ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học công nghệ BÁo cáo tự ĐÁnh giá


Tiêu chí 3.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị



tải về 1.6 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.6 Mb.
#26165
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Tiêu chí 3.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị


Xuất phát từ hiện trạng quản lý của Trường ĐHCN và thực tế sinh viên các ngành khác nhau trong trường được hưởng quyền lợi như nhau từ ngân sách nhà nước, các chỉ số trong phần này được tính theo bình quân sinh viên toàn trường. Nhu cầu nhân lực CNTT trình độ cao của xã hội vừa là cơ hội vừa là sức ép lớn đối với Trường ĐHCN. Sức ép về cơ sở vật chất và trang thiết bị càng nặng nề hơn trong bối cảnh Nhà trường đợi di chuyển lên Hòa Lạc theo kế hoạch dự kiến vào năm 2008. Nhà trường đã cố gắng thi hành nhiều giải pháp nhằm khắc phục sức ép trên song thực tế chỉ giảm bớt sức ép đó theo khả năng có thể.

Năm 2001, Khoa CN có tổng diện tích mặt bằng 1400m2, số lượng sinh viên khoảng 1300 sinh viên, tổng diện tích mặt bằng cho 1 sinh viên khoảng 1,1m2 [CN3.3.1.20]. Năm 2005, Trường đầu tư cải tạo và thuê thêm mặt bằng, tăng tổng diện tích mặt bằng tới khoảng 3700m2, tổng sinh viên khoảng 1750 sinh viên, tổng diện tích mặt bằng trên 1 sinh viên khoảng 2,2m2 [CN3.3.1.1-2].



Năm 2001, Khoa CN có 3 phòng máy với số lượng 85 máy, tổng máy tính trên đầu sinh viên khoảng 0,08. Tới năm 2005, qua quá trình đầu tư cho cơ sở vật chất và trang thiết bị, Trường đã có 6 phòng máy tính với số lượng 215, tổng máy tính trên đầu sinh viên khoảng 0,18 (Số sinh viên sử dụng phòng thực hành máy tính chỉ tính riêng cho ngành CNTT vì các ngành còn lại chỉ sử dụng phòng máy tính cho 3 môn học theo chương trình đào tạo). Như vậy, sau 5 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHCN đã đạt tỷ lệ tổng diện tích mặt bằng (Hiệu bộ, Khoa - Bộ môn, Trung tâm, giảng đường) và tỷ lệ máy tính trên đầu sinh viên tăng gần 2 lần.

Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy

Về giảng đường: Thống kê về số lượng lớp học và số lượng giảng đường cho các năm học của ngành CNTT trình bày trong Bảng 3.3.1.

Bảng 3.3.1 cho thấy trong 5 năm, tỷ lệ diện tích giảng đường trên đầu sinh viên không tăng. Do Trường đang áp dụng quy chế đào tạo theo niên chế nên việc sắp xếp so le các lớp học đã tăng hiệu quả sử dụng giảng đường tạo đủ giảng đường học cho sinh viên [CN3.1.9.5]. Để khắc phục tình hình thiếu giảng đường, Nhà trường phải đi thuê hoặc cải tạo thêm giảng đường [CN3.3.1.3-18]. Tuy rằng, kết quả đánh giá của sinh viên về chất lượng giảng đường là bình thường (năm 2003: Tốt là 53,1%, Không tốt là 34,3%, Không có ý kiến là 12,6% [CN3.4.2.2]) song thực tế điều kiện giảng đường là không tốt, diện tích chật hẹp khi sinh viên học, trang thiết bị thiếu thốn và lạc hậu.

Bảng 3.3.1.Thống kê về số lượng lớp học và số lượng giảng đường cho Khoa CNTT

Năm học

Tổng số lớp học/sv

Loại hình lớp học

Tổng số GĐ

Loại hình giảng đường

Lớp lớn

Lớp vừa

Lớp nhỏ

GĐ lớn

GĐ vừa

GĐ nhỏ

2000-2001

8/747

3

5

0

7

2

3

2

2001-2002

9/805

2

7

0

7

2

4

2

2002-2003

10/862

1

9

0

9

4

3

2

2003-2004

11/900

2

7

2

9

4

4

1

2004-2005

12/1150

0

12

0

11

4

3

4

Ghi chú: Giảng đường lớn có diện tích 90m2, giảng đường vừa có diện tích 70m2, giảng đường nhỏ diện tích (30-40)m2. Lớp học lớn có sĩ số từ 100 sinh viên trở lên, lớp học vừa có sĩ số từ 36 - 99 sinh viên, lớp học nhỏ (lớp tách) có sĩ số nhỏ hơn 35 sinh viên.

Về hội trường: Trường ĐHCN có 1 phòng hội trường diện tích 100m2 tổng 100 chỗ ngồi có khá đầy đủ trang thiế bị phục vụ (projecter, micro bàn, có dây và không dây, và anten thu vệ tinh). Khoa CNTT chưa có phòng seminar riêng, sử dụng phòng hội trường của trường.

Về phòng máy tính: Thống kê số lượng máy tính theo năm học của ngành CNTT có trong Bảng 3.3.2.

Bảng 3.3.2. Thống kê số lượng máy tính theo năm học của ngành CNTT

Năm học

Tổng số SV

Tổng số phòng MT

Tổng MT

Cấu hình

Tổng số MT/SV

2000-2001

747

2

60

386, 586

0,08

2001-2002

805

3

85

386, 586

0,10

2002-2003

852

5

127

386, 586, pentum 3

0,14

2003-2004

900

4

143

Pentum 3 , pentum 4

0,15

2004-2005

1150

7

215

Pentum 3 , pentum 4

0.18

Mặc dù tỷ lệ máy tính theo đầu sinh viên năm 2005 đã tăng hơn hai lần so với năm 2001, nhưng mới chỉ đáp ứng đủ thời lượng thực hành theo chương trình đào tạo mà chưa đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin phục vụ học tập ngoài giờ học cho sinh viên. Với số phòng máy tính hiện có, nhà trường đã tổ chức khai thác có hiệu quả phòng máy tính cho ngành CNTT đạt 86% thời gian sử dụng phòng máy, 14% còn lại phòng máy tính phục vụ thực hành cho sinh viên các ngành khác. Từ năm 2005 các phòng máy tính được trang bị các thiết bị ánh sáng, thông gió. Để đạt chỉ tiêu 2 sinh viên có 1 máy tính thì Khoa CNTT cần có khoảng 16 phòng máy tính với số lượng 35 máy tính một phòng. Để có mặt bằng cho 10 phòng máy tính là điều chưa thể có trước khi di chuyển lên Hòa Lạc vì khó khăn không phải là trang thiết bị mà là mặt bằng. Tuy nhiên, do định hướng gắn bó nghề nghiệp nên trên 90 % sinh viên năm thứ ba trở đi đều có máy tính cá nhân để tự thực hành ở nhà.

Trong hai năm 2005-2006, tiểu dự án Giáo dục đại học C1.II sẽ bổ sung thêm một số trang thiết bị CNTT, đặc biệt là các phòng học hiện đại dạng studio [C0.10].

Trường triển khai phòng truy cập Internet với 16 máy tính dùng cho sinh viên hệ chất lượng cao. Trường có trang website của sinh viên. Sinh viên tra cứu điểm, các thông báo, các công văn ... truy cập theo địa chỉ coltech.vnu.edu.vn/courses và để tra cứu chương trình đào tạo truy cập theo địa chỉ http://coltech.vnu.edu.vn/news4st.

Về thư viện: Trung tâm TT-TV có tòa nhà bảy tầng liền kề Trường ĐHCN tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận và tra cứu thông tin phục vụ hoạt động dạy và học cho sinh viên của Trường. TT-TV có 2 phòng đọc (phòng đọc báo - tạp chí và phòng đọc tự chọn), 1 phòng mượn giáo trình, 1 phòng mượn khóa luận, 1 phòng bổ sung sách, 1 phòng phân loại biên mục sách. Mỗi phòng của Trung tâm được trang bị từ 3-4 máy tính [CN3.3.2.1-12, CN3.3.3.1-19]. Trung tâm TT-TV được trang bị phần mềm LIBOL để tra cứu sách.

Theo số liệu thống kê tháng 5-2005 của Trường ĐHCN thì Trung tâm TT-TV đã đáp ứng sách phục vụ cho ngành CNTT như sau: 7/19 đầu sách cho các môn học chung, 17/17 đầu sách cho các môn học cơ bản của nhóm ngành, 15/18 đầu sách cho các môn cơ sở của ngành. Sách về chuyên ngành chưa có. Sách tại thư viện chưa được cập nhật, trong tổng sách về khối kiến thức cơ bản, cơ sở của ngành chỉ có 2 cuốn xuất bản năm 2004, 1 cuốn xuất bản năm 2003, 3 cuốn xuất bản năm 2002 còn lại đều xuất bản trước năm 2002 [CN2.1.1.1].

Nhà trường đã phối hợp với Trung tâm TT-TV trong việc cung cấp các thông tin về sách phục vụ cho sinh viên của Trường. Đồng thời, Trường xây dựng thư viện điện tử trong trang Web của trường để cung cấp thêm tài liệu phục vụ cho công tác dạy và học [CN3.3.2.2-12].

Phương tiện và công cụ hỗ trợ giảng dạy

Trang thiết bị phục vụ dạy và học của toàn Trường: 531 máy tính (có 68 máy tính sách tay) trong đó 132 máy tính phục vụ dạy học và nghiên cứu, 54 máy tính dùng cho hành chính, quản lý và 345 máy tính dùng cho phòng thí nghiệm, thực hành, 21 máy in, 1 máy photocopy nhanh, 03 máy photocopy đa năng, 21 máy chiếu đa năng và màn hình, 2 máy quét [CN3.3.4.1]. Hàng năm Trường có bổ sung mua mới, nâng cấp trang thiết bị và đánh giá hiếu suất sử dụng trang thiết bị [CN3.3.4.2-4].

Các phần mềm chuyên dụng: Turbo C, Dep C++, Word, Execl, Access, Vsual Basic, Visual C++, Assembly, Raise, Typist, MSSQL Server [CN3.3.7.1]. Khoảng 50% máy tính thuộc khối phòng ban của Trường và Khoa đều được nối mạng với đường truyền tốc độ cao [CN3.3.4.1].

Tổng ngân sách được cấp và khoản ngân sách dành cho cơ sở vật chất và trang thiết bị trong 5 năm từ 2000 đến 2005 đã tăng dần theo năm:



Năm

Tổng ngân sách

Ngân sách chi cho CSVC

2000

2,731,892,900

1,622,931,500

2001

7,386,689,800

2,239,837,700

2002

12,107,568,400

2,331,042,000

2003

13,671,269,000

3,427,669,200

2004

24,387,680,000

3,908,209,000

Tuy nhiên, kinh phí dành cho cơ sở vật chất và trang thiết bị chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu hiện tại [CN3.3.8.1-5].

Điểm mạnh

  • Nhằm khắc phục tình trạng thiếu mặt bằng, đã có cố gắng khai thác tối đa lượng giảng đường và phòng thực hành hiện có để đáp ứng nhu cầu về phòng học và thực hành của sinh viên.

  • Hệ thống trang thiết bị phục vụ đào tạo (máy tính, máy chiếu) cho giảng viên và sinh viên đã tăng đáng kể góp phần thực thi chương trình đào tạo và cải tiến phương pháp dạy - học.

Điểm yếu

  • Chưa đề ra chủ trương hiện đại hóa giảng đường phục vụ dạy - học vì vậy điều kiện trang thiết bị tại các giảng đường còn lạc hậu. Chưa có kế hoạch thực thi phòng học chuẩn trong trường. Chưa quan tâm và sâu sát trong việc quản lý chất lượng giảng đường nên việc khắc phục sự cố tại các giảng đường còn chậm trễ.

  • Do thiếu mặt bằng nên không có giảng đường và phòng máy tính phục vụ nhu cầu tự học chuyên môn và ngoại ngữ cho sinh viên, vì vậy đã không tạo điều kiện cho sinh viên phát huy được tính chủ động trong học tập – nghiên cứu.

  • Chưa chủ động về sân bãi phục vụ dạy và học giáo dục thể chất và các hoạt động ngoại khóa khác vì vậy chưa tạo điều kiện cho sinh viên triển khai các hoạt động văn thể.

  • Hàng năm Ký túc xá chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu đăng ký ở của sinh viên, vì vậy có lượng không nhỏ sinh viên phải thuê nhà, gặp nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt, đặc biệt là sinh hoạt tập thể. Trung tâm TT-TV mở cửa theo giờ hành chính từ 7h30 đến 16h30, chưa đáp ứng nhu cầu tra cứu và đọc sách ngoài giờ hành chính.

Kế hoạch

  • Năm 2005-2006: Đến năm học 2006-2007, hệ thống trang thiết bị môi trường, trình diễn, âm thanh tại các giảng đường phải được cải thiện vượt bậc. Khai thác hiệu quả hệ thống thiết bị trong Dự án giáo dục đại học C1.II để xây dựng được 2 phòng học hiện đại cho Khoa CNTT.

  • Năm 2007-2008: Xây dựng được 2-4 phòng học hiện đại cho Khoa CNTT. Hoàn thành một số thành phần cơ bản của hệ thống đại học số hóa trong trường ĐHCN phục vụ học tập và sinh hoạt cho sinh viên

Tiêu chí 3.4. Hệ thống đảm bảo chất lượng trong

Hệ thống đảm bảo chất lượng trong

Ngay từ khi thành lập, Trường ĐHCN đã tiến hành từng bước hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo như các phòng chức năng và các Khoa trong đó có Khoa CNTT (Hình 1 Mục 18). Nhà trường sớm quyết định thành lập, ban hành quy định chức năng nhiệm và cử nhân sự phụ trách các Phòng, Ban. Kịp thời đề nghị ĐHQGHN quyết định thành lập các Khoa và tiến hành bổ nhiệm lãnh đạo các Khoa. Việc bổ nhiệm Trưởng phòng, Chủ nhiệm Khoa được tiến hành theo một quy trình gồm nhiều bước, phù hợp với quy định chung và sự tín nhiệm của cán bộ. Theo đề nghị của Chủ nhiệm Khoa, Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm các Chủ nhiệm bộ môn. Tiếp theo đó, HĐKH&ĐT trường và HĐKH&ĐT Khoa CNTT được thành lập. Nhà trường ban hành kịp thời quy định hoạt động và chế độ của các tổ chức [CN3.4.1.1-15].

Định kỳ hàng năm, HĐKH&ĐT Trường xem xét, kết luận về việc cập nhật chương trình đào tạo theo đề nghị của Khoa CNTT [CN3.4.11.1-20]. Việc xét sinh viên đủ tiêu chuẩn làm khóa luận tốt nghiệp, chấm khóa luận tốt nghiệp, xét tốt nghiệp, xét chuyển đổi lớp, xét kỷ luật khen thưởng ... đều thông qua các Hội đồng [CN3.4.1.16-39].

Để tăng hiệu suất sử dụng mạng và khai thác internet, Trường thành lập các nhóm phục vụ người dùng mạng và nhóm quản lý Internet [CN3.4.1.40].

Như đã trình bày trong Tiêu chí 3.1, Nhà trường không trực tiếp thực hiện đầy đủ các nội dung của công tác tuyển sinh đại học mà tham gia theo sự phân công của ĐHQGHN, vì vậy là khách quan trong đảm bảo chất lượng sinh viên đầu vào [CN3.1.1.1-9]. Đối với các kỳ thi học kỳ, kiểm tra giữa kỳ hoặc làm khóa luận và thi cuối khóa, Nhà trường giao trách nhiệm Phòng ĐTĐH kết hợp với Khoa CNTT tiến hành công tác đảm bảo trong theo quy chế kiểm tra – đánh giá đối với sinh viên ngành CNTT.

Quy định phân cấp từ cấp Nhà trường tới cấp Khoa đã được thảo luận qua một số hội thảo nhằm làm rõ hơn trách nhiệm của mỗi đơn vị, bộ phận. Đã không để xảy ra sự chồng chéo khi triển khai trong quá trình đảm bảo trong vì nội dung quy định về chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban và nội dung của quy đinh phân cấp đã tường minh chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức [CN3.4.1.1-6, CN3.4.1.8]. Tuy nhiên, khó khăn do chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý (cấp trường và Khoa CNTT), tình trạng trì trệ trong chuyển hóa cơ chế quản lý từ tầm vóc khoa trực thuộc lên tầm vóc trường thành viên làm cho chất lượng hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng trong còn thấp, thể hiện qua các mặt yếu như đã trình bày ở các mục trên.

Nhà trường đã tiến hành các hoạt động huy động sinh viên tham gia vào hoạt động đánh giá trong như Hội nghị đối thoại giữa Ban giám hiệu và cán bộ lớp, tổ chức các đợt thăm dò ý kiến sinh viên. Trong các đợt thăm dò, sinh viên trình bày ý kiến bằng cách điền vào phiếu thăm dò ý kiến theo các nội dung về chương trình đào tạo, về từng chi tiết môn học, về giảng viên, về phương pháp giảng dạy, về điều kiện học tập... [CN3.4.2.1-2].

Hệ thống giám sát

Vào đầu mỗi học kỳ, Nhà trường công bố rộng rãi kế hoạch học tập, thời khóa biểu, phân công giảng dạy trong học kỳ đó theo đề nghị của giảng viên thuộc Khoa CNTT [CN 3.4.5.1-10].

Ban Thanh tra kết hợp cùng Khoa CNTT, các phòng ban để kiểm tra công tác dạy và học để báo cáo Ban Giám hiệu [CN 3.4.4.1-6]. Nhằm tăng cường kỷ cương học đường, khắc phục tình trạng nghỉ học hoặc đi học muộn của sinh viên, Trường đã ban hành công văn giao trách nhiệm cho giáo viên bộ môn trong việc quản lý lớp trong giờ học, động viên các giảng viên điểm danh sinh viên dự học [CN3.4.4.7]. Ban Thanh tra giáo dục đã có lên kế hoạch thực hiện 36 lần kiểm tra trong học kỳ 1 năm học 2005-2006 [CN 3.4.4.9]. Trường sử dụng phần mềm Quản lý giảng dạy do ĐHQGHN cung cấp để giám sát việc dạy và học [CN3.4.8.2].

Danh sách sinh viên tốt nghiệp có trong số cái của Nhà trường, khi nhận bằng sinh viên phải ký vào sổ ký nhận bằng, đây là các tài liệu giám sát việc cấp phát bằng [CN 3.4.8.3-7, CN3.4.2.4].

Một số giải pháp cụ thể đáng chú ý nhằm đảm bảo chất lượng trong và dữ liệu được lưu trữ để quản lý:


  • Trong mỗi học kỳ, bố trí tuần thứ 16 là tuần dự phòng để giảng viên dùng để bù giờ cho các buổi nghỉ dạy do ngày lễ, mất điện hoặc do lý do cá nhân.

  • Trước thời điểm kết thúc lịch học của mỗi học kỳ, Phòng ĐTĐH thông báo về tình hình thống kê số giờ thực dạy của mỗi giảng viên để sắp xếp kế hoạch dạy cho đủ thời lượng [CN3.4.8.1].

  • Đối với mỗi học kỳ, Phòng ĐTĐH đều có danh sách sinh viên không đủ điều kiện dự thi do nghỉ học quá quy định [CN3.4.6.1-4].

Đánh giá môn học và chương trình

Hàng năm HĐKH&ĐT Khoa CNTT đều tiến hành rà soát và cập nhật chương trình đào tạo; đã hai lần đề nghị đổi mới chương trình đào tạo [CN3.4.11.1-20].

Đã tổ chức việc lấy ý kiến sinh viên đánh giá môn học vào các năm 2001, 2002, 2003. Kết quả thăm dò năm 2001 và năm 2002 không được lưu giữ. Năm 2003, kết quả thăm dò từ 850 sinh viên ngành CNTT đánh giá môn học đạt chiếm tỷ lệ 68,48%, chưa đạt chiếm tỷ lệ 25,58%, số còn lại không có ý kiến [CN3.4.2.2]. Tháng 10 năm 2004, Ban giám hiệu tiến hành đối thoại với đại diện sinh viên các lớp và Hiệu trưởng đã có các chỉ thị kịp thời giải quyết các phản ánh của sinh viên về đánh giá môn học [CN3.4.2.1]. Việc xử lý kết quả đánh giá môn học của sinh viên chưa thật triệt để (năm 2001 thì gửi kết quả cho từng giáo viên, năm 2002 thì gửi kết quả tới các Bộ môn và năm 2003 thì lưu tại Phòng ĐTĐH).

Điểm mạnh


  • Trường đã có cơ cấu tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng trong. Hoạt động của hệ thống đã được tiến hành đối với mọi hoạt động đào tạo trong trường và Khoa CNTT.

  • Hệ thống giám sát trong cấp trường đã hoạt động theo đúng chức trách. Đã áp dụng một số biện pháp đặc thù như sử dụng phần mềm quản lý đào tạo, đối thoại Ban Giám hiệu với đại diện sinh viên, tổ chức tiến hành thăm dò ý kiến sinh viên theo hướng điều tra xã hội học.

  • Đã giao trách nhiệm cho giảng viên môn học tham gia quản lý giờ học, khuyến khích giảng viên điểm danh sinh viên.

Điểm yếu

  • Hệ thống đảm bảo chất lượng trong và hệ thống giám sát hoạt động chưa đồng bộ, vai trò của cấp khoa còn chưa tường minh. Sự phối hợp giữa các phòng ban và Khoa CNTT chưa bài bản, chưa hình thành guồng máy làm việc gắn kết để tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên. Chưa tổ chức các Hội đồng thi.

  • Việc tổ chức hoạt động và quản lý kết quả lấy ý kiến sinh viên đánh giá các môn học trong chương trình đào tạo là chưa bài bản.

Kế hoạch

  • Năm 2005-2006: Tăng cường năng lực quản lý và giám sát chất lượng trong của Khoa CNTT, đưa hoạt động của trợ lý giáo vụ Khoa bài bản. Thành lập các Hội đồng đánh giá để mở rộng phạm vi đổi mới phương pháp giảng dạy, đầu tư đúng mức cho cơ sở vật chất trang thiết bị v.v. Thử nghiệm thi hành cơ chế "hành chính một cửa" giao tiếp với sinh viên. Thành lập các Hội đồng thi ngay từ học kỳ I năm học 2005-2006. Đưa công tác thu thập ý kiến sinh viên đánh giá chương trình đào tạo vào nề nếp.

  • Năm 2007-2008: Tổ chức Hội nghị về hệ thống đảm bảo chất lượng trong và hệ thống giám sát trong. Tích hợp hệ thống thông tin quản lý về hoạt động đảm bảo chất lượng trong và giám sát vào thành phần của hệ thống phương tiện đại học số hóa.

TIÊU CHUẨN 4. ĐẦU RA

Như đã trình bày trong Tiêu chuẩn, Trường ĐHCN xác định mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng đầu ra với chất lượng đầu vào tuyển sinh. Có thể nói “Đầu ra” là tiêu chuẩn tổng hợp, là kết quả cuối cùng của quy trình đào tạo, phản ánh chất lượng của khóa đào tạo... Trong nhiều năm gần đây, chất lượng đầu ra của Khoa CNTT được đảm bảo vì thế chất lượng tuyển sinh đầu vào liên tục vào loại cao nhất trong cả nước.



Ngoài các số liệu thống kê dựa trên thông tin có sẵn trong trường, các đánh giá về đầu ra được tổng hợp từ các thông tin phản hồi của cựu sinh viên (qua đợt điều tra tháng 10-2005, qua phản ánh tới các giảng viên), của nhà tuyển dụng (qua các hội thảo trong Hội chợ việc làm sinh viên) và dư luận xã hội (qua các phương tiện thông tin đại chúng). Do hạn chế về thời gian nên chỉ sử dụng cách thức quảng bá và thu nhận ý kiến phản hồi từ các cựu sinh viên đã có công ăn việc làm thông qua Internet (chi tiết trong Tiêu chuẩn 5). Như vậy quy mô, phạm vi và đối tượng điều tra chưa thật toàn diện song chất lượng cựu sinh viên có ý kiến phản hồi là cao cho nên kết quả của cuộc điều tra đó cũng phản ánh các nội dung cơ bản về chất lượng đầu ra của Khoa CNTT.

Tiêu chí 4.1. Chuẩn mực đạt được

Về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp

Bảng 4.1.1. Thống kê sinh viên tốt nghiệp trong 5 năm

Khóa học

4 năm

5 năm

6 năm

7 năm

Tổng cộng tốt nghiệp

Số sinh viên năm cuối

Tỷ lệ tốt nghiệp/số SV năm cuối

Tỷ lệ tốt nghiệp sau 4 năm học

Tỷ lệ tốt nghiệp sau 5 năm học

1997-2001

154

25

5

3

187

189

98.94%

81.48%

94.71%

1998-2002

134

21

14

4

173

179

96.65%

74.86%

86.59%

1999-2003

113

41

9

*

163

173

94.22%

65.32%

89.02%

2000-2004

124

10

*

*

134

150

89.33%

82.67%

89.33%

2001-2005 Hệ chuẩn

147

*

*

*

147

198

74.24%

74.24%

74.24%

Tổng cộng

672

97

28

7

804

889

97,8%+

75.59%

89,91%++

(Ghi chú:* : Chưa có số liệu,+: tính theo hai khóa,,++: tính theo bốn khóa )

Bảng 4.1.1 cung cấp số liệu thống kê tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp trong 5 khóa học vừa qua. Kết quả cho thấy tỷ lệ tốt nghiệp đúng kỳ hạn (ngay khi kết thúc khóa học 4 năm) là 75,59%. Số chưa tốt nghiệp chủ yếu là còn nợ một số môn học trong chương trình đào tạo hoặc thi tốt nghiệp không đạt. Theo quy chế đào tạo hiện hành, trong vòng 3 năm kể từ khi khóa học kết thúc, sinh viên năm cuối chưa được nhận bằng tốt nghiệp do nợ môn học kỳ hoặc môn thi tốt nghiệp, sẽ được thi trả nợ để hoàn thành chương trình học tập. Một năm sau có thêm 14,32% sinh viên tốt nghiệp đưa tổng số lên 89,91%. Hết thời hạn 3 năm mới có 97,8% trong số sinh viên năm cuối được nhận bằng tốt nghiệp. Số còn lại (2,2%) phần lớn đã bỏ thi trả nợ.

Chỉ tiêu này được xem là cơ sở của quy trình đánh giá chất lượng đầu ra vì vậy sẽ được phân tích rõ hơn trong Tiêu chí 4.2 liên quan tới tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và thôi học.



Về xếp loại sinh viên tốt nghiệp

Theo quy định chung của Bộ GD&ĐT, sinh viên khi ra trường được xếp loại theo 5 mức khác nhau: Xuất sắc (ĐTB  9.0), giỏi (9.0 > ĐTB  8.0), khá (8.0>ĐTB7.0), trung bình khá (7.0 > ĐTB  6.0) và trung bình (6.0 > ĐTB  5.0). Bảng 4.1.2. thống kê tỷ lệ sinh viên được cấp bằng các loại trong 5 khóa học gần đây.

Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp Xuất sắc và Giỏi chiếm 11,45%, loại Khá chiếm 42,81%, như vậy có tới trên 50% sinh viên Khoa CNTT tốt nghiệp từ loại khá trở lên. Số lượng sinh viên đạt yêu cầu học chuyển tiếp bậc tiến sỹ và thạc sỹ ngày càng nhiều.

Số liệu thống kê qua cuộc khảo sát điều tra cựu sinh viên [CN4.1.1.1] cho thấy phần lớn (67,61%) sinh viên tốt nghiệp có việc làm ngay, 28,17% có việc trong khoảng 1-6 tháng sau khi tốt nghiệp, 2,82% có việc trong khoảng 7-12 tháng sau khi tốt nghiệp (Biểu đồ 4.1). Hầu hết cựu sinh viên làm công việc liên quan đến CNTT như tham gia giảng dạy - nghiên cứu về CNTT, sản xuất phần mềm hay là chuyên viên của bộ phận CNTT của các đơn vị không chuyên về CNTT. Cũng theo [CN4.1.1.1], khi thống kê theo loại hình cơ quan cho thấy có 34,29% làm việc tại cơ quan/doanh nghiệp nhà nước, có 55,71% làm việc tại doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, 10% làm việc cho các công ty, tổ chức nước ngoài.



Bảng 4.1.2. Thống kê tỷ lệ sinh viên được cấp bằng các loại

Khóa học

Số SV năm cuối

Số SV tốt nghiệp

Tỷ lệ SV tốt nghiệp được cấp bằng các loại

Xuất sắc và Giỏi

Khá

Trung bình khá

Trung bình

1997-2001

189

187

7,49%

41,18%

45,99%

5,35%

1998-2002

179

173

6,94%

32,37%

51,45%

9,25%

1999-2003

173

163

6,75%

34,36%

53,99%

4,91%

2000-2004

150

134

15,67%

46,27%

36,57%

1,49%

2001-2005
(hệ chuẩn)


198

147

20,41%

59,86%

19,05%

0,68%

Tổng cộng

889

804

11,45%

42,81%

41,41%

4,34%



Tiêu chí đáp ứng nhu cầu của công việc

K




Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ xin việc làm sau khi tốt nghiệp
hoa CNTT thường xuyên liên hệ và giới thiệu sinh viên thực tập tại một số cơ sở hoạt động về CNTT trên địa bàn Hà Nội. Nhà trường tham gia tổ chức hội chợ việc làm nhằm tạo điều kiện để sinh viên tăng cường khả năng và cơ hội nhận việc làm tương xứng sau khi ra trường [CN4.1.6.2-5]. Theo số liệu điều tra số sinh viên trả lời sử dụng kiến thức " rất nhiều" là 26,47%, "nhiều" là 33,82%, " bình thường" là 39,71%. Vẫn có cựu sinh viên đi làm chưa đúng với ngành học được đào tạo, chưa đúng với chuyên môn CNTT.

Điểm mạnh

  • Phần lớn sinh viên thực sự đáp ứng được nội dung chương trình học, có học lực khá và giỏi. Học lực sinh viên trong toàn khóa học đáp ứng được chuẩn mong đợi [CN4.1.3.1-44].

  • Sinh viên tốt nghiệp Khoa CNTT đã được trang bị kiến thức cơ bản khá tốt. Với hành trang đó, sinh viên có thể đáp ứng được công việc có độ khó trung bình. Sinh viên tốt nghiệp đã vận dụng tốt kiến thức được học tại trường vào công việc.

  • Cơ hội tìm việc làm của sinh viên CNTT là khả quan [CN4.1.6.1].

Điểm yếu

  • Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đúng hạn còn thấp (mới chỉ đạt 75,59%). Nhà trường chưa chủ động hỗ trợ sinh viên ngăn ngừa trạng thái «tự thỏa mãn» sau khi đỗ đại học, khắc phục khó khăn kinh tế ... là nguyên nhân làm cho sinh viên phải kéo dài thời gian học do phải ngừng học.

  • Triển khai giải pháp cho sinh viên thâm nhập thực tế chưa hiệu quả vì vậy sinh viên ra trường còn quá thiếu thốn kinh nghiệm thực tế.

  • Chưa trang bị đủ kỹ năng làm việc bao gồm cả kỹ năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và cách tổ chức triển khai công việc.

  • Trình độ ngoại ngữ của đa số sinh viên tốt nghiệp còn quá thấp.

Kế hoạch

  • Năm 2005-2006: Hoàn thiện cơ cấu bộ máy công tác chính trị - sinh viên cấp Trường ĐHCN (Phòng CT&CTSV), Khoa CNTT (trợ lý công tác sinh viên) và đưa hoạt động công tác chính trị - sinh viên đi vào nề nếp. Thành lập và đưa hoạt động của Hội cựu sinh viên Trường, Khoa CNTT nhằm tạo mối liên hệ tốt giữa cựu sinh viên với Trường, với sinh viên đang học. Liên hệ với các cơ quan (chẳng hạn, JICA Việt Nam), công ty để mở thêm các lớp học ngoài giờ cho sinh viên học Tiếng Nhật, tiếng Anh.

  • Năm 2007-2008: Phấn đấu đưa trình độ hoạt động chính trị - sinh viên của Trường ĐHCN, Khoa CNTT vào loại tốt trong nước.

Tiêu chí 4.2. Tỷ lệ tốt nghiệp và tỷ lệ thôi học

Bảng 4.2.1. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ sinh viên thôi học của các khóa học tính trên số sinh viên cuối khóa của 5 năm học gần đây

Khóa học

Số SV cuối khóa

% được cấp bằng sau

% thôi học sau

Tổng cộng

4 năm

5 năm

>5 năm

1 năm

2 năm

3 năm

>3 năm

1997-2001

189

98.94%

81.48%

13.23%

4.23%

0

0

2

4

1998-2002

179

96.65%

74.86%

11.73%

10.06%

0

0

2

1

1999-2003

173

94.22%

65.32%

23.70%

5.20%

1

14

4

4

2000-2004

150

89.33%

82.67%

6.67%

*

5

13

3

2

2001-2005 Hệ chuẩn

198

84.34%

84.34%

*

*

3

16

14

1

Tổng cộng

889

92.69%

75.59%

14.32%

7.89%

9

43

25

12

(Ghi chú: *: Chưa có số liệu, vì các khóa này vừa tốt nghiệp)

Theo số liệu thống kê, số sinh viên thôi học là 8,33% trên tổng số sinh viên nhập học. Ngoại trừ sinh viên thôi học để đi du học nước ngoài, phần lớn sinh viên bị buộc thôi học do kết quả học tập kém (nguyên nhân sâu xa hơn là do sinh viên có hoàn cảnh khó khăn phải làm thêm, hoặc đau yếu, bệnh tật dẫn đến chất lượng học sa sút; một số ít do không chuyên tâm học tập). Một số khác làm đơn xin thôi học do đau yếu, bệnh tật, tai nạn, hoàn cảnh gia đình khó khăn [CN4.2.1.1-22]. Như vậy, xét theo khóa tuyển sinh, sinh viên thôi học dần qua từng năm học và một số khác ngừng học để chuyển xuống khóa tiếp sau.



Trong Bảng 4.2.2 có 5 khóa học đã thống kê đầy đủ số liệu: nhập học, thôi học và tốt nghiệp. Số sinh viên còn theo học đến lúc xét tốt nghiệp chỉ còn 83,24% so với số sinh viên nhập học, 16,76% sinh viên nhập học đã thôi học dần qua 4 năm học hoặc ngừng học và xuống học khóa sau [CN4.1.3.1- 44, CN4.2.1.1- 22]. Phần đông sinh viên thôi học trở về quê, số khác ở lại Hà Nội tự tìm việc làm.
Bảng 4.2.2. Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp và số sinh viên thôi học của các khóa học tính trên số sinh viên nhập học (*: Chưa có số liệu, +: theo 4 khóa, ++: theo 3 khóa)

Khóa học

Số SV nhập học

Số SV cuối khóa

Số SV thôi học sau

% tốt nghiệp trong số SV nhập học sau

1 năm

2 năm

3 năm

> 3 năm

Tổng cộng

4 năm

5 năm

>5 năm

1997-2001

203

189

0

0

2

4

92.12%

75.86%

12.32%

3.94%

1998-2002

180

179

0

0

2

1

96.11%

74.44%

11.67%

10.00%

1999-2003

238

173

1

14

4

4

68.49%

47.48%

17.23%

3.78%

2000-2004

237

150

5

13

3

2

56.54%

52.32%

4.22%

*

2001-2005 Hệ chuẩn

210

198

3

16

14

1

79.52%

79.52%

*

*

Tổng cộng

1068

889

9

43

25

12

78.56%

65.93%

11.36%+

5.91%++

Tỷ lệ tốt nghiệp ngay sau 4 năm học thấp, chỉ đạt 75,59% so với số sinh viên năm cuối (còn học đến khi xét tốt nghiệp). Số được công nhận tốt nghiệp sau 5 năm là 89,91% [CN4.1.3.1 - 44].

Điểm mạnh

  • Nội dung chương trình đào tạo là phù hợp với trình độ sinh viên, không quá dễ và cũng không quá khó.

  • Nhà trường đã thực hiện đúng quy chế đào tạo về việc cho sinh viên thôi học, không tốt nghiệp.

Điểm yếu

  • Nội dung chương trình thực sự chưa quá khó song tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp sau 4 năm mới đạt 75,59% là không tương xứng với chất lượng đầu vào.

Kế hoạch

  • Năm 2005-2006: Kết hợp các giải pháp nâng cao chất lượng chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy, Trường, Khoa CNTT xây dựng và thực hiện kế hoạch hàng năm đối với công tác sinh viên. Tạo sự phối hợp tốt giữa chính quyền và Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc tăng cường giáo dục ý thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu ngành nghề cho sinh viên, đảm bảo kỷ cương học tập.

  • Năm 2007-2008: Lên kế hoạch phấn đấu để đưa tỷ lệ tốt nghiệp sau 4 năm học lên 80% so với số sinh viên năm cuối.

Tiêu chí 4.3. Thời gian trung bình của khóa đào tạo

Nhà trường thực hiện cách thức đào tạo theo niên chế. Chương trình đào tạo bắt buộc phải là 4 năm, Theo qui định chung của Bộ GD&ĐT, sinh viên Việt Nam rất cần trang bị các kiến thức về lý luận chính trị, xã hội ngoài kiến thức về chuyên môn, do đó việc rút ngắn thời gian đào tạo là không thể. Qua từng năm nếu sinh viên không hoàn thành chương trình học tập thì phải xuống học với khóa sau hoặc phải thôi học theo quy chế đào tạo [CN1.1.13.1].

Phần đông sinh viên tốt nghiệp ngay khi hết khóa học, có 75,59% số sinh viên năm cuối tốt nghiệp. Số còn lại sẽ trả nợ và thi tốt nghiệp trong vòng 3 năm kể từ khi khóa học của mình kết thúc. Hết thời hạn 3 năm này, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt 97,8% so với tổng số sinh viên năm cuối [CN4.1.3.1- 44].

Tính trung bình theo tập hợp sinh viên tốt nghiệp (Bảng 4.3) thì thời gian học tập kể từ khi nhập học cho đến khi hoàn thành khóa học thì ngắn nhất là 46 tháng (4 năm), dài nhất là 87 tháng (7 năm) và về trung bình là 50,6 tháng ( 4,2 năm).



Bảng 4.3. Thống kê thời gian trung bình tốt nghiệp 5 khóa đào tạo (*: Chưa có số liệu, vì các khóa này vừa tốt nghiệp)

Khóa học

Số sinh viên nhập học

Số sinh viên năm cuối

Tổng cộng tốt nghiệp

4 năm

5 năm

6 năm

7 năm

Trung bình năm tốt nghiệp

1997-2001

203

189

187

154

25

5

3

4.2

1998-2002

180

179

173

134

21

14

4

4.4

1999-2003

238

173

163

113

41

9

*

4.4

2000-2004

237

150

134

124

10

*

*

4.1

2001-2005 Hệ chuẩn

210

198

147

147

*

*

*

4

Tổng cộng

1068

889

804

672

97

28

7

50.6

Điểm mạnh

  • Đã xây dựng thời gian học của chương trình đào tạo là hợp lý, đủ để sinh viên tích lũy kiến thức theo mức độ yêu cầu, thời gian học tập 4 năm đã giảm được chi phí cho cả Nhà nước, Nhà trường và sinh viên.

Điểm yếu

  • Hiện tại việc vẫn còn một số sinh viên kéo dài thời gian học tập đã làm tăng chi phí cho cả sinh viên lẫn Nhà trường, gây khó khăn cho công tác theo dõi quản lý và tạo ra tâm lý không tốt cho sinh viên và giáo viên.

Kế hoạch

  • Năm 2005-2006: Tiến hành các hình thức để tăng cường giáo dục tri thức toàn diện cho sinh viên, đặc biệt về khả năng nhận thức và ứng xử trong tình huống. Xây dựng phương thức tăng cường thời gian tự học có tổ chức để giảm tải thời gian học trên lớp. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ các sinh viên thực sự khó khăn. Phấn đấu giảm số sinh viên bị ngừng học.

  • Năm 2007-2008: Đưa thời lượng tự học có và không có hướng dẫn trong chương trình đào tạo đạt 50% thời lượng của chương trình đào tạo.



Tiêu chí 4.4. Chi phí tính trên một sinh viên

Chi phí tính trên một sinh viên là toàn bộ những khoản chi của nhà trường phục vụ cho việc học tập của một sinh viên tính trong một năm học. Việc tính chính xác chi phí này hiện tại vẫn là câu hỏi khó đối với các cơ sở đào tạo công lập hiện nay ở Việt Nam. Trong phần nội dung chúng tôi đưa ra các tiêu chí để tính toán và tiến hành tính toán dựa trên các tiêu chí này.



Bảng 4.4. Thống kê chi phí tính trên một sinh viên của 1 năm từ 2000 đến 2004

Năm

Tổng chi

Số SV

Chi phí cho 1 sinh viên

2000

2.566.075.900

1.322

1.941.056

2001

6.335.593.900

1.456

4.351.369

2002

9.193.397.400

1.568

5.863.136

2003

11.701.319.700

1.579

7.410.589

2004

15.277.933.300

1.687

9.056.273

Trung bình

5.724.485

Cơ sở để tính toán chi phí đào tạo một sinh viên bao gồm các khoản: ngân sách nhà nước cấp cho đầu mỗi sinh viên, học phí, các mức đóng góp khác, chi phí thường xuyên cho giảng dạy và phục vụ giảng dạy; chi cho sinh viên các khoản học bổng, hoạt động đoàn thể, khen thưởng, nghiên cứu khoa học, văn hóa thể thao; Chi nghiệp vụ chuyên môn: văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, dịch vụ công cộng, in ấn giáo trình, linh kiện, sửa chữa...; Chi phí khấu hao tài sản: giảng đường, lớp học, trang thiết bị phục vụ học tập, nghiên cứu và được tổng kết trong Bảng 4.4.



Biểu đồ 4.2. So sánh chi phí trên 1 sinh viên từ năm 2000 đến 2004

Chi phí tính bình quân khoảng 5,7 triệu đồng/1 sinh viên/1 năm học [CN3.3.8.1-5] (chi phí trên chưa kể phần chi lương cho cán bộ, giáo viên).


Điểm mạnh

  • Nhà nước và toàn thể xã hội đều nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục. Trong những năm qua, tiền lương được hưởng từ ngân sách cũng đã có cải thiện, tuy nhiên chưa cao. Mức học phí quy định cũng cao hơn và cùng với mức sống chung được nâng lên thì mức học phí hiện tại là chấp nhận được. Mặt khác, Nhà nước cho phép các cơ sở đào tạo được tự chủ về tài chính nên việc đầu tư cho vấn đề dạy và học chủ động hơn và mức chi cũng tăng lên.

  • Nhà trường đã rất chú trọng vào đầu tư phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên bằng chứng là mức đầu tư tính trên 1 đầu sinh viên năm sau cao hơn năm trước, nếu so sánh mức đầu tư cho 1 sinh viên năm 2004 so với mức đầu tư cho 1 sinh viên năm 2001 thì đã tăng hơn 4,66 lần.

Điểm yếu

  • Mức chi phí hiện tại (khoảng 9,1 triệu đồng /1 sinh viên/1 năm) vẫn còn thấp nếu so sánh với khu vực. Quy định trần về các khoản thu không cho phép tăng mức chi phí cho sinh viên.

Kế hoạch

  • Năm 2005-2006: Tăng cường các biện pháp tiết kiệm, sử dụng tốt nguồn ngân sách, ngăn ngừa lãng phí. Mở rộng nội dung và tăng khối lượng kinh phí thu - chi phân cấp tới các Khoa. Thực hiện phân cấp kinh phí tới các phòng nghiên cứu cấp Khoa và Bộ môn. Xây dựng quy định thu - chi cấp khoa cho giảng dạy (giảng viên) và học tập (sinh viên) và hướng dẫn thi hành để đảm bảo tốt quy định tài chính. Khuyến khích các đơn vị và cá nhân huy động các nguồn tài trợ, của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cho đào tạo dưới hình thức như viện trợ trang thiết bị dạy học, giáo trình, cấp học bổng...

  • Năm 2007-2008: Tổ chức hội nghị đánh giá hiệu quả kinh phí dành cho sinh viên và hội nghị đánh giá hiệu quả sử dụng ngân sách các Khoa.

TIÊU CHUẨN 5. SỰ HÀI LÒNG

Mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực CNTT chất lượng cao cho đất nước là bước khởi đầu của sự hài lòng. Trường ĐHCN và Khoa CNTT đã triển khai các hoạt động thu thập ý kiến sinh viên, cựu sinh viên, nhà tiếp nhận ngân lực và xã hội để nhìn nhận và đánh giá về chất lượng chương trình đào tạo và chất lượng thực thi chương trình đào tạo đang được tiến hành. Tuy rằng việc hoạt động thu nhận ý kiến hài lòng trong (sinh viên, giảng viên, cựu sinh viên) và ngoài (nhà truyển dụng, gia đình sinh viên, xã hội) chưa được triển khai bài bản, song từ mối liên hệ giữa Nhà trường, Khoa CNTT (chủ yếu là các giảng viên) với môi trường ngoài cũng khá mật thiết, mặt khác, các phương tiện thông tin đại chúng (đặc biệt trên Internet) cũng cho nhiều ý kiến liên quan đến sự hài lòng. Trong thời gian tới Nhà trường, Khoa CNTT cần đưa công tác thu nhận sự hài lòng một cách hệ thống và khoa học hơn.



Tiêu chí 5.1. Ý kiến của sinh viên

Trong 5 năm qua, đã tiến hành 3 lần (vào các năm 2000, 2003 và 2005) thu thập ý kiến sinh viên về nhiều mặt hoạt động của trường, chủ yếu là các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo. Tình hình thu thập các minh chứng trong 3 lần thăm dò ý kiến sinh viên, như sau:



  • Với lần thăm dò lần thứ nhất (năm 2000), hiện chưa thu thập lại được vì Khoa Công nghệ không lưu trữ và bàn giao lại, các cán bộ thực hiện chương trình máy tính lưu giữ và xử lý kết quả đang đi đào tạo ở nước ngoài.

  • Với lần thăm dò lần thứ hai (năm 2003), do Khoa CN không lưu trữ và bàn giao số liệu và kết quả bằng văn bản chính thức nên hiện chỉ có các kết quả lưu trữ trên máy tính. Các kết quả lưu trữ về tham dò đợt này được phân tích dưới đây.

  • Lần thăm dò lần thứ ba (năm 2005) do TTĐBCL tiến hành và chưa cung cấp cho Trường ĐHCN.

Cuộc thăm dò năm 2003 lấy ý kiến sinh viên các khoá K45-47 về 46 vấn đề [CN5.2.1.1], sinh viên trả lời mỗi câu hỏi bằng cách chọn 1 trong 4 đến 5 lựa chọn, nói chung thể hiện các mức độ hài lòng khác nhau của mình. Số phiếu thu về là 6075 phiếu.

Đã tiến hành xử lý các kết quả thăm dò theo các nội dung như sau:



  • Phân loại 46 vấn đề thành 5 tiêu chí:

Chương trình đào tạo, gồm các vấn đề : 1-12

Phương pháp giảng dạy, gồm các vấn đề : 13, 14, 16.24, 26.28

Kiểm tra, đánh giá, gồm các vấn đề : 29-34

Cơ sở vật chất, gồm các vấn đề : 35, 36



Quản lý đào tạo, gồm các vấn đề : 15, 25, 37-46

  • Chuyển đổi các đánh giá trong phiếu điều tra [CN5.2.1.1] thành các mức độ hài lòng khác nhau: tốt, khá, trung bình, kém.

  • Thống kê các vấn đề theo từng tiêu chí, để xác định mức độ hài lòng.

Sau khi chuyển đổi và thống kê, kết quả thu được như sau:

Tiêu chí

Tốt

Khá

TBình

Kém

Không có ý kiến

Chương trình đào tạo

22.00%

4.00%

22.00%

28.00%

24.00%

Phương pháp giảng dạy

25.00%

15.00%

16.67%

20.00%

24.00%

Kiểm tra, đánh giá

20.83%

8.33%

8.33%

37.50%

25.00%

Cơ sở vật chất

20.00%

0.00%

10.00%

50.00%

20.00%

Quản lý đào tạo

24.44%

15.56%

8.89%

26.67%

24.44%

Qua kết quả thu thập, có thể đánh giá điểm mạnh, điểm yếu như dưới đây.
Điểm mạnh

  • Tiêu chí Phương pháp giảng dạy được đánh giá cao nhất, với 56,67% sinh viên đánh giá từ mức trung bình trở lên, trong đó 40% sinh viên đánh giá ở mức khá, tốt. Tiêu chí Quản lý đào tạo cũng được đánh giá cao, với 48,89% sinh viên đánh giá từ mức trung bình trở lên, trong đó 40% sinh viên đánh giá ở mức khá, tốt.

  • Về cơ bản, nội dung phiếu thăm dò phù hợp với phương pháp điều tra xã hội học.

Điểm yếu

  • Cơ sở vật chất là tiêu chí bị đánh giá yếu nhất, với 50% sinh viên đánh giá là kém. Kiểm tra, đánh giá là tiêu chí bị đánh giá yếu thứ nhì, với 37,5% sinh viên đánh giá là kém.

  • Một số nội dung trong phiếu điều tra cần được điều chỉnh lại, cho phù hợp hơn, cần chú ý đến tâm lý và truyền thống của người Việt Nam.

Kế hoạch

  • Năm 2005-2006: Tiến hành hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo như trình bày trong các tiêu chuẩn và tiêu chí khác. Trong mỗi năm học, tổ chức một đợt thu nhận ý kiến sinh viên, một cuộc đối thoại giữa Ban Giám hiệu với đại diện sinh viên. Ban chủ nhiệm Khoa tổ chức hội nghị cán bộ lớp, cán bộ Đoàn một lần trong một học kỳ.

  • Năm 2007-2008: Thực hiện kế hoạch đưa công tác chính trị - sinh viên (bao gồm cả nội dung về sự hài lòng của sinh viên) thuộc loại tốt nhất trong cả nước.

Tiêu chí 5.2. Ý kiến của cựu sinh viên

Thông qua các mối liên hệ cá nhân giữa các cựu sinh viên với các giảng viên và cán bộ quản lý mà Nhà trường cũng nắm bắt được một số ý kiến phản ánh về chương trình đào tạo của cựu sinh viên. Trong đợt tự đánh giá lần này, Nhà trường đã tiến hành thu thập ý kiến của cựu sinh viên thông qua phương tiện Internet. Do thời gian gấp, mới thu thập được khoảng 150 ý kiến phản hồi, phần đông của các cựu sinh viên CNTT đã có vị trí công tác vì vậy phạm vi điều tra còn có phần phiến diện tuy nhiên do các cựu sinh viên này có trình độ nên kết quả này cũng phản ánh được ý kiến của cựu sinh viên. Một điểm lưu ý là không ít cựu sinh viên này lại tham gia vào công tác tuyển dụng nhân lực cho Công ty.

Nhà trường đã có chủ trương và lên kế hoạch thành lập Hội Cựu sinh viên Trường ĐHCN trong năm 2005 nhằm tăng cường hơn nữa mối liên hệ với cựu sinh viên.

Điểm mạnh


  • Đã hình thành mối liên hệ giữa Nhà trường và cựu sinh viên. Cựu sinh viên CNTT tự hào về trường mình do việc tổ chức học tập, thi các môn học trong trường ĐHCN là nghiêm túc. Kiến thức cơ bản trang bị cho sinh viên là tốt, đặc biệt là kiến thức tạo cho sinh viên khả năng tự học nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của công việc.

  • Tuyệt đại đa số (98,6%) sinh viên tốt nghiệp CNTT đều kiếm được việc làm đúng chuyên môn ngay từ năm đầu tiên [CN5.3.1.4].

Điểm yếu

  • Đối với đa số sinh viên, các kỹ năng thực hành, khả năng hòa nhập thực tế khi mới tốt nghiệp nói chung chưa tốt, mặc dù có một số ít sinh viên giỏi toàn diện cả lý thuyết lẫn thực hành.

  • Công tác thu nhận sự hài lòng từ phía cựu sinh viên chưa được quan tâm vì vậy kết quả thu nhận được chưa mang tính hệ thống để đảm bảo độ tin cậy.

Kế hoạch

  • Năm 2005 - 2006: thành lập Hội cựu sinh viên Trường ĐHCN. Thông qua hoạt động kỷ niệm 50 năm thành lập Trường ĐHTHHN và 100 năm thành lập ĐHĐD để gắn kết hoạt động của Hội cựu sinh viên với công tác phát triển nhà trường, đặc biệt là một kênh thông tin quan trọng đánh giá ngoài chất lượng nhà trường.

  • Năm 2007-2008: Hoàn thành bước cơ bản hệ thống đại học số hóa với hệ thống con sinh viên và cựu sinh viên cho phép thu nhận ý kiến phản hồi của sinh viên và cựu sinh viên.

Tiêu chí 5.3. Phản hồi của thị trường

Nhà trường, đặc biệt là Khoa CNTT có truyền thống về việc đảm bảo mối liên hệ gắn kết với các công ty CNTT trong khu vực Hà Nội. Nhà trường đã có chủ trương và tiến hành nhiều hoạt động trong việc tạo mối liên kết Trường đại học – Đơn vị sản xuất trong hỗ trợ đào tạo và triển khai công nghệ, phối hợp tạo môi trường học tập toàn diện cho sinh viên [CN0.14-15]. Nhà trường, Khoa CNTT đã ký kết hoặc đang chuẩn bị ký kết một số văn bản hợp tác với các công ty [CN5.3.2.1-5]. Mặt khác, thông qua các Hội thảo được tổ chức trong các Hội chợ việc làm sinh viên, Nhà trường cũng thu nhận được nhiều ý kiến phản hồi của thị trường [CN5.3.1.1-1]. Ý kiến chung của các nhà tuyển dụng là nâng cao khả năng thích ứng bài toán thực tế, trình độ ngoại ngữ cho sinh viên. Do giữ được được mối liên hệ thường xuyên với các Công ty CNTT cho nên Nhà trường có lợi thế trong việc thu nhận các ý kiến phản hồi từ các Công ty CNTT.



Điểm mạnh

  • Nhà trường coi giải phảp kết hợp mật thiết với các Công ty để tạo môi trường học tập toàn diện cho sinh viên như một trong các giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo CNTT.

  • Trường ĐHCN, Khoa CNTT đã có mối liên hệ mật thiết với các Công ty CNTT (nhà tuyển dụng nhân lực). Ngoài sự hỗ trợ cho sinh viên, các Công ty còn cung cấp các ý kiến phản hồi về chương trình đào tạo.

Điểm yếu

  • Công tác liên kết với các Công ty CNTT của Trường ĐHCN, Khoa CNTT được tiến hành chưa bài bản.

  • Đã có dự kiến thành lập bộ phận tư vấn việc làm sinh viên song chậm thực thi.

Kế hoạch

  • Năm 2005 - 2006: Lên kế hoạch thực thi giải pháp liên kết Bộ môn - Công ty triển khai các học phần thực hành, tiếp thu công nghệ mới được tiến hành tại Công ty, theo một số bài toán tại Công ty. Mở rộng phạm vi và tính chất hoạt động liên kết Trường ĐHCN - Cơ sở công nghiệp theo đào tạo, nghiên cứu khoa học, tăng cường nhân lực và kinh doanh.

  • Năm 2007-2008: Tổ chức Hội thảo đánh giá hoạt động liên kết Trường ĐHCN - Cơ sở công nghiệp (Bộ môn - Công ty) để nâng cao trình độ liên kết .

Tiêu chí 5.4. Ý kiến của xã hội

Phương thức thu nhận ý kiến của xã hội của Nhà trường là xem xét nội dung các bài viết về tình hình đào tạo CNTT tại các Hội thảo và trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, trang Web ...), đặc biệt các bài viết liên quan tới trường. Một lợi thế của Trường là môi trường sử dụng Internet khá thuận lợi và hầu hết cán bộ quản lý và giảng dạy của Nhà trường đủ khả năng khai thác Internet đối với các thông tin liên quan. Vì vậy, thông tin liên quan trên Internet được Nhà trường thu nhận kịp thời. Nhà trường cũng tiến hành công tác tuyên tuyền và thu nhận phản hồi của xã hội thông qua các đợt tuyển sinh đại học [CN5.4.1.1]. Công tác này chưa được thực hiện một cách bài bản và hệ thống, vì trên thực tế, Nhà trường chưa có quy định chính thức về việc thực hiện công tác này. Thông qua các thông tin thu nhận được có thể thấy là dù mới được thành lập và hoạt động, song Trường ĐHCN đã có một vị thế nhất định trong xã hội [CN5.4.1.1-5].



Điểm mạnh

  • Do đặc thù ngành học và điều kiện hạ tầng CNTT, Trường ĐHCN có thuận lợi trong việc sử dụng phương tiện Internet vào việc thu nhận ý kiến xã hội. Internet là kênh thông tin đa dạng nên cũng đáp ứng được phần không nhỏ trong thu nhận ý kiến phản hồi từ xã hội. Nhà trường cũng khai thác một số tình huống khác (tuyển sinh đại học, tiếp nhận sinh viên mới, hội thảo chung) để thu nhận thông tin phản hồi từ xã hội.

Điểm yếu

  • Công tác thu nhận và phân tích ý kiến phản hồi của xã hội chưa có hệ thống và bài bản, chủ yếu dựa trên hoạt động của các cá nhân.



Kế hoạch

  • Năm 2005-2006: Xác định chức năng tổ chức và tham gia thu nhận phản hồi xã hội cho Phòng CT&CTSV và Khoa CNTT, đưa hoạt động này bài bản đảm bảo tính nghiệp vụ cao. Mở mục tiếp nhận ý kiến xã hội trong trang Web của Trường.

  • Năm 2007-2008: Hoàn thiện hệ thống web thu nhận ý kiến xã hội. Đánh giá hoạt động thu nhận ý kiến xã hội.

Tiêu chí 5.5. Ý kiến của cán bộ và giảng viên

Việc thu nhận ý kiến của cán bộ và giảng viên về các mặt hoạt động của Trường và Khoa CNTT được tiến hành với rất nhiều hình thức. Cán bộ và giảng viên có thể phát biểu ý kiến đóng góp trực tiếp tới Hiệu trưởng, Chủ nhiệm Khoa hoặc thông qua sinh hoạt tại các cuộc họp, hội nghị từ cấp bộ môn tới cấp trường. Trong Hội nghị cán bộ viên chức, các hội nghị về đào tạo được tổ chức định kỳ hoặc trong Đại hội Công đoàn các cấp, cán bộ và giảng viên đã trình bày mọi ý kiến có thể có về các mặt hoạt động của trường. Nội dung phát biểu của cán bộ giảng viên cho thấy mức độ hài lòng và chưa hài lòng đối với công tác của Nhà trường. Thông thường các mặt mạnh công tác của Trường, Khoa CNTT đã được trình bày trong các báo cáo tổng kết, vì vậy, nội dung các ý kiến đóng góp thường chỉ ra các khiếm khuyết (chưa hài lòng) và góp ý về cách khắc phục các khiếm khuyết đó [CN5.5.1.1–4].



Điểm mạnh

  • Nhà trường, Khoa CNTT chủ trương huy động trí tuệ tập thể cán bộ và giảng viên vào mọi công việc trong Nhà trường và Khoa CNTT. Vì vậy mọi vấn đề lớn, quan trọng (bao gồm xây dựng và triển khai chương trình đào tạo) đều được bàn bạc, trao đổi lấy ý kiến rộng rãi.

  • Ý kiến đóng góp của cán bộ và giảng viên được coi trọng, các khiếm khuyết được khắc phục. Nhà trường thông báo kết quả tiếp thu ý kiến đóng góp một cách kịp thời.

Điểm yếu

  • Bộ máy quản lý cấp Trường và Khoa CNTT còn nhiều bất cập nên việc thực hiện các kiến nghị của giảng viên, cán bộ trong trường về việc xây dựng chương trình đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo là chưa kịp thời.

Kế hoạch

  • Năm 2005-2006: Hoàn thiện các hướng dẫn về hoạt động sơ kết học kỳ, tổng kết năm học để thu nhận rộng rãi các ý kiến đóng góp của cán bộ và giảng viên trong mọi hoạt động của Trường và Khoa CNTT. Xây dựng và thi hành cơ chế đảm bảo Trường và Khoa CNTT thu nhận nhanh chóng và giải quyết kịp thời các kiến nghị của cán bộ và giảng viên.

  • Năm 2007-2008: Tổng kết đánh giá kết quả triển khai các hoạt động trên đây.

C. PHỤ LỤC

Phần phụ lục tập hợp một số bảng biểu và các số liệu minh hoạ cho các phân tích và giải thích trong bản báo cáo.



Phụ lục 1.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


Каталог: coltech -> sites -> default -> files
files -> Biểu mẫu 2 Đhqghn trưỜng đẠi học công nghệ thông báo công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp chương trình đào tạo chuẩn ngành Cơ học kỹ thuật
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> I- nhậN ĐỊnh tình hình miền bắC
files -> Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm 1976-1980
files -> Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đảng Cộng sản Việt Nam
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 Ngày 4/3/2011. Cập nhật lúc 16
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 2010 Ngày 12/7/2003. Cập nhật lúc 15

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương