Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người đã và đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội



tải về 0.9 Mb.
trang10/11
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#16546
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11

Ở dạng trao đổi (F1), kim loại Zn chỉ chiếm từ 0,42 đến 2,11 %. Kết quả này tương tự như mẫu trầm tích hồ Trị An ( khoảng 1,8 %, [7]) và trầm tích sông Nhuệ, sông Đáy ( khoảng 2 %, [6]).

Ở dạng liên kết với cabonat (F2), hàm lượng kim loại Zn trong cột SC02 tương đối cao từ 12,2 đến 21,19 % còn ở cột SC01 và SC03 thấp hơn khoảng từ 3,13 đến 8,66 %. Hàm lượng này tương đương với trầm tích sông Nhuệ - Đáy (khoảng 20%) và cao hơn nhiều so với mẫu trầm tích hồ Trị An ( khoảng 2,88 %).

Ở dạng liên kết với hữu cơ (F4), hàm lượng của Zn trong các cột trầm tích có giá trị từ 0,6 đến 3,91 % nhỏ hơn rất nhiều so với trầm tích sông Nhuệ - Đáy (khoảng 20 %). Điều này phù hợp với nhận định ban đầu của chúng tôi là hàm lượng mùn và hữu cơ trong các cột trầm tích SC01, SC02 và SC03 nhỏ.

Ở dạng cặn dư (F5), hàm lượng Zn rất cao có giá trị từ 67,33 đến 86,95 %. Kết quả này tương đương với mẫu trầm tích hồ Trị An nhưng cao hơn nhiều so với mẫu trầm tích sông Nhuệ - Đáy (hầu hết < 50 %).

Khảo sát chỉ số đánh giá mức độ rủi ro RAC của các cột trầm tích trên. Kết quả tính toán được cho thấy với cột SC01 chỉ số RAC có giá trị từ 5,66 đến 9,25; ở cột SC02 chỉ số RAC có giá trị từ 18,83 đến 23,3; ở cột SC03 chỉ số RAC từ 3,69 đến 6,61. Như vậy, nếu đánh giá mức độ ô nhiễm Zn theo chỉ số rủi ro RAC chỉ có cột SC02 có mức độ rủi ro trung bình còn cột SC01 và SC03 đều ở mức độ rủi ro thấp.

Khảo sát thêm mối tương quan về hàm lượng giữa các dạng của kim loại Zn trong từng cột trầm tích cho thấy:

+ Ở cột SC01 không có sự tương quan về hàm lượng giữa các dạng kim loại.

+ Ở cột SC02 chỉ thấy có sự tương quan tốt giữa 3 dạng trao đổi (F1), liên kết với cacbonat F2 và liên kết với Fe- Mn oxit (F3)

+ Ở cột SC03 chỉ thấy sự tương quan tốt giữa dạng F1 và F2.

Như vậy đối với kim loại Zn, từ sự tương quan kém giữa hàm lượng các dạng trao đổi (F1) và cặn dư (F5), chúng tôi suy đoán nguồn tích lũy kim loại Zn ở đây ngoài nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp còn đến từ một nguồn quan trọng hơn là sự rửa trôi các loại đất đá có chứa kim loại Zn ( do sự rửa trôi tự nhiên và các hoạt động khai thác khoáng sản rất mạnh trong khu vực).




3.6.4 Kết quả phân tích hàm lượng các dạng của kim loại Cd

Bảng 3.23 Hàm lượng các dạng của Cd (mg/kg) trong các cột trầm tích

Cột

Đoạn

F1

F2

F3

F4

F5

Hàm lượng

Phần trăm

Hàm lượng

Phần trăm

Hàm lượng

Phần trăm

Hàm lượng

Phần trăm

Hàm lượng

Phần trăm

SC01

1.1

0.481

22.1

0.629

29.0

0.161

7.4

0.022

1.0

0.880

40.5

1.2

0.539

27.9

0.574

29.7

0.147

7.6

0.021

1.1

0.650

33.7

1.3

0.689

28.9

0.693

29.1

0.163

6.8

0.052

2.2

0.788

33.0

1.4

0.710

29.3

0.68

28.1

0.170

7.0

0.040

1.7

0.820

33.9

1.5

0.718

31.5

0.656

28.7

0.183

8.0

0.025

1.1

0.700

30.7

1.6

0.640

29.2

0.67

30.6

0.170

7.8

0.030

1.4

0.680

31.1

1.7

0.670

31.8

0.58

27.5

0.180

8.5

0.040

1.9

0.640

30.3

1.8

0.683

29.7

0.686

29.8

0.200

8.7

0.023

1.0

0.710

30.8

SC02

2.1

0.165

20.3

0.257

31.6

0.158

19.4

0.041

5.0

0.192

23.6

2.2

0.131

23

0.162

28.4

0.121

21.2

0.035

6.1

0.121

21.2

2.3

0.157

23.8

0.226

34.2

0.110

16.6

0.042

6.4

0.126

19.1

2.4

0.094

23.2

0.101

24.9

0.091

22.4

0.028

6.9

0.092

22.7

2.5

0.090

18.6

0.165

34.2

0.087

18.0

0.031

6.4

0.110

22.8

2.6

0.123

23.5

0.167

31.9

0.092

17.6

0.036

6.9

0.106

20.2

2.7

0.098

20.6

0.165

34.7

0.078

16.4

0.033

6.9

0.102

21.4

2.8

0.130

23.9

0.195

35.9

0.081

14.9

0.041

7.5

0.097

17.8

2.9

0.090

19

0.19

40.2

0.075

15.9

0.029

6.1

0.089

18.8

SC03

3.1

0.624

26.3

0.712

30.0

0.158

6.7

0.065

2.7

0.814

34.3

3.2

0.611

25

0.705

28.8

0.152

6.2

0.071

2.9

0.910

37.2

3.3

0.453

24.9

0.521

28.6

0.135

7.4

0.054

3.0

0.658

36.1

3.4

0.264

21.5

0.389

31.7

0.102

8.3

0.032

2.6

0.442

36.0

3.5

0.247

26.5

0.256

27.5

0.097

10.4

0.016

1.7

0.315

33.8

3.6

0.041

23.6

0.051

29.3

0.014

8.1

0.007

4.0

0.061

35.1

3.7

0.051

25.9

0.062

31.5

0.018

9.1

0.009

4.6

0.057

28.9

3.8

0.029

24

0.035

28.9

0.010

8.3

0.006

5.0

0.041

33.9

3.9

0.028

23.5

0.035

29.4

0.009

7.6

0.006

5.0

0.041

34.5

3.10

0.038

23.8

0.046

28.8

0.012

7.5

0.007

4.4

0.057

35.6

3.11

0.039

25.8

0.043

28.5

0.011

7.3

0.007

4.6

0.051

33.8

Kết quả phân tích cho thấy kim loại cadimi chủ yếu tập trung ở dạng trao đổi (F1) (18,63 đến 31,75%), dạng liên kết với cacbonat (F2) (24,88 đến 40,17 %) và cặn dư (F5) (17,83 đến 40,5 %) còn dạng liên kết với hữu cơ (F4) rất nhỏ (chỉ 1 đến 7,54 %). Kết quả này tương tự như kết quả phân tích dạng Cd trong trầm tích bề mặt của một số điểm trên sông Nhuệ và sông Đáy [6].

Để đánh giá thêm mức độ ô nhiễm Cd, chúng tôi khảo sát chỉ số đánh giá mức độ rủi ro RAC của các cột trầm tích trên. Kết quả tính toán được cho thấy chỉ số rủi ro của cả 3 cột đều có giá trị trong khoảng 48,03 đến 60,21 ứng với mức độ rủi ro cao và rất cao.

Khảo sát mối tương quan về hàm lượng kim loại Cd giữa các dạng của từng cột trầm tích cho thấy: ở cột SC01 ít thấy có sự tương quan về hàm lượng giữa các dạng kim loại còn ở 2 cột SC02 và SC03 mức độ tương quan giữa các dạng là tương đối tốt. Từ sự tương quan tốt giữa hàm lượng các dạng trao đổi (F1) và cặn dư (F5) của Cd chúng tôi nhận định nguồn tích lũy Cd trong trầm tích của 3 cột SC01; SC02 và SC03 chủ yếu đến từ nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp.


KẾT LUẬN

Từ những kết quả thu được của đề tài “Nghiên cứu xác định dạng Cu, Pb, Zn và Cd trong một số cột trầm tích thuộc lưu vực sông Cầu” chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đã thiết lập được các điều kiện tối ưu cho phép đo phổ hấp thụ nguyên tử của các nguyên tố Cu, Pb, Zn và Cd với kĩ thuật nguyên tử hóa ngọn lửa và không ngọn lửa. Giới hạn phát hiện của các kim loại trong phép đo ngọn lửa (F-AAS) tương ứng là: Cu 0,034 mg/l; Pb 0,105 mg/l; Zn 0,036 mg/l và trong phép đo không ngọn lửa (GF-AAS) của Cd là 0,065 µg/l. Đồng thời đã đánh giá độ chính xác của phương pháp phân tích thông qua phân tích hàm lượng tổng kim loại trong mẫu chuẩn MESS-3 với hiệu suất thu hồi đạt từ 91,7 đến 101 % đáp ứng được yêu cầu về phân tích lượng vết kim loại trong mẫu môi trường.

2. Áp dụng và thực hiện thành công quy trình chiết liên tục của Tessier đã được cải tiến để tách dạng trao đổi, dạng liên kết với cacbonat, dạng liên kết với Fe-Mn oxit, dạng liên kết với chất hữu cơ và dạng cặn dư của các kim loại Cu, Pb, Zn và Cd trong các mẫu trầm tích sông Cầu.

3. Đã xác định được hàm lượng tổng và các dạng của các kim loại Cu, Pb, Zn và Cd trong 3 cột trầm tích SC01; SC02; SC03 theo các dạng liên kết khác nhau. Kết quả phân tích cho thấy:

+ Đối với kim loại Cu, hàm lượng tổng trong cả 3 cột trầm tích đều khá cao, không có quy luật biến đổi rõ ràng theo chiều sâu của cột trầm tích và không thấy có mối tương quan rõ ràng về hàm lượng giữa 3 cột trầm tích với nhau. Kim loại Cu chủ yếu tồn tại ở dạng cặn dư, hàm lượng Cu ở dạng trao đổi và liên kết hữu cơ rất nhỏ.

+ Đối với kim loại Pb, hàm lượng tổng ở cả 3 cột trầm tích đều rất cao đặc biệt là ở 2 cột SC01 và SC03, chưa có quy luật biến đổi rõ ràng theo chiều sâu của cả 3 cột trầm tích cũng như chưa thấy được mối tương quan tốt về hàm lượng tổng của Pb giữa 3 cột trầm tích với nhau. Hàm lượng kim loại Pb ở dạng trao đổi ( F1) và dạng liên kết với hữu cơ

( F4) rất thấp, kim loại Pb chủ yếu tập trung ở dạng liên kết với cacbonat ( F2) và dạng cặn dư ( F5).

+ Đối với kim loại Zn, hàm lượng trong cả 3 cột đều rất cao, không có quy luật biến đổi rõ ràng theo chiều sâu của cột trầm tích. Kim loại Zn chủ yếu tập trung ở dạng cặn dư

( F5) còn dạng trao đổi ( F1) và dạng liên kết với hữu cơ ( F4) rất nhỏ.

+ Đối với kim loại Cd, hàm lượng tổng Cd cao nhất ở cột SC01 và thấp nhất ở cột SC02 . Kim loại Cd tập trung nhiều ở dạng trao đổi ( F1), dạng liên kết với cacbonat ( F2) và dạng cặn dư ( F5).

4. Đánh giá mức độ ô nhiễm các kim loại trong trầm tích sông Cầu bằng chỉ số tích lũy địa chất Igeo, chỉ số rủi ro RAC và hai tiêu chuẩn đánh giá chất lượng trầm tích

( Canada SQG, U.S EPA SQG) cho thấy trầm tích sông Cầu có biểu hiện ô nhiễm kim loại nặng.

5. Bước đầu đã đưa ra nhận định về nguồn tích lũy của các kim loại Cu, Pb, Zn và Cd trong 3 cột trầm tích trên. Theo đó nguồn tích lũy chủ yếu của các kim loại Cu, Pb, Cd là từ nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp. Riêng nguồn tích lũy kim loại Zn, bên cạnh từ nguồn nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp còn đến từ một nguồn rất quan trọng khác là từ sự rửa trôi các loại đất đá tự nhiên có chứa kim loại Zn.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo môi trường quốc gia 2006, Hiện

trạng môi trường nước ba lưu vực sông Cầu, Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Đồng Nai.

  1. Sở tài nguyên môi trường Thái Nguyên (2010), báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên.

  2. Phùng Tiến Đạt, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Văn Nội (2006), Cơ sở hóa học môi

trường, NXB Đại học Sư phạm.

  1. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung (2003),

Hóa học phân tích phần 2: Các phương pháp phân tích công cụ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

  1. Trần Tứ Hiếu, Tạ Thị Thảo, Nguyễn Thị Hải Yến, Tống Thị Hải Liên

(2010), “Phân tích đánh giá tổng hàm lượng các kim loại nặng trong nước, trầm tích và động vật thủy sinh khu vực Hồ Tây - Hà Nội”, Tạp chí Hóa, Lý và Sinh học, tập 15, trang 245 - 249.

  1. Vũ Đức Lợi, Nguyễn Thanh Nga, Trịnh Anh Đức, Phạm Gia Môn, Trịnh Hồng

Quân, Dương Tuấn Hưng, Trần Thị Lệ Chi và Dương Thị Tú Anh (2010), “Phân tích dạng một số kim loại nặng trong trầm tích thuộc lưu vực sông Nhuệ và Đáy, Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học, tập 15, trang 26.

  1. Vũ Đức Lợi, Trần Thị Vân (2012) “Nghiên cứu và đánh giá sự tích lũy một số kim loại nặng trong trầm tích hồ Trị An”.

  2. Phạm Luận (1998), Cơ sở lý thuyết của phương pháp phân tích phổ huỳnh

quang, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

  1. Phạm Thị Nga, Lê Văn Đức, Nguyễn Duy Duyến, Lê Việt Thành (2008) “Đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích vịnh Đà Nẵng: kiến nghị và giải pháp”.

  2. Hoàng Thị Thanh Thủy, Từ Thị Cẩm Loan, Nguyễn Như Hà Vy (2006) “Nghiên cứu địa hóa môi trường một số kim loại nặng trong trầm tích sông rạch Thành Phố Hồ Chí Minh” Tạp chí phát triển KH và CN, tập 10, số 1 năm 2007.

  3. Trần Đăng Quy, Nguyễn Tài Tuệ, Mai Trọng Thuận (2011) “Đặc điểm phân bố các nguyên tố vi lượng trong trầm tích tầng mặt vịnh Tiên Yên”, tạp chí các khoa học về trái đất số tháng 3 năm 2012.

  4. Phạm Luận (2000), Giáo trình phương pháp phân tích phổ khối nguyên tử ICP-MS, Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

  5. Phạm Luận (2006), Phương pháp phân tích phổ nguyên tử, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.

  1. Trần Nghi (2003), Trầm tích học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

  2. Hoàng Nhâm (2003), Hoá vô cơ, tập 3, NXB Giáo Dục.

  3. Đặng Hoài Nhơn, Hoàng Thị Chiến, Nguyễn Thị Kim Anh, Bùi Văn Vượng,

Nguyễn Ngọc Anh, Phạm Hải An, Vũ Mạnh Hùng, Phan Sơn Hải (2011), “Lắng đọng trầm tích trên bãi triều Bàng La và Ngọc Hải, Hải Phòng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, tập 11, trang 1-13.

  1. Trịnh Thị Thanh (2007), Độc học môi trường và sức khỏe con người, NXB Đại

học Quốc gia Hà Nội.

  1. Nguyễn Đức Vận (2006), Hóa học vô cơ, tập 2: Các kim loại điển hình, NXB

Khoa học và Kỹ thuật.

  1. http://giadinh.net.vn/2308p0c1017/ Độc chất chì với trẻ em qua môi trường và

đồ chơi.htm.

  1. http://hoahoc.org/showthread.php?2538-Đại-Cương-Về-Nguyên-Tố-Vi-Lượng.

  2. http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Độc_tính_của_phân_tử_nano_ôxít_kẽm

_đến_tế_bào_thần_kinh.html.

  1. http://vi.wikipedia.org/wiki/Chì.

  2. http://vi.wikipedia.org/wiki/Đồng_(nguyên_tố).

  3. http://vi.wikipedia.org/wiki/Kẽm.

  4. http://vi.wikipedia.org/wiki/Cadmi.

  5. http://vi.wikipedia.org/wiki/Sông-Cầu.

  6. lvscau.cem.gov.vn.

  7. http://www.tnmtthainguyen.gov.vn.


Каталог: files -> ChuaChuyenDoi
ChuaChuyenDoi -> ĐẠi học quốc gia hà NỘi trưỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Thị Hương XÂy dựng quy trình quản lý CÁc công trìNH
ChuaChuyenDoi -> TS. NguyÔn Lai Thµnh
ChuaChuyenDoi -> Luận văn Cao học Người hướng dẫn: ts. Nguyễn Thị Hồng Vân
ChuaChuyenDoi -> 1 Một số vấn đề cơ bản về đất đai và sử dụng đất 05 1 Đất đai 05
ChuaChuyenDoi -> Lê Thị Phương XÂy dựng cơ SỞ DỮ liệu sinh học phân tử trong nhận dạng các loàI ĐỘng vật hoang dã phục vụ thực thi pháp luật và nghiên cứU
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Hà Linh
ChuaChuyenDoi -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền một số MẪu giống lúa thu thập tại làO
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiêN
ChuaChuyenDoi -> TRƯỜng đẠi học khoa học tự nhiên nguyễn Văn Cường

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương