ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN


Cơ sở khoa học của việc cho trẻ làm quen với môi trường xã hội



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   81
Khám phá xung quanh r

3.3. Cơ sở khoa học của việc cho trẻ làm quen với môi trường xã hội 
Môi trường xã hội bao gồm con người và xã hội loài người. Môi trường xã hội do chính con người 
tạo ra. Trong môi trường xã hội, con người được xã hội hóa. Họ hoạt động và cải tạo xã hội cho phù 
hợp với nhu cầu của chính mình. 
Khái niệm con người và quá trình xã hội hoá có thể coi là cơ sở khoa học của việc cho trẻ làm 
quen với môi trường xã hội. 
Con người là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học (sinh vật học, xã hội học, triết học...). 
Mác và Ăngghen dựa trên thành tựu mới về sinh học của thế kỷ XIX và đứng trên quan điểm 
triết học duy vật biện chứng đã nhìn nhận con người trong tiến trình phát triển, tiến hoá của loài và
phát triển của lịch sử xã hội. Theo hai ông con người vừa là "con", vừa là "người". 
- "Con" là sản phẩm của tự nhiên, là kết quả của sự tiến hoá sinh vật. Con người là con (sinh 
vật) nên có những đặc điểm, cấu trúc và cơ chế sinh học của loài. 
- "Người" là sản phẩm của lịch sử xã hội. Trong tác phẩm nổi tiếng "Lutvic Phơ Băc và sự cáo 
chung của triết học cổ điển Đức" Mác và Ăngghen đã đưa ra luận điểm nổi tiếng: "Bản chất con 
người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của mỗi cá nhân riêng lẻ. Trong tính hiện thực của 
nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội"
(2)
. Các mối quan hệ ở đây là quan hệ của 
người với người, quan hệ kinh tế - xã hội do hoàn cảnh lịch sử cụ thể xung quanh con người tạo nên. 
Con người tiếp nhận, phản ứng một cách có ý thức với những tác động của môi trường mà tạo nên 
cái riêng trong mỗi con người. 
Trẻ em cũng giống như con người, là sản phẩm của tự nhiên và sự phát triển xã hội. Nhưng 
khác với người lớn, trẻ là sản phẩm chưa hoàn thiện. Theo PGS.TS. Nguyễn Ánh Tuyết "Trẻ em là 
một thực thể đang phát triển về nhiều mặt (sinh vật, văn hoá và tâm lý cá nhân) để trở thành một 
thành viên của xã hội, một nhân cách"
(3)
. Trẻ em chỉ thành "người" trong quá trình xã hội hoá. Có ít 
nhất ba quan điểm về bản chất của quá trình này. 
Quan điểm thứ nhất: Xã hội hoá là quá trình thích nghi của cá thể với thế giới xung quanh. 
Theo quan điểm này, khi sinh ra con người chỉ có thể sống được trong xã hội loài người nếu biết 
thích nghi. Quá trình thích nghi rất phức tạp và diễn ra khác nhau ở mỗi người. Kết quả cuối cùng 
là mỗi người phải thích ứng với môi trường xã hội nơi họ trưởng thành. Theo quan điểm này, con 
người có phần thụ động, là kết quả của hoàn cảnh. 
Quan điểm thứ hai: Xã hội hoá là tổ hợp các quá trình xã hội nhờ đó cá nhân lĩnh hội và tái tạo 
hệ thống kiến thức, chuẩn mực, giá trị nhất định, cho phép cá nhân trở thành thành viên có đủ 
(2)
Đào Thanh Âm (2002), Giáo dục học mầm non, Tập 1, NXB Đại học Sư phạm. 
(3)
Nguyễn Ánh Tuyết (2005), 
Giáo dục học mầm non - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại 
học Sư phạm. 
5


quyền hạn trong xã hội (I.X.Kôn)
(4)
. Theo quan điểm này, tính tích cực cá nhân còn có phần bị hạn 
chế, con người mới chỉ tiếp thu các kinh nghiệm xã hội. 
Quan điểm thứ ba: Xã hội hoá là quá trình phát triển của con người trong mối quan hệ qua lại 
với thế giới xung quanh (A.V. Mudrik)
(5)
. Theo quan điểm này, con người không chỉ có khả năng tiếp 
nhận thế giới một cách thụ động mà còn cải tạo nó. 
Cả ba quan điểm trên đều có một điểm chung: Con người có quan hệ qua lại với cuộc sống xã 
hội và kết quả của quan hệ đó là xã hội loài người được hình thành. 
Có thể xem xét ba quan điểm trên như các giai đoạn nhất định trong quá trình xã hội hoá - từ 
thích nghi (giai đoạn 1) đến sự thay đổi, cải tạo xã hội (giai đoạn 2) và bản thân (giai đoạn 3) ở 
trong đó. Tuy nhiên không nên hiểu rằng các giai đoạn phát triển của con người cũng tiến hành một 
cách tuần tự. Từ khi đứa trẻ sinh ra, quá trình xã hội hoá cần phải được thực hiện với định hướng tới 
giai đoạn ba. 
Các nhân tố ảnh hưởng đến xã hội hóa trẻ em bao gồm các nhân tố của môi trường hẹp và môi 
trường rộng. 
Môi trường hẹp bao gồm bản thân trẻ, gia đình và trường mầm non với những người lớn, sinh 
hoạt của họ và các đồ dùng, đồ chơi. 
Môi trường rộng là làng xóm, khối phố, đất nước, hành tinh với phong cảnh thiên nhiên, di tích 
lịch sử, những công trình công cộng và đặc biệt là người lớn với những quy tắc sống, những chuẩn 
mực hành vi, ứng xử, các phong tục, tập quán và truyền thống văn hoá đặc trưng. 
Như vậy, cho trẻ làm quen với môi trường xã hội cần được dựa trên khái niệm về con người và 
những kiến thức về quá trình xã hội hoá trẻ em, để từ đó xây dựng nội dung, phương pháp giáo dục 
phù hợp, đảm bảo sự phát triển nhân cách cho mỗi cá nhân.

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương