Hà Nội Điện Biên Phủ trên không


“Điện Biên Phủ trên không”: Sống lại để tự hào hơn



tải về 1.12 Mb.
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.12 Mb.
#6077
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

“Điện Biên Phủ trên không”:

Sống lại để tự hào hơn


Những cuốn sách, triển lãm, các chương trình kỷ niệm 40 năm “Điện Biên Phủ trên không” tiếp thêm niềm tự hào dân tộc cho hôm nay.

Ký ức về Hà Nội những ngày tháng 12 năm 1972 chưa bao giờ phai mờ trong lòng những người đã trải qua những ngày tháng ấy. Đúng 40 năm sau, chiến thắng Điện Biên Phủ trên không được nhắc nhớ bằng nhiều hoạt động kỷ niệm, để người dân Hà Nội cũng như cả nước không nguôi niềm tự hào vì đã kiên cường, dũng cảm lập nên một kỳ tích của thế kỷ XX.



Không thể nào quên

T




Ông Phùng Tửu Bôi chia sẻ những kỷ niệm trong buổi ra mắt cuốn sách "Đối mặt với B52"



Để có một Hà Nội đẹp đẽ, phát triển như hôm nay, bao người đi trước đã phải hy sinh xương máu
rong ký ức của ông Phùng Tửu Bôi, một cán bộ lâm nghiệp thì cuộc sống người dân Hà Nội những ngày cuối năm 1972 gắn liền với hình ảnh những căn hầm và chiếc xe đạp. Thời ấy Hà Nội có đủ các dạng hầm, là nơi trú ẩn, căn nhà thứ hai của mọi người trong những trận bom. Có hầm cá nhân, hầm công cộng, hầm trong mỗi căn nhà, hầm ở ngoài đường phố…  Chiếc xe đạp thì gắn với mọi hoạt động di chuyển của con người: đi làm, đi học, đi sơ tán, cứu thương…

Ô




Ý chí kiên cường của người Hà Nội
ng Bôi không thể nào quên ngày đầu tiên Hà Nội bị ném bom, ông từ Sơn La là nơi sơ tán về Hà Nội họp. Ông vừa về đến cơ quan thì có còi báo động, tất cả cùng chạy xuống hầm. Sau những tiếng nổ ù tai, khi có còi báo yên, chui ra khỏi hầm thì ông và đồng nghiệp thấy một quả bom đang nằm ngay ở cửa hầm, còn chỗ vừa ngồi họp thì tất cả đều nát bét.

Những nguy hiểm luôn rình rập như thế nhưng người dân Hà Nội vẫn gắn bó với thủ đô. Dù đi sơ tán hay ở lại, họ vẫn thiết tha yêu thương mảnh đất này. Ngoài những lúc bom rơi, cuộc sống vẫn diễn ra bình thường như thể không có bóng dáng của chiến tranh. Những làng hoa ngoại thành vẫn ngát hương, khoe sắc, đêm Noel Hà thành vẫn tấp nập nam thanh nữ tú hẹn hò nhau…

Hình ảnh Hà Nội đời thường trong chiến tranh như thế được tái hiện trong cuốn sách “Đối mặt với B52”, ra mắt vào những ngày đầu tháng 12 này. Cuốn sách là kết quả cuộc điều tra kéo dài hơn 2 năm của một nhóm các nhà báo. Họ đi tìm lại những ký ức của người dân Hà Nội và miền Bắc về cuộc chiến 12 ngày đêm năm 1972. Những câu chuyện của 116 nhân chứng trong cuốn sách ghép lại thành một câu chuyện chung, một bức tranh sinh động về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.

Cuốn sách gồm 3 phần: phần 1 là không khí cuộc sống miền Bắc, các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh (chủ yếu là các cấp  lãnh đạp và lực lượng phòng không, không quân); phần 2 là 12 ngày đêm đối mặt với B52 và phần 3 là Hiệp định Paris và hòa bình cho miền Bắc. Bên cạnh các số liệu và cuộc chiến đấu của quân dân Hà Nội, cuốn sách còn tái hiện cuộc sống bình dị, kiên cường của người dân Hà Nội trong chiến tranh. Đó chính là một phần sức mạnh tinh thần đã làm nên chiến thắng.



Lòng tự hào còn mãi...

Triển lãm ảnh “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tại 45 Tràng Tiền, Hà Nội thu hút đông đảo người xem, không chỉ những người  lớn tuổi đã sống qua những trận bom B52 mà cả thế hệ trẻ, đông nhất là sinh viên các trường đại học. Trầm ngâm đứng trước tấm ảnh chụp góc phố Khâm Thiên bị bom thả nát, không còn một ngôi nhà nào nguyên vẹn, Nguyễn Hải (sinh viên ĐH Bách khoa) thấy vừa ngạc nhiên lại vừa ngưỡng mộ quân dân Hà Nội đã vượt qua những mất mát, đau thương lớn như vậy để chiến thắng trong trận chiến với B52.

Những cuốn sách, triển lãm, những chương trình biểu diễn nghệ thuật kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” không chỉ nhắc nhớ ký ức mà còn tiếp thêm niềm tự hào cho những thế hệ sinh ra và lớn lên trong hòa bình. Những bức ảnh trong triển lãm được sắp xếp có chủ đích với một nửa bên này là hình ảnh Hà Nội 12 ngày đêm năm 1972 trong những bức ảnh đen trắng, một nửa đối diện bên kia là hình ảnh Hà Nội phát triển thời bình trong những bức ảnh màu rực rỡ. Những hình ảnh tưởng chừng như đối lập nhưng đều toát lên tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường của người dân Hà Nội. Sự đối lập ấy cũng nhắc nhở rằng để có một Hà Nội đẹp đẽ, phát triển như ngày hôm nay, những thế hệ đi trước đã phải chiến đấu, đổ biết bao mồ hôi và xương máu.

Nhà báo Đào Huyền, trong quá trình làm cuốn sách “Đối mặt với B52” đã đi gặp, phỏng vấn hàng trăm nhân chứng của cuộc chiến 12 ngày đêm. Cô hết sức ngạc nhiên và khâm phục vì thấy các nhân chứng kể về cuộc chiến ấy không quá kinh hoàng và ác liệt như mình vẫn hình dung. Sự ác liệt là chắc chắn vì  số lượng bom đạn trút xuống quá nhiều, nhưng qua lời nhân chứng thì cô có cảm giác ấy bởi họ đã đối mặt với nó hết sức kiên cường.

Dù đã đi qua những đau thương mất mát vì bom đạn B52 nhưng những người dân Hà Nội như ông Phùng Tửu Bôi, nhà báo quân đội Nguyễn Xuân Mai vẫn có những tình cảm tốt đẹp với những người dân Mỹ yêu hòa bình, những người đã từng phản đối chiến tranh ở Việt Nam. Ông Bôi hy vọng mối quan hệ giữa hai nước sẽ ngày một tốt hơn để có thể cùng nhau bù đắp cho những người thiệt thòi, mất  mát do chiến tranh.

Vẻ đẹp tinh thần của quân dân Hà Nội khiến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không sau 40 năm vẫn mang đầy ý nghĩa.

Việt Hòa

Theo http://vov.vn

Đài tiếng nói Việt Nam




Tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh trong tình hình mới

26/10 2012



Xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh là một nội dung cơ bản, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đã được Đại hội XI của Đảng xác định. Điều đó đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.

Trên cơ sở đánh giá khách quan, khoa học tình hình thế giới, khu vực, trong nước, Đảng ta đã chỉ rõ mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) ngày nay là phải: “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”1. Để thực hiện thành công mục tiêu, nhiệm vụ trên, chúng ta cần tập trung xây dựng nền quốc phòng toàn dân (QPTD) vững mạnh với nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:

Tăng cường giáo dục quốc phòng – an ninh (QP-AN), tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân đối với nhiệm vụ BVTQ. Để thực hiện hiệu quả công tác này, phải tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 12-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 116/2007/NĐ-CP của Chính phủ về giáo dục QP-AN. Trong đó, vấn đề cơ bản nhất là tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền và vai trò tham mưu của các ban, ngành, đoàn thể đối với công tác giáo dục QP-AN. Về nội dung, tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho mọi người về tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và kiến thức QP-AN, nhất là những thách thức lớn tác động trực tiếp đến nhiệm vụ BVTQ trong điều kiện mới, như: chiến tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao, tranh chấp chủ quyền biển đảo, “diễn biến hòa bình”… Chúng ta cần có kế hoạch bồi dưỡng, hướng dẫn các cấp, các ngành, địa phương về nội dung, phương pháp, kinh nghiệm giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực, sát thực tế, như: phương pháp phát động quần chúng, xây dựng cơ sở chính trị; cách xây dựng quy hoạch, kế hoạch kết hợp phát triển kinh tế – xã hội (KT-XH) với tăng cường QP-AN; tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo; cách xử trí các tình huống phức tạp theo yêu cầu đặt ra đối với từng trường hợp… Đối tượng giáo dục QP-AN cần được mở rộng đến đội ngũ cán bộ chủ chốt các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp cổ phần và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; đội ngũ cán bộ, phóng viên báo chí; chức sắc, chức việc các tôn giáo… Trên cơ sở đó, mỗi tổ chức và cá nhân nâng cao ý thức, trách nhiệm xây dựng nền QPTD, BVTQ thông qua hoạt động công tác theo chức năng, nhiệm vụ và trên cương vị, chức trách được phân công; tỉnh táo, linh hoạt, mềm dẻo khi xử lý các vấn đề trong quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa – xã hội, QP-AN, đối ngoại,… theo đúng quan điểm của Đảng: đặt lên hàng đầu lợi ích quốc gia, dân tộc.

Tiếp tục củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc trong xây dựng nền QPTD. Một nền tảng quan trọng của nền QPTD, BVTQ là tiềm lực về chính trị, tinh thần của toàn dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã phát huy sức mạnh chính trị, tinh thần, giành được những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH. Sự nghiệp đổi mới xây dựng và BVTQ ngày nay là sự tiếp tục củng cố, phát huy sức mạnh đó trong điều kiện mới. Do vậy, chúng ta phải thực hiện tốt chiến lược con người, xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính; xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc… Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; huy động mọi nguồn lực xã hội cùng Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho những người, gia đình có công với cách mạng. Đó là những yếu tố cơ bản để củng cố lòng tin của nhân dân đối với đường lối lãnh đạo của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH, là cơ sở của sức mạnh chính trị, tinh thần.

Sức mạnh chính trị, tinh thần đó được phát huy trên cơ sở củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mà hạt nhân là sự liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân, với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Đồng thời, thực hiện đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, lấy mục tiêu xây dựng nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng. Gắn với xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, chúng ta cần mở rộng dân chủ trong Đảng và trong toàn xã hội theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nhằm phát huy năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng, vai trò chủ động của các cơ quan nhà nước, khả năng sáng tạo to lớn của nhân dân để xây dựng và BVTQ. Phát huy dân chủ đi liền với tăng cường pháp chế, đề cao trách nhiệm công dân, giữ vững kỷ luật, kỷ cương xã hội; phê phán và nghiêm trị những hành vi vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, lợi dụng dân chủ làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, gây mất an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Đẩy mạnh xây dựng tiềm lực và thế trận QPTD vững chắc. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) vào chiều sâu, ngày càng vững mạnh, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong thực hiện Chiến lược BVTQ. Các quy hoạch, dự án điều chỉnh dân cư đến các vùng còn thưa dân và tiềm năng chưa được khai thác, như: vùng sâu, vùng xa trên biên giới đất liền, biển đảo, nhất là các đảo xa bờ có điều kiện phát triển KT-XH cần được coi trọng, thực hiện tốt. Nhà nước cần tiếp tục đầu tư ngân sách và lực lượng phát triển các khu kinh tế – quốc phòng, xây dựng các khu quốc phòng – kinh tế với mục tiêu phát triển KT-XH và tăng cường QP-AN ở những khu vực trọng yếu về QP-AN, trên tuyến biên giới đất liền, biển đảo, tạo nên thế trận QPTD vững chắc ở địa bàn chiến lược. Kết hợp chặt chẽ KT-XH với QP-AN và đối ngoại phù hợp đặc điểm từng vùng lãnh thổ, từng lĩnh vực, từng ngành, từng địa phương, đơn vị cơ sở và phải được thể hiện ngay trong các chiến lược, quy hoạch, dự án phát triển KT-XH. Trong kết hợp QP-AN với đối ngoại, các ngành chức năng mà trọng tâm là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao cần chủ động phối hợp tham mưu kịp thời cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược và các đối sách xử trí thắng lợi mọi tình huống về QP-AN và đối ngoại để giữ vững chủ quyền lãnh thổ, quan hệ tốt với các nước láng giềng và sự ổn định chính trị của đất nước. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ các lực lượng trong đấu tranh quốc phòng, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá cách mạng nước ta bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Chiến lược kết hợp quốc phòng với an ninh phải được triển khai rộng khắp, chặt chẽ và liên hoàn trong thế trận chung BVTQ từ Trung ương đến từng địa phương, cơ sở. Quân đội nhân dân (QĐND) và Công an nhân dân là hai lực lượng nòng cốt thực hiện nhiệm vụ QP-AN cần tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc Nghị định 77/2010/NĐ-CP của Chính phủ về Quy chế phối hợp giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới. Chúng ta cần phát huy tinh thần đoàn kết, hợp đồng, phối hợp chặt chẽ thực hiện tốt các nhiệm vụ: giáo dục QP-AN; xây dựng “thế trận lòng dân”; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh toàn diện; phòng, chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tăng cường đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bảo vệ đường lối, nền tảng tư tưởng của Đảng.

Tập trung xây dựng lực lượng quốc phòng, nhất là lực lượng vũ trang nhân dân, QĐND theo yêu cầu mới. Lực lượng quốc phòng là tổng hợp lực lượng vật chất và tinh thần của các nguồn lực có thể huy động để tạo thành sức mạnh phòng thủ quốc gia, BVTQ. Sức mạnh của lực lượng quốc phòng phụ thuộc vào chất lượng xây dựng chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, khoa học – công nghệ…; trong đó, yếu tố quyết định, nòng cốt là sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, QĐND. Vì vậy, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng QĐND theo hướng: “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ IX đã xác định. Trong quá trình xây dựng, phải tạo bước đột phá, ưu tiên đầu tư thích đáng cho các lực lượng: Hải quân, Phòng không – Không quân, Tác chiến điện tử, Thông tin liên lạc,… tiến thẳng lên hiện đại. Cùng với đó, tiếp tục xây dựng QĐND vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, bảo đảm cho QĐND thực sự là lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Tập trung thực hiện tốt công tác tổ chức lực lượng theo hướng: “tinh, gọn, cơ động và linh hoạt” theo Đề án điều chỉnh tổ chức lực lượng Quân đội đến năm 2015; chú trọng bảo đảm tính cân đối giữa các quân, binh chủng; giữa lực lượng chiến đấu và lực lượng bảo đảm; ưu tiên đúng mức cho các lực lượng làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở các địa bàn trọng điểm, trên biên giới, biển đảo. Công tác huấn luyện, diễn tập và sẵn sàng chiến đấu cần tiếp tục được đổi mới mạnh mẽ, toàn diện, bảo đảm cho các lực lượng sẵn sàng hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời, tập trung thực hiện tốt công tác hậu cần, kỹ thuật ở tất cả các cấp, nhất là cấp chiến lược, với yêu cầu: bảo đảm kịp thời, đủ số lượng, đúng chủng loại, chất lượng tốt, đồng bộ vũ khí, trang bị kỹ thuật cho các đơn vị, đặc biệt là các đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng trời, biên giới, biển đảo, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và các nhiệm vụ đột xuất khác. Cùng với các nhiệm vụ trên, chúng ta cần đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, công tác nghiên cứu khoa học, nghệ thuật quân sự; hoàn thiện các chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự và hệ thống văn bản pháp luật…, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng QĐND thực sự là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền QPTD vững mạnh.

Đại tá PHẠM TRANG



Theo tapchiqptd.vn





Каталог: upload -> download
download -> Nq-qh11 Tiêu đề: nghị quyết số 45/2005/nq-qh11 CỦa quốc hội về việc thi hành bộ luật dân sự
download -> CÔng ty cổ phầN ĐẦu tư dna cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
download -> Biểu tượng của khí phách kiên cường và sức mạnh sáng tạo
download -> Ngoại giao Việt Nam 67 năm: Vươn tới những tầm cao mới
download -> Chuẩn nén hình ảnh là gì?
download -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng và CÀI ĐẶt lập trình tổng đÀI ĐIỆn thoại ike ike 308 ac ike 416 hc ike 832 vc ike 816 bc
download -> Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa, nâng lên tầm cao mới tư tưởng độc lập tự chủ, hòa bình và hội nhập thế giới một truyền thống lâu đời của chính trị Việt Nam
download -> Bảng Giá Bán Lẻ Dây & Cáp Điện Số: 01/09. 09. 2014/lkh-r

tải về 1.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương