ĐẠi học huế trung tâM ĐÀo tạo từ xa ts. Hoàng thị oanh ths. Nguyễn thị xuâN



tải về 1.88 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/81
Chuyển đổi dữ liệu24.09.2022
Kích1.88 Mb.
#53294
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   81
Khám phá xung quanh r

3.3. Đảm bảo tính thực tiễn 
"Thực tiễn là cơ sở của nhận thức", vì vậy các nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung 
quanh phải xuất phát từ thực tiễn thiên nhiên và xã hội ở chính địa phương của trẻ. Giáo viên cần 
vận dụng linh hoạt các gợi ý của chương trình, đồng thời tận dụng những điều kiện, hoàn cảnh ở địa 
phương để lựa chọn nội dung cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh từ các chủ điểm cho sẵn. 
Việc xác định các yêu cầu giáo dưỡng và giáo dục; việc sử dụng các phương pháp, hình thức cho trẻ 
làm quen cũng cần phù hợp với thực tiễn của trẻ, của trường mầm non và của địa phương. Giáo viên 
mầm non cần nghiên cứu và tìm hiểu điều kiện tự nhiên, văn hóa, phong tục, tập quán và truyền 
thống của địa phương nơi trẻ sinh sống trước khi tiến hành cho trẻ làm quen với môi trường xung 
quanh.
3.4. Đảm bảo tính trực quan thẩm mỹ 
 
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ là thiên về trực quan hành động cho nên trong quá 
trình cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cần phải tăng cường các yếu tố trực quan, nhằm 
giúp trẻ nhận thức thế giới khách quan một cách hiệu quả, toàn diện và chính xác. Các đồ dùng trực 
quan sử dụng cho trẻ làm quen phải đảm bảo yêu cầu sư phạm, thẩm mỹ. Đồ dùng trực quan là 
tranh, ảnh, mô hình thì các đối tượng phản ánh trong đó phải giống như trên thực tế. Tránh sử dụng 
những tranh ảnh dùng cho kể chuyện cổ tích để cho trẻ nhận biết về các sự vật, hiện tượng xung 
quanh. 
3.5. Đảm bảo tính tích cực hoạt động của trẻ
Hoạt động cá nhân là một trong những nhân tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân 
cách của trẻ, đồng thời tổ chức hoạt động theo hướng tích cực hoá hoạt động của trẻ cũng là yêu 
cầu cơ bản của chương trình đổi mới.
Vai trò của giáo viên mầm non là phải tạo ra được môi trường hoạt động phong phú, đa dạng và 
hấp dẫn. Ví dụ: các đồ dùng, đồ chơi ở lớp, các nguyên liệu của thiên nhiên vô sinh, thực vật, động 
vật ở góc thiên nhiên phải lôi cuốn sự chú ý của trẻ, kích thích trẻ khám phá, nhận biết. 
Giáo viên cũng cần động viên, khuyến khích và tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, ứng 
dụng những điều đã biết vào trong thực tiễn. 
Trong các hoạt động cho trẻ làm quen có tổ chức giáo viên cần phải sử dụng các phương pháp 
nhằm phát huy cao độ tính tích cực hoạt động của trẻ. Tính tích cực của trẻ phải được biểu hiện ở 
các hoạt động tiếp xúc với đối tượng bằng nhiều giác quan và các hoạt động tư duy linh hoạt. Mỗi 
giờ hoạt động chung cần cho trẻ tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau như: hoạt động tập 
thể, hoạt động theo nhóm và hoạt động cá nhân. 
23



tải về 1.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   81




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương