ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   81
Khám phá xung quanh r

3. Cơ sở lý luận
3.1 Cơ sở tâm lý, giáo dục học của việc cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh
Nghiên cứu của các nhà tâm lý học và giáo dục học đã chỉ ra rằng tám năm đầu cuộc sống của 
trẻ em là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng: sự tăng trưởng và hoàn thiện về trọng 
2


lượng của não và các dây thần kinh, sự phát triển và hoàn thiện không ngừng khả năng vận động, 
tâm lý và nhân cách. Trong ba năm đầu của cuộc sống diễn ra sự miêlin hoá các sợi thần kinh, phân 
hoá về cấu tạo và chức năng của vỏ não, sản sinh hàng ngàn tỷ sợi thần kinh và các xináp (diện tiếp 
nối giữa 2 nơron). Đến 6 tuổi bộ não của trẻ đã đạt được khoảng 90% khối lượng não của người 
trưởng thành. Cũng trong những năm đầu tiên của cuộc sống, trẻ em đã lĩnh hội các vận động cơ 
bản của cơ thể. Các quá trình nhận cảm được hình thành và hoàn thiện dần trên cơ sở phát triển của 
các giác quan và sự phối hợp vận động giữa các bộ phận trên cơ thể. Ngôn ngữ và trí tuệ của trẻ trải 
qua các giai đoạn phát triển chính từ trực quan hành động đến tư duy lôgíc. Kinh nghiệm sống của 
trẻ được tích luỹ nhanh chóng, phạm vi các biểu tượng được mở rộng, xúc cảm của trẻ trở nên dễ 
điều khiển. Xuất hiện sự tự nhận thức, trẻ hiểu được vị trí của mình trong môi trường giao tiếp với 
người lạ và người quen. Trẻ bắt đầu có ý thức định hướng trong thế giới đồ vật và tự nhiên, phân 
biệt được giá trị của những đồ vật đó. 
Sự phát triển về mặt thể chất và trí tuệ trong những năm đầu tiên của cuộc sống cho phép trẻ 
tiếp thu, lĩnh hội không chỉ các biểu tượng cụ thể mà cả những biểu tượng khái quát, các mối liên hệ 
và sự phụ thuộc lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Đây cũng là "thời kỳ nhạy cảm" để 
cho trẻ tiếp xúc, khám phá thiên nhiên và cuộc sống xã hội. Sự phát triển của trẻ chỉ có thể diễn ra 
liên tục và hiệu quả trong sự tương tác giữa trẻ với môi trường xung quanh dưới sự hướng dẫn của 
người lớn. Thông qua làm quen với môi trường xung quanh trẻ không chỉ tích luỹ được hệ thống kiến 
thức chính xác về thế giới khách quan mà còn phát triển các quá trình tâm lý nhận thức, các phẩm 
chất trí tuệ và ngôn ngữ, làm cơ sở cho việc tiếp thu các khái niệm khoa học ở trường phổ thông sau 
này. Việc cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên, cuộc sống, người lớn và trẻ em khác giúp trẻ phát triển 
những xúc cảm, tình cảm, thẩm mỹ, đạo đức tích cực, thái độ ứng xử đúng đắn với thiên nhiên, xã 
hội. Khám phá, hoạt động trong môi trường xung quanh giúp trẻ phát triển về thể chất và các kỹ 
năng lao động. Có thể nói làm quen với môi trường xung quanh là một phương pháp quan trọng, chủ 
yếu để trẻ phát triển toàn diện. 
Để chuẩn bị cơ sở và tâm thế cho trẻ vào học ở trường phổ thông, việc tổ chức cho trẻ làm quen 
với môi trường xung quanh chỉ có thể hiệu quả khi căn cứ trên đặc điểm học của trẻ mầm non. Trẻ 
mầm non học qua bắt chước, qua trải nghiệm, thí nghiệm; qua sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm; 
qua tư duy suy luận và vui chơi. Tạo dựng môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp, kích thích trẻ 
hoạt động tích cực trong môi trường xung quanh sẽ thúc đẩy sự phát triển của trẻ. 

tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương