ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN


II. ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA TRẺ VỀ THẾ GIỚI XUNG QUANH



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang10/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   81
Khám phá xung quanh r

II. ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA TRẺ VỀ THẾ GIỚI XUNG QUANH 
1. Đặc điểm chung 
1.1. Trẻ em có nhu cầu rất lớn trong việc nhận thức thế giới xung quanh 
Nhu cầu nhận thức (theo N.X.Leiitex) là nhu cầu "động não", nhu cầu về sự thoả mãn suy nghĩ, 
niềm vui nhận thức
(6)

Nhu cầu nhận thức là một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Nó xuất hiện từ khi đứa 
trẻ mới sinh ra và thể hiện mạnh mẽ vào cuối tuổi nhà trẻ và ở tuổi mẫu giáo. 
Mức độ đầu tiên của nhu cầu nhận thức ở trẻ là nhu cầu có những ấn tượng từ thế giới bên 
ngoài. Đó là mức độ đầu tiên, có thể coi đó là nền tảng của những nỗ lực nhận thức. Tiền đề sinh 
học của nhu cầu này là phản xạ định hướng, hay như cách gọi của I.I.Paplov thì đó là phản xạ "Cái gì 
đấy". Dưới ảnh hưởng của phản xạ này trẻ làm quen với những đặc điểm, tính chất của sự vật, tạo 
mối liên hệ giữa chúng.
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo đặc biệt thích tiếp xúc, thích chơi, giao tiếp và khám phá thiên 
nhiên, thế giới người lớn và bạn bè, bản thân mình và các đồ dùng, đồ chơi, các hiện tượng xảy ra 
xung quanh. Càng ngày sự tiếp xúc cá nhân và tiếp xúc nhận thức càng chiếm vị trí đáng kể. Chính 
thông qua những tiếp xúc này trẻ thu thập kiến thức mới, mở rộng tầm nhìn, chính xác hoá kinh 
nghiệm cá nhân.
.
(6)
"ẽủốừợởợóốÿ ợọàðồớớợủũố ọồũồộ ố ùợọðợủũờợõ". ẽợọðồọ. Í.ẹ ậồộũồủà. è. ACADEMA. 1996.
13


 Nhu cầu có những ấn tượng dần dần chuyển thành tính ham hiểu biết. Đây có thể coi là mức độ 
thứ hai của nhu cầu nhận thức. 
Tính ham hiểu biết thể hiện rõ ở những câu hỏi của trẻ. Nội dung của những câu hỏi rất đa 
dạng, không có một lĩnh vực kiến thức nào mà trẻ không hỏi, trẻ hỏi về bản thân, về cây cối, về trái 
đất, chiến tranh, bệnh dịch HIV v.v... Nội dung và tính chất của câu hỏi phụ thuộc vào lứa tuổi: Trẻ 2 
đến 3 tuổi thường hỏi tên, đặc điểm, tính chất của đồ vật: Cái gì? Ai? Ở đâu? Như thế nào? Trẻ 4 
đến 5 tuổi thường hỏi về mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng thực tiễn, về hệ thống 
biểu tượng, về sự giống và khác nhau, v.v... Những câu hỏi: Tại sao? Để làm gì? thường xuyên được 
trẻ đưa ra. Trong những câu hỏi đó trẻ thể hiện mong muốn không chỉ biết mà còn tư duy, không 
đơn giản là để thu được thông tin mà còn tạo công việc cho tư duy. Trẻ 5 đến 6 tuổi thường đưa ra 
hàng loạt câu hỏi về một sự vật, hiện tượng cụ thể nào đó. Ví dụ: Có bao nhiêu loại khủng long? Tại 
sao chúng khác nhau? Tại sao khủng long lại tuyệt chủng? Khủng long trên tivi là thật hay giả? 
Ở mức độ cao của tính ham hiểu biết là hứng thú nhận thức. Hứng thú nhận thức thể hiện ở 
mong muốn của trẻ biết cái mới, làm rõ cái chưa hiểu về đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng 
xung quanh, ham muốn đi sâu vào bản chất, tìm ra mối quan hệ giữa chúng (T.A. Kulikova)
(7)
. Dưới 
ảnh hưởng của hứng thú nhận thức trẻ tỏ ra có năng lực đối với sự tập trung chú ý bền vững, thể 
hiện tính độc lập trong giải quyết nhiệm vụ trí tuệ và thực hành. Trẻ trải nghiệm những xúc cảm tích 
cực: ngạc nhiên, vui sướng với kết quả nhận thức, tự tin vào bản thân mình. Hứng thú nhận thức của 
trẻ thể hiện trong trò chơi, trong hoạt động tạo hình, kể chuyện và các hoạt động khác. Từ những 
biểu hiện của nhu cầu nhận thức nêu trên có thể rút ra một số kết luận sư phạm như sau: 
- Gia đình, trường mầm non cần tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc thường xuyên với thiên 
nhiên, người lớn, bạn bè và thế giới đồ vật. 
- Cần có "Nghệ thuật" trả lời các câu hỏi của trẻ: 
Thứ nhất, cần có thái độ tôn trọng đối với các câu hỏi của trẻ. 
Thứ hai, câu trả lời cần ngắn gọn và rõ ràng để không dập tắt khát vọng hiểu biết của trẻ mà 
phải tạo ra tiền đề cho những suy nghĩ, tưởng tượng, hoài nghi của trẻ. Cũng cần phải tính đến mức 
độ phát triển trí tuệ và vốn kinh nghiệm của trẻ. 
Thứ ba, không nên vội vàng có câu trả lời ngay, có thể cùng với trẻ tìm câu trả lời trong sách vở, 
gợi ý để trẻ hỏi ở người lớn có kinh nghiệm hơn, hoặc tổ chức cho trẻ quan sát, trải nghiệm, khám 
phá. 
- Gia đình, trường mầm non cần tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng nhằm kích thích 
hứng thú nhận thức cho trẻ. 

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương