phật cho con thảy ra con số đó. Professor S.W.Hawking chứng minh ngược lại: Yes, God plays Dice, Thượng Đế củng cờ bạc như ai. Thượng Đế củng sở trụ vào canh bạc may rủi. Thượng Đế củng có máu đỏ đen như con người, đôi khi Thượng Đế còn đánh lạc hướng chúng ta thảy xúc xắc nhiều lần mà không cho biết là mấy điễm. Cái này gọi là ăn gian, cờ bạc lận. “It seems that even God is bound by the Uncertainty Principle, and can not know both the position, and the speed, of a particle. So God does play dice with the universe. All the evidence points to him being an inveterate gambler, who throws the dice on every possible occasion... Thus it seems Einstein was doubly wrong when he said, God does not play dice. Not only does God definitely play dice, but He sometimes confuses us by throwing them where they can't be seen.”

Hawking lẫn Einstein điều không phủ nhận hay chấp nhận thượng đế hiện hữu củng như French scientist, LaPlace khi trã lời với Hoàng Đế Napoleon: Tôi không cần giả thuyết thượng đế trong phương trình của tôi. “If at one time, we knew the positions and speeds of all the particles in the universe, then we could calculate their behaviour at any other time, in the past or future. There is a probably apocryphal story, that when Laplace was asked by Napoleon, how God fitted into this system, he replied, 'Sire, I have not needed that hypothesis.' I don't think that Laplace was claiming that God didn't exist. It is just that He doesn't intervene, to break the laws of Science. That must be the position of every scientist. A scientific law, is not a scientific law, if it only holds when some supernatural being, decides to let things run, and not intervene.”

Nếu có thượng đế, thì ai tạo ra thượng đế? Điều này củng như con gà, và trứng gà (chicken and egg) cái nào có trước? Đây là nhửng tranh luận tứ cú, nhị nguyên mà con người chúng ta không bao giờ thõa mãn được chẳng hạn đàn bà sinh ra đàn ông, rồi thì ai sinh ra đàn bà? Sáng tạo hay tiến hoá (evolution vs creation)? Câu trả lời dể nhất là trời sinh ra như vậy. Thượng Đế sáng tạo ra như vậy và phải tin như vậy nếu không muốn bị trừng phạt vì vô thần.

Điều làm tôi bối rối (confused) đó là Ngài Long Thọ cho rằng đức Phật lịch sử chỉ là ứng thân của Phật vào trong thế giới Ta Bà để cứu độ chúng sinh. Vì vậy, dựa theo Long Thọ, đức Phật không phải là một nhân vật lịch sử, mà đức Phật chân chính là một thực thể siêu việt, vượt hiện thế, vĩnh hằng và vô hạn tức là “Pháp Thân”. Cho nên đức Phật lịch sử chỉ là nhân vật được “đức Phật chân chính” gởi đến với thế gian để tạo thành một nhân vật có hình thể là một con người, có một đời sống sinh hoạt giống hệt như một con người thường tục để thuyết giảng Chánh Pháp cho nhân thế. Do đó đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp trước chớ không phải mới thành Phật tại thế giới này nhờ công phu tu thiền định. Đây chính là ý nghĩa của “Như Lai” dựa theo tinh thần Phật giáo Đại thừa. (Kinh Pháp Hoa Giảng Giải, Chương Thứ Mười Sáu, Phẩm NHƯ LAI THỌ LƯỢNG, Lê Sỹ Minh Tùng)

Tiểu Thừa hay Phật Giáo Nguyên Thủy không chấp nhận lý luận này. Họ quan niệm chỉ có một Phật, đó là Phật Thích Ca là người tu thành Phật. Cái lý luận Như Lai của Đại Thừa trên đây, hình như ám chỉ Phật là God với quyền năng tuyệt đối, tương tự như trong thánh kinh của nhửng đạo thờ Thần? Vậy thì, ai tạo ra đức Phật chân chính đây?

Nhưng vì tôi bị méo mó Đại Thừa, kinh điển nhập ma Tàu nên giải thích bậy bạ như sau: nếu chúng ta quán được luật nhân quả, thuyết nhân duyên, luân hồi, vô thỉ vô chung vô sanh vô diệt, thực tế nhất là First Law of Thermodynamics, như điện như ảo (holography) của vạn vật trong vũ trụ, Như Lai Tạng, không gian cuộn vào thời gian và nhất là lý nhất thể thì điều này không có gì khó giải thích. Đó là như vậy, như thị!
  1. Phật Giáo với nhửng Tôn Giáo khác


Ngày nay, có rất nhiều người trẽ bỏ đạo Phật theo đạo vợ. Họ không có căn bản của Phật Pháp, thiếu kiến thức, trí tuệ cùng khả năng biện luận nên dể bị lung lạc, tuyên truyền, nhồi sọ và dụ dỗ bởi ngoại đạo. Phật Giáo cần tinh không cần đa. Nhửng kẻ vô minh này có ở hay đi củng tốt mà thôi chỉ tội nghiệp cho nhửng con cái của họ, đầu xanh ngây thơ, vô tội, mới sinh ra phải bị đi rữa tội tổ tông. Không được tự mình lựa chọn niềm tin mà phải gánh cái nghiệp quả vô minh của cha mình tạo ra cho chúng nó. Đạo Phật không có chuyện cải đạo mà tự mình giác ngộ, tự mình tìm cho mình niềm tin thích hợp với tư chất của mình. Cho nên, không phải đạo nào củng tốt như nhau cả, và dĩ nhiên không phải tất cả các đạo đều xấu như nhau cả. Đạo Phật không bắt ai theo được, củng không thể dể gì mà truyền dạy cho nhửng kẻ vô duyên, vô minh, và thiếu trí tuệ. Tuy họ đều có Phật Nhãn nhưng đó là Phật Mù, còn rất lâu mới giác ngộ được.

Trong những tôn giáo khác, người ta nói rất nhiều đến sự “cứu rỗi” và “được cứu rỗi.” Nhưng trong đạo Phật không có những ý niệm như thế. Trong đạo Phật tất cả việc làm đều hướng về một mục tiêu duy nhất là giác ngộ tính Phật căn bản nơi mình, và tất cả mọi nơi đều là nước Phật, là Tịnh Độ. Vì vậy, tại sao phải nhờ đến người khác cứu rỗi mình? Ý niệm cứu rỗi là tuyệt đối không liên quan gì đến đạo Phật. Đó là điều làm cho đạo Phật độc đáo hơn tất cả những trường phái tín ngưỡng và triết lý trên thế giới. Không có một hệ thống tư tưởng nào đã tuyên giảng như vậy.” (Tiếng vọng từ Núi Kaya - tuyển tập những bài văn Phật giáo của Triều Tiên, Đại sư Song-chol [1912-1993])



Đạo Phật tự tin vào trí tuệ và bi trí dũng cùng với tinh thần kim cang vô úy, không dựa trên ích lợi cá nhân hay tôn sợ thần quyền. Ngược lại, các tôn giáo thờ Thần dựa vào sự sợ hải, ích lợi cá nhân, thưởng phạt, van xin được ban ân, tha tội và cứu rỗi ...Con người phải tuyệt đối tin tưởng và phải sống trong mặc cảm tội lỗi của tổ tông tạo ra mà họ phải chịu gánh vát đời đời, phải sợ hải và tôn kính đấng quyền năng mà họ tin là có quyền lực tuyệt đối trên họ. Như Đại Đế Napoleon nói: Con người, sở dĩ đoàn kết lại với nhau vì quyền lợi và sợ hải. Men are united by interest and fear.
  1. Cạnh tranh Tôn Giáo


Đức Thế Tôn viễn kiến được nhửng điều này, ngài dạy: “Khi ta nhập diệt rồi có nhiều thứ ma ba tuần xen vào trong pháp của ta, ở chùa, cạo đầu, mặc áo Phật, xưng là đệ tử của Phật, chung lộn với người đời ăn thịt, uống rượu làm nhơ bẩn là ngoại đạo thứ nhất. Còn có người dắt vợ, đem con vào trong chùa học theo tà thuật, cho là để truyền lại cho đệ tử, ăn thịt, uống rượu, cũng đi làm chay tụng kinh cho người, không phải người tục là ngoại đạo thứ nhì. Lại có những người trên thời không có thầy truyền, dưới thời không có thầy chứng bị ma quỷ ám ảnh mê muội tâm trí, biết bậy bạ cho là thông minh, chẳng có công tu tự xưng thành đạo, bên ngoài làm giống theo Phật, trong tâm làm việc tà mị, phỉnh gạt người đời theo vào đường tà, diệt hột giống trí của Phật là ngoại đạo thứ ba. Lại có người vẽ bùa, thỉnh chú, đuổi quỷ sai thần, phỉnh gạt người đời. Ác kiến càng nhiều thì chánh kiến của Phật càng tiêu diệt, đây là ngoại đạo thứ tư. Còn có người y theo việc tốt xấu, học theo chiêm quẻ, bàn việc kiết hung, coi bói xem tướng, nói trước những điều họa phước, dối chúng gạt người, tiêu diệt chánh pháp của Phật đây là ngoại đạo thứ năm. Lại có người sửa sang hình tướng, bụng trống lòng cao, mình không có tài năng mà tự cao cho mình là giỏi, chưa chứng ngộ cũng cho là mình chứng ngộ, học đặng vài lời cho là mình thấu đặng lý màu. Lại có người chẳng ăn dầu, muối, trà, quả, tương, dấm, chấp theo tướng tà, dối gạt người không trí: chẳng cần xem kinh niệm Phật, chẳng cần làm phước, tham thiền, chẳng cần xuất gia thọ giới, chẳng cần tầm sư học đạo, dám đem cái sắc thân giả dối này mà cho là cùng Phật không khác. Dối gạt người không biết đồng vào chỗ hắc ám, dứt đoạn căn lành, tiêu diệt giống trí tuệ, hay chấp trước những sự khờ khạo ngu si. Đây là ngoại đạo thứ sáu.”

Ngày nay củng có một số thượng mạn tăng, xây chùa, đem mê tín dị đoan vào chùa, giảng Phật Pháp với mục đích thương mại hơn là dạy chính pháp. Đó củng là một vấn nạn cho Phật Giáo. Tuy nhiên, nếu giảng phật pháp như tôi hay như thiểu số các cao tăng đắc đạo và nhửng thiện tri thức ngày nay thì chắc không có nhiều tín đồ. Khách thập phương lẩn nhửng người đã quy y tam bảo, tưởng như thế là đã thành Phật Tử để được nghe thầy dạy thì ít, nói gì tin đó, đóng tiền gây quỹ, cầu xin lợi danh, lạy Phật cứu độ cho thoát khỏi bệnh hoạn khổ đau thì nhiều. Mà hình như họ đúng, chỉ có tôi là thật thà ngu xuẫn. Họ thành công, chùa chiền mọc lên như nấm, Phật Tử tới lui tấp nập. Nhờ vậy mà đạo Phật, chưa chắc là chánh pháp, được truyền bá rộng rải, cạnh tranh với với các đạo khác. Tôi củng compromise vì thực tế, ‘không thực thì khó vực được đạo,’ nhưng xin đề nghị: nên có nhửng lớp học chính pháp được giảng dạy cho các tăng lẫn tục, nhất là giới trẽ, về giáo lý cao siêu trong chánh pháp của Phật Đà bởi nhửng cao tăng và nhửng cư sĩ, chỉ biết tu mà không làm thương mại.

Giới trẽ không rành tiếng Việt muốn tìm tới Phật Pháp đả được nhửng Thầy có lương tâm, khuyên học thêm về Phật Pháp trên internet bằng tiếng bản xứ thay vì hỏi cha mẹ hay các Thầy không tinh thông ngoại ngữ.

Cá lớn nuốt cá bé, trong lịch sữ nhân loại, tôn giáo là nguyên nhân của chiến tranh và hậu quả của khổ đau. Tôn giáo này tiêu diệt tôn giáo khác, nhân danh Thần của họ, dưới hình thức này hay hình thức khác. Oan oan, tương báo không bao giờ dứt. Cho nên tôi củng thông cảm, Phật Giáo củng nên biết bão vệ chánh pháp và tôn giáo của mình nhưng không nên thương mãi thái quá để lại sa vào tham sân si và chấp ngã. Nếu có làm thương mại thì để cho ban trị sự họ tổ chức. Các thầy nên lo tu, lo hành đạo, giáo dục chúng sinh, rèn luyện Phật Tử để hoành dương chánh pháp.

Đạo Phật truyền từ Ấn Độ sang phương Đông, qua đường Silk Road, không đổ một giọt máu. Đơn giản, đạo Phật không dựa vào thế quyền, không nhân danh ‘Thần Phật’ để đi cải đạo, hay tiêu diệt tà giáo, ma quỹ bằng vũ lực. Đạo Phật dùng trí tuệ cùng với bi trí dũng để ‘hàng ma, phục tiên,’ cứu độ chúng sinh (trong đó có nhân sinh.) Đạo Phật khuyến khích minh tâm để kiến tánh, phát sinh trí tuệ, tự học hành để mà giác ngộ, giải thoát sinh tử luân hồi, thành Phật. Ngắn gọn, Tri Kiến Phật trong mình!
  1. Tinh thần bình đẳng trong Phật Giáo


Chúng sinh tuy bình đẳng nhưng căn tính bất đồng. Bình đẳng trên chân lý không phải là mọi người ngang hàng bằng nhau. Vì trên thực tế, tất cả chúng sinh đều hiện hữu độc nhất sai biệt (unique self, matchless body, only one of its kind, same different,) hiểu biết, đức hạnh, tài năng, hoàn cảnh, điều kiện, môi trường, nhân duyên nghiệp quả của mọi người không giống y nhau. Chỉ khi nào chúng ta nắm bắt được chân lý, đạt từ nhân Phật đến quả vị Phật, mới thật sự bình đẳng. Phật là Phật!

Trong Kinh Pháp Hoa Giảng Giải, Chương 13, Phẫm Khuyên Trì, Prof. Lê Sỹ Minh Tùng viết, “Sau khi Phật thọ ký cho tất cả Tỳ kheo thì hiện tượng Long nữ mới vừa tám tuổi tức thì được thành Phật làm cho tất cả các vị Tỳ kheo Ni bàng hoàng xúc động. Các bà nghĩ rằng một đứa bé gái mang thân rồng mà còn thành Phật thì không lẽ chúng ta đã xã thân quyết chí tu hành mà không thể thành được chăng? Hiểu được tâm trạng của các bà nên đức Phật bây giờ chính thức thọ ký cho Dì Mẫu, Tỳ Kheo Ni Gia Du Đà La và 6,000 Tỳ Kheo Ni trong hàng hữu học và vô học sẽ thành Phật. Nói thành Phật, nhưng đâu phải thành Phật ngay như nàng Long Nữ mà phải trải qua vô lượng kiếp tu hành, đầy đủ công hạnh Bồ Tát, trí tuệ vẹn tròn thì lúc đó mới thành Phật. Một lần nữa, thọ ký phải được hiểu như là một lời khích lệ từ đức Thế Tôn để khuyến khích chúng sinh cố gắng hóa giải cho hết những vẫn đục trong tâm thức của mình chớ thật ra Phật không cho chúng sinh cái gì cả. Tri Kiến Phật vốn đã có sẵn trong mỗi chúng sinh chớ cái Phật Tánh này không do Phật ban cho vì thế Phật biết trong mỗi chúng sinh đã có sẵn cái mầm Phật Tánh nên Ngài mới thọ ký tức là khuyến khích cho họ cố gắng nhận biết để tỏ ngộ và sau cùng thâm nhập cái Phật Tánh thiêng liêng huyền diệu của chính mình đó thôi.”

Trong Kinh Pháp Hoa có hai hiện tượng bình đẵng đối nghịch rất kỳ lạ. Trong phẩm Đề Bà Đạt Đa, ác nhân thành Phật. Chẳng những chúng ta mà cả các vị Thánh Tăng từ xưa đến nay cũng thường lưu tâm và đưa ra nhiều cách giải thích khác nhau. Có thể nói đó là vấn đề sâu sắc của kinh Pháp Hoa.

Có thật là tất cả nhửng gì trong Kinh Pháp Hoa củng đều là sâu sắc và cao siêu cả?

Trong ‘Ngụy Kinh là sự thật nhưng bị che dấu của Đức Chính,’ “Quay trở lại cuốn Tứ Phần Luật chúng ta xem Phật nhận xét gì về Đề-bà-đạt-đa. Đức Phật dạy: Kẻ si phá Tăng này, có tám điều phi chánh pháp trói buộc, che lấp, tiêu diệt thiện tâm, Đề-bà-đạt-đa đã hướng đến phi đạo trong nê-lê một kiếp, không thể cứu được. Tám điều phi chánh pháp ấy là gì? Lợi, không lợi, khen, không khen, cung kính, không cung kính, ác tri thức, ưa bạn ác. Có tám điều phi chánh pháp như vậy trói buộc, che lấp, tiêu diệt thiện tâm, Đề-bà-đạt-đa đã hướng đến phi đạo trong nê-lê một kiếp, không thể cứu được. Nếu Ta thấy Đề-bà-đạt-đa có thiện pháp bằng sợi lông, sợi tóc, thì Ta đã không ghi nhận và nói ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’ Do Ta không thấy Đề-bà-đạt-đa có được thiện pháp bằng sợi lông, sợi tóc, nên Ta mới ghi nhận và nói, ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’ Thí như một người chìm trong hố xí. Có người muốn kéo nó ra. Nhưng không thấy ở nơi nó có chỗ sạch nào bằng sợi lông, hay sợi tóc để dùng tay nắm nó kéo ra. Nay quán sát Đề-bà-đạt-đa cũng lại như vậy, Ta không thấy có một bạch pháp nào bằng sợi lông, hay sợi tóc. Bởi vậy Ta nói, ‘Đề-bà-đạt-đa sẽ ở trong nê-lê một kiếp không thể cứu được.’[phẩm Phá Tăng]. Một kiếp mà Phật nói rất dài

Sao lại mâu thuẩn thế? Hơn nữa chẳng thấy ngài Đa Văn A-nan tụng đọc đoạn nào cho thấy Phật tuyên hứa sau này Đề-bà-đạt-đa thành chánh quả cả, nhất là chẳng thấy giáo pháp nào biện minh cho câu “Nhưng chính con người ác tâm ấy, chính những hành động trái nghịch đó là thước đo về đức tính từ bi nhẫn nhục, là phương tiện để đạt thành lý đạo.” Chúng ta chưa vội quy Diệu Pháp Liên Hoa kinh là ngụy kinh hay chân kinh dù biết rằng kinh này xuất hiện vào khoảng năm 200 sau Công nguyên (tức 700 năm sau khi Phật nhập Niết-bàn), điểm chính ở tiểu mục này là hình thái biến kiến giải riêng thành một đoạn kinh.”

Ai cũng biết Đề Bà Đạt Đa là anh ruột của Anan. Cả hai là em họ, của Đức Phật mà suốt đời theo phá Phật, muốn giết Phật vì bất mãn không được học thần thông. Tuy nhiên, trong Kinh Pháp Hoa, Đức Phật khen ngợi công đức của Đề Bà Đạt Đa, nhờ ông thượng mạn, manh tâm hãm hại mà Đức Phật mau thành Vô Thượng Đẳng Giác. Trong thời quá khứ, Đề Bà Đạt Đa đã từng dạy Kinh Pháp Hoa cho Đức Thế Tôn và Đức Phật thọ ký cho ông trong tương lai sẽ thành Phật hiệu là Thiên Vương. Nhưng tại sao trong kiếp này ông ta gian ác như vậy thì chưa ai giải thích nổi? Hay là ông ta là cái thử thách (test) của Phật? Ông ta phải diễn xuất cái vai gian ác xuất thần vì nếu biết được kiếp trước ông dạy Phật Kinh Pháp Hoa thì ông có thể là một diễn viên tồi trong kiếp ‘gặp Phật, giết Phật’ này? Tuy nhiên, nói là một chuyện mà thực tế là một chuyện khác, chúng ta không được như Đức Thế Tôn, cho nên đừng ngu muội lạy mừng nhửng kẻ manh tâm hại mình. Nếu có thể, xem đó như là nhửng thử thách của nghiệp quả mà mình phải cưu mang. Lấy ân đức báo oán, oán tiêu tan. Nói thì dể làm thì rất khó khăn. Chỉ có kẻ ngu, thấp trí, kém dũng mới đưa má bên kia cho nó tát tiếp. Chúng ta không có nội công kim cương bất hoại thể như Phật cho nên chúng ta dù không đánh trả, củng không cho phép nó làm tổn thương đến mình. Đây là nguyên tắc cao siêu của Akido.
  1. Cứu cánh của Phật Giáo


Tôi tự ngộ được nhửng triết lý dưới đây, dỉ nhiên tôi không nói là Phật nói, mà nếu tôi nói là tôi nói thì có người tưởng tôi điên, trừ khi tôi đổ thừa là Phật dạy riêng tôi:

Đạo Phật không chấp vào phương tiện. Phật Pháp, kinh điển là phương tiện, là ngón tay chỉ mặt trăng. Khi an toàn tới bờ bên kia rồi thì cái con thuyền đó có Made in China, India or Vietnam không thành vấn đề nửa, vì nó đả bị vở tan trước khi đến bờ rồi. Uống nước biễn khỗ đau đầy bụng, mữa ra không hết, không ai rảnh rổi, ngoảnh lại để tiếc nuối cái thuyền đả chở mình nửa. Dỉ nhiên, trước khi vượt biên nếu biết được con thuyền đó Made in China thì không đời nào ai dám bướt lên, chờ Mỹ đem hàng không mẫu hạm vào vớt cho an toàn hơn.

Đạo Phật không chấp vào tứ cú của nhị nguyên (dualism) mà là bất nhị (không hai, non-dualism.) Cao siêu hơn nửa là ‘không bất nhị’ (không có cả cái không hai, emptiness of emptiness.) hay có thể tạm gọi đó là lý nhất nguyên (oneness, singularity) mà con người phàm phu như chúng ta củng như khoa học chưa thể chứng minh được với kiến thức của khoa học, toán học và ngôn ngử của nhân sinh. Tôi đã dùng toán học để chứng minh là con người chúng ta không bao giờ đạt được tới ‘singularity’ mà chỉ có gần tới, vì nếu chúng ta vượt tới điểm nhất thể đó thì chúng ta trở lại bờ bên kia. Tuy nhiên, nếu chúng ta chứng được Trí Tuệ Phật trong ta, rồi thành Phật thì chúng ta an nhiên tự tại xuyên qua, xuyên về cái điểm singularity, cái hư vô đó.

Khó hiểu hơn nửa là chúng ta ở trong cái hư vô đó như hạt châu ẩn bên trong, hay như đả nói ở trên, Tri Kiến Phật toàn bích ở bên trong được bao bọc bên ngoài bằng thân nam nữ. Đơn giản một tí, chúng ta KHÔNG ở trong cái hư vô đó như hạt châu KHÔNG ẩn bên trong, hay Tri Kiến Phật toàn bích KHÔNG ở bên trong KHÔNG được bao bọc bởi KHÔNG bên ngoài bằng thân Phật. Không trong củng không ngoài, không bờ củng không bến mà chỉ có Trí Tuệ Phật. Phật không thể thành Phật mà Phật là Phật. Giải thích theo khoa học vật lý (giả tưởng,) chúng sinh là phản chiếu (mirror projection) của bờ bên kia. Bờ bên này là ảo, bờ bên kia là ‘không ảo.’ Bờ bên này có tức là không, bờ bên kia không tức là có. Vì vậy, đạo Phật tuy đơn giản nhưng không dể gì mà học hành để giác ngộ được đối với đại đa số chúng sinh khi mà chúng ta còn bị vô minh che mờ trí tuệ.

Dễ mà khó, khó mà dễ! Dể nếu chúng ta vô sanh, khó vì chúng ta vô minh. Phức tạp vì chúng ta không biết mình vô minh, chưa minh tâm. Đơn giản, chúng ta không biết mình vô sanh, chưa kiến tánh. Không vô minh lẫn vô sanh đó là Nhất Phật Thừa là Tri Kiến Phật. Chỉ có trí tuệ Phật mới hiểu nổi nhửng điều thâm ảo này. Đây là ngôn ngữ của Phật với Phật.


  1. tải về 0.65 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương