ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học công nghệ BÁo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 1.6 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.6 Mb.
#26165
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Hướng dẫn và tư vấn


Từ kết quả không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo CNTT, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng mà vị thế của Trường ĐHCN và Khoa CNTT ngày càng được khẳng định trong xã hội. Nhà trường nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà tuyển dụng, của các bậc phụ huynh và các em học sinh phổ thông trung học cuối cấp. Trường ĐHCN rất coi trọng hoạt động quảng bá về Nhà trường và đã tiến hành hoạt động này theo nhiều hình thức. Năm 2001, GS. Nguyễn Văn Hiệu, Chủ nhiệm Khoa CN đã dành hai buổi để quảng bá về Khoa CN trên truyền hình VTV2. GS. Chủ nhiệm Khoa cũng đã đến 10 trường phổ thông trung học chuyên của các tỉnh, thành ở miền Bắc để giao lưu, giúp học sinh hiểu rõ hơn về CNTT và về Khoa CN. Ngoài ra, Nhà trường còn gửi tờ rơi đến học sinh của hơn 50 trường phổ thông trung học trên cả nước [CN3.1.12.1-4]. Từ năm 2003, Website giới thiệu về trường đi vào hoạt động. Tuy nhiên, công tác quảng bá Nhà trường chưa được tiến hành thường xuyên và liên tục.

Hàng năm, Trường ĐHCN tổ chức tuần sinh hoạt chính trị cho sinh viên vào đầu năm học. Đối với sinh viên lớp trên (từ năm thứ hai trở đi), nội dung sinh hoạt chính trị là tổng kết năm học cũ, bầu Ban cán sự lớp mới và học tập những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, của ĐHQGHN và của Trường ĐHCN.

Nhằm giúp sinh viên mới sớm hòa nhập vào môi trường chung của Nhà trường, Phòng ĐTĐH kết hợp với Phòng TCCB&CTSV giới thiệu các thông tin cần thiết cho sinh viên. Một số nội dung quan trọng như mục tiêu đào tạo, các kỹ năng sinh viên cần đạt được sau khi tốt nghiệp, kế hoạch học tập, chương trình đào tạo toàn khóa, phương pháp học tập và nghiên cứu ở bậc đại học được trình bày trong dịp này. Khi nhập học, sinh viên được Nhà trường phát hai tài liệu là “Quy chế đào tạo Đại học ở ĐHQGHN” và “Quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo”. Sinh viên được cung cấp các nội dung như cách tính điểm, xếp loại học tập, điều kiện được học tiếp, ngừng học - thôi học, điều kiện xét tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp. Đã phổ biến về các nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên, về các chế độ ưu tiên trong đào tạo. Cách thức đăng ký ở ký túc xá, làm thẻ thư viện và các thủ tục liên quan đến việc sử dụng các cơ sở vật chất của Nhà trường được hướng dẫn cặn kẽ. Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng sinh viên khóa mới tạo niềm hứng khởi cho sinh viên [CN3.1.13.1-4, CN3.1.15.1].

Hiệu trưởng quyết định cử giáo viên chủ nhiệm của mọi lớp trong trường theo đề nghị của Chủ nhiệm Khoa. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là hướng dẫn, tổ chức các hoạt động sinh hoạt chung cho lớp sinh viên, là cầu nối giữa Trường và sinh viên, giúp Nhà trường tư vấn cho sinh viên trong toàn khóa học tại trường. Một số giáo viên chủ nhiệm đã hoạt động tốt, song phần đông chưa hoàn thành đúng chức trách. Đối với từng môn học cụ thể, giảng viên bộ môn hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập cho môn học đó (63.3% lượt sinh viên khẳng định điều này [CN5.2.1.1]). Mọi thông tin về Kế hoạch học tập, Thời khóa biểu, Lịch thi kết thúc học kỳ, điểm thi và các thông tin liên quan đến sinh viên được thông báo kịp thời và đầy đủ theo đường công văn, trên bảng thông báo và trên trang Web http://www.coltech.vnu.edu.vn/course/news4st/. Thông qua trang Web, gia đình sinh viên có thể thường xuyên theo dõi tiến trình, kết quả học tập của sinh viên. Sinh viên được mượn giáo trình, bài giảng, sách tham khảo tại Phòng tư liệu của Nhà trường. Ngoài ra, sinh viên có thể tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, các chương trình đào tạo, đào tạo liên kết với nước ngoài và các tin tức khác qua bảng tin, qua website của trường [CN0.24].

Toàn bộ sinh viên năm thứ nhất và đại diện sinh viên lớp trên được mời tham dự Lễ khai giảng đầu năm học. Nội dung của Lễ khai giảng cung cấp thêm thông tin về thành tựu và truyền thống Nhà trường cho sinh viên.

Nhà trường, Khoa CNTT triển khai nhiều hoạt động hướng nghiệp cho sinh viên. Chương trình học thực hành, thực tập cuối khóa được sắp xếp phù hợp với chuyên ngành đào tạo. Đã liên hệ, phối hợp với nhiều công ty như FPT, CSE, HiPT, Cybersoft, VASC, Công ty dầu nhờn Anh quốc BP... tới giao lưu, cung cấp cho sinh viên những thông tin về triển vọng nghề nghiệp, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp và để giới thiệu sinh viên đến thực tập tại đó. Đã tổ chức hội thảo, gặp gỡ với các chuyên gia đầu ngành để sinh viên cập nhật thông tin về chuyên môn. Nhà trường chủ trương mời các nhà khoa học có uy tín ngoài trường tham gia hướng dẫn nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp cho sinh viên. Nhà trường, các Phòng, Ban, Khoa, Bộ môn tạo điều kiện để sinh viên trình bày nguyện vọng và xem xét chu đáo để đáp ứng nguyện vọng của sinh viên. Nhà trường đã tổ chức Hội chợ việc làm cho sinh viên theo kế hoạch của ĐHQGHN trong các năm 2002, 2005 [CN5.3.1.1-3].

Cuối mỗi học kỳ, Phòng ĐTĐH gửi bảng điểm tổng hợp, bảng thống kê các thành tích trong học tập, tình trạng vi phạm quy chế tới giáo viên chủ nhiệm, Ban cán sự từng lớp, nhằm mục đích giúp các lớp tổ chức họp tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm tìm giải pháp tháo gỡ các thiếu sót của sinh viên và của lớp.

Trong cuộc họp tổng kết năm học, các lớp tiến hành bình chọn sinh viên có thành tích trong học tập và công tác, lên danh sách đề nghị Khoa và Nhà trường khen thưởng. Theo đề nghị của Khoa CNTT, Hội đồng thi đua khen thưởng trường họp, xem xét và đề nghị Hiệu trưởng ra quyết định khen thưởng sinh viên.



Ngăn ngừa các khâu trì trệ

Giảng viên một số môn học (Ngôn ngữ lập trình C, Lập trình Internet, Công nghệ phần mềm, Lập trình hướng đối tượng...) tổ chức một số hoạt động nhằm tạo hứng thú cho sinh viên. Các thầy tổ chức cuộc thi xây dựng phần mềm chơi cờ tướng, thiết kế Web... lồng ghép vào bài tập và coi kết quả cuộc thi như một phần của điểm kết thúc môn học. Phương pháp này tỏ ra hiệu quả vì được sinh viên rất hưởng ứng.

Đã khai thác công cụ e-learning, giúp sinh viên cùng nhau chia sẻ, học tập, trao đổi kiến thức có sự hỗ trợ của thầy đối với một số môn học.

Đã tổ chức thanh tra học đường, yêu cầu giảng viên tham gia kiểm tra tình hình sinh viên lên lớp nhằm ngăn ngừa tình trạng bỏ giờ học trên lớp. Tuy nhiên, tình trạng sinh viên bỏ giờ vẫn ở mức khó chấp nhận [CN3.4.4.1-9].

Nhà trường đã chỉ đạo kịp thời các đơn vị giải quyết các trì trệ theo ý kiến đóng góp của sinh viên tại các buổi đối thoại giữa cán bộ lớp với Ban Giám hiệu [CN5.3.1.5].

Bảng 3.1.5. Kết quả sinh viên nghiên cứu khoa học và tham dự các kỳ thi sinh viên.


Năm học

Tỷ lệ sv tham gia NCKH (%)

Olympic Tin học

Olympic Toán

Đ.đội

Cá nhân

Cá nhân

2002-2003

3

Nhất

1 nhì

2 KK


1 nhất

2 nhì


2 ba

4 KK


2003-2004

5

Nhì

2 nhì

4 ba


1 nhất

3 nhì


8 ba, 2 KK

2004-2005

10

Nhất

1 đặc biệt

1 nhất


5 ba

1 nhì

5 ba, 3 KK



Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học được tổ chức hàng năm, nhằm đánh giá các công trình sinh viên nghiên cứu khoa học. Số lượng và chất lượng công trình sinh viên CNTT nghiên cứu khoa học tăng dần theo năm. Sinh viên Khoa CNTT luôn đạt các giải thưởng cao nhất trong các kỳ thi Olympic sinh viên toàn quốc. Bảng 3.1.5 trình bày một số thành tích sinh viên CNTT nghiên cứu khoa học và tham dự các kỳ thi toàn quốc. Đội tuyển sinh viên CNTT Trường ĐHCN được đại diện cho Việt Nam tham dự kỳ thi AGAME 2004 tại Singapore vào tháng 12-2004 (xếp hạng 4/7) và tham dự ACM-ICPC tại Ấn Độ vào tháng 12-2005. Trong các kỳ thi quốc gia về chuyên môn nghề nghiệp, sinh viên CNTT cũng đạt giải cao. Điển hình như sinh viên Vương Vũ Thắng (K42T) đạt giải nhất cuộc thi Trí tuệ Việt Nam năm 2001 và Nguyễn Hòa Bình (K44C) đạt giải Quả cầu vàng CNTT năm 2003.

Việc xem xét khen thưởng sinh viên được đảm bảo công bằng và theo đúng quy định chung. Chế độ khen thưởng thực sự có ý nghĩa (Phụ lục 7). Việc trao giấy khen và tặng phần thưởng cho sinh viên được tiến hành chu đáo. Thông tin khen thưởng, biểu dương sinh viên được quảng bá trên các phương tiện thông tin.



Nhà trường, Khoa CNTT tích cực liên kết, phối hợp với một số viện nghiên cứu, công ty CNTT tạo điều kiện để sinh viên được đến thực tập, nghiên cứu, tiếp cận được với các thiết bị công nghệ tiên tiến tại các cơ sở đối tác. Điển hình, nhiều sinh viên Khoa CNTT là thành viên của Câu lạc bộ tài năng trẻ CNTT FYT của FPT và các em là hạt nhân tích cực vào hoạt động nâng cao chất lượng học tập, nghiên cứu khoa học [CN3.1.1.10].

Điểm mạnh

  • Nhà trường, Khoa CNTT đã xác định sinh viên là một trong hai chủ thể chính quyết định chất lượng đào tạo. Đã tiến hành nhiều hoạt động chăm lo tới chất lượng sinh viên cả khi tuyển sinh đầu vào cũng như trong thời gian học tại trường. Khoa CNTT thực sự đã có uy tín trong xã hội vì vậy luôn thu hút được nhiều học sinh khá giỏi.

  • Nhà trường đã đảm bảo đúng quy định của Bộ GD&ĐT về công tác sinh viên. Đã thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ, động viên khuyến khích sinh viên trong học tập, tham gia NCKH. Sinh viên được cung cấp đầy đủ thông tin phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu và nhận được sự chăm lo của Nhà trường, Khoa CNTT.

  • Đã ứng dụng CNTT đối với một số mảng hoạt động của công tác sinh viên.

Điểm yếu

  • Kế hoạch di chuyển tới địa điểm mới tại Hòa Lạc, cách xa nội thành Hà Nội hiện nay tới 30 km, chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng tuyển sinh đầu vào và Nhà trường cần thực hiện các giải pháp để hạn chế ảnh hưởng như vậy.

  • Nhà trường chưa quan tâm đúng mức việc tổ chức bộ máy cho công tác sinh viên. Các hoạt động công tác sinh viên chưa bài bản, việc thực hiện chỉ thị của cấp trên, giải quyết công việc thuộc công tác sinh viên vẫn ở tình trạng chậm trễ. Việc quảng bá tuyên truyền về Nhà trường thực sự còn rất yếu. Việc lưu trữ các dữ liệu trong về hướng dẫn, tư vấn cho sinh viên chưa tốt. Việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên chưa mang tính hệ thống. Chưa định kỳ tổ chức thu nhận đánh giá, phản hồi từ phía sinh viên và nhà tuyển dụng về chương trình đào tạo.

  • Mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý công tác sinh viên còn thấp.
Kế hoạch

  • Năm 2005-2006: Thành lập Phòng Chính trị và Công tác sinh viên trên cơ sở tách bộ phận chức năng tương ứng từ Phòng TCCB&CTSV hiện nay. Khoa CNTT phân công cán bộ làm trợ lý công tác chính trị sinh viên. Đưa việc xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác sinh viên hàng năm cấp trường và cấp khoa vào nề nếp. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội sinh viên Trường, Liên chi hội sinh viên Khoa CNTT. Phối hợp giữa Chính quyền và Đoàn thanh niên trong việc giảm tỷ lệ sinh viên bỏ giờ. Tổ chức tham quan, học tập các Trường và Khoa bạn về công tác sinh viên. Nâng cấp việc ứng dụng CNTT trong quản lý sinh viên.

  • Năm 2007-2008: Thực hiện các giải pháp khắc phục khó khăn về đầu vào tuyển sinh khi Trường chuyển lên Hòa Lạc như kế hoạch. Hoàn thiện cơ bản thành phần Intranet sinh viên trong Trường ĐHCN.

Tiêu chí 3.2.Cán bộ, giảng viên và nhân viên

Bảng 3.2.1 cho thấy đa phần giảng viên Khoa CNTT có trình độ trên đại học (TSKH, TS chiếm 42.86%, ThS chiếm 30.95%) số còn lại có trình độ Đại học mà phần lớn đang theo học Cao học [CN3.2.7.1]. Phần đông giảng viên Khoa CNTT trình độ cao, có kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học tuy nhiên đã lớn tuổi và ngành gốc là Toán học nên có sự bất cập và hụt hẫng về đội ngũ giảng viên. Nhà trường đã xây dựng dự án tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên nhằm khắc phục sự hụt hẫng nói trên [CN3.2.11.1].

Bảng 3.2.1 Thống kê cán bộ cơ hữu Khoa CNTT theo học vị (10- 2005)

Học hàm/Hoc vị

TSKH

Tiến sĩ

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Tổng cộng

Giáo sư

Phó giáo sư

Giáo sư

Phó giáo sư

Biên chế

1

0

0

5

6

8

6

26

Hợp đồng làm việc

0

0

0

0

5

5

5

15

Hợp đồng kiêm nhiệm

1

0

0

0

0

0

0

1

Tổng

2

0

0

5

11

13

11

42

Nhận thức được nguy cơ hụt hẫng về giảng viên, Trường ĐHCN tích cực thực hiện các giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa. Tích cực cử giảng viên đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài (15 người năm 2004 và 11 người trong mười tháng đầu năm 2005). Trong hai năm 2004-2005, đã tuyển được 4 TS theo đúng quy định, hướng dẫn của Nhà nước và ĐHQGHN [CN3.2.5.1-2] và đã mạnh dạn bổ nhiệm một người làm Phó Chủ nhiệm bộ môn.

  • Đã ban hành và thực hiện Quy định về chế độ Thực tập sinh đối với sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc hoặc giỏi được chuyển tiếp cao học. Thực tập sinh có giảng viên hướng dẫn, được tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, được tham gia giảng dạy. Sau khi hoàn thành xong chương trình cao học, Thực tập sinh có thể tiếp tục ở lại làm việc tại đơn vị và học tiếp lên Tiến sĩ hoặc được cử đi học tập và nghiên cứu tại nước ngoài. Thực tế ba năm qua (2003-2005) cho thấy chủ trương trên là hết sức đúng đắn, Khoa CNTT có thường xuyên 15 Thực tập sinh tham gia giảng dạy, đóng góp nhân lực kịp thời và hiệu quả [CN3.2.2.3, CN3.2.2.5-6].

Bảng 3.2.2 Thống kê nhân lực Khoa CNTT theo Chức danh công tác (10-2005)

Chức danh


Biên chế

Hợp đồng làm việc lao động

Hợp đồng kiêm nhiệm

Tổng cộng

Giảng viên cao cấp

1

0

1

2

Giảng viên chính

9

0

0

9

Giảng viên

12

10

0

22

Giảng viên thực hành

3

4

0

7

Nghiên cứu viên

1

0

0

1

Kỹ thuật viên

0

1

0

1

Chuyên viên

0

0

0

0

Tổng số cán bộ

42

  • Trường ĐHCN chủ trương tuyển dụng nghiên cứu sinh (chuyển tiếp sinh hoặc qua thi tuyển) làm giảng viên cơ hữu. Các giảng viên này thực hiện đề tài luận án dưới sự hướng dẫn của thầy, được Nhà trường tạo điều kiện tham gia các chương trình hợp tác quốc tế và trao đổi cán bộ với các cơ sở đào tạo nước ngoài [CN3.2.2.4]. Hiện tại, Nhà trường đã ra văn bản hướng dẫn thực hiện chủ trương nói trên.

  • Nhà trường thực hiện chế độ thù lao giảng dạy mức cao đối với giảng viên từ đơn vị khác giảng dạy trong trường để động viên các thầy nâng cao chất lượng dạy - học [CN3.2.3.1].

Bảng 3.2.3 Tỷ lệ sinh viên/giảng viên, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp/giảng viên (Số sinh viên không chính quy giảm dần theo năm. Thực tập sinh khoa học có từ năm học 2002-2003)

Năm học

Tổng số giảng viên

Số sinh viên cao học

Số sinh viên chính quy

Số sinh viên đại học đã tốt nghiệp

Sinh viên/ Giảng viên (xem mục 21)

Sinh viên không chính quy

2004-2005

41

230

980

127

22,36

1000

2003-2004

36

220

879

134

23,63

1020

2002-2003

35

200

801

162

23,50

1080

2001-2002

33

190

718

172

34,60

1130

2000-2001

30

180

689

187

36,41

1180

Việc đánh giá mức độ hoàn thành công tác chuyên môn – nghiệp vụ, việc chấp hành các quy định của nhà nước và của đơn vị, được tiến hành thường xuyên theo từng học kỳ và cuối năm học [CN3.2.2.1-2].

Song song với việc tuyển dụng, thu hút cán bộ khoa học có trình độ, Nhà trường đã ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ ở trong nước và quốc tế.



Năm 2003, Nhà trường tiến hành xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo cơ chế tự chủ tài chính, với nội dung quy định cụ thể về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong toàn trường [CN3.2.3.1]. Quy chế Chi tiêu nội bộ được xây dựng theo một quy trình công phu, gồm nhiều bước, được thảo luận dân chủ, công khai rộng rãi trong toàn đơn vị. Ban Giám hiệu và Công đoàn trường là hai chủ thể quyết định các điều khoản trong Quy chế. Thực tế, Quy chế đã là văn bản pháp lý của trường trong việc sử dụng kinh phí. Sau một thời gian thực hiện và qua hai lần thu nhận ý kiến đóng góp của cán bộ trong trường, Quy chế chi tiêu nội bộ được cải tiến và chỉnh sửa một số điều khoản cho phù hợp hơn trong các đợt tháng 3-2004, tháng 9-2005 [CN3.2.3.2-3, CN3.2.3.5-6].

Bảng 3.2.4 Số giờ tham gia giảng dạy tính bình quân trên mỗi giảng viên năm học 2004 – 2005 (* chưa có số liệu) [CN3.2.7.1, CN3.2.8.1]

Chức danh

Tổng số giảng viên

Tổng số giờ giảng dạy

Số giờ/cán bộ

Giảng viên

41

11666

284.54

Kỹ thuật viên

1

*

*

Nghiên cứu viên

1

*

*

Chuyên viên

1

0

0

Bảng 3.2.5 Thống kê số đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc gia và Nhà nước [CN3.2.9.7] (* đề tài tiếp tục từ năm trước)

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

Cấp ĐHQGHN

4

1

2

5

7

Đề tài trọng điểm

0

1

1*

0

0

Đề tài đặc biệt

0

2

2*

0

1

Đề tài nghiên cứu cơ bản

5

0

0

6

6*+1

Trường ĐHCN được định hướng theo mô hình đại học nghiên cứu. Nhà trường, Khoa CNTT đã tiến hành nhiều giải pháp để nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học, xây dựng các nhóm nghiên cứu khoa học-ứng dụng mạnh nhằm giải quyết các vấn đề của thực tiễn đặt ra. Số lượng và kinh phí đề tài nghiên cứu khoa học tăng hàng năm. Chủ trương gắn kết đào tạo với nghiên cứu khoa học - triển khai ứng dụng và chuyển giao công nghệ của Nhà trường đã được hiện thức hóa thông qua hoạt động giảng viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và làm khóa luận tốt nghiệp (Bảng 3.2.6). Nhờ sự gắn kết đó, nội dung chương trình đào tạo có cơ hội tiếp cận với nội dung các dự án, đề tài nghiên cứu và chương trình hợp tác quốc tế.

Hoạt động seminar khoa học đã được tổ chức ở cấp Bộ môn và cấp Khoa CNTT nhằm cập nhật nội dung khoa học mới cho mọi người và nâng cao trình độ nghiên cứu và giảng dạy cho các cán bộ trẻ. Đã tổ chức một số Hội nghị khoa học và tham gia phối hợp tổ chức hội thảo khoa học với các trường đại học nước ngoài [CN3.2.9.6].



Bảng 3.2.6 Thống kê khóa luận tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học của sinh viên [CN3.2.9.1-6]

Năm học

2000-2001

2001-2002

2002-2003

2003-2004

2004-2005

Sinh viên làm KLTN

111

91

89

104

156

Số báo cáo của Sinh viên NCKH

10

11

6

11

27

Nhằm nhận được ý kiến đóng góp xây dựng trường của cán bộ, Nhà trường đã tổ chức thường kỳ Hội nghị cán bộ công chức [CN3.2.12.1 - CN3.2.12.7], Hội nghị tài chính [CN3.2.12.8], Hội nghị đào tạo [CN3.2.12.9-10] và các hội nghị khác [CN3.2.12.11-12]. Việc quản lý nhân sự của đơn vị được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và ĐHQGHN [CN3.2.5.1-2].

Điểm mạnh

  • Giảng viên trong Khoa CNTT tâm huyết với sự nghiệp đào tạo, nhiều người có trình độ chuyên môn cao về khoa học cơ bản.

  • Nhận thức đúng nguy cơ hụt hẫng về đội ngũ giảng viên, Nhà trường đã đề xuất và thực hiện nhiều giải pháp nhằm tăng cường năng lực đội ngũ giảng viên. Đã mạnh dạn xây dựng và ban hành một số chính sách thu hút các nhà khoa học trình độ cao, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc làm giảng viên của trường hoặc tham gia giảng dạy. Các chính sách trên thực sự đã có một số kết quả nhất định như tuyển thêm được TS, sử dụng hàng chục Thực tập sinh, giảng viên kiêm nhiệm... đã khắc phục một phần khó khăn về thiếu giảng viên.

  • Đã tích cực cử giảng viên đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, tham gia tổ chức các Hội thảo, Hội nghị khoa học tại Khoa và liên kết với các Khoa nước ngoài, [CN3.2.11.3].

Điểm yếu

  • Chưa xây dựng được hệ thống chính sách hiệu quả nhằm thu hút cán bộ giỏi về trường. Chưa khắc phục được tình trạng chậm trễ trong việc hiện thực hóa các chủ trương đã đề xuất. Chưa tiến hành định kỳ đánh giá công tác thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên.

  • Công tác chỉ đạo của Nhà trường tới Phòng TCCB&CTSV, Khoa CNTT nhằm quảng bá các sáng kiến thu hút cán bộ khoa học có trình độ cao, sinh viên xuất sắc chưa tốt nên việc phát huy tác dụng của các sáng kiến nói trên là rất hạn chế.

  • Hoạt động nghiên cứu khoa học - triển khai công nghệ còn ở trình độ thấp, chưa có đề tài cấp Nhà nước, chưa tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ khoa học có năng lực tiếp cận trình độ đầu ngành.


Kế hoạch

  • Năm 2005-2006: Xây dựng kế hoạch phát triển giảng viên giai đoạn 2005-2010 phù hợp với việc tăng quy mô đào tạo tại Hà Nội và trên Hòa Lạc. Tiếp tục nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện phương thức tuyển chọn giảng viên, thu hút Tiến sỹ giỏi để tuyển dụng được nhiều cán bộ giảng dạy, nghiên cứu giỏi, chất lượng cao. Đầu tư nhân lực và kinh phí hoạt động cho các phòng thí nghiệm cấp bộ môn, cấp khoa để bồi dưỡng một số giảng viên (mỗi bộ môn từ 1 đến 2 người, tập trung vào các TS trẻ) đạt trình độ cao, tiếp cận dần trình độ nhà khoa học đầu ngành. Phân công cụ thể bộ môn/giảng viên đảm nhiệm các khối kiến thức, các môn học trong chương trình đào tạo.

  • Năm 2007-2008: Xây dựng lộ trình tăng cường đội ngũ cán bộ đến năm 2015 khi Nhà trường đạt mức quy mô 7100 sinh viên (đại học, sau đại học) và 715 giảng viên theo Kế hoạch phát triển ĐHQGHN tới năm 2020.

Каталог: coltech -> sites -> default -> files
files -> Biểu mẫu 2 Đhqghn trưỜng đẠi học công nghệ thông báo công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp chương trình đào tạo chuẩn ngành Cơ học kỹ thuật
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> I- nhậN ĐỊnh tình hình miền bắC
files -> Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm 1976-1980
files -> Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đảng Cộng sản Việt Nam
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 Ngày 4/3/2011. Cập nhật lúc 16
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 2010 Ngày 12/7/2003. Cập nhật lúc 15

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương