Hà Nội Điện Biên Phủ trên không


Tự hào những chiến sĩ giải phóng Thủ đô



tải về 1.12 Mb.
trang2/18
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.12 Mb.
#6077
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

Tự hào những chiến sĩ giải phóng Thủ đô


Trong tâm trí những chiến sĩ giải phóng Thủ đô vẫn vẹn nguyên kí ức 58 năm về trước, Hà Nội rực rỡ cờ, hoa…

Sau khi làm nên chiến thắng Điện Biên “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đúng 8h ngày 10/10/1954, các đơn vị quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào từ 5 cửa ô, tiếp quản Thủ đô sau 9 năm Hà Nội bị tạm chiếm. 58 năm trôi qua, với những chiến sỹ giải phóng Thủ đô năm xưa (giờ đã là các cụ lão thành cách mạng và hầu hết tuổi đời trên 80), ký ức về  ngày tiếp quản Thủ đô vẫn vẹn nguyên như hàng chục năm về trước.

Trong tâm trí của Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, 82 tuổi, nguyên Phó Cục trưởng Cục tác chiến- Bộ Tổng tham mưu, ký ức về những giây phút cùng đồng đội thuộc các đơn vị bộ binh tiến vào tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, vẫn vẹn nguyên như 58 năm về trước. Ấn tượng sâu sắc nhất đối với ông là Hà Nội lúc đó đẹp quá: rực rỡ cờ, hoa, cùng với những nụ cười rạng ngời… Nắng vàng trải dài trên những ngọn cây ở vườn hoa Hàng Đậu. Mới đầu giờ buổi sáng, nhưng đã có hàng nghìn người dân tụ tập hai bên đường Phan Đình Phùng- Lý Nam Đế để chào mừng đoàn quân bộ đội Cụ Hồ chiến thắng trở về từ Điện Biên. Một cụ già bị mọi người lầm tưởng là Bác Hồ nên vây quanh và tìm mọi cách để tiếp cận.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh nói, có lẽ đây là câu chuyện xúc động nhất mỗi khi ông nhớ về ngày tiếp quản Thủ đô: “Chúng tôi đưa cụ vào trong doanh trại và cho một đồng chí đứng lên thưa với đồng bào rằng cụ già này không phải là Bác Hồ và để chúng tôi đón tiếp cụ. Sau đó cụ giới thiệu cụ tên là Cáp, Giám đốc xưởng quân giới ở chiến khu Việt Bắc ở tận Long Sơn- Cao Bằng. Qua đó cho thấy tấm lòng của nhân dân Thủ đô đối với Bác Hồ, thật là gần gũi, tươi sáng. Ngày giải phóng Thủ đô, tôi rất bồi hồi, cách đây 58 năm, tôi nhớ lại và xem hồi kí, cùng bạn bè kể lại với nhau lấy làm xúc động, tự hào lắm không sao kể hết được”.

X
Tin tức

Ngày 28-11 tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy và UBND Thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức cuộc Hội thảo khoa học cấp Nhà nước với chủ đề: "Chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không: Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam".

Hơn 60 báo cáo khoa học, tham luận đã gửi đến Ban tổ chức hội thảo tập trung trên 5 nhóm vấn đề chủ yếu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Bác Hồ, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng; sự chuẩn bị, xây dựng thế trận phòng không và chiến tranh nhân dân; tinh thần, ý chí chiến đấu, bản lĩnh, trí tuệ, sáng tạo trong chiến đấu của quân và dân ta
úc động và tự hào cũng là tâm trạng của ông Trần Quý, ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội khi được vinh dự tham gia đội quân tiếp quản Thủ đô. Ông Trần Quý kể, khi tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, đánh vào đồi A1, ông bị trúng đạn và bị thương. Tháng 10/1954, dù lúc đó đang điều trị vết thương tại Định Hóa (Thái Nguyên), nhưng ông vẫn năn nỉ xin được tham gia đội quân tiếp quản Thủ đô Hà Nội: “Thông cảm vì mình là người Hà Nội nên các bác sỹ cho ra viện đúng ngày 10, tôi đi suốt ngày 10 và 11 từ Thái Nguyên về đến nhà là 7h sáng ngày 12/10, khi về đến nơi thì không khí ngày giải phóng thủ đô vẫn còn, Không gì sướng bằng một người đi giải phóng quê hương mà cứ tưởng rằng sẽ lâu hơn nữa, thật quả chiến thắng đến quá bất ngờ, ý nghĩa vô cùng lớn lao”.

Đại tá Phạm Duy Tân, nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 308 chia sẻ cảm xúc khi được tin sắp trở về Thủ đô: Mọi người ôm nhau khóc vì bất ngờ được gặp Bác Hồ, được nghe Bác căn dặn làm thế nào để cách mạng giành hoàn toàn chiến thắng. Nhớ lại những phút giây về tiếp quản Thủ đô 58 năm về trước, ông Tân xúc động nói: “Khi mà Trung đoàn Thủ đô về đến Cầu Giấy thì mình kéo cờ đỏ sao vàng lên, cứ thế  tiến về cho kịp đến Cửa Nam rồi vào Bờ Hồ. Vào đến nơi, thấy đồng bào sà vào, vẫy, trao tặng hoa rồi đưa cả bánh ăn, mà không biết may cờ từ khi nào mà nhiều đến thế. Đồng bào thì khóc, chúng tôi cảm động lắm, tự hào lắm, phải nói rằng là Đảng mình rất vĩ đại, tài tình. Nhân dân Thủ đô cũng rất anh hùng, kỷ luật, cuộc mít tinh ở Ba Đình không biết là quân ở đâu mà đông như thế này, dân ở đâu mà thông báo đi nhanh như thế  lại rất nề nếp, trật tự, thấy rất tự hào về dân tộc của mình”.

Tự hào với truyền thống vẻ vang cách đây 58 năm, những chiến sỹ giải phóng Thủ đô năm 1954 luôn khắc ghi lời Bác dạy, nhắc nhở con cháu làm theo lời Bác, phấn đấu vươn lên, quyết tâm xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là Trung tâm Văn hoá- Chính trị của cả nước, xứng đáng với truyền thống của mảnh đất Kinh kỳ nghìn năm văn hiến.

Như Trang/VOV-Trung tâm tin



Thủ đô giải phóng - mở ra thời kỳ mới vẻ vang của Hà Nội ngàn năm văn hiến

Thứ ba, 9/10/2012




Ảnh tư liệu


15 giờ ngày 10-10 - 1954, hàng vạn nhân dân Thủ đô phấn khởi dự lễ chào cờ chiến thắng. Thủ đô lại trở về với Tổ quốc độc lập, tự do, kết thúc một chặng đường lịch sử đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất oanh liệt vẻ vang của nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cực kỳ to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh.

Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nước ta, kết thúc 80 năm đô hộ của chủ nghĩa thực dân và hàng nghìn năm áp bức của chế độ phong kiến. Sau Cách mạng Tháng Tám, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Ngày 20-11-1946, Pháp cho đổ bộ hàng ngàn quân lính vào Đà Nẵng, đồng thời nổ súng đánh chiếm Hải Phòng và Lạng Sơn. Tình hình Thủ đô Hà Nội trở nên căng thẳng. Sau vụ gây hấn ở Hải Phòng, thực dân Pháp luôn luôn giở những trò khiêu khích ở Hà Nội. Chúng bắn vào đồng bào ta ở phố Yên Ninh, Hàng Bún. Từ khu Cửa Bắc chúng bắn súng cối làm đổ nhà cửa của nhân dân ở các phố chung quanh. Nhân dân Thủ đô căm phẫn, nhưng Hồ Chủ tịch khuyên đồng bào ta phải bình tĩnh. Ở các đường phố, anh chị em tự vệ đã đào hào, đắp ụ, sẵn sàng chiến đấu. Chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. Đáp lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, cùng với lòng yêu nước và ý chí kiên cường của toàn dân, dân tộc ta đã đập tan đập tan ý chí xâm lược của địch, buộc chúng phải đi đến một giải pháp chính trị, kết thúc chiến tranh ở Đông Dương.

Đêm 19-12-1946, tiếng súng đại bác của quân, dân Thủ đô từ pháo đài Láng đã nổ vang rền, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đó là cuộc chiến đấu chính nghĩa, tự vệ, một bộ phận của cuộc chiến tranh cách mạng, chiến tranh giải phóng dân tộc của nhân dân cả nước chống đế quốc Pháp xâm lược. Cuộc chiến đấu nổ ra khi nhân dân đã trở thành chủ nhân của đất nước, chủ nhân của Thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, quyết tâm giữ vững thành quả cách mạng đã giành được.

Cũng như nhân dân cả nước, quân và dân Thủ đô Hà Nội mong muốn có hòa bình để xây dựng đất nước sau khi giành chính quyền. Suốt 9 tháng, không manh động, không mắc mưu khiêu khích của quân Pháp, các tầng lớp nhân dân Hà Nội đều thể hiện ý thức kỷ luật rất cao, bình tĩnh đợi lệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ đấu tranh ngoại giao, Nhưng thực dân Pháp ngoan cố, quyết tâm thực hiện âm mưu đánh chiếm Thủ đô, trái tim của cả nước, quân và dân Hà Nội không còn con đường nào khác, tự nguyện đi tới một sự lựa chọn duy nhất để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ Thủ đô: Đó là đứng lên cầm súng cùng đồng bào cả nước chiến đấu tự vệ với tinh thần quyết tử để Tổ quốc quyết sinh!

Với vị trí chiến lược của Thủ đô, ngay sau khi vào Hà Nội, quân Pháp đã coi đây là mục tiêu số 1 trong âm mưu xâm lược của chúng đối với miền Bắc, là “chặng cuối cùng của sự nghiệp giải phóng” như lời tuyên bố ngạo mạn của Tổng chỉ huy Pháp. Chúng coi việc “đánh vào đầu não” là biện pháp hữu hiệu nhất để “nhanh chóng buộc nhóm cầm quyền ở Hà Nội hiện nay phải biến đi” quân Pháp sẽ làm chủ thành phố và một chính quyền thân Pháp sẽ được dựng lên.

Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được sự giúp đỡ trực tiếp của Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy và Tổng bộ Việt Minh, Thành ủy và Ủy ban Hành chính Kháng chiến Hà Nội đã lãnh đạo quân dân Thủ đô từng bước xây dựng lực lượng về mọi mặt. Sau Hội nghị Quân sự toàn quốc (họp ngày 19-10-1946 ở Hà Nội), công tác chuẩn bị chiến đấu ngày càng khẩn trương, theo tinh thần chỉ thị của đồng chí Tổng Bí thư Trường Chinh: Không để bị bất ngờ, sẵn sàng chiến đấu tiêu hao và kìm chân địch trong thành phố càng dài ngày càng tốt.

So với cả nước, Hà Nội là nơi tập trung lớn nhất lực lượng của ta và địch, với quân số và trang bị kỹ thuật cao nhất có thể huy động được, đồng thời cũng là nơi tập trung cao độ sự chỉ đạo chỉ huy của cả hai bên, chuẩn bị cho một cuộc đọ sức quy mô lớn và có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhất.

Quá trình chiến đấu, địch ra sức tăng cường binh lực hòng nhanh chóng đẩy lùi lực lượng vũ trang của ta ra khỏi thành phố. Về phía ta, theo mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng - Tổng chỉ huy, các địa phương lân cận như: Sơn Tây, Hà Đông – hậu phương trực tiếp của Thủ đô cũng bổ sung lực lượng cho Mặt trận Hà Nội. Với sự chỉ đạo chỉ huy tập trung, với quyết tâm giành giật từng đường phố, từng căn nhà trong cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt suốt hai tháng ở Thủ đô, quân và dân Hà Nội đã tiêu hao và kìm chân địch, hoàn thành vượt yêu cầu nhiệm vụ mà cả nước đã ủy thác cho chiến trường trọng điểm mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Ngay từ những ngày chiến đấu đầu tiên, tại Mặt trận Hà Nội không chỉ có các chiến sĩ Vệ Quốc đoàn, tự vệ, công an xung phong trực tiếp cầm súng chiến đấu tiêu hao tiêu diệt địch. Đối mặt với quân Pháp, cả trong những giờ phút thử thách quyết liệt nhất, còn có đông đảo nhân dân thành phố, từ em bé đến cụ già… tất cả đều góp phần tiêu hao tiêu diệt địch theo khả năng và bằng phương pháp, phương tiện riêng của mình. Phục vụ lực lượng vũ trang chiến đấu là một đội ngũ hậu cần hùng hậu, bao gồm đông đủ chị em phụ nữ mọi thành phần xã hội của Thủ đô, góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc rút lui thần kỳ của Trung đoàn Thủ đô ra khỏi thành phố sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Suốt hai tháng chiến đấu, xen kẽ với tiếng súng diệt địch trong từng căn nhà, góc phố, ngõ chợ, là những cuộc gặp gỡ giữa cán bộ chỉ huy của ta với đại diện lãnh sự quán một số nước còn ở lại trong thành phố vẫn diễn ra, khi công khai, khi bí mật, thể hiện một dạng thức ngoại giao đặc thù trong thời chiến.

Nhiệm vụ chiến lược trên giao cho quân và dân Thủ đô Hà Nội là phải giam chân địch trong thành phố càng dài ngày càng tốt, tạo điều kiện cho cả nước chuyển sang thời chiến; chiến đấu tiêu hao địch đi đôi với bảo tồn lực lượng ta và bảo vệ nhân dân để kháng chiến lâu dài. Thắng lợi của Mặt trận Hà Nội đã có tác dụng cổ vũ rất lớn đối với các chiến trường, củng cố lòng tin vào khả năng chiến đấu và chiến thắng đối với quân dân các địa phương trong cả nước. Kết quả tiêu hao và kìm chân địch suốt 60 ngày đêm trong Hà Nội đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho các ngành, các cấp, các địa phương chuyển toàn bộ đời sống xã hội sang thời chiến một cách chủ động, đầy tự tin. Về thế chiến lược quân sự toàn cục, hai tháng chiến đấu của quân và dân Hà Nội đã tác động thuận lợi đối với nhiều chiến trường trong cả nước. quân Pháp đã thất bại trong ý đồ “đánh cú quyết định vào đầu não” hòng tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc bình định miền Nam, cứu nguy cho Nam bộ. Quá trình diễn biến cuộc chiến đấu ở Hà Nội, quân Pháp rất mong nhanh chóng mở rộng chiến sự ra ngoại thành, “truy lùng và tóm gọn” cơ quan lãnh đạo kháng chiến để kết thúc chiến tranh. Nhưng quân và dân Thủ đô đã buộc chúng phải chôn chân dài ngày trong thành phố. Trong 60 ngày đêm đó, cơ quan lãnh đạo kháng chiến vẫn đứng chân bí mật an toàn ở vùng Chương Mỹ, sát kề Hà Nội, chỉ cách thành phố chừng 20km đường chim bay. Tại đó, sự chỉ đạo các chiến trường trong cả nước vẫn được giữ vững, giải quyết kịp thời những vấn đề ở tầm chiến lược cả về quân sự và chính trị do thực tế những ngày đầu kháng chiến đặt ra. Cả nước ta tự tin bước vào thời kỳ kháng chiến lâu dài, toàn diện với thực dân Pháp, từng bước giành thắng lợi trên các mặt trận: Việt Bắc thu đông 1947, Biên giới Tây nam 1950. Thắng lợi của Chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Giơ-ne-vơ. Trận quyết chiến chiến lược cuối cùng kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp không diễn ra ở Thủ đô mà ở Điện Biên Phủ, đưa đến kết quả giải phóng hoàn toàn miền Bắc và giải phóng Thủ đô. Không đánh vào Hà Nội mà giải phóng Thủ đô, đây là một thành tựu kỳ diệu trong sự chỉ đạo chiến tranh tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tháng 1-1954, Hội nghị Giơ-ne-vơ được triệu tập. Ngày 20-4-1954, Hội nghị bắt đầu bàn về vấn đề chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.

Sau nhiều ngày kiên trì thương lượng và đấu tranh gay go, vượt qua âm mưu phá hoại Hội nghị Giơ-ne-vơ của đế quốc Mỹ, bọn hiếu chiến Pháp nhằm kéo dài và mở rộng chiến tranh xâm lược. Hiệp định Giơ-ne-vơ đã được ký kết, vào ngày 20-7-1954. Theo quy định của Hiệp định Giơ-ne-vơ và thoả thuận ở Hội nghị quân sự Trung Giã giữa Đoàn đại biểu Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam và Đoàn đại biểu Bộ Tổng chỉ huy Quân đội Pháp ở Đông Dương, Hà Nội còn nằm trong vùng tập kết của quân đội Pháp 80 ngày. Trong những ngày còn chiếm đóng Hà Nội, Pháp đã phá hoại thành phố về nhiều mặt trước khi chuyển sang cho ta, định biến Hà Nội thành một thành phố trống rỗng, hỗn loạn, hòng làm giảm uy tín của Chính phủ kháng chiến ở trong nước và trên quốc tế.

Thực dân Pháp còn cố gắng vực bộ máy nguỵ quyền thành phố làm công cụ thực hiện âm mưu phá hoại, di chuyển tài sản, máy móc ở các công sở, xí nghiệp và cưỡng ép nhân dân di cư vào Nam. Chiều 27-7-1954, chúng lập “Uỷ ban di cư”, ngày 2-8-1954, Ngô Đình Diệm thúc đẩy bọn tay sai thực hiện kế hoạch tội ác. Mỹ đã cấp cho Pháp nhiều phương tiện cần thiết để vận chuyển những người di cư, chuyển hồ sơ, tài liệu, máy móc, nguyên liệu ở các công sở, xí nghiệp, kho tàng xuống Hải Phòng vào Nam.

Một trong những nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta lúc đó là tổ chức tốt việc tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Kế hoạch tiếp quản Thủ đô Hà Nội được Trung ương Đảng chỉ đạo thống nhất và hết sức chặt chẽ. Theo Nghị quyết ngày 17-9-1954 của Hội đồng Chính phủ, Ủy ban quân chính TP. Hà Nội được thành lập do thiếu tướng Vương Thừa Vũ, tư lệnh sư đoàn Quân Tiên phong làm Chủ tịch. Ủy ban quân chính có nhiệm vụ tiếp thu và quản lý thành phố. Bộ Tư lệnh đã ra lệnh cho các đơn vị vào tiếp quản Hà Nội phải triệt để chấp hành các chính sách và kỷ luật của Chính phủ đề ra, phải luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu khiêu khích của bọn phá hoại. Sư đoàn Quân Tiên phong đã được Trung ương Đảng và Chính phủ giao nhiệm vụ tiếp quản Hà Nội. 8 giờ sáng ngày 6-10-1954, địch rút khỏi quận lỵ Văn Điển. Đội Công tác ngoại thành của ta tiến vào tiếp quản. Đây là quận lỵ đầu tiên ở ngoại thành Hà Nội được giải phóng. Sáng 8-10-1954 các đơn vị quân đội chia nhiều đường tiến vào ngoại thành Hà Nội. Sáng ngày 9-10, các đội công tác ngoại thành phối hợp với bộ đội tiến vào tiếp quản 4 quận: Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Quỳnh Lôi. Đến buổi trưa, ta tiếp quản Đại lý Hoàn Long.

Đúng 16 giờ ngày 9-10-1954, những tên lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên sang phía Gia Lâm. Bộ đội ta hoàn toàn kiểm soát thành phố. Sau 9 năm kháng chiến trường kỳ, Thủ đô Hà Nội sạch bóng quân thù.

Sáng ngày 10-10-1954, Uỷ ban Quân chính thành phố và Đại đoàn 308 từ các cửa ô mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Trung đoàn Thủ đô, vinh dự giương cao lá cờ “Quyết chiến quyết thắng” dẫn đầu đoàn quân chíên thắng trở về giải phóng Thủ đô, trong tiếng nhạc hùng tráng, giữa rừng hoa, rừng cờ và tình cảm thắm thiết của 20 vạn nhân dân Hà Nội đổ xuống đường đón mừng Uỷ ban quân chính và bộ đội. Vào khoảng 8h sáng 10-10-1954, Uỷ ban quân chính thành phố và các đơn vị quân đội gồm cả bộ binh, cơ giới chia làm nhiều cánh lớn mở cuộc hành quân vào Thủ đô. Nhân dân Hà Nội náo nức trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui sướng tột độ của những người đã nhiều năm bị kìm nén dưới gót sắt của giặc nay được giải phóng. Trung đoàn Thủ đô đã dẫn đầu đội hình bộ binh tiến từ Ô Cầu Giấy, qua Kim Mã, Hàng Đẫy, Cửa Nam, Hàng Bông ra Bờ Hồ quặt sang Hàng Đào, chợ Đồng Xuân vào thành Hà Nội. Phía nam, đội hình bộ binh khác từ Việt Nam học xá, Bạch Mai, phố Huế ra Tràng Tiền, vòng về Đồn Thuỷ. Sau đội hình bộ binh là xe cơ giới, dẫn đầu là tướng Vương Thừa Vũ, nguyên Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội, giơ tay chào đồng bào, theo sau xe cơ giới là đội hình pháo binh...

15 giờ ngày 10-10, hàng vạn nhân dân Thủ đô phấn khởi dự lễ chào cờ chiến thắng. Cờ đỏ sao vàng lại tung bay trên đỉnh cột cờ cổ kính. Thủ đô lại trở về với Tổ quốc độc lập, tự do, kết thúc một chặng đường lịch sử đầy hy sinh, gian khổ nhưng rất oanh liệt vẻ vang của nhân dân Hà Nội và nhân dân cả nước. Lịch sử sang một trang mới. Tuy không xảy ra giao tranh ác liệt, nhưng cuộc tiếp quản này là sự kết thúc của cuộc kháng chiến toàn dân kéo dài từ năm 1946. Hà Nội hân hoan đón mừng những người con chiến thắng trở về giải phóng Thủ đô. Sự kiện đó đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa cực kỳ to lớn, mở ra một thời kỳ mới hết sức vẻ vang trong lịch sử ngàn năm văn hiến của Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ở thời đại Hồ Chí Minh.

Theo Tapchixaydungdang





Giải phóng Thủ đô - Ngày về chiến thắng

Ngày 10/10/1954 - một ngày cuối thu nắng đẹp, trời se lạnh. Đó là một ngày lịch sử. Từ sáng sớm, cả Hà Nội nhộn nhịp vừa có không khí thiêng liêng của ngày Tết, vừa có cái tưng bừng rạo rực của ngày hội lớn - Hội chiến thắng. Thủ đô hoàn toàn được giải phóng sau 8 năm giặc Pháp trở lại xâm lược, tạm chiếm đóng Hà Nội.

Tôi còn nhớ người người quần áo chỉnh tề, cờ hoa rực rỡ từng đoàn, từng đoàn đứng đông nghịt trên các hè phố, các con đường được báo trước là có bộ đội sẽ đi qua. Đại đoàn 308 quân Tiên phong tiến vào thành phố theo ba hướng, tất cả gặp nhau bên Hồ Gươm.

Dẫn đầu là trung đoàn Thủ đô, tiếp theo là trung đoàn 36, trung đoàn 88. Trung đoàn Thủ đô đã cùng nhân dân Hà Nội chiến đấu dũng cảm suốt 60 ngày đêm (từ 19/12/1946 đến 17/2/1947) bảo vệ từng căn nhà, góc phố để ta có thời gian chuẩn bị cuộc kháng chiến lâu dài.

Các chiến sĩ trung đoàn anh hùng này tạm biệt Hà Nội sau cái đêm rút qua cầu Long Biên, họ nén đau thương, nhìn lại kinh thành bốc cháy và hẹn ngày về chiến thắng. Hôm nay các chiến sĩ “quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” ấy đã về Thủ đô thân yêu. Từng đoàn thiếu nữ ôm những bó hoa tươi thắm đổ ra đường tặng bộ đội, cài lên cây súng, tung lên ôtô.

Những tốp thiếu nhi tay vốc từng nắm hoa giấy tung lên như thả những đàn bướm muôn màu nhỏ li ti bay sà vào những chiến sa đang từ từ lăn bánh đi qua. Nhân dân hò reo, phất cờ đỏ sao vàng, vẫy hoa. Các anh bộ đội đi giữa rừng cờ, rừng hoa, rừng người tươi như hoa…Ở nhiều phố có cổng chào mừng đoàn quân chiến thắng.

Từ hồ Hoàn Kiếm, tôi theo các đoàn quân tiến qua các phố Hàng Đào,Hàng Ngang, Đồng Xuân lên Cửa Bắc, vào thành Hà Nội, tập trung tại sân vận động Cột Cờ. Cả Hà Nội dồn về đây chờ đón giây phút lịch sử.

Đến 3 giờ chiều ngày 10-10-1954, còi Nhà hát lớn thành phố nổi lên một hồi dài. Đoàn quân nhạc cử quốc thiều. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên Cột cờ Hà Nội. Trong lễ mừng chiến thắng ấy, thiếu tướng Vương Thừa Vũ (1910-1980), Chủ tịch Uỷ ban quân chính thành phố xúc động đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi đồng bào Thủ đô.

Trong thư, Bác viết: “Tám năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào. Ngày nay do quân và dân ta đoàn kết, nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, kháng chiến đã thắng lợi. Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui khôn xiết kể”.

Bác Hồ dặn dò nhân dân Thủ dô “đồng tâm nhất trí góp sức với Chính phủ, thì chúng ta nhất định vượt mọi khó khăn và đạt được mục đích chung: làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh”.

Trong hơn 1000 năm tồn tại và phát triển của mình, Thăng Long - Hà Nội đã trải qua 10 cuộc chiến tranh chống ngoại xâm và một cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ riêng ngày 10/10/1954, ta không đánh vào Hà Nội mà giải phóng được Thủ đô là một thành tựu kì diệu dưới sự chỉ đạo tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc chiến Đông - Xuân 1953 - 1954.

Trận quyết chiến chiến lược cuối cùng kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược không diễn ra ở Hà Nội mà ở Điện Biên Phủ, đưa đến kết quả giải phóng hoàn toàn miền Bắc và giải phóng Thủ đô.

58 năm đã trôi qua, nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô cùng với cả nước vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiến hành sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hôm nay nhân dân Hà Nội đang xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại, xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính với kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững.

(Người Hà Nội/Vietnam+)

http://hanoi.vietnamplus.vn/





Chào mừng Ngày giải phóng thủ đô 10/10:

Hào hùng ngày trở về”



Nh
Nhân dân Hà Nội mừng đón đoàn quân giải phóng ngày 10/10/1954. Ảnh: TTXVN
ững ngày đầu tháng 10 này, đến thăm đại tá Nguyễn Trọng Hàm, Trưởng Ban liên lạc truyền thống quyết tử Trung đoàn Thủ đô, nguyên Phó Tham mưu trưởng Quân khu Thủ đô, chúng tôi có dịp nghe ông kể lại những kỷ niệm về ngày tiếp quản Thủ đô.



Dẫn chúng tôi dạo qua phố Hàng Thiếc, dừng lại nhà số 53, ông Hàm nói: “Đây là nhà tôi thuê làm hàng giầy thời đó. Trước đó, bố tôi thuê làm thiếc, sau đó để lại một gian để tôi kinh doanh da giầy che mắt địch khi hoạt động trong “đội danh dự” trong nội thành. Nhà này trước đây rộng lắm, rộng 6 mét và sâu trăm mét. Trong đó có cả chục hộ gia đình sinh sống hòa thuận. Do là cư dân của khu phố này nên tôi thuộc lòng từng ngõ ngách và là Trung đội trưởng Trung đội 2 đóng tại khu vực này. Tại đây vào ngày 7 - 8/2/1947, trung đội do tôi chỉ huy đã đánh trận lớn khi quân Pháp tiến đánh vào đây. Với xe tăng yểm trợ, địch tiến vào từng ngôi nhà. Khi địch tiến sâu sang nhà số 40 Hàng Nón, chúng tôi mới dùng lựu đạn tiêu diệt khoảng 20 tên. Sau trận đó, địch chỉ tập kích lẻ tẻ vào vị trí này”.

Ngày 14/2/1947, quân Pháp mở đợt tấn công lớn vào chợ Đồng Xuân, tiến sang Hàng Chiếu, Hàng Bạc. “Quân ta đang tập hợp lực lượng dự định phản công thì vào ngày 16/2, đại diện Hoa kiều đến gặp lực lượng quân ta để xin tiếp tế, chất đốt và ngừng bắn để Hoa kiều rút. Ta đồng ý hỗ trợ 2 tạ gạo và hẹn ngày 18/2 sẽ tiếp tế chất đốt. Tuy nhiên, lúc đó ta cũng phán đoán đây là hành động thăm dò của giặc Pháp và thực lực lúc đó ta sắp hết lương thực, đạn dược. Chính vì vậy, theo lệnh của cấp trên, lực lượng Trung đoàn Thủ đô rút khỏi nội đô. Thời điểm rút khỏi Hà Nội là tối 17/2/1947 nhưng mãi ba giờ chiều, lệnh rút mới được phổ biến. Nhiều chiến sỹ trung đoàn đã xin ở lại chiến đấu. Tuy nhiên, nhiệm vụ cầm chân địch được 60 ngày đêm là một thành công ngoài mong đợi, bởi quân xâm lược Pháp lúc đó cho rằng với trang thiết bị vũ khí và sức mạnh xe cơ giới, địch có thể làm chủ nội thành sau 24 tiếng. Nay đã cầm chân địch 60 ngày đêm, tiêu hao nhiều sinh lực địch nên lúc này cần bảo toàn lực lượng cho trường kỳ kháng chiến. Chính vì vậy, trước khi rút, tất cả người lính chúng tôi viết lên tường lời thề “Ra đi hẹn ngày trở về”. Và lời thề đó được thực hiện trọn vẹn sau đó 7 năm, ngày 10/10/1954”, ông Hàm kể lại.

Những trận chiến quyết tử để bảo vệ từng góc nhà, từng dãy phố vẫn còn in đậm trong tâm trí ông Hàm. Dù 91 tuổi nhưng ông vẫn kể mạch lạc chi tiết từng trận đánh. Chính vì vậy, khi rút khỏi Hà Nội, tại lễ mừng công ở Thượng Hội (Đan Phượng), Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã đem đến Trung đoàn Thủ đô lời tuyên dương của Bác và thay mặt Chính phủ trao danh hiệu và lá cờ thêu “Trung đoàn Thủ đô” cho những người con Hà Nội vượt qua khó khăn 60 ngày đêm để giành chiến thắng.

“Ngày trở về hào hùng và nhiều cảm xúc lắm, nhất là những người lính Trung đoàn Thủ đô năm xưa khi được lệnh rút khỏi Thủ đô sau 60 ngày đêm quyết tử”, ông Hàm kể lại. “Lúc đó, tôi công tác ở Bộ Tổng tham mưu nên về Hà Nội tiếp quản từ 8/10/1954. Trên đường về các vị trí tiếp quản, người dân phố phường phấn khởi vì hòa bình lập lại; còn tại các điểm bàn giao, quân Pháp chấp hành rất nghiêm, binh sỹ gặp nhau còn nói: “Hòa bình muôn năm”, bởi với nhiều lính Pháp, thực chất họ cũng là lính đánh thuê, nên cũng mong muốn hòa bình sớm lập lại để về nước sum họp với gia đình”.

“Tuy về Hà Nội từ mùng 8/10 nhưng theo quân lệnh, tôi không được phép về thăm gia đình, dù có đi ngang qua nhà, thấy mẹ tôi nhưng không dám vào. Phải sau ngày 10/10, khi tôi về nhà, mẹ tôi mừng lắm, sung sướng chảy cả nước mắt”, ông Hàm kể. Còn không khí hôm 10/10 thì như ngày hội, người dân đổ ra đường đón chào những người con thắng trận trở về, cờ hoa vẫy dọc đường. Nhiều người còn chạy ra bắt tay, xoa lưng các chiến sỹ xem có đúng là những người lính Thủ đô năm xưa hay không. Ngày ra đi vào tối 17/2/1947 và ngày trở về 10/10/1954 mãi mãi là những kỷ niệm với ông Nguyễn Trọng Hàm và nay dù tuổi đã cao nhưng ông vẫn đầy hào sảng khi kể về những ngày truyền thống để thế hệ trẻ tiếp bước cha ông.

Ông Nguyễn Trọng Hàm cho biết: “Giờ Thủ đô phát triển nhanh, mở rộng hơn trước kia nhiều lần, quy mô hoành tráng. Tôi là người phố cổ, trước đây ngõ ngách nào trong khu phố cổ đều biết nhưng nay mở rộng khó nhớ nổi tuyến phố. Kinh tế phát triển hơn so với trước, đô thị khang trang hơn nhưng bên cạnh đó các cấp chính quyền cần tăng cường giáo dục về văn hóa truyền thống, nề nếp gia đình. Thực tế cho thấy có không ít bạn trẻ không biết lịch sử nước nhà. Bên cạnh những kiến thức cập nhật với thời đại, việc hiểu truyền thống của đất nước, dân tộc, Thủ đô là điều cần chú trọng. Đồng thời, giáo dục tại gia đình cần được quan tâm bởi những nề nếp gia phong, truyền thống tạo nên cốt cách con người Việt Nam và chúng ta cần giữ gìn”.

Xuân Cường

Theo báo Tin tức

1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương