ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học công nghệ BÁo cáo tự ĐÁnh giá



tải về 1.6 Mb.
trang3/9
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.6 Mb.
#26165
1   2   3   4   5   6   7   8   9

TIÊU CHUẨN 3. ĐẦU VÀO


Chất lượng đầu vào là một thành tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Đầu vào được tổng hợp từ các thành tố như sinh viên nhập trường, đội ngũ cán bộ giảng dạy và công nhân viên chức, cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ dạy - học, hệ thống đảm bảo chất lượng trong. Phát triển và đầu tư có hiệu quả một cách đồng bộ các thành tố đầu vào nói trên sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và tạo thêm khả năng hội nhập khu vực của chương trình đào tạo. Trong 6 năm xây dựng và phát triển, Trường ĐHCN (Khoa CN trước đây) đã tiến hành nhiều giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng đầu vào.

Trường ĐHCN xác định rằng đảm bảo tuyển sinh đầu vào chất lượng cao là một giải pháp quan trọng đưa chất lượng đào tạo CNTT tiếp cận chuẩn khu vực. Và đối ngẫu, nâng cao chất lượng đào tạo trong trường tạo điều kiện để sinh viên tốt nghiệp có vị trí công tác tốt cũng có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng tuyển sinh. Trong nhiều năm qua, Nhà trường đã thực hiện một số giải pháp nâng cao chất lượng cả hai thành tố quan trọng có liên quan mật thiết với nhau này và thực tế đã thu được thành công đáng ghi nhận. Đồng thời, Nhà trường đã đầu tư, thi hành một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, phối hợp mật thiết với các công ty CNTT ... hướng đích nâng cao chất lượng đào tạo CNTT. Thế mạnh chủ yếu về đào tạo CNTT của Trường ĐHCN là chất lượng tuyển sinh đầu vào, chất lượng tốt nghiệp đầu ra của sinh viên Khoa CNTT luôn thuộc diện dẫn đầu cả nước [Phụ lục 6, CN3.1.4.1-7, CN0.25]. Sự thiếu hụt về số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên, sự thiếu hụt về chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, tình trạng trì trệ trong chuyển hóa cơ chế quản lý từ tầm vóc khoa trực thuộc lên tầm vóc trường thành viên là những điểm yếu lớn nhất về đầu vào của Nhà trường hiện nay. Thêm nữa, đặc trưng “chờ di chuyển” tới cơ sở mới tại Hòa Lạc cũng chồng chất thêm khó khăn cho Nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo CNTT tiên tiến. Từ các kết quả đã đạt được, Nhà trường đã và đang thực hiện một số giải pháp mang tính đột phá nhằm phát huy thế mạnh vốn có, khắc phục những điểm yếu nói trên.



Tiêu chí 3.1. Sinh viên nhập học

Hiện nay, để được học tại một trường đại học cần phải tham dự và trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh đại học hàng năm do Bộ GD&ĐT chỉ đạo tổ chức. Nội dung quy chế tuyển sinh đại học, chỉ tiêu tuyển sinh cho mỗi trường đại học được công bố rộng rãi trong toàn quốc trước kỳ thi khoảng 4 tháng [CN3.1.1.1-9]. Quy chế tuyển sinh đại học cũng quy định về điều kiện dự thi, điều kiện trúng tuyển. Hàng năm, Bộ GD&ĐT điều chỉnh Quy chế tuyển sinh đại học cho phù hợp với tình hình thực tế, khắc phục các khiếm khuyết nhằm đảm bảo tính công bằng đối với các thí sinh. Theo phương châm "ba chung", Bộ GD&ĐT chỉ đạo trực tiếp một số khâu quan trọng của công tác tuyển sinh vào các trường đại học - cao đẳng trong cả nước, trong đó mọi trường đều chung đề thi, chung đáp án và chung thang điểm. Do đó việc lấy kết quả tuyển sinh đại học làm một tiêu chí để xếp hạng chất lượng tuyển sinh đầu vào các trường đại học Việt Nam là có cơ sở.



Căn cứ vào Quy chế tuyển sinh đại học, ĐHQGHN ban hành các văn bản quy định và hướng dẫn về tuyển sinh để chỉ đạo các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN [CN3.1.1.1-9]. Theo phân công của ĐHQGHN, Trường ĐHCN không tham gia trực tiếp vào công tác tuyển sinh, chỉ cử cán bộ coi thi và chấm thi theo sự điều hành của các trường bạn. Một số số liệu về đầu vào tuyển sinh ngành CNTT của Trường ĐHCN có trong Bảng 3.1.1Bảng3.1.2 dưới đây.

Bảng 3.1.1. Điểm chuẩn và thứ tự xếp hạng điểm chuẩn đối với ngành CNTT

(* chưa có số liệu)
Năm
Tỷ lệ tuyển chọn
Điểm chuẩn
Xếp hạng theo ngành khối A ở ĐHQGHN
2001
*
24.0
1/20
2002
8.04
22.0
1/20
2003
5.26
23.0
2/25
2004
5.51
23.5
1/26
2005
8.43
25.5
5/29

Bảng 3.1.1. cho thấy ngành CNTT trong những năm qua luôn là ngành học hấp dẫn và có chất lượng tuyển sinh đầu vào thuộc loại tốt nhất trong ĐHQGHN và luôn đứng ở nhóm các trường có chất lượng tuyển sinh đầu vào cao nhất trong cả nước. Lưu ý về điểm chuẩn tuyển sinh ngành CNTT năm 2005 tuy chỉ xếp hạng thứ 5 song về giá trị tuyệt đối là 25,5 điểm (trung bình mỗi môn thi đạt 8,5/10 điểm) là khá cao. Ngoài ra, số lượng học sinh phổ thông đạt giải học sinh giỏi quốc gia và Olympic Quốc tế các môn Toán, Tin học và Vật lý được tuyển thẳng vào Khoa CNTT đạt từ 8% tới 16% chỉ tiêu tuyển sinh ngành CNTT. Khối phổ thông chuyên (Toán, Tin, Vật lý, Hóa học) của Trường ĐHKHTN là nguồn cung cấp đầu vào tuyển sinh quan trọng cho Trường ĐHCN. Từ năm 1989 tới nay, nhiều giảng viên Khoa CNTT tham gia huấn luyện học sinh giỏi thi Olympic Tin học quốc gia và quốc tế đã góp phần thu hút học sinh giỏi vào Khoa.

Bảng 3.1.2. cho thấy tỷ lệ sinh viên nhập học/sinh viên trúng tuyển Khoa CNTT là cao và tương đối ổn định. Trong tương lai, tỷ lệ này vẫn tiếp tục được giữ vững và tăng dần do nhu cầu xã hội cao và chất lượng đào tạo CNTT của Nhà trường không ngừng được nâng cao. Trường ĐHCN tuyển sinh trong cả nước, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2005 của Trường ĐHCN là 500 sinh viên trong đó có 285 chỉ tiêu sinh viên cho Khoa CNTT.

Bảng 3.1.2. Số sinh viên nhập học [CN3.1.4.4-7]

Năm

Số thí sinh dự thi

SV trúng tuyển

SV nhập học

Tỷ lệ nhập học (%)

2001

*

321

279

87

2002

2300

286

262

92

2003

1477

281

249

89

2004

1489

270

251

93

2005

2353

279

260

93

Sinh viên từ mọi miền đất nước đến nhập học, do đó trình độ tiếng Anh của họ là khá chênh lệch. Để nâng cao hiệu quả dạy - học môn tiếng Anh cho sinh viên năm thứ nhất, Nhà trường phân lớp học tiếng Anh theo trình độ sinh viên mới. Vào đầu khóa học, Nhà trường tổ chức kỳ kiểm tra phân loại trình độ tiếng Anh đối với sinh viên mới nhập học. Căn cứ kết quả kiểm tra, Nhà trường phân sinh viên có cùng trình độ tiếng Anh vào cùng một nhóm học để thực hiện phương pháp dạy - học phù hợp, kể cả việc tăng khối lượng học cho các nhóm có trình độ thấp.

Trường ĐHCN đã phổ biến các quy định về quyền lợi và trách nhiệm của sinh viên tới mọi sinh viên. Nhà trường thực hiện đúng đắn và đầy đủ các chế độ về quyền lợi của sinh viên theo quy định. Nhà trường, Khoa CNTT tích cực liên hệ với nhiều đối tác để mở rộng hỗ trợ và môi trường học tập cho sinh viên. Ngoài học bổng khuyến khích học tập theo quy định của Nhà nước, sinh viên còn được nhận các học bổng khuyến khích học tập từ các đối tác như học bổng Cybersoft, học bổng POSCO Hàn Quốc, học bổng của Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG, học bổng công ty phần mềm Nhật Bản AXISSOFT... Nhận thức được sự quan tâm của Nhà trường và Khoa CNTT, sinh viên đã tích cực tham gia vào công tác quảng bá hình ảnh Nhà trường tới các học sinh phổ thông trung học giỏi, góp phần giữ vững chất lượng tuyển sinh đầu vào. Nhiều anh chị em trong một nhà cùng theo học và trưởng thành từ Khoa CNTT, điển hình như bốn chị em giảng viên Đinh Trung Hằng, trong đó Đinh Trung Hằng (K41T), Đinh Trung Hoàng (K43T) đang là nghiên cứu sinh ở nước ngoài còn Đinh Trung Hiếu (K46CC) đã được National University of Singapore (NUS) thông báo tiếp nhận làm nghiên cứu sinh.



Khối lượng học tập

Hiện tại, Trường ĐHCN tổ chức đào tạo theo niên chế. Thời gian để hoàn thành mỗi khóa học là 4 năm, mỗi năm hai học kỳ, mỗi học kỳ kéo dài 16 tuần học và 4 tuần thi học kỳ. Năm học mới bắt đầu từ tháng 9. Sinh viên tích lũy khối lượng kiến thức khá đồng đều theo năm học và học kỳ, cụ thể như sau:



Học kỳ

Số đvht

Ghi chú

Học kỳ 1

29

Chủ yếu là các môn học thuộc khối kiến thức chung, khối kiến thức cơ bản của nhóm ngành

Học kỳ 2

28

Học kỳ 3

27

Học kỳ 4

30

Chủ yếu là các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở của ngành

Học kỳ 5

29

Học kỳ 6

26

Học kỳ 7

25

Chủ yếu là các môn học chuyên ngành

Học kỳ 8

15

Sinh viên làm Khóa luận tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp

GDQP

7

Giáo dục quốc phòng học vào cuối năm thứ nhất, thứ ba

Tổng cộng

216




Trước khi vào năm học mới, Nhà trường xây dựng và công bố rộng rãi kế hoạch đào tạo chi tiết cho từng khóa học theo từng tuần học cụ thể [CN3.1.15.2-4]. Mỗi môn học của học kỳ được bố trí học trong 15 tuần, số giờ học trong một tuần bằng số đvht của môn đó. Tuần thứ 16 trong học kỳ là tuần dự phòng.

Bảng 3.1.3. Thống kê sinh viên thôi học, thuyên chuyển Khoa CNTT [CN3.1.10.1-5]

TT

Khóa

Tổng sinh viên

Số sinh viên thôi học

Số sinh viên ngừng học

Ghi chú

1

K45

187

14

35

4 năm

2

K46

260

10

41

4 năm

3

K47

265

10

38

3 năm

4

K48

249

10

34

2 năm

5

K49

254

7

22

1 năm

Tính TB/1khóa/1 năm

1.5%

5%




Chương trình đào tạo là phù hợp với phần đông sinh viên nên họ được lên lớp, số còn lại phải ngừng học hoặc thôi học. Số lượng sinh viên thôi học, ngừng học trong năm khóa từ khóa 45 tới khóa 49 được trình bày trong Bảng 3.1.3. Trên thực tế, sinh viên thôi học chủ yếu là đi du học nước ngoài. Số còn lại là do không đủ điều kiện về học tập (điểm trung bình chung học tập của năm học dưới 4 hoặc điểm trung bình chung học tập của 2 năm liên tiếp, hoặc ba năm bất kỳ tính từ đầu khóa học dưới 5). Sinh viên ngừng học chủ yếu cũng do không đủ điều kiện về học tập (điểm trung bình chung học tập năm học từ 4 đến cận 5, hoặc tổng số đvht các môn không đạt vượt quá 25% tổng số đvht quy định cho năm học đó). Sinh viên ngừng học để thi các môn còn nợ và được xét tiếp tục học vào năm sau nếu đủ điều kiện. Ngoài ra, vì lý do cá nhân, sinh viên được phép xin ngừng học một năm, bảo lưu kết quả để tiếp tục học vào năm sau. Bảng 3.1.4 cho biết sinh viên Khoa CNTT xin ngừng học và bảo lưu kết quả học tập, kéo dài thời gian của khóa học là không nhiều và khá đều giữa các năm.

Việc xem xét cho sinh viên thôi học hoặc ngừng học được tiến hành đúng quy định. Hội đồng xét ngừng học - thôi học họp, xem xét và kết luận danh sách các sinh viên thuộc diện trên để Hiệu trưởng ra quyết định chính thức. Lượng sinh viên thôi học, ngừng học không nhiều chứng tỏ sinh viên Khoa CNTT gắn bó với nghề nghiệp và chương trình đào tạo CNTT đã đáp ứng được nguyện vọng của họ.



Bảng 3.1.4. Thống kê sinh viên Khoa CNTT xin bảo lưu kết quả học tập

Năm

Tổng số

SV

Số SV xin

bảo lưu

Tỷ lệ sinh viên bảo lưu (%)

2001

689

19

3

2002

718

32

4

2003

801

32

4

2004

879

27

3

2005

980

23

2

Каталог: coltech -> sites -> default -> files
files -> Biểu mẫu 2 Đhqghn trưỜng đẠi học công nghệ thông báo công khai thông tin về nội dung và chuẩn chất lượng nghề nghiệp chương trình đào tạo chuẩn ngành Cơ học kỹ thuật
files -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học công nghệ Độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> I- nhậN ĐỊnh tình hình miền bắC
files -> Phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu của Kế hoạch 5 năm 1976-1980
files -> Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI đảng Cộng sản Việt Nam
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 2020 Ngày 4/3/2011. Cập nhật lúc 16
files -> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001 2010 Ngày 12/7/2003. Cập nhật lúc 15

tải về 1.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương