Hà Nội Điện Biên Phủ trên không



tải về 1.12 Mb.
trang7/18
Chuyển đổi dữ liệu26.07.2016
Kích1.12 Mb.
#6077
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18

Trận quyết chiến lịch sử


Thứ năm 29/11/2012



Xác B.52 trên hồ Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.

"Chiến thắng B.52 trên bầu trời thủ đô Hà Nội đã trở thành trận quyết chiến lịch sử, thật sự là một “Điện Biên Phủ trên không” - Thượng tướng Nguyễn Thành Cung - Uỷ viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban chỉ đạo tại hội thảo cấp nhà nước về “Chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” -  Tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam” ngày 28.11 tại Hà Nội - đã nhấn mạnh như vậy trong bài phát biểu của mình.

Dân Mỹ nghi ngờ sức khỏe tinh thần của tổng thống

Phát biểu tham luận tại hội nghị, ông Hà Đăng (nguyên là người phát ngôn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại hội nghị 4 bên ở Hội nghị Paris, nguyên UVT.Ư Đảng, Trưởng ban TTVH T.Ư) cho biết: Sau khi ký kết dự thảo hiệp định cho việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam ngày 20.10.1972, dự thảo này đáp ứng được những đòi hỏi cơ bản của ta. Nhưng sau khi tái cử Tổng thống Mỹ, R.Nixon đã lật lọng đòi thay đổi cơ bản những điều đã ký kết.

Ngày 16.12, cố vấn H.Kissinger đột nhiên họp báo và đổ lỗi cho phía ta kéo dài đàm phán. Ngày 18.12, khi cố vấn Lê Đức Thọ vừa từ sân bay Gia Lâm về đến nhà, máy bay chiến lược B.52 của Mỹ đã ầm ầm giội bom xuống Hà Nội. Còn kết cục, cả thế giới đã biết...

Báo chí Mỹ hồi đó viết: “Hàng triệu người Mỹ cúi đầu vì xấu hổ và nghi ngờ sức khỏe tinh thần của tổng thống”. Và rằng: “Đây là một hành động khủng bố vô đạo, hoen ố uy danh nước Mỹ. Rằng các cuộc ném bom này là kiểu chiến tranh nổi khùng, tổng thống là một bạo chúa lên cơn điên”.

Ông Hà Đăng cho biết thêm, trong hồi ký của mình, H.Kissinger kể lại, trước khi trở lại Paris để nối lại đàm phán, ông ta đã được “Tổng thống R.Nixon nhấn mạnh, tôi phải chấp nhận một giải pháp dù điều kiện đối phương nêu ra như thế nào đi nữa”.

Và cuối cùng, hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết vào ngày 27.1.1973. Nội dung này không khác mấy so với hiệp định ký tháng 10.1972.



Tên lửa, không quân của ta gặp không ít khó khăn, nhưng...

Tham luận của Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt (nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57, Trung đoàn tên lửa 261, Sư đoàn 361) đề cập thẳng những khó khăn ban đầu: Đó là tại sao ta đánh không thắng, bắn không trúng, không rơi, B.52 vào đánh cũng không rơi được chiếc nào?

Sau khi rút kinh nghiệm, Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt cho biết: Con người sử dụng thành thục rồi, đòi hỏi thế bố trí phải vững chắc, liên hoàn; trên một đường bay địch vào có nhiều tiểu đoàn cùng đánh vào một điểm, một đoạn đường bay. Như vậy lực lượng ta tuy ít hóa nhiều. Đây là nghệ thuật bố trí đội hình chiến đấu của chiến dịch phòng không năm 1972. Và kết quả, bộ đội tên lửa phòng không trong chiến dịch này đã đánh 192 trận, sử dụng 334 quả đạn, tiêu diệt 36/81 máy bay các loại trong đó có 29 máy bay B.52 (98,5%).

Nói về binh chủng không quân, Trung tướng - TS Phương Minh Hòa (UV Trung ương Đảng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không – Không quân) đã không né tránh những khó khăn, mất mát: Trong 12 ngày đêm đánh B.52, ngoài những khó khăn bị tiêm kích địch khống chế, uy hiếp nhiều tầng, nhiều lớp thì những điều kiện phức tạp trong quá trình cất, hạ cánh cũng gây cho phi công không ít căng thẳng về tâm lý, đó là: Trực chiến dưới tầm bom đạn của các loại máy bay cường kích kể cả B.52. Cất, hạ cánh trong điều kiện ban đêm, đường băng ngắn, hẹp hoặc đã bị đánh phá, thiếu đèn chiếu sáng, không có chỉ huy... (Trong 12 ngày đêm chúng ta mất 6 máy bay, trong đó  4 chiếc bị hỏng là do hạ cánh).

Trong điều kiện địch tìm mọi cách để tiêu diệt không quân, chúng ta đã nêu cao ý chí quyết tâm, vượt qua khó khăn, gian khổ, hy sinh để tồn tại và phát triển, từng bước đánh bại kẻ thù. Đường băng bị đánh hỏng thì "ta sửa, ta bay" hoặc cất cánh từ đường lăn; sân bay chính bị bom, bị khống chế thì xuất kích từ sân bay dự bị,...

Qua nhiều lần rút kinh nghiệm, khi tiếp cận B.52 ta đã nghiên cứu, áp dụng và phát triển các hình thức chiến thuật từ “bay thấp, kéo cao” đến “bay cao, tiếp cận nhanh” rất có hiệu quả và đã thành công trong 2 trận bắn rơi liên tiếp 2 chiếc B.52 trong 2 đêm 27 - 28.12.1972 của đồng chí Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều.



Xuất xứ của thành ngữ: “Hà Nội – Điện Biên phủ trên không”

Khi còn ở Hội nghị Paris, đọc thấy báo chí nước ngoài thường nói cụm từ “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, chúng tôi rất tự hào, thích thú. Sau này chúng tôi mới biết, tại căn hầm trú ẩn của Báo Nhân Dân ở 71 Hàng Trống, nhà báo Thép Mới - Phó Tổng biên tập Báo Nhân Dân đã sáng tạo nên. Cụ thể,  sau đêm chiến thắng rực rỡ 26.12.1972, báo Nhân Dân ngày 28 đã ra lời kêu gọi bạn đọc viết cho mục “Viết tại chỗ về Hà Nội - Điện Biên Phủ”. Sau đó được phát triển thành “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”. (phát biểu của ông Hà Đăng)



Theo Báo Lao Động

40 năm nhìn lại “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”

Bài 1: “Bước tập dượt” trước 7 năm


L


Đại tá Quách Hải Lượng (bên phải) và Đại tá Nguyễn Văn Thân, những người góp mặt trong chiến công đầu của bộ đội tên lửa Việt Nam

TS: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, cùng với những thắng lợi to lớn của đồng bào và chiến sĩ ta trên chiến trường miền Nam, quân và dân miền Bắc đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ làm tốt nhiệm vụ hậu phương lớn của cả nước, chiến thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, đỉnh cao là đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B-52 cuối tháng 12-1972, làm nên Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không”, buộc đế quốc Mỹ phải ký hiệp định Paris, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, góp phần tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng lẫy lừng, Báo An ninh Thủ đô khởi đăng loạt bài về những mốc son đáng nhớ nhất của cuộc chiến này.


Sau “Sự kiện Vịnh Bắc bộ”, đầu tháng 8-1964, Quốc hội Mỹ thông qua nghị quyết cho phép đưa quân sang Việt Nam. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được triển khai, không quân và hải quân Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc Việt Nam; từng bước quân Mỹ ồ ạt đổ bộ và trực tiếp tham chiến tại chiến trường miền Nam. Sự nghiệp kháng chiến, cứu nước của nhân dân ta đứng trước những bước ngoặt hiểm nghèo.

Từ giáo mác tới tên lửa

Với tầm nhìn chiến lược, ngay từ cuối những năm 1950, Bác Hồ và Trung ương Đảng đã chỉ đạo lựa chọn những chiến sĩ đã trải qua thực tiễn chiến đấu và có trình độ văn hoá, đưa sang Liên Xô trước đây đào tạo về tên lửa phòng không. Đây là bước đi đầu tiên để hình thành tổ chức bộ đội tên lửa. Tháng 2-1965, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Liên Xô Kosygin tới Việt Nam, lãnh đạo hai nước đạt được thoả thuận về việc Liên Xô viện trợ vũ khí tên lửa phòng không và cử đoàn chuyên gia sang giúp Việt Nam huấn luyện bộ đội tên lửa. 

Trung tuần tháng 4-1965, những chuyên gia Liên Xô đầu tiên cùng với khí tài tên lửa phòng không có mặt ở Hà Nội, sau hành trình đường sắt Liên Xô - Trung Quốc - Việt Nam. Tại khu vực đồn điền Mỏ Chén (nay thuộc huyện Thạch Thất, Hà Nội) hình thành một Trung tâm huấn luyện vũ khí tên lửa. Các chuyên gia Liên Xô khẩn trương bắt tay vào nhiệm vụ huấn luyện kỹ thuật cho bộ đội Việt Nam. Với tinh thần khẩn trương nắm bắt kỹ thuật và sử dụng thành thạo vũ khí mới, họ đã làm việc cật lực: hàng ngày dậy từ 5h sáng; lên lớp từ 6h đến 12h; sau 16h thời tiết mùa hè đã bớt oi ả, lên lớp tiếp đến 19h; buổi tối tự huấn luyện từ 20h đến 22h. Cường độ như vậy, cùng với yêu cầu cấp bách của chiến trường, chương trình  huấn luyện dự tính trong 4 tháng được rút xuống còn 2,5 tháng... 

N




Tiểu đoàn 63, Trung đoàn tên lửa 236, đơn vị ra quân đánh thắng trận đầu, bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay F4 của Mỹ
gày 1-5-1965, tại Mỏ Chén đã diễn ra Lễ công bố quyết định thành lập Trung đoàn 236 - Trung đoàn tên lửa phòng không (TLPK) đầu tiên của Việt Nam. Trong buổi lễ lịch sử này, Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam phát biểu: “Ông cha ta đánh giặc bằng gậy tre, giáo mác, súng trường đều thắng giặc. Bây giờ ta có vũ khí hiện đại... Mọi thứ vũ khí, kĩ thuật hiện đại, quân đội các nước anh em học được, sử dụng được thì Quân đội nhân dân Việt Nam cũng nhất định học được, sử dụng được và sẽ sử dụng giỏi”. 

Chiến công đầu tiên

Trận đánh đầu tiên của bộ đội tên lửa được thực hiện bởi Trung đoàn 236. Lần ra quân đánh trận đầu, lực lượng trực tiếp chiến đấu gồm: Sở chỉ huy trung đoàn, các tiểu đoàn hoả lực (D63 và D64) triển khai chiến đấu trên cùng địa bàn huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội). Toàn bộ cơ quan tham mưu chính trị, hậu cần, sản xuất đạn tên lửa, kỹ thuật của Trung đoàn đều được huy động vào trận đánh mở màn này. Bộ Tư lệnh Quân chủng tổ chức Sở chỉ huy tiền phương bên cạnh Sở chỉ huy Trung đoàn 236, tại thôn Phù Thiên, huyện Bất Bạt… 

Bước vào tuổi 83, nhưng Đại tá Quách Hải Lượng (nguyên Trưởng phòng tác chiến Quân chủng PKKQ, hiện trú tại phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội), vẫn khoẻ mạnh, minh mẫn. Những ngày đầu tháng 12-2012 này, tuy luôn bận bịu với những cuộc hội thảo, gặp mặt kỉ niệm 40 năm Điện Biên Phủ trên không, nhưng Đại tá Quách Hải Lượng đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi thú vị. Đại tá Quách Hải Lượng xúc động nhớ lại: Hôm đó là một ngày trời rất đẹp. Sau thời gian dài căng thẳng chờ địch, chúng tôi bỗng trải qua cảm giác nhẹ nhõm và rất tự tin... Vào trận đánh, ngồi ghế chỉ huy trưởng là Đại tá Sưgankốp, quyền Trung đoàn trưởng Trần Nhẫn ngồi sát bên cạnh, liền đó là Chính ủy Phạm Đăng Ty. Lực lượng Sĩ quan trực ban gồm Trưởng ban tác chiến, Thượng úy Nguyễn Đức Định; Phó ban Tác chiến, Thượng úy Bùi Biếng; tôi là Thượng úy, Đội trưởng phiên dịch tiếng Nga. Kíp chiến đấu D63 có Trung tá D trưởng Magiaép; Đại uý D trưởng Nguyễn Văn Thân; kíp chiến đấu D64 có Thiếu tá Ylinức; Đại uý Nguyễn Văn Ninh...

Khoảng 15h15 ngày 24-7-1965, cả Sở Chỉ huy Trung đoàn 236 như bừng tỉnh sau tiếng hô to của Thượng úy Đào Xuân Chiểu: phát hiện máy bay địch đang bay dọc sông Đà, ở độ cao 7.000m. Báo động, tất cả vào cấp 1 sẵn sàng chiến đấu... Lúc này Sở chỉ huy gần như yên lặng, tiêu đồ di đường bay liên tục, thông báo đều cự li tiếp cận của máy bay địch... Đại tá Sưgankốp cầm chặt ống nghe nói, trực tiếp liên lạc và ra các khẩu lệnh chiến đấu. Tôi dịch theo, giọng to rõ ràng. Đúng 15h25, có 2 tiếng nổ xé trời, tiểu đoàn hoả lực 63 đã phóng 2 quả đạn. Liền sau đó lại có 2 tiếng nổ lớn của 2 quả đạn do tiểu đoàn 64 bắn tiếp. Đúng lúc này Đại tá Sưgankốp đã nhận được báo cáo của Trung tá Magiaép: Đã tiêu diệt mục tiêu... Các tham số toạ độ mục tiêu rơi được nhanh chóng đánh dấu lên bản tiêu đồ. Đây chính là chiếc máy bay thứ 400 của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc và là chiếc đầu tiên bị bộ đội tên lửa tiêu diệt. Vị trí rơi chính xác của chiếc máy bay này thuộc xã Võ Miếu (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ); bộ đội và dân quân địa phương đã bắt sống giặc lái là Đại úy Richarge Polcon nhảy dù xuống một cánh rừng. 

Chúng tôi lên đường nhằm hướng chiếc máy bay rơi. Trời đã về chiều đang ngả dần về hoàng hôn. Đồng chí lái xe tên Thảo phóng xe băng băng trên các con đường cấp phối gập ghềnh. Cuối cùng, nhờ người dân chỉ dẫn, chúng tôi  đã đến đích. Có một bác nông dân tầm tuổi trung niên đốt đuốc đưa chúng tôi đến tận một sườn đồi, thuộc khu vực xã Võ Miếu. Đây rồi! Chiếc F4 nằm chúc đầu xuống chân đồi, bom đạn, tên lửa còn nguyên, chúng chưa kịp gây tội ác.

Duy Anh - Đình Khang


1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương