ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN


 Đặc điểm nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   81
Khám phá xung quanh r

2. Đặc điểm nhận thức của trẻ ở từng lứa tuổi 
Trẻ từ 0 đến 6 tuổi là đối tượng giáo dục của nhiều lĩnh vực văn hoá trong đó có làm quen với 
môi trường xung quanh. Ở lứa tuổi này tốc độ và nội dung phát triển của trẻ diễn ra rất nhanh và đa 
dạng. Để có thể đưa ra các yêu cầu, nội dung, phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung 
quanh một cách hợp lý cần phải nắm được đặc điểm nhận thức ở từng độ tuổi. 
Trong tâm lý học trẻ em có rất nhiều cách tiếp cận vấn đề phân chia các giai đoạn lứa tuổi. Một 
số tác giả tiêu biểu có thể kể đến như: P.P.Blonxki phân chia các giai đoạn lứa tuổi theo sự xuất hiện 
và thay răng; L.X.Vugotxki phân chia theo các giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi; J.Piaget thì phân chia 
dựa vào sự hình thành và phát triển các chức năng tâm lý
(8)

Tuy cách phân chia có khác nhau song các tác giả đều thống nhất quan điểm coi sự phát triển là 
quá trình tự vận động không ngừng, đặc trưng của nó ở mỗi giai đoạn là liên tục xuất hiện và tạo 
thành cái mới, cái chưa có ở giai đoạn trước. 
(8)
Phan Trọng Ngọ, Chủ biên (2001), 
Tâm lý học trí tuệ, NXB ĐHQG Hà Nội. 
15


 Từ kết quả nghiên cứu của tâm lý học, trong giáo dục học trẻ em giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi được 
phân thành hai thời kỳ lớn, đó là giai đoạn từ 0 đến 3 tuổi gọi là lứa tuổi nhà trẻ và giai đoạn từ 3 
đến 6 tuổi là giai đoạn mẫu giáo. Mỗi giai đoạn trên lại được phân chia thành các giai đoạn nhỏ hơn. 
Mỗi giai đoạn đều được đặc trưng bởi các đặc điểm phát triển nhất định. 
• Lứa tuổi nhà trẻ (0 đến 3 tuổi) 
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ được đặc trưng bởi tốc độ phát triển nhanh về mặt thể chất và tâm lý. Sự 
phát triển thể chất có quan hệ và ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển trí tuệ của trẻ. 
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ nhận thức thế giới thông qua cảm giác và tri giác, hai quá trình này tạo điều 
kiện cho sự phát triển nhận cảm (Cồớủoðớợồ ðàỗõốũốồ) ở trẻ. Giáo dục nhận cảm là cơ sở cho giáo 
dục trí tuệ vì thông qua cảm giác và tri giác trẻ biết về đặc điểm, tính chất của thế giới xung quanh. 
Trước khi biết nói trẻ đã biết chỉ tay vào đối tượng để trả lời câu hỏi của người lớn. 
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ đã lĩnh hội ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ gắn liền với sự phát triển tư 
duy. Những biểu hiện đầu tiên của tư duy xuất hiện vào cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ hai khi 
đứa trẻ lĩnh hội các hành động thực hành, định hướng vào việc làm rõ mối quan hệ giữa các đối 
tượng. Đây là tư duy trực quan hành động. Cũng ở giai đoạn này ở trẻ đã phát triển các quá trình 
tâm lý khác như: trí nhớ, chú ý. Chúng đảm bảo cho trẻ nhận thức thế giới đầy đủ và chính xác hơn. 
Giữa năm thứ hai trẻ có thể đưa ra một vài kết luận đơn giản, thiết lập các mối quan hệ nhân 
quả giữa các hiện tượng. Để có được điều này trẻ phải có sự giúp đỡ của người lớn (chỉ cho trẻ, nhắc 
nhở và hành động cùng trẻ). Ở tuổi này (cuối năm thứ ba) trẻ đã có thể phân biệt âm thanh theo độ 
cao, cường độ và nhịp điệu, biết gọi tên một số màu sắc. Nghiên cứu của L.A.Venger và các cộng sự 
cho thấy trẻ 2 đến 3 tuổi có thể phân biệt các hình cơ bản và các hình dạng gần gũi, các màu trong 
quang phổ và những sắc thái của chúng. 
Ở tuổi này, hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật. Thông qua đó, trẻ lĩnh hội cách sử dụng 
các công cụ và phương tiện vật chất. Cùng với giao tiếp, hoạt động với đồ vật làm cơ sở cho sự xuất 
hiện trò chơi sáng tạo ở tuổi mẫu giáo. 
Trẻ nhà trẻ cũng đã tích luỹ được những kinh nghiệm xã hội đầu tiên. Ở trẻ hình thành những 
thói quen hành vi. Nhu cầu tiếp xúc cá nhân với người lớn ngày càng tăng, điều đó giúp trẻ mở rộng 
vốn hiểu biết của mình. 
• Lứa tuổi mẫu giáo (3 đến 6 tuổi) 
- Mẫu giáo bé (3 đến 4 tuổi): 
Việc tiếp xúc của trẻ với thế giới bên ngoài được mở rộng hơn. Trẻ bắt đầu tìm hiểu thế giới của 
chính con người và dần dần khám phá ra các mối quan hệ đa dạng giữa người với người. Trẻ đã 
nhận biết được vị trí của mình trong gia đình và trong trường, lớp mẫu giáo. 
Lứa tuổi mẫu giáo bé cũng là điểm khởi đầu của sự hình thành ý thức bản ngã nên trong ý thức 
của trẻ còn mang đậm đặc điểm duy kỷ. Trẻ mới chỉ nhận biết được một số quy định đơn giản trong 
sinh hoạt, giao tiếp ở gia đình và trường mẫu giáo. 
16


 Tư duy của trẻ mẫu giáo bé đã đạt tới ranh giới của tư duy trực quan hình tượng nhưng các hình 
tượng và biểu tượng của trẻ còn gắn liền với hành động, vì vậy cần giúp trẻ tích luỹ nhiều biểu tượng 
thông qua quan sát, tiếp xúc với thế giới xung quanh để cho thế giới biểu tượng ngày càng phong 
phú. Trẻ lứa tuổi này đã biết phân biệt các sự vật, hiện tượng bằng dấu hiệu bên ngoài tiêu biểu, 
nhận ra sự khác nhau rõ nét giữa hai đối tượng. Tư duy của trẻ còn gắn liền với xúc cảm và ý muốn 
chủ quan. Trẻ hay đặt câu hỏi "Tại sao?" là vì tư duy của trẻ chưa cho phép tìm ra những nguyên 
nhân khách quan. Đối với trẻ mọi vật đều có hồn, có tính tình và ý thích. 
Trẻ mẫu giáo bé chưa biết phân tích, tổng hợp. Cách nhìn nhận sự vật của trẻ là theo lối 
trực 
giác toàn bộ. Khi nhìn một sự vật trẻ không bao quát được sự vật đó là gồm nhiều chi tiết phức tạp
mà chỉ để tâm lần lượt đến từng chi tiết một và không liên kết các chi tiết ấy lại với nhau thành một 
tổng thể. 
Theo L.X. Vugotxki, sau 3 tuổi tư duy của trẻ đã sẵn sàng hiểu biết các mối quan hệ nhân quả 
và sự phụ thuộc nếu như chúng thể hiện ở hình thức trực quan hình tượng. Tư duy của trẻ sẽ cụ thể 
nếu như chúng ta cung cấp cho trẻ những kiến thức cụ thể rời rạc, đứt đoạn và riêng lẻ. Nếu chúng 
ta cung cấp kiến thức về các mối liên hệ đơn giản và sự phụ thuộc thì trẻ không chỉ tiếp thu được mà 
còn lập luận, suy luận về chúng. 
Trẻ mẫu giáo bé rất thích thú khi quan sát các sự vật, hiện tượng xung quanh, thích bắt chước 
những vận động, hoạt động ngộ nghĩnh, mới lạ. 
- Lứa tuổi mẫu giáo nhỡ (4 đến 5 tuổi): 
Mẫu giáo nhỡ là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của tư duy trực quan hình tượng. Trẻ em có 
nhu cầu khám phá các quan hệ phụ thuộc giữa các sự vật, hiện tượng để giải bài toán nhận thức 
ngày càng đa dạng và phức tạp. Trẻ mẫu giáo nhỡ cũng đã có khả năng suy luận mặc dù những kết 
luận của trẻ còn rất ngây thơ, ngộ nghĩnh. Trẻ chưa có khả năng tư duy trừu tượng, trẻ thường chỉ 
dựa vào những biểu tượng đã có, những kinh nghiệm đã trải qua để suy luận những vấn đề mới, 
nhưng chúng thường chỉ dừng lại ở các hiện tượng bên ngoài chứ chưa đi sâu vào bản chất bên 
trong. Trẻ dễ lẫn lộn những thuộc tính bản chất và không bản chất của sự vật, hiện tượng, vì vậy cần 
phải tiếp tục cung cấp những biểu tượng một cách phong phú, đa dạng, hệ thống hoá và chính xác 
hoá dần các biểu tượng về thế giới khách quan. 
Trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết so sánh các dấu hiệu giống và khác nhau của hai đối tượng. Trong 
giao tiếp trẻ đã có ý thức đối với hành động và lời nói của mình. Trẻ biết thực hiện nghĩa vụ bản thân 
và tuân thủ những quy định về nề nếp trong vui chơi, học tập, lao động và sinh hoạt ở gia đình cũng 
như ở trường mầm non. 
Tình cảm của trẻ mẫu giáo nhỡ rất mãnh liệt, trẻ thường biểu lộ tình cảm với người thân, những 
nhân vật trong truyện, các con vật, cỏ cây, đồ vật, đồ chơi và các hiện tượng trong thiên nhiên. Trẻ 
biết rung cảm rất nhạy bén với những cái đẹp trong thế giới xung quanh. Đối với trẻ cái đẹp, cái tốt 
chỉ là một, vì vậy để giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ cần sử dụng đồ dùng trực quan đẹp, sinh 
động và hấp dẫn. 
- Trẻ mẫu giáo lớn (5 đến 6 tuổi): 
17


 Ở tuổi này trẻ đã biết tương đối nhiều về bản thân, biết điều khiển những cảm xúc và hành vi, 
điều đó tạo điều kiện cho sự chủ động của hành vi. Ở mẫu giáo lớn, ý thức bản ngã của trẻ đã được 
xác định, trẻ đã có khả năng so sánh mình với những người khác. Trẻ đã hiểu được giới tính của 
mình và biết phải thể hiện thế nào cho phù hợp với giới tính. Trẻ đã có thể lĩnh hội các khái niệm sơ 
đẳng và có các lập luận, kết luận chính xác khi được dạy dỗ. 
Chú ý của trẻ mẫu giáo lớn đã tập trung hơn và bền vững hơn. Ghi nhớ cũng có tính chủ động 
nhiều hơn. 
Trẻ mẫu giáo lớn đã có khả năng tổng hợp và khái quát hoá đơn giản những dấu hiệu tiêu biểu 
bên ngoài. Trẻ biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của một vài đối tượng, biết phân nhóm các 
đối tượng theo một hay vài dấu hiệu rõ nét. 
Ở trẻ mẫu giáo lớn, kiểu tư duy trực quan hình tượng vẫn mạnh mẽ, vào cuối tuổi mẫu giáo lớn 
đã xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ. Nó cho phép trẻ đi sâu vào những mối liên hệ phức tạp 
của sự vật và mở ra khả năng nhìn thấy bản chất của sự vật, hiện tượng, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức ở 
trình độ khái quát cao nhưng vẫn nằm trong phạm vi của tư duy trực quan hình tượng nói chung. 
Theo tác giả L.A.Venger, tư duy trực quan sơ đồ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là quá trình hình thành 
các biểu tượng về không gian với hai thao tác trí tuệ là 
sơ đồ hoá (mã hoá), tức là sắp xếp vị trí của 
các sự vật trong không gian thật (3 chiều) vào một sơ đồ (không gian 2 chiều) theo một chuẩn trong 
một hệ quy chiếu nhất định bằng các ký hiệu đã được quy ước, và 
đọc hiểu sơ đồ (giải mã), tức là từ 
một sơ đồ không gian 2 chiều trẻ có thể xác định vị trí của các vật tồn tại trong không gian thật (3 
chiều) theo hướng và mốc định hướng nhất định. Tư duy trực quan sơ đồ là kiểu trung gian quá độ 
để chuyển từ kiểu tư duy trực quan hình tượng lên kiểu tư duy mới khác về chất, đó là tư duy lôgíc 
(tư duy trừu tượng). Kiểu tư duy này đã xuất hiện ở mẫu giáo lớn khi trẻ biết sử dụng thành thạo các 
vật thay thế. Khi đã phát triển tốt chức năng ký hiệu của ý thức, trẻ bắt đầu hiểu rằng có thể biểu thị 
một sự vật hay một hiện tượng nào đó bằng những từ ngữ hay những ký hiệu khác. 
Ở trẻ 5 tuổi, theo L.X.Vugotxki diễn ra "Sự trí tuệ hoá cảm xúc". Trẻ có khả năng ý thức, hiểu và 
giải thích những tình cảm của riêng mình và trạng thái xúc cảm của bạn bè, làm thay đổi một cách cơ 
bản quan hệ của trẻ với bạn bè. Trẻ đã biết đánh giá nhóm bạn bè qua sự giúp đỡ, hợp tác trong học 
tập và vui chơi, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, xuất hiện tình bạn. 
Ở lứa tuổi này, kinh nghiệm xã hội của trẻ rất nhiều. Trẻ biết thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ của 
mình, hiểu được ý nghĩa của lao động đối với con người. Có ý thức đối với hành động văn hoá và 
hành vi văn minh trong cuộc sống. 
Kết luận sư phạm: Nội dung, phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh phải 
phù hợp với đặc điểm nhận thức ở từng lứa tuổi.
18



tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương