Hà Nội Điện Biên Phủ trên không


Bài 2: Nỗi kinh hoàng của phi công Mỹ



tải về 1.12 Mb.
trang8/18
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.12 Mb.
#6077
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18

Bài 2: Nỗi kinh hoàng của phi công Mỹ


Thứ tư 05/12/2012

 Sau trận thắng đầu tiên của Bộ đội tên lửa Việt Nam, yếu tố bí mật của vũ khí không còn nữa. Tuy nhiên, với chiến thuật linh hoạt di chuyển trận địa, đồng thời lập nhiều trận địa giả, tổ chức đón lõng, phục kích bất ngờ; các trung đoàn tên lửa đã tránh được những trận tập kích trả thù và tiếp tục bắn rơi nhiều máy bay Mỹ. Phi công Mỹ khi bay vào vùng trời miền Bắc Việt Nam đều ám ảnh bởi lưới lửa phòng không dày đặc của các đơn vị tên lửa, cao xạ… Đến mức, nhiều phi công cho rằng, trở thành khách bất đắc dĩ trong “khách sạn Hilton” (trại giam giặc lái Mỹ ở Hà Nội - PV) được coi là may mắn, thay vì phải tan xác trên bầu trời.

Cuộc trả đũa đắt giá

Việc ra quân đánh thắng trận đầu của Bộ đội tên lửa đã làm nức lòng quân dân cả nước ta, đồng thời khiến Lầu Năm Góc choáng váng. Nhằm gây bất ngờ để tiêu diệt và kéo địch ra xa Hà Nội, Tiểu đoàn 61 (Trung đoàn tên lửa 236) cơ động phục kích máy bay địch tại khu vực Xích Thổ (nay thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình). Khu vực này nhanh chóng trở thành một trận địa bí mật, ngoài Tiểu đoàn tên lửa 61, còn có 23 đại đội pháo phòng không.

Theo hồi ức của Đại tá Nguyễn Xuân Đài (nguyên sỹ quan điều khiển Tiểu đoàn tên lửa 61), ngày 11-8-1965, lúc 20h08, kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 61 phát hiện một tốp 3 máy bay địch. Đến cự li thích hợp, tiểu đoàn đã phóng 3 quả tên lửa trúng mục tiêu, một chiếc máy bay bốc cháy dữ dội và rơi tại chỗ; những chiếc còn lại bị thương nặng hốt hoảng bay ra biển thì một chiếc nữa bị rơi. Chiếc máy bay còn lại cố hạ cánh xuống tàu sân bay  Midway. Theo tin tình báo của ta nắm được sau đó, chiếc máy bay bị thương này là loại A4-E số hiệu 114 do Thiếu tá Robert Geor phải hai lần hạ cánh mới được. Ngay khi chiếc máy bay đáp được xuống đường băng, các nhân viên kĩ thuật đã xúm lại và xác định trên thân máy bay có tới 50 lỗ thủng do mảnh tên lửa của ta phá huỷ. Thân máy bay bị móp méo khiến phi công Robert Geor chỉ thoát ra khỏi máy bay sau khi được các nhân viên kĩ thuật dùng cưa, kích hỗ trợ phá cửa. Tin về 2 chiếc máy bay bị rơi, một chiếc bị thương nặng khiến các phi công trên tàu sân bay Midway xôn xao. Thiếu tá Robert George bị cấp trên cấm tiếp xúc với phóng viên thường trú trên tàu sân bay. 

N




Chuyên gia Liên Xô và bộ đội Việt Nam bên xác một chiếc máy bay Mỹ bị bắn hạ



Bức phù điêu bên hồ Trúc Bạch, ghi lại sự kiện bắn cháy máy bay của John McCain



Đại tá Nguyễn Thanh Tân, người tham gia kíp chiến đấu bắn hạ máy bay của John McCain 

Phi công John McCain hiện là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
gay sau trận thắng giòn giã, Tiểu đoàn 61 được lệnh di chuyển cấp tốc, đồng thời một hệ thống khí tài tên lửa giả (làm bằng tre, cót ép) được triển khai để nhử địch. Đúng như dự đoán, ngày 13-8-1965, xuất hiện nhiều tốp máy bay địch bổ nhào xuống đánh phá trận địa giả và bị 23 đại đội pháo phòng không cùng lực lượng bộ đội địa phương Ninh Bình phục sẵn. Lực lượng hỗn hợp của ta đã đánh trả quyết liệt các trận oanh tạc trả thù và bắn rơi tại chỗ 6 máy bay Mỹ. Ngay hôm sau, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ thừa nhận: “Đây là một ngày thiệt hại nặng nề nhất của không lực hạm đội”. Đồng thời Tham mưu trưởng Không quân Mỹ phải ra lệnh đình chỉ ngay tức khắc việc “đánh trả đũa quá đắt đỏ” này. 

Ngoài những trận đánh nổi tiếng trên, Tiểu đoàn 61 cũng giành nhiều thành tích đặc biệt khác, như ngày 7-3-1966 bắn cháy 2 máy bay Mỹ bằng 1 tên lửa. Đó là chiếc thứ 900 và 901 của không quân Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Sau đó chưa đầy hai tuần (ngày 18-3-1966, tại huyện Đô Lương, Nghệ An), cũng bằng 1 quả tên lửa trong tình huống tương tự, Tiểu đoàn 61 đã bắn rơi tại chỗ 2 máy bay loại F3D2, diệt 3 giặc lái… Sau những chiến công nổi bật, đơn vị được Bác Hồ đến thăm động viên và khen thưởng. Đến ngày 1-1-1967, Tiểu đoàn 61 vinh dự được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 



Vị thượng nghị sỹ tương lai và cú nhảy xuống hồ Trúc Bạch

Đại tá Nguyễn Thanh Tân (nguyên Trưởng phòng Quân huấn, Quân chủng PKKQ, khi đó là trắc thủ góc tà thuộc Tiểu đoàn tên lửa 61) cũng là người tham gia trận đánh bắn cháy chiếc máy bay A4-E do Thiếu tá John McCain điều khiển trong khi bổ nhào xuống đánh phá Nhà máy điện Yên Phụ Hà Nội cuối tháng 10-1967. Thời điểm đó, Tiểu đoàn 61 bí mật triển khai tại trận địa Dương Tế (xã Yên Sở, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Sáng 26-10-1967, Hà Nội vào thu rất đẹp, nắng vàng và nền trời rất trong xanh; đây cũng là điều kiện thời tiết lý tưởng mà máy bay Mỹ lợi dụng đánh phá. Sau những trận đánh ác liệt, hôm đó Tiểu đoàn 61 chỉ còn 5 quả đạn tên lửa. Từ chỉ huy đến cán bộ, chiến sĩ đều băn khoăn nếu địch mở nhiều đợt tập kích thì rất khó được cấp đạn kịp thời. Toàn đơn vị đặt quyết tâm mỗi quả đạn diệt một máy bay địch; ngay quả đạn đầu tiên chính xác có thể làm rối loạn đội hình tấn công của chúng đồng thời bảo vệ an toàn mục tiêu bảo vệ…

Đúng như dự đoán, hôm đó không quân Mỹ ồ ạt đánh phá Hà Nội trong “Chiến dịch Sấm Rền 57”. Lúc 11h30, bầu trời Hà Nội xuất hiện hàng chục chiếc máy bay A4, F8, F4 điên cuồng lao vào đánh phá khu vực Nội Bài, Nhà máy điện Yên Phụ, Tổng kho Văn Điển… Nhiều chiếc máy bay đã bị đền tội bởi những loạt đạn tên lửa chính xác của các đơn vị. Với Tiểu đoàn 61, bảo vệ Nhà máy điện Yên Phụ nhưng cũng phải đảm bảo sự an toàn của khu vực Ba Đình, do đây là nơi có những cơ quan đầu não của đất nước, nên có những quy định về “góc cấm” không được phóng tên lửa, đề phòng trường hợp tên lửa mất điều khiển rơi xuống… Khi mục tiêu xuất hiện, trong khoảng thời gian 20 giây, với sự mưu trí sáng tạo và tinh thần dám chịu trách nhiệm, kíp chiến đấu đã chọn đúng thời cơ nhấn nút phóng tên lửa ngay trước khi chiếc máy bay của John McCain bổ xuống cắt bom, vừa bắn cháy máy bay, vừa đảm bảo an toàn Nhà máy điện Yên Phụ… 

Chiếc A4-E bốc cháy ngùn ngụt và từ quầng lửa đó bắn ra một chiếc dù. Viên phi công đã rơi xuống giữa hồ Trúc Bạch và được vớt lên, chữa trị các vết thương rồi trở thành vị khách của “Hilton Hà Nội” cho đến khi được trao trả về Mỹ năm 1973. Sau này, John McCain trở thành một chính khách nổi tiếng của Mỹ, năm 2008 là ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hoà nhưng thất cử trước ông Obama. Hiện  John McCain là thượng nghị sĩ Mỹ; ông đã nhiều lần trở lại Việt Nam và tất nhiên không thể không đến thăm hồ Trúc Bạch.

Duy Anh - Đình Khang

1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương