Hà Nội Điện Biên Phủ trên không


Bài 3: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và câu hỏi bất ngờ



tải về 1.12 Mb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.12 Mb.
#6077
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18

Bài 3: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và câu hỏi bất ngờ


Thứ năm 06/12/2012

Cuối năm 1972, cả thế giới tiến bộ lo âu nhìn về Hà Nội. Quân và dân Hà Nội vẫn bình tĩnh đối đầu với “con ngáo ộp” B52 của Mỹ. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu và Quân chủng Phòng không - Không quân (PKKQ) cũng đã dự kiến cho những phương án thua trên bầu trời Hà Nội của không quân Mỹ.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm việc với Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân xác định phương án tác chiến đánh B52 bảo vệ Hà Nội, tháng 11-1972

Sách đỏ diệt B52

Theo hồi ức của Thượng tướng Phùng Thế Tài, nguyên Tư lệnh Quân chủng PKKQ, cuối năm 1962, trong một lần ông được gặp, báo cáo với Bác Hồ về công tác sẵn sàng chiến đấu, Bác đã chỉ thị: “B52 bay cao hơn 10 cây số mà trong tay chú hiện nay chỉ có cao xạ thôi... Ngay từ bây giờ, là Tư lệnh Bộ đội Phòng không, chú phải theo dõi chặt chẽ và phải thường xuyên quan tâm đến loại máy bay B52 này”. 

Giữa năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định quyết tâm: “Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B57, B52 hay “bê” gì đi chăng nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ ta cũng đánh; mà đã đánh là nhất định thắng”. Năm 1967, Bác Hồ tiên đoán: “Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng đưa B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”. 

Trong cuốn sách “Chiến tranh Việt Nam là thế đó”, xuất bản tại Ukraine năm 2005, đã được Nhà xuất bản Chính trị - quốc gia dịch sang tiếng Việt, Thượng tướng Khiupênen, nguyên Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam từng nói: “Trao vũ khí tên lửa cho các bạn Việt Nam là trao nó cho những bộ óc sáng tạo và những bàn tay vàng”. Thật vậy! Trước và sau cuộc chiến tranh Việt Nam, hầu như chưa có một máy bay B52 nào của Mỹ bị bắn hạ trên thế giới (trong Chiến tranh Vùng Vịnh 1991, chỉ có 1 chiếc B52 bị rơi do các hoạt động của đối phương - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia). Với tầm bay cao, được bảo vệ bởi nhiều máy bay tiêm kích và hệ thống gây nhiễu điện tử hiện đại, có thể nói B52 là một pháo đài bay không thể bị bắn rơi. Đặc biệt, nhiễu điện tử của không quân Mỹ như một bức màn chắn đã gây khó khăn lớn cho bộ đội PKKQ. Trong tháng 4-1972, đã có trận đánh bộ đội tên lửa phóng 30 quả đạn nhưng không hạ được một chiếc B52 nào!

Quyết tâm biến sở trường của địch thành sở đoản, Quân chủng PKKQ đã cử những đoàn cán bộ giỏi vào các chiến trường ác liệt nghiên cứu cách chống nhiễu, đánh máy bay địch. Từ thực tế chiến trường, đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, xây dựng thành những cẩm nang “Cách chống nhiễu thông tin”, “Quy trình bắt B52 trong nhiễu”... và đặc biệt là cuốn sách “Cách đánh B52 của Bộ đội tên lửa”. Cuốn sách này được in rô-nê-ô có bìa màu đỏ, dày 30 trang đánh máy, là sự đúc kết kinh nghiệm, công sức, trí tuệ của một tập thể và phải đổi bằng cả xương máu của nhiều cán bộ, chiến sĩ; còn được gọi là Sách đỏ diệt B52... 

Cuốn cẩm nang đánh B52 hoàn chỉnh trong tháng 11-1972 và nhanh chóng được phổ biến, triển khai đến các đơn vị chiến đấu; đã góp phần làm sụp đổ thần tượng “Pháo đài bay B52”.



G


Xác chiếc B52 rơi xuống hồ Hữu Tiệp (làng Ngọc Hà, Hà Nội, đêm 27-12-1972)  nằm đó 40 năm nay

ấp rút chuẩn bị

Lực lượng nòng cốt của quân đội ta chống lại “con bài chiến lược” B52 của Mỹ là các đơn vị tên lửa phòng không với những bệ phóng tên lửa SAM 2. Từ rất sớm, bộ đội radar, tên lửa đã được luyện tập các phương án để có thể phát hiện và ngăn chặn B52, bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng. Tháng 5-1972, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bất ngờ nêu câu hỏi với các cán bộ tham mưu tác chiến của Quân chủng PKKQ: “Tỷ lệ B52 bị bắn rơi mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”. Cho đến lúc đó những phương án đánh B52 trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng đều đã có những yêu cầu về hiệu suất chiến đấu từng trận, từng ngày nhưng chưa nói đến chỉ tiêu tỷ lệ bắn rơi B52. Đại tướng Tổng tư lệnh đã phát hiện ra thiếu sót đó và yêu cầu bổ khuyết kịp thời. 

Sau mấy tuần vật lộn với những con số, các cán bộ tham mưu PKKQ đã đưa ra câu trả lời: N1 (tỷ lệ Mỹ chịu đựng được) là 1-2% (trên tổng số B52 tham chiến của Mỹ); N2 (tỷ lệ làm Nhà Trắng rung chuyển) là 6-7%; N3 (tỷ lệ buộc Mỹ thua cuộc) là trên 10%. Câu hỏi tiếp theo của Tổng tư lệnh là: Quân chủng chọn tỷ lệ nào? Câu trả lời lần này có ngay lập tức: Chúng tôi loại trừ N1, quyết tâm đạt N2 và vươn tới N3.

Đại tướng chỉ thị: Muốn vậy quân chủng phải làm tốt hai việc: Khẩn trương hoàn thành kế hoạch đánh B52 bảo vệ Hà Nội, Hải Phòng để dựa vào đó hoàn tất mọi công tác chuẩn bị; Gấp rút hoàn chỉnh các tài liệu về cách đánh B52 để lấy đó mà huấn luyện cho bộ đội thật thành thạo.

Quân chủng PKKQ đã thực hiện xuất sắc chỉ thị đó, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu N3. Trong 12 ngày đêm mùa đông tháng 12 năm 1972, 34 chiếc B52 đã bị bắn hạ, đạt tỷ lệ là 17,6% (34/197). Hà Nội góp công trong đó 23 chiếc. 

Nhiều năm sau khi nhắc lại chuyện đó, những người trong cuộc đều hình dung ra một mối liên hệ đặc biệt giữa câu hỏi của vị tướng với câu trả lời, và cả chiến thắng lẫy lừng trong 12 ngày đêm lịch sử. Dường như âm vang của chiến thắng Điện Biên 1954 đã được Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi gắm vào câu hỏi mang đầy tính “khích tướng” đó, để rồi quân chủng PKKQ đã tiếp thu một cách trọn vẹn và quyết tâm làm nên một Điện Biên Phủ trên không “vô tiền khoáng hậu”.

Ngữ Thiên




Bài 4: Những bó đuốc khổng lồ trên trời Hà Nội


Thứ sáu 07/12/2012

Chiều tối 22-12-1972, tự vệ Thủ đô bắn rơi chiếc F111 “cánh cụp cánh xòe”. Ngay sáng hôm sau Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đến tận trận địa chia vui và kịp thời động viên các chiến sĩ. Sự chỉ đạo sát sao, sáng suốt và những tình cảm nồng ấm của Tổng tư lệnh đã cổ vũ quân và dân Hà Nội làm nên kỳ tích. 

Mật danh Linebacker II

Tháng 4-1972, Mỹ phát động trở lại cuộc chiến tranh phá hoại hòng bóp nghẹt miền Bắc Việt Nam. Mật danh của chiến dịch được đặt là Linebacker I. Trong cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của Mỹ được tái khởi động, Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị lớn khác ở miền Bắc là các mục tiêu chính. Cường độ cũng như mật độ số lần đánh phá những mục tiêu này luôn ở mức cao. 

Cho đến những ngày cuối năm 1972, đỉnh cao của những cố gắng duy trì “thế mạnh” trên bàn thương lượng của Mỹ là “Cuộc ném bom mùa Giáng sinh” - đã được chuẩn bị kế hoạch từ trước với mật danh Linebacker II. Bắt đầu chiến dịch này, ngay đêm đầu tiên (18-12-1972), không lực Mỹ đã huy động tới 90 lần/chiếc B52 và 163 lần/chiếc máy bay chiến thuật, tập kích liên tiếp vào các mục tiêu trọng yếu của Hà Nội như sân bay Nội Bài, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì, ga Đông Anh… và đặc biệt là Sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân, Sở chỉ huy Sư đoàn phòng không 361. 

Trong cuộc đụng độ lịch sử với B52 trên bầu trời Hà Nội, một trong những lực lượng có vai trò rất quan trọng là radar. Với những bài học kinh nghiệm đúc rút từ khắp các chiến trường, từ nhiều trận đánh với B52 trước đây, lực lượng radar đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phát hiện sớm mục tiêu. Tối 18-12-1972, đúng 19h10, Đại đội radar 45, Trung đoàn 291 thông báo sớm 35 phút trước khi B52 vào đánh phá Hà Nội. Đây là khoảng thời gian vô cùng quý giá để các Tiểu đoàn tên lửa chủ động đón hướng và quyết định thời cơ phóng đạn. Lúc 20h13, kíp chiến đấu Tiểu đoàn 59, Trung đoàn tên lửa 261 đã phóng đạn tiêu diệt mục tiêu. Chiếc B52 đầu tiên trúng đạn bùng cháy sáng rực trên bầu trời Hà Nội, như một pháo đài khổng lồ lao xuống cánh đồng Chuôm, thuộc xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Kết thúc ngày đầu tiên của “Điện Biên phủ trên không”, bộ đội tên lửa đã tiêu diệt 3 máy bay B52.

T


Những hố bom sau đợt rải thảm của B52



Xác một chiếc B52 bị hạ gục trên bầu trời Hà Nội


rong giai đoạn I của chiến dịch Linebacker II, máy bay Mỹ đã liên tục đánh phá Hà Nội trong 6 ngày, 7 đêm; trút hàng ngàn tấn bom đạn xuống mảnh đất từng được mệnh danh là “Thăng Long phi chiến địa”. Với hoả lực phòng không hiệu quả của Việt Nam, kẻ thù đã phải chịu những tổn thất nặng nề với 52 máy bay bị bắn rơi, trong đó có 18 chiếc B52.

Chấm dứt một huyền thoại

Bước vào giai đoạn II, từ đêm 26-12-1972, Mỹ huy động 105 máy bay B52 và 100 máy bay chiến thuật yểm trợ, đánh ồ ạt từ nhiều hướng vào nhiều mục tiêu khác nhau ở Hà Nội, Hải Phòng. Không chỉ nhằm vào các mục tiêu quân sự, chính trị, B52 còn ném bom “rải thảm” vào các khu dân cư đông đúc ở Hà Nội như Khâm Thiên, An Dương, làm chết rất nhiều người. Rút kinh nghiệm đợt I, chúng thay đổi thủ đoạn, chiến thuật, thay đổi đường bay, tăng cường gây nhiễu, phóng bom tạo thành những “đám mây nhiễu kim loại” bao phủ bầu trời nhằm che mắt hệ thống radar… Tuy nhiên, ngay trong đêm 26-12, đã có 18 máy bay Mỹ bị tiêu diệt, trong đó có 8 B52 (có 4 chiếc rơi tại chỗ)… Thực trạng trên khiến báo chí phương Tây nhận định chua cay: “Cứ với tốc độ này, chỉ 3 tháng nữa B52 sẽ bị tuyệt chủng!”. 

Trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mỹ đã sử dụng 741 lượt B52 để trút xuống Hải Phòng và Hà Nội hơn 20.000 tấn bom hủy diệt các mục tiêu dân sự: bệnh viện, khu dân cư, trường học... Tội ác này đã phải trả giá đắt. Mỹ thiệt hại 81 máy bay, trong đó có 34 “pháo đài bay” B52, 5 “cánh cụp cánh xòe” F 111; 43 phi công Mỹ bị bắt sống... Nếu tiếp tục mức độ tổn thất như 12 ngày đêm cuối tháng 12 trên bầu trời Hà Nội thì Mỹ sẽ hết máy bay chiến lược B52 trong vài tháng. Nhưng trầm trọng hơn là tổn thất to lớn về lực lượng phi công lái B52 - thứ còn khó thay thế hơn B52. 

Mức độ B52 bị tiêu diệt đạt 17,6% (34/193 chiếc B52; trong đó 34 là con số chiếc B52 bị tiêu diệt, 193 là số máy bay B52 của Mỹ huy động vào chiến dịch; Mỹ có tổng số 400 B42 thời điểm đó) - vượt xa mức mà Nhà trắng có thể chấp nhận được, buộc Mỹ phải chấm dứt cuộc tập kích chiến lược và trở lại Hội nghị Paris... Gần 1 tháng sau, ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris được kí kết, mở ra một giai đoạn mới cho sự nghiệp thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam.

Máy bay chiến lược B52, vốn được mệnh danh là “Siêu pháo đài bay”;  cao hơn 12 mét, dài hơn 49 mét, sải cánh hơn 56 mét và nặng trên 200 tấn. Một chiếc B52 có thể mang 30 tấn bom, bay cao tới 20 km và bay liên tục 20.000 km mà không cần tiếp nhiên liệu. Với những tính năng ưu việt và được đội hình máy bay tiêm kích, máy bay gây nhiễu điện tử dày đặc bảo vệ, B52 là “con quái vật” rất khó bị tiêu diệt... Song trong 12 ngày đêm kiên cường chiến đấu, quân và dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược của không quân Mỹ. Tổng số 81 máy bay Mỹ trong đó có 34 chiếc B52, 5 chiếc F111A, 21 chiếc F4C-E... đã tan xác trên bầu trời Hà Nội, Hải Phòng...; hàng trăm giặc lái bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống.

Duy Anh - Đình Khang




Bài 5: Hà Nội niềm tin và hy vọng

Thứ bảy 08/12/2012

 


Đỉnh cao của những cố gắng “thương lượng trên thế mạnh” của Mỹ là “cuộc ném bom mùa Giáng sinh” - đã được chuẩn bị kế hoạch từ trước với mật danh Linebacker II. Mức độ khốc liệt của Linebacker II  là chưa từng có. Nếu như Linebacker I có mục đích “tiêu diệt khả năng chiến tranh của Bắc Việt” thì Linebacker II  nhằm mục tiêu cao hơn: Tiêu diệt ý chí chiến đấu của Bắc Việt, đánh phá tối đa các mục tiêu quan trọng và có giá trị nhất, gây khốn khó tối đa cho người dân...

C




Hầm trú ẩn được đào trên khắp hè phố Hà Nội

uộc tập kích chiến lược Linebacker II của Mỹ trong dịp Giáng sinh 1972  cũng có thể làm Hà Nội bất ngờ trong những phút đầu tiên về quy mô rộng lớn và mức độ tàn bạo của những trận bom “rải thảm”. Nhưng nếu xét ở tầm chiến lược, “Cuộc ném bom mùa giáng sinh” của Mỹ không phải là một bất ngờ với quân và dân miền Bắc Việt Nam. Hà Nội bình tĩnh và tự tin đối đầu với những bước leo thang chiến tranh mới của Mỹ. Hà Nội không khuất phục trước sự tàn bạo của bom đạn.

C




Chiếc mũ rơm gắn liền với hình ảnh của người Hà Nội năm 1972


Hoa Ngọc Hà vẫn rực nở như chưa hề có dấu tích chiến tranh khủng khiếp

hưa bao giờ Hà Nội phải hứng chịu một khối lượng bom đạn lớn như vậy - hơn 10.000 tấn, tương đương với 5 quả bom nguyên tử Mỹ đã ném xuống Hiroshima - trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế - chính xác là 11 ngày đêm vì Mỹ “nghỉ” ném bom trong ngày Giáng sinh. Cũng chưa bao giờ Hà Nội phải chịu những tổn thất lớn đến như thế về người - hơn 1.600 người chết trong 12 ngày đêm và nhiều cơ sở vật chất khác nhà ga, trường học, bệnh viện, khu dân cư, các tuyến đường giao thông... bị phá hủy.

Khoảng thời gian 40 năm chưa đủ để nguôi vết thương. Những tư liệu và những câu chuyện của các nhân chứng vẫn còn làm nhiều người bàng hoàng khi biết giám đốc bệnh viện Bạch Mai đã từng phải ra lệnh cho các đồng nghiệp của mình tháo khớp của người đã chết để mở đường cứu người bị thương trong vụ ném bom bệnh viện rạng sáng 22-12-1972; Nhiều gia đình không còn ai sống sót. Thương vong sẽ còn lớn hơn nhiều nếu chính quyền và nhân dân thành phố đã không thực hiện tốt công tác phòng tránh và sơ tán. Vượt lên những đau thương mất mát, người ta vẫn thấy cuộc sống lạc quan và đầy quyết tâm của người dân Hà Nội. Trẻ em, người già đi sơ tán về các vùng nông thôn. Người đang làm việc thì cuối tuần lại đạp xe chở chút đồ “tiếp tế” - thường là dầu hỏa, mỡ lợn đã rán hoặc chút thực phẩm khiêm tốn trong thời chiến về thăm con mình ở nơi sơ tán. “... Hồi đó tinh thần hay lắm, nó giúp vượt qua được nhiều thứ. Không sợ, cảm thấy ai cũng có thể làm được nhiều việc, không chỉ riêng mình, ai cũng có thể xông vào để cứu người này, giúp người khác”.

Trong những năm Hà Nội đối phó với những cuộc tấn công của máy bay Mỹ, người nước ngoài đến Hà Nội đã nhìn thấy một dáng vẻ dũng cảm và vững vàng của cả thành phố và của mỗi người dân. Họ thán phục: “Hà Nội có rất nhiều hầm trú ẩn, các khách sạn không hề có công sự bảo vệ như Sài Gòn. Bồn chồn, bứt rứt thì người trong nước Mỹ ta bồn chồn bứt rứt nhiều. Ở đây chỉ thấy quyết tâm và hy sinh, chỉ thấy một thái độ nghiêm trang”. Với nhân dân tiến bộ trên thế giới, Hà Nội là biểu tượng của phẩm giá và lương tri nhân loại. Hà Nội trở thành biểu tượng bất khuất của một dân tộc yêu tự do, không chịu khuất phục trước sức mạnh của vũ khí. Người Hà Nội bình tĩnh đối phó với bom Mỹ. Cuộc sống thời chiến vẫn có những phút thanh bình. Dù bị cắt ngang bởi những hồi còi báo động và tiếng loa điềm tĩnh giục mọi người xuống hầm tránh bom Mỹ nhưng những đám cưới vẫn tràn ngập nụ cười tin vào tương lai hòa bình tươi sáng. Ở Hà Nội có những em bé bập bẹ tập nói những câu: “Bố ơi... mẹ ơi, chạy, chạy...”, lớn lên trong bom đạn và vẫn hồn nhiên đội mũ rơm đi học ở các trường làng sơ tán.

Chống lại “siêu pháo đài bay bất khả xâm phạm”, “con ngáo ộp” B52 và các loại máy bay hiện đại khác của Mỹ không chỉ có tên lửa SAM và máy bay MIG mà còn có lưới lửa tầm thấp với súng trường từ các trận địa của dân quân, tự vệ, còn có mũ rơm và nụ cười của các em học sinh vẫn đêm đêm trông về Hà Nội rực sáng lửa đạn và xác “pháo đài bay” đang cháy. Từ mùa xuân Quý Sửu 1973, hình ảnh cô gái làng hoa Ngọc Hà xinh tươi như hoa bên mảnh xác B52 rơi xuống hồ Hữu Tiệp đã trở thành hình ảnh biểu trưng của Hà Nội - trữ tình và chiến thắng hào hùng. 

Ngữ Thiên

Theo An Ninh Thủ đô






'Điện Biên Phủ trên không':

Chuyện từ phía bên kia

30-11-2012



"Ngày 2/11/1972, Nixon đã ra lệnh B.52 tiến công nặng nề miền Bắc... Đây là lần thứ 3 trong 8 năm, nhân dân Mỹ đã bị lừa bịp", Joseph Amter phân tích.

LTS: 40 năm, một hành trình thời gian đủ dài để các tài liệu từng được liệt vào dạng "Tuyệt mật" (Top Secret) có thể được mang ra ánh sáng, công khai những âm mưu và tội ác được ẩn tàng dưới dấu mộc đỏ chót với lý do "bí mật quân sự". Linerbacker 2, kế hoạch ném bom miền Bắc Việt Nam 40 năm trước (1972-2012) của chính quyền Richard Nixon (Mỹ), với tuyên bố "đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá", vẫn được gọi là trận "Điện Biên Phủ trên không" 12 ngày đêm lịch sử, đã đến lúc có thể nhìn lại, với những dữ liệu nhìn từ 2 phía. VietNamNet lần đầu tiên công bố thêm một phần dữ liệu này.

Kỳ 1: Đưa VN trở lại thời đồ đá

Paris, dự kiến ngày 30/10/1972, sẽ là một ngày đi vào lịch sử khi biên bản hiệp định sơ bộ về chấm dứt chiến tranh và sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam đã được các bên đồng ý. Tuy nhiên, một diễn biến bất thường đã khiến nước Mỹ tiếp tục lún sâu vào cuộc chiến tranh này bằng việc chính phủ Mỹ leo thang tấn công miền Bắc Việt Nam bằng pháo đài bay B.52 trong khoảng thời gian 12 ngày đêm (18-29/12/1972), và cũng đặt dấu chấm hết cho sự nghiệp chính trị của Richard Nixon, trở thành tổng thống Mỹ bị coi là kẻ nói dối nhân dân Mỹ.

Ở nước Mỹ, một Tổng thống không được phép nói dối nhân dân, đó là yêu cầu đầu tiên khi ông ta đặt tay lên bản Hiến pháp tuyên thệ khi nhậm chức.



"Quyết định khó khăn"!

Cựu tổng thống Mỹ Nixon, người ra lệnh ném bom Hà Nội, Hải Phòng và leo thang đánh phá toàn diện miền Bắc trong tháng 12/1972, về sau, trong hồi ký của chính ông ta, thừa nhận: "Tôi ra lệnh tấn công bằng B.52 vào Hà Nội - Hải Phòng".

Ô


Hà Nội hoang tàn vì B52. Ảnh tư liệu



Xác B52 ở Hà Nội.. Ảnh: pbs.org

ng viết, "sau 3 năm bế tắc, khả năng về mối liên lạc riêng Mỹ - Bắc Việt Nam đột nhiên lại hoạt động vào tháng 8/1972. Cộng sản tỏ ra quan tâm đến việc đạt được một giải pháp.

Ngày 16 và 17/9 (năm 1972 - người viết), Bắc Việt Nam đưa ra một chương trình mới gồm 10 điểm. Tôi thấy phải chuẩn bị cho Thiệu khả năng đi tới một giải pháp. Hayer đáp máy bay đi Sài Gòn, làm cho Thiệu tin rằng chúng tôi không hấp tấp đi tới một hiệp định. Thiệu bị choáng váng và tỏ ra nghi ngờ... Thiệu chửi bới Kissinger không "đoái hoài" đến quan điểm của Sài Gòn trong các cuộc thương lượng với Hà Nội.

... Tôi gửi một bức điện cho ông Phạm Văn Đồng, sau cuộc gặp 2 bên ngày 17 tháng 10, nói rằng hiệp định hiện nay coi như đã hoàn chỉnh. Có thể tin ở chúng tôi và sẽ ký kết được vào ngày 30 tháng 10.

Ngày 18 tháng 10, Kissinger đến Sài Gòn, mang thư mà tôi giới thiệu: "Tôi tin rằng chúng ta không có cách nào khác là chấp nhận hiệp định này!".

Chủ nhật, ngày 22/10, Thiệu mời Kissinger đến gặp. Ngay sau cuộc nói chuyện, Kissinger điện cho tôi: "Chúng ta vừa kết thúc buổi gặp 2 giờ liền với Thiệu. Cuối cùng đã tìm được lối thoát và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể giữ nguyên kế hoạch ban đầu, có sự ủng hộ của ông ta".

Sáng hôm sau, vừa tỉnh dậy, lại nhận bức điện khác của Kissinger: "Thiệu phản đối toàn bộ kế hoạch cũng như mọi thay đổi kế hoạch đồng thời từ chối tham gia đàm phán thêm nữa trên cơ sở kế hoạch".

Thứ 3, ngày 26/10, điều chúng tôi lo sợ đã đến. Hà Nội công bố hiệp định hòa bình, các điều khoản chung và lịch ký kết hết ngày 31/10. Họ quả quyết rằng chúng tôi kéo dài thương lượng nhằm "che dấu âm mưu duy trì chế độ bù nhìn Sài Gòn và kéo dài chiến tranh".

Kissinger cũng quyết định họp báo ngày 26/10. Sau đó, Dickler (Thư ký báo chí Nhà trắng lúc bấy giờ-NV) nói rằng các đề tin của báo chí tường thuật đều nói: "Hòa bình ở trong tầm tay". Tôi hiểu rằng lập trường mặc cả của chúng tôi thế là bị xói mòn nghiêm trọng. Kissinger cũng thấy: Đi quá xa đến mức công khai cam kết về một giải pháp là phạm sai lầm.

...Ưu tiên hàng đầu sau ngày được bầu lại vào tháng 11 sẽ là kết thúc chiến tranh. Việc này, tôi biết là không dễ dàng. Chiến lược để tiến hành rõ ràng là khác nhau. Kissinger thấy việc duy nhất là phá vỡ thương lượng, đẩy mạnh ném bom, buộc Bắc Việt Nam đồng ý nhận một giải pháp.

Tôi điện cho Kissinger: "...Cần tránh không làm gì có vẻ như phá vỡ thương lượng... Nếu xảy ra tan vỡ, chỉ do phía bên kia gây ra..".

Tiếp sau phiên họp ngày 13/12, Hà Nội tỏ rõ là không muốn đạt tới một hiệp định, Kissinger bay về. Ông ta đòi ném bom.

Ngày 14/12, tôi ra lệnh tiếp tục thả mìn cảng Hải Phòng và tiến công bằng B.52 vào khu vực Hà Nội, Hải Phòng. Ba ngày sau, lệnh sẽ có hiệu lực.

Đây là quyết định khó khăn nhất của tôi trong suốt cuộc chiến tranh này".

Bị lừa bịp

Lúc bấy giờ, Mỹ đang tự hào là cường quốc quân sự số 1 thế giới, và lấy giá trị nền văn minh Mỹ làm tiêu chí để bảo vệ. Tên lửa hạt nhân chiến lược, tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân và không quân chiến lược (máy bay ném bom B.52 vẫn là máy bay ném bom chủ lực của lực lượng không quân chiến lược Hoa Kỳ) được xem là 3 lá bài chiến lược của cỗ máy quân sự khổng lồ của nước Mỹ. Lực lượng này cũng được nhiều người xem là "con át chủ bài" trong các cuộc chiến tranh thông thường mà quân đội Hoa Kỳ có tham gia.

Luật gia Joseph Amter, trong cuốn "Lời phán quyết về Việt Nam" (Vietnam's Verdict), tường thuật: "Ngày 17/12, ngay tức khắc, Nixon ra lệnh các cuộc tấn công không quân lớn nhất của cuộc chiến tranh vào Hà Nội, Hải Phòng. Alexander nói rõ là: "Con người đó (Nixon) sẽ bất chấp tất cả để nối lại việc ném bom và cho B.52 đến đấy để cho họ thấy rằng chúng ta đã nói là làm".

Cũng trong "Lời phán quyết về Việt Nam", Joseph Amter mô tả: "Trong 12 ngày tiếp theo, từ 18/12-30/12, Mỹ ném bom Hà Nội và Hải Phòng với sự tàn bạo hơn bao giờ hết trong lịch sử chiến tranh Việt Nam: thả hơn 35.000 tấn bom vào hai trung tâm đô thị lớn của Bắc Việt Nam.

Lầu Năm Góc dùng 200 B.52, các pháo đài bay này từng nhóm 3 chiếc, mang bom 500 và 700 cân (pound) Anh, mà khi thả xuống đúng là nhấn chìm những khu vực hình chữ nhật, một dặm bề dài, nửa dặm bề ngang của thành phố. Giới quân sự cho rằng các trung tâm dân cư cũng như các mục tiêu quân sự sẽ bị quét sạch và trong phần lớn các trường hợp, khu vực mục tiêu chỉ còn là những đống gạch vụn.

Gạch vụn là mục tiêu thừa nhận của Lầu Năm Góc nhằm "làm tê liệt đời sống hàng ngày của Hà Nội và Hải Phòng, và phá hủy khả năng của Bắc Việt Nam ủng hộ các lực lượng ở Nam Việt Nam".

Cũng Joseph Amter phân tích: "Trên thực tế, Nixon không phải đợi đến sau cuộc bầu cử để âm mưu moi thêm những nhượng bộ của người Bắc Việt Nam. Ngày 2/11/1972, Nixon đã ra lệnh B.52 tiến công nặng nề miền Bắc. Theo lời lẽ của riêng ông ta là gây sức ép ngày càng tăng đói với Hà Nội bằng việc bắt đầu ném bom gần khu phi quân sự, rồi tiến dần ra phía Bắc mỗi ngày một ít... Đây là lần thứ 3 trong 8 năm, nhân dân Mỹ đã bị lừa bịp".

Trong biên niên "Cuộc chiến tranh Việt Nam", những con số thống kê thiệt hại được cập nhật như số đếm: "Ngày 20/12/1972, đài Hà Nội thông báo có 215 người bị chết, 325 người bị thương ở Hà Nội do Mỹ ném bom các ngày 18-19/12/1972. Tại Hải Phòng, riêng ngày 18/12, 45 người chết, 131 người bị thương và hàng nghìn nhà dân bị phá hủy. Song chính quyền Nixon lại rêu rao rằng trận đánh bom này đã gây thiệt hại nặng nề đối với các mục tiêu quân sự"

Và tác giả cuốn "Lời phán quyết về Việt Nam" khẳng định: "Nhiều người đồng ý rằng chỉ một người điên mới có thể ra lệnh cho B.52 tiến hành ném bom kiểu tàn phá như vậy đối với trung tâm dân thường".

Còn thiếu tá Carl H. Jeffcoat, một phi công Mỹ bị bắt trong chiến dịch "Linerbacker 2" ngay tại Hà Nội đã không ngần ngại cáo buộc ngay chính Tổng thổng Nixon: "Ở Mỹ, tất nhiên có người nói không đúng sự thật. Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đôi lúc cũng có thể nói sai. Cũng có thể có nghị sỹ này, bộ trưởng kia nói không thật đúng. Còn tổng thống chúng tôi thì tôi nghĩ rằng ông ta đã nói là có cơ sở, có đầy đủ cơ sở để nói Tuyệt đối đúng. Thật thà và Trung thực là yêu cầu số một của người dân Mỹ đối với tổng thống của họ...

Không thể khác được. Nếu tổng thống mà nói không đúng sự thật thì mất lòng tin của người dân Mỹ. Đông đảo dân Mỹ mà mất lòng tin ở người cần được tin nhất là tổng thống, thì chế độ Mỹ sụp đổ! Từ lúc đi học, chúng tôi đã nhiều lần nghe nói: ở Mỹ lòng tin vào tổng thống cũng ngang như, thậm chí còn quan trọng hơn lòng tin ở Chúa!".

1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương