ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN


Các nguyên tắc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   81
Khám phá xung quanh r

3. Các nguyên tắc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh 
 Làm quen với môi trường xung quanh là một trong những nội dung giáo dục cho trẻ mầm non, 
vì vậy nó tuân theo các nguyên tắc dạy học nói chung và các nguyên tắc giáo dục trẻ mầm non nói 
riêng. Các nguyên tắc này là các quan điểm lý luận chỉ đạo toàn bộ quá trình cho trẻ làm quen với 
môi trường xung quanh, đặc biệt là việc lựa chọn nội dung, phương pháp và việc tổ chức các hình 
thức cho trẻ làm quen. Dưới đây là một số nguyên tắc chính. 
3.1. Đảm bảo tính mục đích 
Việc tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh phải hướng tới thực hiện mục tiêu 
chung của Giáo dục Mầm non là "Hình thành ở trẻ những chức năng tâm lý, những cơ sở ban đầu 
của nhân cách, năng lực làm người của trẻ và chuẩn bị cho trẻ vào học phổ thông có hiệu quả...". 
Các nội dung lựa chọn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, việc tổ chức các hình thức làm 
quen phải giải quyết tốt nhất các nhiệm vụ đề ra. Trên thực tế, các nhiệm vụ giáo dưỡng như cung 
cấp kiến thức và rèn luyện năng lực trí tuệ thường được chú trọng hơn các nhiệm vụ giáo dục. Điều 
đó dẫn đến kết quả là năng lực ứng xử của trẻ chưa được giáo dục một cách đầy đủ. Vì vậy, khi 
hướng dẫn trẻ các hoạt động làm quen với môi trường xung quanh đòi hỏi giáo viên mầm non phải 
xác định đầy đủ cả nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục, làm sao để giáo dục trẻ một cách thiết thực và 
hiệu quả nhất, tránh hình thức, giáo điều. Ví dụ: Làm quen với phương tiện giao thông cần giáo dục 
trẻ có hành vi văn hoá khi được đi trên các phương tiện giao thông thay bằng giáo dục trẻ biết bảo 
21


quản, sử dụng các phương tiện giao thông đó; làm quen với bác nông dân không chỉ giáo dục trẻ 
kính trọng bác nông dân mà còn phải giáo dục trẻ quý trọng sản phẩm do bác nông dân làm ra. 
3.2. Đảm bảo tính khoa học và phát triển 
- Đảm bảo tính khoa học 
Những kiến thức về môi trường xung quanh cần cung cấp cho trẻ là những kiến thức sơ đẳng về 
sinh vật học, lịch sử, địa lý, vật lý...Vì vậy, việc tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh 
ở trường mầm non phải đảm bảo tính khoa học. Cụ thể: 
+ Kiến thức cung cấp cho trẻ phải đơn giản, chính xác, có hệ thống và không được tùy tiện. 
Những kiến thức cung cấp cho trẻ lứa tuổi mầm non là kiến thức "tiền khoa học" và kiến thức đời 
sống.
+ Hệ thống kiến thức cung cấp cho trẻ phải liên tục trong cả 3 độ tuổi và phải phù hợp với trình 
độ nhận thức ở từng độ tuổi. 
Ví dụ: Ở tất cả các độ tuổi mầm non đều cho trẻ làm quen với động vật nhưng ở mỗi độ tuổi 
khối lượng kiến thức không giống nhau; lứa tuổi càng lớn thì phạm vi các đối tượng làm quen càng 
rộng, kiến thức càng sâu sắc và khái quát hơn. 
Việc phức tạp dần các nội dung cho trẻ làm quen cần phải tính đến sự hình thành những mối 
liên hệ và sự phụ thuộc giữa các đối tượng của thực tiễn chứ không phải bằng con đường mở rộng 
một cách đơn giản các sự kiện cần lĩnh hội. 
+ Kiến thức cung cấp cho trẻ thường đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 
+ Cho trẻ làm quen với các đối tượng gần gũi, quen thuộc trước rồi mới đến các đối tượng ở xa 
mà trẻ ít được tiếp xúc. 

Đảm bảo tính phát triển 
+ Phát triển về đối tượng cho trẻ làm quen: Các sự vật, hiện tượng ở xung quanh chúng ta 
không tồn tại ở một trạng thái cố định mà nó luôn luôn nằm trong sự thay đổi, phát triển không 
ngừng, vì vậy cần cho trẻ làm quen với các sự vật, hiện tượng trong các trạng thái khác nhau và cho 
trẻ cảm nhận được sự phát triển, thay đổi của chúng. 
Ví dụ: Làm quen với bông hoa trẻ cần phải biết là trước bông hoa là nụ, sau bông hoa là quả 
hoặc hoa tàn. 
Với thiên nhiên vô sinh hoặc các đồ vật, hiện tượng cần cho trẻ thấy được cái "quá khứ", cái 
"hiện tại" và cái "tương lai" của chúng. 
Ví dụ: Làm quen với đồ dùng bằng gỗ trẻ biết những đồ dùng này được làm từ gỗ của các loại 
cây khác nhau. Cái bàn hoặc sẽ vẫn được dùng để làm việc hoặc sẽ biến thành củi là phụ thuộc vào 
cách sử dụng và bảo quản của con người. 
+ Phát triển về nội dung và phương pháp cho trẻ làm quen: Các sự vật, hiện tượng xung quanh 
rất phong phú, đa dạng, vì vậy cần áp dụng nguyên tắc "Dạy 1 biết 10", tức là dạy trẻ cách tìm hiểu, 
khám phá một số đối tượng tiêu biểu, từ đó trẻ sẽ tự làm quen với các đối tượng khác. 
22


 Ví dụ: Làm quen với một số loại hoa, cô hướng dẫn trẻ quan sát một số đặc điểm của hoa hồng, 
hoa cúc, hoa lay ơn, còn những loại hoa khác trẻ tự áp dụng cách cô hướng dẫn để tìm hiểu chúng. 

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương