HỘI ĐỒng phối hợP


Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch



tải về 0.49 Mb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích0.49 Mb.
#30744
1   2   3   4   5

2.4. Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch

Số thứ tự/ số

chứng thực



Ngày, tháng, năm chứng thực

Họ tên, số CMND/

Hộ chiếu của người yêu cầu chứng thực



Tên hợp đồng, giao dịch được chứng thực

Họ tên, chức danh người ký
chứng thực

Lệ phí chứng thực

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)


PHẦN THỨ BA

TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Thông tư số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 về hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực

Tuy Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, nhưng hiện nay, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực vẫn căn cứ vào Thông tư số 92/2008/TTLP-BTC-BTP



1. Về phạm vi áp dụng

Lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực được áp dụng đối với việc cấp bản sao từ sổ gốc,chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

Đối tượng nộp lệ phí là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.

Cơ quan, tổ chức được thu lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực là cơ quan, tổ chức cóthẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc, Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Uỷ bannhân dân xã, phường, thị trấn.



2. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực

Mức thu: Mức thu lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực như sau:a) Cấp bản sao từ sổ gốc: không quá 3.000 đồng/bản; b) Chứng thực bản sao từ bản chính: không quá 2000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thìmỗi trang thu không quá 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 100.000 đồng/bản;c) Chứng thực chữ ký: không quá 10.000 đồng/trường hợp.Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức thu lệ phí cấp bảnsao, lệ phí chứng thực cho phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương, nhưng tối đa khôngquá mức thu quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản này.

Chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực:

- Tổ chức, cá nhân khi yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính,chứng thực chữ ký phải nộp lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực. Khi thu lệ phí, cơ quan thu lệ phí phải lập và cấp biên lai thu cho đối tượng nộp lệ phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về pháthành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế. 

- Lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thực hiện thu lệ phí phải nộp đầy đủ, kịp thời số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước. Trongtrường hợp ủy quyền thu thì Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết địnhtỷ lệ phần trăm trích lại số lệ phí thu được cho đơn vị được ủy quyền thu lệ phí để trang trải chi phícho việc thu lệ phí theo chế độ quy định.

II. Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Thông tư số 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/5/2013 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch

Hiện nay, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch vẫn được thực hiện theo Thông tư số 62/2013/TTLT-BTC-BTP



1. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng của Thông tư này là Tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực hợp đồng, giao dịch tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã (ở các địa phương được phép thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật) phải nộp lệ phí theo quy định tại Thông tư này.

- Cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch là cơ quan thu lệ phí.

2. Mức thu lệ phí (Điều 3)

Mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch như sau:

- Mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản được xác định theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

a) Mức thu lệ phí chứng thực đối với các hợp đồng, giao dịch sau đây được tính như sau:

- Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tính trên giá trị quyền sử dụng đất);

- Chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất (tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất);

- Chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản (tính trên giá trị di sản);

- Chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản (tính trên giá trị tài sản; trường hợp trong hợp đồng thế chấp tài sản có ghi giá trị khoản vay thấp hơn giá trị tài sản thế chấp thì tính trên giá trị khoản vay).

Số TT

Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch

Mức thu

(đồng/trường hợp)



1

Dưới 50 triệu đồng

50.000

2

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

100.000

3

Từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng

300.000

4

Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng

500.000

5

Từ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng

1.000.000

6

Từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng

1.200.000

7

Từ trên 3 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng

1.500.000

8

Từ trên 4 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng

2.000.000

9

Từ trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

2.500.000

10

Trên 10 tỷ đồng

3.000.000

b) Mức thu lệ phí đối với các việc chứng thực hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, thuê nhà ở (tính trên tổng số tiền thuê) được tính như sau:

Số TT

Giá trị hợp đồng, giao dịch

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Dưới 50 triệu đồng

40.000

2

Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

80.000

3

Từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng

200.000

4

Từ trên 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng

400.000

5

Từ trên 1 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng

800.000

6

Từ trên 2 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng

1.000.000

7

Từ trên 3 tỷ đồng đến 4 tỷ đồng

1.200.000

8

Từ trên 4 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng

1.500.000

9

Từ trên 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng

1.700.000

10

Trên 10 tỷ đồng

2.000.000

c) Đối với các hợp đồng, giao dịch về quyền sử dụng đất, tài sản có giá thoả thuận cao hơn mức giá quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính lệ phí chứng thực được xác định theo thoả thuận của các bên trong hợp đồng, giao dịch đó; trường hợp giá đất, giá tài sản do các bên thoả thuận thấp hơn mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định áp dụng tại thời điểm chứng thực thì giá trị tính lệ phí chứng thực được tính như sau: Giá trị quyền sử dụng đất, giá trị tài sản tính lệ phí = Diện tích đất, số lượng tài sản ghi trong hợp đồng, giao dịch (x) Giá đất, giá tài sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch được quy định như sau:



Số TT

Loại việc

Mức thu

(đồng/trường hợp)

1

Chứng thực hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp

40.000

2

Chứng thực hợp đồng bán đấu giá bất động sản

100.000

3

Chứng thực hợp đồng bảo lãnh

100.000

4

Chứng thực hợp đồng uỷ quyền

40.000

5

Chứng thực giấy uỷ quyền

20.000

6

Chứng thực sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch

40.000

7

Chứng thực việc huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch

20.000

8

Chứng thực di chúc

40.000

9

Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản

20.000

- Mức thu lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch khác có giá trị dưới 50 triệu đồng là: 40.000 đồng/trường hợp.

3. Quản lý và sử dụng lệ phí (Điều 4)

Lệ phí chứng thực là khoản thu thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan thu lệ phí nộp 100% (một trăm phần trăm) tổng số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước theo chương, mục, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước hiện hành. Các khoản chi phí liên quan đến công tác chứng thực hợp đồng, giao dịch được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

 III. Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.

Ngày 18 tháng 5 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (sau đây gọi là Nghị định số 79/2007/NĐ-CP). Triển khai thi hành Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, trong những năm qua, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên toàn quốc đã bố trí nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, đáp ứng cơ bản nhu cầu của cá nhân, tổ chức trong việc chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản. Bản sao được chứng thực từ bản chính (sau đây gọi là bản sao có chứng thực) có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính, do đó phần nào đã tạo thuận lợi cho người dân, tạo sự yên tâm cho cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP thì: "1. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. 2. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao không có chứng thực có quyền yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu. Người đối chiếu phải ký xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính". Thực hiện quy định này, một số cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến thủ tục hành chính đã quy định theo hướng, cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn việc nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao không có chứng thực xuất trình kèm bản chính để đối chiếu.

Tuy nhiên, trên thực tế, để đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính, đa số các cá nhân, tổ chức vẫn phải nộp bản sao có chứng thực giấy tờ, văn bản. Chính vì vậy, nhu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản của cá nhân, tổ chức ngày càng gia tăng, từ đó dẫn đến tình trạng sử dụng bản sao có chứng thực đã vượt quá sự cần thiết và trở thành hiện tượng "lạm dụng" bản sao có chứng thực. Qua tổng kết công tác chứng thực từ năm 2007 đến nay cho thấy, mỗi năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trên toàn quốc đã thực hiện chứng thực hàng trăm triệu bản sao. Việc làm này không những gây phiền hà, tốn kém cho người dân, lãng phí cho xã hội mà còn tạo nên áp lực, quá tải đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong công tác chứng thực.

Thực trạng trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau đây: Một số cá nhân, tổ chức nhận thức chưa đầy đủ về việc sử dụng bản sao nói chung và bản sao có chứng thực nói riêng khi giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP; các văn bản quy phạm pháp luật, cá biệt có cả văn bản hành chính do cơ quan, tổ chức trực tiếp giải quyết thủ tục hành chính ban hành (như quyết định, công văn, thông báo...) quy định về giấy tờ phải nộp trong thành phần hồ sơ bắt buộc phải là bản sao có chứng thực mà không quy định theo hướng, cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP; một bộ phận công chức, viên chức khi tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính do tâm lý "ngại" đối chiếu, "sợ trách nhiệm" nên đã yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực mà không tiếp nhận bản sao để tự đối chiếu với bản chính.

Để chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản, giảm chi phí cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm:

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về quyền của các cá nhân, tổ chức khi trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính thì các giấy tờ trong thành phần hồ sơ có thể là bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu;

b) Chỉ đạo việc quán triệt thực hiện nghiêm túc quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP trong quá trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính. Theo đó, khi cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực thì không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu; trường hợp nộp bản sao không có chứng thực và xuất trình kèm bản chính thì công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tự kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính mà không yêu cầu cá nhân, tổ chức nộp bản sao có chứng thực;

c) Chỉ đạo việc rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo hướng: Cá nhân, tổ chức trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính tại cơ quan, tổ chức có quyền lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu; hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2015;

d) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức trực thuộc có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính rà soát những văn bản hành chính do cơ quan, tổ chức ban hành dưới hình thức quyết định, thông báo, công văn và các hình thức văn bản khác, phát hiện những quy định về thủ tục hành chính trái với quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP; tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế theo thẩm quyền cho phù hợp; hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2015.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các sở, ban, ngành trong địa phương:

a) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt nội dung quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP theo tinh thần nêu tại điểm a, điểm b Khoản 1 của Chỉ thị này;

b) Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành hoặc những văn bản do cơ quan, tổ chức trực thuộc ban hành dưới hình thức quyết định, thông báo, công văn và các hình thức văn bản khác, phát hiện những quy định về thủ tục hành chính trái với quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP để kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền cho phù hợp, hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm 2015;

c) Tăng cường kiểm tra cách thức tổ chức thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chấn chỉnh kịp thời tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực giấy tờ, văn bản trái với quy định tại Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP;

d) Bố trí đủ nguồn nhân lực, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu sao giấy tờ, văn bản của cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính. Thường xuyên quan tâm công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công chức, viên chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, giải quyết thủ tục hành chính.

3. Tổ chức thực hiện:

a) Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nội dung của Chỉ thị này tới các cơ quan, tổ chức trực thuộc; có văn bản chỉ đạo cụ thể và thường xuyên kiểm tra các cơ quan, tổ chức trực thuộc trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị, sớm khắc phục tình trạng lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính.

b) Bộ Tư pháp có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp đề xuất của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật, gắn kết công tác thẩm định văn bản quy phạm pháp luật với công tác kiểm soát thủ tục hành chính, bảo đảm các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính phù hợp với quy định tại Điều 6 của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP;

- Chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến nội dung của Chỉ thị này tới tất cả cơ quan, tổ chức và cá nhân.



Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng kết, đánh giá tình hình triển khai, báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị gửi Bộ Tư pháp trước ngày 30 tháng 4 năm 2015 để Bộ Tư pháp tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.



1 Phân biệt rõ với hoạt động công chứng: Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch (khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng (sửa đổi).,



Каталог: tl-pbgdpl -> Lists -> DacSan -> Attachments
Attachments -> HỘI ĐỒng phối hợp phổ biếN, giáo dục pháp luật trung ưƠng đẶc san tuyên truyền pháp luật số: 06/2013 chủ ĐỀ quyền con ngưỜI
Attachments -> ĐẶc san tuyên truyền pháp luật số: 09/2013 chủ ĐỀ
Attachments -> Công ưỚc liên hợp quốc về chống tham nhũng và VẤN ĐỀ hoàn thiện pháp luật việt nam
Attachments -> ChuyêN ĐỀ thông tin về diễN ĐÀn hợp tác kinh tế châU Á-thái bình dưƠng (apec)
Attachments -> ĐẶc san tuyên truyền pháp luật số: 10 chủ ĐỀ CÔng nghiệp quốc phòNG
Attachments -> HỘI ĐỒng phối hợp phổ biếN, giáo dục pháp luật trung ưƠng đẶc san tuyên truyền pháp luật số: 08 /2013 chủ ĐỀ pháp luậT ĐIỆn lựC

tải về 0.49 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương