ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN


Nhận thức của trẻ mang tính trực quan



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   81
Khám phá xung quanh r

1.2. Nhận thức của trẻ mang tính trực quan
- Ở trẻ tuổi mầm non, trong quá trình tiếp xúc với các sự vật của thế giới khách quan bước đầu 
đã có sự nhận thức nhưng sự nhận thức của trẻ nhỏ thường chỉ mang tính nhận mặt. Trẻ có thể gọi 
(7)
C.A.ấợỗởợõà; T.A.ấúởốờợõà.
Äợứờợởỹớàÿ ùồọàóợứờà. è. ÀCDEèÀ. 2002. 
14


đúng tên sự vật, biết nó là cái gì, của ai nhưng không lý giải được vì sao lại như thế, nói cách khác 
trẻ chưa biết tách các dấu hiệu đặc trưng của sự vật, hiện tượng. Khi có sự hướng dẫn của người lớn 
ở trẻ có sự nhận biết nhưng trẻ thường chỉ nhận biết được các dấu hiệu bên ngoài của sự vật, hiện 
tượng, còn các dấu hiệu bên trong thuộc về bản chất thì trẻ chưa nhận biết được. 
Ví dụ: Trẻ biết trên tivi có hình ảnh, có âm thanh nhưng vì sao lại có thì trẻ chưa hiểu và chưa 
giải thích được. Trong một số trường hợp, khi các dấu hiệu bên trong được thể hiện ra bằng các dấu 
hiệu bên ngoài thì trẻ có thể nhận biết được. Ví dụ: trẻ biết quả chuối chín vì nó có màu vàng, nắn 
thấy chuối mềm và ngửi thấy mùi thơm hoặc trẻ biết con gà trống vì có mào đỏ, to, chân cao, có 
cựa, đuôi dài và cong. 
- Trẻ dễ dàng tập trung chú ý, ghi nhớ và tái hiện sự vật, hiện tượng lạ, hấp dẫn, ngộ nghĩnh. 
Khả năng chú ý, ghi nhớ và tái hiện của trẻ còn phụ thuộc vào mức độ tích cực hành động với đối 
tượng. 
- Trẻ chỉ có thể nhận biết chính xác các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi được hành động 
trực tiếp với đối tượng, nói cách khác là trẻ được trải nghiệm. Ví dụ: trẻ biết chanh chua khi được 
nếm; biết hoa hồng thơm khi được ngửi; biết không thể dùng tay bóc vỏ quả dứa khi được trực tiếp 
"bóc" vỏ, v.v... 
Kết luận sư phạm cho những biểu hiện này như sau: 
- Trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh việc cung cấp tri thức chỉ dừng ở 
mức biểu tượng và khái niệm sơ đẳng. 
- Cần tăng cường các yếu tố trực quan sinh động và hấp dẫn, đặc biệt phải tổ chức các hoạt 
động tích cực trong quá trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh. 
- Việc cho trẻ nhận biết các dấu hiệu đặc trưng, các thuộc tính của đối tượng phải thông qua các 
trải nghiệm, các hoạt động trực tiếp của trẻ với đối tượng. 

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương