Huongdanvn com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghi


) Tác nhân electronphin và tác nhân nucleophin



tải về 1.57 Mb.
trang6/11
Chuyển đổi dữ liệu28.04.2018
Kích1.57 Mb.
#37532
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

2) Tác nhân electronphin và tác nhân nucleophin:

+ Chất hữu cơ tác dụng chất vô cơ thì chất hữu cơ gọi là chất phản ứng còn chất vô cơ gọi là tác nhân pứ. Nếu 2 chất hữu cơ tác dụng với nhau thì chất hữu cơ đơn giản hơn gọi là tác nhân pứ.

Vd: Propen tác dụng HCl thì propen là chất pứ. Ở giai đoạn 1 tác nhân pứ là ion H+ còn ở giai đoạn 2 tác nhân pứ là ion Cl-; chất pứ là cacbocation CH3CH+CH3.

+ Các ion dương như cacbocation và các p.tử như SO3 (S mang điện tích dương lớn) hoặc các p.tử có ng.tử thiếu hụt electron so với qui tắc bát tử như BF3… có khuynh hướng nhận electron nghĩa là chúng có ái lực với electron. Các cation và những p.tử như trên gọi là chất electronphin (ưa electron). Khi chất electronphin đóng vai trò tác nhân pứ thì nó gọi là tác nhân electronphin. Chất electronphin, tác nhân electronphin kí hiệu là E+.

+ Các anion như cacbanion…và những p.tử có các electron  như anken, aren…hoặc có cặp e tự do như NH3, H2O, amin…có ái lực cao với điện tích dương nên gọi là các chất nucleophin (ưa hạt nhân). Khi chất nucleophin đóng vai trò tác nhân pứ thì nó được gọi là tác nhân nucleophin. Chất nucleophin, tác nhân nucleophin kí hiệu là Nu-.

II) PHẢN ỨNG KHÔNG PHÂN CỰC (PHẢN ỨNG ĐỒNG LI):

1) Phản ứng với sự tham gia của gốc tự do:

Sự phân cắt đồng đều cặp electron LK giữa 2 ng.tử trong p.tử gọi là sự phân cắt đồng li sẽ sinh ra các gốc tự do. Kí hiệu R.

Vd: Cl2  2Cl. (gốc clo) ; CH3 –H + Cl.  CH3. (gốc metyl) + HCl

Gốc tự do là tiểu phân trung gian bền hơn nếu electron độc thân được giải tỏa nhờ hiệu ứng liên hợp hoặc siêu liên hợp. Độ bền một số gốc như sau:

(C6H5)3C. > (C6H5)2CH. > C6H5CH2. > (CH3)3C. > (CH3)2CH. > CH3CH2. > CH3. > CH2=CH.

I. > Br. > Cl. > F.



2) Phản ứng đồng li không hình thành gốc tự do:

Một số pứ không có sự tham gia của gốc tự do nhưng có sự phân cắt đồng li như pứ hidro hóa anken xúc tác Pt; pứ đóng vòng Đinxơ-Anđơ…



III) PHÂN LOẠI PHẢN ỨNG HỮU CƠ THEO SỰ BIẾN ĐỔI PHÂN TỬ CHẤT PHẢN ỨNG:

Dựa vào sự biến đổi phân tử hợp chất hữu cơ trước và sau phản ứng có thể chia thành các loại sau:



1) Phản ứng thế. Kí hiệu bằng chữ S (viết tắt của Substitution); Nếu tác nhân tấn công là gốc tự do gọi là cơ chế pứ thế gốc tự do kí hiệu là SR ; Tác nhân tấn công thuộc loại electrophin gọi là cơ chế thế electrophin SE ; tác nhấn tấn công là chất nucleophin gọi là pứ thế nucleophin SN.

2) Phản ứng cộng. Kí hiệu bằng chữ A (viết tắt của Addition). Tùy theo bản chất của tác nhân tấn công ở gđ quyết định tốc độ pứ chia ra pứ cộng gốc AR; cộng electronphin AE; cộng nucleophin AN.

3) Phản ứng tách. Kí hiệu bằng chữ E (viết tắt của Elimination).

4) Phản ứng phân hủy. Pứ xảy ra làm mạch p.tử bị phá hủy đến mức không thể nhận ra là sự thế hay sự tách. Ví dụ: pứ nhiệt phân metan; pứ đốt cháy chất hữu cơ…

5) Phản ứng đồng phân hóa: Thay đổi vị trí nối đôi; thay đổi vị trí không gian; chuyển vị.

IV) PHẢN ỨNG OXIHOA- KHỬ TRONG HÓA HỮU CƠ:

Qui tắc xác định số oxi hóa; chất khử - chất oxi hóa; sự khử - sự oxi hóa và phương pháp cân bằng phản ứng tương tự như phản ứng giữa các chất vô cơ.



Ví dụ: Cân bằng phản ứng

3C6H5-CH(CH3)2 + 18KMnO4

3C6H5COOK + 6K2CO3 + 3KOH + 18MnO2 + 9H2O

Ta có hệ số chính : 3 C6H5-C-1H(C-3H3)2 - 18e  C6H5-C+3OOK + 2K2C+4O3

18 KMn+7O4 + 3e  Mn+4O2.



V) CƠ CHẾ PHẢN ỨNG:

Con đường chi tiết mà hệ các chất đầu đi qua để tạo sp pứ gọi là cơ chế phản ứng. Cơ chế pứ cho biết các giai đoạn cơ bản của pứ , cách thức phân cắt LK cũ và hình thành LK mới, quá trình thay đổi cấu trúc các chất đầu dẫn tới sp.



1) Phản ứng 1 giai đoạn:

Xét pứ thế CH3-CH2-Br bằng NaI:

CH3CH2-Br + NaI (trong axeton-nước)  CH3CH2I + NaBr (1)

Biểu thức tốc độ pứ là: v = k[C2H5Br].[I-]

Bậc của pứ là bậc hai suy ra ở giai đoạn quyết định vận tốc pứ hai chất đầu pứ phải tương tác trực tiếp với nhau. Số p.tử tương tác trực tiếp là 2 nên phân tử số của pứ là hai nghĩa là pứ lưỡng p.tử.

Khi obitan giàu e của I- tiếp xúc được với obitan nghèo e của ng.tử C liên kết với brom sẽ xảy ra tương tác xen phủ thắng lực đẩy VandeVan.

I- + CH2(CH3)-Br tạo ra trạng thái chuyển tiếp I-...CH2(CH3)...Br- dẫn đến sự tạo ra sp (1).

Cơ chế thế trên gọi là cơ chế thế nucleophin lưỡng p.tử viết tắt là SN2 (chữ S là viết tắt của pứ thế, chữ N chỉ tác nhân tấn công giai đoạn quyết định là nucleophin, số 2 chỉ p.tử số của pứ).



2) Phản ứng nhiều giai đoạn:

Xét pứ thủy phân tert-butylbromua bằng ddNaOH:

(CH3)3C-Br + NaOH (trong nước)  (CH3)3C-OH + NaBr (2)

Tốc độ pứ chỉ phụ thuộc vào nồng độ tert-butylbromua: v= k[(CH3)3CBr] nên bậc của pứ là một.

Sỡ dĩ pứ là bậc một vì pứ này đã đi qua 2 giai đoạn:

(CH3)3C-Br  (CH3)3C+ + Br- (3); (CH3)3C+ + OH-  (CH3)3C-OH (4)

Pứ (3) là đơn p.tử; pứ (4) là lưỡng p.tử nhưng pứ (3) xảy ra chậm hơn nên quyết định tốc độ pứ này vì thế pứ này là bậc một. Pứ này là pứ thế nucleophin đơn p.tử viết tắt là SN1.

Pứ (2) qua 2 giai đoạn, mỗi gđ đều trải qua 1 trạng thái chuyển tiếp.

Như vậy pứ nhiều gđ thì gđ chậm nhất quyết định tốc độ pứ.

VI) CHIỀU VÀ HƯỚNG CỦA PHẢN ỨNG HỮU CƠ:

1) Chiều diễn biến của pứ hữu cơ:

Tiêu chuẩn xét chiều diễn biến của 1 pứ hh ở nhiệt độ và áp suất đã cho là biến thiên năng lượng tự do G (năng lượng Gip): G = H -TS.

H là entanpi của pứ; S là biến thiên entropi; T là nhiệt độ tuyệt đối.

H thể hiện chủ yếu xu hướng tương tác giữa các nguyên tử các p.tử hướng tới sp mới có năng lượng (thế năng) thấp hơn. H gọi là hiệu ứng nhiệt của phản ứng.



Cách tính H :

+ Lấy tổng entanpi hình thành các chất sp trừ tổng entanpi hình thành các chất đầu.

+ Hoặc lấy tổng đại số năng lượng cần phá hủy đồng li tất cả các liên kết (năng lượng ng.tử hóa) của các chất đầu và năng lượng hình thành tất cả các LK ở các sản phẩm. Chú ý là năng lượng phân li liên kết ghi dấu cộng (thu nhiệt); năng lượng tạo thành liên kết lấy dấu trừ (tỏa nhiệt). Nếu H <0 là pứ tỏa nhiệt, H > 0 là pứ thu nhiệt.

Đại lượng S (biến thiên entropi) thể hiện một qui luật của tự nhiên là mọi vật luôn có xu hướng tiến tới phân bố hỗn loạn. Entropi(S) là thước đo mức độ hỗn loạn của hệ. Khi chuyển từ hệ trật tự sang hệ kém trật tự (hỗn loạn) hơn thì S >0. Như vậy pứ làm tăng thể tích như pứ tách, hủy... thì S > 0 còn pứ cộng, kết hợp thì S < 0. Trong cùng 1 chất Srắn < Slỏng < Skhí.



Cách tính S : Lấy tổng S của các sp trừ đi tổng S của các chất đầu.

Ở 250C giá trị H và S của mỗi chất gọi là giá trị chuẩn. H0 ; S0.

Chiều pứ phụ thuộc dấu của G. Nếu G < 0 thì pứ tự xảy ra đến cùng mà không cần cung cấp năng lượng cho nó. Nếu G > 0 thì pứ xảy ra theo chiều ngược lại, G = 0 thì pứ ở trạng thái cân bằng.

Ở nhiệt độ thấp giá trị T nhỏ nên đại lượng TS ít có ý nghĩa chiều pứ được quyết định bởi dấu và giá trị của H.

Vd: Ở nhiệt độ thường những pứ tỏa nhiệt thì xảy ra tự phát còn pứ thu nhiệt thì không xảy ra.



Ở nhiệt độ cao giá trị (-TS) có ý nghĩa. Khi S > 0 thì - TS càng âm nên G càng nhỏ, khả năng xảy ra pứ càng lớn. Nếu S<0 thì cho kết quả ngược lại, khả năng xảy ra càng giảm khi nhiệt độ tăng.

Ở nhiệt độ rất cao thì dấu và giá trị của G được quyết định bởi đại lượng -TS vì thế dù pứ thu nhiệt H >0 nhưng nếu S >0 và nhiệt độ đủ cao thì G <0 và pứ xảy ra được.

Vd: CH4 + H2O  CO + 3H2 có xảy ra không?

Ở nhiệt độ 250C pứ không thể xảy ra vì H0= 207KJ và giá trị chuẩn G0 tính được là 143,4KJ. Như thế chỉ có thể xảy ra pứ ngược lại.

Vì S của pứ trên >0 nên để cho G <0 thì cần nâng nhiệt độ lên 9690K. Cho nên trong công nghiệp pứ trên được thực hiện ở 12000C để điều chế hỗn hợp CO; H2.



2) Hướng của phản ứng:

Đặc điểm của pứ hữu cơ là trong cùng điều kiện thường tạo ra nhiều sp hữu cơ đồng phân nghĩa là pứ xảy ra theo nhiều hướng khác nhau. Vậy hướng nào là ưu tiên? Sp nào là chính? Để biết điều này phải biết cơ chế phản ứng và sự biến đổi năng lượng trong quá trình pứ.

Vd: Khi cộng brom vào buta-1,3-dien ở nhiệt độ -800C thì sp chính là CH2Br-CHBr-CH=CH2 (cộng 1,2) nhưng ở 400C thì sp chính lại là CH2Br-CH=CH-CH2 (cộng 1,4).

Cơ chế:

Giai đoạn 1 (quyết định tốc độ pứ): ion Br+ tấn công tạo 2 cation trung gian:

CH2Br-CH(+)-CH=CH2 (1) và CH2Br-CH=CH2-CH2(+) (2).

Giai đoạn 2: Tạo ra 2 sp nêu trên.

Do năng lượng hoạt hóa trạng thái chuyển tiếp (1) < năng lượng hoạt hóa của trạng thái chuyển tiếp (2) nên ở nhiệt độ thấp sp chính là cộng 1,2 do hướng này có tốc độ pứ lớn hơn. Vậy hướng nào có năng lượng hoạt hóa thấp hơn sẽ là hướng ưu tiên hơn, người ta gọi đó là sự khống chế động học. Nhưng ở nhiệt độ cao sp chính là cộng 1,4 do sp sinh ra bền hơn khó bị tách ion Br- hơn ( giáo viên vẽ giản đồ năng lượng để giải thích). Lúc này hướng của pứ không chịu sự chi phối của tốc độ pứ mà được quyết định bởi độ bền nhiệt động của sp phản ứng. Người ta nói pứ bị khống chế nhiệt động học.

Vậy hướng của pứ có thể chịu sự khống chế động học hoặc sự khống chế nhiệt động học đây là cơ sở để giải thích hướng của pứ.



BÀI TẬP MINH HỌA

  1. So sánh khả năng phản ứng của các cặp chất sau với dd NaOH:

a. Theo SN1: CH3CH2CH2Cl (1) ; CH2=CH2CH2Cl (2).

b. Theo SN2: CH2=CHCl (1) ; CH3CH2Cl (2).

c. Theo SN1: p-NO2C6H4CH2Cl(1) ; p-CH3OC6H4CH2Cl(2) ;CH3CH2CH2Cl(3).

  1. So sánh và giải thích độ bền tương đối của các ion và gốc tự do sau:

a. CH2=CH-CH2+ (1) và CH3CH2CH2+ (2)

b. CH2=CH-CH2. (1) và CH3CH2CH2. (2)

c. CH2=CH-CH2- (1) và CH3CH2CH2-(2)


  1. Cho biết sản phẩm tạo thành trong các phản ứng sau, ghi kí hiệu của loại phản ứng

a. CH3–CH=CH2 + Cl2 (1:1) nhiệt

b. CH2=CH2 + Br2 trong CCl4

c. H2C=CH–CH=CH2 + Br2 trong CCl4

d. C6H5CH3 + Cl2 (1:1; Fe) 

  1. Hoàn thành chuỗi pứ sau và ghi kí hiệu của loại phản ứng:

Propan  isopropylbromua  propen  propan

Ancol isopropilic  propen



  1. Cho biết các phản ứng sau xảy ra thuộc loại phản ứng gì: Thế; cộng; tách; hủy? Ghi sản phẩm.

a. CH3–MgCl + C2H5COCH3

b. CH3CH2Cl + KCN →

c. CH3CH2Cl + H2O OH-

d. 2C2H5OH xt

Hướng dẫn

1) a. (2) > (1) do cation trung gian (2) có hiệu ứng +C nên bền hơn (1)



b. (2) > (1) do Cl ở (1) có hiệu ứng –I và hiệu ứng +C của cặp e tự do trên ng.tử Cl làm giảm điện tích dương ở ng.tử C liên kết clo ở (1) so với (2) chỉ có hiệu ứng -I.

c. (2) > (3) > (1) do nhóm CH3O và vòng benzen có hiệu ứng liên hợp +C lên ion p-CH3OC6H4CH2+ nên cation trung gian sinh ra từ (2) bền hơn (1) chỉ có hiệu ứng +I của gốc C2H5. Nhóm NO2 gây hiệu ứng –C làm giảm độ bền cation trung gian p-O2NC6H4CH2+ sinh ra ở (1).

2) a. (1) bền hơn (2) do hiệu ứng liên hợp của nối C=C mạnh hơn hiệu ứng cảm ứng của gốc C2H5.

b. tương tự câu a.

c. (1) bền hơn nhờ sự liên hợp p-π

3) a. CH3–CH=CH2 + Cl2 → Cl −CH2 −CH = CH2 + HCl (phản ứng thế SR).

b. CH2=CH2 + Br2 → Br–CH2–CH2–Br (phản ứng cộng AE)

c. H2C=CH–CH=CH2+Br2 →(1) BrCH2CH(Br)CH=CH2 ;

(2) BrCH2CH=CHCH2Br (phản ứng cộng AE)



d. C6H5CH3 + Cl2 → (o và p) CH3C6H4Cl + HCl (phản ứng thế SE).

5) a. CH3–MgCl + C2H5COCH3 → (CH3)2C(–C2H5)OMgCl (phản ứng cộng AN)



b. CH3CH2Cl + KCN → CH3CH2CN + KCl (phản ứng thế SN2).

c. CH3CH2Cl + H2O → CH3CH2OH + HCl (phản ứng thế SN2)

d. 2C2H5OH →C2H5OC2H5 + H2O (phản ứng thế SN2)

CHỦ ĐỀ 4

PHẢN ỨNG CỦA HYDROCACBON

Các phản ứng của Hidrocacbon thường gặp là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách, phản ứng phân hủy, phản ứng oxi hóa hidrocacbon. Trong đó phản ứng thế, phản ứng cộng và phản ứng oxi hóa hidrocacbon có ý nghĩa quan trọng liên hệ mật thiết đến cấu trúc phân tử.



A) PHẢN ỨNG THẾ

I) PHẢN ỨNG THẾ HIDRO CỦA NGUYÊN TỬ CACBON NO.

Phản ứng đặc trưng của hidrocacbon no là phản ứng thế đồng li ( clo hoùa , brom hoùa , nitro hoùa…).

1) Cơ chế thế : Phản ứng halogen hóa tiêu biểu theo cơ chế thế gốc tự do (SR) thuộc loại phản ứng dây chuyền: Khơi mào – phát triển mạch – tắt mạch.

Flo pứ ankan chủ yếu xảy ra pứ hủy. Iot pứ không thuận lợi chỉ có Clo và brom tham gia pứ thế nhưng clo xảy ra dễ hơn.

Khả năng pứ thế của ng.tử H phụ thuộc vào bậc của ng.tử C chứa ng.tử H đó. Ng.tử H ở ng.tử C có bậc càng cao thì ng.tử H đó càng dễ thế. Nguyên nhân là do gốc ankyl sinh ra trong quá trình phản ứng có độ bền khác nhau. Gốc ankyl bậc III được siêu liên hợp với nhiều liên kết C-H hơn nên bền hơn gốc ankyl bậc II, tương tự gốc ankyl bậc II bền hơn gốc ankyl bậc I. Tuy nhiên lượng sản phẩm thế sinh ra còn phụ thuộc vào số lượng ng.tử H ở các bậc khác nhau.

Vd: CH3CH2CH3 pứ Clo tạo 57% CH3CHClCH3 và 43% CH3CH2CH2Cl

CH3-CH(CH3)-CH3 pứ clo tạo 64% CH3CH(CH3)CH2Cl và 36% CH3CCl(CH3)CH3.

+ Ở nhiệt độ càng cao thì tốc độ pứ nhanh hơn nhưng tính chọn lựa giảm đi ít có sự chênh lệch về sp thế. Ở 6000C thì khả năng pứ của các ng.tử H các bậc không còn chênh lệch nữa. tỉ lê % mỗi sản phẩm chỉ phụ thuộc vào số lượng nguyên tử hidro cùng bậc.

+ Nếu pứ brom hóa thì pứ xảy ra chậm hơn nhưng tính chọn lựa cao hơn, chủ yếu xảy ra ở ng.tử C bậc cao.

2) Ảnh hưởng của vòng thơm trong ankyl benzen – Hiệu ứng liên hợp:

Nhờ hiệu ứng +C của gốc phenyl làm tăng độ bền của gốc tự do nên ng.tử H ở vị trí  cuả ankyl benzen có khả năng pư cao.

CH3-H < C6H5 –CH2-H < C6H5-C(CH3)–H.

3) Ảnh hưởng của nhóm thế rút electron. Hiệu ứng –I : Ng.tử H càng ở gần nhóm thế rút e thì khả năng pứ thế H đó càng giảm. Thí dụ :

CH2-CH-CH-CH2 CH2-CH-CH-CH-Cl

H H H H H H H H

(1) (3,6) (3,6) (1) (1) (3,7) (2,1) (0,8)

Khả năng pứ của ng.tử H được ghi trong dấu ngoặc.Vì vậy khi clo hóa ax butanoic có chiếu sáng sp chính là ax 3-clobutanoic.

Chú ý : nếu clo hóa có xt là P thì sp chính là ax 2-clobutanoic.

4) Phản ứng sunfoclo hóa và phản ứng nitro hóa:

R-H + SO2 + Cl2 (as)  R-SO2-Cl + HCl

R-H + HONO2 (đặc – 420 đến 4500C) R-NO2 + H2O

Hai pứ trên cũng xảy ra theo cơ chế gốc.

II. PHẢN ỨNG THẾ HIDRO CỦA NG.TỬ CACBON THƠM:

Phản ứng thế electron phin là pứ đặc trưng của vòng benzen(SEAr).

Cô chế pứ thế H của ng.tử C thơm theo hướng tạo phức  , tác nhân pứ là Br+ hay NO2+, CH3CO+, SO3.



Cơ chế chung: C6H6 + E+Ion Benzoni C6H6E+ (1)

C6H6E+  C6H5-E + H+. (2).



Giai đoạn (1) xảy ra chậm tạo ion dương nêu trên gọi là phức σ.

  1. Phản ứng halogen hóa : Phản ứng xảy ra chủ yếu với clo và brom. Clo và brom không tác dụng benzen ở nhiệt độ thường, trong bóng tối( nếu ciếu sáng thì xảy ra pứ cộng clo ). Nếu có xt FeCl3 hay AlCl3… sẽ xảy ra pứ thế.

Cơ chế pứ brom hóa : FeBr3 + Br2  Br+[FeBr4]-.

Nếu dùng HOBr hoặc HOCl, HOI và một axit maïnh thì :

HOBr + 2H+  H3O+ + Br+. Sau đó Br+ sẽ tác dụng benzen.

Sp thế có thể xảy ra nhiều lần thế tạo: C6H5Cl ; 1,2 hay 1,4 –C6H4Cl2; 1,2,4 – C6H3Cl3

Khi trên vòng thơm có nhánh ankyl như Toluen thì pứ thế xảy ra dễ hơn và ưu tiên thế vào vị trí octo hay para. Nếu không có xt mà chiếu sáng thì xảy ra pứ thế ở nhánh.

2) Phản ứng nitro hóa : Khi có hh HNO3đ và H2SO4đ đun nhẹ với benzen thì tạo nitro bnezen. Đối với toluen pứ trên xảy ra ngay ở nhiệt độ thường tạo sp chính là o và p –nitrotoluen.



Sau đó NO2+ tác dụng tương tự Br+.



3) Phản ứng sunfo hóa : Phản ứng giữa benzen và H2SO4 đ đun nóng gọi là pứ sunfo hóa, tạo ra axit benzensunfonic.

4) Phản ứng ankyl hóa : Benzen tác dụng với một vài tác nhân ankyl hóa electrophin sẽ tạo ankyl benzene. Tác nhân đó sinh ra từ : R-X/AlCl3 (phản ứng Friden-Crap); R-OH/H2SO4 ; Anken/H2SO4hoaëc AlCl3.

Vd: C6H6 + C2H5Cl ( AlCl3)  C6H5C2H5 + HCl.

C6H6 + CH2=CH-CH3  Cumen.

Phản ứng Friden-Crap có nhược điểm là ion cacboni sinh ra dễ bị đồng phân hóa nên tạo hh sản phẩm, thứ hai là pứ thường không dừng lại ở bước thế 1 lần mà có thể tiếp tục xảy ra các lần thế tiếp theo.

Vd: C6H6 + C2H5Cl (AlCl3)  C6H5C2H5 và cả hai chất o,p- C6H4(C2H5)2. Để khống chế pứ thế 1 lần thường dùng dư benzen.

5) Phản ứng axyl hóa : Đó là pứ gắn nhóm axyl R-CO- vào vòng thơm nhờ clorua axit R-CO-Cl hoặc anhydrite axit (RCO)2O có AlCl3 khan xt.

Vd: C6H6 + CH3-CO-Cl (AlCl3)  C6H5CO-CH3 ( axetophenon) +HCl.



6) Nội dung qui luật thế ở dẫn xuất một lần thế của benzen:

+ Tất cả các nhóm thế mang điện tích dương ở ng.tử trực tiếp liên kết với vòng benzen như NO2+ ,-SO3H, -C+H=O , -COR, -CN, -CHO, -COOH, -COOR… đều là những nhóm thế định hướng meta đồng thời là nhóm phản hoạt hóa.

+ Các nhóm thế còn cặp electron n ở ng.tử liên kết trực tiếp với vòng benzen ( có hiệu ứng +C) và các nhóm ankyl, aryl như –OH- , -OR, -NHR, -NHCOR, -NH2 , -Cl , -CH3 , -C6H5… đều là nhóm định hướng thế o – p. Trừ halogen thuộc nhóm phản hoạt hóa , các nhóm khác đều hoạt hóa vòng thơm.

7) Quy luật thế ở hợp chất thơm khác :

a) Hợp chất 2 lần thế của benzene :

+ Nếu có nhiều nhóm định hướng o – p thì nhóm có ảnh hưởng mạnh hơn chiếm ưu thế.

+ Nếu một nhóm định hướng o-p một nhóm định hướng meta thì nhóm thứ nhất chiếm ưu thế.

+ Sự thế hướng đến vị trí giữa 2 nhóm thế meta chỉ xảy ra ở mức độ rất ít.

Vd: m-bromclobenzen khi nitro hóa chỉ có 1% thế ở vị trí số 2; 62% thế ở vị trí 4 và 37% thế vị trí 6.

b) Hợp chất thơm nhiều vòng ngưng tụ :

Vị trí hoạt động của naptalen là vị trí số 1, của antraxen là 9 và 10, của phenantren cũng là 9 và 10.

Vị trí 1 của naptalen có khả năng pứ thế cao hơn vị trí 2. Khi có nhóm thế hoạt hóa ở vị trí 1 thì pứ thế định hướng vào vị trí 4. Nếu nhóm thế ở vị trí 2 thì sẽ định hướng cho nhóm thế mới vào vị trí 1. Khi có nhóm thế phản hoạt hóa ở vị trí 1 hay 2 đều định hướng cho nhóm thế mới vào vị trí 5 và 8.

III) PHẢN ỨNG THẾ CỦA ANKEN:

Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, ánh sáng hoặc peoxit thì clo, brom có thể thế cho nguyên tử H ở nguyên tử C kế cận liên kết C=C.

Vd: CH2=CH-CH3 + Cl2 (400-5000C) thể khí  CH2=CH-CH2Cl + HCl.

Phản ứng này xảy ra theo cơ chế gốc, phản ứng ưu tiên theo hướng tạo gốc tự do bền hơn.



IV) PHẢN ỨNG THẾ CỦA ANKIN:

Ng.tử H ankin (đính với Csp) linh động hơn so với H của anken và ankan. Nó có thể bị thế với kim loại kiềm.

R-C≡C-H + Na (1500C)  R-C≡C-Na+ + ½ H2.

Ankin đẩy được anken và ankan khỏi các hợp chất cơ kim của chúng.

R-C≡C-H + C2H5MgBr (ete)  R-C≡C-MgBr + C2H6.

Ankin là ax yếu hơn nước nên cac ankinua kim loại kiềm, kiềm thổ bị phân hủy hoàn toàn trong nước nhưng muối của kim loại nặng không tan trong nước thì không bị phân hủy trong nước.

Ank -1- in tác dụng với phức kim loại trong dd amoniac như ddAgNO3/NH3.
BÀI TẬP MINH HỌA


  1. Các chất freon gây ra hiện tượng " lỗ thủng ozon ". Cơ chế phân hủy ozon bởi freon (ví dụ CF2Cl2) được viết như sau: CF2Cl2  Cl + CF2Cl (a)

O3 + Cl  O2 + ClO (b)

O3 + ClO  O2 + Cl (c)



Giải thích tại sao một phân tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon? Trong khí quyển có một lượng nhỏ khí metan. Hiện tượng gì xảy ra đồng thời với hiện tượng " lỗ thủng ozon "? Giải thích.?

  1. Cho isopentan tác dụng với Cl2 (ánh sáng) thu được 4 sản phẩm với thành phần tỉ lệ như sau: 1–clo–2–metylbutan (30%), 1–clo–3–metylbutan (15%), 2–clo–3–metylbutan (33%) và 2–clo–2–metylbutan (22%).

a. Cho biết sản phẩm nào dễ hình thành hơn, giải thích.

b. Tính khả năng phản ứng tương đối của các nguyên tử hydro gắn với carbon bậc I, II, III.

  1. Khả năng phản ứng tương đối của các hydro bậc I, II, III đối với phản ứng clo hóa ankan là 1: 3,8 :5 tương ứng.

a. Tính phần trăm của các sản phẩm khác nhau khi monoclo hóa butan.

b. Tính phần trăm các sản phẩm monoclo (Cl hóa một lần) khi Clo hóa 2–metylbutan.

  1. Phản ứng thế theo cơ chế gốc tự do giữa isobutylbromua và tert-butylbromua với Cl2 đều cho cùng một sản phẩm chính là 1-brom-2-clo-2-metylpropan. Hãy giải thích hiện tượng này.

  2. HSGQG. Hai xicloankan M và N đều có tỉ khối hơi so với metan bằng5,25. Khi mono clo hóa có chiếu sáng thì M cho 4 hợp chất, N chỉ cho một chất duy nhất.

Xác định CTCT M và N gọi tên các chất theo IUPAC.

  1. HSGQG-98: Cho chất A có CTCT :

Viết ptp.ứ tạo thành sp khi cho 1mol A tác dụng với : 1mol HNO3 ( có H2SO4xt); 1mol Br2( as); KMnO4 đặc nóng dư.

  1. Dùng mũi tên chỉ hướng thế ưu tiên nhất trong các trường hợp sau:

  2. Ba hợp chất trimethylbenzen sau, chất nào có khả năng hoạt hóa mạnh nhất trong phản ứng thế SE: (1) 1,2,3–trimetylbenzen ; (2) 1,2,4–trimetylbenzen ; (3) 1,3,5–trimetylbezen.

  3. Viết các sản phẩm tạo thành của các phản ứng sau đây:

a. Phản ứng sulfonic hóa p-metylcumen.

b. Phản ứng sulfonic hóa p-acetyltoluen.

  1. Chất A có công thức C8H6 và làm mất màu nước Br2, phản ứng với AgNO3/NH3 cho kết tủa, oxygen hóa thu được acid benzoic. Xác định công thức cấu tạo của chất A.

  2. Cho sơ đồ sau:



a. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa trên.

b. Ở giai đoạn chuyển B2 thành B3, trong điều kiện có rất ít Br2, ngoài B3 người ta còn thu được một lượng nhỏ ankan B4 khác. Hãy xác định B4 và giải thích sự tạo thành B4.

  1. Giải thích các dữ kiện sau:

a. Khả năng phản ứng của chlorobenzen kém benzen trong phản ứng thế ái điện tử, dù rằng định hướng vẫn ưu tiên o-, p-.

b. Ion phenolate tham gia phản ứng thế ái điện tử ở các vị trí o-, p-.

c. Phản ứng thế ái điện tử của acid benzoic ưu tiên cho sản phẩm m.

d. Phenol dễ bị Br hóa hơn benzen.

Hướng dẫn

  1. Phản ứng phân hủy ozon là phản ứng dây chuyền theo cơ chế gốc. Nguyên tử Cl sinh ra ở phản ứng (c) lại tiếp tục tham gia ở phản ứng (b), quá trình đó được lập đi lập lại hàng chục ngàn lần. Do đó mỗi phân tử CF2Cl2 có thể phân hủy hàng chục ngàn phân tử ozon(O3).

Trong khí quyển có một lượng nhỏ metan. Đồng thời với hiện tượng "lỗ thủng ozon" là hiện tượng " mưa axit " do:

CH4 (khí quyển )+ Cl HCl + CH3



  1. a. 2–clo–2–metylbutan dễ tạo thành nhất vì trong phản ứng thế gốc SR, gốc tự do càng bền thì sản phẩm càng ưu tiên, mà gốc ankyl có electron tự do nằm trên carbon bậc III bền nhất. Vì vậy sự kết hợp của gốc Cl với gốc ankyl trên là dễ xảy ra nhất.

b. Khả năng phản ứng tương đối của các nguyên tử hydro gắn với carbon bậc I : bậc II : bậc III tương ứng tỷ lệ: 1 : 3,3 : 4,4.

  1. a. Có 6 nguyên tử H để hình thành 1–clobutan (A) và 4 H để hình thành 2 -clobutan (B). Tỷ lệ nguyên tử của H (I) : H (II) là 3 : 2. Lượng tương đối của sản phẩm là: (A) = 3 × 1 = 3 và (B) = 2 × 3,8 = 7,6. Phần trăm (A) và (B) là:

% A = 3.100/10,6= 28%

% B = 100% - 28% = 72%



b. Có 4 sản phẩm monochlorated khác nhau:

1–clo–2–metylbutan (C) 2–clo–2–metylbutan (D)

2–clo–3–metylbutan (E) 1–clo–3–metylbutan (F)

Ta có lượng tương đối và % các sản phẩm là:



(C) 6.100/21,6= 28% ; (D) 5.100/21,6= 23% ; (E) 2 × 3,8.100/21,6= 35%

(F) 3.100/21,6 = 14%

  1. Cơ chế gốc tạo ra gốc tự do bền là gốc bậc III. Có sự chuyển vị khi tert-butylbromua tác dụng clo.

  2. KLPT hai chất = 84 suy ra CTPT C6H12. M là metylxyclopentan; isopropylxyclopropan; N là xyclohexan.

  3. Tác dụng HNO3 tạo sp thế vị trí p ở vòng thơm do vị trí o bị khống chế bởi hiệu ứng không gian.

Tác dụng brom, as ưu tiên thế H ở ng.tử C bậc III của vòng no.

Tác dụng KMnO4 sẽ oxh làm đứt vòng no:



3C6H5-C6H11+14KMnO43C6H5COOK+3C3H6(COOK)2+14MnO2+ 5KOH+5H2O.

  1. Hướng thế lần lượt là: o (so với CH3); o (so với nhóm OCH3); o (so với nhóm CH3); vị trí số 4 so với nhóm CN; vị trí 4 so với nhóm CH3; vị trí 5 so với nhóm NO2; N gây hiệu ứng –I phản hoạt hóa nên thế vị trí 5 so với ng.tử N.

  2. (3) > (2) > (1).



  1. b)



  1. Chất A có a = 6. A là C6H5-C≡CH.

  2. B4 là butan do sự kết hợp giữa 2 gốc tự do etyl tạo nên.

  3. a. Do nguyên tử Cl có hiệu ứng +C (liên hợp p-π) nên định hướng thế 0,p nhưng hiệu ứng –I của clo > hiệu ứng +C nên là nhóm phản hoạt hóa.

b. Do ảnh hưởng đẩy điện tử của O, cộng hưởng làm cho các vị trí o-, p- tăng điện tích âm.

c. Do ảnh hưởng hút điện tử của nhóm CHO làm cho vị trí o-, p- giảm điện tích âm so với vị trí m .

d. Do hiệu ứng +C của nhóm OH.

B) PHẢN ỨNG CỘNG CỦA HIDROCACBON
I) PHẢN ỨNG CỘNG MỞ VÒNG CỦA XYCLOANKAN:

Vòng 3 cạnh của xycloankan có thể cộng mở vòng với Br2; HX; H2 và cả benzen. Vòng 4 cạnh chỉ tham gia phản ứng cộng với hidro ở nhiệt độ cao. Vòng 5 cạnh trở nên không tham gia phản ứng cộng như trên.

Do khả năng phản ứng các liên kết C-C gần như nhau nên tác nhân có thể tấn công vào các liên kết C-C khác nhau tạo hỗn hợp sản phẩm cộng.

Vd: metylxyclopropan cộng Br2 cho 2 sản phẩm đồng phân cấu tạo.



II) PHẢN ỨNG CỘNG VÀO ANKEN:

1) Phản ứng cộng electronphin:

Khi anken cộng halogen, axit, nước… là phản ứng nhiều giai đoạn. Tác nhân tấn công ở giai đoạn chậm quyết định vận tốc phản ứng là E+ nên được gọi là phản ứng cộng electron phin (AE).



Hướng của phản ứng cộng electron phin xảy ra theo hướng ưu tiên hình thành cacbocation trung gian bền (cơ sở của quy tắc cộng Macconhicop).

Vd: R-CH=CH2 + I-Cl  R-CH(Cl)-RCH2I là sản phẩm chính.



Cơ chế phản ứng cộng xảy ra theo kiểu cộng trans (anti): xảy ra từ 2 phía đối nhau so với mặt phẳng của liên kết pi trong nối C=C.

Vd: Xyclopenten + Br2 (CCl4)  Trans-1,2-đibromxiclopentan): C5H10Br2.



Chú ý:

  • Nếu trong môi trường pứ có mặt các tác nhân nucleophin như H2O , CH3OH, I- … thì các tác nhân này có thể tham gia giai đoạn hai của pứ tạo hh nhiều sp.

- Phản ứng cộng halogen ta dùng clo, brom hay Br-Cl, I-Cl … mà không dùng Iot khó phản ứng và Flo gây pứ hủy.

- Phản ứng cộng Hhal vào Lk kép khả năng pứ biến thiên như sau:

HF<< HCL



tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương