ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   81
Khám phá xung quanh r

Chương 1
 
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
Lược sử môn học 
Đặc điểm nhận thức của trẻ về thế giới 
xung quanh
Mục đích, nhiệm vụ và các nguyên tắc cho 
Yêu cầu 
Sau khi học xong chương 1 sinh viên cần: 
• 
Biết sơ lược về lịch sử môn học này ở trên thế giới và Việt Nam. 
• 
Nắm vững đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo về thế giới xung quanh để làm cơ sở cho 
việc xác định yêu cầu, nội dung, phương pháp và hình thức cho trẻ làm quen với môi trường 
xung quanh. 
• 
Hiểu mục đích, nhiệm vụ và các nguyên tắc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh để 
có định hướng đúng đắn khi tổ chức quá trình này ở trường mầm non, và quán triệt các 
nguyên tắc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. 
I. LƯỢC SỬ MÔN HỌC 
1. Lịch sử xuất hiện và phát triển vấn đề cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh 
Cho trẻ làm quen với thiên nhiên, với thế giới con người và hoạt động của họ, nói cách khác là 
cho trẻ làm quen với tất cả những gì của thế giới khách quan là nhiệm vụ mà nhân loại phải giải 
quyết từ khi nhận thức được sự cần thiết phải truyền lại cho thế hệ sau kinh nghiệm của thế hệ trước. 
Ngay từ thế kỷ thứ XVI, J.A.Comenxki (1592-1670) trong cuốn sách "Thế giới tranh ảnh" đã thể 
hiện quan điểm của mình về vấn đề này. Cuốn sách của ông là bách khoa toàn thư đặc biệt dành cho 
trẻ nhỏ, ở đó trẻ được giới thiệu về thế giới với tất cả sự phát triển khoa học thời bấy giờ. Từ những 
bức tranh và những bài luận ngắn kèm theo, trẻ đã có thể biết về những công việc đầu tiên của con 
người trên Trái Đất như: làm vườn, làm ruộng, dệt vải; về những cuốn sách, nghệ thuật lời nói, về 
đạo đức, tính hài hước, tính nhân văn; về vật lý, hoá học và thiên văn. 
J.J.Rutxo (1712-1778) 
− nhà giáo dục học người Pháp đã gọi thời kỳ từ 2 đến 12 tuổi là thời kỳ 
của các giác quan. Ông cho rằng tri thức của trẻ được hình thành bằng cách tiếp xúc với đồ vật và 
qua hoạt động thực tiễn. Chính trong quá trình tiếp cận với thế giới xung quanh mà tri thức của trẻ 
được hình thành. 
11


 I.G.Pextalozi (1746-1827); P.H.Phrebel (1782-1852); M.Montexxori (1870-1952) cho rằng việc 
nhận biết thế giới khách quan (về đặc điểm, tính chất) là rất quan trọng đối với trẻ trước tuổi đi học. 
Chính những quan sát, tiếp xúc với thiên nhiên và xã hội có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với sự phát 
triển năng lực, trí tuệ của con người. 

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương