HƯỚng dẫn theo dõI ĐÁnh giá ĐỀ ÁN “NÂng cao nhận thức cộng đỒng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đỒNG”



tải về 1.08 Mb.
trang2/12
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích1.08 Mb.
#2617
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Căn cứ pháp lý


a) Luật phòng, chống thiên tai được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa III, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 19/06/2013 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2014.

b) Chiến lược Quốc gia phòng chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 16/11/2007.

c) Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng” được phê duyệt tại quyết định số 1002/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/07/2009;

d) Hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng” được phê duyệt tại quyết định số 666/QĐ-TCTL-ĐĐ của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi ngày 22/08/2011;


  1. Mục đích và đối tượng sử dụng

1. Mục đích:


Tài liệu hướng dẫn thực hiện theo dõi & đánh giá Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (Sau đây gọi chung là Đề án) được xây dựng trên cơ sở các đầu ra của Đề án và hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án với mục tiêu chính:

a) Hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện và cung cấp công cụ cần thiết giúp thực hiện công tác theo dõi & đánh giá một cách chính xác, kịp thời các chỉ số theo dõi & đánh giá theo các mục tiêu đã được xác định trong Đề án.

b) Đánh giá thực trạng và cập nhật cơ sở dữ liệu việc thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng của các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương.

2. Đối tượng sử dụng


Tài liệu này được dành cho các cán bộ và các cơ quan các cấp, các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế quan tâm hỗ trợ thực hiện Đề án hoặc lồng ghép với các hoạt động khác liên quan đến phòng chống thiên tai.

Đối tượng chính của tài liệu là các cấp, các ngành; các cán bộ từ Trung ương đến địa phương tham gia theo dõi & đánh giá việc thực hiện Đề án.


  1. Nguyên tắc và kết quả

1. Nguyên tắc:


a) Có sự tham gia của cộng đồng, chính quyền và các bên liên quan trong quá trình theo dõi & đánh giá trên cơ sở các chỉ số đã được phê duyệt;

b) Việc theo dõi, đánh giá cần được tiến hành thường xuyên, trước, trong và sau thiên tai nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của Đề án;

c) Đơn giản, đảm bảo tính khả thi, tương thích, linh hoạt, thực tiễn và hiệu quả;

d) Đảo bảo tính minh bạch, dựa trên bằng chứng xác thực;

e) Có cơ chế triển khai thực hiện rõ ràng.

2. Kết quả


Theo dõi - đánh giá việc thực hiện Đề án của các bên liên quan một cách chính xác, kịp thời để phục vụ công tác điều phối, hỗ trợ ra quyết định đảm bảo sự thành công của Đề án.

P

HẦN II



VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
  1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì có trách nhiệm:


1. Ban hành văn bản hướng dẫn Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện công tác theo dõi & đánh giá Đề án;

2. Tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh; đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật; nhận báo cáo của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

3. Phối hợp với các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá kết quả các chương trình, dự án theo bộ chỉ số đã phê duyệt; vận động kinh phí hỗ trợ thực hiện bộ chỉ số theo dõi & đánh giá.

Cơ quan tham mưu, giúp việc:

a) Tổng cục Thuỷ lợi: Tham mưu, giúp Bộ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác theo dõi & đánh giá, hướng dẫn địa phương lập kế hoạch thực hiện; xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

c) Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai: Xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn báo cáo Tổng cục Thủy lợi để trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ; Tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho địa phương; cập nhật, lưu trữ và chia sẻ thông tin.

  1. Bộ Giáo dục và Đào tạo


1. Tổ chức thực hiện, cung cấp kết quả theo dõi & đánh giá các nội dung thực hiện Đề án thuộc phạm vi thực hiện hàng năm của Bộ cho Bộ Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

2. Tham gia phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thực hiện.

3. Chia sẻ thông tin, sử dụng kết quả theo dõi & đánh giá, thu hút, điều phối nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế.

Cơ quan tham mưu, giúp việc:

Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cơ quan đầu mối phối hợp với Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác theo dõi & đánh giá, hướng dẫn thực hiện; tổng hợp báo cáo của các cấp; cập nhật, lưu trữ, chia sẻ thông tin.


  1. Các Bộ, ngành liên quan


Các Bộ, ngành liên quan thực hiện theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/07/2009 về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”
  1. Uỷ ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã)


1. Chỉ đạo công tác theo dõi & đánh giá, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện trên địa bàn;

2. Nhận báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp dưới, tổng hợp và gửi báo cáo theo quy định; cập nhật, lưu trữ, chia sẻ thông tin.

3. Mỗi cấp cử một lãnh đạo Ủy ban nhân dân chỉ đạo chung.

Cơ quan tham mưu, giúp việc gồm có:

1. Cấp tỉnh:

1.1. Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, tổng hợp chung, lập kế hoạch triển khai thực hiện công tác theo dõi & đánh giá;

a) Chi cục QLĐĐ&PCLB/Chi cục Thủy lợi (Văn phòng thường trực BCH PCLB&TKCN) là Cơ quan thường trực giúp Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm:

- Giúp Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các nhiệm vụ trên;

- Tham mưu, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định các cán bộ và nhiệm vụ theo dõi & đánh giá kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (Các cán bộ thực hiện theo dõi & đánh giá nằm trong danh sách Nhóm hỗ trợ kỹ thuật đã được UBND tỉnh quyết định).

- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ cấp huyện, xã;

- Cập nhật, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu chung theo dõi & đánh giá của tỉnh.

b) Các cán bộ thực hiện theo dõi & đánh giá có trách nhiệm:

- Hỗ trợ Cơ quan thường trực thực hiện công tác theo dõi & đánh giá theo kế hoạch đã được phê duyệt;

- Thu thập, cập nhật, cung cấp thông tin theo dõi & đánh giá cho Cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo.

1.2. Sở Giáo dục và Đạo tạo tham mưu, giúp UBND tỉnh và chỉ đạo thực hiện theo dõi & đánh giá các hoạt động trong kế hoạch thực hiện Đề án của tỉnh thuộc phạm vi thực hiện hàng năm của ngành; cung cấp kết quả theo dõi & đánh giá cho Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

2. Cấp huyện

2.1. Phòng Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện công tác theo dõi & đánh giá trong phạm vi huyện, cụ thể như sau:

- Giúp UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo, tổng hợp chung, lập kế hoạch triển khai thực hiện công tác theo dõi & đánh giá.

- Tham mưu, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định các cán bộ và nhiệm vụ theo dõi & đánh giá kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm của huyện (Các cán bộ thực hiện theo dõi & đánh giá nằm trong danh sách Nhóm hỗ trợ kỹ thuật đã được UBND huyện quyết định).

- Chủ trì, tham gia tổ chức tập huấn cho các cán bộ cấp xã;

- Cập nhật, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu chung theo dõi & đánh giá trong phạm vi huyện.

2.2. Các cán bộ thực hiện theo dõi & đánh giá có nhiệm vụ:

- Hỗ trợ Phòng Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực) thực hiện công tác theo dõi & đánh giá theo kế hoạch đã được phê duyệt;

- Thu thập, cập nhật, cung cấp thông tin theo dõi & đánh giá cho Phòng Nông nghiệp và PTNT tổng hợp, báo cáo.

2.3. Phòng Giáo dục và Đào tạo tham mưu, giúp UBND huyện và chỉ đạo thực hiện theo dõi & đánh giá các hoạt động trong kế hoạch thực hiện Đề án của huyện thuộc phạm vi thực hiện hàng năm của ngành; cung cấp kết quả theo dõi & đánh giá cho Phòng Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND huyện.

3. Cấp xã:

3.1. UBND cấp xã, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN xã là cơ quan tổ chức triển khai công tác theo dõi & đánh giá Đề án trong phạm vi xã, có nhiệm vụ cụ thể:

- Quyết định các cán bộ, nhiệm vụ thực hiện theo dõi & đánh giá Đề án trong phạm vi xã

+ Các cán bộ thực hiện theo dõi & đánh giá nằm trong danh sách Nhóm hỗ trợ kỹ thuật đã được UBND xã quyết định.

+ Danh sách cán bộ thực hiện theo dõi & đánh giá xem xét bao gồm các Trưởng thôn, bản, ấp (hoặc làng, buôn, sóc,..: sau đây gọi chung là thôn).

- Cập nhật, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu chung theo dõi & đánh giá trong phạm vi xã.

- Tổ chức việc thông báo kết quả theo dõi & đánh giá hàng năm của xã với người dân.

3.2. Các cán bộ thực hiện theo dõi & đánh giá có nhiệm vụ:

- Hỗ trợ UBND xã thực hiện công tác theo dõi & đánh giá theo kế hoạch đã được phê duyệt;

- Thu thập, cập nhật, cung cấp thông tin theo dõi & đánh giá cho UBND xã tổng hợp, báo cáo.

3.3. Nhóm cộng đồng cấp thôn:

- Phối hợp thực hiện theo dõi & đánh giá các hoạt động trong phạm vi thôn.

- Cập nhật, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu chung theo dõi & đánh giá trong phạm vi thôn.

- Phối hợp việc thông báo kết quả theo dõi & đánh giá hàng năm của xã với người dân.

4. Các đơn vị liên quan khác thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được UBND cùng cấp phân công.

P

HẦN III



QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC

THEO DÕI – ĐÁNH GIÁ

  1. Thu thập, tổng hợp, báo cáo kết quả

1. Cấp xã:

- Cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi, đánh giá Đề án 1002 của xã thu thập thông tin theo mẫu thu thập thông tin cấp xã (như phụ lục 3.1);



- Tổng hợp thông tin và điền vào mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cấp xã (như phụ lục 3.2)

- Trình kết quả thu thập thông tin và báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá để lãnh đạo UBND xã báo cáo UBND huyện (thông qua Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện);

- Sau khi lãnh đạo UBND xã phê duyệt báo cáo, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi & đánh giá của xã cập nhật thông tin, các văn bản, tài liệu kèm theo lên phần mềm theo dõi & đánh giá Đề án (theo hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi đánh giá Đề án).



2. Cấp huyện

- Phòng Nông nghiệp và PTNT nhận kết quả thu thập thông tin và báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá của các xã, tổng hợp thông tin theo mẫu tổng hợp thông tin từ cấp xã dành cho cấp huyện (như phụ lục 4.1).



- Thu thập các thông tin theo mẫu thu thập thông tin cấp huyện (như phụ lục 4.2);

- Tổng hợp thông tin và điền vào mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cấp huyện (như phụ lục 4.3);



- Trình kết quả thu thập thông tin và báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá để lãnh đạo UBND huyện báo cáo UBND tỉnh (qua cơ quan thường trực theo dõi & đánh giá Đề án cấp tỉnh);

- Sau khi lãnh đạo UBND huyện phê duyệt báo cáo, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi & đánh giá của huyện cập nhật thông tin lên phần mềm theo dõi & đánh giá Đề án (theo hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi đánh giá Đề án 1002).



3. Cấp tỉnh

- Cơ quan thường trực theo dõi & đánh giá Đề án cấp tỉnh nhận kết quả thu thập thông tin và báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá của các huyện, tổng hợp thông tin theo mẫu tổng hợp thông tin từ cấp huyện dành cho cấp tỉnh (như phụ lục 5.1);



- Thu thập thông tin theo mẫu thu thập thông tin cấp tỉnh (như phụ lục 5.2);

- Trình kết quả thu thập thông tin và báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá để lãnh đạo UBND tỉnh báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai, Tổng cục Thủy lợi).

- Sau khi lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt báo cáo, cán bộ chịu trách nhiệm theo dõi & đánh giá của tỉnh cập nhật thông tin lên phần mềm theo dõi & đánh giá Đề án (theo hướng dẫn sử dụng phần mềm theo dõi đánh giá Đề án 1002).



4. Cấp trung ương

Bộ Giáo dục và Đào tạo thu thập thông tin theo mẫu thu thập thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo (như phụ lục 6.1); Tổng hợp thông tin và điền vào mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá (như phụ lục 6.2) và chia sẻ kết quả với Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Trung tâm Phòng tránh và GNTT, Tổng cục Thủy lợi).

Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai nhận báo cáo của cấp tỉnh, thu thập, tổng hợp thông tin theo mẫu thu thập thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT (như phụ lục 7.1), tổng hợp trình Tổng cục Thủy lợi, tiếp trình Bộ trưởng.


  1. Các biện pháp đảm bảo độ tin cậy của thông tin

2.1. Xác lập tổ chức theo hướng dẫn trên, bảo đảm tính ổn định của cán bộ thực hiện

2.2. Nghiên cứu kỹ và thực hiện đúng các hướng dẫn và mẫu biểu quy định, trung thực với số liệu theo dõi & đánh giá.

2.3. Các cấp thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn triển khai thực hiện. Những thông tin độ tin cậy chưa cao cần được kiểm tra, đánh giá lại. Thực hiện kiểm tra chéo và kiểm tra chọn mẫu để đánh giá tính chính xác của thông tin khi cần thiết.


  1. Cập nhật, quản lý, lưu trữ và chia sẻ thông tin

3.1. Cập nhật, quản lý, lưu trữ số liệu:

a) Cấp xã: UBND xã cập nhật, quản lý, lưu trữ số liệu của thôn, bản, ấp và báo cáo gửi cấp huyện.

b) Cấp huyện: Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo cập nhật, quản lý, lưu trữ báo cáo cấp xã và báo cáo gửi cấp tỉnh.

c) Cấp tỉnh: Chi cục QLĐĐ&PCLB/Chi cục Thủy lợi phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cập nhật, quản lý, lưu trữ báo cáo cấp huyện và báo cáo gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy lợi; Cập nhật số liệu hàng năm vào phần mềm hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu theo dõi & đánh giá thực hiện Đề án.

d) Trung ương: Trung tâm Phòng tránh và GNTT phối hợp với đơn vị đầu mối của Bộ Giáo dục và Đào tạo cập nhật, quản lý, lưu trữ báo cáo cấp tỉnh, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT trình Thủ tướng Chính phủ; Cập nhật số liệu và quản lý chung phần mềm hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu theo dõi & đánh giá thực hiện Đề án.

3.2. Chia sẻ thông tin:

a) Về nguyên tắc, thông tin cần được chia sẻ một cách kịp thời, rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, các nhà tài trợ trong nước và quốc tế, cộng đồng dân cư. Nội dung cần phù hợp với từng đối tượng và tuân theo quy định của Nhà nước.

b) Về phương pháp, cần đa dạng, phong phú như thông báo bằng văn bản; sử dụng phần mềm theo dõi & đánh giá Đề án; thông báo trong các cuộc họp giao ban, sơ kết, tổng kết của các cấp, các ngành; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.


  1. Kinh phí thực hiện

4.1. Nội dung chi

a) Chi tập huấn nghiệp vụ theo dõi & đánh giá cho cán bộ từ Trung ương đến địa phương (bao gồm thôn, bản, ấp)

b) Chi thu thập, tổng hợp số liệu và báo cáo

4.2. Nguồn kinh phí

+ Nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung ương;

+ Nguồn ngân sách địa phương;



+ Nguồn người dân đóng góp


Каталог: uploads -> Thu%20vien%20tai%20lieu -> Tai%20lieu%20tham%20khao
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 1.08 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương