ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN


III. HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   81
Khám phá xung quanh r

III. HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ HỌC TẬP MÔN HỌC PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ 
LÀM QUEN VỚI MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH 
Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là một môn học có phạm vi kiến thức 
rộng, thuộc nhiều lĩnh vực khoa học đa dạng như sinh vật học, sinh thái học, văn hoá học, tâm lý học 
mầm non, giáo dục học mầm non, đồng thời là môn học rèn luyện tay nghề cho sinh viên. Để học tốt 
môn học này đòi hỏi sinh viên phải chịu khó trau dồi kiến thức qua việc nghe giảng, đặc biệt là 
nghiên cứu giáo trình chính và các tài liệu tham khảo. Việc áp dụng kiến thức vào thực hành cần phải 
rất linh hoạt, vì vậy sinh viên cần rèn cho mình khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, óc phê phán để 
không bị lệ thuộc một cách máy móc vào một khuôn mẫu nào đó; biết lựa chọn và tìm ra những nội 
dung, phương pháp phù hợp cho từng đối tượng trẻ trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định. 
Dưới đây là một số phương pháp học tập: 
1. Nghe giảng và ghi chép 
Khi nghe giảng cần vừa tập trung chú ý để nghe hiểu, vừa phải ghi chép. Việc ghi chép phải 
mang sắc thái cá nhân, ghi theo cách riêng của mình. Những luận điểm chính, cơ bản của bài giảng 
cần được ghi chép một cách khoa học, hệ thống, đầy đủ. Đồng thời phần trình bày, phân tích, lấy ví 
dụ của giáo viên cũng cần được ghi tốc ký, ngắn gọn theo ý hiểu của người học. Nên để lề vở cả bên 
trái và bên phải. Lề trái làm nổi bật các chương mục, gạch dưới những phần chủ yếu. Những luận 
điểm nào không nhất trí có thể đánh dấu bằng các ký hiệu ra ngoài lề, những ví dụ nào bổ sung 
thêm cũng có thể ghi vắn tắt ra lề phải. Sau mỗi bài học, cần xem lại bài giảng không chỉ để khắc 
sâu tri thức mà còn để mở rộng, bổ sung, đưa ra những cách lý giải, cách nhìn nhận độc lập của 
mình về vấn đề của bài giảng bằng cách đọc thêm sách và tài liệu chuyên ngành khác. 
2. Đọc sách và ghi chép 
Trước khi đọc giáo trình hay tài liệu tham khảo cần xác định rõ mục đích của việc đọc, đó là tìm 
hiểu toàn bộ nội dung hay chỉ là một vấn đề, một khía cạnh nào đó hoặc sưu tầm, thu thập tài liệu 
bổ sung cho vấn đề đang nghiên cứu hoặc giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó. 
8


 Đọc lướt toàn bộ cuốn sách nhằm tìm hiểu một cách khái quát nội dung chung của cuốn sách. 
Những mục cần chú ý khi đọc lướt là tên sách, tên tác giả, nơi và năm xuất bản, sau đó là phần mục 
lục và lời tựa hay còn gọi là lời nói đầu. Sau khi đã đọc kỹ, ghi chép lại những thông tin cần ghi nhớ. 
Những vấn đề nào trùng nội dung với bài giảng nhưng cách phân tích hoặc ví dụ minh hoạ khác với 
bài giảng có thể ghi tóm tắt ngay vào bài giảng (bên lề phải). Những thông tin nào mới bổ sung cho
bài giảng có thể ghi chép vào bên dưới. Những vấn đề nào chưa rõ có thể đánh dấu lại để hỏi thầy, 
hỏi bạn. 
Để học tốt môn Phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cần tham khảo thêm 
nhiều tài liệu thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản như sinh vật học, sinh thái học, cơ sở văn hoá Việt 
Nam; văn học trẻ em và văn học dân gian Việt Nam... Khi tham khảo các tài liệu này cần ghi tóm tắt 
vào một vở riêng. Ngoài vở bài giảng theo chương trình nên có thêm vở ghi tóm tắt đặc điểm đặc 
trưng của các đại diện trong các nhóm động, thực vật, tính chất của nguyên, vật liệu như nam châm, 
thuỷ tinh ... hoặc ý nghĩa của các sự kiện xã hội. Đây là những kiến thức cơ sở cần thiết của việc cho 
trẻ làm quen với môi trường xung quanh. 

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương