Hà Nội Điện Biên Phủ trên không


Kỳ 2: Lầu Năm Góc: Lẩn tránh và Giấu diếm



tải về 1.12 Mb.
trang10/18
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.12 Mb.
#6077
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18

Kỳ 2: Lầu Năm Góc: Lẩn tránh và Giấu diếm


01/12/2012

'Điều đáng bực mình nhất là sự im lặng kéo dài của viên tổng tư lệnh về lý do khiến ông ta ra lệnh ném bom trở lại và việc oanh tạc này sẽ làm cho hòa bình tiến bộ như thế nào', báo chí Mỹ ngay từ năm 1972 đã đặt vấn đề.

LTS: 40 năm, một hành trình thời gian đủ dài để các tài liệu từng được liệt vào dạng "Tuyệt mật" (Top Secret) có thể được mang ra ánh sáng, để có cái nhìn đầy đủ về 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" , từ hai phía.

Không nhằm nhắc nhớ, khơi gợi về một chương buồn trong quan hệ Việt - Mỹ, loạt bài nhằm cung cấp thêm một góc nhìn lịch sử, từ người trong cuộc. Và cũng hi vọng, sự thật lịch sử được minh định. Và đó cũng là lời nhắc nhở, rằng ''không có gì quý hơn độc lập, tự do' và không ai có thể xâm phạm điều đó.

Cựu Tổng thống Nixon, trong cuốn hồi ký của mình, thừa nhận "Ngày 14/12/1972, tôi ra lệnh tiếp tục thả mìn cảng Hải Phòng và tiến công bằng B.52 vào khu liên hiệp Hà Nội, Hải Phòng... Tôi đích thân ra lệnh mở một trong những cuộc ném bom lớn nhất vào ngày 26/12: 116 lần xuất kích của B.52 nhằm vào những mục tiêu ở Hà Nội, Hải Phòng".

Thảm sát

Báo Hà Nội mới, số ra ngày 31/12/1992, tường thuật: một ngày trước đó, một tờ báo của Nhật đăng tin cho biết nữ danh ca Mỹ Joan Baez khi đi thăm phố Khâm Thiên "đã phải lấy khăn che mặt và toàn thân rung lên vì tiếng nấc. Trước mắt cô, mức độ khủng khiếp của sự hủy diệt đã tự nó nói lên rất rõ".

Trận bom rải thảm phố Khâm Thiên, Hà Nội đêm 26/12/1972 đã làm chết 278 người, trong đó có 91 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em; làm cho 178 cháu mồ côi, trong đó có 66 cháu mồ côi cả cha lẫn mẹ; 290 người bị thương, 2.000 ngôi nhà, trường học, đền chùa, rạp hát, trạm xá bị sập, trong đó có 534 ngôi nhà bị phá hủy hoàn toàn.

Người cựu chiến binh Nguyễn Văn Cầu, 75 tuổi, hiện là Bí thư Chi bộ phường Khâm Thiên, vẫn xúc động khi nhắc lại sự kiện đau thương, bi tráng này. Cứ đến sáng 26/12 hàng năm, ông cùng những gia đình có người thân thiệt mạng do bom B52 lại đến tượng đài tưởng nhớ những người đã ngã xuống trong 12 ngày đêm lịch sử, để thắp nén hương cho người đã khuất.

Người đàn ông năm nay đã vào tuổi lên lão, nhưng mỗi lần nhắc về trận bom hủy diệt phố Khâm Thiên 40 năm trước, nước mắt lại chảy dài. Ông Cầu kể lại: Khi đó ông là nhân viên Xưởng in báo Hà Nội mới, vừa sản xuất, vừa tham gia chiến đấu. Ngày 22/12/1972, ông cho vợ con về sơ tán về nhà ngoại bên Bát Tràng. Chiều 26/12, ông đón vợ con về nhà ở phố Khâm Thiên để đi làm. Cùng ngày, đơn vị nhận lệnh "Đêm nay, Mỹ có thể đánh phá ác liệt Thủ đô, 9h tối phải có mặt tại đơn vị để sẵn sàng chiến đấu".

Nhận lệnh, ông Cầu chỉ kịp xin nghỉ sớm, về nhà dặn vợ con, em và cháu là đêm phải nhanh chóng xuống hầm. Nhưng ông không ngờ đó là giây phút cuối cùng ông được ở bên vợ con.

21h ông có mặt tại đơn vị. Khoảng 23h45', bom B52 của Mỹ bắt đầu trút xuống Thủ đô. Ông cùng đồng đội chiến đấu trên tầng 4 của Xưởng in. Rồi lòng ông như có lửa đốt khi hay tin khu vực đầu đầu phố Khâm Thiên, nơi có những người ruột thịt của ông, bị trúng bom và đang bốc cháy dữ dội.

Đến gần sáng, ông xin phép đơn vị về nhà. Trước mặt ông, cảnh tượng tan hoang, nhà ông và cả dãy phố đã bị bom cày nát, xác người la liệt khắp nơi. Ông Cầu chết lặng khi thấy người vợ của mình bị mất 1/2 cơ thể, đứa con vị vùi lấp chỉ còn lại một bên chân, 2 người cháu ruột của ông cũng chịu chung số phận. Người em ruột ông thì mãi gần 2 tháng sau mới tìm thấy xác...

Khu phố Khâm Thiên lúc bấy giờ phần lớn là nhà ở của bà con lao động nghèo đã bị loạt bom B52 biến thành bình địa. Hố bom chi chít cùng với gỗ, đá, gạch ngói vụn nát ngổn ngang. Căn nhà số 22 của chị em Lan và Phượng. Cả 2 đều là sinh viên. Bố mẹ và gia đình các em đều đã đi sơ tán. Một trái bom Mỹ đã biến căn nhà ấy thành một hố sâu. Không còn gì ngoài một tập sách cháy dở và một vài mảnh áo bông thấm máu hai em.

Bà Nguyễn Thị Lân, hiện sống ở phố Minh Khai, cũng không thể quên cảnh tượng vợ chồng người em ruột của bà cùng hai con nhỏ bị chết thảm trong đêm 26/12 tàn khốc ấy.

"Mặc dù cả nhà em tôi cùng nhiều gia đình đã xuống hầm, nhưng không may bị trúng bom nên mấy chục người chết hết. Một người em của tôi may mắn thoát chết, nhưng bị cháy xém cơ thể, sau đó được đi cấp cứu tại Bệnh viện Sait Paul, giờ trên người chi chít vết thương", bà Lân kể lại.

Bà Lân cho biết, đêm 26/12, bà tham gia chiến đấu tại khu vực Nhà máy nước Yên Phụ. Sáng hôm sau bà đi bộ về nhà, qua phố Hàng Bồ, Quán Sứ, Yết Kiêu... thấy phố phường tan hoang, nhà cửa đổ nát, những đám cháy vẫn bốc lên xen lẫn mùi khét lẹt...

Về lo hậu sự cho những người thân và hàng xóm xong, bà cùng người dân đi gom xác người chết.

"Ban đầu còn có quan tài để nhập, sau đó chẳng có quan, chỉ có manh chiếu, tấm vải vể khâm liệm. Cơ thể người chết cũng không còn nguyên vẹn nên chúng tôi chỉ biết gom lại và cùng chính quyền chôn cất cho bà con. Thật đau thương. Lúc đó, chúng tôi không thể khóc được, mà phải tự nhủ thật gan dạ để cùng nhau chiến đấu bảo vệ thủ đô. Đã gần 40 năm trôi qua, cứ đến ngày giỗ chung của bà con, tôi lại bật khóc", bà Lân ngậm ngùi.



Dối trá

"Lòng tin vào lẽ phải và nền văn minh đã là một trong những nạn nhân tinh thần của cuộc tiến công bằng không quân vào dịp Noel của Richard Nixon chống miền Bắc Việt Nam. Nếu lãnh tụ dân cử của nền dân chủ lớn nhất hành động như một tên bạo chúa điên rồ, và không một người nào trong chính phủ ông ta nói lên lời phản kháng nhỏ nhẹ nhất thì khó mà có thể cãi lại quan điểm cho rằng xã hội chúng ta là một xã hội hóa điên được.

Một thí dụ là phản ứng chính thức của Mỹ đối với tin tức nói rằng bệnh viện Bạch Mai 1.000 giường ở Hà Nội đã bị ném bom. Người phát ngôn chính thức của Bộ Quốc phòng Jerry W. Friedheim nói ngay rằng tin trên là "tuyên truyền", rồi ông ta nói tiếp: "Chúng ta đã không đánh vào một bệnh viện lớn gần 1.000 giường. Tôi không có tin gì ủng hộ tin đó cả".

Từ "nói dối" không mô tả được một cách thích đáng tuyên bố trên. Thời báo New York (The NewYork Times) trước đó đăng một bài tường thuật về thiệt hại ghê gớm do bom Mỹ gây ra cho bệnh viện Bạch Mai", đó là những lời chỉ trích gay gắt của Antoni Luis đăng trên tờ "Diễn đàn thông tin quốc tế" ngày 30/12/1972.

Trước đó 1 ngày, ngày 29/12/1972, cũng tờ báo này bình luận về bản thông cáo ngày 27/12 của chính quyền Nixon: "Hơn 1.400 phi vụ oanh kích của B.52 và các máy bay ném bom khác trong một tuần chống những mục tiêu "quân sự" trong vùng rất đông dân ở Hà Nội và Hải Phòng. Nhưng thậm chí trong việc mới hé một chút bức màn bí mật này, vẫn hãy còn lởn vởn chính sách cũ do Nhà Trắng áp dụng là lẩn tránh và giấu diếm (...)



Người phát ngôn Bộ chỉ huy Mỹ đã từ chối không bình luận những câu hỏi về thương vong của dân thường. Có ai tin rằng ném bom rải thảm với cường độ như thế mà lại không gây ra một số thương vong rất lớn cho dân thường trong một vùng mật độ dân số cao như vậy?

(...)Nhân dân Mỹ có quyền nghe một báo cáo đầy đủ và nhanh chóng từ những người có trách nhiệm về những hành động đó, những hành động phạm phải nhân danh nhân dân Mỹ. Điều đáng bực mình nhất là sự im lặng kéo dài của viên tổng tư lệnh về lý do khiến ông ta ra lệnh ném bom trở lại và việc oanh tạc này sẽ làm cho hòa bình tiến bộ như thế nào?".

Trong khi đó, tại Hà Nội, "ở thôn Gia Thuỵ, Gia Lâm có gia đình bác Hiển, chỉ trong một trận bom, cả nhà có 10 người chết hết 9. Gia đình bác Quốc bị một quả bom cướp đi sinh mạng của bà mẹ già cùng đàn cháu thơ. Tại thị trấn Yên Viên, có một chiếc xe ca đang chở khách, bị bom biến thành đống sắt bẹp dúm. Rất nhiều đã chết và số còn lại đều bị thương.

Trước đó 4 hôm, vào lúc 2h38' ngày 22/12, Bệnh viện Bạch Mai, một cơ sở y tế dân sự vào loại lớn nhất miền Bắc hồi ấy cũng bị B.52 Mỹ dội bom. Toà nhà chính của bệnh viện đã đổ sập, đè lên những căn hầm, trong đó có rất nhiều bệnh nhân và nhân viên y tế đang ẩn nấp. Ban lãnh đạo bệnh viện đã là đủ mọi cách mà đành bất lực.

Không có chiếc xe cẩu nào đủ sức nâng khối bê tông và gạch đá khổng lồ ấy. Tiếng kêu khóc từ trong lòng đất vang kên yếu ớt, nghe như từ cõi xa xăm vọng về. Các bác sĩ y tá phải dùng những ống cao su nhỏ, luồn qua những khe nứt để bơm sữa xuống cho những người bị nạn. Sau đó nhiều người đã chết vì ngạt, vì đói hoặc vì chấn thương.

Có một câu chuyện đau lòng mà báo chí hồi đó đã đưa tin. Một đôi trai gái, đều là bác sĩ của bệnh viện Bạch Mai, đã chuẩn bị ngày hôn lễ. Thiếp mời dự tiệc cưới đã gửi tới tất cả bạn bè. Vậy mà, đêm nay, những quả bom độc ác của Nixon đã cướp đi mạng sống và hạnh phúc của hai người" (trích từ "Điện Biên Phủ trên không, chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam", tác giả Lưu Trọng Lân).

"Bách khoa thư về cuộc chiến tranh Việt Nam" (Encyclopedia of the Vietnam War, NewYork, Simon&Schutster, 1996) thống kê: Năm 1972, bom Mỹ ném xuống miền Bắc với số lượng lớn hơn nhiều so với tời gian từ năm 1965-1968. Chỉ tính đến hậu quả trong trận ném bom tháng 12 đã có tới 40.000 tấn bom xuống Hà Nội và 15.000 tấn bom xuống Hải Phòng. Do có sự chuẩn bị trước và tài mưu lược của các vị lãnh đạo nên chỉ khoảng 1.600 người chết và vài ngàn người bị thương".

Riêng B.52, từ 18-29/12/1972, "đã ném 17.000 tấn bom xuống Hải Phòng và Hà Nội làm 1.300 người bị chết".

Thống kê từ Hà Nội đưa ra cho biết, trong 12 ngày đêm tháng 12/1972, "Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc B.52 và 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật dội xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số nơi khác trên miền Bắc Việt Nam hơn 100 ngàn tấn bom, đã huỷ diệt nhiều khu phố, làng mạc, phá sập 5.480 ngôi nhà, gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga... Giết chết 2.368 dân thường và làm bị thương 1.355 người khác".

Ngôi nhà số 51 phố Khâm Thiên chỉ còn là một hố bom, 7 người trong ngôi nhà này không còn ai sống sót. Mảnh đất này được xây Đài tưởng niệm với một tấm bia mang dòng chữ "Khâm Thiên khắc sâu căm thù giặc Mỹ" và một bức tượng bằng đồng, tạc hình một phụ nữ bế trên tay một đứa trẻ đã chết vì bom Mỹ. Tượng được lấy nguyên mẫu từ chính chủ nhân của ngôi nhà bị hủy diệt này.

Tờ NewYork Times chỉ trích Tổng thống Mỹ ngày 20/12/1972: "Tổng thống Nixon hy vọng buộc các nhà lãnh đạo Bắc Việt Nam từ bỏ cuộc chiến đấu gần 30 năm và chấp nhận những điều kiện của ông ta. Tất cả kinh nghiệm đã qua cho thấy thái độ đó nhất định thất bại. Mỹ có nguy cơ trở lại một kiểu dã man của thời kỳ đồ đá, có thể phá hoại một phần những gì tốt đẹp nhất trong nền văn minh Mỹ".


1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương