Hai Số Phận



tải về 2.37 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/29
Chuyển đổi dữ liệu01.03.2024
Kích2.37 Mb.
#56685
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   29
Hai So Phan - Jeffrey Archer

điểm, địa điểm và địa điểm. Nhưng Abel cũng phát hiện ra ngay rằng khách
sạn Richmond này chỉ được có mỗi cái là địa điểm thôi. Davis Leroy có nói
rằng khách sạn hơi bị xuống cấp, nhưng như vậy là ông ta chưa nói đúng lắm.
Desmond Pacey, người quản lý, không phải một người chậm chạp hiền lành
như Davis Leroy nói, mà ông ta còn là một anh chúa lười nữa. Ông ta còn tỏ
ra không ưa Abel lắm. Ông ta để cho anh phó quản lý mới của mình ở trong
một căn phòng nhỏ tí dành cho nhân viên khách sạn ở bên kia đường, chứ
không cho ở ngay trong khách sạn. Mới xem qua những sổ sách của
Richmond, anh đã biết ngay rằng số khách hàng ngày chỉ dưới 40 phần trăm
phòng, còn nhà ăn thì không bao giờ có đến nửa số khách, mà nguyên nhân
chính là thức ăn không ra gì. Nhân viên phục vụ thì nói đến ba bốn thứ tiếng
gì với nhau nhưng hình như chẳng có ai trong số họ thông thạo tiếng Anh. Họ
rõ ràng không tỏ ra có chút gì hoan nghênh anh chàng Ba Lan ở New York
này lên đây.
Anh không lấy làm lạ tại sao người phó quản lý trước đây đã vội vã bỏ đi
như vậy. Nếu như đây là khách sạn mà Davis Leroy cho rằng ông ta ưa thích
nhất, thì Abel cũng lấy làm lo ngại cả mười khách sạn còn lại kia lắm, dù cho
ông chủ mới của anh có vẻ là người lắm tiền nhiều của ở Texas.


Nhưng trong những ngày đầu ở Chicago, cái tin hay nhất mà Abel biết
được là: Melanie Leroy là đứa con duy nhất của ông chủ.


CHƯƠNG 
14
William và Matthew học năm đầu ở Harvard mùa thu năm 1924. Mặc dầu
không được các cụ đồng ý, William vẫn nhận học bổng Hamilton về toán là
290 đôla, dùng số tiền đó sắm chiếc Daisy, kiểu xe mới nhất của hãng Ford
và cũng là điều đầu tiên William yêu quý nhất đời mình. Anh đem xe đi sơn
màu vàng nhạt. Tiền sơn bằng nửa tiền xe, nhưng số bạn gái của anh lại tăng
gấp đôi. Lúc đó Calvin Coolidge
[17]
thắng lớn trong bầu cử để trở lại Nhà
trắng, và thị trường chứng khoán New York đạt kỷ lục đầu tiên từ năm năm
là có đến 2.336.160 cổ phiếu.
Cả hai chàng trẻ tuổi đều mong cho chóng đến ngày vào đại học. Sau một
mùa hè hoạt động sôi nổi với quần vợt và đánh gôn, họ sẵn sàng đi vào những
thứ người lớn hơn nữa. William bắt đầu ngay từ hôm về đến căn phòng mới
của mình trên “Bờ biển Vàng”, so với căn phòng nhỏ hồi còn ở trường St.
Paul thì khá hơn nhiều lắm. Còn Matthew thì đi tham gia vào câu lạc bộ bơi
thuyền của trường. Matthew được bầu làm đội trưởng của đội năm thứ nhất.
Mỗi chiều chủ nhật, William lại bỏ sách vở để ra xem bạn chèo thuyền trên
sông Charles. Anh mừng với mỗi thành công của Matthew, nhưng cũng tỏ ra
nghiêm khắc với bạn.
“Cuộc đời không phải chỉ có tám người cắm đầu cắm cổ khua mái chèo
dưới nước và nghe một anh chàng nhỏ bé hơn mình ngồi đầu thuyền mà hét
đâu nhé,” William nói.
“Cậu đi mà nói cái đó cho bọn Yale
[18]
 đó nghe,” Matthew đáp.
Trong khi đó William nhanh chóng chứng minh cho các giáo sư về toán
thấy rằng anh không khác gì Matthew trước đây, tức là bỏ xa các bài đang
được học rất nhiều. William cũng được bầu làm Chủ tịch Hội tranh luận của


năm thứ nhất trong trường. Anh thuyết phục ông ngoại của mình, chủ tịch
Lowell thực hiện kế hoạch bảo hiểm đầu tiên của trường bằng cách bảo đảm
cho mỗi sinh viên tốt nghiệp Harvard được bảo hiểm sinh mạng suốt đời mà
mỗi người chỉ phải đóng có 1.000 đôla, do nhà trường thu dần. William tính
rằng như vậy mỗi sinh viên tham gia bảo hiểm chỉ phải đóng mỗi tuần không
đến một đôla và nếu cả 40 phần trăm từ năm 1950 trở đi, trường Harvard đã
có thể có được thu nhập mỗi năm chừng 3 triệu đôla. Ông chủ tịch nghe anh
trình bày kế hoạch đó liền ủng hộ ngay và một năm sau mời William tham
gia vào bộ phận lãnh đạo của ủy ban quyên góp trong trường. William rất tự
hào nhận chức vụ đó mà không biết là anh sẽ phải làm chuyện ấy suốt đời.
Chủ tịch Lowell báo cho là bà nội Kane của anh biết là ông đã có được một
trong những bộ óc tài chính giỏi nhất của thế hệ này mà chẳng mất đồng nào.
Bà nội Kane trả lời ông em họ của bà rằng: mọi thứ đều có mục đích của nó
cả, và như vậy William càng có thêm nhiều kinh nghiệm xử thế sau này.
Năm thứ hai vừa bắt đầu là đã đến lúc phải chọn dần một trong số những
Câu lạc bộ Chung kết, tức là những tổ chức của trường có liên quan đến
những cơ xã hội của từng người, nhất là những con nhà giàu. William được
đưa vào câu lạc bộ Porcell là một hội lâu đời nhất, giàu nhất, độc đáo nhất
nhưng cũng kín đáo nhất. Trong hội quán của nó ở đại lộ Massachusetts đặt
trong một tiệm cà phê rẻ tiền có tên là Hayes-Bickford, anh có thể ngồi đàng
hoàng trong một chiếc ghế bành, suy nghĩ về những chuyện đang xảy ra
ngoài đời, ngắm nhìn quanh cảnh ngoài đường phố qua tấm gương đặt ở góc
phòng và nghe chiếc đài lớn mới lắp.
Đến kỳ nghỉ Giáng sinh, William bị thuyết phục đi trượt tuyết với
Matthew ở Vermont và anh phải mất một tuần vất vả trèo núi để theo kịp
người bạn của mình.
“Matthew này, tại sao lại phải mất một giờ trèo lên núi cao để rồi chỉ trượt
xuống trong có mấy giây đồng hồ mà lại nguy hiểm đến tính mạng hoặc bị
ngã gãy chân như vậy?”
Matthew càu nhàu:


“Như thế chả hơn là ngồi với những lý thuyết về đồ thị hay sao? Này
William, sao cậu không thừa nhận là leo lên hay trượt xuống cậu đều tồi cả?”
Trong năm thứ hai, họ bận nhiều việc khác nên bỏ qua một số môn học,
tuy với mỗi người khái niệm về “bỏ qua” cũng rất khác nhau. Hai tháng đầu
nghỉ hè, họ làm việc với tư cách trợ lý tập sự cho ngân hàng Charles Lester ở
New York. Ông bố của Matthew bây giờ đã thôi không giữ một khoảng cách
với William nữa. Vào những ngày nóng ẩm của tháng tám, William và
Matthew nhảy lên chiếc Daisy về vùng nông thôn New York hoặc di chuyển
trên sông Charles với các cô gái, và hễ cứ đâu có chiêu đãi là họ tranh thủ để
được mời và đến dự. Họ lúc nào chả phải đóng vai những nhân vật quan
trọng của trường. Ai cũng có thể biết rằng hễ cô gái nào lấy William Kane
hoặc Matthew Lester thì đều không có gì phải lo cho tương lai của mình nữa.
Ngày 18 tháng tư 1927, William mừng ngày sinh nhật thứ hai mươi mốt
của mình bằng một cuộc gặp cuối cùng với những người được ủy thác trông
coi tài sản của anh, Alan Lloyd và Tony Simmons đã chuẩn bị các thứ giấy tờ
cho anh ký.
“Thôi nhé, William thân mến,” bà Milly Preston nói với một giọng như
vừa được trút khỏi gánh nặng, “Tôi tin rằng anh sẽ có thể làm được từng việc
cụ thể như chúng tôi đã làm.”
“Tôi hy vọng như vậy, thưa bà Preston, nhưng nếu như khi nào tôi cần
mất nửa triệu đôla trong một đêm, thì tôi sẽ biết phải gọi cho ai.”
Milly Preston đỏ bừng mặt nhưng không dám trả lời.
Quỹ ủy thác bây giờ đã được trên 32 triệu đôla. William đã có kế hoạch
trong đầu để nuôi số tiền ấy, nhưng anh cũng tự đặt cho mình nhiệm vụ là
kiếm thêm một triệu đôla nữa trước khi rời trường Harvard. So với tiền ủy
thác thì nó không là bao nhiêu, nhưng tài sản thừa kế đối với anh không thể
nào có ý nghĩa bằng tài khoản tự anh làm ra được và gửi ở ngân hàng Lester.
Mùa hè năm đó, các cụ bà nội ngoại rất lo sợ có các cô gái nhòm ngó tiền
của các cháu mình, đã cho William và Matthew đi chơi một tua ở châu Âu.


Chuyến đi này lại hóa ra thành công lớn cho cả hai người. Matthew vượt qua
mọi trở ngại về ngôn ngữ, hễ cứ đến một thủ đô nào của châu Âu là lại kiếm
được một cô gái đẹp. Anh ta bảo với William rằng tình yêu là một thứ hàng
tiêu dùng có tính quốc tế. Còn William thì tự giới thiệu mình với mỗi giám
đốc của các ngân hàng châu Âu. Anh bảo Matthew rằng tiền cũng là một thứ
hàng tiêu dùng có tính quốc tế. Từ London đến Berlin và Rome, hai anh
chàng để lại sau lưng một loạt những trái tim tan vỡ và những nhà ngân hàng
với khá nhiều ấn tượng. Về đến Harvard vào tháng chín, cả hai người đã sẵn
sàng lao vào sách vở để chuẩn bị cho năm cuối cùng ở trường.
Vào mùa đông năm 1927 khá rét mướt, bà nội Kane qua đời, hưởng thọ 85
tuổi. Đã lâu lắm rồi kể từ sau khi mẹ chết, bây giờ William mới lại khóc. Ít
ngày sau khi cùng chia buồn với William về cái chết của bà cụ. Matthew nói:
“Thôi cậu, bà cụ đã sống một cuộc sống sung sướng và cụ cũng đã chờ
khá lâu để tìm hiểu xem Chúa là người thuộc họ Cabot hay Lowell rồi.”
William nhớ đến những lời bà nội trước đây thường nói, mặc dầu anh
không thích lắm. Nhưng anh tổ chức một đám tang rất linh đình cho bà. Anh
cho chở bà trên chiếc xe tang Packard đen đến nghĩa trang một cách sang
trọng, trang nghiêm mà nếu bà còn sống chắc sẽ không bằng lòng. Cái chết
của bà khiến cho William càng tập trung vào việc học hơn trong năm cuối ở
Harvard. Anh quyết tâm giành giải thưởng hàng đầu về toán của trường để kỷ
niệm bà nội. Sáu tháng sau bà ngoại Cabot cũng mất nốt. William nghĩ có lẽ
vì bà buồn không còn ai để trò chuyện nữa.
Tháng hai năm 1928, đội trưởng đội tranh luận đến gặp William. Họ báo
là tháng sau đó sẽ có cuộc tranh luận và mọi người phải ăn mặc chỉnh tề để
nói về Chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản cho tương lai của nước Mỹ.
Trong cuộc tranh luận này, cố nhiên William sẽ được yêu cầu đại diện cho
chủ nghĩa tư bản.
“Nếu như tôi bảo với anh rằng tôi chỉ muốn phát biểu nhân danh những
quần chúng bị áp bức thì sao nhỉ?” William hỏi lại đội trưởng.


Anh ta ngạc nhiên, vì xưa nay vẫn nghĩ rằng William vốn là dòng dõi con
nhà giàu và lại là một nhà ngân hàng có triển vọng thì không thể có ý nghĩ
quái gở ấy được.
“Ồ, William, chúng tôi vẫn tưởng anh sẽ chọn lựa…”
“Thôi được. Tôi nhận lời. Nhưng tôi được tự do chọn người đồng sự với
tôi chứ?”
“Tất nhiên.”
“Tốt. Thế thì tôi chọn Matthew Lester. Tôi có được biết đối phương của
chúng tôi là những ai không?”
“Một ngày trước khi tổ chức tranh luận anh mới biết được. Người ta sẽ yết
thị trên sân trường ấy.”
Cả một tháng sau đó, Matthew và William biến những cuộc phê phán báo
chí tả hữu thường làm vào những bữa ăn trưa buổi sáng và cả những cuộc
thảo luận buổi tối về ý nghĩa của Cuộc sống thành những buổi họp có tính
chất chiến lược, khiến cả trường đều gọi đó là Cuộc tranh luận vĩ đại.
William để cho Matthew dẫn đầu những buổi đó.
Gần đến ngày quyết định, người ta được biết tất cả những sinh viên có
hiểu biết về chính trị, các giáo sư và cả một số chức sắc của Boston với
Cambridge sẽ đến dự. Sáng hôm trước ngày đó, hai người lên văn phòng
trường để xem đối phương của mình là những ai.
“Leland Crosby và Thaddeus Cohen. Cả hai cái tên này cậu có nghe nói
bao giờ không, William? Crosby có lẽ là một trong những Crosby của
Philadelphia đấy chăng?”
“Đúng rồi đấy. Bà cô của anh ta đã có lần mô tả đó là Anh chàng đỏ điên
rồ ở quảng trường Rittenhouse. Anh ta là một người cách mạng say sưa nhất
ở khu học xá này, rất nhiều tiền và đem tiền tiêu hết cho những hoạt động
bình dân cấp tiến gì đó. Mình đã có thể thấy được anh ta sẽ mở đầu như thế
nào rồi.”


Và William nhại cái giọng lanh canh của Crosby:
““Tôi đã biết rất rõ cái tính tham tàn và hoàn toàn thiếu ý thức xã hội của
giai cấp có tiền ở Mỹ.” Nếu như mọi người trong cử tọa chưa từng nghe cái
câu đó đến năm chục lần rồi, thì mình có thể cho anh ta sẽ là một đôi thủ
đáng gờm đấy.”
“Thế còn Thaddeus Cohen?”
“Chưa nghe nói đến anh chàng này bao giờ.”
Tối hôm sau, trong bụng hồi hộp, hai người khoác áo dày lên mình đi qua
gió tuyết ngoài sân trường, qua những dãy cột nhẵn bóng của thư viện
Widener lên hội trường Boylston. William có cảm tưởng về cha mình trước
đây đã bước xuống con tàu Titanic vậy.
“Với thời tiết như thế này, giá chúng mình có thua thì cũng chẳng có mấy
ai đi nói lại làm gì,” Matthew nói.
Nhưng lúc hai người đi qua thư viện thì đã thấy rất đông người lục tục
theo nhau lên cầu thang và kéo và hội trường. Vào đến bên trong, họ chỉ cho
hai người lên ngồi trên bục diễn đàn. William ngồi im lặng, nhưng mắt anh
nhìn khắp mọi người trong cử tọa: Chủ tịch Lowell ngồi kín đáo ở hàng ghế
giữa, cựu giáo sư môn thực vật Newbury St. John, vài bà phụ nữ trong giới
văn học mà anh nhận ra được tại những cuộc chiêu đãi ở nhà mình. Phía bên
phải hội trường có một nhóm thanh niên nam nữ trông như dân du mục và có
một số cũng không chịu đeo ca vát nữa. Họ vỗ tay ran khi thấy những người
phát ngôn của mình, Crosby và Cohen, bước lên diễn đàn.
Trong hai người, Crosby có vẻ ra dáng hơn. Người anh ta cao gầy, gần
như trong một bức tranh biếm họa, mặc bộ đồ vải sọc với chiếc sơmi là rất
thẳng, miệng ngậm một chiếc tẩu thuốc dính vào môi dưới không ăn nhập gì
với kiểu người, Thaddeus Cohen lùn bé hơn, đeo đôi mắt kính không có
gọng, mặc bộ đồ len sẫm quá mức ngay ngắn.
Bốn diễn giả bắt tay nhau một cách thận trọng. Tiếng chuông nhà thờ cách
học xá chừng mấy chục thước vang lên bảy tiếng.


“Xin mời ông Leland Crosby,” người đội trưởng lên tiếng.
Bài diễn văn của Crosby khiến William lấy làm yên lòng. Anh dự kiến
được trước mọi thứ. Cái giọng oang oang và gay gắt của Crosby là biểu hiện
anh ta rất nóng tính, dễ mất tỉnh táo. Anh ta dẫn chứng không biết bao nhiêu
những thí dụ của chủ nghĩa cấp tiến ở Mỹ. William nghĩ chẳng qua Crosby
chỉ nhân dịp này mà quảng cáo cho cá nhân mình và nhiều lắm là được nhóm
thanh niên ngồi phía bên phải kia vỗ tay mà thôi. Lúc Crosby nói xong và
ngồi xuống rồi, rõ ràng anh ta không có thêm được người mới nào ủng hộ,
mà có thể trong những người cũ lại mất đi một số. Việc anh ta dẫn chứng
William với Matthew là hai người bạn giàu có với nhau không chịu hy sinh
cho sự nghiệp công bằng xã hội ở đây quả là một điều dại dột.
Matthew nói thẳng vào vấn đề, với một giọng ôn tồn. Anh tỏ ra mình là
hiện thân của sự rộng lượng và tự do. Anh trở về chỗ, được vỗ tay nhiệt liệt.
William nắm chặt lấy tay bạn.
“Chỉ còn có thiếu tiếng hò hét thôi,” anh nói khẽ.
Nhưng đến lượt Thaddeus Cohen thì mọi người phải ngạc nhiên. Anh ta
có kiểu nói nhỏ nhẹ dễ được cảm tình. Những thí dụ dẫn chứng của anh mang
tính tôn giáo và sắc sảo. Anh ta làm cho toát ra một sự nghiêm túc về tinh
thần, đồng thời cũng thừa nhận những thiếu sót và cả những cái quá đáng của
phía mình. Nói chung, anh ta làm cho người nghe thấy rằng mặc dầu có
những nguy cơ này khác nhưng muốn cho loài người có thể tiến lên được thì
không có con đường nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội.
William thấy hơi bối rối. Anh nghĩ nếu trực tiếp đánh thẳng vào lập
trường chính trị của đối phương thì sẽ là vô ích, nhất là sau khi Cohen đã
trình bày một cách dễ nghe và có tính thuyết phục như vậy. Tuy nhiên, nếu
muốn vượt lên trên anh ta để tỏ ra mình làn người phát ngôn của hy vọng và
niềm tin ở tinh thần nhân đạo của con người thì cũng không được. William
tập trung trước hết vào việc bác bỏ những lời buộc tội của Crosby, rồi sau đó
anh trả lời cho những lý luận của Cohen bằng cách nói lên niềm tin của chính


mình vào khả năng của xã hội Mỹ có thể đem lại những hiệu quả tốt nhất qua
sự ganh đua với nhau về tinh thần và kinh tế. Anh cảm thấy mình bảo vệ cho
luận điểm của mình thế là đủ, không cần gì nhiều hơn. Anh ngồi xuống với
cảm tưởng như bị Cohen đánh bại.
Crosby lại lên nói tiếp. Anh ta hùng hổ làm như bây giờ sẽ đánh bại luôn
cả Cohen cũng như William và Matthew. Anh ta còn hỏi cử tọa xem có biết
được đâu là kẻ thù của nhân dân trong số những người ngồi đây. Anh ta nhìn
khắp hội trường một lúc lâu, chỉ thấy cử tọa ngồi yên lặng một cách khó chịu,
còn đám thanh niên ủng hộ anh ta thì cúi nhìn xuống mũi giày. Rồi anh ta gào
lên:
“Anh ta đứng trước mặt mọi người đó. Anh ta vừa nói đó. Tên anh ta là
William Lowell Kane.” Giơ tay chỉ vào William nhưng không nhìn vào anh,
Crosby quát tháo. “Ngân hàng của anh ta làm chủ những hầm mỏ trong đó
công nhân đang chết dần mòn để đem lại cho bọn chủ số tiền lãi hàng triệu
đôla mỗi năm. Ngân hàng của anh ta trợ giúp cho bọn độc tài tham nhũng và
khát máu ở Mỹ La tinh. Thông qua ngân hàng của anh ta, Quốc hội Mỹ ăn
hối lộ, bóc lột nông dân nghèo. Ngân hàng của anh ta…”
Anh ta cứ như thế nói thao thao một lúc nữa. William ngồi im lặng, chỉ
thỉnh thoảng ghi chữ vào tập giấy trong tay mình. Một số người trong cử tọa
bắt đầu lên tiếng bác bỏ. Những người ủng hộ Crosby quát lại. Các vị quan
chức bắt đầu tỏ ra khó chịu.
Thời gian cho Crosby nói đã sắp hết. Anh ta giơ nắm đấm lên trời và nói:
“Thưa các vị, tôi có thể nói rằng chỉ cách phòng này vài trăm bước là
chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời cho cái tai họa của nước Mỹ. Đó là thư viện
Widener, một thư viện tư lớn nhất thế giới hiện nay. Ở thư viện này, các nhà
học giả nhập cư tội nghiệp cùng với những người có hiểu biết nhất ở Mỹ đến
để làm cho thế giới này có thêm trí thức và thịnh vượng. Nhưng tại sao lại có
thư viện ấy? Vì mười sáu năm trước đây do có một chàng thanh niên nhà giàu
nhảy lên chiếc tàu Titanic để đi chơi rồi chẳng may gặp nạn. Thưa quý ông


quý bà, tôi đề nghị rằng trong khi nhân dân Mỹ chưa cấp cho mỗi người của
giai cấp cầm quyền một tấm vé để lên chiếc tàu Titanic của chủ nghĩa tư bản
ấy, thì phải đem tất cả những của cải tàng trữ trên lục địa này mà giải phóng
và phục vụ cho sự nghiệp của tự do, bình đẳng và tiến bộ.”
Nghe cái cách ăn nói của Crosby như vậy, Matthew đã thấy ngay anh ta
làm một việc rất dại dột là đã nhắc đến vụ đắm tàu Titanic, và điều đó sẽ quật
lại chính anh ta. Anh không biết William sẽ trả lời đối với thái độ khiêu khích
ấy như thế nào.
Trật tự và im lặng lại rồi, đội trưởng bước ra nói:
“Xin mời ông William Lowell Kane.”
William bước lên bục diễn đàn nhìn khắp lượt cử tọa. Trong phòng im
phăng phắc.
“Ý kiến của tôi là những quan điểm do ông Crosby vừa nói không đáng
được trả lời.”
Rồi anh bước xuống. Cả phòng bỗng im lặng một cách lạ thường, rồi liền
đó là tiếng vỗ tay vang dậy.
Đội trưởng bước lên diễn đàn nhưng lúng túng chưa biết làm gì. Một tiếng
nói phía sau lưng anh ta bỗng phá tan giây phút căng thẳng.
“Ông chủ tịch. Xin cho phép hỏi ông Kane là tôi có thể dùng thời gian trả
lời của ông ấy được không.” Thaddeus Cohen nói.
William nhìn đội trưởng và gật đầu.
Cohen bước lên bục diễn đàn, chớp chớp mắt nhìn cử tọa rồi nói:
“Từ lâu đã rõ ràng là trở ngại lớn nhất cho sự thành công của chủ nghĩa xã
hội dân chủ ở Mỹ lại chính là chủ nghĩa quá khích trong một số đồng minh
của nó. Không có gì chứng minh cho sự thật đáng buồn ấy hơn là bài nói của
người đồng sự của tôi tối nay. Việc kêu gọi hủy diệt những người chống nó
lại chính là làm hại đến sự nghiệp tiến bộ, và chúng ta có thể hiểu điều đó là
tiêu biểu cho những cuộc đấu tranh xa lạ ở đâu đâu chứ không phải của chính


chúng ta. Ở Mỹ thì điều đó là đáng buồn và không thể biện minh được. Riêng
về phần tôi, tôi thành thật xin lỗi ông Kane về chuyện này.”
Lần này thì tiếng vỗ tay vang lên dồn dập. Hầu như cả hội trường đứng
dậy vỗ tay liên tục. William bước đến bắt tay Thaddeus Cohen. Họ không lấy
làm lạ thấy khi bỏ phiếu William và Matthew đã được hơn 150 phiếu. Buổi
tối tranh luận thế là kết thúc. Mọi người lần lượt bước ra ngoài, đi trên những
lối nhỏ phủ đầy tuyết và kéo ra đường phố oang oang nói chuyện với nhau.
William mời Thaddeus Cohen cùng đến uống nước với anh và Matthew.
Họ cùng đi qua đại lộ Massachusetts, dầm trong tuyết đang rơi rồi cuối cùng
đến trước một cánh cửa to đen sì gần như đối diện với hội trường Boylston.
William lấy chìa khóa ra mở rồi cả ba người bước vào bên trong nhà sảnh.
Trước khi cánh cửa khép lại, Thaddeus Cohen bỗng nói:
“Có lẽ tôi không được hoan nghênh ở đây đâu.”
William ngạc nhiên một giây lát.
“Nói vớ vẩn. Anh đi với tôi kia mà.”
Matthew liếc nhìn bạn, biết là William đã có một ý định gì.
Họ bước lên cầu thang vào một căn phòng rộng lớn, có đầy đủ bàn ghế
nhưng không sang trọng lắm. Khoảng hơn chục người đứng ngồi rải rác.
Thấy William xuất hiện ở cửa vào, họ reo mừng.
“Cậu cừ lắm, William. Đối xử với loại người ấy, phải như thế mới được.”
“Hoan nghênh hiệp sĩ trở về.”
Thaddeus Cohen chựng lại, còn đứng ở phía sau. Nhưng William không
quên anh ta.
“Các bạn, tôi xin giới thiệu đối thủ xứng đáng của tôi là ông Thaddeus
Cohen.”
Cohen ngần ngại bước lên.
Trong phòng im lặng. Mấy cái đầu quay đi như đang nhìn lên cây thông
cuối sân trường, cành lá phủ đầy tuyết.


Cuối cùng có tiến lạo xạo trên sàn. Một người bước ra khỏi phòng bằng
cửa bên. Lại một người nữa bước theo. Lần lượt cả đám người trong phòng
bước ra hết. Người cuối cùng còn quay lại nhìn William một cái rồi mới ra
hẳn.
Matthew nhìn bạn mà buồn thảm. Thaddeus Cohen tím mặt, cúi nhìn
xuống chân. William cắn môi, mím miệng, trông giận dữ như khi Crosby
nhắc đến chuyện con tàu Titanic.
“Thôi, chúng mình đi đi.” Matthew kéo tay bạn.
Cả ba chậm chạp đi về phòng của William và lặng lẽ uống rượu.
Sáng hôm sau ngủ dậy, William thấy dưới cửa có chiếc phong bì. Bên
trong là mấy chữ của chủ tịch Câu lạc bộ Porcell viết cho anh, hy vọng là sẽ
không bao giờ tái diễn việc đáng tiếc như tối hôm qua nữa.
Đến trưa thì chủ tịch nhận được hai thư từ chức.
○○○
Sau mấy tháng miệt mài, William và Matthew hầu như đã sẵn sàng lao
vào những đợt thi cuối cùng. Trong sáu ngày liền, họ liên tục trả lời các câu
hỏi, viết hết tờ nọ đến tờ kia, điền vào cuốn sổ màu xanh, rồi chờ đợi. Họ đã
không uổng công, vì cả hai đều đã tốt nghiệp trường Harvard như dự kiến vào
tháng sáu năm 1928.
Một tuần sau kỳ thi, người ta công bố William đã giành được giải thưởng
về Toán của Tổng thống. Anh ước gì bố mình còn sống để chứng kiến lễ trao
giải thưởng ngày tốt nghiệp. Matthew cũng cố được cái giải ba. Anh thở dài
yên tâm và những người khác cũng không lấy thế làm ngạc nhiên. Cả hai đều
không muốn học hành gì nữa, vì bây giờ họ đã có quyền được đi vào đời
sống thực tế càng sớm càng tốt.
Tài khoản trong ngân hàng New York của William trồi lên thêm một triệu
đôla nữa tám ngày trước khi anh rời trường Harvard. Đến lúc đó anh mới bàn


một các chi tiết với Matthew về kế hoạch lâu dài của anh là giành lấy sự kiểm
soát Ngân hàng Lester bằng cách nhập nó với ngân hàng Kane & Cabot.
Matthew thấy thế cũng bằng lòng và anh thú nhận là sau khi ông già mình
mất đi rồi, có lẽ chỉ còn cách đó thì mình mới kế nghiệp và tiến lên được mà
thôi.
Hôm làm lễ tốt nghiệp, Alan Lloyd, bây giờ đã sáu mươi tuổi, cũng có đến
trường Harvard. Sau buổi lễ, William mời ông ta ra uống trà trên quảng
trường.
Alan nhìn người trẻ tuổi một cách âu yếm.
“Bây giờ tốt nghiệp Harvard rồi, anh định làm gì?”
“Tôi sẽ về ngân hàng Charles Lester ở New York. Tôi muốn có được ít
kinh nghiệm trong mấy năm trước khi về ngân hàng Kane & Cabot.”
“Nhưng anh đã sống với ngân hàng Lester suốt từ hồi anh hai mươi tuổi
đến giờ kia mà, William. Tại sao bây giờ anh không về thẳng chỗ chúng tôi
đi? Chúng tôi sẽ cử anh làm giám đốc ngay lập tức.”
Alan Lloyd chờ anh trả lời, nhưng không thấy anh nói gì.
“William, chẳng có gì khiến anh bị ngỡ ngàng đến mức không nói lên
được như vậy. Rất không phải con người của anh là thế.”
“Nhưng tôi không bao giờ có thể ngờ rằng ông sẵn sàng mời tôi tham gia
ban lãnh đạo trước khi tôi hai mươi lăm tuổi. Hồi cha tôi…”
“Đúng là cha anh đến hai mươi lăm tuổi mới vào ban lãnh đạo. Tuy nhiên
không có lý do gì ngăn trở anh tham gia ban lãnh đạo trước cái tuổi đó nếu
như các giám đốc khác tán thành ý kiến này, mà tôi thì tôi biết là họ đều tán
thành cả. Dù sao cũng còn có những lý do riêng mà tôi muốn thấy anh làm
giám đốc càng sớm càng tốt. Trong năm năm nữa tôi rút khỏi ngân hàng, tôi
muốn chắc chắn là người ta bầu lên được một chủ tịch xứng đáng. Nếu anh
làm việc ở ngân hàng Kane & Cabot trong năm năm đó thì anh sẽ ở tư thế
thuận lợi hơn để tác động đến việc bầu chọn này, chả hơn là anh đi làm một
viên chức cao cấp bên ngân hàng Lester hay sao? Nào, thế anh có đồng ý


tham gia ban lãnh đạo không đây?”
Đây là lần thứ hai trong ngày, William ước gì cha anh còn sống để được
thấy cảnh này.
“Tôi sẽ rất sung sướng nhận lời, thưa ông.” Anh đáp.
Alan nhìn William.
“Đây cũng là lần thứ hai anh “thưa ông” với tôi kể từ bữa đánh gôn đấy
nhé. Tôi phải coi chừng anh mới được.”
William cười.
“Tốt rồi, thế là giải quyết xong.” Alan Lloyd nói. “Anh sẽ là giám đốc thứ
hai phụ trách về các khoản đầu tư, trực tiếp làm việc dưới quyền Tony
Simmons.”
“Tôi có thể cử người phó cho riêng mình được không?” William hỏi.
Alan Lloyd nhìn anh mỉm cười.
“Chắc là Matthew Lester?”
“Vâng. Đúng thế.”
“Không, tôi không muốn anh ta làm ở ngân hàng chúng ta cái mà anh định
làm ở ngân hàng bên đó. Đáng lẽ Thomas Cohen đã phải dạy cho anh biết
điều này rồi chứ.”
William không nói gì nhưng từ đó không dám đánh giá thấp Alan nữa.
Anh kể lại nguyên văn câu chuyện đó cho Charles Lester nghe và ông ta
phá lên cười:
“Rất tiếc là anh không về với ngân hàng chúng tôi, dù với tư cách là một
gián điệp,” ông ta tươi cười nói. “Nhưng tôi chắc là một ngày nào đó anh
cũng sẽ về đây, với tư cách này hay tư cách khác.”


PHẦN BA


CHƯƠNG 
15
Tháng tám năm 1928, William về làm việc với tư cách một giám đốc thứ
hai trong ngân hàng Kane & Cabot, và lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy
làm một công việc thật sự hợp với mong muốn của mình. Anh bắt đầu sự
nghiệp trong một phòng nhỏ bên cạnh văn phòng của Tony Simmons, giám
đốc phụ trách về đầu tư. Ngay từ tuần đầu đến làm việc, William đã có thể
biết, mặc dầu chưa ai nói ra, rằng Tony Simmons hy vọng sẽ được lên kế
chân Alan Lloyd làm chủ tịch ngân hàng.
Toàn bộ chương trình đầu tư của ngân hàng là thuộc trách nhiệm của
Simmons. Ông ta đã nhanh chóng chuyển cho William một phần công việc,
nhất là những thứ như đầu tư của tư nhân vào kinh doanh quy mô nhỏ, đất đai
và những hoạt động thầu khoán bên ngoài mà ngân hàng có dính líu vào đó.
Trong số những nhiệm vụ chính thức của William có báo cáo hàng tháng về
đầu tư mà anh muốn kiến nghị tại cuộc họp toàn thể ban lãnh đạo. Tất cả
mười bảy thành viên ban lãnh đạo mỗi tháng họp một lần trong căn phòng
lớn, chung quanh ốp gỗ sồi và hai đầu phòng có treo chân dung, một của bố
William, một của ông nội anh. William chưa bao giờ biết ông nội của mình
thế nào, nhưng anh vẫn thường nghĩ hẳn ông phải ghê gớm lắm thì mới lấy
một bà như bà nội Kane được. Phòng còn khối chỗ trên tường sau nay treo
chân dung của anh.
Trong những ngày đầu ở ngân hàng, William có thái độ cư xử rất thận
trọng và những thành viên khác trong ban lãnh đạo đã biết tôn trọng những ý
kiến anh đề nghị mà rất ít có trường hợp bác bỏ. Nhưng rồi sự thật cho thấy
những ý kiến họ bác bỏ lại chính là những lời khuyên tốt của William. Trong
một dịp có ông Mayer nào đó muốn vay của ngân hàng một số tiền để đầu tư


vào phim có tiếng nói, nhưng ban lãnh đạo từ chối vì không cho rằng điều đó
có tương lai gì đáng kể. Một dịp khác, có một ông là Paley đến tìm William
với một kế hoạch đầy tham vọng cho mạng lưới phát thanh Unite. Alan Lloyd
vốn chỉ biết tôn trọng điện báo với thần giao cách cảm thôi nên không thích
cái kế hoạch này. Ban lãnh đạo ủng hộ ý kiến của Alan. Sau đó, chính cái ông
Louis B. Mayer kia là chủ hãng MGM
[19]
, còn công ty của ông Paley trở
thành hãng CBS
[20]
. William tin ở những xét đoán của chính mình và anh đã
ủng hộ cả hai người đó, lấy tiền riêng của mình cho họ vay. Anh cũng làm
như bố anh trước đây, tức là không cho họ biết đã vay tiền của ai.
Một trong những hiện tượng không thú vị gì lắm trong công việc hàng
ngày của William là phải giải quyết những vụ đóng cửa và phá sản của những
khách hàng đã vay rất nhiều tiền của ngân hàng nhưng cuối cùng ở vào cái
thế không sao trả nợ được. William về bản chất không phải một người mềm
mỏng gì (Henry Osborne đã từng phải trả cái giá đó rồi), nhưng anh vẫn đòi
những khách hàng lâu năm và đáng kính ấy phải tìm cách thanh toán cho
xong thậm chí bán cả nhà cửa đi để trả nợ, kẻo sẽ không ngủ yên với anh
được. William biết những khách hàng này có hai loại, một là những người coi
phá sản như chuyện cơm bữa, và một loại rất sợ phá sản, suốt đời chỉ tìm
cách làm sao trả được nợ cho xong. Với loại thứ nhất, William tỏ ra cứng rắn
và anh nghĩ điều đó là tự nhiên, còn loại thứ hai anh rộng lượng hơn nhiều,
mặc dầu Tony Simmons không tán thành lắm.
Chính trong trường hợp như trên đây mà William đã phá bỏ một trong
những nguyên tắc của ngân hàng và đích thân dính líu vào một khách hàng.
Đó là cô Katherine Brookes với chồng cô là Max Brookes, người đã vay của
ngân hàng Kane & Cabot hơn một triệu đôla để đầu tư vào chuyện phát triển
nhà đất ở Florida năm 1925, một chuyện đầu tư mà nếu như anh về ngân
hàng từ trước đây, thì anh đã không bao giờ cho vay. Nhưng Max Brookes
hồi đó đã được coi như một anh hùng ở Massachusetts vì anh ta rất dũng cảm
thí nghiệm khinh khí cầu với máy bay, với người bạn thân Charles
Linderg
[21]
trong vụ vay tiền này. Cái chết thảm thương của Brookes xảy ra


trong khi anh lái chiếc máy bay nhỏ chỉ mới cất cánh khỏi mặt đất được mấy
thước đã lao vào một cái cây cách đầu đường hơn trăm thước. Báo chí khắp
nước Mỹ coi đó là một tổn thất cho cả quốc gia.
William nhân danh ngân hàng lấy lại toàn bộ tài sản của Brookes bán đi
để thu tiền lại cho ngân hàng chỉ còn để lại hai sào đất trên đó có ngôi nhà
của gia đình Brookes. Như vậy, ngân hàng vẫn còn bị mất trên 300.000 đôla
nữa. Một số giám đốc phê phán William đã vội vã quyết định bán chỗ đất ấy
đi, và cả đến Tony Simmons cũng không đồng ý. William cho ghi ý kiến bất
đồng của Tony Simmons vào biên bản, và mấy tháng sau anh chứng minh
cho ngân hàng thấy rằng nếu còn bám giữ lấy chỗ đất ấy thì có lẽ đã mất đi
hơn một triệu đôla chứ không phải chỉ có thế. Điều đó chứng mình cái khả
năng thấy trước được của anh như vậy khiến cho Tony Simmons không bằng
lòng, mặc dầu tất cả những người còn lại trong ban lãnh đạo ai cũng thấy
William có cái nhìn rất sắc sảo hiếm có.
Sau khi đã thanh toán mọi thứ liên quan đến tên tuổi của Max Brookes,
William quay sang hỏi đến cô vợ của Brookes hiện đang là người có trách
nhiệm trả nốt những khoản nợ của chồng. Mặc dầu William luôn luôn cố đảm
bảo cho các khoản vay của ngân hàng có thể đòi được về, anh cũng không tin
lắm ở khả năng ấy, và người đứng ra bảo lãnh thường là thất bại.
William viết một bức thư chính thức cho cô vợ của Brookes, hẹn gặp để
bàn giải quyết nốt nợ nần. Anh đã chú ý nghiên cứu kỹ hồ sơ Brookes và biết
rằng cô vợ chỉ mới hai mươi mốt tuổi, con gái của Andrew Higginson, cháu
gái của Henry Lee Higginson, người sáng lập ra dàn nhạc giao hưởng Boston.
Anh cũng ghi nhận là cô ta có nhiều tài sản giá trị riêng nữa. Anh không thích
gì cái chuyện yêu cầu cô ta phải đem nộp cả cho ngân hàng nhưng giữa anh
với Tony Simmons lại có chuyện nhất trí với nhau về chủ trương đối với cô
ta, nên anh đành phải chuẩn bị một cuộc tiếp xúc với cô ta mà anh biết là
không vui vẻ gì lắm.
Nhưng William không ngờ rằng trong chuyện này còn có cả bản thân
Katherine Brookes nữa. Mãi về sau anh sẽ nhớ mãi những chi tiết của sự việc


đã diễn ra sáng hôm đó. Anh vừa có một cuộc tranh cãi gay gắt với Tony
Simmons về một khoản đầu tư lớn vào kim loại đồng và thiếc, anh có kiến
nghị với ban lãnh đạo. Yêu cầu của nền công nghiệp đối với hai thứ kim loại
này đang mỗi lúc một lên cao, mà William thì tin chắc rằng thế giới sẽ ngày
càng khan hiếm những thứ đó. Tony Simmons thì không đồng ý với anh, lại
cho rằng đầu tư tiền mặt nhiều hơn nữa vào thị trường chứng khoán kia.
Trong đầu William đang còn nghĩ luẩn quẩn về chuyện đó thì cô thư ký đã
dẫn cô vợ Brookes vào phòng làm việc của anh. Chỉ một nụ cười của cô ta
thôi là đã đủ xua tan hết trong đầu anh những chuyện đồng, thiếc, với mọi thứ
khan hiếm khác trên thế giới. Cô ta chưa kịp ngồi xuống thì anh đã vội vòng
quanh bàn giấy ra mời cô ngồi vào một chiếc ghế, chỉ sợ chưa xong thì cô ta
biến đâu mất. William chưa hề bao giờ gặp một người phụ nữ nào dễ thương
dù chỉ bằng nửa cô Katherine Brookes này thôi. Cô ta có mớ tóc vàng và
quăn buông thõng xuống hai bờ vai, xòe ra dưới mũ và chung quanh thái
dương. Mặc dầu đang để trở, khuôn mặt nhỏ nhắn của cô vẫn đẹp lạ thường,
và cái dáng đó của cô cho anh thấy là một con người như thế thì ở tuổi nào
cũng vẫn đẹp. Đôi mắt nâu của cô thật to. Cô ta có vẻ đang lo ngại về những
gì anh sắp nói.
William cố tỏ ra nghiêm túc.
“Thưa bà Brookes, tôi rất lấy làm tiếc nghe tin chồng bà qua đời, và tôi
cũng rất ân hận buộc lòng phải mời bà đến đây hôm nay.”
Giá như năm phút trước đó anh nói thế thì đúng. Anh chờ cô ta đáp lại.
“Xin cảm ơn ông, ông Kane.” Giọng cô ta thật êm dịu. “Tôi rất tiếc bổn
phận của tôi đối với ngân hàng, và xin đảm bảo với ông rằng tôi sẽ làm hết
sức mình để làm tròn bổn phận đó.”
William không nói gì, hy vọng cô ta sẽ nói tiếp. Nhưng cô ta không nói.
Anh liệt kê ra một loạt những tài sản của Max Brookes. Cô ta vẫn yên lặng,
cúi nhìn xuống.
“Bây giờ, thưa bà Brookes, bà hiện là người bảo lãnh cho những khoản


vay của chồng bà, do đó vấn đề lại có liên quan đến những tài sản riêng của
bà.” Anh nhìn vào hồ sơ. “Bà có khoảng tám chục ngàn đôla đầu tư, tôi đoán
đó là tiền của gia đình, với một vạn bảy nghìn bốn trăm sáu mươi đôla trong
tài khoản riêng của bà.”
Cô ta nhìn lên.
“Như thế là ông biết rất rõ tình hình tài chính của tôi đấy, thưa ông Kane.
Tuy nhiên, ông cũng cần biết thêm vào đó Buckhurst Park là căn nhà của
chúng tôi ở Florida hiện mang tên của Max với một số đồ tư trang có giá trị
của tôi nữa. Tôi ước lượng tất cả những cái đó cộng vào với nhau cũng tương
đương với ba trăm ngàn đôla còn thiếu lại của ngân hàng. Tôi đang thu xếp
để trang trải càng sớm càng tốt.”
Trong giọng nói của cô ta chỉ hơi có một chút xúc động. William nhìn cô
ta rất khâm phục.
“Thưa bà Brookes, ngân hàng chúng tôi hoàn toàn không có ý muốn tước
đoạt tất cả những gì bà còn lại. Nếu bà đồng ý, chúng tôi sẽ bán chứng khoán
và cổ phiếu của bà, còn tất cả những gì bà vừa nói, kể cả ngôi nhà, chúng tôi
tin rằng đó vẫn là của bà.”
Cô ta ngập ngừng.
“Tôi cảm ơn sự rộng lượng của ông, thưa ông Kane. Nhưng tôi không
muốn nợ lại ngân hàng một tí gì hoặc để cho cái tên của chồng tôi còn vương
víu.” Cô ta lại hơi xúc động, nhưng nén lại được. “Dù sao, tôi cũng đã quyết
định bán ngôi nhà ở Florida và trở về nhà với bố mẹ tôi càng sớm càng tốt.”
Nghe nói cô ta sẽ trở về Boston, tim William bỗng rộn lên.
“Nếu vậy thì có lẽ chúng ta có thể đồng ý với nhau về phương thức bán ra
sao chứ?” Anh ta nói.
“Chúng ta có thể làm việc đó ngay bây giờ,” cô ta thản nhiên đáp. “Ông sẽ
có toàn bộ khoản tiền.”
William tính trong bụng là phải gặp lại cô ta nữa.


“Chúng ta không nên vội vã quyết định ở đây. Tôi nghĩ có lẽ để tôi bàn
thêm với các bạn đồng sự rồi sẽ thảo luận với bà được không ạ?”
Cô ta khẽ nhún vai.
“Tùy ông thôi. Tôi thực sự không quan tâm lắm đến chuyện tiền nong,
muốn giải quyết cách nào cũng được, và tôi cũng không muốn để ông phải
phiền thêm làm gì.”
William chớp mắt.
“Thưa bà Brookes, tôi phải thú thật là tôi rất ngạc nhiên trước cử chỉ cao
thượng của bà. Ít nhất, bà cũng cho tôi được cái hân hạnh mời bà đi ăn trưa
chứ.”
Lần đầu tiên cô ta cười, để lộ lúm đồng tiền ở má bên phải. William ngắm
nhìn và trong suốt bữa ăn trưa ở nhà hàng Ritz anh làm hết cách để được thấy
cô ta cười cho lộ rõ chỗ lúm đồng tiền đó nữa. Lúc anh trở lại làm việc ở cơ
quan thì đã quá ba giờ chiều.
“Ăn lâu đấy nhỉ William? -Tony Simmons bình luận.”
“Vâng, vấn đề với nhà Brookes hóa ra phức tạp hơn tôi tưởng rất nhiều.”
“Tôi nghĩ là giấy tờ đã rõ ràng cả rồi chứ,” Simmons nói. “Cô ta không
phàn nàn về đề nghị của chúng ta, phải thế không? Tôi nghĩ trong trường hợp
này, như thế là chúng ta đã rộng rãi lắm đấy.”
“Vâng, cô ta cũng thấy như vậy. Tôi tính còn phải thuyết phục để cô ta trả
cho đến đồng đôla cuối cùng vào quỹ dự trữ của ta.”
Tony Simmons ngạc nhiên nhìn anh.
“Cái cách nói đó không phải như của William Kane mà chúng tôi từng
biết và từng yêu quý. Với lại, chưa bao giờ lại gặp lúc thuận tiện cho ngân
hàng của ta có thể trở nên cao thượng hơn bây giờ đâu.”
William nhăn nhó. Từ khi anh về đây, anh với Tony Simmons vẫn luôn
luôn không nhất trí với nhau về chuyện thị trường chứng khoán sẽ đi đến đâu.
Kể từ khi Herbert Hoover được bầu vào Nhà trắng tháng 11 năm 1928 đến


giờ, thị trường chứng khoán vẫn liên tiếp đi lên. Thực ra, chỉ mười ngày sau
đó chứng khoán New York đã đạt được một kỷ lục trên 6 triệu cổ phiếu trong
một ngày. Nhưng William thì tin rằng cái chiều hướng đi lên ấy chẳng qua
chỉ do tiền của công nghiệp sản xuất ô tô đổ vào mà thôi, rồi kết quả sẽ là từ
lạm phát giá cả đi đến mất ổn định. Tony Simmons, ngược lại tin rằng cổ
phiếu sẽ còn tăng vọt. Vì vậy, tại cuộc họp ban lãnh đạo, ý kiến của William
kêu gọi phải cẩn thận vẫn bị lấn át đi. Tuy nhiên, với tiền riêng của mình, anh
vẫn làm theo ý kiến mình và đầu tư vào những thứ như đất đai, vàng, hàng
tiêu dùng và cả một số những bức tranh ấn tượng được chọn lọc, chỉ để 50
phần trăm tài sản vào chứng khoán.
Khi Ngân hàng Dự trữ Liên bang của New York đưa ra một phát lệnh
tuyên bố sẽ không chiết khấu cho những ngân hàng nào bỏ tiền ra cho khách
đầu cơ nữa, William coi như chiếc đinh thứ nhất đã được đóng vào quan tài
của những tay đầu cơ tích trữ. Anh lập tức điểm lại chương trình cho vay của
ngân hàng và ước lượng Kane & Cabot đã bỏ ra hơn 26 triệu cho những
khoản vay đó. Anh yêu cầu Tony Simmons rút những khoản tiền ấy về vì anh
chắc rằng với quy định của chính phủ như vậy thì về lâu dài giá cổ phiếu nhất
định sẽ giảm xuống. Trong cuộc họp lãnh đạo hàng tháng, hai bên tranh cãi
với nhau rất ghê và cuối cùng lúc bỏ phiếu, William chỉ được 2 trên 12.
Ngày 21 tháng Ba năm 1921, Blair và Công ty tuyên bố nhập vào với
Ngân hàng Mỹ Châu, tức là vụ sáp nhập ngân hàng cho thấy tình hình sẽ có
thể sáng sủa hơn. Ngày 25 tháng Ba, Tony có công văn báo cho William biết
thị trường đã lại đạt một kỷ lục mới và chủ trương ngân hàng đổ thêm tiền
vào chứng khoán. Vào lúc này, William đã điều chỉnh lại vốn của anh, chỉ
còn để 25 phần trăm vào thị trường chứng khoán và như thế anh cũng đã mất
thêm hai triệu đôla, bị Alan Lloyd trách cứ.
“William, tôi hy vọng là anh biết mình đang làm gì chứ?”
“Alan, tôi đã chơi với chứng khoán từ hồi mười bốn tuổi, và lần nào tôi
cũng thắng vì nắm được chiều hướng của nó.”


Đến mùa hè năm 1929, thị trường vẫn cứ tiếp tục vọt lên. Lúc này
William đã không còn bán cổ phiếu nữa, nhưng anh phân vân không biết
nhận định của Tony Simmons có đúng hay không nữa.
Vào gần lúc Alan Lloyd về nghỉ hưu thì ý đồ của Tony Simmons muốn
thế chân ông làm chủ tịch ngân hàng xem ra đã có vẻ như một việc đã rồi.
Triển vọng ấy khiến William không yên tâm lắm, vì anh cho rằng lối suy
nghĩ của Simmons là quá câu nệ vào những quy ước thông thường. Ông ta
bao giờ cũng tụt hậu so với thị trường. Điều này vào những năm kinh tế phát
triển và những khoản đầu tư còn được cạnh tranh với nhau chặt chẽ hơn thì sẽ
rất nguy hiểm. Trong con mắt của William thì một nhà đầu tư khôn ngoan
không bao giờ chạy theo đa số, trái lại bao giờ cũng nhìn thấy mọi người sẽ
quay theo hướng nào. Trước sau, William vẫn cho rằng đầu tư vào thị trường
chứng khoán là dễ thất vọng, trong khi đó Tony Simmons thì tin rằng nước
Mỹ đang bước vào thời kỳ vàng son hơn bao giờ hết. Một vấn đề khác nữa là
Tony Simmons chỉ mới ba mươi chín tuổi, như thế có nghĩa là William khó
có hy vọng làm chủ tịch Kane & Cabot ít nhất là trong hai mươi sáu năm nữa.
Điều đó thật không hợp với cái trước kia ở Harvard vẫn được gọi là sự nghiệp
của anh.
Trong khi đó, hình ảnh Katherine Brookes luôn hiện lên rõ nét trong đầu
William. Anh vẫn luôn viết cho cô để báo tin về việc bán chứng khoán và cổ
phiếu. Những bức thư đó được đánh máy đàng hoàng, và nếu có trả lời thì
viết tay cũng được. Hẳn cô ta phải nghĩ rằng anh là một nhà ngân hàng có
lương tâm nhất trên đời này. Rồi đến đầu mùa thu, cô ta viết cho anh báo tin
là đã tìm được người mua nhà đất ở Florida. William viết thư yêu cầu cô cho
anh được nhân danh ngân hàng thương lượng về giá cả, và cô đồng ý.
Đầu tháng chín 1929, anh xuống Florida. Cô Brookes ra ga đón anh. Anh
thấy cô ta đẹp hơn rất nhiều so với hình ảnh anh có trong đầu. Ngọn gió nhẹ
thổi tấm áo đen bó sát vào người cô ta lúc đứng chờ trên sân ga, tạo nên một
bóng dáng khiến bất cứ người đàn ông nào cũng không thể không nhìn cô
một lần. Mắt của William cứ như dán vào cô.


Vì cô còn đang để tang nên cử chỉ đối với anh rất dè dặt và nghiêm túc
nên William không dám biểu lộ gì khác. Anh kéo dài cuộc thương lượng với
người mua trang trại Buckhurst và thuyết phục Katherine Brookes nhận lấy
một phần ba giá bán còn hai phần ba thuộc về ngân hàng. Cuối cùng, sau khi
giấy tờ đã được ký kết, anh không còn có lý do gì để mà không trở về Boston.
Anh mời cô đến khách sạn ăn tối với anh, trong bụng quyết tâm sẽ cho cô
biết những cảm tình của anh đối với cô như thế nào. Nhưng đây không phải
là lần đầu tiên cô làm anh ngạc nhiên, mà trước khi anh nói đến chuyện đó thì
cô đã xoay xoay cốc rượu để tránh nhìn thẳng vào anh và gợi ý anh nên ở lại
Buckhurst thêm ít ngày.
“Coi như mấy ngày nghỉ của cả hai chúng ta.” Cô đỏ mặt.
William ngồi im lặng.
Cuối cùng cô ta mạnh bạo nói tiếp.
“Tôi biết rằng nói thế này là điên rồ, nhưng anh cũng cần hiểu là tôi ở đây
rất cô đơn. Hình như mấy ngày qua tôi cảm thấy vui hơn bao giờ hết.” Cô lại
đỏ mặt. “Tôi nói như vậy dở quá và anh sẽ nghĩ không hay về tôi.”
Tim William đập rộn lên.
“Kate, trong chín tháng qua, tôi cũng chỉ muốn mình nói được dở như thế
thôi.”
“Vậy anh ở thêm ít ngày chứ, William?”
“Vâng, tôi sẽ ở lại, Kate.”
Đêm đó, cô xếp cho anh ở phòng khách lớn trong ngôi nhà Buckhurst.
Mấy ngày sau đó, William sau này sẽ nhớ mãi, coi đó như một đoạn đời sung
sướng nhất của mình. Anh đua ngựa với Kate và cô vượt anh… Anh đi bơi
với cô, và cô cũng bỏ xa anh. Anh đi tản bộ với cô và bao giờ cũng quay về
trước. Cuối cùng, anh xoay ra chơi đánh bài với cô, và trong ba tiếng rưỡi
thắng 3,5 triệu đôla.
“Trả anh bằng séc nhé?” Cô ta trịnh trọng nói.


“Cô quên mất rằng tôi biết cô có bao nhiêu tiền ư? Nhưng tôi sẽ làm như
thế này nhé. Chúng ta cứ tiếp tục chơi cho đến khi nào cô giành lại được số
tiền đó.”
“Như thế sẽ phải mấy năm,” Kate nói.
“Tôi sẽ chờ.”
Rồi anh kể cho cô nghe những chuyện trong quá khứ của mình, những
chuyện mà ngay cả với Matthew anh cũng không nói. Anh đã quý trọng bố
anh như thế nào, yêu mẹ anh như thế nào, căm ghét Henry Osborne ra sao, và
những tham vọng của anh với Kane & Cabot. Còn cô thì kể cho anh nghe hồi
bé sống ở Boston thế nào, đi học ở Virginia ra sao, và kể đến chuyện kết hôn
sớm với Max Brookes.
Bảy ngày sau, khi cô ra tiễn anh ở sân ga, anh đã hôn cô lần đầu.
“Kate, anh muốn nói một điều rất tự tin với em nhé. Anh hy vọng một
ngày kia em sẽ dành cho anh những tình cảm hơn cả đối với Max nữa.”
“Em đã bắt đầu cảm thấy thế rồi,” cô khẽ đáp.
William đăm đăm nhìn cô.
“Em đừng ở ngoài cuộc đời anh chín tháng nữa.”
“Em làm thế sao được, anh đã bán nhà của em đi rồi mà.”
○○○
Trên đường trở về Boston, cảm thấy sung sướng và yên tâm hơn bất cứ lúc
nào kể từ khi bố anh qua đời. William thảo một báo cáo về việc bán trang trại
Buckhurst. Anh luôn luôn nghĩ về Kate và năm ngày vừa qua. Ngay trước lúc
tàu vào ga phía Nam, anh vội viết mấy chữ gửi cho cô:

tải về 2.37 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   29




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương