Huongdanvn com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghi


IV) KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI



tải về 1.57 Mb.
trang11/11
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích1.57 Mb.
#37532
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
IV) KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI:

Việc thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại những mặt tích cực sau đây:

+ Góp phần nâng cao chất lượng đội tuyển và xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn hóa học cho trường THPT Long Khánh qua đó có tác động nhất định đến phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi đến các bộ môn khác trong trường.

+ Là tài liệu để giáo viên tham khảo, chỉnh lý bổ sung sau này.

+ Là tài liệu giúp học sinh tự học, có định hướng để tìm tòi nghiên cứu thêm trên mạng internet, sách tham khảo....

Số liệu thống kê:

Năm học 2011 – 2012 theo sự phân công của Tổ chuyên môn tôi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi khối 12 phụ trách phần Hóa học hữu cơ, thầy Nguyễn Xuân Vĩnh phụ trách phần vô cơ. Thời gian giảng dạy từ tháng 9 – 2011 đến 12 – 11 – 2011 mỗi tuần 3 tiết. Sau đó tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi phần hóa hữu cơ khối 11 từ tháng 02 – 2012 đến tháng 05-2012 với số tiết 3t /2 tuần.

Với khối 12 do thời gian hạn chế nên phần lý thuyết hóa hữu cơ chủ yếu là phát tài liệu cho học sinh nghiên cứu ở nhà giáo viên chỉ lên lớp phần bài tập cơ bản và các phương pháp giải toán hóa học hữu cơ mục đích là vượt qua vòng 01.

Kết quả khối 12: Có 7/8 học sinh đạt giải vòng 1 gồm 2 giải ba và 5 giải khuyến khích.

Thi vòng 2 không có học sinh nào được chọn vào đội tuyển dự thi Quốc gia.

Với khối 11 tôi đã tiến hành hướng dẫn học sinh những nội dung trên song song với phát tài liệu cho học sinh nghiên cứu ở nhà.



Bài kiểm tra phần khôi 11 vào ngày 12/5/2012 với thời gian 45 phút:

  1. (2đ) Cho hai hidrocacbon A (C6H10) và B (C5H8). Hidrohóa hoàn toàn A được 2-metylpentan. A tác dụng dd Cu2Cl2 trong NH3 cho kết tủa.

B tác dụng ddAgNO3/NH3 không tạo kết tủa. Ozon hóa B cho hai axit D (C2H4O2) và E (C3H6O2). Tìm CTCT A, B và ghi ptpứ.

  1. (2đ) Viết CTCT các sản phẩm X,Y,Z cho các phản ứng:

    1. Benzen + 2-clo-3-metylbutan có AlCl3 đun nóng  X + Y + HCl

    2. Benzen + isobutilen (H2SO4)  Z.

  2. (2đ)

a) Viết công thức cấu tạo cho các đồng phân Z và E của 1-brom-1-clo-2-metylbut-1-en.

b) So sánh nhiệt độ sôi của 2 chất :



4-metyl piperiđin (A) N-metyl piperiđin (B)

4) (4đ) Hai hidrocacbon đồng phân A và B chứa 85,71% C về khối lượng, có tỉ khối so với khí CO bằng 2.

- Nếu thực hiện phản ứng ozon phân A và B, rồi xử lí tiếp theo với bột kẽm trong axit tạo sản phẩm hữu cơ duy nhất C. Sự oxi hóa hợp chất C cho một sản phẩm duy nhất là axit cacboxilic D, biết khối lượng riêng của D ở thể hơi quy về điều kiện chuẩn là 2,68g/l.



- Nếu cho A và B tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng thì A tạo thành E; B tạo thành F và H.

a. Tìm công thức cấu tạo của A, B biết momen lưỡng cực của A và B lần lượt là 0, = 0.

b. Viết sơ đồ phản ứng từ A, B chuyển thành D.

c. Viết công thức lập thể của E, F, H. Mối liên hệ giữa F và H là gì ?

ĐÁP ÁN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

1

Từ gt suy ra A có LK ba đầu mạch và mạch cacbon phân nhánh:CH≡C-CH2-CH(CH3)2.

Ptpứ cộng hidro; Thế Cu2Cl2/NH3

Oxi hóa B tạo CH3COOH và C2H5COOH nên B có CTCT

CH3-C≡C-CH2CH3

Ptpứ ozon phân.




2

a) X là C6H5CH(CH3)-CH(CH3)-CH3.

Y là C6H5C(CH3)2CH2CH3 (sp chuyển vị). Ptpứ

b) Z là C6H5-C(CH3)3.Ptpứ


0,5đ

0,5đ




3

a) Ghi đúng CTCT

b) A có nhiệt độ sôi cao hơn B do giữa các phân tử A có liên kết hidro liên phân tử còn B thì không.

Hs viết liên kết hidro giữa các ptử


0,5đ
0,5đ



4

a) C=85,71% và H=14,29% suy ra CT là (CH2)n có M= 56 nên CTPt là C4H8.

Do A có 0 nên là đp cis còn B là đp trans.

b) C4H8 + O3/(Zn + H+)  (C)  D là CH3COOH; M=60.



c) 3C4H8 + 2KMnO4 + 4H2O  3C4H8(OH)2 + 2MnO2 + 2KOH.



Phản ứng này tạo sp dạng syn



Hỗn hợp Raxemic




0,5đ


0,5đ



0,5đ

0,5đ



Kết quả

Tên học sinh

Điểm câu 1

Điểm câu 2

Điểm câu 3

Điểm câu 4

Tổng điểm

Nguyễn Thảo Nguyên

1

1,5

2

2,5

7

Đỗ Thị Hương

1

1,5

1,5

2

6

Trương Ngọc Thảo

1

1,5

2

2

6,5

Phạm Võ Khoa

1,5

1,5

1,5

2

6,5

Nguyễn Minh Hiếu

1

1,5

2

2,5

7

Nguyễn Thanh Tú

1,5

2

2

3

8,5

Phạm Công Hoài

1

1,5

1,5

2,5

6,5

Lê Thanh Thư

1,5

2

2

3,5

9

Nguyễn Thị Lệ Hằng

1

1,5

1,5

2

6

Nguyễn Như An

1

1,5

1

2,5

6

Nguyễn Việt Hà

1,5

1,5

2

2

7

Nguyễn Quang Phúc

2

2

1,5

3

8,5

Với kết quả trên tôi nhận thấy học sinh nhà trường chăm học, có khả năng vận dụng tốt kiến thức đã học. Đề xuất nhà trường cho tiến hành bồi dưỡng trong hè (từ tháng 7) để tăng cường rèn luyện và mở rộng kiến thức cho học sinh dự thi vào tháng 11 năm 2012.

V) BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Sáng kiến kinh nghiệm này áp dụng có hiệu quả với trường THPT không chuyên với đối tượng là học sinh giỏi và yêu thích bộ môn hóa hoặc làm tài liêu tham khảo để giáo viên xây dựng nội dung chương trình phù hợp với khả năng và điều kiện cụ thể của mỗi trường.



VI) KẾT LUẬN:

Những nội dung nêu ra trong đề tài này không mới tuy nhiên ở trường THPT nhìn chung chưa đi sâu khai thác vì mức độ áp dụng tương đối khó với trình độ chung của học sinh không chuyên. Tuy nhiên mỗi đơn vị ít nhiều vẫn có những học sinh giỏi bộ môn nếu được giáo viên hướng dẫn hoặc cung cấp tài liệu có thể phát hiện được những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng hoặc giới thiệu vào đội tuyển của trường THPT chuyên.

Đề xuất lãnh đạo trường THPT Long Khánh có thêm biện pháp để đạt được mục đích có học sinh giỏi cấp Quốc gia như kế hoạch đề ra:

+ Liên kết trường chuyên Lương Thế Vinh tham vấn về nội dung chương trình, hàm lượng kiến thức mà học sinh cần đạt được để tham dự học sinh giỏi cấp quốc gia.

+ Mời giáo viên giỏi có kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi cấp Quốc gia trong hoặc ngoài tỉnh để giảng dạy một số nội dung khó nhằm bồi dưỡng nâng cao chất lượng giáo viên trong trường.

Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng do năng lực cá nhân hạn chế và thời gian giới hạn nên chắc chắn tài liệu này có nhiều khiếm khuyết. Kính mong quí đồng nghiệp, thầy cô và bạn đọc góp ý giúp tôi chỉnh sửa nâng cao chất lượng đê tài.

Tôi xin chân thành cám ơn.
---------------------------oOo-------------------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO



STT

TÊN TÀI LIÊU

TÊN TÁC GIẢ

NHÀ XUẤT BẢN

NĂM XUẤT BẢN

1

Cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ

Trần Quốc Sơn

NXB Giáo dục

Năm 1977

2

Hóa học hữu cơ

PGS - TS

Nguyễn Hữu Đỉnh

NXB Giáo dục

Năm 2009

3

Bài tập Hóa học hữu cơ

Tổng hợp từ nguồn Internet – copyright © volcmttl@yahoo.com.vn)

Mạng Internet



Ngoài ra trong đề tài có tham khảo chuyên đề của Thầy Trương Huy Quang – Giáo viên trường chuyên Lương Thế Vinh và các đề thi học sinh giỏi quốc gia, đề thi học sinh giỏi Tỉnh Đồng Nai.

NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Văn Phê

Gv trường THPT Long Khánh


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI

Đơn vị: Trường THPT Long Khánh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc



Long Khánh ngày 23 – 05 - 2012
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2011 – 2012

Tên sáng kiến kinh nghiệm:



MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG CỦA HÓA HỮU CƠ

DÙNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI

(Phần cấu trúc phân tử và tính chất của Hidrocacbon)

---------

Họ và tên tác giả: Lê Văn Phê Tổ Hóa - sinh – KTCN

Lĩnh vực: Phương pháp dạy học bộ môn


  1. Tính mới:

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có.




  1. Hiệu quả:

Có tính cải tiến từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả.




  1. Khả năng áp dụng:

Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả và có khả năng áp dụng trong trường THPT không chuyên để bồi dưỡng học sinh giỏi.



Tốt Khá Đạt

XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ





tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương