ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN


Lịch sử xuất hiện môn học Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   81
Khám phá xung quanh r

2. Lịch sử xuất hiện môn học Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh ở 
trường mầm non 
Ở Nga từ những năm 20 đến 30 của thế kỷ XX, các nhà giáo dục học đã cố gắng lôi cuốn trẻ vào 
cuộc sống xung quanh; giới thiệu với trẻ tất cả những sự kiện của cuộc sống. Trong "Văn bản về 
phương pháp" - có thể coi là chương trình giáo dục mầm non đầu tiên ở Nga, đã xác định khối lượng, 
nội dung kiến thức về môi trường xung quanh, kể cả các sự kiện chính trị xã hội nổi bật. 
Trong chương trình đầu tiên "Chương trình và chế độ sinh hoạt ở trường mầm non" (1932-1934) 
có một phần giáo dục chính trị xã hội và một phần làm quen với thiên nhiên. Tuy nhiên, vào thời kỳ 
đó chương trình đưa ra những kiến thức tương đối nặng đối với trẻ. 
Năm 1938 xuất bản "Tài liệu hướng dẫn giáo viên mầm non", trong đó nhấn mạnh vai trò của 
giáo viên như người tổ chức quá trình giáo dục, việc cho trẻ làm quen với cuộc sống xung quanh cần 
phải tiến hành thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày, phải được đặt làm cơ sở của toàn bộ công 
tác giáo dục ở trường mầm non. 
Năm 1945 xuất bản tài liệu "Hướng dẫn giáo viên mầm non" trong đó có phần "Làm quen với 
xung quanh". Năm 1953, chương trình này trở thành bắt buộc trong các trường mầm non. 
Năm 1962 đến 1969 trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ có một phần mang tên "Làm 
quen với xung quanh và phát triển ngôn ngữ". 
Vào cuối những năm 70 và thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trong chương trình giáo dục mầm non và 
đào tạo cô mẫu giáo, lĩnh vực làm quen với môi trường xung quanh được tách thành 2 môn học là 
phương pháp làm quen với thiên nhiên và phương pháp làm quen với thực tiễn xã hội. 
Hiện nay ở Nga phương pháp làm quen với thiên nhiên được thay bằng phương pháp giáo dục 
sinh thái. Đây là một xu hướng mới, xuất hiện vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90. Những 
quan điểm cơ bản của giáo dục sinh thái gồm: cơ thể sống và môi trường; quần xã sinh vật và môi 
trường; con người và môi trường. 
Ở một số nước khác trong chương trình giáo dục trẻ, một trong các lĩnh vực có liên quan nhiều 
đến nội dung, phương pháp tổ chức cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh có tên là 
khoa học 
(Khoa học là cách thức tìm hiểu thế giới xung quanh thông qua khám phá, thử nghiệm, phát hiện, 
giải thích, lập luận...). Kết quả của các hoạt động khám phá môi trường xung quanh là trẻ có được 
kiến thức khoa học đơn giản và quan trọng hơn là ở trẻ phát triển các năng lực cơ bản như quan sát, 
tư duy lôgíc, phán đoán, suy luận... 
Ở Việt Nam: Vấn đề cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh được các nhà giáo dục Việt 
Nam quan tâm từ những năm 50 - 60 của thế kỷ XX. Thời kỳ đó cho trẻ làm quen với môi trường 
12


xung quanh được coi là phương tiện nhằm mục đích phát triển ngôn ngữ. Các nội dung làm quen với 
môi trường xung quanh được đưa vào phần "Nhận xét và tập nói" trong chương trình giáo dục mẫu 
giáo. Nội dung và phương pháp của phần này còn rất phiến diện và đơn điệu. Sau ngày đất nước 
hoàn toàn thống nhất (1975) nội dung của "Nhận xét và tập nói" được bổ sung, cải tiến và mang tên 
gọi mới "Tìm hiểu môi trường xung quanh và tập nói". Trong chương trình đào tạo giáo viên mầm 
non, nội dung trên được đưa vào môn "Phương pháp phát triển ngôn ngữ". 
Từ những năm 1980, khi chương trình dự thảo và cải cách mẫu giáo được biên soạn thì làm 
quen với môi trường xung quanh được tách ra như một lĩnh vực tương đối độc lập với tên gọi "Cho 
trẻ làm quen với môi trường xung quanh". Tên gọi này được duy trì trong chương trình đổi mới hình 
thức chăm sóc và nuôi dạy trẻ (2004). Trong chương trình giáo dục mầm non sắp ban hành, làm 
quen với môi trường xung quanh được gọi là khám phá khoa học thuộc lĩnh vực phát triển nhận thức. 
Trong chương trình đào tạo sinh viên ngành Sư phạm mầm non Phương pháp cho trẻ làm quen với 
môi trường xung quanh là một học phần nằm trong khối kiến thức chuyên ngành. Nội dung của học 
phần này kế thừa được những kinh nghiệm tiên tiến trước đây, khắc phục những hạn chế của 
chương trình cải cách chỉ nặng về cung cấp kiến thức mà ít có các hoạt động trải nghiệm, hoạt động 
thực tiễn nhằm phát triển năng lực cho trẻ; đồng thời cập nhật những kiến thức mới của các chương 
trình trên thế giới và thành tựu nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước. 

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương