Hai Số Phận



tải về 2.37 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/29
Chuyển đổi dữ liệu01.03.2024
Kích2.37 Mb.
#56685
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29
Hai So Phan - Jeffrey Archer

Ngày 18 tháng 4, 1906
Boston, Massachusetts
Bác sĩ nắm lấy cổ chân đứa bé mới đẻ nhấc cao lên và phát cho nó một cái
vào đít. Đứa bé bật khóc.
Ở Boston, bang Massachusetts, có một bệnh viện chuyên phục vụ cho
những ai mắc các chứng bệnh của người giàu có, và vào một số trường hợp
đặc biệt nào đó bệnh viện cũng kiêm cả việc đỡ đẻ cho những trẻ sơ sinh giàu
có được ra đời. Ở bệnh viện đa khoa Massachusetts này, các bà mẹ không
phải kêu hét và cũng không phải mặc quần áo bình thường như khi sinh đẻ.
Lệ là như thế rồi.
Một người đàn ông trẻ tuổi đi đi lại lại bên ngoài phòng đẻ. Bên trong có
hai bác sĩ khoa nhi cùng với một bác sĩ riêng của gia đình làm nhiệm vụ.
Người cha này không dám để xảy ra chuyện gì cho đứa con đầu lòng của
mình. Hai bác sĩ khoa nhi sẽ được trả một món tiền lớn với mỗi một việc là
đứng đó để chứng kiến chuyện sinh đẻ thôi. Một trong hai bác sĩ ấy đã mặc
sẵn bộ lễ phục bên dưới chiếc áo choàng trắng của bệnh viện, để hễ xong ở
đây ra là ông đi dự tiệc ở đâu đó. Ông ta không thể nào vắng mặt trong ca
sinh đẻ đặc biệt này được. Trước đó, cả ba bác sĩ đã rút thăm với nhau xem ai
trong số họ sẽ trực tiếp đỡ đẻ.
Cuối cùng, người rút trúng là bác sĩ đa khoa MacKenzie. Người cha vừa đi
lại ngoài hành lang vừa nghĩ xem sẽ đặt tên gì cho hay và gặp nhiều may
mắn. Thực ra, anh cũng không lo đến chuyện ấy lắm. Sáng hôm đó, Richard
đã chở Anne, vợ anh, đến bệnh viện bằng cỗ xe ngựa hai bánh. Vợ anh đã
tính đến hôm đó là ngày thứ hai mươi tám của tháng thứ chín rồi. Cô ta bắt


đầu đau đẻ ngay từ sau lúc ăn sáng, nhưng người ta bảo anh là nếu có đẻ cũng
phải đến chiều sau giờ ngân hàng anh đóng cửa. Anh là một người rất có kỷ
luật, không muốn việc vợ mình đẻ ảnh hưởng gì đến giờ giấc của người khác.
Anh vẫn cứ đi đi lại lại trong hành lang như vậy. Mấy cô y tá và bác sĩ trẻ tất
tả ra vào đều biết anh đang có mặt ở đây. Đi qua gần chỗ anh, họ thì thầm với
nhau nhưng ra xa họ lại nói bình thường. Anh không để ý chuyện đó, vì đã
quen với mọi người vẫn đối xử với mình như vậy. Phần lớn những người ở
đây chưa gặp anh bao giờ, nhưng mọi người đều biết anh là ai.
Nếu đứa bé sinh ra hôm nay là con trai, có lẽ anh sẽ xây tặng cho bệnh
viện một khu mới mà bệnh viện đang rất cần. Anh đã tặng họ một thư viện và
một trường tiểu học rồi. Anh chàng sắp làm bố ấy giở tờ báo buổi chiều ra
xem nhưng chẳng đọc chữ nào ra chữ nào. Anh bứt rứt lo lắng. Chắc là họ
(anh gọi mọi người là “họ” hết) chẳng bao giờ có thể hiểu được là anh dứt
khoát phải có con trai, để một ngày kia nó sẽ thay anh làm thống đốc và chủ
tịch ngân hàng. Anh lật mấy trang báo buổi chiều: Đội Tất Đỏ Boston đấu với
đội Cao Nguyên New York. Xong trận này chắc họ sẽ khao to. Anh chợt nhớ
đến mấy dòng chữ to ở trang đầu, bèn lật ra xem. Báo đưa tin một vụ động
đất tệ hại nhất trong lịch sử nước Mỹ. San Francisco bị tàn phá ghê gớm. Ít
nhất có bốn trăm người chết. Ôi, bao nhiêu là tang tóc. Anh bỗng thấy bực
dọc trong người. Chuyện động đất làm mất cả ý nghĩa việc đứa con anh sắp
ra đời. Đáng lẽ người ta phải nhớ rằng trong những ngày này còn có sự kiện
gì khác nữa chứ.
Anh chưa hề có lúc nào nghĩ rằng đứa bé có thể là con gái. Anh lật tờ báo
sang trang tài chính và xem lại mục thị trường chứng khoán: Chỉ số đã tụt
xuống mấy điểm. Thế là vụ động đất chết tiệt kia đã làm giảm mất giá trị cổ
phần của anh trong ngân hàng tới một trăm ngàn đôla. Tuy nhiên, với tài sản
riêng của anh hiện vẫn còn trên 16 triệu đôla thì đến mấy vụ động đất như ở
California cũng chưa làm gì anh được. Anh vẫn còn có thể hưởng tiền lãi
suất, còn cả cái vốn 16 triệu kia vẫn sẽ nguyên đó để con trai anh sau này
thừa kế. Anh tiếp tục đi lại trong hành lang và làm như vẫn đọc tờ báo buổi


chiều.
Ông bác sĩ khoa nhi đã mặc sẵn lễ phục khi nãy bước ra khỏi phòng đẻ để
báo tin. Ông ta cảm thấy mình phải làm cái gì đó cho xứng với món tiền to
sắp được lĩnh, và ông nghĩ mình cũng đang là người ăn mặc chỉnh tề nhất
thông báo tin này. Hai người nhìn nhau một lúc. Ông bác sĩ thấy hơi xúc
động nhưng không muốn biểu lộ gì trước mặt người mới làm bố.
“Xin chúc mừng ông, ông đã có con trai, một chú bé nhỏ tí và rất xinh
đẹp.”
Người cha nghĩ bụng ông bác sĩ nói thế là dở quá, vì đứa nào mới sinh ra
mà chả nhỏ tí? Nhưng cái tin con trai ông ta vừa nói đến giờ mới ngấm vào
người anh. Suýt nữa anh bật lên nói tạ ơn Chúa. Ông bác sĩ hỏi thêm một câu
nữa để phá tan cái im lặng lúc đó.
“Ông đã định đặt tên cháu là gì chưa?”
Người cha trả lời ngay, không ngập ngừng:
“Cháu tên là William Lowell Kane.”


CHƯƠNG 
3
Sau khi cả nhà đã hết nhộn nhịp với việc đứa bé mới về nhà này và mọi
người đã đi ngủ từ lâu rồi, người mẹ vẫn còn thức với đứa bé trong tay.
Helena Koskiewicz là một người rất tin ở cuộc sống. Bằng chứng là chị đã đẻ
và nuôi được sáu đứa con. Trước đó chị đã để mất đi ba đứa từ lúc chúng còn
nhỏ, nhưng chị cũng chưa để cho đứa nào chết một cách dễ dàng được.
Chị chỉ mới ba mươi lăm tuổi nhưng biết là anh chồng Jasio của mình,
trước đây vốn là một người rất khỏe mạnh, sẽ chẳng cho chị thêm đứa con
nào nữa. Bây giờ Chúa đã đem đứa bé này đến cho chị, chắc chắn là nó phải
sống. Helena cũng là con người có đức tin đơn giản, và điều đó cũng phải
thôi, vì số phận chả bao giờ cho chị có được cuộc sống nào khác hơn cuộc
sống đơn giản hiện nay. Người chị xanh xao gầy mòn, không phải do chị
muốn như vậy mà do chị được ăn quá ít, lại làm lụng vất vả và không có tiền
để dành. Chị chẳng bao giờ phàn nàn điều gì, nhưng các nếp nhăn trên mặt
chị khiến chị chẳng khác gì một người đã có cháu gọi bằng bà chứ không
phải người mẹ ở thế giới ngày nay. Đời chị chưa một lần nào được mặc quần
áo mới.
Helena bóp thật mạnh vào hai bên vú đến hằn đỏ cả lên. Mấy giọt sữa tuôn
ra. Ở cái tuổi ba mươi lăm, tức là đã nửa đời người, ai nấy đều đã ít nhiều có
kinh nghiệm thành thạo, và Helena chính đang ở thời kỳ như vậy.
“Chú nhỏ của mẹ nào,” chị khẽ nói với đứa bé và ấn đầu vú vào miệng nó
đang chum cong lên chờ sữa. Đôi mắt xanh của nó hé mở. Vài giọt mồ hôi
lấm tấm trên mũi. Cuối cùng người mẹ cũng lăn ra ngủ từ lúc nào.
Jasio Koskiewicz, anh chồng lờ đờ chậm chạp có bộ ria mép rất rậm và
cũng là thứ quý nhất để anh ta có thể tự khẳng định được mình trong cuộc


sống đi làm thuê khổ sở này, chợt tỉnh dậy vào lúc năm giờ, thấy vợ với đứa
bé kia còn đang ngủ trên ghế chao. Đêm đó anh ta cũng không chú ý đến việc
không có mặt vợ trên giường. Anh ta đứng chăm chăm nhìn vào đứa bé
không cha không mẹ. Anh cảm ơn Chúa vì ít ra đứa bé không còn kêu hét
nữa. Hay là nó chết rồi? Jasio nghĩ bụng thôi mình chả nên dính đến cái của
nợ này nữa. Cứ việc đi làm như thường, để mặc cho vợ anh lo chuyện sống
chết của nó, còn anh thì tính làm sao có mặt ở trang trại của Nam tước từ
sáng sớm là được. Anh tu mấy hớp sữa dê vào bụng rồi quệt miệng vào tay
áo. Sau đó một tay cầm khoang bánh và một tay vớ lấy chiếc bẫy anh ta lặng
lẽ chuồn ra ngoài, bụng chỉ sợ người đàn bà thức dậy và bảo anh làm gì đó.
Anh ta rảo bước về phía rừng, không muốn nghĩ gì đến đứa bé nữa và chỉ
mong đây là lần cuối cùng anh ta trông thấy nó.
Florentyna, cô con gái lớn, là người thứ hai bước vào bếp. Chiếc đồng hồ
cổ không biết đã được bao nhiêu năm vừa điểm sáu giờ sáng. Nó chẳng qua
chỉ để nhắc cho những ai trong nhà muốn biết giờ phải dậy hay phải đi ngủ
mà thôi. Công việc hàng ngày của Florentyna chỉ có mỗi chuyện là chuẩn bị
bữa ăn sáng, cụ thể là chia bọc sữa dê và miếng bánh mì đen ra cho đủ tám
người trong gia đình cùng ăn. Việc chỉ có thế thôi nhưng nó đòi hỏi cô phải
có cái khôn ngoan như của Solomon
[1]
mới làm nổi để không một ai có thể
phàn nàn gì được là phần của người khác nhiều hơn phần mình.
Florentyna là một cô gái mảnh khảnh, xinh đẹp, ai mới trông thấy cũng
quý mến ngay được. Chỉ tội một điều là đã hai năm nay cô bé vẫn chỉ có một
chiếc áo để mặc. Nhưng cứ trông thấy cô bé là người ta hiểu ngay tại sao
trước đây anh chàng Jasio đã say mê mẹ cô đến thế. Florentyna có mớ tóc
vàng óng mượt và đôi mắt màu hạt dẻ long lanh, bất chấp tuổi nhỏ và ăn
uống thiếu thốn.
Cô rón rén bước đến bên ghế chao nhìn mẹ và đứa bé. Florentyna đã thích
đứa bé ngay từ lúc đầu. Đã tám tuổi rồi nhưng cô bé mới chỉ thấy búp bê có
một lần khi gia đình được mời đến dự tiệc Giáng sinh ở lâu đài của Nam
tước. Cô bé chỉ trông thấy thôi chứ chưa được sờ vào búp bê. Bao giờ cô rất


muốn được bế đứa bé này trong tay mình. Cô cúi xuống gỡ đứa bé ra khỏi tay
mẹ, nhìn vào đôi mắt xanh nhỏ tí của nó và khẽ ru trong miệng. Đang ở chỗ
ấm của vú mẹ sang đôi tay lạnh của cô, đứa bé tỏ ra khó chịu. Nó bỗng khóc
váng lên làm người mẹ bừng tỉnh dậy. Chị lấy làm ân hận mình đã ngủ lúc
nào không biết.
“Ôi, lạy Chúa, nó hãy còn sống,” chị nói với Florentyna. “Con sửa soạn ăn
sáng cho các em, để mẹ cho nó bú nữa.”
Florentyna miễn cưỡng đưa trả đứa bé lại cho mẹ và nhìn mẹ lại cố vắt
sữa ra nữa. Cô bé đứng đó mê mẩn cả người.
“Mau lên con, Florcia,” mẹ cô giục “Phải cho cả nhà ăn nữa chứ.”
Florentyna đành bỏ ra ngoài. Các em cô mới ngủ dậy đã từ trên gác kho
bước xuống chào mẹ và nhìn đứa bé bằng những con mắt kinh ngạc. Chúng
chỉ biết là đứa bé này không phải từ trong bụng mẹ mà ra. Florentyna mải mê
với đứa bé nên sáng nay bỏ cả ăn sáng. Bọn em cô chia luôn phần của cô ra
ăn còn để lại phần của mẹ trên bàn. Cả nhà bận rộn với công việc của mình
nên không một ai để ý rằng từ lúc có đứa bé về nhà đến giờ, người mẹ chưa
hề ăn tí gì vào bụng.
Helena Koskiewicz hài lòng thấy các con mình đã sớm học được cách tự
lo lấy thân mình. Chúng có thể cho gia súc ăn, vắt sữa dê sữa bò và chăm sóc
rau cỏ ngoài vườn mà không cần phải chờ chị sai bảo hay giúp đỡ. Buổi tối,
lúc Jasio về nhà, chị mới nhớ ra là mình chưa sửa soạn bữa tối cho chồng.
Nhưng ngay sau đó chị biết là Florentyna đã bắt đầu làm món thịt thỏ mà chú
em thợ săn Franck đem về cho chị. Florentyna lấy làm tự hào được phụ trách
bữa ăn tối, một công việc mà chỉ khi nào mẹ ốm đau mới giao cho cô, và
Helena Koskiewicz thì họa hoằn lắm mới để cho con gái phải làm như vậy.
Chú bé thợ săn mang về được bốn con thỏ, bố mang về được sáu cây nấm với
ba củ khoai, tối nay cả nhà sẽ được ăn tiệc thật sự.
Ăn tối xong rồi, Jasio Koskiewicz ngồi xuống ghế bên lò sưởi và bây giờ
mới được dịp nhìn kỹ đứa bé. Nâng đầu đứa bé lên bằng mấy ngón tay, anh ta


quan sát khắp người thằng bé với con mắt của một người đi săn thú. Khuôn
mặt nhăn nhúm của nó chỉ có mỗi đôi mắt xanh nhỏ tí và chưa biết nhìn là
đẹp hơn cả. Anh ta nhìn tiếp xuống thân hình mỏng mảnh của nó và chợt chú
ý ngay đến một cái gì đó. Anh ta bỗng nhăn mặt và gạt ngón tay cái vào ngực
đứa bé.
“Em đã thấy cái này chưa, Helena?” anh ta nói và giơ sườn đứa bé ra, “Cái
thằng khốn này hóa ra chỉ có một bên vú thôi!”
Chị vợ cũng lấy làm lạ bèn tự mình gại ngón tay vào ngực nó xem sao.
Chị tưởng làm như thế thì một bên vú nữa sẽ xuất hiện. Chồng chị nói đúng:
đứa bé chỉ có một đầu vú nhỏ tí bên trái, còn cả nửa ngực bên phải thì phẳng
lì và không có một dấu vết gì khác.
Đầu óc mê tín của người đàn bà bỗng nổi lên.
“Thế là Chúa đã cho em thằng bé này.” Chị nói. “Đây là dấu vết của Chúa
để lại cho nó đây.”
Người đàn ông tức mình đưa ngay đứa bé cho vợ.
“Em thật là điên, Helena ạ. Đứa bé này là do một người có máu xấu truyền
sang cho mẹ nó.” Anh ta nhổ một cái vào lò sưởi. “Dù sao, anh cũng đánh
cuộc là thằng bé này không sống được.”
Thực ra, Jasio Koskiewicz cũng chẳng cần biết thằng bé sống hay chết.
Ạnh ta vốn không phải một người nhẫn tâm, nhưng đứa bé này không phải là
của anh, mà trong nhà thêm một miệng ăn nữa chỉ làm cho mọi chuyện rắc
rối.
Giả thử có như vậy đi nữa thì bản thân anh cũng phải là người đi cầu Chúa
giúp. Rồi không nghĩ ngợi gì về đứa bé nữa, anh ta ngủ thiếp đi bên đống lửa
lò sưởi.
Ngày tháng trôi qua, chính Jasio Koskiewicz cũng dần dần tin rằng đứa bé
có thể sống được. Nếu hôm trước đánh cuộc thật thì anh ta đã thua rồi. Đứa
con trai lớn nhất, tức là chú thợ săn, được các em giúp một tay, đã kiếm gỗ
trong rừng của Nam tước về làm cho thằng bé một chiếc giường. Florentyna


cắt những mẩu vải áo cũ của cô khâu lại làm áo cho nó. Những mẩu vải ấy
khâu lại với nhau trông như áo của anh hề Harlequin mà bọn trẻ chưa được
biết. Trong nhà, mỗi khi định đặt tên cho thằng bé thì chẳng ai đồng ý với
nhau được. Riêng người bố không có ý kiến gì. Cuối cùng họ gọi nó là
Wladek, và chủ nhật sau đó, tại nhà thờ trong trang trại của Nam tước, thằng
bé được mang tên là Wladek Koskiewicz. Người mẹ thì cầu Chúa phù hộ cho
nó, còn người bố thì mặc kệ, bảo nó muốn ra sao thì sao.
Tối hôm đó có một bữa tiệc nhỏ để chúc mừng gia đình. Trang trại của
Nam tước cho một con ngỗng để thêm vào bữa tiệc. Mọi người ăn uống vui
vẻ.
Từ hôm đó trở đi, Florentyna phải học cách chia bữa ăn sáng ra cho chín
miệng ăn.


CHƯƠNG 
4
Anne Kane đã ngủ yên được hết đêm. Sau bữa ăn sáng, chị lại sốt ruột đòi
cô y tá bệnh viện đưa trả lại cậu bé William cho chị bế.
“Nào, bà Kane,” cô y tá mặc đồng phục trắng nói, “bây giờ cũng phải cho
em bé ăn sáng nữa chứ?”
Cô y tá cho Anne ngồi dậy trên giường và hướng dẫn cách cho con bú.
Anne chợt hiểu ra bộ ngực mình đã căng phồng. Chị biết là nếu mình tỏ ra
lúng túng lúc này thì người ta sẽ bảo mình không biết làm mẹ. Chị chăm
chăm nhìn vào đôi mắt xanh của William, thấy nó xanh hơn cả mắt bố. Chị
cảm thấy địa vị của mình đã vững vàng hơn, và rất hài lòng. Ở cái tuổi hai
mươi mốt, chị không còn thiếu một thứ gì. Chị thuộc họ Cabot, đi lấy một
người bên gia đình Lowell, và bây giờ lại có đứa con đầu lòng mang truyền
thống của hai gia đình được tóm tắt lại bằng mấy dòng trong tấm thiếp của
người bạn cũ gửi đến cho chị như sau:

tải về 2.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương