Hà Nội Điện Biên Phủ trên không


Kỳ 6: “Rồng lửa” Thăng Long xung trận



tải về 1.12 Mb.
trang12/18
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.12 Mb.
#6077
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18

Kỳ 6: “Rồng lửa” Thăng Long xung trận


Khi được báo cáo bằng điện thoại về chiến công bắn rơi tại chỗ chiếc B.52 đầu tiên ở Hà Nội, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp lập tức hỏi lại: "Có đúng B.52 không?".

LTS: 40 năm, một hành trình thời gian đủ dài để các tài liệu từng được liệt vào dạng "Tuyệt mật" (Top Secret) có thể được mang ra ánh sáng, để có cái nhìn đầy đủ về 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" , từ hai phía.

Không nhằm nhắc nhớ, khơi gợi về một chương buồn trong quan hệ Việt - Mỹ, loạt bài nhằm cung cấp thêm một góc nhìn lịch sử, từ người trong cuộc. Và cũng hi vọng, sự thật lịch sử được minh định. Và đó cũng là lời nhắc nhở, rằng ''không có gì quý hơn độc lập, tự do' và không ai có thể xâm phạm điều đó.

Đ

B52 Mỹ bị bắn rơi tại Hà Nội. Ảnh tư liệu.

MiG-21 số hiệu 5121 do phi công Phạm Tuân lái bắn rơi "Pháo đài bay" B-52.

êm 18/12/1972, 3 pháo đài bay B.52 bị hạ gục trên bầu trời Hà Nội. Không lực Mỹ choáng váng.

Nguyên Phó Tư lệnh đoàn Phòng không Hà Nội, nguyên Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ), Thiếu tướng Lê Huy Vinh, 40 năm sau, vẫn không thể quên trận đầu quyết chiến và hạ gục B.52 40 năm về trước.

Ông nói: "Chúng ta đã đầu tư không ít công sức và xương máu từ năm 1965 đến trước thời điểm đêm 18/12/1972 mà vẫn chưa hạ được chiếc B.52 nào rơi tại chỗ. Còn sau đêm 18/12/1972, chúng ta đã có thể khẳng định niềm tin vững chắc: Hoàn toàn có thể bắn rơi pháo đài bay B.52, vẫn được quảng bá là "con quái vật điện tử bất khả xâm phạm".

Hạ gục B.52 tại chỗ

...18h ngày 18/12/1972, sau một ngày hoàn toàn yên tĩnh, các đài ra-đa cảnh giới của Hà Nội bỗng đồng loạt thông báo có hiện tượng nhiễu với cường độ ngày càng tăng. Hiện tượng này cho biết sắp có một đợt hoạt động lớn của không quân Mỹ.

15' sau, Tổng trạm ra đa nhận được thông báo vượt cấp của Đại đội 37: Có những tốp F111 xuất hiện trên vùng trời Sầm Nưa. Cũng chỉ 15' sau, từ hai hướng Tây Bắc và Đông Bắc bắt đầu có nhiễu ngoài đội hình của máy bay EB66.

18h50', bộ đội PK-KQ được lệnh chuyển vào "Cấp 1" (lệnh cấp sẵn sàng chiến đấu cao nhất). Đúng 19h, Đại đội 16 ra-đa phát hiện có nhiễu B52. Kíp trắc thủ đã kịp thời thông báo những toạ độ đầu tiên của chúng. Vài phút sau, từ Sở chỉ huy Quân chủng, tín hiệu báo động B.52 cho toàn thể lực lượng PK-KQ được bàn tay các báo vụ viên phát đi trên làn sóng điện.

19h15', ở Đại đội 45 ra-đa, bằng một sự khẳng định hết sức dũng cảm, dứt khoát và đầy trách nhiệm, đài trưởng Nghiêm Đình Tích báo cáo với Đại đội trưởng phán đoán của mình: "B.52 đang bay vào Hà Nội".

Các đơn vị chủ động vào trận đánh với một quyết tâm rất cao: Không có con đường nào khác, giống như các Hồng quân Liên Xô nhiều năm trước: "Đằng sau là Mátxcơva". Tất cả các bệ phóng, các nòng pháo đã quay về hướng máy bay Mỹ đang vào vùng trời Hà Nội.

Ở trên độ cao trên 30.000 feet, hàng đàn pháo đài bay B.52 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã xé màn đêm bay vào Hà Nội. 19h44', quả đạn tên lửa đầu tiên của Tiểu đoàn 78 (Trung đoàn 257) đã rời bệ phóng, mở đầu cuộc nghênh tiếp những con quái vật B.52 vẫn được xem là bất khả xâm phạm, được bảo vệ dày đặc bởi lực lượng tiêm kích hộ tống F111, F4, F105.

Tiếp đó là hàng loạt những con rồng lửa của các Tiểu đoàn 57, 59, 73, 94 bay vút lên trời. Trước đó, những chiếc MIG 21 đã rời đường băng để lao vào đội hình pháo đài bay của Mỹ.

Ngay sau đó, Sở chỉ huy bị trúng bom, 17 đồng chí hy sinh, 30 đồng chí khác bị thương. Trận địa Yên Viên cũng chìm trong khói lửa. Tại trận địa Cổ Loa, bom rơi cạnh Tiểu đoàn 59, đất đá rơi rào rào, bụi và khói bom mù mịt nhưng anh em vẫn không rời vị trí. Pháo 100mm của ta từ 4 Đại đội cũng cấp tập bắn lên tạo thành lưới lửa dày đặc vây bủa tứ bề.

40 năm sau, thượng úy Nguyễn Văn Đương (chính trị viên Tiểu đoàn 59, trung đoàn 261, Sư đoàn Phòng không Hà Nội) vẫn nhớ mãi khoảnh khắc ấy: "Hồi đó, Tiểu đoàn 59 chúng tôi đóng quân tại trận địa Tó (Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội), nơi được xác định là túi bom của không quân Mỹ.

Theo dõi sát tình hình chiến sự, Bộ Tư lệnh Quân chủng đã dự báo: "Đêm 18/12, có nhiều khả năng địch sẽ tập kích bất ngờ vào Hà Nội, kể cả bằng máy bay B.52". Theo lệnh của Trung đoàn, ngay từ 17h ngày 18/12, kíp trực đã vào vị trí sẵn sàng chiến đấu.

Từ Sở chỉ huy Quân chủng thông báo có hai tốp máy bay F-111 của Mỹ từ bên kia biên giới Việt - Lào đang bay vào phía Tây Bắc, Hà Nội. 18h30', Quân chủng lệnh cho toàn Sư đoàn vào cấp 1; 19h44', nhiều tốp B.52 có máy bay F.4 yểm hộ, tiếp cận không phận Hà Nội.

Dưới sự chỉ huy của Sư đoàn và Trung đoàn, toàn Tiểu đoàn 59 tăng cường bám sát; các trắc thủ Lê Xuân Linh, Ngô Đức Tứ, Nguyễn Văn Đoàn luôn căng mắt theo dõi màn hiện sóng, xác định phần tử tốp máy bay được phân công tiêu diệt, nhưng do nhiễu dày đặc trong đội hình, ngoài đội hình và nhiễu tiêu cực nên không thể bắt được mục tiêu.

Đến 20h11', các tiểu đoàn tên lửa đã liên tiếp đánh một số trận, nhưng vẫn chưa bắn rơi được B.52. Hai máy bay MIG 21 của ta cất cánh trước đó nhưng không tiếp cận được địch phải quay trở lại sân bay.

Từ thực tế đó, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng cùng với Chính trị viên tiểu đoàn Vũ Văn Đương và anh em trong kíp trực đã họp bàn, rút kinh nghiệm và đi đến thống nhất: "Khi quan sát trên màn hình ra đa, thấy sau các dải nhiễu có những đốm sáng hơn, to hơn, rõ hơn các chấm khác, đó mới là tín hiệu của B.52".

Vừa hội ý xong thì Sở chỉ huy Trung đoàn thông báo: một tốp B.52 bay chếch về hướng Tam Đảo đánh vào khu vực Đông Anh. Trung đoàn lệnh cho các Tiểu đoàn 94, 57 và Tiểu đoàn 59 đánh tập trung.

Nhận được lệnh, toàn kíp trực bám sát màn hiện sóng ra-đa. Đột nhiên, cả ba trắc thủ đều báo cáo: "Có nhiễu B.52!". Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng lệnh: "Các trắc thủ bám sát chấm sáng to, rõ nhất trên màn hình ra đa, khi nào chấm sáng vào đến điểm 340 là phóng".

Trong khoảnh khắc, trắc thủ góc tà báo cáo: "mục tiêu đã đến 340". Chiếc B.52 vừa vào đến cự ly 36km, Tiểu đoàn trưởng Thăng liếc mắt về phía Chính trị viên Đương hội ý nhanh rồi ra lệnh: "Góc tà 340, ba quả phóng!". Sĩ quan điều khiển Dương Văn Thuận cùng ba trắc thủ Linh, Tứ, Đoàn đã hiệp đồng ăn ý, điều khiển quả đạn tên lửa mang số hiệu C202A vạch trời đêm lao trúng đích, hạ tại chỗ 1 chiếc B.52G.

Quả thứ nhất gặp mục tiêu ở cự ly 27km; quả thứ hai, thứ ba vượt qua dải nhiễu. Bất ngờ, Trắc thủ trên máy PA00 reo vang: "Mục tiêu cháy rồi! Cháy to lắm!"... Cả kíp trực reo lên: "B.52 cháy rồi! Rơi tại chỗ rồi!". Toàn trận địa như vỡ òa trong niềm vui bất tận.

Chiếc B.52 đã trúng đạn bốc cháy sáng rực cả một vùng trời đêm phía Bắc Hà Nội, lúc đó là 20h13' ngày 18/12. Đây là chiếc B.52 bị hạ tại chỗ đầu tiên trên đất nước ta, cũng là chiếc đầu tiên của chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", mà phía Mỹ gọi là chiến dịch "Linebarker 2'. Sau đó, Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn 257) lại hạ tiếp 1 chiếc B.52 tại xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai. Cũng trong đêm ấy, quân dân ta còn bắn rơi thêm 1 chiếc B.52 nữa khiến Nhà trắng và Lầu Năm Góc sững sờ.



Tổng tư lệnh không tin

Cán bộ, nhân viên Sở chỉ huy Sư đoàn Phòng không Hà Nội còn nhớ mãi hình ảnh Tư lệnh Trần Quang Hùng và Chính uỷ Sư đoàn Trần Văn Giang ôm nhau rưng rưng nước mắt khi Trung đoàn trưởng Trung đoàn 261 Trần Hữu Tạo báo cáo: "Tiểu đoàn 59 đã bắn rơi B-52 trên cánh đồng Chuôm, thuộc xã Phù Lỗ, huyện Kim Anh, Vĩnh Phúc, cách trận địa chưa đầy 10 km. Chính tôi đang cầm trong tay mảnh xác chiếc B.52G do Phó Trung đoàn trưởng Võ Công Lạng vừa đến tận nơi máy bay rơi mang về".

Ngay đêm hôm đó, khi chính ủy Trần Văn Giang trực tiếp báo cáo bằng điện thoại với đồng chí Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh- về chiến công bắn rơi tại chỗ chiếc B.52 đầu tiên ở Hà Nội của Tiểu đoàn 59, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp lập tức hỏi lại: "Có đúng B.52 không?".

"Chỉ sau khi nghe báo cáo chắc chắn rằng mảnh xác máy bay hiệu B.52G đang nằm trong tay đồng chí Trần Hữu Tạo, Trung đoàn trưởng 261, đồng chí Tổng Tư lệnh mới yên tâm", chính ủy Trần Văn Giang thuật lại.

Vậy là áp lực về đánh B.52 đã được mở ra, toàn trận địa không ai có thể chợp mắt.

8 năm chống chiến tranh mở rộng bằng đường không của không quân Mỹ, chưa từng có một chiếc B.52 nào bị hạ gục tại chỗ nhanh gọn như vậy.

Tuần báo Mỹ "Aviation week and Space Technology" viết sau khi B.52 bị bắn rơi tại Hà Nội: "Đây là một cuộc chiến tranh nhiễu điện tử quy mô lớn đầu tiên giữa 2 phe tấn công và phòng thủ đều mạnh. Chiến tranh điện tử đòi hỏi có chiến thuật linh hoạt, khôn khéo và trang bị hiện đại. Những trận đánh ở Hà Nội đã chứng minh điều đó...

Hà Nội theo dõi các tín hiệu nhiễu trên màn hình ra-đa do máy nhiễu B.52 phát ra, giao hội các nguồn nhiễu, tính toán đường bay rồi phóng hàng loạt tên lửa dọc theo đường bay phán đoán. Bắc Việt Nam còn chuyển tiếp số liệu theo dõi được từ ra-đa ở xa đến các trận địa tên lửa có ra-đa đang bị nhiễu. Nhiều tần số mới được đem ra dùng. Thiệt hại B.52 lên tới đỉnh cao vào các ngày thứ ba, thứ tư có tới 6 chiếc bị bắn rơi".

Vào trại giam Hỏa Lò, William Conli, trung tá điều khiển điện tử trên máy bay B.52 khai: "Mọi sự tính toán của chúng tôi bị đảo lộn hết. Bọn kỹ sư điện tử ở Guam và Utapao toàn bọn nói khoác. Chúng nó bảo cứ yên trí, tất cả máy điện tử đủ loại này là tuyệt diệu. Không bao giờ tên lửa bất cứ loại nào của đối phương có thể đuổi theo được máy bay.

Vừa vào vùng trời Bắc Việt Nam tôi đã mở tất cả các máy điện tử, làm việc khẩn trương, đúng quy trình. Vậy mà vẫn bị trúng đạn. Tôi biết không phải riêng một chiếc mà là một loạt chiếc.

Bọn sỹ quan điện tử chúng tôi rất lo. Từ đêm 18/12 đã biết là một số chiếc bị trúng đạn. Đêm 19, đêm 20 lại cứ như vậy. Chúng tôi hiểu rằng trong vấn đề kỹ thuật, chúng tôi đã bất lực".

1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương