Hai Số Phận



tải về 2.37 Mb.
Chế độ xem pdf
trang4/29
Chuyển đổi dữ liệu01.03.2024
Kích2.37 Mb.
#56685
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29
Hai So Phan - Jeffrey Archer

Kosciusko.
“Một nhà yêu nước lớn và anh hùng đấy,” Nam tước nói. “Ông tượng
trưng cho cuộc đấu tranh giành độc lập của ta. Ông được rèn luyện ở Pháp…”


“Càng kính phục và yêu quý những người như thế chúng ta lại càng căm
ghét bọn Nga hoàng và bọn Áo,” Wladek nói chêm vào. Tỏ ra chú có hiểu
biết và những lúc đó không thể không lấy làm hứng thú lên tiếng.
“Ai kể chuyện cho ai nghe ấy nhỉ, Wladek?” Nam tước cười. “Rồi ông lại
cùng chiến đấu với George Washington ở Mỹ cho tự do dân chủ. Năm 1792,
ông lãnh đạo người Ba Lan trong trận chiến ở Dubienka. Khi ông vua khốn
khổ của chúng ta là Stanislaw Augustus bỏ chúng ta để chạy theo người Nga
thì Kosciusko trở về với quê hương yêu dấu để chiến đấu lật đổ ách thống trị
của Nga hoàng. Ông đã thắng trong trận ở đâu nhỉ, Leon?”
“Thưa đó là trận Raclawice, rồi sau ông giải phóng Warsaw.”
“Tốt, con thật đáng khen. Nhưng rồi, than ôi, bọn Nga đã tập trung một
lực lượng lớn ở Maciejowice và cuối cùng ông đã bị thua và bị bắt làm tù
binh. Ông cụ bốn đời của ta ngày đó cũng cùng chiến đấu với Kosciusko và
sau lại tham gia binh đoàn của Dabrowski ở thời kỳ Napoleon Bonaparte
nữa.”
“Và vì những cống hiến cho đất nước Ba Lan mà có Nam tước Rosnovski,
một danh tước mà gia đình ta sẽ còn mãi mãi để nhớ lại những ngày vĩ đại
ấy.” Wladek dõng dạc lên tiếng, làm như một ngày kia danh tước ấy sẽ được
truyền sang cho chú vậy.
“Phải, những ngày vĩ đại ấy rồi sẽ trở lại,” Nam tước nhẹ nhàng nói. “Ta
chỉ cầu làm sao cho mình sống được để trông thấy những ngày đó.”
○○○
Lễ Giáng sinh năm đó, một số tá điền đem vợ con đến lâu đài để cùng làm
lễ cầu kinh ban đêm. Đám trẻ đã nhịn đói sẵn, chỉ chờ xuất hiện ánh sao đầu
tiên ngoài cửa sổ là sẽ bắt đầu được ăn tiệc. Trước lúc đó Nam tước sẽ nói
mấy lời cầu Chúa, và khi mọi người ngồi xuống rồi, Wladek sẽ phải lấy làm
ngượng về chuyện Jasio Koskiewicz ăn uống quá nhiều, không bỏ bất cứ


món nào bầy trên bàn, và rồi sẽ lại như năm ngoái, tức là lăn ra ốm ở trong
rừng trên đường trở về nhà cho mà xem.
Sau bữa tiệc, Wladek rất thích được phân phát những gói quà mắc trên cây
thông Giáng sinh cho bọn trẻ con của các nhà tá điền đang ngạc nhiên nhìn
lên đó. Chú chia một con búp bê cho Sophia, một con dao đi rừng cho Josef,
một chiếc áo mới cho Florentyna, vì đó là món quà đầu tiên mà Wladek xin ở
Nam tước.
Sau khi nhận quà ở tay Wladek, Josef nói với mẹ:
“Đúng đấy mẹ ạ! Wladek, nó không phải là em của chúng con.”
“Không,” mẹ chú đáp, “nhưng nó vẫn là con của mẹ.”
○○○
Qua mùa đông và mùa xuân năm 1914, Wladek đã lớn lên hơn và học giỏi
hơn.
Rồi bỗng đến tháng bảy năm đó, ông thầy người Đức tự nhiên bỏ lâu đài
ra đi mà không nói một lời từ biệt nào. Cả hai cậu bé đều không hiểu tại sao.
Họ không bao giờ có thể nghĩ được là việc ông thầy ra đi có liên quan đến
chuyện một sinh viên của phái vô chính phủ đã ám sát Hoàng tử Francis
Ferdinand của nước Áo ở Sarajevo. Ông thầy còn lại đã mô tả việc này cho
các cậu nghe bằng một giọng nghiêm hơn bao giờ hết. Từ đó Nam tước tỏ ra
trầm mặc ít nói, và cả hai cậu bé đều không hiểu tại sao. Những người hầu hạ
trong nhà, nhất là những người mà hai cậu ưa thích, đều tự nhiên thấy mất
dần, hai cậu cũng không hiểu tại sao. Ngày tháng trôi qua, Leon đã lớn lên
hơn, Wladek đã khỏe hơn. Hai cậu đã trở thành khôn ngoan hiểu biết hơn.
Một buổi sáng tháng tám năm 1915, vào những ngày gọi là rông dài rỗi
rãi, Nam tước lên đường đi Warsaw nói là để thu xếp công việc trên đó. Ông
đi vắng ba tuần rưỡi, tức là hai mươi lăm ngày vì Wladek mỗi sáng đều đánh
dấu lên cuốn lịch trong phòng chú. Chú cứ tưởng như ông đi mãi không về.


Vào hôm Nam tước đã hẹn về, hai cậu đi xuống tận ga Slonim đón Nam tước
về bằng chuyến xe lửa hàng tuần. Rồi ba người lặng lẽ về lâu đài, không ai
nói câu gì.
Wladek nghĩ bụng Nam tước trông đã có vẻ già đi và mệt mỏi. Chú không
dè trường hợp này bao giờ. Cả một tuần lễ sau đó, Nam tước thường có
những cuộc đối thoại không bình thường với những người hầu hạ chủ yếu
trong lâu đài. Mỗi khi có Leon hoặc Wladek bước vào thì họ lại thôi không
nói chuyện nữa. Điều đó có vẻ như vụng trộm khiến hai cậu vừa khó chịu vừa
sợ, không biết có phải mình là nguyên nhân gây ra như vậy hay không.
Wladek thì lo rằng Nam tước lại có thể gửi trả chú về với túp nhà của ông thợ
săn, vì chú biết rằng mình vẫn là một người xa lạ trong một ngôi nhà xa lạ.
Ít ngày sau đó, vào một buổi tối, Nam tước cho gọi hai cậu đến gặp ông ở
sảnh đường lớn. Hai cậu rón én bước vào, lo sợ. Ông không giải thích gì
nhiều mà chỉ nói rằng họ sắp phải đi một chuyến rất dài ngày.
Những lời nói ngắn gọn của ông, vào lúc đó tưởng như không có nghĩa gì
ghê gớm, lại hoá ra cứ bám chặt lấy Wladek trong suốt cả cuộc đời.
Nam tước trầm giọng nói:
“Các con yêu quý của ta, bọn gây chiến người Đức và bọn đế quốc Áo”
Hung hiện đã đến cửa ngõ Warsaw và chẳng bao lâu sẽ đánh đến chỗ chúng
ta ở đây.
Wladek nhớ lại một câu khó hiểu mà ông thầy Ba Lan đã nói với ông thầy
Đức trước đây khi hai người có căng thẳng với nhau vào những ngày cuối
cùng: “Phải chăng như vậy có nghĩa là đã đến lúc những dân tộc bị nhận
chìm ở châu Âu rơi vào chúng tôi?” Ông thầy Ba Lan đã hỏi thế.
Nam tước âu yếm nhìn khuôn mặt ngây thơ của Wladek.
“Tinh thần dân tộc của chúng ta đã không bị mất đi trong suốt một trăm
năm mươi năm bị đàn áp mòn mỏi,” chú nói. “Rất có thể số phận của Ba Lan
cũng bị đe dọa như số phận của Serbia vậy. Chúng ta bất lực không làm thay
đổi gì lịch sử được. Số phận của chúng ta tuỳ thuộc vào ba đế quốc hùng


mạnh ở chung quanh.”
“Chúng ta mạnh, chúng ta có thể chiến đấu được,” Leon nói. “Chúng ta có
kiếm gỗ và có mộc. Chúng ta không sợ bọn Đức hoặc bọn Nga.”
“Con ơi, con chỉ mới biết chơi đánh trận thôi. Nhưng trận chiến này không
phải như trẻ con chơi với nhau đâu. Chúng ta phải tìm một chỗ nào đó xa
lánh và yên ổn để mà sống và chờ xem lịch sử quyết định số phận của chúng
ta thế nào. Và chúng ta phải đi ngay, càng sớm sàng tốt. Ta chỉ cầu làm sao
đây không phải là ngày kết thúc tuổi trẻ của các con. “
Cả Leon và Wladek đều thấy hoang mang bứt rứt về những lời Nam tước
vừa nói. Chiến tranh, trong đầu óc hai cậu, có vẻ như một cuộc phiêu lưu đầy
thú vị nếu như bây giờ bỏ lâu đài này ra đi thì họ sẽ mất cơ hội ấy. Những
người hầu trong nhà đã bỏ ra nhiều ngày để gói ghém các đồ đạc của Nam
tước. Wladek và Leon được báo trước là vào ngày thứ hai tới hai cậu sẽ lên
đường về ngôi nhà nghỉ hè nhỏ bé ở phía bắc Grodno. Hai cậu vẫn tiếp tục
học hành và chơi bời như thường, không cần có ai giám sát, nhưng chẳng gặp
được ai và có lúc nào để người ta trả lời được cho hai cậu về những câu hỏi
nêu ra.
Vào những ngày thứ bảy, hai cậu phải học vào buổi sáng. Hôm đó, hai cậu
đang dịch cuốn Pan Tadeusz của Amdam Mickiewicz ra tiếng La tinh thì
bỗng nghe thấy có tiếng súng nổ. Lúc đầu, Wladek tưởng đó chỉ là tiếng súng
quen thuộc của một bác thợ săn nào đó bên ngoài trang trại. Hai cậu quay trở
về với công việc đang làm. Nhưng rồi lại có một loạt tiếng súng nữa, lúc này
nghe gần hơn nhiều. Hai cậu bỗng nghe thấy tiếng kêu hét ở nhà dưới. Họ
nhìn nhau quái lạ. Họ không tỏ ra sợ hãi gì hết, vì chưa bao giờ thấy những
chuyện như thế trong đời. Ông thầy bỏ chạy, để mặc hai cậu lại đó. Rồi có
một tiếng súng nữa, lần này ngay ở hành lang bên ngoài phòng các cậu ngồi.
Hai người khiếp sợ, ngồi im không dám thở. Cánh cửa bỗng bật mở. Một
người đàn ông, không lớn tuổi hơn ông thầy học là mấy, mặc bộ quân phục
màu xám, đầu đội mũ sắt, bước vào nhìn hai người. Leon ôm lấy Wladek,
còn Wladek nhìn lên người kia.


Hắn ta quát tháo bằng tiếng Đức, hỏi hai người là ai. Cả hai cậu bé không
ai trả lời mặc dầu rất thạo tiếng đó như tiếng mẹ đẻ. Một tên lính khác bước
đến sau lưng hắn. Hắn tiến đến nắm lấy cổ hai cậu bé gần như xách hai con
gà lôi ra hành lang rồi kéo xuống nhà đem ra phía trước lâu đài rồi quẳng hai
người vào trong vườn, ở đấy Florentyna cũng đang kêu hét như điên trước
quang cảnh cô đang nhìn thấy. Leon không dám nhìn, gục đầu vào vai
Wladek. Wladek kinh ngạc trông ra một dẫy xác chết, phần lớn là những
người hầu hạ trong nhà, bị vứt úp mặt xuống đất. Chú lặng người khi trông
thấy một người có bộ ria nằm úp xuống vũng máu. Người đó chính là bác thợ
săn. Wladek không cảm thấy gì nhưng Florentyna thì vẫn cứ kêu hét.
“Bố có đây không?” Leon hỏi. “Bố có đây không?”
Wladek nhìn lại một lượt những xác chết. Chú cảm ơn Chúa là không thấy
có bóng dáng Nam tước Rosnovski ở đây. Chú đang định quay ra nói với
Leon thì một tên lính bước tới bên cạnh.
“Wer hat gesprochen?” tên lính gắt.
“Ich,” Wladek bạo dạn đáp
Tên lính giơ súng lên lấy báng đập vào đầu Wladek. Chú lăn ra đất, máu
chảy đầy mặt. Nam tước đâu rồi? Có chuyện gì thế này? Tại sao họ lại đối xử
như thế này ở ngay nhà mình? Leon vội nhảy đè lên Wladek để tránh cho chú
bị một đòn thứ hai của tên lính định đánh vào bụng. Nhưng nhát súng quá
mạnh giáng xuống lại trúng vào sau gáy Leon.
Cả hai cậu bé nằm không động đậy. Wladek nằm im vì chú vẫn chưa hết
khiếp sợ với nhát đòn vừa rồi và cả với khối nặng của người Leon bỗng nhiên
đè lên chú. Còn Leon nằm im vì cậu ta đã chết rồi. Wladek có thể nghe thấy
tiếng một tên lính khác trách cứ tên lính vừa rồi vì hắn đã quá tay. Chúng lôi
Leon đi, nhưng Wladek cứ bám chặt lấy. Phải hai tên lính mới kéo nổi được
xác Leon ra khỏi tay Wladek và quẳng vào đống người đã nằm đó, mặt úp
xuống cỏ.
Đôi mắt Wladek không rời khỏi cái xác của người bạn thân nhất trên đời.


Cuối cùng họ bắt chú quay trở vào lâu đài để cùng với một số người còn sống
sót bị dẫn xuống tầng hầm. Không ai dám thốt lên một lời vì sợ phải đi theo
những người đã bị vứt trên cỏ. Cửa hầm bị khóa chặt và tiếng lầm rầm của
bọn lính đã xa dần. Lúc đó Wladek mới lên tiếng, “Chúa lòng lành”, vì chú
trông thấy Nam tước ngồi dúi vào trong góc tường. Ông không bị đánh đập
gì, nhưng có vẻ rất khiếp sợ ông cứ ngồi lặng yên nhìn vào khoảng không.
Ông còn sống được vì bọn xâm lược còn cần đến ông để cai quản đám tù
binh. Wladek bước đến bên chỗ ông. Những người khác, trái lại, càng ngồi xa
chỗ ông chủ càng tốt. Hai người nhìn nhau đúng như họ đã nhìn trong ngày
đầu gặp nhau. Wladek đưa tay ra, và cũng như ngày đầu, Nam tước cầm lấy
tay chú.
Wladek nhìn thấy những giọt nước mắt chảy xuống khuôn mặt tự hào của
Nam tước. Không ai nói một lời nào. Cả hai đều vừa mới mất con người
mình yêu quý nhất trên đời.


CHƯƠNG 
6
William Kane lớn rất nhanh. Chú được mọi người chung quanh yêu quý,
nhất là những năm đầu chung quanh chú thường chỉ có bà con trong nhà và
những người hầu hạ được chọn lọc.
Tầng trên gác của ngôi nhà thuộc họ Kane xây theo kiểu thế kỷ mười tám
ở Quảng trường Louisburg trên đồi Beacon đã bị biến thành trung tâm nuôi
trẻ, chất đầy các thứ đồ chơi. Bên cạnh đó là một phòng ngủ và phòng khách
dành cho cô bảo mẫu mới thuê được về. Từ đây xuống đến nhà dưới còn một
quãng xa nên Richard Kane không thể hay biết gì về những chuyện như trẻ
con mọc răng, tã ướt, hoặc nó khóc bất thường đòi ăn. Tiếng khóc đầu tiên,
chiếc răng mọc đầu tiên, bước đi đầu tiên, tiếng nói đầu tiên của đứa bé đều
được mẹ của William ghi vào sổ gia đình cùng với những tiến bộ của nó về
chiều cao và cân nặng. Anna ngạc nhiên thấy những con số thống kê này
chẳng khác gì lắm với bất cứ đứa trẻ nào mà chỉ đã biết ở trên đồi Beacon.
Cô bảo mẫu là một người thuê ở tận bên Anh mang về. Cô nuôi thằng bé
theo một chế độ mà đến một sĩ quan kị binh của nước Phổ cũng phải lấy làm
hài lòng. Chiều chiều cứ sáu giờ là bố của William lên thăm. Vì không biết
nói chuyện với con như thế nào nên hai bố con chỉ biết nhìn nhau. William
nắm chặt lấy ngón tay trỏ của bố, ngón tay mà người bố đã dùng để kiểm tra
những bảng cân bằng thu chi ở ngân hàng. Richard nhìn con mỉm cười. Sau
năm đầu, thủ tục có hơi thay đổi đi một chút. Thằng bé được đưa xuống nhà
dưới để thăm bố. Richard ngồi ở chiếc ghế da có lưng tựa rất cao nhìn đứa
con đầu lòng của mình bò dưới chân bàn ghế, lúc ẩn lúc hiện, khiến Richard
tưởng như con mình rồi sẽ trở thành một Thượng nghị sĩ cũng chưa biết
chừng. Mười ba tháng là William đã chập chững biết đi và bám vào đuôi áo


của bố. Tiếng đầu tiên của nó nói ra là Dada, làm mọi người rất thích, kể cả
bà nội Kane và bà ngoại Cabot, hai bà là những người đến thăm nó thường
xuyên. Các bà không đi theo chiếc xe đẩy William đi quanh Boston, nhưng
vào những chiều thứ năm thường bước theo sau cô bảo mẫu trong công viên
và nhìn những người trông trẻ khác cũng ra đó. Những trẻ con khác cho vịt
ăn ở những vườn công cộng, nhưng William thì được chơi với thiên nga
trong hồ của biệt thự rất sang trong nhà ông Jack Gardner.
Sau hai năm thì các bà nội bà ngoại đều có ý nói khéo rằng đã đến lúc
thằng William phải có em đi là vừa. Anne đành nghe theo các cụ và để có
mang lần nữa, nhưng được đến tháng thứ tư thì chị rất thất vọng thấy người
mình cứ mỗi lúc một ốm yếu nhợt nhạt đi.
Lúc khám thai cho người mẹ, bác sĩ MacKenzie không còn cười vui vẻ
được nữa, và đến tuần thứ mười sáu khi Anne bị sẩy thai thì ông ta tuy không
ngạc nhiên nhưng cũng không để cho chị đau buồn vô cớ. Ông ta nói:
“Anne, cái lý do khiến bà cảm thấy mình không khỏe đó là do huyết áp
của bà quá cao, và nếu cứ như thế thì càng có mang nhiều tháng huyết áp
càng cao lên nữa. Tôi e rằng các bác sĩ hiện nay chưa có cách gì ngăn được
huyết áp cao. Mà chúng tôi thì chỉ có thể biết được là điều đó nguy hiểm cho
mọi người, nhất là cho đàn bà có mang.”
Anne cố cầm nước mắt và hiểu rằng như thế có nghĩa là trong tương lai
mình sẽ không thể có con được nữa.
“Nhưng nếu tôi có mang lần sau thì chắc không thế nữa chứ?” Chị lựa lời
hỏi để bác sĩ dễ trả lời mình hơn.
“Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu như không còn như vậy. Tôi phải lấy làm tiếc
mà nói điều này, nhưng tôi thành thật khuyên bà là không nên có mang nữa.”
“Nhưng dù có ốm đau vài tháng cũng không sao, nếu như…”
“Tôi không nói về chuyện ốm đau đâu, bà Anne. Mà tôi nói là bà không
nên mạo hiểm với mạng sống của mình một cách không cần thiết như vậy.”
Richard và Anne rất lấy làm lo ngại, vì bản thân hai người cũng là con


một và hai người đều sớm mất cha. Họ đã tưởng mình sẽ tạo ra một gia đình
tương xứng với quy mô của nhà này và trách nhiệm đối với những thế hệ tiếp
theo. Hai bà nội bà ngoại Cabot và Kane đều nói: “Phận sự của người đàn bà
chỉ có thế thôi chứ còn gì khác nữa đâu?” Lâu dần, không ai nhắc nhở đến
vấn đề đó nữa, và William trở thành trung tâm chú ý của mọi người.
Richard, sau sáu năm có chân trong ban giám đốc đã lên thay thế người
cha qua đời năm 1904 làm chủ tịch Ngân hàng và Công ty Tín dụng Kane &
Cabot. Từ đó anh chỉ biết lao vào công việc của ngân hàng. Ngân hàng này
có trụ sở tại phố State, một tòa nhà đồ sộ được xây dựng đẹp và chắc chắn, và
có chi nhánh ở New York, London và San Francisco. Cái chi nhánh thứ ba
này thành một vấn đề đáng lo ngại cho Richard vào đúng ngày William ra
đời, vì nó đã bị sập cùng một lúc với Ngân hàng quốc gia Crocker, Ngân
hàng Wells Fargo và California trong vụ động đất lớn năm 1906, không phải
sập về mặt tài chính mà sập đúng với nghĩa đen của nó. Richard vốn là một
người biết lo toan từ trước nên tài sản của anh được hãng Lloyd’s của
London bảo hiểm. Đều là những người đứng đắn cả, nên sau vụ đó họ bồi
thường cho đến từng xu một, do đó Richard có thể xây dựng lại ngân hàng.
Richard phải mất cả một năm vất vả đi lại bằng xe lửa giữa Boston với San
Francisco, mỗi lượt đi mất bốn ngày trời, để theo dõi giám sát việc xây dựng
lại.
Anh cho khánh thành nhà ngân hàng mới trên Quảng trường liên hiệp,
tháng mười năm 1907, sau đó lại phải quay sang bờ biển phía đông ngay để
giải quyết những vấn đề mới nẩy sinh. Lúc này ở các ngân hàng New York
người ta đang rút bớt tiền gửi. Nhiều ngân hàng nhỏ không đối phó nổi với
tình hình ấy và bắt đầu phá sản. J. P. Morgan, chủ tịch của một ngân hàng lớn
mang tên ông ta và đã nổi tiếng từ lâu, đã mời Richard cùng cộng tác với ông
ta để lập một ngân hàng hùn vốn nhằm đối phó với tình hình này. Richard
đồng ý. Thái độ dũng cảm của anh đã có hiệu quả và vấn đề khó khăn đã bị
đẩy lùi dần. Tuy thế, Richard cũng đã phải mất nhiều đêm không ngủ được.
William, trái lại ngủ rất kỹ, không cần biết gì đến những chuyện động đất


và ngân hàng sập. Chú còn có việc phải cho những con thiên nga ăn và phải
đi đi lại lại Milton, Brooklyn và Beverley để được gặp những bà con họ hàng
quyền quý.
Đầu mùa xuân năm sau đó Richard nhận được một món quà do anh đã đầu
tư vốn một cách thận trọng vào cho một người tên là Henry Ford và người
này tuyên bố có thể sản xuất ra một loại xe hơi để phục vụ nhân dân. Ngân
hàng mời ông Ford đến ăn trưa, và người ta đã vận động Richard mua một
chiếc xe mẫu T với các giá cực sang là 850 đôla. Henry Ford đảm bảo với
Richard rằng nếu được ngân hàng ủng hộ ông ta sẽ có thể chỉ trong vài năm
giảm giá xe xuống 350 đôla một chiếc và như vậy thì mọi người đều có thể
mua xe được, thế là những người ủng hộ ông ta sẽ thu được lợi nhuận rất lớn.
Richard ủng hộ. Đó là lần đầu tiên anh đưa đồng tiền có hiệu quả vào tay một
người có thể hạ giá thành sản phẩm xuống còn một nửa. Richard cũng còn
băn khoăn rằng chiếc xe hơi của mình, mặc dầu sơn màu đen ảm đạm như
thế, vẫn có thể chưa được coi là phương tiện chuyên chở xứng đáng với một
ông thống đốc và chủ tịch ngân hàng. Tuy nhiên, anh cũng yên tâm thấy
những người ở hai bên đường liếc nhìn và trầm trồ khen ngợi. Với tốc độ
mười dặm một giờ, nó còn làm ầm ĩ hơn cả một con ngựa, nhưng dù sao cũng
có cái tốt là nó không để lại một đống phân trên đường phố Vemon. Điều duy
nhất anh phải cãi cọ với ông Ford là ông ta không chịu nghe lời đề nghị về
việc mẫu T của xe hơi không nên chỉ có màu đen mà nên sơn nhiều màu khác
nữa. ông Ford nhất định là xe nào cũng chỉ sơn màu đen để giảm giá bán.
Anne nhậy cảm hơn chồng trong cái quan hệ xã hội mà chị nghĩ phải tỏ ra
khiêm tốn lễ độ hơn, đã quyết định là chỉ ngồi xe khi nào bên nhà Cabot cũng
có xe như mình.
Nhưng William thì rất thích cái “ô-tô” đó. Báo chí đã đặt cho nó cái tên
như vậy rồi. Chú thích hơn vì cho rằng bố mua cái xe đó là mua cho chú, để
thay vào chiếc xe đẩy không có máy móc gì. Chú cũng thích cả người lái xe
hơn là cô bảo mẫu. Người lái xe có đôi mắt kính rất to với chiếc mũ dẹt
xuống đầu. Bà nội Kane và bà ngoại Cabot tuyên bố sẽ chẳng bao giờ ngồi


vào chiếc xe máy gớm khiếp đó, và đúng là các cụ không chịu ngồi thật. Tuy
vậy bà nội Kane vẫn đòi thông báo là bà có ngồi trong xe hơi để đi dự tang lễ.
Trong hai năm sau đó, ngân hàng tiếp tục phát triển lớn mạnh. William
cũng lớn theo với nó. Những người Mỹ lại một lần nữa đầu tư vào những
công trình mở rộng và những khoản tiền lớn theo nhau kéo về ngân hàng
Kane & Cabot, rồi tiền đó lại tái đầu tư vào những công trình như nhà máy
thuộc da Lowell ở Massachusetts. Richard theo dõi sự lớn mạnh của cả ngân
hàng và con trai mình với một tâm lý thỏa mãn tỉnh táo. Vào ngày sinh nhật
lần thứ năm của William, anh rút thằng bé ra khỏi bàn tay quản lý của đàn bà
và giao nó cho một ông thầy dạy tư và trả lương cho ông ta 450 đôla một
năm. Ông thầy tên là Munro, một người do Richard đích thân chọn lựa trong
số tám người được cô thư ký riêng của anh giới thiệu lên. Ông thầy Munro
được giao nhiệm vụ là phải đảm bảo cho William đến năm mười hai tuổi có
thể sẵn sàng vào trường St. Paul được. William lập tức yêu thích ngay ông
thầy Munro, một người chú tưởng là đã già và tài giỏi nhưng thực ra ông thầy
ấy chỉ mới có hai mươi ba tuổi, đã tốt nghiệp loại ưu về Anh ngữ ở Đại học
Edinburgh.
William học đọc và viết rất nhanh chóng dễ dàng, nhưng chú đặc biệt rất
thích thú với những con số. Điều phàn nàn duy nhất của chú là trong tám bài
học mỗi tuần chỉ có một bài là toán. Nhưng William cũng đã có thể cho bố
chú thấy được là một phần tám thời gian ấy coi như một thứ đầu tư nhỏ cho
ai đó một ngày kia sẽ trở thành thống đốc và chủ tịch của một ngân hàng. Để
bù vào chỗ thiếu nhìn xa thấy rộng của ông thầy, William đem những bài
toán chú nhẩm trong đầu ra đánh đố những người khác trong nhà. Bà ngoại
Cabot chả bao giờ biết chia số lẻ ra làm bốn mỗi khi trả lời chú chỉ toàn sai,
nên bà đành nhận là thằng cháu giỏi hơn bà. Nhưng bà nội Kane thì lại biết
chút ít về phân số nên khôn khéo hơn, mặc dầu như vậy cũng không giải
quyết được bài toán chia tám chiếc bánh cho chín đứa trẻ như thế nào.
Đến lúc bà chịu thua thì William nói: “Bà ơi, bà cứ mua cho cháu một cái
thước lô-ga-rit, là cháu sẽ không quấy rầy bà nữa”. Bà ngạc nhiên không ngờ


thằng cháu mình lại sớm tinh khôn đến thế, nhưng bà vẫn cứ mua thước cho
nó mặc dù bà chưa biết là nó có dùng được cái đó hay không. Đó cũng là lần
đầu tiên trong đời của bà nội Kane giải quyết vấn đề một cách chóng vánh
như vậy. Còn những vấn đề của Richard thì lại bắt đầu chuyển sang phía
Đông. Người chủ tịch chi nhánh ngân hàng của anh ở London đột nhiên chết
tại chỗ làm việc và ở đó người ta cần anh có mặt để giải quyết. Anh gợi ý với
Anne là chị với thằng con William cùng đi với anh sang châu Âu. Anh nghĩ
có đề thằng bé nghỉ học ít ngày cũng không sao, hơn nữa nó lại còn có thể
được thăm tất cả những chỗ mà thầy Munro đã dạy nó và thường nhắc đến
luôn. Anne chưa được sang châu Âu bao giờ nên nghe nói thế rất phấn khởi.
Chị chất đầy những áo mới lịch sự và đắt tiền vào ba chiếc hòm gửi xuống
tàu để đem sang mặc ở Thế giới cũ. William không bằng lòng với mẹ là đã
không cho chú mang theo chiếc xe đạp là thứ rất cần thiết để đi lại của chú.
Gia đình nhà Kane đi xuống New York bằng xe lửa, và từ đó xuống tàu
Aquitania để đi Southampton. Anne lấy làm lạ thấy ở New York sao có nhiều
người mới di cư đến và đẩy xe bán hàng rong thế. Chị chỉ đám ngồi trên toa
nhìn xuống thôi. William trái lại, rất ngạc nhiên với thành phố New York mà
chú không ngờ to như vậy: Xưa nay chú chỉ cho ngân hàng của bố chú là tòa
nhà lớn nhất ở Mỹ mà có lẽ cũng là lớn nhất thế giới. Chú rất muốn mua
chiếc kem có màu đỏ và vàng của một người đang đẩy chiếc xe nhỏ, nhưng
bố chú coi như không nghe thấy gì. Vả lại, Richard không bao giờ có tiền lẻ
trong túi. William vừa trông thấy chiếc tàu to đã lấy làm thích ngay, và chú
làm bạn ngay với ông thuyền trưởng được, ông ta chỉ cho chú xem tất cả
những cái lý thú nhất trên tàu thủy. Richard và Anne cố nhiên được ngồi
cùng bàn với thuyền trưởng, phải xin lỗi là thằng bé đã làm mất thì giờ của
ông nhiều quá.
“Không đâu,” ông thuyền trưởng có bộ râu đã bạc trả lời William, “Với tôi
đã là bạn thân với nhau rồi đấy! Tôi chỉ tiếc là không trả lời được tất cả
những câu hỏi của nó về thời gian, tốc độ và cự ly mà thôi. Chính tôi vẫn cứ
phải mỗi tối nghe ông kỹ sư thứ nhất giảng giải cho để có thể dự đoán được


tình hình ngày hôm sau thì mới sống nổi được.”
Sau mười ngày vượt biển, tàu Aquitania đi vào con sông nhỏ để đậu ở
Southampton. William còn luyến tiếc không chịu rời tàu. Chú suýt khóc
nhưng rồi lại vui ngay vì thấy đã có một xe Rolls-Royce sang trọng với lái xe
chờ sẵn ở dưới bến để đưa họ về London. Ngay lúc đó Richard đã có ngay
một quyết định là khi xong việc trở về sẽ cho chở chiếc xe này sang New
York. Đó là một quyết định biểu lộ tính khí của anh hơn bao giờ hết. Anh nói
với Anne là muốn để cho Henry Ford được tận mắt trông thấy chiếc xe ấy.
Trong khi ở London, gia đình Kane bao giờ cũng ở khách sạn Ritz trong
khu Piccadilly, tiện cho cơ quan của Richard trong thành phố. Những lúc
Richard bận công việc ở ngân hàng, Anne tranh thủ đưa William đi thăm
Tháp London, Cung điện Buckingham và xem cảnh đổi gác. William thấy
mọi thứ đều rất “hay” chỉ trừ có ngữ điệu tiếng Anh ở đây chú thấy hơi khó
hiểu.
“Tại sao họ không nói như chúng ta, hả mẹ?” chú hỏi thế, và chú lấy làm
lạ thấy mẹ bảo chính ra là câu hỏi phải đặt ngược lại mới đúng, vì “họ” có
trước.
William rất thích xem những người lính gác mặc bộ quân phục màu đỏ
tươi có những khuy đồng bóng loáng đứng gác ở bên ngoài Điện
Buckingham. Chú muốn nói chuyện với họ, nhưng chỉ thấy họ nhìn thẳng đi
đâu mà không chớp mắt nữa kia.
“Chúng ta có thể mang một người về nhà được không mẹ?” chú hỏi.
“Không, con ạ, họ còn phải đứng đây để gác cho Vua chứ.”
“Nhưng ông Vua có nhiều người gác quá, con không có được một người
sao?”
Richard bỏ ra một buổi chiều “đặc biệt” để đưa Anne và William sang
vùng phía Tây London xem kịch câm truyền thống của người Anh biểu diễn
ở Quần Ngựa. William xem vừa thích và sợ tưởng như đằng sau mỗi ngọn
cây đều có ma quỷ nấp ở đó. Xem xong, họ lại quay về Fortnum uống trà.


Anne và William được nếm món bánh rán bọc kem rất ngon. William rất
thích nên mấy ngày sau đó chú được dẫn đến phòng trà ở Fortnum để tiếp tục
ăn món bánh ấy.
William và mẹ chú thấy những ngày nghỉ trôi qua rất nhanh. Riêng
Richard thì hài lòng với công việc ở phố Lombard và lấy làm mừng đã cử
được một chủ tịch mới của chi nhánh ngân hàng, do đó trong đầu đã nghĩ đến
ngày về. Hàng ngày đều có điện ở Boston gửi tới khiến anh sốt ruột muốn trở
về làm việc ở nhà ngay. Cuối cùng có một bức điện dài báo cho anh biết
2.500 công nhân ở nhà máy sợi Lawrence, Massachusetts, nơi ngân hàng đã
đầu tư khá nhiều vào đó hiện nay đang đình công. May mà chỉ còn ba ngày
nữa anh đã lên đường về nước.
William thì mong về nhà để kể lại cho ông thầy Munro nghe mình đã làm
những gì ở Anh, và cũng về với bà nội bà ngoại nữa. Chú đoán các bà mình
chưa bao giờ được xem hát ở ngoài trời với đông đảo công chúng như ở đây.
Anne phấn khởi với chuyến đi không kém gì William, nhưng bây giờ có phải
về nhà cũng vẫn thích, vì chị cho là mình đã được dịp khoe với người Anh
vốn không ưa lòe loẹt lắm những bộ áo mới và cả sắc đẹp của mình nữa.
Trước ngày xuống tàu về William còn được mẹ đưa đến dự bữa tiệc trà ở
Quảng trường Eaton do bà vợ ông chủ tịch mới của chi nhánh ngân hàng
đứng ra chiêu đãi. Bà ta cũng có đứa con lên tám tuổi, tên là Stuart. William
đã cùng với nó làm bạn được hai tuần rồi, và chơi với nhau khá thân. Bữa tiệc
trà không được vui lắm vì Stuart bị ốm. Để chia sẻ nỗi buồn với bạn mình,
William cũng bảo với mẹ là có lẽ chú sắp ốm. Thế là hai mẹ con trở về khách
sạn Ritz sớm hơn dự định. Nhưng Anne cũng không thất vọng lắm, vì về sớm
càng có thời gian xem lại những đồ đạc đóng gói gửi xuống tàu. Chị biết
William muốn chia sẻ ốm đau với bạn đó thôi. Nhưng đến tối lúc cho
William lên giường ngủ, chị bỗng thấy thằng bé cũng có hơi sốt thật, và chị
báo cho Richard biết.
“Có lẽ đó là do phấn khởi sắp được về nhà thôi,” Richard nói, như có vẻ
không quan tâm lắm.


“Em cũng mong thế,” Anne đáp, “Em không muốn nó ốm trong sáu ngày
đi đường.”
“Mai là nó khỏe thôi,” Richard nói và không để ý gì thêm nữa.
Nhưng đến sáng hôm sau lúc Anne vào đánh thức con dậy thì thấy người
nó có nhiều chấm đỏ và sốt cao hơn trước, có lẽ đến bốn mươi độ. Bác sĩ của
khách sạn đến khám bảo là thằng bé bị sởi và dứt khoát không thể cho đi biển
được, đó là vì nó và vì cả các hành khách khác nữa. Không có cách nào khác
hơn là cứ phải để nó nằm đó cho đến khi khỏi hẳn mới về được. Richard thì
không thể nào ở lại chờ được hai tuần, nên anh quyết định cứ lên đường theo
dự kiến. Anne phải miễn cưỡng thay đổi lại kế hoạch đi đứng. William nằng
nặc đòi bố cho đi theo, vì ở đây chờ mười bốn ngày cho con tàu trở lại
Southompton thì lâu quá. Nhưng Richard kiên quyết nhất định không chiều
con, thuê một cô bảo mẫu đến phục vụ và thuyết phục William là chú đang bị
ốm rất nặng không đi đâu được.
Anne cùng đi với Richard xuống Southompton bằng chiếc xe Rolls-Royce
mới. Lúc chia tay, chị mạnh bạo nói một câu, chỉ sợ chồng cho mình là đàn
bà hay xúc động quá đáng:
“Richard, không có anh, em ở lại London cô đơn quá”
“Thì ở Boston không có em, anh cũng cô đơn không kém,” anh nói vậy,
nhưng đầu óc nghĩ đến những công nhân nhà máy sợi đang đình công.
Anne trở về London bằng xe lửa, trong bụng nghĩ không biết hai tuần sắp
tới ở London chị sẽ làm gì.
William được một đêm ngủ yên hơn và đến sáng hôm sau những vết sởi
đã dịu dần. Bác sĩ và y tá vẫn cứ bắt chú phải nằm yên trên giường. Anne
tranh thủ rỗi rãi viết những bức thư thật dài về cho gia đình. William phản đối
không chịu nằm mãi ở giường, và đến sáng hôm thứ ba chú dậy sớm tìm sang
phòng mẹ. Lúc này chú đã gần như trở lại bình thường. Chú trèo lên giường,
và đôi tay lạnh của chú làm mẹ tỉnh dậy. Anne yên tâm thấy con đã khỏi
bệnh. Chị bấm chuông gọi mang đồ ăn sáng lên cho cả hai mẹ con ở trên


giường, điều mà bố của William trước đây chả bao giờ cho phép làm như thế.
Có tiếng gõ cửa nhẹ rồi một người mặc áo vừa đỏ vừa vàng bước vào với
chiếc khay bạc to với đủ các món trên đó, trứng, thịt rán, cà chua, bánh mì
nướng và mứt hoa quả, chẳng khác nào một bữa tiệc. William nhìn khay thức
ăn mà bụng đói như cào. Chú không nhớ là mình đã ăn một bữa thật no vào
hôm nào. Anne liếc nhìn vào tờ báo buổi sáng. Thời gian ở London, Richard
thường vẫn đọc Thời báo, vì vậy ban giám đốc khách sạn cho là chị vẫn có
yêu cầu đọc tờ báo đó.
“Ô mẹ nhìn này,” William nói và chỉ vào tấm ảnh ở trang bên trong, “đây
là ảnh chiếc tàu của bố. Tai nạn là cái gì, hả Mẹ?”
Ảnh con tàu Titanic chiếm hết cả bề ngang của trang báo.
Không cần nghĩ đến người của họ Cabot hay họ Kane phải xử sự như thế
nào, Anne bỗng ôm chặt lấy con mà khóc nức nở. Hai mẹ con cứ ôm nhau
ngồi trên giường như thế một lúc lâu. William không hiểu đầu đuôi thế nào.
Anne biết là hai mẹ con đã mất đi người thân yêu nhất của mình trên đời này.
Ông Piers Campbell, bố của anh bạn Stuart, đến phòng thượng khách 107 của
khách sạn Ritz. Ông ta chờ ở hành lang trong khi người đàn bà góa bận đồ
đen vào người. Chị chỉ mang đi theo có một bộ đồ sẫm đó thôi. William cũng
được mặc quần áo chỉnh tề. Cho đến lúc này chú vẫn chưa hiểu tai nạn là thế
nào. Anne đề nghị ông Piers giải thích như thế nào đó cho đứa con của chị
hiểu được. Nhưng William chỉ nói:
“Cháu muốn cùng đi tàu với bố cháu, nhưng bố cháu không cho đi.” Chú
không khóc, vì chú không thể nào tin rằng bố chú lại có thể bị chết được. Thế
nào trong số những người sống sót cũng có bố chú.
Suốt đời ông Piers làm một nhà chính trị, nhà ngoại giao, và bây giờ làm
chủ tịch ngân hàng Kane & Cabot ở London, ông chưa hề thấy một người nào
còn nhỏ tuổi mà có nhiều nghị lực như vậy. Ít người có cá tính như chú nhỏ
này. Nhiều năm sau ông vẫn còn thấy đúng như vậy. Cá tính ấy đã từng có ở
Richard Kane và truyền lại cho đứa con duy nhất của anh. Vào ngày thứ năm


của tuần đó, William đã lên sáu tuổi. Nhưng chú không hề mở bất cứ gói quà
nào đến tặng chú.
Anne xem đi xem lại rất kỹ những danh sách người còn sống sót được gửi
dần từ Mỹ sang. Danh sách nào cũng đều xác nhận là Richard Lowell Kane
còn đang mất tích trên biển, coi như đã bị chết đuối. Một tuần sau nữa, ngay
cả đến William cũng không còn hy vọng gì là bố chú còn sống. Anne đau đớn
bước lên tàu Aquitania trở về Mỹ. William muốn được ra ngay biển khơi.
Chú ngồi hàng giờ trên boong tàu nhìn xuống mặt nước phẳng lặng.
“Ngày mai con sẽ tìm thấy bố,” chú cứ nói mãi với mẹ như thế. Lúc đầu,
bằng một giọng tin tưởng, nhưng dần dần tự chú cũng thấy khó mà tin được.
“William con ạ, chả ai có thể sau ba tuần ở Bắc Đại Tây Dương này mà
còn sống được đâu.”
“Cả bố con cũng thế ư?”
“Cả bố con cũng thế.”
Khi Anne trở về đến Boston, cả bà nội bà ngoại đều đã chờ sẵn chị ở nhà
rồi. Trách nhiệm bây giờ giao lại cho hai bà. Anne để mặc cho hai cụ làm chủ
mọi thứ.
Chị thấy cuộc đời đối với mình bây giờ chả có ý nghĩa gì mấy nữa. Điều
quan trọng là William, mà số phận của chú bây giờ là các cụ nhất định phải
nắm lấy. William thì tỏ ra rất lễ độ, nhưng không muốn gần hai bà. Ban ngày,
chú yên lặng ngồi học với ông thầy Munro, và đến đêm lại khóc trong lòng
mẹ.
“Nó cần phải có những đứa trẻ khác làm bạn mới được,” các cụ tuyên bố
như vậy, và liền sau đó cho cả ông thầy Munro và cô bảo mẫu nghỉ việc, và
cho William đến Viện Sayre theo học vì các cụ tin rằng cho nó sống với thế
giới thực tế bên ngoài và có thêm nhiều bạn khác thì thằng bé sẽ trở lại bình
thường.
Richard đã để lại phần lớn tài sản cho William, với sự ủy nhiệm của gia
đình, cho đến khi nào chú hai mươi mốt tuổi. Trong chúc thư của bố chú có


một bản phụ lục. Richard muốn rằng con trai mình sau này sẽ xứng đáng là
Thống đốc và Chủ tịch của ngân hàng Kane & Cabot. Chỉ có mỗi điểm đó
trong chúc thư là William thấy hứng thú, còn những cái khác tất nhiên đều là
quyền của chú được hưởng cả. Anne được nhận một số tiền gốc là 500 nghìn
đôla với thu nhập hàng năm là 100 nghìn đôla cho đến chót đời trừ các khoản
thuế, và số tiền đó chỉ chấm dứt ngay nếu chị tái giá. Chị cũng được hưởng cả
ngôi nhà trên đồi Beacon, biệt thự mùa hè trên Bờ Bắc, ngôi nhà ở Maine với
cả một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Mũi Cá Thu, và tất cả những tài sản ấy sau
khi chị qua đời sẽ trao lại cho William. Hai cụ nội ngoại mỗi người được
hưởng 250 nghìn đôla cùng những thư dặn lại là nếu Richard chết trước các
cụ thì trách nhiệm của các cụ là như thế nào. Toàn bộ tài sản của gia đình do
ngân hàng quản lý và được ủy thác cho những cha mẹ đỡ đầu của William.
Thu nhập do tất cả những thứ trên đây đem lại được tái đầu tư mỗi năm vào
những xí nghiệp đã sẵn có.
Cũng phải mất đến một năm trời các cụ mới cảm thấy hết tang tóc, còn
Anne thì mặc dầu chị chỉ mới hai mươi tám tuổi nhưng đến bây giờ chị mới
thấy mình lần đầu tiên trong đời sống lại được cái tuổi đó.
Các cụ không như Anne, không che giấu nỗi buồn của mình làm gì.
William thấy thế không bằng lòng, lên tiếng trách các cụ.
“Bà không nhớ bố cháu hay sao?” chú ngước đôi mắt xanh lên hỏi bà nội
Kane khiến bà nhớ đến đứa con trai của mình.
“Có chứ cháu, nhưng bố cháu không muốn cho chúng ta cứ ngồi đó để mà
thương thân được.”
“Nhưng cháu muốn tất cả chúng ta lúc nào cũng phải nhớ đến bố cháu cơ,
luôn luôn nhớ đến,” William xẵng giọng nói.
“William này, bây giờ bà sẽ nói với cháu như lần đầu tiên nói chuyện với
một người lớn nhé. Tất cả chúng ta sẽ luôn luôn có hình ảnh thiêng liêng của
bố cháu trong lòng, còn cháu thì cháu sẽ phải làm thế nào cho xứng với điều
bố cháu mong muốn ở cháu. Bây giờ cháu là người đứng đầu trong gia đình


và là người thừa kế một tài sản lớn. Vậy cháu phải chuẩn bị làm thế nào cho
xứng đáng với sự thừa kế đó, cũng với tinh thần mà bố cháu đã làm để đến
lượt cháu được thừa hưởng như vậy.”
William không trả lời. Nhưng như vậy là chú đã hiểu được mình sống có
mục đích như thế nào. Trước đây chú không biết. Bây giờ chú sẽ nghe theo
lời khuyên của bà nội. Chú học cách sống với nỗi đau buồn của mình nhưng
không một lời phàn nàn kêu ca.
Từ đó trở đi, chú chăm chỉ học tập, và chỉ khi nào thấy bà nội Kane có vẻ
bằng lòng thì chú mới yên tâm. Chú giỏi tất cả các môn học, và riêng trong
môn toán không những chú đứng đầu lớp mà còn vươn tới cả những lớp trên
nữa. Bất cứ gì bố chú đã làm được, chú quyết tâm làm được hơn thế. Chú gần
gũi với mẹ hơn bao giờ hết, và trở thành hoài nghi đối với tất cả những ai
không phải trong gia đình. Cứ như vậy, chú trở thành một đứa trẻ cô đơn, đơn
độc, và hóa ra một con người hợm mình.
Các cụ đã tính rằng khi nào William bảy tuổi thì sẽ đến lúc dạy cho nó
hiểu biết về giá trị của đồng tiền. Các cụ cho chú bắt đầu được có tiền túi cứ
mỗi tuần một đôla, nhưng bắt chú phải làm bản khai về mỗi đồng xu tiêu vào
việc gì. Với chủ trương đó, các cụ tặng chú một cuốn sổ bìa da màu xanh giá
95 xu và trừ ngay vào khoản một đôla của tuần đầu. Từ tuần thứ hai trở đi,
các cụ cứ mỗi sáng thứ bảy lại phát một đôla cho chú. William đầu tư năm
mươi xu vào quỹ tiêu hai mươi xu, đem mười xu cho bất cứ đối tượng từ
thiện nào mà chú muốn, còn giữ lại hai mươi xu dự trữ. Cứ đến cuối mỗi quý,
các cụ lại rà soát sổ sách và xem chú báo cáo về các khoản chi tiêu như thế
nào. Sau ba tháng đầu, William đã hoàn toàn sẵn sàng tự xử lý lấy mọi thứ.
Chú đã hiến 1,30 đôla cho tổ chức Hướng đạo sinh Mỹ mới thành lập, đầu tư
5,55 đôla và yêu cầu bà nội Kane gửi vào quỹ tiết kiệm theo tài khoản của
cha đỡ đầu J. P. Morgan đã quá cố. Chú chi 2,60 đôla không phải thanh toán
và để 2,60 đôla vào quỹ dự trữ. Sổ thu chi của chú khiến cho các cụ rất hài
lòng. Rõ ràng William là đứa con của Richard Kane, không còn nghi ngờ gì
nữa.


Ở trường, William không có mấy bạn, phần vì chú ngại không muốn chơi
với những ai không thuộc gia đình Cabot và Lowell, hoặc đám trẻ thuộc
những gia đình giàu có hơn mình. Điều đó khiến chú trở thành một con người
hay tư lự. Mẹ chú lo ngại, thâm tâm chỉ muốn chú sống một cuộc sống bình
thường, không thích chú lao vào những chuyện sổ sách chi thu hoặc chương
trình đầu tư gì hết. Anne muốn William có nhiều bạn trẻ hơn là mấy vị cố vấn
già, muốn chú cứ chơi nghịch cho bẩn thỉu và xây xát còn hơn là lúc nào
cũng sạch sẽ trắng bong, muốn chú sưu tập ếch nhái và rùa hơn là chú ý đến
chứng khoán và báo cáo của công ty, tóm lại muốn chú như tất cả mọi đứa bé
khác Tuy nhiên chị không bao giờ dám có can đảm nói với các cụ về những
điều chị suy nghĩ, vả lại các cụ cũng chẳng quan tâm gì đến bất cứ đứa trẻ
nào khác.
Vào ngày sinh nhật thứ chín của chú, William đưa sổ cho các cụ kiểm soát
lần thứ hai trong năm. Cuốn sổ bọc da màu xanh cho thấy trong hai năm qua
chú đã tiết kiệm được hơn năm đôla. Đặc biệt chú rất tự hào nêu ra cho các
cụ thấy một khoản đã ghi từ lâu đánh dấu “B6”, tức là khoản tiền chú đã rút ở
ngân hàng J. P. Morgan ra ngay sau khi chú được tin nhà tài chính lớn này
qua đời, vì chú nhớ là ngay những chứng khoán của ngân hàng bố chú đã bị
tụt xuống sau khi có tin bố chú mất. William đã tái đầu tư số tiền đó ba tháng
sau, và chú cũng như công chúng hiểu rằng một công ty bao giờ cũng lớn hơn
một cá nhân.
Các cụ thấy thế rất cảm động, cho phép William bán chiếc xe đạp cũ của
chú đi và sắm chiếc xe mới. Mua xong, vốn liếng của chú vẫn còn trên 100
đôla. Bà nội Kane đem số tiền đó của chú đầu tư vào công ty dầu hỏa
Standard của bang New Jersey. William biết rằng dầu hỏa là thứ chỉ có mỗi
ngày một đắt lên. Chú giữ cuốn sổ thu chi đó rất kỹ và ghi liên tục vào đó cho
đến ngày chú hai mươi mốt tuổi. Giá như đến lúc đó các bà nội ngoại của chú
còn sống, thì chắc các cụ sẽ lấy làm tự hào về mục cuối cùng ghi vào cột bên
phải của cuốn sổ, nhan đề “Tài sản”.


CHƯƠNG 
7
Wladek là người duy nhất trong những ai sống sót được biết kỹ các gian
hầm của lâu đài. Hồi còn chơi ú tim với Leon, chú đã từng sống rất nhiều giờ
thoải mái tự do trong những gian hầm bằng đá ấy, lúc nào thích thì lên lâu
đài, không thì thôi.
Dưới đó có tất cả bốn gian hầm, chia làm hai tầng. Hai ngăn, một lớn một
nhỏ, ở ngang tầm với mặt đất. Ngăn nhỏ liền với tường của lâu đài và có chút
ánh sáng rọi xuống qua tấm lưới sắt đặt lẩn vào trong đá ở phía trên. Đi
xuống năm bậc còn có hai căn phòng bằng đá ở phía trên. Đi xuống năm bậc
còn có hai căn phòng bằng đá nữa nhưng quanh năm tối om và không có mấy
không khí. Wladek đưa Nam tước vào căn phòng bằng đá ở phía trên. Ông cứ
ngồi yên trong góc, không động đậy, chỉ nhìn vào khoảng không mà không
nói một lời. Chú cử chị Florentyna làm người hầu riêng của Nam tước.
Vì Wladek là người duy nhất dám ở lại trong cùng ngăn hầm ấy với Nam
tước, những người hầu khác không ai hỏi chú là có quyền gì. Thế là mới chín
tuổi, chú đứng ra đảm đương trách nhiệm đối với các bạn tù khác ở đây. Mọi
người, vốn hàng ngày rất bình thản nhưng quá khiếp sợ với cảnh tự nhiên bị
giam giữ ở hầm nhà này, chẳng lấy làm lạ về việc một chú bé chín tuổi nắm
vận mệnh của họ. Trong nhà hầm, chú trở thành người chủ của các tù nhân.
Chú chia số người hầu ra làm ba nhóm, mỗi nhóm tám người, cộng tất cả là
hai mươi bốn, cố xếp cho các gia đình được ở cùng với nhau một chỗ. Ba
nhóm người này luân phiên nhau đổi chỗ, tám giờ đầu trong ngày được lên
tầng trên để có ánh sáng, không khí, ăn uống và vận động thân thể. Tốp thứ
hai là phổ biến nhất trong tám giờ, đó là làm việc phục vụ bọn chiếm đóng
lâu đài, còn tám giờ cuối trong ngày là xuống ngủ ở tầng hầm dưới. Không ai,


trừ Nam tước và Florentyna, có thể biết được Wladek ngủ vào lúc nào, vì
cuối mỗi ca chú đều có mặt tại chỗ để giám sát việc họ luân chuyển. Cứ mười
hai tiếng đồng hồ lại chia thức ăn một lần. Bọn lính gác sẽ giao cho chú một
bọc sữa dê, bánh mì đen, kê hoặc thỉnh thoảng là một ít bạc. Wladek chia số
đó ra làm hai mươi tám phần, bao giờ cũng nhường cho Nam tước hai suất
nhưng không để cho ông biết.
Mỗi khi thu xếp xong một ca làm việc rồi, chú trở về chỗ Nam tước ở căn
hầm nhỏ. Lúc đầu, chú chờ đợi ở Nam tước đôi điều hướng dẫn nào đó,
nhưng lâu dần chú thấy cái nhìn của ông cũng dữ dội và lạnh nhạt chả kém gì
cái nhìn của bọn lính gác Đức. Từ khi bị bắt giam ở chính lâu đài của mình
đến giờ, Nam tước không hề thốt ra một lời nào. Râu của ông đã mọc dài đến
ngực. Cái dáng khỏe mạnh của ông đã bắt đầu hom hem. Cái vẻ tự hào trước
kia của ông đã chuyển sang nhịn nhục. Wladek hầu như không còn nhớ lại
được cái giọng nói dễ thương của ông trước đây nữa. Chú nghĩ có lẽ không
bao giờ còn nghe lại được tiếng nói ấy. Dần dà, chú cũng im lặng, không nói
gì, chỉ làm theo những gì Nam tước muốn nhưng không nói thành lời mà thôi.
Trước đây sống trong cảnh an toàn của lâu đài, Wladek không bao giờ
nghĩ đến chuyện đã xảy ra ngày hôm trước, vì hàng ngày hàng giờ chú có
những việc bận mới. Nhưng bây giờ thì chú không thể nhớ được chuyện gì
vừa xảy ra lúc nãy, vì cuộc sống không hề có tí gì thay đổi. Những phút vô hy
vọng biến thành giờ, giờ biến thành ngày, ngày biến thành tháng, và cứ thế
trôi đi không để lại dấu vết gì. Chỉ có thức ăn đưa đến, chỉ có ánh sáng và
bóng tối, cho biết là mươi hai tiếng đồng hồ đã trôi qua. Chỉ có ánh sáng
nhiều hay ít, tùy ở trời quang hay có giông bão, rồi đến băng tuyết đóng trên
tường hầm, và khi có ánh sáng rọi vào nó lại chảy ra, là báo cho biết từ mùa
này chuyển sang mùa khác, mà Wladek thì không thể nào rút ra được bài học
gì của thiên nhiên cả. Qua những đêm dài, Wladek cảm thấy cái mùi ghê tởm
của thần chết đã thấp thoáng ngay ở những góc xa xa của tường hầm, chỉ đến
lúc có chút nắng của buổi sáng chiếu vào hoặc một làn gió lạnh, hoặc có trận
mưa kéo đến thì mới xua tan được nó đi phần nào mà thôi.


Cuối một ngày giông bão liên miên, Wladek và Florentyna lợi dụng trời
mưa ra tắm rửa ở vũng nước hình thành trên nền đá của tầng hầm trên. Cả hai
người đều không để ý đến cặp mắt của Nam tước đang trợn trừng lên nhìn
Wladek khi chú cởi chiếc sơmi rách ra cuộn tròn bỏ xuống chỗ nước còn
tương đối sạch, và lấy tay kỳ cọ người chú đến trắng bệch. Bỗng nhiên, Nam
tước lên tiếng.
“Wladek,” tiếng nói nghe không rõ lắm, “ta không nhìn rõ được cháu lắm.
Cháu lại đây coi.”
Wladek hoảng hồn khi nghe thấy tiếng nói của ông chủ mình, vì đã lâu
lắm chú chỉ thấy ông im lặng. Thậm chí chú không nhìn về phía có tiếng nói
nữa. Chú chợt nghĩ ngay đó là cái điềm báo trước một tình trạng điên dại đã
từng xảy đến với hai người hầu già trước đây.
“Lại đây, cháu.”
Wladek sợ hãi bước đến trước mặt Nam tước. Ông nheo đôi mắt và giơ
tay sờ vào người chú. Ông lần ngón tay lên ngực Wladek rồi nhìn chú rất kỹ.
“Wladek, cháu có thể giải thích cho ta biết tại sao lại có chút khuyết điểm
trên cơ thể cháu thế này không?”
“Không, thưa ông,” Wladek lúng túng nói. “Từ khi cháu sinh ra đã thế rồi.
Mẹ nuôi cháu thường nói là dấu Đức chúa đã để lại trên người cháu.”
“Những người đàn bà ngốc thế. Đây là cái dấu của chính cha đẻ của
cháu.”
Nam tước nhẹ nhàng nói, rồi im lặng mấy phút. Wladek vẫn cứ đứng
trước mặt ông, không động đậy. Nam tước lại lên tiếng, lần này giọng dứt
khoát hơn.
“Ngồi xuống, cháu.”
Wladek tuân theo lời ông ngay. Lúc ngồi xuống, một lần nữa chú lại để ý
cái vòng bạc đeo lủng lẳng ở cổ tay Nam tước. Chút ánh sáng từ khe tường
rọi vào khiến cho huy hiệu Rosnovski của ông lóe lên trong bóng tối của căn


hầm.
“Ta không biết bọn Đức có ý muốn giam giữ chúng ta ở đây bao nhiêu lâu
nữa. Lúc đầu ta nghĩ cuộc chiến tranh này chỉ mấy tuần lễ. Nhưng ta đã
nhầm. Bây giờ chúng ta phải xét đến khả năng nó sẽ còn tiếp tục một thời
gian rất lâu nữa. Vì nghĩ như vậy, cho nên chúng ta phải biết sử dụng thời
gian một cách có tính chất xây dựng hơn, mà ta thì biết mình cũng sắp chết
rồi.”
“Không, không,” Wladek lên tiếng ngăn lại, nhưng Nam tước vẫn nói tiếp,
coi như không nghe thấy chú.
“Còn đời cháu thì bây giờ mới bắt đầu. Do đó, ta sẽ tiếp tục làm cái việc
dạy dỗ cho cháu.”
Ngày hôm đó, Nam tước không nói thêm gì nữa. Hình như ông đang suy
ngẫm về ý nghĩa lời tuyên bố của mình. Thế là Wladek đã có được một ông
thầy học mới. Do hai người không có sách vở và phương tiện viết lách gì, nên
Nam tước nói câu nào là bắt chú phải nhắc lại câu đó. Ông dạy chú những
đoạn thơ dài của Adam Mickiewicz và Jan Kochanowski
[2]
cùng những phần
trích từ Aenied
[3]
. Trong cái lớp học đơn giản ấy, Wladek đã được biết thế
nào là địa lý, toán, và chú nắm thêm được bốn ngoại ngữ nữa là Nga, Đức,
Pháp và Anh. Nhưng thú vị nhất đối với chú là những lúc chú được học về
sử. Đó là sử của đất nước hàng trăm năm bị chia cắt, của những hy vọng bất
thành về một nước Ba Lan thống nhất, nỗi lo âu của những người dân Ba Lan
khi Napoleon thất bại thảm hại trước quân Nga năm 1812. Chú được học về
những chuyện dũng cảm của những thời quang vinh đã qua do vua Jan
Casimir đánh lui người Thụy Điển ở Czestochowa và hiến dâng đất nước này
cho Đức mẹ đồng trinh, về chuyện Hoàng tử Radziwill, một người rất nhiều
quyền thế, một đại địa chủ và một nhà săn bắn nổi tiếng, đã lên ngôi và thiết
triều của mình ở lâu đài lớn gần Warsaw như thế nào. Bài học cuối mỗi ngày
của Wladek là về lịch sử gia đình của dòng họ Rosnovski. Chú được nghe
nhắc đi nhắc lại không biết bao nhiêu lần về tổ tiên vẻ vang của Nam tước đã
phục vụ trong quân ngũ năm 1794 dưới quyền của chính Napoleon, và sau đó


được Hoàng đế thưởng công, cấp đất và ban tước. Chú cũng được biết là ông
nội của Nam tước đã từng có chân trong Hội đồng Warsaw, rồi sau đó bố đẻ
của Nam tước cũng có một vai trò trong việc xây dựng đất nước Ba Lan mới.
Wladek cảm thấy rất hạnh phúc việc Nam tước đã biến căn hầm nhỏ này
thành một lớp học.
Lính gác đứng ngoài cửa hầm cứ bốn giờ lại một lần đổi phiên. Chúng bị
cấm không được nói chuyện với tù nhân. Thoáng nghe những mẫu chuyện
giữa chúng với nhau, Wladek có thể biết được về diễn biến của cuộc chiến
tranh, về những việc chúng đang tiến hành ở Hindenburg và Ludendorff, về
cách mạng nổi lên ở nước Nga và nước này đã rút khỏi chiến tranh bằng Hòa
ước Brest-Litovsk.
Wladek bắt đầu nghĩ rằng con đường thoát duy nhất của tất cả những
người ở dưới căn hầm này chỉ có chết. Trong hai năm sau đó, cánh cửa dẫn
xuống địa ngục đã mở ra chín lần, và Wladek cũng tự hỏi nếu như mình
không được tự do thì tất cả những kiến thức chú được trang bị này sẽ coi như
vô ích.
Nam tước tiếp tục dạy cho chú mặc dầu tai và mắt ông đã dần kém đi. Mỗi
ngày Wladek lại phải ngồi xích gần ông thêm một ít.
Florentyna, người vừa là chị vừa là mẹ vừa là bạn gần gũi nhất của chú, đã
phải rất vất vả đối phó với tình trạng ô uế trong căn hầm. Thỉnh thoảng bọn
lính gác đem đến cho một chậu cát hoặc một ít rơm rạ để trải lên nền nhà.
Như vậy cũng đỡ được hôi thối trong vài ngày. Chuột bọ chạy ra chạy vào
chỗ tối nhặt nhạnh những mẩu bánh hay mẩu khoai rơi vãi, nhưng chúng
cũng đem theo đủ các thức bẩn thỉu với bệnh tật. Mùi nước tiểu với của cả
người lẫn súc vật hòa vào nhau xông lên sặc sụa đến không thở được. Wladek
lúc nào cũng thấy mình như người ốm, chỉ muốn nôn mửa. Chú rất thèm khát
làm sao được sạch sẽ trở lại. Chú ngồi hàng giờ nhìn lên trần hầm nhớ lại
những bồn nước tắm bốc hơi và có cả xà phòng của cô bảo mẫu mang đến
cho Leon với chú sau một ngày họ chơi đùa thỏa thích. Chỗ đó cũng ở trong
lâu đài này, cách chỗ chú đang ngồi không xa lắm, nhưng chuyện ấy đã từ


bao giở bao giờ rồi.
Đến mùa xuân 1918, chỉ còn mười lăm trong số hai mươi sáu người bị
giam cùng với Wladek là còn sống. Nam tước vẫn được mọi người đối xử
như với một ông chủ, còn Wladek thì được coi như người quản lý của ông.
Wladek cảm thấy rất buồn cho Florentyna mà chú rất yêu quý. Florentyna
đến giờ đã hai mươi tuổi rồi. Cô đã hoàn toàn thất vọng về cuộc đời mình và
cô tin rằng những ngày còn lại của cuộc đời mình sẽ chỉ là sống trong những
căn hầm này thôi. Trước mặt cô, Wladek không bao giờ tỏ ra đã mất hết hy
vọng, nhưng dù bây giờ mới chỉ mười hai tuổi chú cũng đã bắt đầu tự hỏi
không biết mình còn có dám tin ở tương lai nữa không.
Một buổi chiều, vào đầu mùa thu, Florentyna đến bên Wladek lúc đó đang
ở căn hầm lớn phía trên.
“Nam tước gọi em đấy.”
Wladek đứng ngay dậy, đưa suất ăn của mình cho người hầu lớn tuổi rồi
xuống gặp Nam tước. Ông đang đau nặng. Wladek nhìn thấy ông đã hốc hác
đi ghê gớm, hầu như chỉ còn xương với da. Nam tước đòi uống nước,
Florentyna đem đến cho ông lưng bơ nước vẫn treo bên ngoài tường đá.
Uống xong rồi, ông từ từ nói với một giọng hổn hển.
“Wladek, cháu đã trông thấy nhiều cái chết rồi, nên trông thấy một người
chết nữa cũng vậy thôi. Ta thú thật là bây giờ có chết ta cũng không sợ nữa.”
“Không, không, không thể thế được,” Wladek kêu lên, ôm lấy Nam tước.
“Chúng ta sắp gần đến ngày thắng rồi. Nam tước đừng bỏ đi. Bọn lính cho
cháu biết là chiến tranh sắp kết thúc và chúng ta sắp được thả ra rồi.”
“Chúng hứa như vậy từ nhiều tháng nay rồi, Wladek. Ta không thể tin
chúng được nữa. Dù sao ta cũng không muốn sống trong cái thế giới mà
chúng tạo ra đâu.” Ông ngừng lại nghe chú khóc. Nam tước nghĩ giá như
nước mắt ấy mà uống được cũng đỡ, nhưng ông nhớ ra nước mắt là rất mặn
nên cười khẩy với mình. “Cháu đi gọi ông quản gia và người hầu bàn của ta
đến đây, Wladek.”


Wladek làm theo nhưng trong bụng không hiểu sao lại đi gọi những người
đó. Hai người hầu đang ngủ say được đánh thức dậy đến đứng trước mặt
Nam tước. Sau ba năm bị bắt giam, đối với họ chỉ việc ngủ là dễ làm nhất.
Họ vẫn còn mặc bộ đồng phục thêu hoa, nhưng những màu xanh và vàng của
nhà Rosnovski mà họ tự hào mặc trên người mình bây giờ không còn ra màu
gì nữa. Họ đứng yên lặng nghe ông chủ nói.
“Họ đã đến đây chưa, Wladek?” Nam tước hỏi.
“Dạ, đã. Ông không nhìn thấy nữa sao?” Wladek bây giờ mới hiểu ra là
Nam tước đã mù hẳn rồi.
“Bảo họ đến gần đây để ta sờ vào người họ.”
Wladek đưa hai người đến gần. Nam tước sờ vào mặt.
“Hãy ngồi xuống đây,” Nam tước nói. “Các anh có nghe được ta nói
không, Ludwik, Alfons?”
“Dạ có.”
“Tên ta là Nam tước Rosnovski.”
“Thưa ngài, chúng tôi biết,” người quản gia đáp.
“Đừng ngắt lời ta,” Nam tước nói. “Ta sắp chết rồi.”
Chết đã thành chuyện bình thường nên hai người không có phản ứng gì.
“Ta không thể làm được bản di chúc mới ở đây vì không có giấy bút hay
mực gì hết. Vì vậy ta làm bản di chúc đó trước mặt các người ở đây, hai anh
hãy làm chứng cho ta, theo luật cổ của nước Ba Lan đã thừa nhận như vậy.
Hai anh hiểu ta nói gì không?”
“Dạ, hiểu,” hai người cùng đáp.
“Đứa con đầu lòng của ta là Leon đã chết rồi,” Nam tước ngừng lại một lát
. “Vì vậy, ta để lại toàn bộ đất đai tài sản của ta cho đứa nhỏ có tên là Wladek
Koskiewicz.”
Wladek đã nhiều năm không nghe nói đến tên họ của mình nên chú chưa
hiểu được ý nghĩa những lời Nam tước vừa nói.


“Và để chứng minh cho quyết định của ta,” Nam tước nói tiếp. “Ta giao
cho nó cái vòng tay của gia đình.”
Ông từ từ giơ cánh tay phải lên, rút chiếc vòng ra khỏi cổ tay và đưa nó ra
phía trước cho Wladek. Chú im lặng, không biết nói gì. Nam tước chỉ nắm
chặt lấy chú, đưa ngón tay sờ lên ngực chú để biết chắc đó là Wladek.
“Con ta,” ông thốt lên và lồng chiếc vòng bạc vào cổ tay chú bé.
Wladek khóc và suốt đêm nằm trong cánh tay Nam tước, cho đến lúc chú
không còn nghe tiếng tim ông đập nữa và cảm thấy những ngón tay ôm vào
người chú đã cứng ra. Đến sáng, xác Nam tước được bọn lính gác đem ra bên
ngoài, và chúng cho phép Wladek được đem ông chôn bên cạnh mộ con trai
ông, Leon, ở trong sân nhà thờ, gần tháp chuông. Wladek lấy tay không bới
đất. Lúc đặt xác Nam tước xuống, chiếc áo sơmi rách của ông bật tung ra.
Wladek nhìn vào ngực Nam tước. Ông chỉ có một bên vú.
Thế là Wladek Koskiewicz, mười hai tuổi, thừa kế 60.000 mẫu đất, một
lâu đài, hai trang viên, hai mươi bảy ngôi nhà nông thôn, một bộ sưu tập
tranh quý giá, nhiều bàn ghế đồ đạc châu báu khác, trong khi đó chú sống ở
căn hầm bằng đá dưới đất. Từ hôm đó trở đi, tất cả những người bị bắt giam
còn lại đều coi chú như ông chủ có đầy đủ quyền hành đối với họ. Giang sơn
của chú bây giờ là bốn căn hầm. Hầu hạ thì có mười ba kẻ ốm yếu với một
người duy nhất còn lại cho chú yêu quý là Florentyna.
Chú trở về với nếp sống tưởng như vô tận ở dưới hầm cho đến cuối mùa
đông năm 1918. Vào một ngày ấm áp, khô ráo, bỗng có một loạt tiếng súng
nổ vang gần đó và nghe như có vật lộn gì ở phía trên. Wladek tin chắc là
quân đội Ba Lan đã về cứu sống và bây giờ chú sẽ có thể đàng hoàng đòi họ
nhận quyền thừa kế của mình. Bọn lính người Đức không còn đứng ngoài cửa
hầm nữa. Các tù nhân lặng lẽ ngồi xích lại gần nhau ở tầng hầm phía dưới.
Wladek đứng một mình ở cửa ra vào, xoay chiếc vòng bạc ở cổ tay với một
vẻ đắc thắng, và chờ người đến giải phóng. Những người thắng trận quả đã
đến. Nhưng họ nói bằng thứ tiếng Xlavơ khàn khàn, thứ tiếng mà hồi đi học


chú đã được biết và nghe còn sợ hơn cả tiếng Đức nữa. Wladek và tất cả bị
lôi ra bên ngoài ngồi chờ. Họ bị khám xét lục soát một lần nữa rồi lại bị tống
trở lại các căn hầm. Bọn mới chiếm đóng ở đây không hề biết rằng chú bé
mười hai tuổi này chính là chủ nhân của tất cả những gì đang diễn ra trước
mặt họ. Họ không nói tiếng Ba Lan. Nhưng những gì họ nói chú đều hiểu hết:
Ai chống lại hòa ước Brest-Litovsk là giết luôn, phần đất Ba Lan này là thuộc
về họ, còn những ai không chống lại cũng cho tất cả về Trại 201 để sống nốt
những ngày cuối cùng. Bọn Đức chỉ chống lại qua loa rồi bỏ chạy, rút về sau
đường ranh giới mới. Wladek và mọi người lại chờ xem sẽ còn những gì xảy
ra, không biết số phận của mình như thế nào.
Sau hai đêm nữa sống trong hầm ngục, Wladek đã từ bỏ hy vọng rằng họ
sắp được thả tự do. Những tên lính gác mới còn không thèm nói chuyện với
chú nữa. Điều này nhắc cho chú nhớ lại những gì đã xảy ra ba năm trước đây.
Chú nhận ra rằng kỷ luật vừa có vẻ bị lơi lỏng dưới sự cai trị của bọn Đức lại
một lần nữa bị thắt chặt lại.
Buổi sáng ngày thứ ba, trước sự ngạc nhiên tột độ của Wladek, tất cả bọn
họ bị lôi ra ngoài bãi cỏ trước lâu đài, mười lăm con người gầy nhẳng, hôi
thối. Hai trong số những người hầu gục xuống vì quá lâu không tiếp xúc với
ánh nắng mặt trời. Ngay bản thân Wladek cũng cảm thấy ánh nắng chói
chang làm cho chú cảm thấy khó chịu và chú cứ phải khum hai tay lại để che
mắt khỏi nó. Những tù nhân đứng yên lặng trên cỏ và chờ đợi những động
thái tiếp theo của bọn lính. Những tên lính canh bắt họ cởi hết quần áo và dồn
họ xuống sông tắm. Wladek giấu chiếc gia huy bằng bạc xuống dưới quần áo
và chạy xuống mép nước, hai chân chú như nhũn ra ngay cả trước khi chú tới
được bờ sông. Chú nhảy xuống nước, thở hổn hển vì nước lạnh mặc dù nước
thật tuyệt vời với làn da của chú. Những người tù khác cũng theo chân chú và
cố gắng một cách vô ích để gột rửa những thứ bẩn thỉu đã bám vào họ trong
suốt ba năm qua.
Khi Wladek kiệt sức bước ra khỏi làn nước, chú để ý thấy một vài tên lính
nhìn Florentyna một cách lạ lùng khi cô đang tắm. Chúng cười cợt và chỉ trỏ


về phía cô. Những người phụ nữ khác dường như không gợi được ở chúng sự
hứng thú như thế. Một trong số những tên lính, một gã đàn ông to lớn, xấu xí
đã không rời mắt khỏi Florentyna và khi cô lên bờ đi ngang qua hắn, hắn tóm
lấy tay cô và quăng cô xuống đất. Hắn bắt đầu cởi quần áo một cách vội vàng
và ngấu nghiến đồng thời vẫn không quên gấp gọn gàng quần áo của mình
đặt trên thảm cỏ. Wladek không thể tin được, chú nhìn chằm chằm vào dương
vật tên lính đang cương cứng lên. Chú lao mình vào tên lính đang đè
Florentyna xuống đất và đấm vào giữa bụng hắn với tất cả sức mạnh mà chú
có. Hắn ta lảo đảo lùi lại phía sau, một tên lính khác nhảy tới chộp lấy
Wladek và trói quặt hai tay chú về phía sau. Đám hỗn loạn đã thu hút sự chú
ý của những tên lính khác nên chúng xúm đến xem. Tên đang trói tay Wladek
giờ đây đang cười lớn, tiếng cười lớn đầy hăm doạ không hề hàm chứa chút
hài hước nào trong đó. Tiếng nói của những tên lính khác càng khoét sâu vào
nỗi thống khổ của chú.
“Vậy ra đã xuất hiện một người bảo vệ vĩ đại rồi hả?” Tên lính đầu tiên
nói.
“Hãy đập tan lòng tự hào dân tộc của nó đi.” Tên lính thứ hai đế theo.
“Vậy thì ít nhất cũng phải cho nó đấu trường để có thể nhìn được chứ.”
Tên lính đang trói quặt tay chú tiếp lời.
Nhiều tiếng cười khác nữa tiếp tục chêm vào những lời nhận xét mà không
phải lời nào Wladek cũng hiểu được. Chú dõi theo tên lính trần truồng đang
tiến về phía Florentyna với tấm thân rắn chắc, vạm vỡ vì được ăn uống đầy
đủ. Florentyna bắt đầu kêu gào. Một lần nữa Wladek lại cố gắng chống lại
một cách tuyệt vọng mong thoát ra khỏi hai bàn tay như hai gọng kìm, nhưng
chú vẫn bất lực trong tay kẻ đang cầm giữ chú. Tên lính trần truồng đã lồm
cồm bò trên người Florentyna, hắn bắt đầu hôn cô và tát cô bất cứ khi nào cô
cố gắng chống cự hoặc trốn tránh, cuối cùng hắn phóng vào người cô. Cô thét
lên một tiếng đau đớn, tiếng kêu mà Wladek chưa từng nghe thấy trong đời.
Những tên lính khác vẫn tiếp tục nói chuyện và cười cợt với nhau, một số
thậm chí còn không thèm nhìn cảnh tượng đang diễn ra,


“Một con bé còn trinh ngon lành.” Tên lính đầu tiên nói khi rút cái của
quý của hắn ra khỏi người cô.
Tất cả bọn chúng ré lên cười.
“Mày vừa mới làm cho phiên tao dễ dàng hơn một chút rồi đấy.” Tên lính
thứ hai nói.
Lại một tràng cười nữa. Khi ánh mắt của Florentyna gặp mắt Wladek, chú
dường như muốn ói. Tên lính đang giữ chú có vẻ không hứng thú gì lắm, hay
nói đúng hơn là không muốn những thứ thằng bé này ói ra làm bẩn bộ quân
phục hay đôi giày của hắn. Tên lính thứ nhất lao xuống dòng nước, dương vật
hắn nhuốm máu, hắn la hét khoái chí khi làn nước lạnh chạm vào người hắn.
Tên lính thứ hai bắt đầu cởi quần áo trong khi một tên khác kéo Florentyna
nằm xuống. Khi hắn phóng vào cô, lại một tiếng thét nữa vang lên, nhưng lần
này không to như lần trước.
“Thôi nào Valdi, mày làm hơi lâu rồi đấy!”
Nhờ có sự giục giã này hắn ta đột ngột rút ra khỏi Florentyna và lao xuống
dòng nước cùng với người bạn chiến đấu của hắn. Wladek buộc mình phải
nhìn vào Florentyna. Người cô thâm tím và máu đang chảy ra từ giữa hai
chân cô. Tên lính đang giữ Wladek lại lên tiếng.
“Này, đến trông chừng thằng nhỏ cứng đầu này đi Boris, giờ đến lượt
tao.”
Tên lính đầu tiên ra khỏi dòng nước và tóm chặt lấy Wladek. Một lần nữa
chú cố gắng để thoát ra nhưng nỗ lực của chú chỉ khiến cho chúng cười lớn
hơn mà thôi.
“Giờ thì chúng ta đã biết được tất cả sức mạnh của quân đội Ba Lan rồi.”
Lại một tràng cười không thể chịu đựng nổi tiếp tục trong khi một tên lính
khác bắt đầu cởi quần áo và đến phiên hắn hãm hiếp Florentyna. Lúc này cô
đã nằm bất động mặc cho hắn hành hạ cô. Khi xong việc và xuống nước thì
tên lính thứ hai cũng trở lại và bắt đầu mặc quần áo.
“Tao nghĩ con bé đã bắt đầu thích việc này rồi đấy,” hắn nói trong khi


ngồi sưởi nắng và quan sát bạn mình.
Tên lính thứ tư tiến đến chỗ Florentyna. Hắn lật người cô lại, kéo hai chân
cô choãi ra hết cỡ, hai bàn tay to lớn của hắn sờ soạng khắp cơ thể mềm oặt
của cô. Tiếng thét khi hắn phóng vào người cô giờ đã biến thành tiếng rên rĩ.
Wladek đã đếm được mười sáu tên lính thay phiên nhau hãm hiếp chị chú.
Khi tên lính cuối cùng xong việc, hắn chửi thề và thêm:
“Tao nghĩ là tao vừa làm tình với một xác chết.” Và hắn vứt cô nằm bất
động trên cỏ.
Tất cả bọn chúng cùng cười to hơn trong khi tên lính cáu kỉnh, bất bình
bước xuống sông. Cuối cùng thì tên lính đang giữ Wladek cũng thả chú ra.
Chú chạy đến bên Florentyna trong khi những tên lính nằm dài trên cỏ và
uống rượu vang, rượu vodka lấy từ hầm rượu nhà Nam tước và ăn bánh mì
lấy trong nhà bếp.
Cùng với sự giúp đỡ của hai người hầu khác, Wladek bế tấm thân nhẹ
bỗng của Florentyna đến bên bờ sông, khóc nức nở trong khi cố gắng hết sức
lau sạch máu và những vết bầm tím trên người cô. Nhưng chẳng có tác dụng
gì cả bởi vì người cô đã tím ngắt và bầm dập, không còn cảm nhận được cũng
như không thể nói được nữa. Sau khi đã làm hết sức mình để lau chùi cho cô,
Wladek cuốn người cô trong chiếc áo khoác của chú và ôm cô trong vòng tay
mình. Chú hôn lên môi cô thật nhẹ nhàng. Đó là người phụ nữ đầu tiên mà
chú hôn. Cô nằm trong vòng tay chú nhưng chú biết rằng cô chẳng thể nhận
ra chú được nữa, và khi những giọt nước mắt nóng hổi của chú ròng ròng
chảy xuống cơ thể bầm dập của cô, chú thấy cô đã lả đi. Chú nức nở khi đưa
xác cô lên khỏi bờ sông. Những tên lính yên lặng khi chúng quan sát chú
bước về phía nhà nguyện. Chú đặt cô nằm xuống bên mộ ngài Nam tước và
đào một ngôi mộ mới bằng đôi bàn tay trần. Khi mặt trời xuống bóng phía
sau lâu đài, cái bóng dài khổng lồ của toà lâu đài hắt xuống bao trùm cả khu
nghĩa trang cũng là lúc chú đào xong chiếc hố. Chú chôn Florentyna bên cạnh
Leon và làm một cây thánh giá bằng hai chiếc que nhỏ rồi cắm lên đầu ngôi
mộ. Wladek gục xuống đất giữa hai ngôi mộ, đau đớn chìm vào giấc ngủ mà


không cần biết xem ngày mai chú có thức dậy nữa hay không.


CHƯƠNG 
8
Tháng Chín, William trở lại Viện Sayre để tiếp tục học với tâm lý ổn định
và sẵn sàng hòa với mọi người hơn. Chú lập tức tìm cách ganh đua với những
người lớn tuổi hơn mình. Với bất cứ môn học gì, nếu chú thấy mình không
giỏi hơn người thì không yên tâm. Những người cùng lớp với chú xem ra
không ai địch nổi được chú. Dần dần William hiểu ra là phần lớn những ai
xuất thân từ hoàn cảnh quyền quý như chú thì đều không có gì để kích thích
đua tranh được, mà muốn có được địch thủ thì phải tìm những ai so với chú
nhỏ hơn và có ít điều kiện học hành hơn kia.
Năm 1915, trong trường có một phong trào sưu tập nhãn diêm. William
đứng ngoài quan sát phong trào này một cách rất thích thú nhưng không tham
gia. Chỉ trong mấy ngày những nhãn diêm bình thường đã trao tay với giá
mười xu một nhãn, thứ nào hiếm có giá tới năm mươi xu. William nghiên
cứu tình hình đó rồi quyết định sẽ không làm chuyện sưu tập mà làm việc
kinh doanh.
Vào ngày thứ bảy đó, chú đến nhà hàng Leavitt và Peirce, một trong
những nhà buôn thuốc lớn nhất Boston, và ngồi cả buổi chiều ghi lại tên và
địa chỉ của những nhà sản xuất diêm chủ yếu trên thế giới, đặc biệt ghi tên
những nước nào không tham gia chiến tranh. Chú bỏ ra năm đôla mua giấy,
phong bì và tem, viết thư cho tất cả những chủ tịch hay giám đốc công ty mà
chú đã có trong danh sách. Thư chú viết rất đơn giản, nhưng cũng phải viết đi
viết lại đến bảy lần.

tải về 2.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương