ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN


III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang13/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   81
Khám phá xung quanh r

III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG 
XUNG QUANH
1. Mục đích 
 Mục đích cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh chính là kết quả mong muốn đạt tới của 
quá trình tổ chức các hoạt động làm quen với môi trường xung quanh. Việc xây dựng mục đích cho 
trẻ làm quen với môi trường xung quanh trước hết dựa trên các cơ sở khoa học: 
- Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là "Hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ 
sở ban đầu của nhân cách, năng lực làm người của trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông có hiệu 
quả..." (Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 đến 6 tuổi, 2002 - 2003). 

Mức độ nhận thức (theo Bloom), bao gồm: biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. 
Đối với trẻ em mục tiêu kiến thức dừng ở 3 mức độ đầu tiên. 
- Mục đích học tập mà UNESCO đưa ra: Học để biết, để làm, để sống cùng với mọi người, để 
thành người. 
- Mô hình nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá "... Làm 
chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác 
phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật,..." (Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai 
− Ban chấp hành 
Trung ương Đảng khoá VIII). 
- Đặc trưng của nội dung, phương pháp làm quen với môi trường xung quanh ở trường mầm 
non. 
Từ các cơ sở nêu trên tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh nhằm đạt các mục 
đích như sau: 
- Cung cấp hệ thống kiến thức đơn giản, chính xác, cần thiết về các sự vật, hiện tượng gần gũi 
xung quanh. 
- Phát triển các năng lực nhận thức để trẻ có thể tự phát hiện vấn đề, tích luỹ kiến thức và giải 
quyết các tình huống đơn giản xảy ra trong cuộc sống. 
- Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn đối với thiên nhiên và xã hội. 
2. Nhiệm vụ 
- Hình thành, củng cố các biểu tượng về các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh. Các biểu 
tượng cần phải hình thành ở trẻ gồm có: biểu tượng cụ thể (biểu tượng về con gà trống, con gà mái 
...) và biểu tượng khái quát, còn gọi là khái niệm sơ đẳng (biểu tượng về gia súc, gia cầm, cây...) 
- Phát triển các kỹ năng nhận thức, bao gồm: 
+ Quan sát: Sử dụng các giác quan để thu thập thông tin về đối tượng quan sát. 
+ So sánh: Tìm những điểm giống và khác nhau của các đối tượng. Có thể so sánh các đối 
tượng có nhiều điểm giống nhau để xếp chúng vào một nhóm hoặc so sánh những đối tượng có 
nhiều điểm khác nhau để thấy được sự phong phú, đa dạng của chúng. 
19


 + Phân nhóm: Xếp các nhóm đối tượng theo các dấu hiệu tiêu biểu như cấu tạo ngoài, chất liệu, 
công dụng. Phân nhóm có thể theo một dấu hiệu hoặc nhiều dấu hiệu cùng lúc. 
+ Đo lường: Thông qua quan sát và hành động thực tiễn để nhận biết về lượng, kích thước, thời 
gian, nhiệt độ, v.v... Đo lường thường kéo theo việc xếp các đối tượng theo trật tự. Ví dụ: Xếp các 
con vật theo thứ tự kích thước tăng dần. 
+ Giao tiếp: Trao đổi ý tưởng, hướng dẫn mô tả bằng lời hoặc bằng hình ảnh, sơ đồ, ký hiệu sao 
cho người khác hiểu ý tưởng của mình. 
+ Suy luận: Dựa trên kết quả quan sát để đưa ra nhiều nhận xét hơn về tình huống quan sát 
được. Nó đòi hỏi trẻ phải có một vốn kiến thức nhất định, trẻ phải suy ra một điều mà trẻ chưa nhìn 
thấy, bởi vì nó chưa xảy ra hoặc vì nó không thể quan sát trực tiếp được. 
+ Phán đoán: Đưa ra những dự báo hợp lý hoặc ước lượng dựa trên kết quả quan sát và kinh 
nghiệm cũng như kiến thức của mình. Ví dụ: Nếu không được tưới nước thì lá cây sẽ héo khô. Dự 
đoán có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển hiểu biết về nguyên nhân và kết quả, từ đó 
có thể phát triển thành khả năng nhận biết quy luật và dựa trên quy luật để dự đoán chính xác điều 
sẽ xảy ra. 
+ Đặt giả thuyết, kiểm soát các điều kiện bằng nghiên cứu. Đây là những kỹ năng nghiên cứu 
thường được hình thành ở các thí nghiệm đơn giản. Ví dụ: Làm thế nào để biết cái hạt đỗ này có thể 
nảy mầm? Cần phải chuẩn bị và làm những gì? 
Ngoài các kỹ năng nhận thức nêu trên cần hình thành thái độ tích cực đối với việc lĩnh hội kiến 
thức: tính tò mò, ham hiểu biết, tính hoài nghi, lạc quan và tự tin. Cũng cần phải phát triển ở trẻ khả 
năng chú ý, ghi nhớ có chủ định và các quá trình nhận thức. 
- Phát triển ngôn ngữ: 
+ Rèn khả năng phát âm đúng. 
+ Làm giàu, chính xác vốn từ. 
+ Rèn luyện ngôn ngữ mạch lạc. 
Các nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ nêu trên cần được chú trọng giải quyết trong mối quan hệ với 
các nhiệm vụ khác. Cần tránh ý kiến cho rằng làm quen với môi trường xung quanh chỉ để nhằm phát 
triển ngôn ngữ, hoặc ngược lại coi nhẹ các nhiệm vụ này. 
- Giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ. 
Giáo dục cho trẻ có những xúc cảm, tình cảm tích cực đối với thiên nhiên, với những người xung 
quanh, với quê hương, đất nước. Cần giáo dục ở trẻ tình yêu thương đối với những sinh vật nhỏ bé 
nhất như cỏ cây, hoa lá, các con vật... bởi vì đây cũng chính là tiền đề của tình yêu quê hương, đất 
nước. Trẻ cũng rất cần được giáo dục để yêu những người thân của mình trước tiên và sau đó là 
những người xung quanh, những người lao động, biết trân trọng những sản phẩm do người lớn làm 
ra. Đồng thời với những tình cảm đạo đức cần giáo dục cho trẻ biết rung cảm trước cái đẹp trong 
thiên nhiên và trong xã hội, trẻ biết quý trọng, nâng niu cái đẹp và sau đó là có mong muốn tạo ra 
cái đẹp. Giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ mầm non cần phải có hiệu quả thực chất, tránh 
hình thức. Điều này chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp, nghệ thuật sư phạm của giáo viên. 
20


 - Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên và xã hội. 
Thái độ ứng xử đúng đắn phải dựa trên lòng nhân ái, tình yêu đối với cái đẹp, thái độ tôn trọng, 
gìn giữ môi trường và bước đầu biết sống có văn hoá, cụ thể là:
+ Đối với thiên nhiên trẻ phải có thái độ gần gũi, gìn giữ, có ý thức chăm sóc và bảo vệ. 
+ Đối với người lớn trẻ phải có thái độ lễ phép, tôn trọng, nghe lời, cảm thông, chia sẻ. 
+ Đối với bạn bè phải biết chia sẻ, nhường nhịn, hợp tác, giúp đỡ... 
+ Đối với đồ dùng, đồ chơi trẻ biết giữ gìn, sử dụng ngăn nắp, vệ sinh. 
Bước đầu giáo dục cho trẻ ý thức bảo vệ môi trường, thái độ tôn trọng chấp hành các quy tắc, 
luật lệ giao thông. 
- Hình thành và rèn luyện thói quen, kỹ năng cần thiết; hành vi văn hoá, văn minh. 
Thông qua làm quen với môi trường xung quanh cần rèn luyện cho trẻ: 
+ Các thói quen lễ phép trong giao tiếp, thói quen vệ sinh. 
+ Kỹ năng lao động tự phục vụ, chăm sóc cây cối và giúp đỡ cô giáo, người lớn xung quanh. 
+ Kỹ năng làm việc tập thể như: kỹ năng thoả thuận, hợp tác, chia sẻ, giúp đỡ... 
+ Kỹ năng học tập: kỹ năng phát biểu, bước đầu biết sử dụng một số đồ dùng học tập. 
+ Hành vi văn hoá trong giao tiếp, ứng xử, chấp hành quy định ở nơi công cộng và trong tham 
gia giao thông. 

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương