Hai Số Phận



tải về 2.37 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/29
Chuyển đổi dữ liệu01.03.2024
Kích2.37 Mb.
#56685
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29
Hai So Phan - Jeffrey Archer

Thưa ông chủ tịch,
Tôi là một người rất thích sưu tập các thứ nhãn diêm, nhưng tôi không có
tiền để mua tất cả mọi thứ diêm được. Tiền túi của tôi mỗi tuần chỉ có một


đôla thôi, nhưng tôi xin gửi kèm theo đây chiếc tem ba xu để chứng thực rằng
việc sưu tập nhãn diêm của tôi là nghiêm túc. Tôi xin lỗi đã làm ông phải
phiền lòng nhưng tôi chỉ có thể tìm được tên ông để viết thư này.
Kính thư,
William Kane (9 tuổi)
T.B. Nhãn diêm của ông là một trong những thứ tôi thích nhất.
Trong vòng hai tuần, William có được 55 phần trăm thư trả lời và có được
78 loại nhãn diêm khác nhau. Hầu hết những người trả lời thư cho chú đều trả
lại chiếc tem ba xu, mà William cũng dự kiến trước là họ sẽ làm như vậy.
Trong bảy ngày sau đó, William dựng lên một thị trường về nhãn diêm ở
ngay trong trường. Chú luôn luôn nghĩ xem cái gì có thể bán được thì mới
mua. Chú để ý thấy có một số bạn học không quan tâm mấy đến loại nhãn
diêm hiếm, mà chỉ xem nó đẹp hay không thôi. Thế là với những người này,
chú đem những nhãn đẹp đổi lấy nhãn hiếm để bán lại cho những ai sưu tập
công phu hơn. Sau hai tuần mua bán, chú cảm thấy thị trường đã đạt đến một
đỉnh cao và chú tính nếu không cẩn thận thì sắp đến những ngày nghỉ lễ là sẽ
không mấy ai quan tâm đến chuyện này nữa. Chú bèn nghĩ ra một cách quảng
cáo, thuê in một loạt giấy thông báo, mỗi tờ mất nửa xu, và chú để tờ giấy đó
vào từng chỗ ngồi của các lớp, báo cho biết chú sẽ tổ chức bán đấu giá tất cả
211 nhãn diêm chú đã sưu tập được. Cuộc bán đấu giá được tiến hành trong
phòng tắm rửa của trường vào giờ ăn trưa. Số người tham gia còn đông hơn
cả những trận đấu khúc côn cầu trong trường.
Kết quả là William đã thu được 57,32 đôla, so với số tiền đầu tư ban đầu
của chú đã lãi được 51,32 đôla. William gửi 25 đôla vào ngân hàng với lãi
suất 2,5 phần trăm, mua chiếc máy ảnh 10 đôla, đem 5 đôla biếu cho Hội
Thiên Chúa những người trẻ tuổi lúc này đang mở rộng hoạt động cứu trợ
cho những người mới nhập cư, mua một ít hoa tặng mẹ, còn mấy đôla cất vào
túi. Thị trường nhãn diêm bị xẹp xuống trước khi kết thúc khóa học. Đó là
một trong những cơ hội đầu tiên William học làm chủ được tình hình thị


trường. Bà nội bà ngoại của chú nghe kể lại chuyện này rất lấy làm tự hào về
chú. Các cụ thấy rất giống như trường hợp của cụ ông ngày xưa đã làm giàu
trong thời kỳ hỗn độn của năm 1873.
Đến kỳ nghỉ hè, William nghĩ có lẽ có một cách khác đem lại lãi suất
nhiều hơn cho số vốn chú gửi ngân hàng tiết kiệm. Trong ba tháng sau đó,
chú nghe bà nội Kane đem tiền bỏ vào những chứng khoán do tờ Nhật báo
phố Wall quảng cáo. Chú đã bị mất quá nửa số tiền thu được từ kinh doanh
nhãn diêm, vì vậy bây giờ chú chỉ tin vào những lời khuyên về chuyên môn
của tờ báo trên đây, hoặc cùng lắm là dựa vào những thông tin chú nhặt được
ở ngoài đường phố.
Tức mình vì bị mất đi 20 đôla, William quyết định trong những ngày nghỉ
lễ Phục sinh thế nào cũng phải tìm cách thu hồi lại. Chú tính xem trừ những
buổi chiều dài và các việc khác mà mẹ chú cần chú tham gia, còn lại chú chỉ
có mười bốn ngày được hoàn toàn tự do. Chừng đó thôi là đủ cho chú có thể
tính chuyện làm ăn được. Chú đem bán hết những cổ phần còn lại trong tờ
Nhật báo phố Wall, được 12 đôla. Với số tiền này, chú mua một mảnh gỗ, hai
bộ bánh xe, trục, và một sợi dây thừng, tất cả hết 5 đôla sau khi đã mặc cả
nhiều lần. Rồi chú đội một chiếc mũ vải và mặc bộ quần áo cũ đã chật và ra
ga xe lửa địa phương kiếm ăn. Chú đứng ở ngoài cửa ra vào trông có vẻ đói
và mệt, chờ một số hành khách bước ra ngoài và nói với họ rằng những khách
sạn chính ở Boston đều gần ga xe lửa, không cần phải thuê taxi hoặc xe cộ gì
khác, mà chú sẵn sang chở hành lý cho họ với 20 phần trăm giá taxi thôi. Chú
còn thuyết phục họ là đi bộ cho khỏe người. Cứ như thế làm mỗi ngày sáu
tiếng chú đã có thể kiếm được suýt soát 4 đôla. Năm ngày trước khi kỳ học
mới bắt đầu, chú đã có thể phục hồi được khoản bị mất và còn kiếm thêm
được 10 đôla lợi nhuận. Nhưng đến đây chú gặp phải một vấn đề. Những tay
lái taxi đã bắt đầu khó chịu với chú. William bèn nói với họ là chú chỉ mới có
chín tuổi, nhưng chú sẵn sàng rút lui khỏi chỗ này nếu mỗi người giúp cho
chú 50 xu để chú bù vào cái tiền chú đã phải mua vật liệu để làm lấy chiếc xe
chở đồ. Họ đồng ý ngay. Thế là chú lại kiếm được thêm 8,50 đôla nữa. Trên


đường trở về nhà trên đồi Beacon, William bán lại chiếc xe đó với giá 2 đôla
cho một bạn học lớn hơn chú hai tuổi, anh bạn kia tưởng có thể kiếm ăn bằng
chiếc xe đó được, nhưng những tay lái taxi không cho, vả lại trời mưa suốt
nhưng ngày còn lại trong tuần.
Ngày trở về trường học, William lại gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất
2,5 phần trăm. Trong suốt năm học sau đó, chú không có điều gì đáng lo ngại
vì tiền tiết kiệm của chú vẫn tiếp tục tăng lên. Việc con tàu Lusitania bị đắm
vào tháng năm 1915 và lời tuyên chiến của Tổng thống Wilson đối với Đức
năm 1917 không làm cho William bận tâm. Chú cam đoan với mẹ chú là
chẳng có gì và chẳng có ai đánh nổi nước Mỹ đâu. William còn bỏ ra 10 đôla
mua công trái tự do để chứng minh nhận định của chú là đúng.
Đến ngày sinh nhật lần thứ mười một của William, cuốn sổ thu chi riêng
của chú cho thấy chú đã thu được lợi nhuận 412 đôla. Chú mua tặng mẹ chiếc
bút máy và tặng bà nội bà ngoại hai chiếc trâm cài áo mua ở cửa hàng vàng
bạc địa phương. Chiếc bút máy có nhãn hiệu Parker, còn hai chiếc trâm được
gói vào những hộp đồ trang sức đặc biệt gửi về tận nhà cho hai cụ. Không
phải là chú có ý lừa dối gì các cụ bằng những thứ bao bì rất đẹp ấy, mà chính
chú đã rút được kinh nghiệm hồi bán nhãn diêm, biết rằng bao bì càng đẹp
càng dễ bán sản phẩm. Các cụ thấy hộp đồ mang nhãn hiệu Shreve, Crump và
Low, lấy làm hãnh diện về những chiếc trâm của mình và luôn luôn cài trên
áo.
Các cụ theo dõi từng bước của William và quyết định rằng đến tháng Chín
năm tới sẽ chuyển chú đến học ở trường St. Paul, ở Concord bang New
Hamphires như trước đây đã dự kiến. Chú lại được hưởng học bổng cho môn
toán, đỡ được khoản 300 đôla một năm cho gia đình mà thực ra điều đó
không cần thiết. Vì vậy mặc dầu William nhận học bổng nhưng các cụ vẫn trả
lại tiền cho nhà trường để “nhường cho những đứa trẻ ít may mắn hơn”. Anne
không thích chuyện William phải xa mẹ để vào trường nội trú, nhưng các cụ
đã muốn như vậy, hơn nữa, chị biết rằng trước đây Richard đã muốn như vậy.
Chị thêu tên đánh dấu vào những đồ dùng của William, giày dép, quần áo, và


cuối cùng chị đích thân sửa soạn hòm xiểng cho chú, không nhờ ai giúp đỡ.
Khi William sắp sửa lên đường, mẹ chú hỏi, chú cần bao nhiêu tiền cho học
kỳ sắp tới.
“Con không cần,” chú trả lời gọn.
William hôn vào má mẹ. Chú không hiểu được mẹ chú sẽ nhớ chú như thế
nào. Chú đi xuống đường, mặc chiếc quần dài đầu tiên trong đời, tóc cắt rất
ngắn, tay xách chiếc vali nhỏ, và chiếc xe Rolls-Royce. Chiếc xe đưa chú đi.
Chú không ngoái cổ lại. Mẹ chú cứ vẫy tay mãi rồi khóc. William cũng muốn
khóc, nhưng chú biết giá bố còn sống thì bố sẽ không bằng lòng như vậy.
Điều đầu tiên William Kane thấy rất lạ là ở trường này, tất cả những học
sinh khác không ai cần biết rằng chú là ai. Ở đây không còn những cái nhìn
trầm trồ hoặc im lặng thừa nhận sự có mặt của chú nữa. Một đứa nhiều tuổi
hơn hỏi tên chú là gì, nhưng sau khi chú nói tên rồi, không thấy nó tỏ vẻ xúc
động gì hết. Thậm chí có đứa gọi chú là Bill (tên tắt của William). Chú đã
phải cải chính ngay và giải thích rằng xưa kia không ai gọi bố chú là Dick
(tên tắt của Richard) cả.
Cơ ngơi mới của chú là một căn phòng nhỏ với những giá sách bằng gỗ,
hai chiếc bàn, hai ghế, hai giường với một chiếc ghế dài bọc da đã hơi cũ.
Bàn ghế và chiếc giường kia là của một cậu học sinh khác từ New York tới,
có tên là Matthew Lester. Bố cậu ta là Chủ tịch công ty Lester ở New York,
cũng là một gia đình ngân hàng.
William đã sớm quen ngay với những giờ giấc hàng ngày ở trường. Bảy
giờ rưỡi sáng ngủ dậy, tắm rửa, ăn sáng ở phòng ăn lớn với cả trường, 220
học sinh hối hả với những món ăn trứng, thịt rán và cháo kê. Ăn sáng xong
vào nhà thờ, rồi vào lớp, trước bữa ăn trưa có ba tiết, mỗi tiết 50 phút, sau
bữa ăn trưa có hai tiết nữa, rồi tiếp theo đó là bài học nhạc mà William rất
ghét vì chúng không thể nào hát được cho đúng nốt và chú cũng không hề có
ý muốn học chơi bất cứ một thứ nhạc cụ nào. Bóng đá vào mùa thu, khúc côn
cầu và bóng quần vào mùa đông, chèo thuyền và quần vợt vào mùa xuân,


ngoài những thứ đó ra, chú không còn mất thời giờ làm gì khác. Vì là học lớp
chuyên toán nên mỗi tuần William lại có ba buổi được phụ đạo đặc biệt do
ông thầy thuê riêng tên là G. Raglan phụ trách. Bọn trẻ đặt cho ông thầy này
một biệt danh, gọi là ông “Xấu tính”.
Trong năm học đầu, William tỏ ra rất xứng đáng với học bổng của chú,
luôn luôn dẫn đầu ở tất cả các môn và cả trong lớp chuyên toán. Chỉ có anh
bạn mới, Matthew Laster, là đối thủ thực sự với chú, vì hai người cùng ở một
phòng với nhau. Trong khi theo học chính quy như vậy, William vẫn tỏ ra
mình là một nhà tài chính. Mặc dầu chuyến đầu tư của chú không thành công,
chú vẫn không từ bỏ niềm tin của mình là thế nào rồi cũng thu về được món
tiền lớn, và chú cho rằng giành được nó trên thị trường chứng khoán mới là
quan trọng. Chú theo dõi tờ Nhật báo phố Wall và báo cáo của các công ty.
Mới mười hai tuổi, chú đã bắt đầu thí nghiệm làm những cuộc đầu tư vào một
hồ sơ giả. Chú ghi lại tất cả những cuộc mua bán giả, cái tốt và cái không tốt
lắm, vào một cuốn sổ khác màu, rồi đến cuối tháng đem so sánh những dự
tính của mình với thị trường xem sao. Chú không theo những chứng khoán đã
có trong danh sách mà tập trung vào một số những công ty vô danh nào đó
không có khả năng mua vào nhiều hơn những cổ phần họ có được. William
tự quy ước cho mình bốn điều trong đầu là: bội số thu nhập thấp, tỷ lệ phát
triển cao, cơ sở tài sản mạnh, và triển vọng kinh doanh thuận lợi. Chú thấy ít
có chỗ nào cổ phần đáp ứng được đầy đủ những tiêu chuẩn chú đặt ra như
vậy. Nhưng chú tính nếu mình đã làm thì phải trông thấy lợi nhuận mới được.
Đến lúc chú thấy rằng chương trình đầu tư ma của mình đã có thể liên tục
thắng được những chỉ tiêu Down Jones, thế là William biết rằng đã có thể bỏ
tiền ra đầu tư được rồi. Chú bắt đầu với 100 đôla và luôn luôn cải tiến
phương pháp của mình. Chú theo sát lợi nhuận và giảm bớt hao hụt. Một khi
chứng khoán tăng lên gấp đôi, chú đem bán ngay một nửa cổ phần, giữ lại
nguyên một nửa không suy chuyển và kinh doanh phần chứng khoán còn lại
của chú, coi như đó là một phần thưởng của lãi suất. Một số những công ty
chú phát hiện ra lúc đầu, như Eastman Kodak và I.B.M sau trở thành những


công ty đứng đầu ở quy mô toàn quốc. Chú cũng ủng hộ cả công ty Sears,
một công ty kinh doanh hàm thụ, vì chú cho rằng càng về sau này nó sẽ là
một khuynh hướng phổ biến trong cách mua bán.
Vào khoảng cuối năm học đầu tiên ở trường, chú đã trở thành cố vấn cho
nửa số nhân viên và một số phụ huynh học sinh về chuyện làm ăn. William
Kane thấy mình ở trường rất hạnh phúc.
○○○
William đi học ở St. Paul nên ở nhà chỉ còn có một mình Anne Kane đơn
độc với hai bà nội và bà ngoại giờ đã mỗi lúc một già thêm. Chị lấy làm buồn
thấy mình đã ngoài ba mươi tuổi rồi, và cái tươi đẹp của tuổi trẻ trước đây
bây giờ đã biến đi đâu mất. Chị bắt đầu liên hệ lại với những bạn cũ do cái
chết của Richard làm cho đứt đoạn. John và Milly Preston, mẹ đỡ đầu của
William, lại mời chị đi ăn và đi xem hát, lần nào cũng chú ý kéo thêm một
người đàn ông để cho Anne có bạn. Những người mà vợ chồng Preston mời
đi theo thường là những người mà Anne thấy khủng khiếp, và chị cười thầm
với mình mỗi khi họ tỏ ra muốn ve vãn. Cho đến một hôm vào tháng giêng
1919, sau ngày William về nghỉ đông và đã trở lại trường, Anne được mời
đến dự bữa ăn thân mật bốn người. Milly thú thật với chị là họ chưa hề gặp
người khách này bao giờ, chỉ biết đó là Henry Osborne và nghe như trước
đây cùng học với John ở Harvard.
Milly nói trên điện thoại:
“Thực ra John không biết rõ lắm về anh ấy, có điều John bảo anh ta khá
đẹp trai.”
Về điều này, cả Anne và Milly đều công nhận ý kiến của John là đúng.
Lúc Anne đến, anh ta đang ngồi bên lò sưởi. Anh ta đứng ngay dậy để chờ
Milly giới thiệu. Người cao lớn, tóc đen, mắt đen, dong dỏng và có dáng thể
thao. Anne cảm thấy hài lòng được ngồi nói chuyện buổi tối với một người
đàn ông trẻ đẹp và có vẻ cương nghị, còn Milly thì cũng bằng lòng với ông


chồng đang bước vào tuổi trung niên so với anh bạn học cũ kia. Henry
Osborne phải đeo tay vào một sợi băng gần che lấp chiếc cavát Harvard trên
ngực.
“Anh là thương binh ư?” Anne hỏi với giọng thương cảm.
“Không, tôi bị ngã cầu thang ngay sau cái tuần ở mặt trận phía Tây về,”
anh ta cười nói.
Đó là một trong những bữa ăn khá hiếm đối với Anne, vì thời gian trôi đi
một cách vui vẻ nhẹ nhõm. Henry Osborne trả lời tất cả những gì Anne tò mò
muốn hỏi. Sau khi rời trường Harvard, anh ta làm việc cho một công ty quản
lý nhà đất ở Chicago là nơi anh ta sinh trưởng. Chiến tranh nổ ra, anh không
thể không tham gia. Anh có cả một kho chuyện lý thú về châu Âu và về cuộc
đời anh đóng vai một trung úy đứng ra bảo vệ danh dự của nước Mỹ ở trận
Marne. Từ sau khi Richard mất đi, Milly và John chưa từng thấy Anne cười
nhiều như thế bao giờ, và lúc Henry đề nghị đánh xe đưa chị về nhà thì họ
mỉm cười nhìn nhau ra vẻ hiểu ý.
“Bây giờ sau khi đã trở về với đất của những anh hùng này, anh định sẽ
làm gì đây?” Anne hỏi trong khi Henry Osborne đánh chiếc xe Stutz ra ngoài
và đi vào phố Charles.
“Tôi chưa định gì hết,” anh ta đáp. “May mà tôi còn một ít tiền riêng nên
chưa vội lao vào chuyện gì hết. Có thể tôi sẽ tiến hành đặt ngay công ty nhà
đất của tôi ở Boston này. Từ hồi ở trường Harvard, tôi vẫn luôn luôn cảm
thấy gần gũi với thành phố này.”
“Vậy anh không quay về Chicago nữa ư?”
“Không, tôi chả còn gì ở đó. Cha mẹ tôi đã chết cả, mà tôi lại là con một,
vì vậy tôi có thể lại bắt đầu ở bất cứ chỗ nào cũng được. Ta phải đi hướng
nào đây?”
“Ô, rẽ sang phải ở ngã tư đầu,” Anne nói.
“Chị ở trên đồi Beacon ư?”
“Vâng. Khoảng hơn một trăm thước phía bên phải trên đường Chesnut, có


ngôi nhà đỏ ở góc quảng trường Louisburg ấy.”
Henry Osborne đỗ xe lại và đưa Anne đến tận cửa nhà. Chào và chúc ngủ
ngon xong, anh ta đi ngay mà Anne chưa kịp cảm ơn. Chị nhìn theo xe anh ta
từ từ đi xuống đồi Beacon, biết rằng thế nào cũng còn gặp lại. Ngay sáng
hôm sau, chị lấy làm sung sướng tuy không ngạc nhiên lắm thấy anh ta gọi
điện thoại lại cho chị.
“Dàn nhạc giao hưởng Boston, Mozart với một nhân tài mới rất sôi nổi,
Mahler, vào thứ hai tới, mời chị đi được không?”
Anne bối rối thấy mình mong cho chóng đến thứ hai. Hình như đã lâu lắm
chị mới thấy có một người mà chị cho là hấp dẫn theo đuổi chị. Henry
Osborne đến rất đúng giờ hẹn. Hai người bắt tay nhau hơi ngượng ngập. Chị
mời anh ta uống một cốc whisky.
“Ở trên quảng trường Louisburg này cũng thú vị lắm nhỉ. Chị thật là một
người may mắn.”
“Vâng, có lẽ thế. Thực ra tôi cũng không để ý lắm. Tôi sinh trưởng trên
đại lộ Commonwealth kia. Tôi thì lại cho là ở chỗ này hơi bí.”
“Tôi đang nghĩ nếu tôi quyết định ở lại Boston thì có thể mua một ngôi
nhà ở ngay trên đồi này.”
“Người ta không có sẵn nhà bán như vậy nhiều lắm đâu,” Anne nói,
“Nhưng có thể anh sẽ may mắn mua được. Ta đi thôi chứ? Đi nghe hòa nhạc
mà đến muộn và phải dẫm lên chân người khác để vào chỗ ngồi của mình thì
chán lắm.”
Henry liếc nhìn đồng hồ tay.
“Vâng, tôi cũng thấy thế. Vả lại cũng còn phải xem nhạc trưởng bước vào
nữa chứ. Tuy nhiên, chị không phải lo giẫm lên chân ai trừ chân tôi, vì chúng
ta ngồi ở đầu hàng ghế.”
Sau buổi hòa nhạc thú vị ấy, Henry cầm tay Anne dẫn chị vào nhà hàng
Ritz, và anh ta cho điều đó là tự nhiên. Từ sau khi Richard mất, chỉ có
William là người đã cầm tay chị nhưng phải nói mãi chú mới làm vì chú cho


rằng như thế là có tính đàn bà. Lại một lần nữa, thời gian trôi qua nhanh,
không biết đó là do món ăn ngon hay do có Henry cùng đi? Lần này, anh ta
kể những chuyện về Harvard làm cho chị cười, và những kỷ niệm biết rằng
trông bề ngoài anh ta trẻ hơn chị, nhưng đời anh ta đã trải qua rất nhiều sự
kiện nên ngồi trước mặt anh ta, chị cảm thấy mình bé nhỏ và ngây thơ hơn
nhiều. Chị nói lại cho anh ta biết về cái chết của chồng chị, và lại khóc. Anh
ta cầm lấy tay chị. Chị nói về đứa con trai của mình, nhưng Anne biết chắc là
anh ta thấy thiếu gia đình lắm. Đêm đó đưa chị về nhà, anh ta nán ngồi lại
uống rượu một lát rồi lúc ra về hôn vào má chị. Trước khi ngủ, Anne ôn lại
trong đầu từng phút hai người đã ở bên nhau.
Ngày thứ ba, họ lại cùng nhau đi xem hát. Thứ tư, họ rủ nhau lên thăm
ngôi nhà nghỉ hè của Anne ở Bờ Bắc. Thứ năm, rủ nhau về nông thôn
Massachusetts phủ đầy băng tuyết. Thứ sáu, đi mua đồ cổ và thứ bảy thì làm
tình với nhau. Sau ngày chủ nhật, hai người hầu như không rời nhau nữa.
Milly và John Preston hoàn toàn sung sướng thấy việc giới thiệu của mình
như thế là đã rất thành công. Milly đến khắp nơi ở Boston khoe với mọi
người rằng chính chị đã làm cho hai người gắn bó với nhau được.
Không ai ngạc nhiên đối với việc hai người tuyên bố đính hôn với nhau
mùa hè năm đó, trừ có một người là William. Chú đã tỏ ra không thích Henry
ngay từ cái hôm Anne, với một vẻ ngần ngại, đã giới thiệu hai người với
nhau. Câu chuyện đầu tiên diễn ra dưới dạng Henry thì hỏi rất nhiều, tỏ ra
muốn thân mật, nhưng William thì toàn trả lời nhát gừng, ra vẻ không ưa anh
ta. Từ đó William vẫn cứ như thế. Anne cho rằng chẳng qua con mình ghen
đó thôi, vì sau khi Richard qua đời chỉ có William là người thân yêu nhất.
Hơn nữa, William luôn luôn cho rằng sau khi bố chú mất đi, trên đời này
không thể có ai thay thế vào đó được nữa. Anne cố thuyết phục Henry rằng
với thời gian rồi William sẽ thay đổi tính nết và thái độ lạnh nhạt của chú.
Anne Kane trở thành bà Osborne vào tháng mười năm đó ở nhà thờ của
giáo phái Episcopan tại St. Paul, đúng vào lúc lá vàng bắt đầu rụng, tức là
khoảng hơn chín tháng kể từ ngày họ mới gặp nhau. William giả vờ ốm để


khỏi đến dự đám cưới, và chú cũng quyết định ở lại trường luôn. Các cụ nội
ngoại đều có tham dự nhưng không giấu được sự bất bình của các cụ đối với
việc Anne tái giá, nhất là lại đi lấy một người có vẻ trẻ hơn chị rất nhiều. Bà
nội Kane nói: “Thế nào rồi cũng kết thúc bằng một tai họa.”
Đôi vợ chồng mới ngay ngày hôm sau đáp tàu đi Hy Lạp cho đến tận giữa
tháng chạp mới trở về căn nhà đỏ trên đồi, vừa đúng lúc để đón William về
nghỉ những ngày lễ Giáng sinh. William khó chịu khi thấy ngôi nhà đã trang
hoàng lại, hầu như không còn dấu vết gì của cha chú nữa. Qua lễ Giáng sinh,
thái độ của William đối với ông bố dượng vẫn không tỏ ra dịu đi chút nào,
mặc dầu Henry đã tặng chú chiếc xe đạp mới và chú vẫn hiểu đó là một thứ
hối lộ. Henry Osborne vẫn kiên nhẫn chịu đựng thái độ ấy và không thèm nói
gì nữa. Anne lấy làm buồn thấy anh chồng mới tuyệt vời của mình không tỏ
ra cố gắng tranh thủ cảm tình gì của con mình nữa.
William cảm thấy bực dọc về chuyện ngôi nhà của mình bị người khác
xâm chiếm. Chú thường biến đi đâu chơi cả ngày. Khi Anne hỏi chú đi đâu,
chú chỉ ậm ừ hoặc không nói gì. Các cụ bà cũng thấy vắng chú nhưng không
hỏi. Những ngày nghỉ lễ Giáng sinh vừa hết là William trở lại trường ngay.
Thấy chú đi, Henry cũng không lấy gì làm buồn.
Còn Anne thì lấy làm lo ngại đối với cả chồng và con.


CHƯƠNG 
9
“Dậy đi! Bé con! Dậy đi!”
Một tên lính thúc báng súng vào cạnh sườn Wladek. Chú giật mình ngồi
dậy, nhìn vào nấm mộ của chị chú, của Leon và của Nam tước. Rồi chú
ngước lên nhìn tên lính. Chú không còn giọt nước mắt nào nữa.
“Tôi sẽ sống. Anh không giết tôi được,” chú nói bằng tiếng Ba Lan. “Đây
là nhà tôi. Các anh đang ở trên đất của tôi.”
Tên lính nhổ toẹt vào Wladek một cái và đẩy chú về bên bãi cỏ đang có tất
cả đám người hầu ở đó, người nào cũng mặc áo ngủ màu xám trên lưng đều
có ghi số. Vừa trông thấy thế Wladek đã khiếp sợ. Chú biết là mình sẽ không
tránh khỏi số phận ấy. Tên lính dẫn chú về phía sau lâu đài và bảo quỳ xuống.
Chú nghe có tiếng dao trên đầu và thấy mớ tóc đen rậm của chú rụng xuống
cỏ. Chỉ độ mười nhát như thế là họ đã cạo sạch tóc trên đầu chú, chẳng khác
gì người ta cắt lông cừu. Sau đó chú được lệnh mặc vào người bộ đồng phục
mới, tức bộ áo ngủ màu xám gồm một chiếc sơmi rộng thùng thình và một
chiếc quần. Wladek cố giấu chiếc vòng bạc đeo ở cổ tay. Rồi chú được dẫn ra
nhập bọn với đám người hầu ở phía trước lâu đài.
Họ đứng chờ trên bãi cỏ. Bây giờ không ai còn tên gì nữa, chỉ có số.
Wladek bỗng nghe xa xa có tiếng ì ầm rất lạ tai. Chú quay về hướng có tiếng
ghê rợn ấy. Một chiếc xe từ ngoài cổng sắt lớn tiến vào. Xe này có bốn bánh,
không có ngựa hay bò kéo mà nó di chuyển được. Tất cả tù nhân đều nhìn
vào đó mà không tin ở mắt mình. Khi chiếc xe đã dừng lại, bọn lính kéo đám
tù nhân đến gần và bắt trèo lên xe. Rồi chiếc xe không có ngựa kéo ấy quay
đầu đi ra ngoài những hàng cổng sắt. Không một ai dám mở miệng nói gì.
Wladek ngồi phía sau xe, đăm đăm nhìn lại tòa lâu đài của chú cho đến lúc


không còn nhìn thấy những tháp gôtích trên nóc nó nữa.
Chiếc xe không có ngựa kéo chạy về phía làng Slonim. Wladek vừa không
hiểu sao chiếc xe đó chạy được, vừa không biết nó đưa mọi người đi đâu.
Chú bắt đầu nhận ra những con đường chú đã từng đi học trước đây. Ba năm
sống dưới hầm lâu đài khiến chú không còn nhớ được những con đường ấy đi
đến tận nơi nào. Đi được mấy dặm thì chiếc xe dừng lại và mọi người bị xua
xuống. Ra đây là nhà ga xe lửa. Wladek chỉ mới trông thấy chỗ này một lần
trong đời, tức là khi chú cùng Leon ra đón Nam tước ở Warsaw về. Chú còn
nhớ là khi họ bước vào sân ga thì người lính gác ở đó đã giơ tay chào. Lần
này không có ai chào, và tù nhân thì chỉ được uống sữa dê, ăn súp củ cải và
bánh mì đen. Wladek lại được đứng ra nhận thức ăn về đem chia cho mười ba
người còn lại với chú. Chú ngồi trên một chiếc ghế gỗ và đoán rằng họ đang
chờ một chuyến xe lửa. Đêm đó, mọi người nằm ngủ trên đất nhìn trời sao.
Nếu so với căn hầm thì đây đã là thiên đường rồi. Chú cảm ơn Chúa là mùa
đông này không lấy gì làm rét lắm.
Đến sáng hôm sau, mọi người vẫn chờ đợi. Wladek hướng dẫn mọi người
vận động một chút, nhưng chỉ được vài phút thì phần lớn đã gục xuống. Chú
bắt đầu nhẩm trong bụng để nhớ tên những người cho đến hôm nay còn sống
sót. Tất cả còn lại có mười hai người đàn ông, hai người đàn bà, trong số hai
mươi bảy người đã bị giam trong hầm trước đây. Cả ngày hôm ấy họ vẫn cứ
phải ngồi chờ chuyến xe lửa mà không thấy nó đến. Có một chuyến tàu đến
nhưng chỉ thả thêm lính xuống đây, rồi lại đi mà không chở đám người của
Wladek. Họ lại ngủ một đêm nữa trên đất.
Wladek nằm nhìn lên trời cao trong bụng nghĩ không biết có thể làm thế
nào để trốn đi được. Trong đêm, một trong số mười ba người của chú bỏ chạy
sang bên kia đường xe lửa, nhưng chưa sang được đến nơi đã bị lính bắn
chết. Wladek chăm chăm nhìn vào chỗ đồng bào của chú vừa ngã xuống. Chú
sợ không dám chạy ra cứu vì rất có thể lại cùng chịu số phận ấy. Sáng hôm
sau, bọn lính gác cứ để xác chết đó nằm trên đường để đe những người khác
đừng có bắt chước chạy mà chết.


Không ai nói gì về chuyện đã xảy ra, nhưng suốt ngày hôm đó mắt
Wladek không rời được người đã chết. Người đó chính là Ludwik, một trong
hai người đã đến làm chứng lúc Nam tước dặn dò để lại gia tài cho Wladek.
Vào buổi tối ngày thứ ba, một chiếc xe lửa khác từ từ lăn bánh vào ga.
Một chiếc đầu tàu rất to chạy bằng hơi nước kéo theo một lô toa chở hàng và
chở hành khách. Những toa chở hàng chất đầy rơm và hai bên sườn có viết
chữ Gia Súc. Một số toa khác đã chở toàn những tù nhân mà Wladek trông họ
cũng nhem nhuốc như đám người của chú vậy. Chú và tốp người của chú bị
vứt lên một trong những toa đó để bắt đầu một cuộc hành trình. Phải chờ mấy
tiếng đồng hồ nữa đoàn tàu mới bắt đầu ra khỏi ga và đi về một hướng mà
Wladek đoán là hướng Đông vì mặt trời đang lặn phía sau.
Cứ ba toa lộ thiên thì có một lính gác ngồi bắt chéo chân ở toa bên trên có
mái. Suốt dọc đường tưởng như không bao giờ hết ấy, thỉnh thoảng lại có
tiếng súng bắn trên tàu, khiến Wladek nghĩ có muốn chạy trốn cũng vô ích.
Lúc tàu đỗ lại ở Minsk, họ được cho ăn một bữa đầu tiên gồm bánh mì
đen, nước uống, lạc và kê. Rồi lại đi tiếp. Có khi họ đi đến ba ngày trời mà
chẳng thấy một ga nào. Rất nhiều người trên tàu này bị đói lả và chết. Họ bị
vứt xuống đường trong khi tàu đang chạy. Khi tàu dừng lại, có khi họ phải
chờ đến hai ngày để nhường đường cho tàu khác đi về phía Tây. Những
chuyến tàu ấy thường là chở lính. Wladek hiểu ra là tàu chở quân đội bao giờ
cũng được ưu tiên đi trước. Trong đầu Wladek lúc nào cũng chỉ nghĩ đến
chuyện trốn, nhưng có hai điều khiến chú chưa dám thực hiện tham vọng ấy.
Thứ nhất chú thấy hai bên đường chỉ toàn là rừng thẳm không biết đến đâu
mới hết, và thứ hai là tất cả những người còn sống sót ở nhà hầm ra đây đều
chỉ biết dựa vào chú. Chính Wladek là người lo ăn uống cho họ và cố động
viên cho họ còn muốn sống. Chú là người trẻ nhất trong cả bọn và cũng là
người cuối cùng tin ở cuộc sống.
Từ đấy trở đi, đêm nào cũng rất lạnh, có khi lạnh tới 30 độ dưới không.
Họ phải nằm sát vào nhau trên sàn để người nọ truyền hơi ấm cho người kia.


Wladek thầm đọc lại những đoạn Aeneid để cố ngủ cho được. Nếu một người
muốn trở mình thì tất cả những người khác đều phải đồng ý trở mình một
lượt mới được. Wladek nằm ở đằng đầu và cứ qua mỗi giờ đồng hồ, chú đoán
như vậy vì chỉ có thể căn cứ vào bọn lính đổi gác, thì chú lại lấy tay gõ vào
thành xe và mọi người lại cứ thế trở mình quay sang phía kia. Một đêm, có
một người không trở mình nữa. Họ báo cho Wladek biết và chú báo lại cho
tên lính gác biết. Đó là một người đàn bà trong nhóm, và bà ta đã chết. Phải
bốn người mới nhấc được xác bà lên và vứt xuống cạnh đường trong khi tàu
vẫn đang chạy. Tên lính gác còn bắn theo xác chết một loạt đạn nữa để biết
chắc rằng đó không phải là người định trốn.
Đi qua Minsk hai trăm dặm, họ đến một thị trấn tên là Smolenski. Ở đây
họ được ăn súp củ cải nóng hơn với bánh mì đen. Trong toa xe của Wladek
có thêm mấy tù nhân nữa, và mấy người này nói cùng một thứ tiếng với bọn
lính gác. Người cầm đầu nhóm mới này hình cũng cùng tuổi với Wladek.
Wladek với mười một người còn lại trong nhóm đã thấy nghi ngờ ngay bọn
mới lên này. Họ chia toa xe ra làm hai nửa, mỗi nhóm ở một bên toa.
Một đêm trong khi Wladek đang nằm thức và ngắm nhìn trời sao, chờ cho
người nóng lên, chú bỗng thấy tên cầm đầu của nhóm người mới lên ở
Smolenski bò đến chỗ người nằm ngoài của nhóm chú, tay hắn cầm một sợi
dây thừng. Chú trông rõ thấy hắn luồn sợi dây và cổ Alfons lúc này đang ngủ.
Alfons là người hầu cận của Nam tước trước đây. Wladek biết rằng nếu mình
nhổm dậy ngay thì hắn sẽ nghe thấy và chạy về đầu toa bên kia, vì thế chú
khẽ bò dọc theo nhóm người của chú. Họ biết chú bò qua mình nhưng không
ai lên tiếng. Đến cuối hàng, chú nhảy chồm lên người tên kia. Mọi người
trong toa thức dậy ngay. Ai nấy kéo dồn về một đầu toa, trừ có Alfons nằm
lại đó không động đậy.
Tên cầm đầu đám Smolenski cao lớn và nhanh nhẹn hơn Wladek. Nhưng
vật nhau trên sàn toa thì cũng như nhau cả. Cuộc đấu diễn ra đến mấy phút.
Bọn gác nhìn cười và đánh cuộc xem ai được. Một tên thấy đánh nhau mà
không có máu thì không thích, bèn quẳng một chiếc lưỡi lê xuống giữa sàn


tàu. Cả hai tranh nhau giành lấy lưỡi lê sáng loáng. Tên Smolenski vớ được
trước. Hắn đâm một nhát vào cạnh chân Wladek tóe máu. Bọn người
Smolenski thấy thế hoan hô. Nhát đâm thứ hai trượt qua tai Wladek cắm
xuống sàn tàu. Hắn chưa kịp rút lưỡi lê được thì Wladek đã dùng hết sức
mình thúc một cái thật mạnh vào dái hắn. Hắn ngửa người ra sau và phải rời
tay khỏi lưỡi lê. Wladek chồm lên, nắm lấy cán lưỡi lê và đè lên người tên
Smolenski, thọc một nhát vào miệng hắn. Hắn thét lên một tiếng làm náo
động cả đoàn tàu. Wladek rút lưỡi lê ra rồi lại liên tiếp thọc xuống mấy nhát
nữa cho đến khi tên kia hết cựa quậy. Wladek quỳ lên người hắn thở dốc rồi
lát sau nhấc người hắn lên vứt ra ngoài tàu. Chú nghe rõ tiếng xác hắn rơi
đánh huỵch xuống cạnh đường tàu và cả tiếng súng của bọn gác bắn theo.
Wladek loạng choạng đi đến chỗ Alfons còn nằm đó. Chú quỳ xuống bên
cạnh. Anh ta chết thật rồi. Thế là người làm chứng thứ hai của chú cũng chết
nốt. Bây giờ còn ai tin được Wladek là người Nam tước đã chọn ra để thừa kế
tài sản của ông nữa? Cuộc đời thế là không còn mục đích gì nữa rồi.
Chú cúi gục xuống, nắm chặt hai tay vào cán và xoay mũi lưỡi lê vào
bụng. Bỗng một tên lính gác nhảy xuống giằng lưỡi lê ra khỏi tay chú.
“Ô, không được, không được,” hắn càu nhàu. “Chúng tao cần có những
người sống như mày ở trong trại giam. Đừng hòng chúng tao làm mọi việc,
nghe không.”
Wladek ôm hai tay lên đầu. Bây giờ chú mới thấy đau buốt ở chỗ chân bị
lưỡi lê đâm lúc nãy. Chú đã mất hết cả gia tài, để bây giờ cầm đầu luôn cả lũ
người Smolenski kia nữa. Cả toa tàu bây giờ là giang sơn của chú, và chú
phải quản hai chục tù nhân. Chú lập tức chia họ ra để mỗi người Ba Lan bao
giờ cũng phải nằm kề với một người Smolenski, và như vậy giữa hai nhóm
không còn có chuyện lục đục với nhau được nữa.
Wladek bỏ thì giờ ra để học cái ngôn ngữ quái lạ của họ. Mãi sau chú mới
biết đó chính là tiếng Nga, rất khác với thứ tiếng Nga cổ điển mà Nam tước
đã dạy cho chú. Và bây giờ thì chú biết là đoàn tàu đi về hướng nào.


Ban ngày, chú lấy ra hai người Smolenski để dạy tiếng của họ cho chú.
Khi nào hai người đó mệt quá rồi, chú lại lấy hai người khác, cứ thế cho đến
lúc cả bọn người đó mệt rũ.
Dần dần chú đã có thể nói chuyện dễ dàng với bọn người mới phụ thuộc
vào chú. Chú phát hiện ra một số trong bọn đó là lính Nga, sau khi về nước bị
đi đày ngay về cái tội đã để cho bọn Đức bắt làm tù binh. Số còn lại toàn là
dân làm ruộng, làm mỏ và lao động bình thường nhưng đều là những người
rất chống đối cách mạng.
Đoàn tàu đi tiếp đến những vùng đất trơ trụi mà Wladek chưa hề thấy bao
giờ. Họ đi qua những thị trấn mà chú cũng chưa từng nghe nói đến bao giờ,
như Omsk, Novosbirsk, Krasnoyarsk. Chỉ những nghe đến tên thôi chú cũng
đã thấy sợ. Cuối cùng, sau hai tháng trời và qua hơn ba ngàn dặm họ đến
được Irkutsk, và đến đây là hết đường sắt.
Họ bị xua ra khỏi tàu, được cho ăn uống và được phát những đôi giày
bằng da thô, và những chiếc áo choàng rất nặng. Họ phải tranh nhau để giành
lấy áo ấm nhưng cũng chẳng có thứ áo nào chống nổi cái lạnh mỗi lúc một
ghê gớm hơn.
Lúc sau thấy xuất hiện những chiếc xe không có ngựa kéo, giống như loại
xe Wladek đã thấy lúc rời khỏi lâu đài. Họ quẳng xuống một loạt dây xích.
Các tù nhân bị khóa một tay vào dây xích dài ấy, mỗi bên hai mươi lăm
người. Bọn lính gác trèo lên xe, còn đám tù nhân đi theo với dây xích buộc
vào xe. Họ cứ đi bộ như thế liền trong mười hai tiếng đồng hồ, được nghỉ lại
hai tiếng rồi lại đi tiếp. Sau ba ngày, Wladek tưởng mình sẽ chết vì lạnh và
mệt, nhưng ra khỏi những vùng có dân cư rồi, họ chỉ phải đi ban ngày, còn
ban đêm được nghỉ. Một bếp lưu động của tù nhân trong trại cứ sáng ra và tối
trước khi nghỉ cho họ ăn súp củ cải và bánh mì. Wladek hỏi những tù nhân
trong trại thì được biết rằng tình hình ở đó còn tệ hơn.
Trong tuần đầu, họ không được tháo ra khỏi xích nhưng dần dà thấy
không ai có thể nghĩ đến trốn chạy được nữa, họ phải tháo xích vào ban đêm


để ngủ. Tù nhân phải tự đào hố trong tuyết để tìm chỗ ấm. Đôi khi vào những
ngày nắng ráo họ tìm được một khu rừng để ngả lưng, nằm ngổn ngang khắp
chỗ. Họ vẫn tiếp tục đi, qua những hồ nước rất rộng và những con sông băng
giá. Họ đi mãi về phía bắc, gió càng lạnh, tuyết càng dày. Chỗ chân bị thương
của Wladek luôn luôn đau buốt, nhưng đến giờ thì hai tai và các đầu ngón tay
bị giá lạnh còn buốt hơn nữa. Chung quanh là cả một khoảng mênh mông
trắng toát, không có dấu hiệu gì của sự sống và thứ gì ăn được. Wladek biết
rằng ban đêm có trốn đi đâu thì cũng chỉ chết mòn vì đói. Những người già
yếu ốm đau thì đêm đêm chết dần, và như thế họ cũng còn là may mắn. Còn
những người không may, không bước đi được nữa, thì được tháo ra khỏi xích
và bỏ lại một mình trong bãi tuyết vô tận. Những người còn sống sót với dây
xích lại đi tiếp, đi mãi về phía Bắc, cho đến lúc Wladek hoàn toàn không còn
khái niệm gì về thời gian nữa, chỉ còn biết tay mình vẫn bị khóa vào xích.
Chú cũng không còn nhớ là mình đã đào hố vào trong tuyết để ngủ đêm và
sáng hôm sau tỉnh dậy như thế nào nữa. Những ai không còn biết được như
vậy coi như đã sắp đào mồ để chôn chính mình rồi.
Sau một chặng dài chín trăm dặm, những người nào còn sống sót thì được
dân Ostyak đem xe trượt do hươu kéo ra đón. Ostyak là dân du mục trên thảo
nguyên Nga. Bây giờ tù nhân lại bị xích vào những xe trượt ấy và được dẫn
đi tiếp. Gặp một trận bão tuyết lớn, đoàn tù phải dừng lại mất hai ngày.
Wladek tranh thủ nói chuyện được với một tay Ostyak trẻ trên chiếc xe trượt
mà chú đang bị xích vào đó. Chú dùng thứ tiếng Nga cổ với giọng Ba Lan để
nói lõm bõm với anh ta được ít câu. Chú phát hiện ra một điều là dân Ostyak
cũng rất ghét những người Nga ở phía Nam, vì họ đối đãi với dân này tồi tệ
chẳng khác gì các tù nhân. Dân Ostyak do đó có phần nào cảm tình với
những người tù tội nghiệp không có tương lai này. Họ gọi tù nhân là những
người bất hạnh.
Chín ngày sau, trong ánh sáng mờ của đêm mùa đông Bắc Cực, họ đến
được trại 201. Wladek không thể nào ngờ được rằng mình còn có cái may
mắn mà trông thấy chỗ này. Trước mắt chú là một dãy những căn lều bằng gỗ


và một khoảng không gian mênh mông trống rỗng. Những căn lều cũng được
đánh số như tù nhân vậy. Lều của Wladek số 33. Giữa căn lều có một chiếc
lò đen sì. Chung quanh là những dãy giường ván có đệm rơm ở trên với chiếc
chăn mỏng. Trong đêm đầu không có mấy tù nhân ngủ được. Tiếng gào tiếng
khóc trong lều 33 có khi còn to hơn cả tiếng gầm rú của chó sói ở bên ngoài.
Sáng hôm sau, ngay từ lúc mặt trời chưa mọc, họ đã bị tiếng gõ vào thanh
sắt tam giác đánh thức dậy. Sương giá đóng đầy cả mặt cửa sổ khiến Wladek
nghĩ thế nào mình cũng chết rét. Ăn sáng chỉ được kéo dài mười phút trong
một gian chung lạnh buốt với một bát cháo kê hơi âm ấm trong có vài miếng
cá mòi và một cọng rau cải nổi lềnh bềnh. Những người mới đến bỏ xương cá
lên bàn, nhưng những tù nhân đã quen với cảnh ở đây rồi thì ăn hết xương và
cả mắt cá nữa.
Ăn sáng xong, họ được giao nhiệm vụ. Wladek trở thành anh chặt củi.
Chú được dẫn đi bảy dặm đến một khu rừng hoang và được lệnh phải chặt
được một số cây nhất định. Tên lính gác bỏ chú lại đó với nhóm sáu người và
suất ăn của họ gồm có một ít cháo kê vàng nhạt nhẽo và bánh mì. Bọn lính
gác không sợ tù nhân nào dám trốn, vì đến được thị trấn gần đó nhất cũng
phải một nghìn dặm và dù có biết hướng đi cũng không đi nổi.
Đến cuối ngày tên lính gác sẽ quay lại đếm số củi đã chặt được. Hắn ta
cũng đã nói trước với tù nhân là nếu chặt không đủ số củi đã quy định thì hắn
sẽ giữ thức ăn lại đến hôm sau mới phát. Nhưng lúc hắn ta quay lại thì đã bảy
giờ tối, chỉ còn thu thập được cho đầy đủ tù nhân thôi, chứ không nhìn được
xem họ đã chặt bao nhiêu củi. Wladek bày cho những người trong nhóm biết
cách để một phần thời gian buổi chiều quét dọn tuyết trên đống củi đã chặt
hôm trước và xếp vào cùng với củi chặt hôm sau. Cách đó của chú rất có hiệu
quả, vì vậy nhóm của Wladek không ngày nào bị cắt suất ăn cả. Đôi khi họ cố
gắng đem theo một ít củi về trại bằng cách buộc nó vào chân ở trong quần, để
đến đêm có thể cho vào lò mà sưởi. Nhưng họ cũng phải rất cẩn thận vì mỗi
lần ra vào đều bị khám xét kỹ lưỡng. Nếu chẳng may bị bắt mang theo gì
trong người, họ có thể bị phạt ba ngày không được ăn.


Qua mấy tuần nữa, cái chân của Wladek bị cứng ra và rất đau. Chú mong
cho có những ngày cực rét, vì khi nào thời tiết xuống tới 40 độ dưới không thì
họ không phải đi làm ở ngoài trại, mặc dầu ngày ở nhà ấy sẽ phải thế bằng
một ngày chủ nhật khác, mà chủ nhật thì họ thường được phép nằm nghỉ cả
ngày trên giường.
Một buổi tối trong khi Wladek đang vác củi, chú bỗng thấy vết sẹo do tên
Smolenski gây ra, chú thấy nó sưng vù lên và bỏng đỏ. Đêm đó chú giơ vết
thương cho tên lính gác xem. Hắn bảo chú đến sáng mai sớm phải báo cho
bác sĩ của trại biết. Wladek ngồi suốt đêm áp chân vào gần lò. Chung quanh
lò toàn những ủng ướt. Lửa trong lò quá yếu nên không làm cho chú bớt đau
tí nào.
Hôm sau Wladek dậy sớm hơn bình thường một giờ, vì chú nghĩ nếu
không gặp được bác sĩ trước giờ làm việc thì sẽ lại phải để đến ngày hôm sau
nữa. Nếu để qua một ngày nữa thì Wladek không thể chịu đau nổi. Chú đến
báo cáo với bác sĩ, ghi tên và số tù của chú. Pierre Dubien hóa ra là một ông
bác sĩ dễ tính. Ông ta hói đầu, hơi gù lưng. Wladek nghĩ có lẽ ông ta còn già
hơn cả Nam tước trước khi qua đời. Bác sĩ khám chân Wladek và không nói
gì.
“Vết thương có việc gì không, thưa bác sĩ?” Wladek hỏi.
“Anh nói tiếng Nga được hả?”
“Thưa được.”
“Mặc dầu, anh sẽ bị thọt, nhưng chân anh rồi sẽ khỏi. Nhưng khỏi để làm
gì? Để suốt đời đi chặt củi ư?”
“Không, thưa bác sĩ, cháu có ý muốn trốn và trở về Ba Lan.” Wladek nói.
Bác sĩ chằm chằm nhìn chú.
“Nói khẽ chứ, ngốc ở đâu… Đến bây giờ thì anh biết là không trốn được
chứ. Chính tôi đã bị bắt ở đây mười lăm năm nay rồi, và không một ngày nào
là tôi không nghĩ đến trốn. Nhưng không có cách nào được. Chưa hề có ai
trốn mà lại sống được, mà chỉ nói đến chuyện trốn không thôi cũng đã bị phạt


giam mười ngày dưới xà lim, mà ở đó ba ngày người ta mới cho anh ăn một
lần, còn lò thì đốt chỉ đủ để tan giá ở trên tường thôi. Qua được cái đoạn
trừng phạt ấy mà anh còn sống là may lắm rồi đấy.”
“Cháu sẽ trốn, nhất định trốn,” Wladek nhìn ông già nói.
Bác sĩ nhìn vào mắt Wladek và mỉm cười.
“Này anh bạn ơi, chớ có nhắc đến chuyện trốn nữa, kẻo họ có thể giết anh
đấy. Anh trở về làm việc đi, cố giữ cho cái chân tiếp tục vận động, rồi mỗi
sáng đến đây tôi xem.”
Wladek trở về rừng chặt củi, nhưng chú thấy bây giờ mình chỉ kéo được
gỗ đi mấy bước thôi. Chân đau đến mức chú tưởng như nó sắp rụng ra. Sáng
hôm sau trở lại chỗ bác sĩ, ông ta khám chân chú cẩn thận hơn.
“Chà gay go đây,” bác sĩ nói. “Anh bao nhiêu tuổi rồi?”
“Có lẽ cháu mười ba rồi,” Wladek nói. “Năm nay là năm bao nhiêu ạ?”
“Một nghìn chín trăm mười chín.” Bác sĩ đáp.
“Vâng mười ba ạ. Còn ông bao nhiêu?” Wladek hỏi.
Ông ta nhìn xuống đôi mắt xanh của cậu thanh niên, hơi lấy làm ngạc
nhiên về câu hỏi.
“Ba mươi tám,” ông khẽ nói.
“Ôi, lạy chúa.” Wladek nói.
“Nếu anh bị tù mười lăm năm thì cũng sẽ già như tôi thôi,” bác sĩ nói với
một giọng bình thản.
“Nhưng tại sao ông lại ở đây chứ?” Wladek nói. “Tại sao đã bao nhiêu lâu
thế mà họ không để cho ông đi?”
“Tôi bị bắt ở Moscow năm 1904, ngay sau khi tôi có danh nghĩa bác sĩ.
Tôi làm việc cho sứ quán Pháp ở đó. Họ bảo tôi là gián điệp nên bỏ tôi vào tù
ở Moscow. Tôi nghĩ cho đến sau cách mạng cũng vậy. Họ tống tôi vào cái địa
ngục này đây. Ngay cả đến những người Pháp cũng quên rằng tôi còn sống.
Cả thế giới chả ai tin được là có một chỗ như thế này. Ở cái trại 201 này chưa


từng có ai ở cho đến hết hạn được, vì vậy tôi sẽ chết ở đây như một người
khác mà thôi. Có điều chưa chết ngay được thôi.”
“Không, ông không nên mất hy vọng, bác sĩ ạ.”
“Hy vọng? Tôi đã mất hết hy vọng từ lâu rồi. Có lẽ anh thì không, nhưng
anh nên nhớ là đừng có nhắc đến hy vọng ấy với bất cứ ai. Ở đây có những tù
nhân họ chỉ nghe nói thế là đi báo cáo ngay, để nhận về một phần thưởng
hoặc đó là thêm một miếng bánh hoặc một chiếc khăn mà thôi. Bây giờ thế
này nhé Wladek. Tôi sẽ cho anh làm việc phụ bếp trong một tháng, và suốt
thời gian đó sáng nào anh cũng phải đến báo cáo. Đó là cơ hội duy nhất để
anh khỏi phải mất cái chân kia, mà tôi có cưa chân của anh đi thì cũng chẳng
sung sướng gì. Ở đây chúng tôi không có những dụng cụ giải phẫu tốt lắm
đâu,” ông vừa nói vừa nhìn lên một con dao to.
Wladek rùng mình sợ hãi.
Bác sĩ Budien viết tên Wladek lên một mẩu giấy. Sáng hôm sau Wladek
xuống trình diện dưới nhà bếp. Chú được giao việc rửa bát đĩa trong nước
lạnh cóng và chuẩn bị thức ăn không cần phải ướp lạnh. Sau một thời gian
phải chặt củi suốt ngày, chú thấy đây là một sự thay đổi đáng mừng. Được ăn
thêm súp cá, thêm bánh mì đen, và nhất là được ở trong nhà ấm áp. Có hôm
chú được nhà bếp chia cho một nửa quả trứng, mà không ai biết rằng đó là
trứng con gì. Chân chú đã dần dần khỏi, tuy phải hơi chịu thọt một chút. Bác
sĩ Dubien không thể có được thứ thuốc gì tử tế mà chữa cho chú, chỉ biết theo
dõi từng ngày vậy thôi. Ngày giờ trôi qua, bác sĩ trở thành người bạn của
Wladek, thậm chí còn tin ở hy vọng của tuổi trẻ đối với tương lai. Mỗi sáng
hai người thường nói chuyện với nhau bằng các thứ ngôn ngữ, nhưng người
bạn mới kia thích nhất là được nói tiếng Pháp vì đó là tiếng mẹ đẻ.
“Trong bảy ngày nữa, Wladek, anh sẽ phải trở lại với nhiệm vụ ở trong
rừng. Bọn lính gác sẽ khám phá cái chân của anh, và tôi không thể giữ anh ở
lại trong bếp nữa. Vậy anh nghe kỹ tôi nói đây nhé, vì tôi đã có một kế hoạch
cho anh trốn đi.”


“Cùng trốn, bác sĩ.” Wladek nói. “Chúng ta cùng trốn.”
“Không, chỉ mình anh thôi. Tôi nhiều tuổi rồi, không đi được xa như thế,
mặc dầu hơn mười lăm năm nay lúc nào tôi cũng mơ đến chuyện trốn. Tôi sẽ
chỉ làm vướng chân anh thôi. Biết có ai trốn đi được là tôi đủ hài lòng rồi, và
anh là con người đầu tiên tôi gặp khiến tôi tin rằng anh có thể thành công
được.”
Wladek yên lặng ngồi trên sàn nghe bác sĩ nói kế hoạch của ông.
“Trong mười lăm năm qua, tôi đã dành dụm được hai trăm rúp. Đây là tiền
làm “ngoài giờ” nhưng không phải như một tù nhân Nga đâu.”
Wladek nhăn nhó cười.
“Tôi giấu tiền trong một chai thuốc. Có bốn tờ, mỗi tờ năm mươi rúp. Khi
nào anh đi thì phải khâu tiền đó vào trong áo. Tôi sẽ làm việc đó cho anh.”
“Áo nào?” Wladek hỏi.
“Tôi có một bộ quần áo và một sơmi trước đây mười hai năm tôi đã mua
lại được của một tên lính gác, và hồi đó tôi còn tin ở chuyện trốn được. Bộ
quần áo không mới lắm, nhưng có thể phục vụ cho mục đích của anh được.”
Mười lăm năm dành dụm được hai trăm rúp, một chiếc áo sơmi và một bộ
quần áo, thế mà bác sĩ sẵn sàng chỉ trong chốc lát hy sinh tất cả nhưng cái đó
cho Wladek. Suốt đời mình, Wladek sẽ chẳng còn bao giờ được thấy một
hành động quên mình như thế nữa.
“Thứ năm tới sẽ là cơ hội duy nhất của anh,” bác sĩ nói tiếp. “Tù nhân mới
sẽ đến Irkutsk bằng xe lửa. Bọn lính gác bao giờ cũng lấy bốn người của nhà
bếp để tổ chức những chuyến xe thức ăn cho bọn người mới đến. Tôi đã thu
xếp với bếp trưởng để anh được lên xe thức ăn. Tôi đem một ít thuốc đánh
đổi cho anh ta đấy. Không khó khăn gì lắm đâu. Thực ra không ai muốn đi
một chuyến đến tận đó rồi lại quay về đây, nhưng anh thì chỉ đi một lượt ra
đến đó thôi.”
Wladek vẫn nghe rất kỹ.


“Ra đến ga, anh hãy chờ cho đến khi nào tàu chở tù nhân vào ga. Một khi
họ xuống ga cả rồi thì anh chạy qua đường sắt rồi nhảy lên chuyến tàu sẽ đi
Moscow, mà chỉ sau khi tàu chở tù nhân đến rồi thì tàu đó mới khởi hành
được vì bên ngoài ga chỉ có một đường tàu thôi. Anh phải mong làm sao cho
đến lúc có hàng trăm tù nhân mới chạy đi chạy lại như thế thì bọn gác mới
không để ý đến chuyện anh biến mất được. Từ lúc đó trở đi là tùy anh định
liệu. Nên nhớ rằng nếu chúng trông thấy anh là chúng bắn liền chứ không cần
hỏi han gì hết. Tôi chỉ có thể giúp anh được một điều này nữa. Mười lăm năm
trước khi tôi bị đưa đến đây, tôi đã vẽ trong đầu óc một bản đồ con đường đi
từ Moscow đến Thổ Nhĩ Kỳ. Có lẽ đến bây giờ nó không còn chính xác nữa
nhưng có thể đáp ứng cho mục đích của anh được. Anh phải tìm hiểu cho
chắc chắn xem người Nga họ đã chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ chưa. Có trời mà
biết được cho đến nay họ đã làm những gì. Theo tôi biết thì có thể họ cũng đã
kiểm soát được cả nước Pháp nữa.”
Bác sĩ bước vào phòng thuốc và lấy ra một cái chai lớn trông như đựng
một chất gì đó màu nâu. Ông mở nút lấy ra một tấm da khô đã cũ. Nét mực
đen qua năm tháng đã bị nhạt màu, mang chữ “Tháng mười 1904”. Trên
mảng da vẽ con đường từ Moscow đến Odessa và từ Odessa đến Thổ Nhĩ Kỳ,
tất cả 1.500 dặm đường đi đến tự do.
“Trong tuần này, mỗi sáng anh cứ phải đến đây và chúng ta sẽ lại bàn
thêm về kế hoạch này. Nếu như không thành công thì đó không phải là do
thiếu chuẩn bị.”
Mỗi đêm, Wladek thức giấc nhìn ra ánh sáng mờ mờ ngoài cửa sổ, thử
nghĩ trước những tình huống bất ngờ xem mình sẽ đối phó như thế nào. Đến
sáng, chú lại đem bàn thêm với bác sĩ. Vào tối thứ tư trước ngày Wladek định
trốn, bác sĩ gấp mảnh bản đồ đó làm tám, cùng để với bốn tờ bạc 50 rúp vào
một gói nhỏ và ghim nó vào bên trong tay áo của bộ đồ. Wladek cởi bộ quần
áo cũ, mặc chiếc sơmi vào người rồi mặc quần áo tù ra ngoài. Lúc chú mặc
lại thì cặp mắt bác sĩ bỗng trông thấy chiếc vòng bạc của Nam tước.


Từ khi mặc áo tù, chú vẫn luôn luôn đeo nó lên trên khuỷu tay vì sợ bọn
lính gác trông thấy sẽ cướp mất của quý duy nhất còn lại đó của chú.
“Cái gì thế?” bác sĩ hỏi. “Trông rất đẹp đấy.”
“Đây là quà tặng của cha tôi,” Wladek nói. “Tôi có thể tặng lại ông để tỏ
lòng cảm tạ của tôi được không?” Chú rút chiếc vòng xuống cổ tay và đưa
cho bác sĩ.
Bác sĩ nhìn chiếc vòng bạc một lúc lâu rồi cúi đầu nói:
“Không nên. Thứ này chỉ có thể thuộc về một người thôi.” Ông im lặng
nhìn anh. “Hẳn cha anh là một người cao quý lắm.”
Bác sĩ đeo trả lại chiếc vòng bạc vào cổ tay Wladek, rồi bắt tay chú nồng
nhiệt.
“Chúc anh may mắn, Wladek. Có lẽ chúng ta không bao giờ còn gặp nhau
nữa.”
Họ ôm chầm lấy nhau và bước ra ngoài. Chú cầu cho đây là đêm cuối
cùng của mình ở trong lều trại giam. Chú không sao ngủ được suốt đêm đó,
chỉ sợ một trong những tên lính gác phát hiện ra bộ quần áo mặc dưới áo tù.
Tiếng chuông buổi sáng vừa vang lên, chú đã mặc xong quần áo và xuống
bếp sớm. Tù nhân bếp trưởng đẩy Wladek đi lên trước khi bọn lính gác kiểm
soát xe thức ăn. Tổ phục vụ chọn ra có bốn người tất cả. Wladek là trẻ nhất
trong đám.
“Tại sao lại thằng này?” một tên lính gác chỉ tay vào Wladek hỏi.
Wladek như chết đứng và khắp người lạnh run. Kế hoạch của bác sĩ thế là
hỏng, và phải ba tháng nữa mới lại có một đợt tù nhân nữa đến trại. Đến lúc
đó thì chú sẽ không còn ở bếp nữa.
“Nó nấu bếp rất giỏi,” tù nhân bếp trưởng nói. “Nó được rèn luyện trong
lâu đài của một Nam tước đấy. Chỉ có nó mới nấu ăn được ngon lành cho lính
gác thôi.”
“À, thế đấy,” tên lính gác nói, nghi ngờ không bằng tham ăn. “Vậy thì


nhanh lên.”
Cả bốn người chạy ra xe, rồi đoàn xe lên đường. Cuộc hành trình lại một
lần nữa chậm chạp, vất vả, nhưng lần này ít nhất chú không phải đi bộ và
cũng không lạnh chết người vì bây giờ đang là mùa hè. Wladek làm việc cật
lực để chuẩn bị thức ăn. Chú không muốn ai chú ý đến mình. Suốt dọc đường
chú chỉ nói vài câu với bếp trưởng là Atanislaw.
Cuối cùng, sau khi họ đã đến được Irkutsk tính ra gần hết mười sáu ngày.
Chuyến tàu chờ đi Moscow đã nằm sẵn ở ga. Nó đã đến đây mấy tiếng đồng
hồ rồi nhưng không thể bắt đầu cuộc hành trình quay trở về Moscow chừng
nào chuyến tàu chở tù nhân mới chưa đến được. Wladek cùng với mấy người
làm bếp ngồi chờ ở sân ga bên này, ba người không quan tâm đến gì khác
chung quanh, còn một người chú ý theo dõi đoàn tàu ở bên kia sân ga. Có
nhiều cửa lên tàu, nhưng Wladek đã ngắm trước một cửa để đến lúc là chú sẽ
nhảy lên đó.
“Anh có định trốn không?” Atanislaw chợt hỏi.
Wladek toát mồ hôi nhưng không trả lời.
“Đúng là anh định trốn rồi.” Atanislaw chăm chăm nhìn anh.
Wladek vẫn không nói gì.
Ông bếp trưởng già nhìn anh thanh niên mười ba tuổi, rồi ông gật đầu ra
vẻ tán thành. Giá như chú có cái đuôi thì nó đã vẫy ngay rồi.
“Chúc anh may mắn. Tôi sẽ cố làm cho họ không để ý đến chuyện anh
vắng mặt, được chừng nào hay chừng đó.”
Atanislaw nắm lấy tay chú. Wladek nhìn thấy đoàn tàu chở tù nhân ở
ngoài xa đang từ từ tiến đến chỗ họ ngồi. Chú cảm thấy căng thẳng, tim dồn
dập, mắt theo dõi cử chỉ của từng tên lính. Chú chờ cho đến khi đoàn tàu kia
dừng hẳn, nhìn theo đám tù nhân trên tàu đổ xuống sân ga. Họ có hàng trăm
người, dáng mệt mỏi, không tên tuổi gì. Trong lúc sân ga đang bề bộn một
đống người và bọn lính gác bận rộn, Wladek chui xuống dưới gầm đoàn tàu
chở tù nhân rồi nhảy lên đoàn tàu sẽ đi Moscow. Không một ai trên tàu để ý


đến chú lúc đó vào phòng vệ sinh ở cuối toa. Chú cài cửa lại rồi đứng bên
trong chờ, bụng lầm rầm cầu nguyện, chỉ sợ có ai gõ cửa. Wladek cứ đứng
như thế không biết bao nhiêu lâu rồi mới thấy đoàn tàu bắt đầu lăn bánh ra
khỏi ga. Thực ra, chỉ có mười bảy phút.
“Thế là xong, thế là xong,” chú thốt lên. Chú nhìn qua khung cửa sổ con
của buồng vệ sinh, thấy nhà ga nhỏ dần và xa dần, đám tù nhân mới đã bị
xích tay vào nhau sắp sửa lên đường về trại 201, và bọn lính gác vừa cười
vừa xích họ lại. Không biết sẽ có bao nhiêu người sống sót khi về đến trại?
Bao nhiêu người sẽ làm mồi cho chó sói? Bao lâu nữa thì họ biết là thấy thiếu
chú?
Wladek ngồi trong buồng vệ sinh thêm mấy phút nữa, không dám động
đậy và không biết bây giờ mình phải làm gì. Bỗng có tiếng đập cửa, Wladek
nghĩ ngay, không biết đó là tên lính gác hay người soát vé? Bao nhiêu hình
ảnh diễn ra trong óc chú, mỗi hình ảnh một ghê sợ hơn. Chú thấy cần phải sử
dụng buồng vệ sinh một lần xem sao. Tiếng đập cửa vẫn tiếp tục.
“Nhanh lên, nhanh lên,” một giọng Nga ồm ồm lên tiếng.
Wladek không chần chừ được nữa. Nếu là một tên lính thì chú sẽ không
có lối thoát. Cửa sổ nhỏ thì đến một chú bé tí hon cũng không chui lọt qua
được. Nhưng nếu không phải là một tên lính thì việc chú ở lâu trong này chỉ
khiến người ta chú ý. Chú cởi bỏ bộ áo tù, cuộn nó lại thành một túm nhỏ rồi
vứt ra ngoài cửa sổ. Sau đó chú lấy ra một cái mũ mềm để sẵn trong túi bộ đồ
đội lên đầu bị cạo trọc và mở cửa bước ra. Một người đàn ông sốt ruột đẩy
cửa bước vào. Wladek chưa bước ra khỏi thì thấy ông ta tụt quần ngồi xuống.
Ra đến hành lang rồi, Wladek thấy mình bơ vơ ghê gớm, lại thêm nỗi
khiếp sợ đối với bộ đồ lạc hậu mình đang mặc trên người, khác nào như một
quả táo nằm giữa đống cam. Chú lập tức lại đi tìm ngay một chỗ nào khác có
buồng vệ sinh. Tìm được một chỗ không có người, chú chui tọt ngay vào đó,
khóa cửa lại, rồi tháo gỡ mấy tờ bạc 50 rúp giấu ở trong tay áo ra. Chú giấu
trở lại ba tờ rồi quay ra hành lang. Chú tìm đến một toa nào đông người nhất


rồi rúc vào ngồi trong một góc toa. Mấy người ngồi giữa toa đang đánh súc
sắc ăn tiền. Wladek đã quen chơi trò này với Leon ở lâu đài và lần nào cũng
được, nên chú rất muốn nhập vào đám người kia nhưng lại sợ đánh được thì
họ chú ý đến mình ngay. Họ vẫn ngồi đánh rất lâu, và Wladek dần dần nhớ
lại những thủ thuật của mình. Chú chợt thấy thèm đem 200 rúp của mình ra
mà sử dụng lúc này.
Một tay chơi bị thua khá nhiều tiền bỗng rút ra và ngồi xuống bên cạnh
Wladek, miệng chửi thề.
“Số ông không may rồi,” Wladek lên tiếng. Chú cũng muốn nói xem
giọng mình thế nào.
“À, đúng là không may,” tay kia nói. “Ngày nào tớ cũng đánh với bọn
nông dân ấy, nhưng tớ cạn mất tiền rồi.”
“Ông có muốn bán cái áo của ông không?” Wladek hỏi.
Tay chơi này là một trong số ít hành khách trên toa khoác chiếc áo lông
cừu dày đẹp và ấm như vậy. Ông ta nhìn cậu thanh niên.
“Cậu không mua nổi đâu.”
Wladek nghe giọng của ông ta thì biết là mình sẽ có thể mua được.
“Tớ sẽ đòi bảy mươi lăm rúp.”
“Tôi trả ông bốn chục,” Wladek nói.
“Sáu chục,” tay chơi kia nói.
“Năm chục,” Wladek nói.
“Không. Sáu chục là ít nhất thì tớ mới bán được. Chiếc áo này giá hơn
một trăm rúp kia đấy,” tay chơi nói.
“Áo cũ rồi,” Wladek nói và nghĩ bụng sẽ lấy tiền trong tay áo ra cho đủ,
nhưng rồi chú lại thôi vì sợ làm người ta chú ý đến mình. Chú đành chờ một
dịp khác vậy. Wladek không muốn tỏ ra mình có thể mua được chiếc áo. Chú
sờ tay vào cái cổ và nói với một giọng khinh khỉnh. “Ông bạn ơi, đắt quá
đấy! Thôi, năm chục rúp, không thêm một xu nào nữa. - Wladek đứng dậy


làm như sắp bỏ đi chỗ khác.”
“Khoan, khoan,” tay chơi kia nói. “Tớ đã cho cậu năm chục rúp vậy.”
Wladek móc túi lấy ra tờ bạc năm mươi rúp và tay chơi kia cũng cởi tấm
áo đổi lấy tờ bạc đỏ đã cũ. Chiếc áo đối với Wladek quá rộng và dài gần
chấm đất, nhưng chính chú đang cần như thế để che bộ đồ bên trong hơi lộ
liễu. Chú nhìn tay chơi trở lại chỗ đánh bạc và thấy ông ta lại thua nữa. Từ
ông thầy mới trước đây, chú đã học được hai điều, đó là: chớ bao giờ đánh
bạc trừ phi anh có thủ thuật giỏi và chắc ăn, và khi đã mặc cả đến mức nhất
định nào đó thì nên bỏ đi là vừa.
Wladek bỏ sang ngồi toa khác, trong bụng cảm thấy yên tâm hơn với
chiếc áo mới mua được. Chú bắt đầu nhìn ngắm toa tàu để tìm hiểu. Hình như
các toa chia làm hai hạng, hạng phổ thông trong đó hành khách chỉ có đứng
hoặc ngồi trên những dãy ghế gỗ, và hạng đặc biệt trong đó chú rất lấy làm lạ
chỉ thấy có một người đàn bà ngồi mà thôi. Bà ta cỡ trung niên và ăn mặc có
vẻ sang trọng hơn mọi hành khách khác trên tàu. Bà ta mặc chiếc áo xanh
thẫm và quàng một tấm khăn trên đầu. Wladek nhìn bà ta ngập ngừng. Bà ta
mỉm cười, khiến chú yên tâm bước vào trong toa.
“Tôi ngồi được không?”
“Xin mời,” người đàn bà nhìn chú nói.
Wladek không nói gì nữa. Chú để ý nhìn người đàn bà và những đồ đạc
chung quanh. Bà ta có nước da nhợt và hơi nhăn nheo, to béo quá khổ, có lẽ
vì ăn quá nhiều. Mớ tóc ngắn và đen, mắt nâu, có thể như đã từng một thời
hấp dẫn. Bà có hai chiếc túi to bằng vải để ở giá trên đầu với một chiếc vali
con để bên cạnh. Mặc dầu đang trong hoàn cảnh nguy hiểm như vậy, nhưng
Wladek thấy mình đã mệt quá không chịu nổi nữa. Chú đang nghĩ không biết
mình có dám đi ngủ ở đây không, thì người đàn bà lên tiếng.
“Anh đi đâu?”
Câu hỏi bất chợt làm Wladek giật mình.
“Moscow,” chú nói và nín thở.


“Tôi cũng đi Moscow,” bà ta nói.
Wladek bắt đầu cảm thấy toa xe này vắng vẻ quá và lấy làm chột dạ về
điều mình vừa nói ra, dù chỉ là một câu. Chú nhớ là bác sĩ đã dặn: “Chớ nói
chuyện với ai. Nhớ đừng có tin ai hết.”
Nhưng Wladek cũng yên tâm thấy bà ta không hỏi gì thêm nữa. Chú vừa
cảm thấy thế thì người soát vé đến. Wladek bắt đầu toát mồ hôi, mặc dầu lúc
đó thời tiết là hai mươi độ âm. Người soát vé cầm lấy tấm vé của người đàn
bà, xé một đoạn rồi trả lại cho bà ta và quay sang Wladek.
“Vé, anh bạn,” ông ta nói gọn lỏn, bằng một giọng trầm buồn.
Wladek không biết nói gì, chỉ sờ vào túi áo để tìm ít tiền.
“Nó là con tôi,” người đàn bà nói ngay.
Người soát vé quay lại nhìn bà ta, rồi lại nhìn Wladek, cúi đầu chào bà ta
rồi bỏ đi không nói câu gì.
Wladek ngước nhìn bà ta.
“Cảm ơn bà,” chú khẽ nói, và không biết làm gì hơn nữa.
“Tôi đã trông thấy anh chui dưới gầm đoàn xe tù,” người đàn bà bình thản
nói.
Wladek cảm thấy rụng rời.
“Nhưng tôi không tố giác anh đâu. Tôi cũng có một người anh họ ở trong
cái trại khủng khiếp ấy, và tất cả chúng tôi cũng biết về những trại ấy đều sợ
rằng sẽ có một ngày mình phải vào đấy. Anh mặc đồ gì dưới chiếc áo này?”
Wladek định bụng chạy ra ngoài cởi chiếc áo lông, nhưng nếu chạy ra
ngoài kia thì trên tàu không còn chỗ nào khác mà trốn được. Chú đành chỉ cởi
khuy ngoài.
“Thế này cũng không có gì đáng ngại lắm đâu,” bà ta nói. “Vậy còn bộ áo
tù anh để đâu?”
“Tôi vứt ra ngoài cửa sổ.”
“Mong rằng họ không tìm thấy nó trước khi anh đến Moscow. Anh có chỗ


nào ở Moscow không?”
Chú lại nghĩ đến lời dặn của bác sĩ là đừng có tin ai, nhưng chú nghĩ tin bà
này thôi.
“Tôi không có chỗ nào cả.”
“Vậy anh có thể ở với tôi đến khi nào anh tìm được một chỗ khác. Chồng
tôi là trưởng ga ở Moscow, và toa này chỉ dành cho những quan chức chính
phủ thôi,” bà ta giải thích. “Nếu anh lại nhầm một lần như thế nữa thì họ cho
anh ngồi xe trở về Irkutsk ngay.”
“Bây giờ tôi có nên đi không?” Wladek hồi hộp.
“Không, vì người soát vé đã trông thấy anh rồi. Lúc này anh ở đây với tôi
thì được yên. Anh có giấy tờ gì không?”
“Không. Giấy tờ như thế nào?”
“Từ sau cách mạng, mỗi công dân Nga đều phải có giấy chứng minh để
người ta biết mình là ai, ở đâu, làm gì, nếu không sẽ phải ngồi tù cho đến khi
có được những giấy tờ ấy. Nếu không có được thì sẽ ngồi tù mãi,” bà ta thủng
thẳng nói. “Vậy đến Moscow, anh phải đi sát bên tôi, và nhớ là đừng có mở
miệng.”
“Bà đối với tôi tốt quá,” Wladek nói với vẻ ngờ vực.
“Bây giờ Nga hoàng đã chết rồi, trong chúng ta đây chẳng có ai yên thân
được đâu. Tôi may mắn mà lấy được một người có quyền thế,” bà ta nói tiếp.
“Còn không có người dân nào ở nước Nga này, kể cả các quan chức chính
phủ, mà lại không sống trong nỗi lo sợ là có thể bị bắt đưa vào trại giam. Tên
anh là gì?”
“Wladek.”
“Tốt. Bây giờ anh ngủ đi Wladek, vì trông thấy anh mệt mỏi lắm. Đường
thì còn rất xa, mà anh thì cũng chưa an toàn được đâu.”
Wladek ngủ ngay. Lúc chú tỉnh dậy thì mấy tiếng đồng hồ đã trôi qua
nhưng trời bên ngoài đã tối. Chú nhìn người đàn bà đã che chở cho mình, bà


ta mỉm cười nhìn lại.
Wladek thầm mong có thể tin được bà ta, đừng có nói với các quan chức
rằng anh là ai. Hay bà ta đã nói rồi?
Bà ta lấy ra ít thức ăn trong gói đưa cho Wladek. Chú yên lặng ăn. Tàu
đến ga sau, hầu hết hành khách bước xuống. Một số xuống hẳn, một số chỉ để
ruỗi chân ruỗi tay, nhưng phần lớn là tìm xem có gì uống được không.
Người đàn bà trung niên đứng dậy nhìn Wladek:
“Đi theo tôi.”
Chú đứng dậy theo bà ta xuống sân ga. Bà ta đem chú nộp lại chăng?
Nhưng không, bà ta giơ tay ra và chú cầm lấy tay bà như bất cứ đứa trẻ mười
ba tuổi nào đi theo mẹ vậy. Bà ta đi đến một nhà vệ sinh dành cho nữ.
Wladek ngập ngừng đứng lại. Bà cứ bảo chú vào. Vào đến bên trong rồi, bà
bảo Wladek cởi bỏ quần áo ra. Chú ngoan ngoãn nghe theo. Từ sau khi Nam
tước qua đời, chú chưa nghe theo ai như vậy. Trong khi chú cởi quần áo, bà
mở vòi nước gần đó. Một làn nước vừa lạnh vừa đục chầm chậm chảy ra. Bà
thấy kinh tởm, nhưng với Wladek thì nước này còn khá hơn nhiều so với
nước ở trong trại giam. Người đàn bà bắt đầu lấy một mảnh khăn ướt lau
những vết xây xát trên người chú. Bà nhăn mặt khi trông thấy vết thương xù
xì ở chân. Wladek đau nhưng không xuýt xoa tí nào, và bà lau rất nhẹ.
“Về đến nhà, tôi sẽ chữa chạy cho anh tử tế,” bà nói. “Còn ở đây hãy tạm
thế này đã.”
Bà trông thấy chiếc vòng bạc ở tay chú. Bà đọc những chữ trên đó rồi nhìn
kỹ Wladek, và hỏi:
“Cái này có phải của anh không? Anh lấy nói của ai thế?”
Wladek hơi giận.
“Tôi không lấy của ai. Bố tôi cho tôi trước khi ông chết.”
Bà ta lại chăm chăm nhìn chú, nhưng cái nhìn lần này khác. Không biết đó
là sợ hay tôn kính. Bà ta cúi đầu nói:


“Anh phải cẩn thận đấy, Wladek. Người ta có thể giết anh vì cái của quý
này đấy.”
Chú gật đầu và bắt đầu mặc vội quần áo vào. Họ quay trở lại toa xe. Tàu
chậm lại ở ga một giờ đồng hồ là chuyện thường. Đến khi đoàn tàu lại bắt
đầu lăn bánh, Wladek cảm thấy mừng lại được nghe tiếng bánh xe lửa lạch
cạch ở dưới. Tàu đi mất mười hai ngày rưỡi thì đến Moscow. Khi người soát
vé mới xuất hiện, Wladek và người đàn bà lại diễn lại những động tác cũ.
Wladek thì tỏ ra còn rất nhỏ dại và người đàn bà thì tỏ ra là một người mẹ.
Người soát vé cúi chào người đàn bà trung niên ấy, và Wladek bắt đầu nghĩ
rằng ở nước Nga thì những người trưởng ga hẳn phải là những người rất quan
trọng.
Sau khi đã hoàn thành chuyến đi một ngàn dặm đến Moscow, Wladek coi
như đã tin hẳn người đàn bà và mau chóng được trông thấy ngôi nhà của bà
ta.
Tàu đến ga vào đầu buổi chiều. Mặc dầu đã trải qua một đoạn đường dài
như thế. Wladek vẫn thấy khiếp sợ, không hiểu tình hình sẽ ra sao. Chú chưa
được thấy một thành phố lớn nào bao giờ, nói gì đến thủ đô của toàn nước
Nga. Chú cũng chưa được thấy nhiều người như thế bao giờ, và ai cũng đi lại
vội vã. Người đàn bà hiểu được tâm trạng của chú lúc này.
“Đi theo tôi, đừng nói gì và đừng có bỏ mũ ra.”
Wladek lấy hai cái túi của bà ở trên giá xuống, kéo chặt cái mũ lên đầu lúc
này đã lởm chởm ít tóc đen, rồi bước theo bà xuống sân ga. Một đống người
đang nối nhau ở trước thang chắn để chờ ra khỏi một cánh cửa rất nhỏ. Họ ùn
lại vì mỗi người phải xuất trình giấy tờ cho lính gác. Bước đến cái thang chắn
ấy, Wladek thấy tim mình đập thình thình như trống trận. Nhưng đến lượt họ
thì nỗi sợ lại tan biến đi rất nhanh. Người lính gác chỉ liếc nhìn vào giấy tờ
của người đàn bà.
“Đồng chí,” anh ta nói và giơ tay chào. Rồi nhìn Wladek.
“Con tôi,” bà nói.


“À vâng, mời đồng chí.” Anh ta lại chào.
Thế là Wladek đã ở Moscow.
Mặc dầu đã đặt hết lòng tin vào người đồng hành mới này, linh tính đầu
tiên của Wladek là muốn bỏ chạy. Nhưng với 150 rúp thì không thể sống
được nên chú quyết định hãy chờ đã, để khi nào có dịp sẽ chạy. Một chiếc xe
ngựa đã chờ sẵn ở ngoài ga để đưa người đàn bà với đứa con mới của bà ta về
nhà. Ông trưởng ga không có đấy, nên bà đã tranh thủ xếp ngay một cái
giường cho Wladek nằm. Rồi bà đun nước đổ vào một chiếc thùng kẽm lớn
và bảo chú ngồi vào đó. Đây là lần tắm đầu tiên của chú sau hơn bốn năm, trừ
lần hụp xuống sông trước đây. Bà lại đun thêm nước nóng nữa và bảo chú
tắm với xà phòng. Bà cọ lưng cho chú. Nước tắm dần dần đục ngầu. Wladek
lau khô người rồi, bà bôi thuốc lên chân tay cho chú và băng bó vào những
chỗ bị nặng. Bà nhìn vào bộ ngực chỉ có một bên vú và lấy làm lạ. Chú mặc
vội quần áo và theo bà vào bếp. Bà đã chuẩn bị một bát súp nước với đậu.
Wladek háo hức ăn như ăn tiệc. Hai người không ai nói gì. Chú ăn xong rồi,
bà khuyên chú tốt nhất là lên giường ngủ một giấc.
“Tôi không muốn cho ông nhà tôi trông thấy anh trước khi tôi cho ông ấy
biết tại sao anh ở đây,” bà ta giải thích. “Anh có muốn ở đây với chúng tôi
không, Wladek, nếu chồng tôi đồng ý?”
Wladek gật đầu cảm ơn.
“Vậy anh đi ngủ ngay đi,” bà nói.
Wladek nghe lời bà, trong bụng thầm mong ông chồng bà sẽ cho phép chú
được ở đây. Chú chậm chạp cởi quần áo và trèo lên giường. Người chú đã
sạch sẽ lắm rồi, khăn trải giường cũng rất sạch, đệm rất mềm. Chú bỏ chiếc
gối lên sàn nhà. Tất cả những tiện nghi đó đều rất mới lạ nhưng chú đã quá
mệt rồi nên nằm ngủ thiếp đi từ lúc nào không biết. Mấy tiếng đồng hồ sau,
chú bỗng tỉnh dậy vì nghe có tiếng nói to ở bếp. Chú không biết là mình đi
ngủ được bao lâu. Bên ngoài đã tối, chú bò ra khỏi giường, bước đến mở hé
và nghe rõ hai người đang nói chuyện trong bếp.


“Bà thật ngốc,” Wladek nghe một giọng hơi gắt. “Bà không hiểu là nếu họ
bắt được thì sẽ rắc rối như thế nào ư? Có thể là bà bị người ta tống vào trại
giam đấy.”
“Nhưng, Poitr, ông không biết là nó như một con thú bị săn đuổi ấy.”
“Thế là bà muốn bản thân chúng ta sẽ như những con thú bị săn đuổi chứ
gì,” người đàn ông nói. “Có ai trông thấy nó không?”
“Không, không có ai đâu,” người đàn bà nói.
“Thế thì cảm ơn Chúa. Phải cho nó đi ngay trước khi có ai biết là nó ở
đây. Chỉ còn cách đó thôi.”
“Nhưng đi đâu, Poitr? Nó lạc lõng và không quen biết một ai,” người đàn
bà nói. “Mà tôi thì vẫn mong có đứa con trai.”
“Tôi không cần biết bà muốn gì hay là nó đi đâu. Nó không phải là trách
nhiệm của chúng ta, và chúng ta phải tống nó đi cho nhanh chóng.”
“Nhưng Poitr, tôi nghĩ nó là dòng dõi quý tộc. Hình như bố nó là một
Nam tước. Nó có đeo một chiếc vòng bạc ở cổ tay, trên đó có những chữ…”
“Như thế lại càng rắc rối. Bà không biết là các nhà lãnh đạo mới đã ra lệnh
như thế nào ư? Không Nga hoàng, không vua chúa, không đặc quyền đặc lợi
gì hết. Mà chúng ta cũng chẳng cần phải đến trại giam nữa cơ, các nhà cầm
quyền có thể bắn chết mình luôn chưa biết chừng.”
“Chúng ta vẫn mong có đứa con trai, Poitr. Chẳng lẽ chúng ta không dám
mạo hiểm chuyện này được ư?”
“Bà mạo hiểm được, nhưng tôi thì không. Tôi bảo nó phải đi ngay.”
Wladek không cần nghe họ nói gì thêm nữa. Chú nghĩ cách duy nhất để đỡ
cho bà ta là người đã có ơn với chú là biến hẳn vào đêm tối. Chú mặc vội
quần áo vào và nhìn lại chiếc giường, chỉ mong không phải chờ thêm bốn
năm nữa mới lại được nằm trên một chiếc giường như thế. Chú đang tìm cách
mở cửa sổ thì cửa ra vào bỗng bật tung và ông trưởng ga bước vào. Người
ông nhỏ bé, không cao hơn Wladek nhưng có cái bụng to và cái đầu hói


chung quanh chỉ còn ít sợi bạc chải qua loa tưởng như một bộ tóc giả. Ông ta
đeo đôi mắt kính không có gọng khiến dưới mỗi mắt có nét hằn đỏ trũng
xuống. Tay ông cầm một chiếc đèn nến. Ông ta đứng nhìn Wladek. Wladek
nhìn lại như thách thức.
“Đi xuống dưới này,” ông ta ra lệnh.
Wladek miễn cưỡng theo ông ta xuống bếp. Người đàn bà đang ngồi khóc
bên bàn.
“Bây giờ chú em nghe đây nhé,” ông ta nói.
“Tên nó là Wladek,” người đàn bà chen vào.
“Bây giờ chú bé nghe đây,” ông ta nhắc lại. “Anh sẽ gây ra chuyện rắc rối
ở đây, vì vậy tôi muốn anh phải đi khỏi chỗ này và đi càng xa càng tốt. Tôi
cho anh biết là tôi sẽ làm như thế nào để giúp anh nhé.”
Giúp ư? Wladek nhìn ông ta không nói.
“Tôi sẽ cho anh một cái vé tàu. Anh muốn đi đâu?”
“Odessa,” Wladek nói. Chú không biết nơi đó là ở đâu và đây đến đó hết
bao nhiêu tiền. Chú chỉ biết đó là thành phố thứ hai bác sĩ vẽ trên bản đồ để
từ đó mà đi đến tự do.
“Odessa, hừ, nơi sản sinh ra tội ác, thật là một địa chỉ thích hợp đấy,” ông
trưởng ga cười khẩy. “Đến đó thì anh chỉ gặp toàn những người như anh và
rắc rối thêm mà thôi.”
“Thế thì để nó ở lại đây, Poitr. Tôi sẽ chăm nom cho nó, tôi sẽ…”
“Không, không bao giờ. Tôi thà mất tiền cho nó còn hơn.”
“Nhưng làm sao nó đi lọt được?” Người đàn bà van nài.
“Tôi sẽ cho nó tấm vé và một giấy thông hành đi làm việc ở Odessa.” Ông
ta quay sang Wladek. “Anh lên tàu đó đi rồi, nếu tôi còn trông thấy anh nghe
nói đến anh ở Moscow, tôi sẽ báo cho người ta bắt và giam anh ở một nhà tù
nào đó gần đây nhất. Rồi người ta sẽ tống anh trở lại cái trại đó ngay, nếu
không thì họ cũng bắn anh luôn.”


Ông ta nhìn lên chiếc đồng hồ trên bếp: đã mười một giờ năm phút. Ông ta
quay sang phía vợ.
“Có chuyến tàu đi Odessa vào mười hai giờ đêm. Tôi sẽ tự đưa nó ra ga.
Tôi muốn biết chắc chắn là nó đã rời Moscow rồi. Anh có hành lý gì không?”
Wladek vừa sắp trả lời không thì người đàn bà đã nói ngay:
“Có, để tôi đi lấy cho nó.”
Wladek với ông trưởng ga nhìn nhau hằn học. Người đàn bà đi một lúc
lâu. Chuông đồng hồ đánh lên một tiếng. Hai người vẫn không nói gì. Mắt
ông trưởng ga không rời khỏi Wladek. Bà vợ ông ta quay lại tay cầm một gói
giấy màu nâu có buộc cẩn thận. Wladek nhìn gói giấy, định lên tiếng từ chối
nhưng thấy trong ánh mắt của bà có cái gì như sợ hãi, nên chú chỉ biết nói:
“Cảm ơn bà.”
“Hãy ăn cái này đi đã,” bà ta nói và đẩy bát súp nguội đến chỗ chú.
Chú nghe theo. Mặc dầu bụng chú lúc này vẫn còn đang rất no, nhưng chú
cũng ăn bát súp thật nhanh để bà ta khỏi phiền lòng.
“Súc vật,” người đàn ông nói.
Wladek ngước nhìn ông, mắt đầy căm giận. Chú lấy làm tội nghiệp cho
người đàn bà phải sống với một ông chồng như vậy suốt đời.
“Đi thôi chú bé,” ông trưởng ga nói. “Mau kẻo lỡ tàu thì phiền lắm.”
Wladek theo người đàn ông ra khỏi bếp. Chú ngập ngừng một chút khi đi
qua chỗ người đàn bà đứng. Chú giơ tay ra và bà ta khẽ nắm lấy tay chú.
Không ai nói gì, nhưng có nói cũng không nói được gì.
Ông trưởng ga với con người tị nạn ấy vừa đi vừa nấp qua mấy phố tối của
Moscow và đến ga. Ông ta lấy một chiếc vé đi một lượt đến Odessa và đưa
cho Wladek.
“Còn giấy thông hành của tôi đâu?” Wladek hỏi.
Ông ta rút ở túi trong ra một tấm giấy, ký vội vào đó rồi kín đáo đưa cho
Wladek. Ông ta để ý nhìn quanh xem có thể có gì nguy hiểm không. Trong


bốn năm qua, Wladek đã từng trông thấy những đôi mắt giống như của ông
trưởng ga này nhiều lắm rồi. Đó là đôi mắt của những thằng hèn.
“Đừng để tôi trông thấy anh hay nghe nói đến anh nữa nhé,” ông trưởng
ga nói. Giọng nói thì ra vẻ hách dịch. Trong bốn năm qua Wladek cũng đã
được nghe những giọng nói như thế nhiều lần.
Chú nhìn lên ông ta, định nói lại, nhưng ông ta đã đi vào bóng đêm mất
rồi. Wladek nhìn vào những người đi qua trước mặt chú. Cũng những đôi mắt
sợ sệt như nhau cả. Trên đời này không ai được tự do cả sao? Wladek cắp cái
gói giấy nâu vào nách, sửa lại mũ trên đầu rồi bước ra chỗ thang chắn. Lần
này chú cảm thấy tự tin hơn. Chú xuất trình giấy thông hành cho người gác
và đi qua không có chuyện gì. Chú trèo lên toa tàu. Thế là chú chỉ được thấy
Moscow có một lúc ngắn ngủi, và trong đời chú sẽ chẳng còn bao giờ thấy lại
thành phố này nữa. Chú sẽ nhớ mãi lòng tốt của người đàn bà vợ ông trưởng
ga. Đồng chí gì nhỉ… Chú cũng không biết đến cả tên bà ta nữa.
Wladek ngồi ở toa thường. Odessa gần Moscow hơn nhiều so với Irkutsk.
Trên bản đồ của bác sĩ, khoảng cách chỉ bằng ngón tay, vậy mà trên thực tế
những 800 dặm. Wladek đang nhìn vào chiếc bản đồ sơ sài ấy thì ở đầu toa
cũng đang diễn ra một vụ cờ bạc. Chú giấu bản đồ vào trong áo rồi bắt đầu để
ý đến chỗ đánh bạc ấy. Chú thấy một người dù chơi thế nào cũng vẫn thắng
không lần nào bị thua cả. Wladek nhìn kỹ một lúc thì hiểu ra anh chàng kia là
một tên bịp bợm.
Chú chuyển sang đứng phía bên kia, đối diện với tên bạc bịp để xem hắn
làm ăn thế nào. Nhưng đứng chỗ này khó nhìn nên anh cố chen vào ngồi
được bên trong. Chú thi hành một cái mẹo là chờ cho tên bạc bịp giả vờ thua
thì chú bỏ tiền vào đó gấp đôi lên cho đến lượt hắn được. Tên bạc bịp không
thấy ngay được thủ thuật ấy của chú nên không để ý. Chỉ mãi đến lúc tàu đỗ
ở ga sau hắn mới hiểu ra. Wladek đánh được mười bốn rúp. Chú bỏ ra hai rúp
mua quả táo và một chén súp nóng. Chú đã kiếm được đủ tiền cho cả chuyến
đi đến Odessa. Chú thầm nghĩ nếu cứ tiếp tục chơi kiểu này thì sẽ kiếm thêm
được ít tiền nữa. Nghĩ thế, chú quay trở lại chỗ đánh bạc và sẵn sàng theo


đuổi cái mẹo cũ của mình. Nhưng vừa bước vào trong toa, chú đã bị đánh
một nhát ngã dúi vào góc. Tay bị bẻ quặt ra sau lưng và đầu bị đập vào thành
toa. Máu mũi chú chảy ra. Một mũi dao kề vào sau gáy.
“Mày nghe tao nói không hả thằng nhóc?”
“Dạ,” Wladek hoảng sợ đáp.
“Mày còn quay lại toa này nữa, tao sẽ cắt cái tai này đi, biết chưa? Tao mà
cắt tai thì mày không còn nghe được nữa, biết chưa?”
“Vâng ạ,” Wladek nói.
Wladek cảm thấy mũi dao ấn vào sau mang tai rồi máu bắt đầu chảy
xuống cổ.
“Tao cảnh cáo cho mày biết thế.”
Một cái đầu gối bỗng thúc mạnh vào bụng chú. Wladek nằm lăn ra sàn
tàu. Một bàn tay sục vào mấy túi áo của chú, lấy đi mấy rúp vừa kiếm được.
“Tiền của tao,” hắn nói.
Máu vẫn chảy ra ở mũi và ở cổ Wladek. Lúc chú mở mắt ra nhìn lên thì
không thấy tên bạc bịp đâu nữa. Chú cố đứng dậy nhưng không đứng được,
đành cứ ngồi lại trong góc toa một lúc. Đứng dậy được rồi, chú lê bước ra
đầu toa đằng kia, tránh xa chỗ tên bạc bịp chừng nào hay chừng đó. Chú chui
vào một toa chỉ có đàn bà trẻ con rồi ngủ thiếp đi.
Đến ga sau, Wladek không dám xuống tàu. Chú mở gói giấy xem trong đó
đựng gì. Hóa ra trong đó có đủ thứ táo, bánh mì, lạc, một chiếc sơmi, một
chiếc quần và có cả đôi giày nữa. Thật là cả một kho báu. Chú bèn thay ngay
những quần áo mới vào người. Ôi, người đàn bà quý hóa quá. Còn ông
chồng, sao mà quá đáng thế.
Chú ăn rồi lại ngủ, lại mơ. Cuối cùng, sau năm đêm bốn ngày, đoàn tàu lừ
đừ lăn bánh vào ga Odessa. Ở cửa chắn vẫn hợp lệ nên tên lính gác không để
ý gì hết. Từ lúc này trở đi, chú phải tự lo lấy hết. Chú vẫn còn 150 rúp giấu
trong tay áo. Chú chưa dám tiêu đi đồng nào vào lúc này.


Wladek đi lang thang cả ngày trong thành phố để làm quen với đường xá
ở đây, nhưng có nhiều cảnh lạ mắt quá nên chú không nhớ được chỗ nào với
chỗ nào. Toàn những nhà to, cửa hàng lớn, rất nhiều những người đi bán rong
trên đường phố, thậm chí có một con khỉ ngồi trên đầu gậy của người bán
rong nữa. Wladek cứ đi mãi đến lúc chú ra tới bến cảng và trông thấy biển. À
ra đây rồi, đúng cái mà Nam tước gọi là biển đây. Wladek đứng lặng nhìn
khoảng mênh mông xanh ngắt. Nơi xa kia là tự do, là trốn thoát khỏi nước
Nga. Thành phố này hẳn là vừa trải qua trận chiến ghê gớm, vì còn những
căn nhà cháy trụi và nhiều chỗ nhếch nhác, không hợp với làn gió biển thơm
mát đang thổi vào đây. Wladek không biết trong thành phố còn đánh nhau
không. Chú không biết hỏi ai được. Mặt trời đã lặn xuống sau những ngôi
nhà cao tầng. Chú phải bắt đầu đi tìm một chỗ nào để ngủ đêm. Wladek đi
vào một ngõ dài bên đường cái. Khoác chiếc áo lông dài chấm đất và cắp một
gói giấy nâu trong tay, trông chú thật lạc lõng giữa khung cảnh ở đây. Chú
không tìm thấy một chỗ nào an toàn được. Lát sau chú ra đến khu đường sắt,
thấy có một toa nằm đơn độc một chỗ. Chú ngó nhìn bên trong, chỉ thấy tối
và yên lặng. Trong toa không có người. Chú quẳng gói giấy lên đó, trèo vào
bên trong và chui vào một góc nằm ngủ. Chú vừa đặt mình xuống thì một
thân hình đè lên người chú và hai tay ghì chặt lấy cổ họng. Chú hầu như
không thở được.
“Mày là ai?” giọng một đứa bé gầm lên.
Trong bóng tối chú đoán tên kia không lớn tuổi hơn mình được.
“Wladek Koskiewicz.”
“Mày ở đâu đến?”
“Moscow.” Lúc đó Wladek đã định nói là Slonim.
“Mày không được ngủ trong toa của tao, dù là mày ở Moscow đến,” tên
kia nói.
“Xin lỗi,” Wladek nói. “Tôi không biết.”
“Mày có tiền không?” Hai ngón tay cái của tên kia ấn chặt xuống cổ họng


anh.
“Ít thôi.” Wladek nói.
“Bao nhiêu?”
“Bảy rúp.” Đưa đây.
Wladek thọc tay vào túi áo. Tên kia cũng bỏ một tay ra mở vào túi áo
khoác. Còn một tay hắn bỏ lỏng.
Wladek chợt dồn hết sức vào đầu gối thúc lên hạ bộ của nó một nhát. Tên
kia ôm lấy dái lăn ra. Wladek chồm dậy đánh liên hồi. Tự nhiên tình hình
thay đổi hẳn. Tên kia không thể địch lại Wladek.
Wladek chỉ ngừng tay khi tên kia đã chịu nằm bẹp xuống sàn tàu, không
cựa quậy gì được nữa. Hắn phải van xin Wladek.
“Mày ra tít đầu toa kia mà nằm và cứ ở yên đấy,” Wladek nói. “Mày mà
động đậy nữa tao giết.”
“Vâng, vâng,” tên kia cố bò đi.
Wladek theo dõi thấy hắn đã bò đến đầu toa. Chú ngồi nghe động tĩnh một
lúc không thấy gì mới từ từ đặt mình xuống sàn toa và lát sau ngủ thiếp đi.
Lúc chú tỉnh dậy đã thấy mặt trời chiếu qua khe ván của toa tàu. Chú quay
người lại và bây giờ mới nhìn rõ tên địch thủ đêm qua. Hắn vẫn nằm co rúm
và còn ngủ ở đầu toa đằng kia.
“Lại đây.” Wladek ra lệnh.
Tên kia từ từ thức dậy.
“Lại đây,” Wladek nhắc lại, giọng to hơn trước.
Tên kia vâng lời ngay. Lần đầu tiên Wladek nhìn kỹ hắn. Hai người trạc
tuổi nhau nhưng rõ ràng tên kia cao lớn hơn Wladek một chút, mặt mũi trông
trẻ hơn và mớ tóc hắn bù xù.
“Việc đầu tiên là kiếm cái gì ăn đã,” Wladek nói.
“Anh theo tôi,” tên kia nói và nhảy luôn ra ngoài toa. Wladek thất thểu đi
theo hắn lên đồi và vào trong thành phố lúc đó đang họp chợ sáng.


Kể từ sau những bữa ăn tuyệt vời ở chỗ Nam tước đến giờ, chú chưa từng
thấy ở đâu có nhiều thức ăn như thế. Các thứ hoa quả, rau cỏ, kể cả thứ lạc
mà chú thích, chất đống trên các ngăn hàng. Tên kia cũng có thể thấy Wladek
bị ngợp trước cảnh này.
“Bây giờ chúng mình làm như thế này nhé,” tên kia nói bằng một giọng
tin tưởng. “Tôi sẽ đi vào một góc ngăn hàng ăn cắp một quả cam rồi bỏ chạy.
Anh sẽ đứng đó và hét thật to: Bắt lấy thằng ăn cắp! Người trông hàng sẽ
đuổi theo tôi, thế là lúc đó anh nhặt ngay lấy mấy quả nhét vào túi. Đừng có
lấy nhiều, chỉ đủ ăn một bữa thôi. Xong rồi, anh quay lại chỗ này, hiểu chưa
nào?”
“Có lẽ thế,” Wladek nói.
“Để xem dân Moscow như anh có làm được chuyện đó không.” Hắn nhìn
theo chú cười khẩy một cái rồi bước ra.
Wladek nhìn theo hắn với một vẻ khâm phục. Hắn đàng hoàng đi vào góc
một sạp chợ nhấc lấy một quả trên cả một đống cam cao ngất, nói câu gì đó
với người bán hàng rồi thủng thẳng bước đi. Hắn nhìn lại Wladek lúc đó đã
hoàn toàn quên cả câu nói “Bắt lấy thằng ăn cắp”, nhưng người bán hàng
ngửng lên trông thấy vội chạy ra đuổi. Mọi người đang chú ý nhìn theo tên
kia thì Wladek vơ quàng lấy ba quả cam, một quả táo và một củ khoai nhét cả
vào túi áo ngoài. Lúc người bán hàng đã sắp đến gần tên kia thì hắn ném quả
cam trả lại cho ông ta. Người đó đứng lại vừa nhặt quả cam vừa chửi rủa, giơ
nắm tay lên dọa rồi quay lại quầy hàng phàn nàn với những người khách
quanh đó.
Wladek đang có vẻ khoái trá với cảnh vừa rồi thì một bàn tay đã đặt mạnh
lên vai. Chú hoảng sợ quay lại tưởng mình bị bắt.
“Anh có vớ được gì không, anh Moscow, hay chỉ đứng đó xem thôi?”
Wladek cười và đưa ra ba quả cam, quả táo với củ khoai. Tên kia cũng
cười theo.
“Tên cậu là gì?” Wladek hỏi.


“Stefan.”
“Stefan này, mình lại làm một lần nữa đi.”
“Thôi đi anh Moscow, anh đừng tưởng thế là khôn nhé. Nếu muốn làm
nữa thì phải ra đầu chợ đằng kia và phải chờ ít ra một giờ nữa. Tôi đã làm
chuyện ở đây rồi, nhưng anh đừng tưởng là thỉnh thoảng không bị bắt đâu.”
Hai anh chàng lặng lẽ đi ra đầu chợ. Stefan đi với một vẻ rất đàng hoàng
khiến Wladek nghĩ bụng giá mình không biết thì đã mất hết với hắn rồi. Họ
trà trộn vào chỗ những người mua hàng buổi sáng, và khi Stefan cho rằng đã
đến lúc thì họ tái diễn hai lần cảnh đã làm lúc trước. Cả hai người đều rất
thỏa mãn, quay trở về toa xe bỏ hoang để hưởng những gì đã ăn cắp được:
sáu quả cam, năm quả táo, ba củ khoai, một quả lê, rất nhiều loại lạc với một
phần thưởng đặc biệt là quả dưa to. Trước kia Stefan không bao giờ có túi đủ
to để cho quả dưa vào đó được. Chiếc áo ngoài của Wladek bây giờ mới làm
được câu chuyện ấy.
“Ăn được,” Wladek cắn vào củ khoai và nói.
“Cậu ăn được cả vỏ ư?” Stefan ngạc nhiên nói.
“Mình đã ở những chỗ mà được ăn vỏ khoai đã là sang lắm rồi,” Wladek
nói.
Stefan nhìn chú bằng con mắt khâm phục.
“Vấn đề nữa là chúng ta làm thế nào để có tiền đây!” Wladek nói.
“Trong một ngày mà cậu muốn có đủ thứ thế ư, hả ông chủ?” Stefan nói.
“Nếu cậu định làm ăn to thì phải nhập bọn với đám ở ngoài bến kia, ông
Moscow ạ.”
“Cậu chỉ cho tớ xem.” Wladek nói.
Họ ăn hết nửa số quả và giấu chỗ còn lại xuống dưới đống rơm ở góc toa
xe, rồi Stefan dẫn Wladek xuống bến chỉ cho chú xem rất nhiều tàu đậu dưới
đó. Wladek không tin ở mắt mình nữa. Chú đã được nghe Nam tước kể cho
biết về những tàu to chạy xuyên qua các biển lớn đem hàng đến cho nước


ngoài, nhưng những chiếc tàu chú được thấy tận mắt đây còn to hơn nhiều so
với điều chú tưởng tượng, và chúng đậu thành một hàng dài không thể nhìn
thấy hết được.
Stefan nói làm chú sực tỉnh.
“Cậu thấy chiếc tàu to tướng màu xanh kia không? Nếu muốn làm thì cậu
chỉ việc xuống dưới gầm cái ván cầu, nhặt một cái rổ, chất đầy thóc vào đó
rồi trèo lên thang và đổ xuống khoang tàu. Cứ bốn chuyến như thế thì cậu
được một rúp. Cậu phải đếm cho đúng, không thì cái thằng cầm đầu ấy sẽ bịp
và ăn chặn tiền của cậu đấy.”
Cả buổi chiều, Stefan và Wladek làm cái việc vác thóc lên thang. Hai
người kiếm được hai mươi sáu rúp. Sau một bữa ăn no nê với số lạc, bánh và
hàng ăn cắp được, hai người lăn ra ngủ trong cái toa xe lúc trước.
Sáng hôm sau Wladek dậy trước và Stefan thấy chú ngồi xem bản đồ.
“Cái gì thế?” Stefan hỏi.
“Đây là bản đồ vẽ con đường để tớ chạy ra khỏi nước Nga.”
“Cậu có thể ở đây và nhập bọn với tớ thì việc gì phải bỏ nước Nga?”
Stefan nói. “Chúng mình cùng làm ăn với nhau được chứ?”
“Không, tớ phải đi đến Thổ Nhĩ Kỳ. Đến đó tớ sẽ được là người tự do lần
đầu tiên trong đời. Sao cậu không cùng đi với tớ, hả Stefan?”
“Tớ chả bao giờ có thể bỏ được Odessa được. Đây là nhà tớ. Đường sắt là
nơi tớ sống, những người ở đây tớ đã quen biết từ bé đến giờ rồi. Ở đây
chẳng hay gì lắm, nhưng có khi ở Thổ Nhĩ Kỳ còn tệ hơn. Nhưng nếu cậu
muốn đi thì tớ sẽ giúp.”
“Tớ làm sao biết được tàu nào đi Thổ Nhĩ Kỳ?” Wladek hỏi.
“Dễ thôi, tớ có thể biết tất cả những tàu nào sắp đi đâu. Tụi mình sẽ hỏi
ông Joe Một Răng ở cuối cầu tàu là biết ngay. Nhưng cậu phải trả ông ấy một
rúp.”
“Chắc hai người lại chia nhau chứ gì?”


“Mỗi người một nửa.” Stefan nói. “Cậu học được nhanh đấy, cậu Moscow
ạ. - Nói đến đây, hắn liền nhảy ngay ra ngoài toa.”
Wladek chạy theo hắn len lỏi giữa những toa tàu. Chú càng thấy bọn
chúng đứa nào cũng nhanh nhẹn, chỉ có mình là phải đi cà nhắc thôi. Đến
cuối cầu tàu, Stefan dẫn chú vào một căn lều nhỏ có những đống sách phủ
đầy bụi và những bảng giờ tàu đã cũ. Wladek không nhìn thấy ai, nhưng bỗng
có tiếng nói từ đằng sau đống sách.
“Chúng mày muốn gì thế? Tao không có thì giờ đâu nhé.”
“Hỏi một tí cho anh bạn tôi đây Joe. Chuyến tàu sắp tới đi Thổ Nhĩ Kỳ là
bao giờ đấy?”
“Bỏ tiền ra đã,” một ông già thò đầu từ phía sau đống sách nói. Mặt mũi
ông rõ ra một người đã trải qua nhiều nắng gió. Đầu đội mũ lính thủy. Đôi
mắt đen nhìn xoáy vào Wladek.
“Ông ấy là người đi biển giỏi lắm nhé,” Stefan nói thầm với Wladek
nhưng đủ để Joe nghe thấy.
“Đừng nói lôi thôi mày. Một rúp đâu?”
“Ông bạn tôi cầm tiền,” Stefan nói. “Wladek, cậu đưa đồng rúp cho ông
ấy.”
Wladek lấy ra đồng tiền. Joe cắn thử vào đồng tiền xem có thật không, rồi
đi ra tủ sách rút ra một bảng giờ tàu màu xanh rất to. Bụi bay tứ tung. Ông ta
vừa ho vừa lật mấy trang trong đó, đưa ngón tay sần sùi dò tìm các tên tàu.
“Thứ năm sau, tàu Renaska sẽ đến lấy than, rồi có lẽ đi vào thứ bảy. Nếu
nó lấy được nhanh thì có thể đi vào đêm thứ sáu để đỡ tiền thuê cảng. Nó sẽ
đậu ở cảng mười bảy.”
“Cảm ơn ông Một Răng nhé,” Wladek nói. “Để tôi xem có thể dẫn vài ông
bạn giàu đến đây được không.”
Joe Một Răng giơ nắm đấm lên chửi, còn Stefan với Wladek kéo nhau
chạy ra ngoài.


Trong ba ngày sau đó, hai anh chàng lại tiếp tục đi ăn cắp lương thực,
khuân vác thuê và lăn ra ngủ. Đến hôm thứ năm tuần sau đó, chiếc tàu Thổ
Nhĩ Kỳ đến cảng thì Stefan hầu như đã thuyết phục được Wladek ở lại
Odessa. Nhưng cuối cùng vì nỗi sợ hãi đối với người Nga ám ảnh nên chú
thấy cuộc sống mới với Stefan dù sao cũng không thể hấp dẫn chú hơn được
nữa.
Họ đứng trên cầu tàu nhìn con tàu mới đến đậu ở cảng mười bảy.
“Mình làm thế nào để lên tàu được?” Wladek hỏi.
“Dễ thôi,” Stefan nói, “Sáng mai mình sẽ nhập bọn với đám người khuân
vác. Tớ sẽ đi sát ngay sau cậu. Chờ lúc nào than đổ gần đầy thì cậu nhảy ùm
ngay xuống đó, tìm chỗ trốn, còn tớ thì nhặt cái giỏ của cậu và quay ra phía
bên kia.”
“Rồi cậu lĩnh luôn cả phần tiền của tớ chứ gì,” Wladek nói.
“Tất nhiên,” Stefan đáp. “Tớ có sáng kiến thế thì phải được thưởng tiền
chứ, nếu không thì ai người ta còn tin ở chuyện làm ăn tự do được nữa?”
Sáng hôm sau, họ nhập hội với đám khuân vác than. Họ lên lên xuống
xuống trên chiếc ván cầu đổ than, nhưng than đổ xuống chỉ thấy lọt thỏm.
Cho đến tận chiều tối mà vẫn chưa được nửa khoang. Đêm đó, hai người ngủ
thật say. Rồi lại đến sáng hôm sau nữa, họ tiếp tục khuân vác cho đến giữa
buổi chiều thì khoang tàu chở than mới gần đầy. Stefan đá vào gót chân
Wladek làm hiệu.
“Lần sau nhé, cậu Moscow,” hắn nói.
Lên đến đầu ván cầu, Wladek đổ thúng than của mình xuống, bỏ lại cái
thúng trên cầu tàu, vịn vào lan can và nhảy xuống đống than. Stefan nhặt cái
thúng của Wladek lên rồi tiếp tục đi sang phía bên kia, vừa đi vừa huýt sáo.
“Tạm biệt anh bạn nhé,” Stefan nói. “Và chúc cậu may mắn với bọn Thổ
Nhĩ Kỳ nhé.”
Wladek ép người vào góc khoang tàu và nhìn đống than tiếp tục đổ xuống


bên cạnh mình. Bụi than bay mù lên, vào cả mũi mồm, chui cả vào phổi và
vào mắt. Chú cố chịu đựng không dám ho lên, sợ thủy thủ trên tàu nghe thấy.
Đúng đến lúc chú thấy không thể nào chịu được cái không khí ngột ngạt, đã
định quay lên với Stefan để rồi sau này tìm cách khác mà trốn, thì người ta
đóng cửa khoang lại. Wladek được thể, ho ran một hồi.
Một lát sau, chú thấy có cái gì như cắn vào gót chân. Chú rùng mình nhìn
xuống xem là cái gì, hóa ra đó là một con chuột rất to. Chú cầm cục than ném
vào con vật khủng khiếp ấy, nhưng nó vừa chạy đi thì con khác, rồi lại con
khác nữa kéo đến. Con sau vừa mạnh bạo hơn, leo cả lên chân chú. Không
biết chúng nó ở đâu ra, vừa to, vừa đen sì và rất đang đói ăn. Chú cúi xuống
nhìn kỹ. Lần đầu tiên trong đời Wladek thấy chuột có mắt đỏ. Chú vội trèo
lên đống than và cố mở nắp trên cửa khoang. Ánh sáng rọi vào và lũ chuột
chui tọt xuống hầm dưới. Chú định trèo ra ngoài, nhưng con tàu vừa ra khỏi
bến cảng. Chú hoảng sợ, lại rút vào trong khoang. Nếu như con tàu này buộc
phải quay lại và giao Wladek cho nhà cầm quyền thì chú biết chắc mười
mươi là sẽ phải trở lại trại giam 201 của bọn Nga mà vĩnh viễn không bao giờ
ra khỏi được nữa. Chú đành ở lại với lũ chuột. Chú vừa đậy cái nắp vào là
chúng lại kéo đến. Chú phải nhặt than ném liên tiếp vào chúng, nhưng con
này vừa đi thì con khác lại xuất hiện. Chốc chốc chú phải hé mở cái nắp cho
ánh sáng lọt vào, vì chỉ có ánh sáng mới là đồng minh duy nhất giúp cho chú
có thể xua lũ chuột đi được.
Suốt hai ngày ba đêm Wladek phải vật lộn chiến đấu với lũ chuột, không
được một lúc nào ngủ yên với chúng. Cuối cùng khi con tàu đến cảng
Constantinople và người ta mở nắp khoang ra thì Wladek đen kịt suốt từ đầu
đến chân, còn từ đầu gối xuống đến ngón chân thì đầy những máu. Thủy thủ
trên tàu kéo chú ra khỏi đống than. Wladek cố đứng dậy, nhưng rồi lại ngã
gục xuống boong tàu.
○○○


Lúc Wladek tỉnh lại anh không biết mình ở đâu, và sau đó bao lâu thấy
mình nằm trên chiếc giường trong một căn phòng nhỏ, có ba người mặc áo
dài trắng đứng chung quanh đang nhìn anh rất kỹ, và họ nói một thứ tiếng gì
đó anh chưa từng nghe bao giờ. Trên thế giới này có bao nhiêu thứ ngôn ngữ
nhỉ? Anh nhìn lại mình, vẫn còn đen kịt và đầy những máu me. Anh định
ngồi dậy thì một trong ba người áo trắng, nhiều tuổi nhất và có bộ râu dê trên
khuôn mặt gầy nhỏ, lại đẩy anh nằm xuống. Ông nói với Wladek bằng một
thứ tiếng gì lạ lắm. Wladek lắc đầu. Ông ta lại nói tiếng Nga. Anh vẫn lắc
đầu. Anh biết là nếu mình trả lời bằng tiếng đó thì lập tức bị đưa về chỗ cũ
ngay. Thứ tiếng sau đó ông bác sĩ thử hỏi là tiếng Đức. Wladek biết rằng
mình còn giỏi hơn ông ta về tiếng này.
“Anh nói được tiếng Đức?”
“Vâng.”
“A, thế ra anh không phải người Nga?”
“Vâng.”
“Vậy anh làm gì ở Nga?”
“Tôi trốn.”
“À ra thế.” Ông ta quay lại nói với những người ngoài kia bằng thứ tiếng
của mình, rồi ba người đi ra ngoài.
Một cô y tá bước vào lau sạch người cho Wladek, mặc cho anh kêu đau.
Cô ta buộc thuốc vào chân cho anh, rồi bỏ anh nằm đó ngủ tiếp. Lần thứ hai
Wladek tỉnh dậy thấy chỉ có mỗi mình anh trong phòng. Anh nhìn lên trần
nhà trắng toát, suy nghĩ xem sẽ làm gì. Anh vẫn không biết được mình đang ở
xứ nào. Anh trèo lên bệ cửa sổ nhìn ra ngoài, anh thấy có một cái chợ, không
khác gì lắm với chợ ở Odessa, chỉ trừ có những người ở đây mặc áo dài trắng
và da dẻ họ thẫm hơn. Họ cũng đội những chiếc mũ có nhiều màu, trông như
những chậu hoa con ở trên đầu, còn chân thì đi dép. Đàn bà thì mặc toàn đồ
đen, cả đến mặt họ cũng che kín chỉ chừa hai con mắt cũng đen. Wladek nhìn
họ đi lại tấp nập trong chợ, nhìn các bà mua bán, và anh cảm thấy có lẽ ở xứ


nào thì cũng chỉ là như vậy thôi.
Lát sau anh nhìn thấy bên cửa sổ có chiếc thang đỏ bằng sắt gắn vào tường
và xuống đến tận đất. Anh bước xuống và khẽ ra mở cửa, ngó nhìn hành lang
bên ngoài. Mọi người đi đi lại lại nhưng không ai để ý gì đến anh. Anh lại
khẽ đóng cửa vào, tìm ra mấy thứ đồ của anh trong ngăn tủ ở góc phòng rồi
vội mặc quần áo vào. Quần áo của anh vẫn còn bám đầy than, cọ sát vào da
thịt anh lúc này đã được rửa ráy sạch sẽ. Anh quay trở ra cửa sổ. Cánh cửa sổ
mở rất dễ. Anh bám lấy thang vịn chữa cháy nhảy ra ngoài cửa sổ rồi theo cái
thang sắt xuống đến đất. Điều đầu tiên là anh thấy nóng, nóng hết sức. Anh
chỉ muốn mình đừng khoác cái áo lông nặng nề này nữa.
Xuống đến đất, Wladek đã định chạy ngay, nhưng đôi chân anh còn yếu
và rất đau nên chỉ có thể đi được chậm. Anh ước gì mình thoát được cái cảnh
cà nhắc này. Anh không quay lại nhìn bệnh viện nữa mà đi lẩn vào đám đông
trong chợ.
Wladek nhìn vào những thứ bày trên quầy hàng mà thèm. Anh định mua
một quả cam và ít lạc. Anh lần tìm trong áo, nhớ là tiền còn giấu ở trong tay
áo, nhưng anh không thấy gì, và cả đến chiếc vòng bạc cũng không còn nữa,
có lẽ những người mặc áo trắng trong bệnh viện đòi cái di sản ấy, nhưng chú
nghĩ bụng phải ăn một cái gì đã, rồi có đi đâu mới đi được. Chắc trong túi còn
tiền. Anh cho tay vào túi bỗng thấy cả ba tờ bạc và một ít tiền đồng. Cả tấm
bản đồ của bác sĩ và chiếc vòng bạc cũng còn trong đó. Wladek vui mừng hết
sức. Anh đeo lại chiếc vòng bạc vào tay và kéo nó lên tận khuỷu tay.
Wladek chọn lấy một quả cam to nhất với một gói lạc. Người bán hàng
nói cái gì đó anh không hiểu. Wladek nghĩ cách dễ dàng nhất để ông hiểu
được là đưa tờ bạc 50 rúp. Người bán hàng nhìn vào tờ giấy bạc, cười và giơ
tay lên trời.
“Lạy Thánh Allah!” Ông ta kêu lên, giằng lấy gói lạc và cam trong tay
Wladek rồi giơ ngón tay trỏ xua anh đi. Wladek buồn rầu bước ra ngoài. Anh
nghĩ là có lẽ tiếng nói khác thì phải dùng thứ tiền khác. Ở Nga thì nghèo, còn


ở đây thì anh không có một xu nào. Nếu có anh phải ăn cắp một quả cam
thôi, nếu sắp bị bắt thì vứt trả lại cho người bán hàng. Wladek đi ra đầu chợ
đằng kia như kiểu Stefan đã làm, nhưng anh không bắt chước được kiểu
Stefan đã làm, không bắt chước được kiểu đi đàng hoàng và tin tưởng như
Stefan. Anh chọn quầy hàng cuối cùng, và liếc nhìn thấy không có ai trông
hàng, anh vội nhặt một quả cam rồi bỏ chạy. Bỗng có tiếng ồn ào phía sau.
Anh tưởng như có đến nửa thành phố này đang đuổi theo anh.
Một người to lớn nhảy đến túm lấy Wladek vật xuống đất. Sáu bảy người
nữa nắm lấy anh kéo trở lại quầy hàng. Một đám đông xúm lại chung quanh.
Một viên cảnh sát đứng đó chờ. Người ta làm biên bản. Người bán hàng với
viên cảnh sát to tiếng với nhau. Viên cảnh sát quay sang quát tháo với
Wladek, nhưng anh chẳng hiểu ông ta nói gì. Viên cảnh sát nhún vai rồi túm
lấy tai Wladek dẫn đi. Những người chung quanh đó nhìn anh quát mắng.
Một số người còn nhổ vào mặt anh. Về đến trạm cảnh sát, Wladek bị tống
xuống một gian xà lim chật hẹp trong đó đã có sẵn vài ba chục những tên lưu
manh ăn cắp mà anh không biết ai vào ai nữa. Wladek không nói năng gì với
chúng, và bọn chúng cũng có vẻ không muốn nói gì với anh. Anh ngồi dựa
lưng vào tường, co rúm người lại, im lặng và khiếp sợ. Họ để anh ngồi đó
một ngày đêm không cho ăn uống gì. Ngửi mùi hôi thối trong xà lim khiến
anh nôn mửa hết không còn gì trong bụng. Anh không thể ngờ rằng lại có
một ngày mà ngay cả đến những căn hầm ở Slonim cũng còn yên ấm dễ chịu
hơn.
Sáng hôm sau có hai người lính gác đến kéo Wladek ra khỏi nhà hầm để
ra bên ngoài cùng xếp hàng với nhiều tù nhân khác. Họ bị buộc vào với nhau
bằng sợi dây thừng vòng quanh ngực rồi đưa ra phố. Một đám đông người đã
đứng chờ sẵn ở đấy. Họ reo hò khi thấy tù nhân được dẫn ra. Rồi họ kéo theo
đoàn tù ra chợ, vừa vỗ tay vừa hét. Wladek không hiểu tại sao họ làm như
vậy. Ra đến chợ, tất cả dừng lại. Tên tù đầu tiên được cởi trói và dẫn ra giữa
chợ. Ở đây đã có hàng trăm người đứng chung quanh, và ai cũng hò hét rầm
trời.


Wladek nhìn quang cảnh mà không thể tưởng tượng được. Khi tên tù đầu
tiên ra đến quảng trường, hắn bị tên lính gác đánh cho quỳ xuống rồi bàn tay
phải của hắn bị buộc lên một cục gỗ to. Một người khác to lớn giơ cao lưỡi
kiếm lên khỏi đầu và chặt xuống cổ tay tên tù đó. Người kia chỉ chặt vào
đúng mấy ngón tay. Tên tù hét lên đau đớn. Người kia lại giơ cao lưỡi kiếm
lên. Lần này chặt vào đúng cổ tay, nhưng bàn tay chưa đứt hẳn, còn lủng lẳng
ở cánh tay tên tù và máu tuôn xuống mặt đất. Lưỡi kiếm lại giơ lên lần thứ ba
và lần này thì bàn tay của tên tù rụng hẳn xuống đất. Đám người chung quanh
rồ lên tán thưởng. Tên tù được cởi dây trói và lăn ra đó, ngất đi. Một tên lính
gác đến kéo hắn ra ngoài, vứt dưới chân đám người đó. Một người đàn bà
khóc lóc, Wladek đoán đó là vợ anh ta, và vội lấy một mảnh vải ra buộc cho
cầm máu. Tên tù thứ hai đã chết luôn sau nhát kiếm thứ tư. Tên đao phủ to
lớn kia không quan tâm đến chuyện ai sống ai chết. Hắn chỉ vội vã làm nhiệm
vụ của hắn. Hắn được trả lương để chuyên chặt tay những người khác.
Wladek nhìn ra chung quanh mà khiếp sợ đến nghẹt thở. Giá như còn cái
gì trong bụng thì anh cũng đến nôn ra hết. Anh quay ra các phía xem có ai
cứu giúp hoặc có cách gì trốn được. Không ai nói cho anh biết là theo luật
của Hồi giáo, nếu có ý định chạy trốn thì sẽ bị chặt chân. Trong các khuôn
mặt đứng trong đám đông, anh nhìn ra một người ăn mặc bộ đồ sẫm như kiểu
châu Âu. Người đó đứng cách Wladek chỉ độ vài chục mét và rõ ràng là ông
ta nhìn cảnh này với một thái độ kinh tởm. Nhưng ông ta không nhìn về phía
Wladek, cũng không nghe tiếng anh gào lên kêu cứu mỗi khi có nhát kiếm hạ
xuống. Không biết ông ta là người Pháp, người Đức, người Anh, hoặc có thể
là người Ba Lan nữa? Wladek không biết ông ta là người nước nào nhưng
hẳn phải có lý do gì mới đứng xem cái cảnh rùng rợn này. Wladek vẫn cứ
nhìn về phía ông ta, chỉ mong ông ta quay ra nhìn về phía mình. Nhưng
không, ông ta vẫn nhìn đi chỗ khác. Wladek còn một bên tay không bị trói
giơ lên vẫy nhưng ông ta không để ý. Họ cởi trói người thứ hai đứng trước
Wladek và kéo anh ta đi. Lưỡi kiếm lại vung lên đám đông lại reo hò. Người
đàn ông mặc bộ đồ sẫm quay mặt đi không dám nhìn. Wladek lại giơ tay vẫy


ông ta lần nữa. Ông ta nhìn Wladek rồi quay sang nói với người bên cạnh mà
Wladek từ nãy không để ý thấy. Lúc này tên lính gác đang giằng co với một
tù nhân đứng trước Wladek. Anh ta đặt bàn tay tù nhân xuống dưới sạp. Lưỡi
kiếm vung lên và chỉ một nhát là bàn tay đó rụng. Đám đông thấy thế thất
vọng. Wladek lại quay lại nhìn mấy người châu Âu kia. Lúc này cả hai người
đó đều nhìn anh. Anh muốn họ bước đến, nhưng họ chỉ đứng đó nhìn anh.
Tên lính gác bước đến, vứt chiếc áo 50 rúp của Wladek xuống đất, mở
khóa và xắn tay áo của anh lên. Hắn lôi Wladek đi nhưng anh cố giẫy giụa.
Anh không đủ sức cưỡng lại tên lính. Ra đến gần cục gỗ, hắn đá vào khoeo
chân cho anh quỳ xuống đất. Sợi dây da lại được quấn vào cổ tay anh. Anh
không còn biết làm gì nữa, chỉ nhắm mắt lại trong khi tên đao phủ giơ cao
lưỡi kiếm lên trên đầu hắn. Anh hồi hộp chờ đợi nhát kiếm hạ xuống, nhưng
tự nhiên thấy trong đám đông im lặng hẳn đi, và chiếc vòng bạc của Nam
tước từ từ trên khuỷu tay của anh rơi tụt xuống lăn trên cục gỗ. Đám người
chung quanh im lặng nhìn chiếc vòng bạc di sản kia óng ánh dưới nắng. Tên
đao phủ ngưng lại, bỏ kiếm xuống và ngắm nghía chiếc vòng bạc. Wladek
mở mắt ra. Tên lính đứng đó định nhặt lên nhưng vướng sợi dây da nên
không kéo lên được. Một người mặc quân phục ở đâu vội chạy đến bên tên
đao phủ. Anh ta cũng nhìn vào chiếc vòng bạc với những chữ viết trên đó rồi
chạy đến người khác, có lẽ là cấp chỉ huy, vì người đó cũng đang chầm chậm
bước đến chỗ Wladek. Thanh kiếm vẫn nằm trên mặt đất. Đám đông lại bắt
đầu gào hét. Tên lính thứ hai cũng định kéo chiếc vòng bạc lên nhưng không
được vì muốn thế thì hắn phải cởi sợi dây da mới được. Hắn quát mấy tiếng
vào mặt Wladek, nhưng anh không hiểu gì và chỉ đáp lại bằng tiếng Ba Lan.
“Tôi không nói được tiếng của ông.”
Tên sĩ quan tỏ vẻ ngạc nhiên, giơ hai tay lên trời và hét lên một tiếng:
“Allah!”
Wladek nghĩ có lẽ đó cũng giống như câu “Lạy Chúa”. Tên sĩ quan bước
đến chỗ hai người mặc bộ đồ châu Âu đứng trong đám đông và hoa tay múa


chân một lúc. Wladek thầm cầu nguyện. Trong hoàn cảnh này, người ta cầu
nguyện bất cứ thần linh nào, dù đó là thánh Allah hay là Đức mẹ đồng trinh.
Hai người châu Âu nhìn về phía Wladek và Wladek cũng gật đầu rối rít. Một
trong hai người đó bước theo tên sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ đến chỗ anh. Người đó
quỳ một chân xuống bên cạnh Wladek, nhìn chiếc vòng bạc rồi nhìn anh rất
kỹ. Wladek chờ đợi. Anh có thể nói chuyện được bằng năm thứ tiếng. Và anh
thầm ông ta sẽ nói được một trong năm thứ tiếng ấy. Khi nghe thấy người Âu
châu đó quay sang nói với tên sĩ quan kia bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ thì anh thất
vọng. Đám đông lúc này đang rít lên và ném những hoa quả thối vào phía
trong. Tên sĩ quan kia gật đầu rồi người Âu châu quay sang nhìn Wladek.
“Anh nói được tiếng Anh không?”
Wladek thở dài nhẹ người.
“Thưa ông có. Tôi nói được. Tôi là công dân Ba Lan.”
“Tại sao anh có được chiếc vòng bạc ấy.”
“Nó là của cha tôi, thưa ông. Cha tôi chết trong nhà tù của người Đức ở
Ba Lan, còn tôi thì bị bắt và tống giam vào một trại tù ở Nga. Tôi đã trốn
được và đến đây bằng tàu thủy. Đã nhiều ngay nay tôi không được ăn uống
gì. Khi người bán hàng không chịu bán cho tôi quả cam bằng tiền rúp, tôi
phải lấy một quả vì tôi đói quá rồi.”
Người Anh kia từ từ đứng dậy, quay sang phía tên sĩ quan và nói với một
giọng cứng rắn. Tên sĩ quan lại nói với tên đao phủ. Tên đao phủ ngập ngừng
một chút, nhưng tên sĩ quan gắt lên hắn mới cúi xuống miễn cưỡng tháo sợi
dây da. Wladek lại nôn ọe.
“Đi theo tôi,” người Anh nói. “Đi mau lên, kẻo họ thay đổi ý kiến.”
Wladek vẫn còn hoang mang chưa hiểu, vội vơ lấy chiếc áo rồi đi theo
ông ta. Đám đông đứng ngoài la ó kêu hét và ném theo các thứ họ có sẵn
trong tay. Tên đao phủ nhanh chóng đặt bàn tay một tù nhân khác lên bục gỗ,
rồi bằng nhát kiếm ban đầu chỉ chặt đi một ngón cái thôi. Hình như chỉ có
cách đó mới làm yên được đám đông.


Người Anh lách qua được đám đông nhốn nháo ra đến ngoài quảng
trường, và người bạn cùng đi với ông ta cũng đi theo.
“Chuyện gì thế, Edward?”
“Chú bé này nói là người Ba Lan và trốn khỏi nước Nga. Tôi nói với tên sĩ
quan trong kia bảo nó là người Anh, vì vậy nó thuộc thẩm quyền của chúng
ta. Bây giờ hãy đưa nó về sứ quán rồi tìm hiểu xem nó có nói thật hay
không.”
Wladek chạy theo giữa hai người rảo bước qua chợ và đi vào phố Bảy
Ông Vua. Anh vẫn còn nghe loáng thoáng tiếng người trong đám đông mỗi
khi lưỡi kiếm của tên đao phủ hạ xuống lại reo hò tán thưởng.
Hai người Anh đi qua một cái cổng cuốn vào một mảnh sân rải sỏi và đến
trước một ngôi nhà lớn quét sơn màu xám. Họ bảo Wladek đi theo. Trên cửa
có tấm biển đề Đại Sứ Quán Anh. Bước vào trong nhà rồi, Wladek mới cảm
thấy an toàn. Anh đi theo sau hai người qua một dãy hành lang dài trên tường
có treo những bức tranh vẽ lính và thủy thủ ăn mặc rất lạ. Ở cuối hành lang là
bức chân dung một người già trong bộ quân phục màu xanh của Hải quân và
trên ngực đeo rất nhiều huân chương. Bộ râu của người đó khiến Wladek nhớ
đến Nam tước. Một người lính ở đâu bước ra chào.
“Ông cai Smithers, ông nhận lấy chú bé này, cho nó đi tắm. Rồi cho nó ăn
ở trong bếp. Bao giờ nó ăn xong và đỡ cái mùi hôi thối thì ông kiếm cho nó
vài cái quần áo mới rồi dẫn nó lên chỗ tôi nhé.”
“Thưa vâng,” ông cai nói và lại giơ tay chào. “Cậu bé, đi theo tôi.”
Ông ta bước đi và Wladek ngoan ngoãn theo sau. Anh phải chạy mới theo
kịp bước chân ông ta được. Ông ta đưa anh xuống tầng hầm sứ quán và dẫn
vào một căn phòng nhỏ, có cửa sổ bé tí. Ông bảo anh cởi quần áo rồi chờ đó.
Lát sau ông ta quay lại thấy anh vẫn nguyên quần áo và ngồi ở cạnh giường
xoay xoay chiếc vòng bạc quanh cổ tay.
“Nhanh lên cậu bé. Đây không phải chỗ dưỡng bệnh đâu nhé.”
“Xin lỗi ngài ạ.” Wladek nói.


“Đừng gọi tôi là ngài. Tôi là ông cai Smithers. Gọi tôi là Cai thôi.”
“Còn tôi là Wladek Koskiewicz. Ông gọi tôi là Wladek.”
“Này đừng có đùa. Trong quân đội Anh đã có khối người đùa rồi, không
cần phải có thêm cậu vào đấy nữa.”
Wladek không hiểu ông ta nói gì. Anh vội cởi quần áo.
“Theo tôi nhanh lên.”
Wladek lại được tắm một lần tuyệt vời với xà phòng và nước nóng.
Wladek nghĩ đến người đàn bà Nga đã che chở cho anh. Suýt nữa thì anh đã
trở thành con trai bà ta, nếu như không có chồng bà ta. Và lại bộ quần áo mới
nữa, lạ nhưng sạch sẽ thơm tho. Không biết nó là của con ai thế nhỉ. Nhưng
kia, ông ấy đã đến rồi kìa.
Ông cai Smithers dẫn Wladek vào bếp và giao cho anh một bà làm bếp to
béo có bộ mặt hồng hào, một bộ mặt dễ thương nhất kể từ khi anh rời đất Ba
Lan đến giờ. Bà ta khiến anh nhớ đến mẹ nuôi nhưng không biết bây giờ bà
đã ra sao?
“Chào chú,” bà ta tươi cười nói, “Tên chú là gì nào?”
Wladek xưng tên.
“Này chú, tôi sẽ cho chú ăn một bữa đàng hoàng của người Anh, chứ
những cái món Thổ Nhĩ Kỳ ở đây là không ăn được đâu. Bắt đầu bằng súp
nóng với thịt bò. Trước khi đi gặp ông Prendergast, thì chú phải chén cho đã
vào chứ.” Bà ta cười. “Chú nhớ là đừng có sợ ông ấy, nghe không. Mặc dù
ông ấy là người Anh, nhưng ông ấy cũng tốt đấy.”
“Thế bà không phải là người Anh ư?” Wladek ngạc nhiên hỏi.
“Trời ơi, không đâu chú ạ. Tôi là người Scotland, khác lắm chứ. Người
Scotland chúng tôi ghét người Anh hơn cả bọn Đức ghét người Anh nữa kia,”
bà ta vừa nói vừa cười.
Bà đặt xuống trước mặt Wladek một đĩa súp nóng có rất nhiều thịt và rau
trong đó. Anh đã hoàn toàn quên mất rằng thức ăn có thể thơm ngon như vậy.


Anh ăn từ từ, trong bụng chỉ sợ rằng có thể còn rất lâu nữa mới lại được ăn
như thế này.
Ông cai xuất hiện.
“Cậu bé đã no chưa?”
“Dạ no lắm rồi, cảm ơn ông lắm.”
Ông cai nhìn Wladek với vẻ nghi hoặc, nhưng thấy Wladek không có vẻ
đùa, bèn nói:
“Tốt. Bây giờ đi thôi. Phải lên trình diện với ông Prendergast cho sớm.”
Ông Cai đi khuất sau cửa bếp nhưng Wladek còn nán lại nhìn bà bếp. Anh
rất không thích chia tay với người nào mới gặp, nhất là người đó lại tốt với
mình.
“Thôi, chú đi đi, chúc chú gặp nhiều may mắn nhé.”
“Cảm ơn bà,” Wladek nói. “Thức ăn của bà là ngon nhất. Tôi sẽ nhớ mãi.”
Bà bếp nhìn anh mỉm cười. Anh lại phải nhảy cà nhắc để chạy theo ông
cai có những bước đi rất dài. Ông ta dừng lại bất ngờ trước một khung cửa
khiến Wladek suýt đâm sầm vào.
“Nào cậu bé cẩn thận đấy, phải nhìn chứ.”
Ông ta đưa tay lên gõ cửa.
“Vào đi,” một giọng nói bên trong vẳng ra.
Ông cai mở cửa và chào.
“Cậu bé Ba Lan, thưa ngài. Đã tắm rửa ăn uống tử tế rồi.”
“Cảm ơn ông Cai. Có lẽ nhờ ông nói giùm với ông Grant bảo ông ấy cùng
đến đây cho.”
Edward Prendergast ngồi phía sau bàn giấy nhìn lên. Ông ta ra hiệu cho
Wladek ngồi xuống. Ông không nói gì và lại tiếp tục xem giấy tờ. Wladek
ngồi nhìn ông ta rồi lại nhìn lên những bức chân dung trên tường. Lại thấy
những ông tướng và đô đốc và cả ông có râu anh đã thấy lúc trước, nhưng
trong tranh này ông ta mặc quần áo ka ki của quân đội. Vài phút sau một


người Anh khác mà anh nhớ là đã thấy ở ngoài chợ bước vào phòng.
“Cảm ơn anh cùng đến, Harry. Mời anh ngồi.” Ông Prendergast quay sang
Wladek. “Nào chú bé, giờ chú nói từ đầu đi xem nào. Chú phải nói đúng sự
thật, không được nói quá, hiểu không?”
“Thưa ông, vâng.”
Wladek bắt đầu câu chuyện từ những ngày sống ở Ba Lan. Anh phải dừng
lại một đôi chỗ để tìm cho đúng từ tiếng Anh. Cứ xem nét mặt hai người Anh
này, Wladek cũng thấy là lúc đầu họ tỏ ra không tin. Thỉnh thoảng họ ngắt lời
và hỏi anh vài câu hỏi, rồi nhìn nhau gật đầu sau khi anh trả lời. Sau một giờ
nói chuyện, những điều Wladek kể mới đi đến chỗ lúc này anh đang ngồi
trong cơ quan lãnh sự của Nữ hoàng Anh tại Thổ Nhĩ Kỳ.
“Harry ạ,” ông Prendergast, phó lãnh sự nói, “tôi nghĩ bổn phận chúng ta
là báo ngay cho đoàn Ba Lan biết rồi trao chú Koskiewicz này lại cho họ. Tôi
thấy trong trường hợp này thì dứt khoát đó là trách nhiệm của họ.”
“Đồng ý,” người có tên là Harry nói. “Chú bé này, hôm nay chỉ suýt nữa
là chú chết ở ngoài chợ. Cái luật Hồi giáo đã cũ này, người ta gọi là Sher, quy
định hễ ai ăn cắp là phải chặt một tay, về lý thuyết mà nói, đã bị chính thức
bãi bỏ từ lâu rồi. Thực ra, trong bộ luật hình Ottoman thì xử như thế là phạm
tội ác rồi. Tuy nhiên, trên thực tế thì bọn man rợ vẫn tiếp tục thực hiện điều
đó. - Ông ta nhún vai.”
“Tại sao họ không chặt tay tôi?” Wladek hỏi và ôm lấy cổ tay.
“Tôi bảo họ là muốn chặt tay tất cả những người Hồi giáo thì tùy, nhưng
không được chặt tay người Anh,” Edward Prendergast nói.
“Ôi, tạ ơn Chúa,” Wladek nói.
“Tạ ơn Edward Prendergast chứ,” ông phó lãnh sự nói và bây giờ ông ta
mới mỉm cười. “Đêm nay chú có thể nghỉ lại đây, rồi mai chúng tôi sẽ đưa
sang đoàn đại diện bên đó. Người Ba Lan không có sứ quán ở
Constantinople, - ông ta nói bằng một giọng hơi khinh thường, - nhưng ông
bạn đồng sự của tôi bên đó là một người tốt, vì là người ngoại quốc.”


Ông ta bấm chuông và ông cai xuất hiện ngay.
“Ngài gọi gì ạ.”
“Ông Cai, ông đưa chú bé Koskiewicz này về phòng. Sáng mai cho chú ấy
ăn sáng rồi chín giờ đúng đưa đến chỗ tôi.”
“Vâng. Đi lối này cậu bé, mau lên.”
Wladek đi theo ông cai. Anh không kịp cảm ơn hai người Anh đã cứu cho
bàn tay của anh, có lẽ cứu cả mạng sống của anh nữa. Trở về văn phòng nhỏ
có chiếc giường sạch sẽ chẳng khác gì như anh là khách danh dự ở đây, anh
cởi quần áo ra, vứt chiếc gối xuống sàn rồi lăn ra ngủ một mạch cho đến tận
sáng hôm sau khi mặt trời chiếu qua khung cửa sổ nhỏ tí.
“Dậy rửa mặt cậu bé, mau lên.”
Đó là ông cai, mặc bộ quân phục trắng bong và là thẳng tắp như ông ta
không nằm giường bao giờ. Trong khoảnh khắc bừng tỉnh dậy, Wladek tưởng
như mình đang còn ở trong trại 201, vì tiếng đập bằng gậy của ông cai vào
khung giường sắt giống như tiếng gõ cửa thanh sắt tam giác mà Wladek vẫn
nghe quen trong trại. Anh trườn xuống giường và vơ lấy quần áo.
“Đi rửa mặt mũi đã cậu bé. Chúng ta không nên để ông Prendergast sáng
sớm ra phải ngửi cái mùi của cậu, phải thế không nào?”
Wladek không phải là mình phải rửa ráy như thế nào nữa, vì anh thấy đã
sạch lắm rồi. Ông cai chăm chú nhìn anh.
“Chân cậu làm sao thế?”
“Không sao, không sao,” Wladek nói và quay mặt đi chỗ khác.
“Thôi được, ba phút sau tôi trở lại. Ba phút đấy, nghe không? Phải sửa
soạn cho xong đấy.”
Wladek rửa tay rửa mặt thật nhanh rồi mặc quần áo. Anh phải ở đầu
giường ôm chiếc áo lông cừu chờ ông cai đưa anh đi gặp ông phó lãnh sự.
Ông Prendergast tỏ ra ôn hòa hơn hôm qua rất nhiều.
“Chào chú Koskiewicz.”


“Dạ thưa chào ông.”
“Chú ăn sáng ngon không?”
“Dạ tôi không ăn sáng, thưa ông?”
“Tại sao không?” ông phó lãnh sự nói, và quay nhìn ông cai.
“Ngủ quá giờ, thưa ngài. Nếu ăn sẽ đến muộn.”
“Ồ, thế thì ta phải làm thế nào chú nhỉ. Ông cai, nhờ ông nói với bà
Henderson cho đem một quả táo hay cái gì đó.”
“Vâng, thưa ngài.”
Wladek cùng ông phó lãnh sự chầm chạp bước theo hành lang đi ra phía
cửa sứ quán, rồi đi tiếp qua sân rải sỏi ra một chiếc xe đỗ bên ngoài. Đó là
chiếc xe Austin, một trong những chiếc xe hiếm có ở Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là
lần đầu tiên Wladek được ngồi trên một chiếc xe riêng. Anh lấy làm tiếc phải
rời sứ quán Anh. Đây là nơi an toàn đầu tiên mà từ bao nhiêu năm nay anh
mới cảm thấy được. Anh không biết là suốt đời mình còn có dịp nào được
ngủ một đêm nữa trên chiếc giường như ở đó nữa không. Ông cai chạy xuống
ngồi vào tay lái. Ông đưa Wladek một quả táo với vài tấm bánh còn nóng.
“Cậu ăn đi và đừng để vãi ra xe nhé. Bà bếp gửi lời chào cậu đấy.”
Chiếc xe từ từ chạy qua những phố đông đúc và nóng nực. Tốc độ như
người đi bộ. Người Thổ Nhĩ Kỳ luôn luôn cho rằng chẳng có gì có thể đi
nhanh hơn một con lạc đà, vì vậy họ cũng không tránh đường cho chiếc xe
Austin đi lên làm gì. Xe mở tất cả các cửa kính mà Wladek vẫn thấy nóng
đến ngạt thở, nhưng ông Prendergast thì vẫn cứ tỉnh như không, không hề tỏ
ra khó chịu gì. Wladek chúi người vào sau xe, sợ có ai đã chứng kiến sự việc
hôm trước và nhận ra trong xe có thể lại hô hoán lên chăng. Chiếc xe Austin
nhỏ và sơn đen đỗ lại trước một ngôi nhà nhỏ đã cũ có biển đề Lãnh Sự Quán
Ba Lan. Wladek cảm thấy xúc động pha lẫn với thất vọng.
Cả ba người bước xuống xe.
“Hạt táo đâu, cậu bé,” ông cai hỏi.


“Tôi ăn rồi.”
Ông cai cười rồi gõ cửa. Một người đàn ông nhỏ bé, tóc đen, cằm vuông
và có vẻ thân mật ra mở cửa. Ông ta mặc áo sơmi ngắn tay, người sạm đen,
rõ ràng là do cái nắng Thổ Nhĩ Kỳ. Ông ta nói tiếng Ba Lan. Đây là những
tiếng mẹ đẻ đầu tiên Wladek được nghe thấy kể từ hôm rời trại giam đến nay.
Wladek nhanh chóng trả lời ngay và giải thích tại sao anh đến đây. Ông ta
quay sang ông phó lãnh sự Anh.
“Xin mời ông đi lối này, ông Prendergast,” ông ta nói tiếng Anh rất thạo.
“Ông đích thân đưa cậu bé đến đây, thật là quý hóa quá.”
Họ trao đổi với nhau vài câu ngoại ngữ lịch sự rồi ông Prendergast và ông
cai ra về. Wladek nhìn theo họ, cố nghĩ ra xem câu tiếng Anh nào đầy đủ hơn
chữ “cảm ơn” không.
Ông Prendergast thân mật xoa lên đầu Wladek. Ông ra theo ông Cai rồi
nháy mắt nói với Wladek.
“Chúc chú may mắn nhé. Chúa phù hộ cho chú được hưởng may mắn
đấy.”
Ông lãnh sự Ba Lan tự giới thiệu tên mình là Pawel Zaleski. Wladek lại
một lần nữa kể lại câu chuyện của mình và anh thấy mô tả bằng tiếng Ba Lan
dễ hơn tiếng Anh nhiều. Pawel Zeleski yên lặng nghe anh nói, và lắc đầu
buồn bã.
“Tội nghiệp chú quá,” ông khẽ nói. “Chú còn trẻ thế mà đã phải chịu đựng
quá nhiều cái đau khổ của đất nước ta. Bây giờ phải làm gì cho chú đây?”
“Tôi phải trở về Ba Lan để đòi lại cái lâu đài của tôi,” Wladek nói
“Ba Lan ư?” Pawel Zeleski nói. “Đó là đâu? Mảnh đất chú đã sống ấy
hiện nay còn đang tranh chấp, và chiến sự còn đang nổ ra giữa người Ba Lan
với người Nga. Tướng Pilsudski còn đang làm mọi cách để bảo vệ toàn vẹn
lãnh thổ của tổ quốc chúng ta. Nhưng nếu chúng ta lạc quan thì sẽ là điên rồ.
Ở Ba Lan bây giờ chẳng còn chút gì cho chú đâu. Không, điều tốt nhất cho


chú bây giờ là bắt đầu một cuộc sống mới hoặc ở Anh hoặc ở Mỹ.”
“Nhưng tôi không muốn sang Anh hay Mỹ. Tôi là người Ba Lan.”
“Chú vẫn cứ là người Ba Lan, Wladek ạ. Dù chú quyết định sống ở đâu thì
cũng chẳng ai lấy đi được cái danh nghĩa đó của chú. Nhưng chú phải thực tế
đối với cuộc sống của mình, mà cuộc sống ấy bây giờ mới chỉ là bắt đầu
thôi.”
Wladek cúi đầu thất vọng. Anh đã phải trải qua tất cả những điều trên đây
để rồi bây giờ được nghe nói là sẽ chẳng bao giờ trở lại với quê cha đất tổ
nữa hay sao? Anh cố nín khóc.
Pawel Zaleski quàng tay ôm lấy vai anh.
“Chú đừng bao giờ quên rằng chú là một trong những người may mắn đã
có thể trốn thoát và sống sót được. Chú chỉ cần nhớ đến ông bạn bác sĩ
Dubien để thấy rằng cuộc sống có thể như thế nào.”
Wladek không nói gì.
“Bây giờ chú phải gạt bỏ tất cả những chuyện quá khứ lại phía sau, và chỉ
nên nghĩ đến tương lai thôi. Có thể, trong đời chú, một ngày kia lại trông thấy
đất nước Ba Lan đứng dậy, mà điều đó thì ai cũng mong muốn lắm.”
Wladek vẫn im lặng, không nói gì.
“Nhưng thôi, chú không cần phải có ngay một quyết định gì,” ông lãnh sự
thân mật nói. “Chú có thể ở lại đây muốn bao lâu cũng được, rồi sẽ tính đến
tương lai của chú sau.”


CHƯƠNG 
10
Tương lai là điều Anne lấy làm lo ngại. Mấy tháng đầu lấy nhau là hạnh
phúc. Chị chỉ hơi phiền về chuyện William mỗi lúc một tỏ ra không ưa
Henry, còn anh chồng mới của chị xem ra cũng chưa thể làm việc ngay được.
Henry có phần nào không yên, giải thích cho Anne biết là đến bây giờ anh
vẫn còn bị chiến tranh làm cho chệch choạc, và anh không muốn vội vã lao
vào một cái gì đó để rồi bị kẹt suốt cả đời. Chị nghe nói thế không thông, và
cuối cùng thì hai người bắt đầu cãi lộn.
“Em không hiểu tại sao anh không thể tiếp tục cái nghề kinh doanh nhà
đất mà anh đã thông thạo rồi ấy, Henry.”
“Anh không thể. Mà cũng chưa đến lúc. Thị trường nhà đất lúc này không
có vẻ hứa hẹn gì lắm.”
“Gần một năm nay anh vẫn cứ nói lại câu đó. Không biết đến bao giờ anh
mới thực hiện được.”
“Nhất định chứ. Sự thực là anh cần có thêm chút vốn liếng nữa mới khởi
sự được. Nếu em cho anh có được ít tiền của em, thì ngay ngày mai anh khởi
sự được ngay.”
“Điều đó là không được, Henry. Anh biết những điều khoản trong di chúc
của Richard rồi. Chúng ta lấy nhau là lập tức trợ cấp của em bị chấm dứt, và
bây giờ thì chỉ còn lại vốn riêng thôi.”
“Chỉ cần một chút đó thôi là giúp cho anh làm ăn được rồi, mà em cũng
đừng quên là cái thằng bé yêu quý của em còn có trên hai mươi triệu tiền ủy
thác của gia đình.”
“Hình như anh biết kỹ về tiền của William lắm nhỉ,” Anne nói với một


giọng nghi hoặc.
“Thôi đi, em. Em cũng phải cho anh được làm chồng của em chứ. Đừng
làm anh cảm thấy như mình là khách trong nhà của chính mình.”
“Vậy tiền của anh đâu? Anh vẫn nói với em rằng anh có đủ tiền làm ăn rồi
kia mà.”
“Em vẫn biết là về mặt tài chính thì anh không thể đứng vào hạng của
Richard được. Mà trước đây đã có lúc em nói rằng điều đó không quan trọng.
Em vẫn sẽ lấy anh, Henry, dù anh không có một xu nào,” anh nhại lại cái
giọng của Anne.
Anne bật khóc. Henry tìm cách an ủi. Cả buổi tối chị nằm trong vòng tay
của anh, họ bàn đi bàn lại chuyện ấy. Anne nghĩ bụng mình làm như vậy thì
không phải là người vợ, và cũng không rộng rãi gì lắm. Chị có nhiều tiền hơn
là chị cần. Chẳng lẽ chị không trao được một ít cho người đàn ông mà chị
nguyện đã trao cả cuộc đời mình cho anh ta hay sao? Nghĩ thế, chị đồng ý
cho Henry 100 nghìn đôla để anh thiết lập một văn phòng nhà đất ở Boston.
Trong vòng một tháng, Henry đã tìm được địa điểm làm văn phòng rất đẹp
trong khu hiện đại của thành phố, kiếm một số nhân viên và khởi sự làm việc.
Chẳng bao lâu anh đã có những mối quan hệ được với những chính khách
quan trọng của thành phố và những vị kinh doanh nhà đất khác ở Boston. Họ
bàn tán với nhau về chuyện ruộng đất đang phát triển mạnh và tỏ ra ca tụng
Henry. Anne không quan tâm lắm về những mối quan hệ xã hội ấy, nhưng
Henry thì sung sướng và có vẻ như anh rất thành công trong những hoạt động
của mình.
Khi William mười lăm tuổi thì anh đã học năm thứ ba ở trường St. Paul,
đứng thứ sáu trong lớp và đứng đầu về toán. Anh cũng trở thành một nhân vật
đang nổi trong Hội Tranh Luận
[4]
. Mỗi tuần, anh viết thư về cho mẹ một lần
để báo cáo về việc học hành của mình. Thư nào anh cũng chỉ đề ngoài bì là
Richard Kane, không thừa nhận là có Henry Osborne. Anne phân vân
không biết có nên nhắc nhở điều đó với con không. Mỗi buổi sáng thứ hai,


chị cẩn thận ra hòm thư để lấy thư của William gửi về, cốt để cho Henry khỏi
trông thấy chữ đề trên phong bì. Chị vẫn hy vọng là đến một lúc William sẽ
thấy thích Henry. Nhưng rõ ràng hy vọng đó là không thực tế, nhất là khi viết
thư về nhà William có một lần xin phép mẹ cho anh cùng đi nghỉ hè với
người bạn là Matthew Lester, lúc đầu là đi trại hè ở Vermont và sau đó là về
với gia đình của Lester ở New York. Yêu cầu đó của anh làm cho Anne thấy
đau buồn, nhưng rồi chị cũng đành chấp nhận và Henry hình như cũng tán
thành như vậy.
William rất ghét Henry Osborne và cứ nuôi trong lòng sự căm giận ấy mà
không biết mình phải làm thế nào. Anh mừng thầm là Henry không bao giờ
đến trường thăm anh. Anh không thể nào chịu được để cho các bạn khác
trông thấy mẹ anh đi với con người ấy. Anh lấy làm khổ tâm phải sống với
Henry ở Boston.
Lần đầu tiên kể từ sau khi mẹ anh tái giá, William nóng ruột muốn cho
những ngày nghỉ hè đến sớm. Chiếc xe Packard của nhà Lester có người lái
và chạy rất êm đưa William và Matthew đến trại hè ở Vermont. Trên đường
đi, Matthew bỗng hỏi William là ở trường St. Paul ra anh sẽ làm gì.
“Lúc ra trường, mình sẽ đứng đầu lớp, là trưởng lớp, và mình sẽ giành
được giải thưởng học bổng Hamilton về toán để lên Harvard,” William trả lời
không hề lúng túng.
“Tại sao lại quan trọng thế?” Matthew ngớ ngẩn hỏi.
“Bố mình ngày xưa đạt được cả ba điều ấy.”
“Vậy khi nào cậu làm được như thế, mình sẽ giới thiệu cậu với bố mình.”
William mỉm cười.
Hai anh chàng thanh niên này sống sáu tuần vui vẻ và hoạt động sôi nổi ở
Vermont, từ đánh cờ đến đá bóng. Hết kỳ nghỉ ở đây, họ lại quay về New
York sống nốt một tháng hè nữa với gia đình Lester.
Người quản gia đứng sẵn ở cửa đón họ. Ông ta gọi Mathew là “ông”. Một
cô gái mười hai tuổi mặt đầy tàn nhang thì gọi anh là “béo”. William buồn


cười, vì bọn anh thì gầy, mà chính cô ta mới béo. Cô gái cười nhe bộ răng
gần như bịt hết.
“Chắc cậu không tin rằng Susan là em gái mình đâu nhỉ,” Matthew nói với
một vẻ khinh thường cô em.
“Không, mình không biết,” William nói và nhìn Susan cười. “Cô em trông
còn xinh hơn cậu nhiều.”
Từ đó trở đi, cô ta rất quý William.
William mới gặp bố Matthew đã thích ông ta ngay. Anh thấy ông có nhiều
cái rất giống với bố mình trước kia. Anh đề nghị ngay với ông Charles Lester
cho anh được xem ngân hàng lớn mà ông làm chủ tịch. Charles Lester suy
nghĩ mãi về yêu cầu đó của anh. Xưa nay chưa có đứa nhỏ nào được phép
vào đến khu vực 17 phố Broad bao giờ, kể cả chính con ông. Ông bèn làm
như mọi nhà ngân hàng khác là chiều chủ nhật đưa anh đi quanh các tòa nhà
ở phố Wall vậy.
William phải hoa mắt về những cơ quan làm việc, những cửa cuốn, phòng
ngoại hối, phòng họp của các vị lãnh đạo và văn phòng của chủ tịch. Những
hoạt động ngân hàng của nhà Lester còn rộng rãi sôi nổi hơn nhiều so với nhà
Kane & Cabot. Qua tài khoản đầu tư rất nhỏ của mình, William vẫn nhận
được bản sao báo cáo hàng năm và anh biết rằng nhà Lester còn có vốn hơn
rất nhiều so với nhà Kane & Cabot. Ngồi trên xe trở về nhà, William yên lặng
và có vẻ rất tư lự.
“Thế nào William, cháu xem ngân hàng có thích không?” Ông Charles
Lester vui vẻ hỏi.
“Ồ, thưa ông có,” William đáp. “Cháu thích lắm.”
Ngừng một lát, anh mới tiếp:
“Ông Lester ạ, một ngày kia cháu cũng muốn làm chủ tịch ngân hàng của
ông.”
Charles Lester cười. Tối hôm đó ngồi ăn với các vị khách mời đến nhà,
ông cũng kể lại câu nói của William Kane đối với Công ty Lester và mọi


người cười ran.
Chỉ có William thì không nghĩ rằng đó là một câu đùa.
○○○
Anne rất lạ thấy Henry lại về đòi chị bỏ thêm tiền ra nữa.
“Tiền này cũng vững như ngôi nhà vậy,” anh ta đảm bảo với chị. “Em cứ
hỏi Alan Lloyd xem. Là chủ tịch ngân hàng thì bao giờ ông ấy chả nghĩ lợi
tức của em là chuyện hàng đầu.”
“Nhưng còn hai trăm năm mươi nghìn?” Anne hỏi.
“Một cơ hội tuyệt vời, em ơi. Em phải coi đó như một khoản đầu tư mà
trong hai năm nó sẽ tăng gấp đôi.”
Sau một hồi cãi lộn với nhau nữa, Anne lại phải đồng ý, và cuộc sống lại
vui vẻ như cũ. Lúc kiểm tra lại tài khoản của mình trong ngân hàng. Anne
thấy vốn đã tụt xuống còn có một trăm năm mươi nghìn. Nhưng chị cũng
thấy hình như Henry vẫn làm ăn với những người tử tế và thu chi đâu ra đấy.
Chị đem vấn đề ra bàn với Alan Lloyd bên nhà Kane & Cabot, nhưng nghĩ
thế nào lại thôi, vì như vậy sẽ có nghĩa là chị không tin ở người chồng mà chị
muốn để cho mọi người tôn trọng. Vả lại, Henry cũng đã chẳng đưa ra đề
nghị ấy nếu như anh ta không chắc chắn là vụ vay mượn này không được sự
tán thành của Alan.
Anne cũng bắt đầu thăm bác sĩ MacKenzie và hỏi xem chị có hy vọng gì
đẻ được nữa không, nhưng bác sĩ vẫn khuyên chị là không nên. Với tình trạng
huyết áp cao đã làm cho chị sẩy thai lần trước, Andrew Mackenzie cho rằng ở
cái tuổi ba mươi lăm thì Anne không nên nghĩ đến chuyện làm mẹ một lần
nữa. Anne đem vấn đề bàn với các bà nội ngoại thì các cụ hoàn toàn nhất trí
với ý kiến của bác sĩ. Cả hai cụ, chẳng ai muốn quan tâm gì đến Henry, và
các cụ lại càng không muốn nghĩ đến chuyện mai kia một đứa con đẻ ra mang
dòng họ Osborne lại đòi được hưởng tài sản của họ nhà Kane, mà lúc đó các


cụ đã đi cả rồi thì làm sao. Anne đành chịu làm mẹ của một đứa con vậy.
Henry thì lấy thế làm tức giận, bảo chị là đồ phản bội. Anh ta nói giá như
Richard còn sống thì chị đã đẻ nữa rồi. Chị nghĩ bụng không biết mình yêu ai
hơn. Chị cố làm cho Henry yên lòng, thầm mong cho công việc của anh ta
khấm khá lên và lúc nào cũng bận rộn để quên đi. Anh ta thường ở lại cơ
quan làm việc rất khuya.
Vào một ngày thứ hai tháng Mười, tức là sau ngày nghỉ cuối tuần kỷ niệm
hai năm họ cưới nhau, Anne nhận được mấy lá thư của một “người bạn”
không ký tên, báo cho chị biết là Henry đi với những người phụ nữ khác ở
chung quanh Boston, đặc biệt đi với một bà mà trong thư không tiện nói tên.
Lúc đầu, Anne đốt ngay những bức thư ấy. Mặc dầu nó làm chị băn khoăn lo
lắng, chị vẫn mong đó là lá thư cuối cùng. Chị cũng vẫn không có đủ can
đảm nói lên chuyện đó với Henry, nếu như không có việc Henry lại đòi chị
bỏ ra nốt số tiền 150.000 đôla còn lại của chị.
“Anh sẽ mất hết toàn bộ số vốn liếng nếu như không có được số tiền ấy
bây giờ, Anne.”
“Nhưng tất cả em chỉ còn có thế thôi, Henry. Nếu bây giờ đưa cho anh
nữa thì em không còn gì hết.”
“Riêng ngôi nhà này thôi đã đáng giá trên hai trăm nghìn. Ngày mai em có
thể đem cầm nó được.”
“Ngôi nhà này là của William.”
“William, William, William. Bao giờ cũng chỉ có William cản trở hết cả
công việc của tôi,” Henry quát lên và vùng vằng đi ra.
Mãi đến sau mười hai giờ đêm anh ta mới đi về, tỏ vẻ hối hận, nói là đáng
lẽ không nên đụng gì đến tiền của chị nữa, vì dù sao hai người cũng còn rất
yêu nhau. Anne nghe anh nói thế rất yên tâm, rồi đến khuya hai người lại làm
tình với nhau. Sáng hôm sau, chị ký luôn vào tờ séc 150.000 đôla, cố quên đi
rằng mình chẳng còn một đồng nào nữa để cho Henry có thể tiếp tục theo
đuổi vụ làm ăn của anh ta. Chị cũng hơi lạ thấy yêu cầu của Henry lần này


đúng với số tiền còn lại trong gia tài chị được hưởng.
Tháng sau đó, Anne tắt kinh.
Bác sĩ MacKenzie rất lo ngại nhưng không biểu lộ ra mặt. Các cụ bà thì
hoảng hốt và lo ra mặt, nhưng Henry thì sung sướng và bảo Anne rằng đó là
điều tuyệt diệu nhất trong cả đời anh ta. Anh ta còn đồng ý xây một khoa nhi
cho bệnh viện, điều mà trước đây Richard đã định làm khi chưa qua đời.
Khi William nhận được tin đó, anh ngồi suy nghĩ suốt cả buổi tối, ngay cả
với Matthew anh cũng không dám nói gì về điều lo ngại ấy. Sáng thứ bảy sau
đó, được phép của ông chủ nhà trọ, ông Raglan Nóng Tính, anh đi xe lửa lên
Boston. Đến nơi, anh rút một trăm đôla trong quỹ tiết kiệm rồi đến văn phòng
luật sư Cohen và Yablons ở phố Jefferson. Ông Thomas Cohen, một người
cao lớn, xương xương và có chiếc cằm bạnh, rất ngạc nhiên thấy William
bước vào văn phòng ông ta.
“Tôi chưa bao giờ tiếp một người mười sáu tuổi như thế này,” ông Cohen
nói. “Với tôi thì chuyện này là rất mới đây.”
Ông ta ngập ngừng nói:
“Ông Kane.” Ông ta thấy nói “ông Kane” nó ngường ngượng thế nào ấy.
“Cha tôi,” William nói, “là một người rất khâm phục những thành tựu của
dân tộc Hibru và đặc biệt quý trọng hãng của ông vì ông đứng ra bênh vực
cho đối thủ của cha tôi. Tôi có nghe cha tôi và ông Lloyd nhắc đến tên ông
rất nhiều lần. Vì vậy mà hôm nay tôi tìm đến ông, chứ không phải ông tìm
tôi. Như vậy ông đủ tin được chưa?”
Ông Cohen lập tức gạt bỏ chuyện tuổi của William sang một bên.
“Đúng thế, đúng thế. Tôi nghĩ là phải coi con trai của Richard Kane như
một người ngoại lệ. Nào, bây giờ tôi có thể giúp anh được gì đây?”
“Tôi muốn được ông trả lời cho tôi ba câu hỏi, thưa ông Cohen. Một là, tôi
muốn biết nếu mẹ tôi, tức bà Henry Osborne, đẻ ra một đứa con, dù là trai
hay gái, thì đứa con đó có quyền hợp pháp gì đối với gia tài ủy thác của gia
đình Kane hay không. Hai là, tôi có nghĩa vụ gì về mặt pháp lý với ông


Henry Osborne chỉ vì ông ấy lấy mẹ tôi hay không? Và ba là, đến tuổi nào thì
tôi có quyền đòi ông Osborne phải rời khỏi ngôi nhà của tôi trên quảng
trường Luisburd ở Boston?”
Ngòi bút của ông Cohen chạy rất nhanh trên mảnh giấy để trước mặt, làm
bắn cả mấy giọt mực xanh lên mặt bàn vốn đã có nhiều vết mực rồi.
William đặt một trăm đôla lên mặt bàn. Ông luật sư sửng sốt nhưng vẫn
cầm đồng tiền lên đếm.
“Xin ông dùng tiền cho thận trọng, thưa ông Cohen. Lúc ra trường
Harvard, tôi sẽ cần đến một luật sư giỏi.”
“Anh đã được nhận vào trường Harvard rồi ư? Tôi xin chúc mừng. Tôi hy
vọng con trai tôi cũng sẽ được vào đó.”
“Không, tôi chưa vào, nhưng trong hai năm nữa tôi sẽ vào. Một tuần nữa
tôi sẽ trở lại Boston, thưa ông Cohen. Nếu trong đời tôi còn nghe thấy ai nói
đến chuyện này ngoài ông ra, thì coi như quan hệ giữa ông với tôi chấm dứt
tại đây. Xin chào ông.”
Lẽ ra Thomas Cohen cũng phải chào lại, nhưng ông chưa kịp thốt ra lời
nào thì William đã ra ngoài và cánh cửa đã khép sau lưng anh rồi.
Bảy ngày sau, William trở lại văn phòng luật sư Cohen và Yablons.
“A, chào ông Kane,” Thomas Cohen nói, “rất mừng gặp lại ông. Ông uống
cà phê chứ?”
“Không ạ, xin cảm ơn ông.”
“Tôi cho người đi mua Coca-cola về nhé?”
Mặt William phớt tỉnh.
“Thôi ta làm việc vậy,” ông Cohen nói với vẻ hơi lúng túng. “Ông Kane,
chúng tôi đã cho đi điều tra với sự giúp đỡ của một số người. Những câu hỏi
của ông nêu ra không hoàn toàn thuộc về lĩnh vực kinh viện. Tôi nghĩ là có
thể có được những câu trả lời chắc chắn cho tất cả những câu hỏi ông nêu ra.
Ông hỏi nếu như đứa con mà mẹ ông đẻ ra cho ông Osborne thì đứa con đó


có được quyền hưởng gì tài sản của họ Kane hay không, hay nói đúng hơn là
tài sản được ủy thác do cha ông để lại. Câu trả lời đơn giản là không, nhưng
cố nhiên bà Osborne vẫn có thể để một phần trong số năm trăm nghìn đôla do
cha ông để lại cho bà và bà muốn đem nó cho ai thì tùy.”
Ông Cohen nhìn lên.
“Tuy nhiên, ông Kane ạ, có lẽ ông cũng muốn biết rằng mẹ ông đã rút hết
toàn bộ số tiền năm trăm nghìn trong tài khoản ấy của bà ở ngân hàng Kane
& Cabot trong mười tám tháng qua rồi, nhưng chúng tôi thì không sao tìm ra
được là số tiền ấy đã được dùng như thế nào. Rất có thể là bà ấy đã quyết
định gửi số tiền ấy sang một ngân hàng khác.”
William tỏ vẻ khó chịu. Đó là dấu hiệu đầu tiên của sự mất bình tĩnh mà
Thomas Cohen thấy được ở anh.
“Không có lý gì bà ấy làm thế,” William nói. “Số tiền đó chỉ có thể vào
tay một người.”
Ông luật sư ngồi im chờ anh nói nữa. Nhưng William chững lại không nói
gì thêm. Ông Cohen lại tiếp tục.
“Trả lời cho câu hỏi thứ hai của ông: ông không có bất cứ nghĩa vụ gì, dù
là cá nhân hay pháp nhân, đối với ông Henry Osborne hết. Theo những điều
khoản trong di chúc của cha ông, thì mẹ ông là người được ủy thác quản lý
nhà đất cùng với ông Alan Lloyd và bà John Preston là những cha mẹ đỡ đầu
hãy còn sống, cho đến khi ông hai mươi mốt tuổi.”
Thomas Cohen lại nhìn lên, William không biểu lộ gì trên mặt. Ông
Cohen biết như vậy là cứ tiếp tục nói nốt.
“Và thứ ba là: Ông không thể nào đuổi được ông Osborne ra khỏi ngôi
nhà trên đồi Beacon chừng nào ông ta vẫn còn lấy mẹ ông và tiếp tục sống
với bà ấy. Khi nào mẹ ông chết thì ngôi nhà này tự nhiên thuộc về ông. Đến
lúc đó, nếu ông ta còn sống, thì ông có thể yêu cầu ông ta đi được. Tôi nghĩ
như vậy là đã trả lời được hết những câu hỏi của ông rồi đó, ông Kane.”
“Xin cảm ơn ông, ông Cohen,” William nói. “Tôi cảm tạ ông về hiệu quả


và sự kín đáo của ông trong vấn đề này. Bây giờ, xin ông cho biết tôi phải trả
ông bao nhiêu tiền?”
“Một trăm đôla thì không hoàn toàn bao được hết công việc này, ông
Kane ạ. Nhưng chúng tôi tin ở tương lai của ông, và…”
“Tôi không muốn mang ơn đối với bất cứ ai, thưa ông Cohen. Xin ông cứ
coi tôi như một người mà không bao giờ ông còn phải bận tâm đến nữa. Như
vậy tôi còn thiếu bao nhiêu, xin ông cứ cho biết.”
Ông Cohen suy nghĩ một lúc rồi nói:
“Nếu vậy thì chúng tôi tính ông hai trăm hai mươi đôla.”
William rút trong túi ra sáu tờ bạc 20 đôla đưa cho ông Cohen. Lần này,
ông luật sư không đếm nữa.
“Tôi rất cảm ơn ông giúp đỡ, thưa ông Cohen. Tôi tin chắc rằng chúng ta
sẽ còn gặp nhau nữa. Xin chào ông.”
“Xin chào ông Kane. Tôi có thể nói mặc dầu chưa có vinh dự được gặp
người cha kính yêu của ông trước đây, nhưng được làm việc với ông thì tôi
tin tưởng như đã có vinh dự đó rồi.”
William mỉm cười và dịu giọng xuống.
“Xin cảm ơn ông.”
○○○
Để chuẩn bị cho đứa trẻ ra đời, Anne lúc nào cũng bận rộn. Chị thấy dễ
mệt và cứ làm gì một chút là lại nghỉ. Mỗi khi chị hỏi Henry xem làm ăn thế
nào, anh ta đều có sẵn những câu trả lời có lý để làm chị yên tâm mọi thứ đâu
vào đấy, nhưng không cho chị biết bất cứ một chi tiết cụ thể nào.
Rồi đến một buổi sáng lại có những bức thư nặc danh gửi đến. Lần này,
thư viết rõ ràng tên tuổi những người đàn bà và cả những chỗ mà họ đi với
Henry. Anne đốt ngay những thư đó mà không cần nhớ những chỗ nào. Chị


không muốn tin là chồng chị lại có thể không trung thành trong lúc chị mang
thai như vậy. Hẳn là có ai đó ghen ghét gì đó đối với Henry nên họ phải bịa
ra thế thôi. Những thư nặc danh ấy vẫn tiếp tục gửi đến, đôi khi có những tên
mới được nêu lên. Anne vẫn cứ hủy đi, nhưng bây giờ nó bắt đầu khiến chị
phải bận tâm. Chị muốn đem chuyện đó tâm sự nhưng không nghĩ ra được có
thể nói với ai. Các cụ bà mà nghe thấy chuyện này hẳn sẽ hoảng loạn cả lên,
mà vốn các cụ đã sẵn có thành kiến với Henry rồi. Alan Lloyd ở ngân hàng
thì không thể hiểu được chuyện này vì ông ta chả lấy vợ bao giờ, còn William
thì lại quá trẻ. Không có ai thích hợp để nói chuyện. Anne nghĩ đến việc đi
hỏi một bác sĩ khoa tâm thần sau khi nghe một bài giảng của Sigmund
Freud
[5]
, nhưng rồi chị lại nghĩ một người của dòng họ Cabot không bao giờ
có thể đem chuyện riêng gia đình ra nói với người hoàn toàn xa lạ được.
Vấn đề cuối cùng đã đi đến một tình hình mà Anne không tính trước được.
Trong một buổi sáng thứ hai, chị nhận được ba lá thư. Một lá thư như mọi
khi, William gửi về đề cho bà Richard Kane và hỏi xem anh có thể đi nghỉ hè
với bạn Matthew Lester được nữa không. Một thư nặc danh nữa nói Henry
đang có chuyện dan díu với Milly Preston. Còn lá thư thứ ba là của Alan
Lloyd, chủ tịch ngân hàng, viết nhắn chị gọi điện thoại và hẹn ngày cho ông
ta gặp có chút việc. Anne mệt mỏi ngồi xuống đọc lại một cách khiến chị
nhói đau. Chị lấy làm buồn thấy con muốn đi nghỉ hè với Matthew Lester
hơn. Từ khi chị tái giá lấy Henry, hai mẹ con mỗi ngày một cách biệt. Bức
thư nặc danh nói Henry đang dan díu với người bạn thân nhất của chị là điều
chị khó có thể không biết đến. Anne không thể không nhớ rằng chính Milly là
người đã giới thiệu chị với Henry, và cũng là mẹ đỡ đầu của William. Bức
thư thứ ba của Alan Lloyd, hiện nay đã là chủ tịch của ngân hàng Kane &
Cabot sau khi Richard qua đời, khiến chị rất phân vân. Bức thư duy nhất chị
nhận được của Alan trước đây là thư chia buồn về cái chết của Richard. Chị
ngờ rằng thư này chỉ có thể báo tin buồn hơn nữa mà thôi.
Chị gọi điện thoại cho ngân hàng. Tổng đài chuyển cuộc gọi ngay cho chị.
“Alan, ông muốn gặp tôi phải không?”


“Vâng, chị ạ. Tôi muốn trao đổi một tí. Chị thấy lúc nào tiện?”
“Có phải tin dữ không đấy?” Anne hỏi.
“Không hẳn đâu, nhưng tôi không muốn nói trên điện thoại. Không có
điều gì khiến chị phải lo đâu. Chị có thể ăn trưa với tôi được không?”
“Được chứ, Alan.”
“Vậy ta sẽ gặp ở nhà hàng Ritz vào một giờ. Chốc nữa gặp lại chị nhé.”
Một giờ. Từ đây đến lúc đó chỉ còn ba tiếng. Óc chị nghĩ luẩn quẩn từ
Alan đến William đến Henry nhưng rồi dừng lại ở Milly Preston. Có thể là
thật chăng? Anne quyết định đi tắm nước nóng ấm một lúc lâu rồi mặc bộ áo
mới vào người. Nhưng không thay đổi gì được. Chị cảm thấy mình đã bắt đầu
bệu lên. Da dẻ, tay chân trước đây thon thả lịch sự là thế, bây giờ đã trở nên
phục phịch và có những nốt tím đỏ. Chị lo sợ không biết được khi đẻ thì
người chị sẽ ra thế nào nữa. Chị nhìn mình trong gương thở dài và cố sửa
sang lại bề ngoài cho dễ trông hơn một chút.
“Trông chị xôm lắm đấy, Anne. Giá như tôi không phải là một anh già độc
thân thì tôi sẽ tán tỉnh chị ngay mà không hề xấu hổ chút nào,” nhà ngân hàng
có bộ tóc trắng nói và hôn vào hai bên má chị, làm như một ông tướng người
Pháp. Ông ta đưa chị vào ngồi ở bàn mình.
Chiếc bàn trong góc phòng ấy là chỗ chuyên dành cho ông chủ tịch ngân
hàng Kane & Cabot khi nào ông không ăn trưa ở ngay cơ quan. Trước kia
Richard đã làm như vậy và bây giờ đến lượt Alan Lloyd. Đây là lần đầu Anne
ngồi ăn ở bàn với một người khác. Những người phục vụ nháo nhác chạy ra
chạy vào nhưng không làm gì ảnh hưởng đến hai người nói chuyện.
“Còn bao lâu nữa chị đẻ, Anne?”
“Ồ, phải còn ba tháng nữa.”
“Tôi hy vọng là không rắc rối gì. Tôi nhớ là…”
“Bác sĩ vẫn gặp tôi mỗi tuần một lần và cứ nhăn nhó về chuyện huyết áp,
nhưng tôi thì không lo quá đáng như thế.”


“À thế thì tôi mừng cho chị,” ông ta nói và sờ vào tay chị như một bậc cha
chú. “Nhưng tôi thấy chị có vẻ mệt mỏi đấy, chị đừng có làm cái gì quá
nhiều.”
Alan Lloyd khẽ giơ tay ra hiệu. Một người hầu bàn đến ngay bên cạnh và
hai người gọi món ăn.
“Anne này, tôi muốn chị cho một vài lời khuyên.”
Anne rất biết Alan Lloyd là người có tài ngoại giao. Chẳng phải ông ta
ngồi ăn trưa với chị để mà nghe chị khuyên đâu. Hẳn là ông ta đến để khuyên
chị điều gì đó thì đúng hơn.
“Chị có rõ những chương trình nhà đất của Henry tiến hành như thế nào
không?”
“Không, tôi không biết,” Anne đáp. “Tôi chả bao giờ muốn dính đến
những công việc làm ăn của Henry cả. Ông cũng nhớ đấy, tôi không dính gì
đến những hoạt động của Richard. Nhưng sao? Có chuyện gì đáng phải lo
ngại phải không?”
“Không, không, chúng tôi ở ngân hàng thì không biết là có chuyện gì đáng
lo cả. Trái lại, chúng tôi biết là Henry đang có yêu cầu ký kết một hợp đồng
lớn với thành phố để xây dựng một tổ hợp bệnh viện mới. Tôi hỏi chị thế là
vì anh ấy có đến ngân hàng vay một khoản năm trăm nghìn đôla.”
Anne choáng người.
“Tôi biết là chuyện đó làm chị ngạc nhiên,” ông ta nói. “Chúng tôi biết là
trong tài khoản dự trữ của chị còn khoảng dưới hai chục nghìn, thế mà số tiền
rút ra theo tên chị thì đã quá mười bảy nghìn rồi.”
Anne bỏ thìa súp đang ăn xuống hoảng hốt. Chị không ngờ tình hình đến
mức như vậy. Alan có thể thấy rõ là chị đang hoang mang, thất vọng.
“Nhưng bữa ăn này không phải là để nói chuyện đó, Anne,” ông ta vội
tiếp ngay. “Ngân hàng sẵn sàng chịu hụt tiền với chị cho đến hết đời. Tiền ủy
thác của William mỗi năm đã có lãi suất đến hơn một triệu đôla, vì vậy tiền


rút quá mức của chị sẽ chẳng có nghĩa gì, ngay cả đến năm trăm nghìn đôla
mà Henry yêu cầu cũng không quan trọng nếu như được chị đồng ý, vì chị là
người quản lý hợp pháp tài sản của William.”
“Tôi không biết là mình còn có quyền gì đối với tài sản ủy thác của
William cả,” Anne nói.
“Với tổng số tài sản gốc thì không, nhưng về mặt pháp lý mà nói thì lãi
suất của nó có thể đầu tư vào bất cứ công trình nào để làm lợi cho William,
và cái đó thì thuộc quyền quản lý của chị, của tôi và của Milly Preston với tư
cách là cha mẹ đỡ đầu cho đến khi nào William hai mươi mốt tuổi. Bây giờ,
với danh nghĩa chủ tịch tài sản ủy thác của William, tôi đề nghị chị chuẩn y
cho khoản tiền năm trăm nghìn ấy. Milly đã báo cho tôi biết là chị ấy rất tán
thành, như vậy là hai người có hai phiếu thì ý kiến của tôi sẽ không có giá trị
nữa.”
“Milly Preston đã tán thành rồi ư?”
“Rồi. Thế chị ấy chưa nói cho chị biết à?”
Anne không trả lời ngay.
“Vậy ý kiến của riêng ông thế nào?” Anne nghĩ một lúc rồi hỏi.
“Tôi thì tôi chưa biết những tài khoản của Henry thế nào, vì anh ta chỉ mới
bắt đầu làm việc được mười tám tháng thôi, và anh ta cũng không giao dịch
gì với ngân hàng chúng tôi cả. Vì vậy tôi không thể biết được thu chi của anh
ta trong năm nay thế nào, và cũng không biết anh ta dự kiến trong năm 1923
sẽ thu về được bao nhiêu. Tôi chỉ biết anh ta xin làm hợp đồng xây dựng
bệnh viện mới, và dư luận đồn là anh ta làm thật. Ông quỹ trưởng của tôi bao
giờ cũng cho tôi biết ngay mỗi khi có chuyện rút những món tiền lớn ở bất cứ
tài khoản nào. Tôi không biết chị lấy tiền đó ra làm gì, vả lại đó không phải
việc của tôi. Đó là tiền Richard để lại cho chị nên muốn tiêu như thế nào là
tùy chị.”
Còn chuyện lãi suất của tài sản ủy thác thì lại là chuyện khác. Nếu chị
quyết định rút ra năm trăm nghìn để đầu tư vào cho công ty của Henry thì


ngân hàng lúc đó sẽ có bổn phận phải kiểm soát sổ sách của Henry, vì đồng
tiền lúc đó được coi như tiền đầu tư trong khuôn khổ tài sản William. Richard
không cho những người được ủy thác cái quyền cho vay, mà chỉ được đầu tư
nhân danh William thôi. Tôi đã giải thích tình hình đó cho Henry biết. Nếu
anh ta chịu đầu tư theo kiểu như vậy, thì những người được ủy thác sẽ quyết
định về tỷ lệ lãi suất thích hợp cho công ty của Henry đối với khoản năm
trăm nghìn. Cố nhiên William cũng phải được biết về chuyện chúng ta làm gì
với những tiền đó, và cứ mỗi quý cũng phải được báo cáo của ngân hàng như
mọi người được ủy thác. Riêng tôi thì tôi chắc chắn rằng sau khi nhận được
báo cáo sắp tới, William cũng sẽ có ý kiến riêng của cậu ta về vấn đề này. Có
lẽ chị cũng thấy lý thú nếu biết rằng kể từ khi cậu ta mười sáu tuổi, William
thường vẫn gửi về ngân hàng cho chúng tôi những ý kiến về mỗi khoản đầu
tư mà chúng tôi làm. Lúc đầu, tôi chỉ xem thoáng qua những ý kiến ấy thôi,
nhưng gần đây tôi nghiên cứu kỹ thì thấy đó là những ý kiến cần được tôn
trọng. Tôi nghĩ là sau này khi William có chân trong ban lãnh đạo thì cái
ngân hàng Kane & Cabot này đối với cậu có thể quá nhỏ.
“Trước nay tôi chưa từng được ai hỏi ý kiến về tài sản ủy thác của
William là sao nhỉ,” Anne buồn bã nói.
“Ôi, chị vẫn đọc những báo cáo của ngân hàng gửi đến vào ngày đầu của
mỗi quý đấy chứ, và bây giờ chị cũng có quyền của người được ủy thác để
chất vấn về tất cả những khoản đầu tư nào nhân danh William kia mà.”
Alan Lloyd rút trong túi ra một mảnh giấy nhưng không nói gì, chờ cho
người hầu bàn rót rượu vang “Những đêm St. Georges” vào cốc đã. Anh
bước ra khỏi một quãng rồi Alan nói tiếp.
“William có khoảng trên hai mươi mốt triệu tiền được ngân hàng đem đầu
tư với lãi suất 4,5 phần trăm cho đến khi cậu ta đầy hai mươi mốt tuổi. Cứ
mỗi quý chúng tôi lại đem lãi suất tái đầu tư vào chứng khoán và cổ phiếu.
Trước nay chúng tôi chưa hề đầu tư vào các công ty tư nhân. Anne, chị sẽ
ngạc nhiên nghe nói là bây giờ chúng tôi thực hiện tái đầu tư trên cơ sở mỗi
bên quyết định một nửa, tức là năm mươi phần trăm theo ý kiến do William


đưa ra. Hiện nay, chúng tôi phát triển hơn William một chút. Tony Simmons,
giám đốc phụ trách đầu tư của ngân hàng, đang rất lấy làm khoái vì William
hứa là cứ năm nào nếu anh ta vượt lên được cậu ta mười phần trăm là cậu ta
sẽ mất cho một chiếc xe Rollss-Royce.”
“Nhưng nếu như William thua cuộc thì thử hỏi nó lấy đâu ra mười nghìn
đôla trả cho chiếc xe Rolls-Royce ấy, vì nó không được phép đụng đến tiền
ủy thác nếu chưa đến hai mươi mốt tuổi.”
“Tôi chịu không biết trả lời cho câu hỏi đó như thế nào, Anne. Tôi chỉ biết
cậu ta rất hãnh diện đến thẳng chỗ chúng tôi rồi, và nếu như không thực hiện
được thì cậu ta đã chẳng dám đánh cuộc như vậy. Chị đã có dịp nào xem
cuốn sổ của cậu ta bao giờ chưa?”
“Cuốn sổ do các cụ tặng nó ấy ư?”
Alan Lloyd gật đầu.
“Không, từ khi nó đi học xa tôi không xem đến nữa. Mà tôi cũng không
biết có còn không.”
“Còn đấy,” ông Lloyd nói, “Tôi sẵn sàng mất một tháng lương nếu biết
được hiện nay cậu ta gửi ngân hàng được bao nhiêu. Tôi chắc chị cũng biết
hiện nay cậu ta gửi tiền vào ngân hàng Lester ở New York chứ không gửi
chúng tôi nữa. Tôi cũng tin chắc rằng ở đó họ không có ngoại lệ gì cho cậu
ta, dù biết đó là con của Richard Kane.”
“Con Richard Kane,” Anne nói.
“Xin lỗi. Tôi không có ý muốn tỏ ra vô lễ đâu, Anne.”
“Không, không, rõ ràng nó là con của Richard Kane rồi. Ông biết không,
ngay từ khi nó mười hai tuổi, nó đã không thèm hỏi tôi lấy một xu.” Chị
ngừng lại. “Tôi nghĩ có lẽ tôi phải báo trước để ông biết rằng nếu nó nghe nói
phải đầu tư năm trăm nghìn đôla ủy thác của nó vào công ty của Henry thì nó
sẽ không sẵn sàng chấp nhận đâu.”
“Sao, hai người không hợp nhau à?” Alan nhíu lông mày hỏi.


“Có lẽ không.” Anne đáp.
“Thế thì đáng tiếc. Nếu William thực sự phản đối thì việc chuyển khoản sẽ
rất phức tạp. Mặc dầu cậu ta không có quyền đối với những người được ủy
thác trước khi đầy hai mươi mốt tuổi, nhưng chúng tôi cũng có những nguồn
tin cho biết William tìm đến một luật sư để hỏi xem tư cách hợp pháp của cậu
ta thế nào.”
“Trời ơi,” Anne thốt lên, “ông nói thật đấy chứ?”
“Vâng, tôi nói nghiêm túc đấy. Nhưng chị không có gì phải lo ngại hết.
Nói thật ra, chúng tôi ở ngân hàng nghe nói thế cũng rất lạ, nhưng sau khi
hiểu ra nguồn gốc việc điều tra này, thì chúng tôi cũng đã đánh tin cho họ
biết là chúng tôi sẽ giữ kín. Rõ ràng là vì một lý do riêng nào đó, cậu ta
không muốn trực tiếp hỏi chúng tôi.”
“Trời đất,” Anne lại nói, “không biết nó ba mươi tuổi thì rồi sẽ thế nào
nữa.”
“Điều đó còn tùy,” Alan nói, “còn tùy ở chỗ cậu ta có may mắn để yêu
được một người nào đáng yêu như chị hay không. Trước kia, sức mạnh của
Richard cũng ở đó mà ra.”
“Alan, ông già mà khéo nịnh lắm nhé. Chúng ta có thể gác lại vấn đề năm
trăm nghìn cho đến khi nào tôi nói chuyện với Henry được chăng?”
“Cố nhiên được chứ. Tôi đã bảo gặp chị là để xin mấy lời khuyên kia mà.”
Alan gọi cà phê và thân mật cầm lấy tay Anne.
“Chị nhớ là phải cẩn thận với sức khỏe của mình đấy nhé. Chị còn quan
trọng hơn nhiều so với số phận của mấy nghìn đôla đấy.”
Về đến nhà, Anne lập tức thấy lo ngại về hai bức thư chị nhận được lúc
sáng. Sau khi đã nghe Alan Lloyd nói tất cả về đứa con mình, bây giờ chị
thấy tốt hơn hết là đồng ý để William cùng đi nghỉ hè sắp tới với Matthew
Lester.
Cái khả năng Henry và Milly dan díu với nhau là một vấn đề mà chị thấy


không dễ dàng tìm ra được giải pháp gì. Chị ngồi trong chiếc ghế da màu
nâu, chiếc ghế mà xưa kia Richard rất thích, nhìn ra bên ngoài cửa sổ có một
dải đất trồng những bông hồng trắng và đỏ, chỉ nghĩ ngợi mà như không nhìn
thấy gì. Anne thường mất rất nhiều thời gian mới đi đến một quyết định gì,
nhưng đã quyết định rồi thì chị không mấy khi đảo ngược lại nữa.
Henry về nhà sớm hơn mọi tối và chị không thể không tự hỏi tại sao?
Nhưng rồi chị hiểu ra ngay.
“Anh nghe nói hôm nay em ăn trưa với Alan Lloyd phải không?” Anh ta
vừa bước vào phòng ăn đã hỏi ngay.
“Ai bảo anh thế, Henry?”
“Anh có gián điệp khắp nơi,” anh ta vừa nói vừa cười.
“Đúng đấy, Alan mời em ăn trưa. Ông ấy muốn biết em nghĩ thế nào về
việc cho phép ngân hàng đầu tư số tiền ủy thác năm trăm nghìn đôla của
William vào công ty của anh.”
“Vậy em nói thế nào?” Henry hỏi lại, cố làm như không lo lắng gì.
“Em bảo ông ấy là để bàn với anh xem đã. Nhưng tại sao anh không hề
nói cho em biết là anh hỏi ngân hàng? Bây giờ em mới nghe Alan nói mà ngớ
cả người ra.”
“Anh tưởng là em không quan tâm gì đến chuyện kinh doanh, và anh ngẫu
nhiên mà biết được rằng em, Alan Lloyd và Milly Preston đều là những
người được ủy thác và mỗi người được một phiếu về quyết định với tiền đầu
tư của William.”
“Làm sao anh biết được,” Anne hỏi, “trong khi chính em không biết gì về
chuyện đó?”
“Em yêu quý, em không đọc mấy bản tin nhỏ kia. Anh thì cũng mãi đến
gần đây mới đọc. Và cũng ngẫu nhiên mà Milly Preston cho anh biết những
chi tiết về chuyện ủy thác này. Không những cô ta là mẹ đỡ đầu của William
mà còn là một người được ủy thác nữa. Cô ta cũng ngạc nhiên có người nói
mới biết được. Bây giờ ta thử xem có thể chuyển tình thế sang chỗ có lợi cho


mình được không. Milly nói nếu em đồng ý thì cô ta cũng ủng hộ anh.”
Chỉ nhắc đến tên Milly thôi cũng làm Anne thấy khó chịu.
“Em không nghĩ là chúng ta phải đụng đến tiền của William,” chị nói.
“Em chưa bao giờ trông vào cái tài sản ủy thác ấy cả. Cứ để mặc nó đấy cho
ngân hàng tiếp tục tái đầu tư tiền lãi như trước nay họ vẫn làm là yên
chuyện.”
“Tại sao lại có thể thỏa mãn với chương trình đầu tư của ngân hàng trong
khi anh đang có cơ hội làm ăn với thành phố về hợp đồng xây dựng bệnh
viện? William sẽ thu được khối tiền ở công ty của anh. Chắc là Alan cũng tán
thành thế chứ?”
“Em không biết chắc ông ta nghĩ thế nào. Ông ta vẫn kín đáo như mọi khi,
mặc dầu ông ta cũng bảo hợp đồng này rất có lợi và anh có thể có cơ hội làm
ăn được.”
“Đúng thế đấy.”
“Nhưng ông ấy nói là cần phải xem sổ sách của anh trước khi đi đến kết
luận dứt khoát. Ông ấy còn hỏi xem khoản năm trăm nghìn của em bây giờ đi
đâu rồi.”
“Khoản năm trăm nghìn của chúng ta, em yêu quý ạ, tiến triển rất tốt, và
rồi em sẽ thấy. Sáng mai anh sẽ gửi sổ sách sang cho Alan để ông ta đích
thân kiểm tra. Có thể đảm bảo với em rằng ông ta sẽ có ấn tượng rất tốt.”
“Em cũng hy vọng thế Henry, vì lợi ích của cả hai chúng ta,” Anne nói.
“Hãy để xem ý kiến của ông ta thế nào đã. Anh biết là trước nay em vẫn rất
tin ở Alan.”
“Nhưng không tin anh,” Henry nói.
“Ồ không Henry, em không có ý…”
“Anh đùa thế thôi. Anh chắc là em phải tin chồng mình chứ.”
Anne bỗng thấy trong người trào lên muốn khóc. Trước đây với Richard
thì chị cố nén. Nhưng với Henry chị không cầm được nữa.


“Em hy vọng là có thể tin được. Trước nay em không bao giờ phải lo đến
tiền bạc, thế mà bây giờ thì lại phải bận tâm quá sức. Bụng mang dạ chửa thế
này, em càng thấy mệt và chán nản quá.”
Thái độ của Henry nhanh chóng chuyển sang âu yếm.
“Anh biết, em yêu quý. Và anh cũng không muốn em phải bận tâm gì về
những chuyện kinh doanh làm ăn ấy. Anh thì bây giờ cũng có thể giải quyết
được chuyện đó. Thôi, em nên đi nằm sớm đi, anh sẽ mang bữa tối lên cho
em bằng một cái khay. Như vậy, anh có thể tranh thủ đến cơ quan chuẩn bị
hồ sơ để sang mai gửi sang cho Alan xem.”
Anne nghe theo. Nhưng sau khi Henry đi rồi, chị dù mệt cũng chưa có ý
muốn ngủ ngay. Chị còn ngồi trên giường đọc truyện của Sinclair Lewis
[6]
.
Chị biết là Henry sẽ mất mười lăm phút để đi đến cơ quan. Chị chờ cho đủ
hai mươi phút mới quay điện thoại gọi đến đó. Chuông điện thoại reo mãi đến
gần một phút vẫn không có ai trả lời. Hai mươi phút sau, Anne lại gọi lần
nữa. Vẫn không có ai trả lời. Rồi hai mươi phút sau đó, chị lại gọi. Hoàn toàn
không có ai. Câu nói của Henry lúc trước về chuyện tin cứ văng vẳng trong
đầu chị một cách cay đắng.
Mãi đến sau mười hai giờ đêm Henry mới về nhà. Anh ta giật mình thấy
Anne vẫn còn ngồi trên giường và đang đọc truyện của Sinclair Lewis.
“Em không phải thức chờ anh làm gì.”
Anh ta hôn chị nồng nhiệt. Anne thấy như ngửi thấy mùi nước hoa… hay
chị quá nghi ngờ mà tưởng thế.
“Anh phải ngồi lại lâu hơn dự kiến. Anh không thể tìm ra được hết những
thứ giấy tờ Alan cần đến. Cái cô thư ký chết tiệt lại nhét giấy tờ vào hồ sơ mà
bên ngoài viết chữ khác.”
“Ngồi một mình ở cơ quan vào giữa đêm như thế thì thật là buồn.” Anne
nói.
“Ồ, nếu có việc gì làm thì cũng không đến nỗi nào,” Henry nói và trèo
ngay lên giường nằm sát vào lưng Anne, “Ít ra cũng có cái hay là làm được


rất nhiều việc mà không bị điện thoại gọi đến liên tục khiến mình phải bỏ dở
giữa chừng.”
Mấy phút sau anh ta ngủ luôn. Còn Anne vẫn thức. Bây giờ chị quyết tâm
thực hiện quyết định hồi chiều của chị.
Sáng hôm sau, ăn sang xong rồi và Henry đã đi làm việc. Anne không còn
biết chắc là Henry đi làm hay đi đâu nữa. Chị ngồi đọc tờ báo Toàn cầu của
Boston và để ý tìm trong những chỗ quảng cáo nhỏ. Rồi chị nhấc điện thoại
lên hẹn đến một nơi ở phía Nam Boston trước mười hai giờ trưa. Đến đây,
Anne kinh ngạc thấy những nhà cửa ở nơi này rất bẩn. Chị chưa từng đặt
chân đến khu phía Nam của thành phố này bao giờ. Nếu như bình thường
không có chuyện gì thì có lẽ cả đời chị không biết là trong thành phố có
những chỗ nào thế này.
Qua chiếc cầu thang bằng gỗ vứt đầy những que diêm, đầu mẩu thuốc lá
và những thứ rác rưởi khác, chị đến trước một cái cửa phía trên có biển đề
một hàng chữ to: GLEN RICARDO, và bên dưới đó là THÁM TỬ TƯ (CÓ

tải về 2.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương