Gia đÌnh salêDIÊng don bosco kỷ niệM 50 NĂm don bosco việt nam



tải về 2.18 Mb.
trang15/19
Chuyển đổi dữ liệu20.11.2017
Kích2.18 Mb.
#34461
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19

THƯ CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN

LÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG


Số 89/023

Roma, ngày 6 tháng 1 năm 1989


Kính gửi Bà Leonor G. de Mendoza

Hội Trưởng Hiệp hội “Damas Salesianas”

Apdo 68.035 Altamira

Caracas 1062 A


Kính thưa Bà Hội Trưởng,
Nhân dịp mừng Kỷ niệm 20 năm thành lập Hiệp hội Damas Salesianas và cũng nhân dịp kết thúc Kỷ niệm 100 năm Don Bosco qua đời, tôi hân hạnh thông báo cho Bà, và các thành viên của ‘Directorio Internacional’, và tất cả các thành viên Hiệp hội được biết là đơn thỉnh cầu của các Bà về việc chấp thuận cho Hiệp hội trở nên thành viên của Gia đình thiêng liêng, đã được thuận lợi tiếp nhận.

Lời thỉnh nguyện đã được đệ trình ngày 29 tháng 2 năm 1988 do 106 thành viên Đại Hội Quốc Tế thứ nhất của Hiệp hội ở Caracas, có đính kèm các tài liệu “Ideario”, cuốn “Manual de Dirigentes” và Sắc lệnh về việc thành lập theo giáo luật ở cấp Giáo phận của Đức Tổng Giám mục Caracas, Đức Hồng Y Jose Ali Lebrun (29 tháng 7 năm 1988). Tất cả những tài liệu đó đã được Ban Tổng Cố vấn Salêdiêng cứu xét cẩn thận trong phiên họp ngày 29 tháng 12 vừa qua.

Hiệp hội của Bà theo sau các Nhóm khác đã được chính thức công nhận là thành viên Gia đình Salêdiêng, đó là: các “Nữ tử Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria ở Colombia (1981), các “Nữ Tận Hiến Thánh Tâm Salêdiêng” ở Italia (1983), các Nữ tu “Tông Đồ Thánh Gia” cũng ở Italia (1984), các Nữ tu “Bác Ái Miyazaki”(1986), các Nữ Tu Thứa sai Đức Mẹ Phù Hộ” ở Shilong (1986), các “Nữ Tử Chúa Cứu Thế” ở El Salvador (1987), các Nữ tu “Nữ Tá Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ” ở Thái Lan (1987), và các “Nữ Tu Chúa Giêsu Hài Đồng” tại Campo Grande (1988) (N.B. Nên ghi nhận là các Nữ Chí Nguyện Don Bosco và các Cựu Học viên đã được chấp nhận là thành viên trong các văn kiện chính thức). Cũng nên lưu ý là: trong khi các nhóm được nêu lên là các Dòng tu của Đời thánh hiến, còn Hiệp hội của Bà là một Hiệp hội có các thành viên toàn là giáo dân. Đây là một trường hợp biểu lộ phạm vi rộng lớn và phong phú của đoàn sủng Salêdiêng trong Giáo hội, và phong phú hóa toàn thể Gia đình chúng ta cách đặc biệt. Chúng tôi vui mừng với Bà, và xin chúc mừng Bà.

Nhóm của Bà được thành lập vào những năm 1963-1969, liên kết với “Templo Nacional de San Juan Bosco” (Đền thánh Gioan Bosco mới) ở Caracas, nhờ nhận thức rằng tòa nhà tu trì phải được hoàn thành nhờ các công tác xã hội vì lợi ích cửa những người nghèo, đặc biệt là giới trẻ. Linh mục phụ trách, Cha Miguel Gonzales SBD đã tìm thấy nơi nhiều phụ nữ quảng đại một khí cụ quan phòng để phát động một kế hoạch như thế. Từ đó Hiệp hội đã phát triển ở Venezuela và các quốc gia khác trong vùng Trung và Nam Mỹ và tại Antilles, đến độ bây giờ có hơn một ngàn hội viên tích cực đang làm việc trong 45 trung tâm được tổ chức tốt.

Hiệp hội của Bà được sinh động nhờ tinh thần Salêdiêng nhiệt thành: nhờ Mẹ Phù Hộ bảo trợ, Hiệp hội có sợi dây liên kết liên tục và rõ ràng với Don Bosco và sứ mệnh của ngài. Nhưng trong Giá đình chúng ta, Hiệp hội của Bà được phân biệt nhờ các đặc điểm dễ dàng nhận ra :

  • Các Bà là một hiệp hội nữ giáo dân, có gia đình hoặc không có gia đình hay góa bụa, có ý định không chỉ tiếp tục truyền thống của các ân nhân vĩ đại của Don Bosco, nhưng còn muốn hội nhập người Kitô hữu giáo dân nữ mạnh mẽ vào thế giới, để như vậy góp phần vào việc giải quyết vấn đề thăng tiến phụ nữ cách hài hòa bằng cách biểu lộ khả năng tông đồ của phụ nữ trong ánh sáng Tin mừng và tinh thần Salêdiêng.

  • Hiệp hội của Bà được hình thành như là một phong trào tông đồ nhằm thăng tiến con người và Phúc âm hóa, với ý hướng “cống hiến chiều kích Kitô hữu và tông đồ cho công cuộc tông đồ xã hội” (‘Ideario, ss 14, 38), và ưu tiên dành cho người nghèo, đau khổ, người trẻ của tầng lớp lao động.

  • Để việc phục vụ được thực tiễn và hiệu quả, Hiệp Hội tổ chức những việc phúc lợi với những cơ cấu thích hợp.

  • Hiệp Hội làm việc theo nhóm, không làm tổn hại chứng tá và việc phục vụ cá nhân mà Hiệp Hội cống hiến khi cần thiết.

  • Hiệp Hội đóng vai trò tích cực trong việc mục vụ và xã hội của các Giáo hội địa phương.

  • Hiệp Hội vun trồng tinh thần huynh đệ với nhau và với các Nhóm Salêdiêng khác, là dấu chỉ tinh thần gia đình độc đáo của Don Bosco.

Nhắm tới sự phát triển hài hòa của Hiệp Hội, tôi xin nêu lên vài ý kiến :

  • Dành ưu tiên cho việc đào luyện Salêdiêng lành mạnh đối với các hội viên của mình, chọn Mẹ Mẹ Magarita làm gương mẫu về đời sống đơn sơ, và thái độ sống Don Bosco thường nêu lên cho các ân nhân của ngài.

  • Thẳng thắn phát biểu ý tưởng của mình, nhưng tránh những điều nhuốm mầu tính hiếu thắng hoặc tranh luận, và kiện cường sự hiệp thông của Hiệp hội với các Nhóm khác của Gia đình chúng ta.

  • Nhất là, luôn nhớ rằng chính Don Bosco đã thành lập Hiệp hội Cộng tác viên Salêdiêng (1876), tuân theo Luật đời sống đã được Tòa Thánh chính thức phê chuẩn (1986). Đặc biệt, chính các Cộng Tác viên Salêdiêng nữ là chị em của Hiệp hội. Đừng bào giờ ngưng phát triển tương quan huynh đệ với họ và với các Nhóm Salêdiêng giáo dân khác trong khu vực của các Chị em, và cùng nhau làm việc khi có nhu cầu phải làm nhiều điều thiện hơn cho giới trẻ và người nghèo.

  • Hãy chú ý đừng để tinh thần tổ chức làm lù mờ khía cạnh Tin mừng trong các hoạt động của Hiệp Hội: hoạt động tông đồ năng động luôn xuất phát từ một đức tin sống động, được nuôi dưỡng ở những nguồn suối trong lành là suy gẫm Lời Chúa, các bí tích, cầu nguyện cá nhân, và sự hiểu biết sâu xa về Don Bosco.

  • Nuôi dưỡng cách huynh đệ những tương quan hỗ tương với Salêdiêng Don Bosco, để có khả năng phát triển tốt hơn những giá trị trong chân tính của Hiệp Hội.

Tôi xác tín rằng việc Hiệp Hội của Bà gia nhập Gia đình Salêdiêng là một phúc lợi và nguồn cổ võ cho tất cả các hội viên, nhất là cho các Nhóm giáo dân.

Nguyện xin Thiên Chúa Nhân Lành, nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria Phù Hộ các Giáo hũu, ban cho Hiệp Hội có khả năng tăng triền về số lượng, lòng nhiệt thành và nhiều việc thiện, vì vinh danh Ngài và vì lợi ích của nhiều người nghèo và bé nhỏ.

Nguyện xin Don Bosco chuyển cầu cho Hiệp Hội! Tôi xin gửi những lời cầu chúc tốt đẹp đến với Bà Hội trưởng, Ban Cố vấn quốc tế, và tất cả các thành viên: Năm Mới 1989 hạnh phúc, và Kết thúc tốt đẹp Kỷ niệm 100 Năm Don Bosco qua đời.

Chân thành trong Đức Kitô.

Don Egidio Viganò


17

HIỆP HỘI ĐỨC MẸ PHÙ HỘ CÁC GIÁO HỮU



Hiệp hội giáo dân

Ký hiệu: ADMA

Torino 1869



  1. THÀNH LẬP VÀ LỊCH SỬ


Don Bosco đã thành lập Hiệp Hội Đức Mẹ Phù Hộ Các Giáo Hữu, gồm có linh đạo và sứ mệnh của Tu hội Salêdiêng, qua những công việc đa số người đời có thể đảm nhận được.

Don Bosco đã yêu cầu họ ‘Cổ vũ lòng sùng kính Bí Tích Thánh Thể và Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu.’

Như chúng ta đọc thấy trong cuốn thứ nhất của Bộ Hồi sử Don Bosco (MB), người “Nữ chăn chiên” trong giấc mơ đã chỉ cho cậu bé Gioan lên chín tuổi thấy những người mà sứ mệnh của cậu hướng tới và cách thức thực hiện.

Năm 1844, ngài mơ thấy nhửng con chiên đi theo ngài đến mục tiêu của mình; một sân chơi, một nhà thờ; nhiều con chiên biến thành người chăn chiên; một nhà thờ lớn và kỳ diệu thứ hai xuất hiện với dòng chữ ‘Đây là Nhà của Mẹ, từ đây Vinh quang của Mẹ sẽ lan tỏa’.

Đáp lại những câu hỏi, người “Nữ chăn chiên” nói rằng: ‘Con sẽ hiểu khi con nhìn thấy’.

Trong giấc mơ năm 1845, ngài nhìn thấy nhiều thanh thiếu niên, một nhà thờ nhỏ, và rồi một nhà thờ lớn hơn.

Người Nữ chăn chiên’ tiến lên phía trước một chút và nói ‘Ta muốn Thiên Chúa được tôn vinh một cách đặc biệt tại nơi đây, là nơi Avventore và Ottavio đã tử đạo.’



Ngày 5 tháng 4 năm 1846, Don Bosco nhận ra nhà kho Pinardi, mà ngài đã thấy nhiều lần trong các giấc mơ, và ngài bắt đầu hiểu.

Kể từ ngày đó cho đến ngày 9 tháng 6 năm 1868, khi Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu được thánh hiến, ngài thấy các giấc mơ của ngài nên hiện thực, ngôi nhà đã được xây, và những người hành hương đang đến. Với họ, ngài ủy thác việc quảng bá vinh quang của Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu trên khắp thế giới.

Ngày 18 tháng 4 năm 1869, Hiệp Hội được Đức Cha Riccardi Tổng Giám Mục Torinô công nhận.

Ngày 5 tháng 4 năm 1870, Hiệp Hội được Đức Giáo Hoàng Piô IX nâng lên hàng Huynh đoàn Tổng Giáo phận, và ban cho Hiệp hội quyền quy tụ các hiệp hội có cùng tên và mục tiêu trong Tổng Giáo phận Torinô.

Năm 1877, quyền này được mở rộng bao trùm toàn thể Piedmont.

Năm 1889, Đức Leo XIII cho phép Hiệp Hội trong tất cả các nhà thờ Salêdiêng. Năm năm sau, năm 1896, quyền này được mở rộng cho tất cả các nhà Salêdiêng.

Sau cùng, năm 1896, Hiệp hội được phép bao gồm các Hiệp Hội được liên kết với các nhà thờ giáo phận.

  1. GIA NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN


Trong lá thư đề ngày 24 tháng 7 năm 1989, Cha Bề trên Cả Edigio Viganò công nhận ADMA thuộc về Gia đình Salêdiêng: ‘Vì hiệp hội có nguồn gốc nơi những người Salêdiêng và nhấn mạnh đến tầm mức quan trọng đặc biệt của Đền thờ Valdocco’. Đây là nhóm thứ hai được Don Bosco chính thức thành lập. Hiệp Hội được đặt tại Torinô bên cạnh Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ, và được quy chiếu như là Hiệp Hội Primaria (thứ nhất).

Tất cả các nhánh khác được phổ biến trên khắp thế giới, đều được liên kết với Hiệp hội thứ nhất và như vậy, họp thành một Hiệp hội duy nhất.

Trong giai đoạn 1891-1998 có 3.249 Hiệp hội được thêm vào.

Trong số 3.249 Hiệp hội, có 1.500 Hiệp hội được canh tân hoặc có thể được coi là mới, tiếp theo Đại Hội Quốc tế lần thứ nhất của Hiệp hội Đức Mẹ Phù Hộ diễn ra ở Torinô-Valdocco năm 1988, nhân dịp Kỷ niệm 100 năm Don Bosco qua đời.

Hiện có tới 35.000 hội viên tích cực sống và làm việc tại 39 quốc gia.



Theo lời Cha Viganò, “Các Hiệp hội viên là thành viên của Gia đình Salêdiêng, qua việc tôn sùng Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu theo hình thức đã được chính Don Bosco thiết lập. Họ dấn thân vào việc tôn sùng Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu và Mẹ Giáo hội, tham gia vào sứ mệnh giới trẻ và lao động của Don Bosco, và hoạt động nhằm gia tăng và quảng bá đức tin nơi dân chúng’.

ADMA công nhận Bề Trên cả là Cha và Trung tâm hiệp nhất của toàn thể Gia đình Salêdiêng và công nhận Mẹ Maria là người hướng đạo.


  1. SỰ DẤN THÂN CÁ NHÂN

CỦA CÁC THÀNH VIÊN HIỆP HỘI
Những sự dấn thân sau đây được nhắc đến trong Nôi qui :

  • Cùng với Giáo hội, nhấn mạnh đến sự tham gia vào đời sống phụng vụ, nhất là Bí tích Thánh Thể và Bí tích Hòa giải;

  • Sống và truyền bá lòng tôn sùng Mẹ Phù hộ các Giáo hữu theo tinh thần của Don Bosco và phù hợp với sự canh tân của Gia đình Salêdiêng;

  • Canh tân việc thực hành lòng tôn sùng bình dân như ngày 24 hàng tháng, lần hạt, chầu Phép lành, tuần chín ngày, và ngày lễ Đức Mẹ Phù Hộ các giáo hữu;

  • Noi gương Mẹ Maria qua việc tao nên môi trường tiếp đón Kitô hữu cho những người nghèo khổ nhất;

  • Hằng ngày sống trong tinh thần Tin mừng, trước hết với lòng tri ân Thiên Chúa và giống như Mẹ Maria, với lòng tin vào Chúa trong những lúc khó khăn và đau khổ.




  1. SỰ DẤN THÂN CỦA HIỆP HỘI


Chúng ta nhắc đến những điều sau đây :

  • Cộng tác với các SDB và FMA, đặc biệt Phong trào Giới trẻ Salêdiêng (SYM);

  • Cổ vũ những cuộc hội họp về huấn giáo và cầu nguyện giữa các gia đình sống trong cùng một vùng, nhờ đó gia tăng điều được gọi ‘Gíao hội tại gia’ và nâng đđức tin của nhũng người đơn sơ;

  • Hỗ trợ việc thành lập các Hiệp hội Đức Mẹ, cũng nơi giới trẻ.

  1. LINH ĐẠO HIỆP HỘI ADMA


Theo lời dạy dỗ và mẫu gương của Don Bosco, Hiệp hội ADMA cống hiến cho những người tham gia vào các hoạt động và nhiệm vụ của Hiệp hội một linh đào hoàn toàn dựa vào Phúc âm. Linh đạo này có thể được mô tả như sau:

  • Quy Kitô :

Nhấn mạnh đến phụng vụ của Giáo hội. Thường xuyên tham dự bí tích thánh thể và Hòa giải.

  • Giáo hội :

Như Don Bosco, Hiệp hội động viên cảm thức mạnh mẽ về Giáo hội. Yêu mến và bảo vệ Đức Thánh Cha và các vị chủ chăn.

Cộng tác với các nhóm khác nhằm quảng bá lòng tôn sùng Bí tích Thánh thể và Mẹ Maria.



  • Mẹ Maria :

Toàn thể linh đạo của các tín hữu đều qui về Mẹ Maria.

Hiệp hội nhìn lên mẹ Maria để xin sự phù hộ trong những lúc khó khăn và đau buồn cho đức tin. Hiệp hội cổ vũ lòng tôn sùng con thảo đối với Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu.

  • Salêdiêng :

Linh đạo Salêdiêng phát triển gia sản tinh thần và sứ mệnh của toàn thể Gia đình Salêdiêng, theo trái tim của Đấng sáng lập dòng, Don Bosco. Các thành viên chia sẻ những ơn ích thiêng liêng gắn liền với Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu ở Valdocco Torino, và các nhà thờ khác là chi nhánh của ADMA.
6. TỔ CHỨC öõuhHu
Hiệp hội nhắm tới dân chúng. Vì thế, Hiệp hội đơn giản và vô hình thức.

Hiệp hội ADMA dựa vào các hiệp hội địa phương, qui tụ các hội viên với nhau trong những hoàn cảnh được nói tới trong cuốn Điều lệ, để giúp mỗi thành viên siống đời sống hằng ngày như người Kitô hữu.

Tư cách hội viên có nghĩa là dấn thân làm những công việc và thực hành của người Kitô hữu tốt. Hiệp hội địa phương được Giám tỉnh Salêdiêng thành lập. Mỗi người trở nên thành viên sau tự do và tự mình viết đơn thỉnh nguyện và được chấp thuận vào Hiệp hội trong buổi cầu nguyện với Đức Mẹ. Không có thẻ hội viên và nguyệt liễm.

Đặc điểm đánh dấu hiệp hội địa phương là sự kết nạp vào Primaria ở Torinô.

Sự quy chiếu về Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù Hộ ở Valdocco tạo nên sự liên hệ lý tưởng vơi kế hoạch của Don Bosco và ước muốn của ngài là giúp mọi người bằng những cách mình có thể. Sức mạnh của tổ chức phát xuất từ việc đào luyện các thành viên trong các phiên họp là thành phần của chương trình.

Đời sống Kitô hữu hằng ngày gặp gỡ những vấn đề mới và trình bày những yêu cầu mới. Việc trở nên thành viên của Gia đình Salêdiêng và thành viên của một nhóm được Giáo hội công nhận bao hàm việc tăng triển trong đức tin.
THƯ CHÍNH THỨC CÔNG NHẬN

LÀ THÀNH VIÊN GIA ĐÌNH SALÊDIÊNG



số: 89/0856

Roma, ngày 24 tháng 7 năm 1989
Các Anh và các Chị của Hiệp Hội Đức Mẹ Phù Hộ thân mến.

Tôi sung sướng báo tin cho Anh Chị em biết rằng Bề Trên cả, trong cuộc họp của Ban Tổng Cố vấn ngày 5 tháng 7 năm 1989, đã chấp thuận thư thỉnh của Anh Chị em xin cho Hiệp Hội của Anh Chị em được chính thức trở nên thành viên Gia đình Salêdiêng.

Việc chính thức công nhận hoàn thành cách rực rỡ một thực tại đã được nhiều thành viên Hiệp hội sống và đã được chính Don Bosco khởi sự và thành lập Hiệp hội, sau khi đã xây Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Phù hộ.

Ngày 18 tháng 4 năm 1869, Đức Tổng Giám Mục Torinô đã phê chuẩn cuốn Điều lệ và chính thức thành lập theo Giáo luật trong Đền thờ tại Valdocco được dâng hiến cho Mẹ Phù Hộ (BM 9, tr 285). Sau đó Hiệp hội được quảng bá trên toàn thế giới nhờ những văn kiện của quyền bính Giáo hội có thẩm quyền (xem E. Ceria, Annali I, tr 91, ghi chú 3). Mỗi Hiệp hội địa phương luôn được liên kết với Hiệp hội đầu tiên của Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù Hộ tại Valdocco (BM 13, tr 323; BM 13, tr 950). Mỗi đấng kế vị Don Bosco, nhất là Cha Phêrô Ricaldone liên lỉ cổ võ sự tăng trưởng của Hiệp hội.

Cha Bề Trên Cả và Ban Cố vấn ngài đã nghiên cứu đơn thỉnh nguyện của Anh chị em tháng giêng và tháng hai vừa qua sau Đại Hội Thế giới Thứ nhất của Hiệp hội được tổ chức tại Torinô-Valdocco trong tháng 7 năm 1988, nhân dịp cử hành kỷ niệm 100 năm Don Bosco qua đời. Thư thỉnh nguyện đã được các đại biểu Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ủng hộ cách đặc việt; sau đó, những lời thỉnh nguyện đầy thúc bách đến từ Bolivia, Colombia, Ecuador, Italia và Venezuela.

Trong lần cứu xét đầu tiên đó, một sự thẩm định tổng quát thuận lợi đã đạt được, nhưng cần phải có một sự phân tích sâu xa hơn về vài khía cạnh mong muốn. Vì thế, Giám đốc Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ ở Valdocco, Cha Gianni Sangalli, được yêu cầu thu thập và cung cấp nhiều yếu tố khác nhằm có thể thực hiện việc phân định đầy đủ hơn. Nhờ đó, tên gọi của Hiệp hội đã có thể xác định cách rõ ràng hơn Hiệp hội là thành viên của Gia đình chúng ta. Tên gọi là “Lòng tôn sùng Mẹ Phù hộ Salêdiêng”theo hình thức đã được Don Bosco thành lập. Đây là lòng tôn sùng có đặ tính Giáo hội, với sự quan tâm sống động đến tác vụ của Đức Thánh Cha và của các Đức Giám mục, nhằm kiện cường đức tin Kitô giáo trong xã hội nhờ làm chứng qua hạnh kiểm luân lý và tỏ lộ hoạt động năng động nơi người bình dân va giới trẻ xung quanh và trong các vùng quê. Do đó, đây là lòng tôn sùng không chỉ biểu lộ việc thờ phượng tôn giáo, nhưng còn được diễn đạt trong thái độ sống và hoạt động tông đồ.

Tôi nghĩ rằng cần nhắc lại với Anh Chị em về những đặc tính của Hiệp hội, phải được cho là có ý nghĩa đặc biệt: nguồn gốc lịch sử, chân tính của việc tôn sùng, mục tiêu, và sự hiệp thông đặc biệt của Hiệp hội với Trung Tâm Mẹ Maria ở Valdocco.
a) Nguồn gốc Lịch sử


  • Là một linh mục ở Torinô, Don Bosco đã không biết đến Tổng Huynh đoàn Đức Mẹ Phù Hộ các Giáo Hữu có trụ sở ở Munich, Bavaria, và những hiệp hội vệ tinh được thành lập ở Nhà thờ Thánh Phanxiô Paola ở Via Po, Torino, ở đó Don Alasonatti đã giảng và là thành viên của Hiệp hội.

Nhưng việc tổ chức Hiệp hội của Don Bosco ở Valdocco là một sáng kiến khá tách biệt và trực tiếp của Don Bosco, được liên kết với việc xây dựng Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ và những ơn kỳ diệu được Đức Mẹ ban cho ở Đền thờ đó.

  • Cũng phải công nhận rằng những dữ kiện góp phần vào việc quảng bá mau lẹ lòng tôn sùng này là sự thánh thiện của chính Don Bosco và trong bối cảnh lúc bấy giờ, sự nổi bật về giáo lý nhấn mạnh đến “Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, kêu cầu sự can thiệp từ mẫu của Mẹ cho Giáo hội, Đức Thánh Cha, các Đức Giám mục, và toàn thể các Kitô hữu, những là giới trẻ gặp khó khăn.

Thật phấn kích khi đọc lại cuốn “Nội quy” đặc biệt được Cha Thánh soạn trong quá khứ (xem BM 9, 604 - 609), hiện nay đang được duyệt xét để phù hợp với những đòi hỏi mới và quan trọng của Công đồng Vaticanô 2.


  1. Chân tính của việc tôn sùng




  • Hiệp hội được mời gọi trở nên chứng tá và truyền bá lòng tôn sùng Mẹ Maria – “Đấng đã tin”, sẽ tăng triển, thanh luyện và bảo vệ đức tin Kitô giáo của dân chúng. Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô, trong dịp kỷ niệm 100 năm Don Bosco qua đời, đã suy gẫm về diện mạo của Don Bosco, và đã ghi nhận rằng Thánh Gioan Bosco đã nhìn thấy nơi Mẹ Maria là“nền tảng của việc quảng bá và bảo vệ đức tin”(Angelus, ngày 31 tháng 12 năm 1988). Tình cảm tôn giáo bình dân tìm thấy nơi lòng tôn sùng Đức Mẹ đặc biệt này một nội dung giáo lý nổi bật cho những biểu lộ văn hóa ngày nay, và những sáng kiến có giá trị trong lãnh vực Phúc âm hóa, làm cho lòng tôn sùng này có chiều kích Giáo hội đích thực.

  • Đây là một việc tôn sùng bao hàm một “cảm thức Giáo hội sống động”; chiêm ngắm Mẹ Maria là Mô hình tiên tri của Giáo hội và là Người Mẹ luôn quan tâm và chăm sóc; Mẹ đã phù hộ và tiếp tục phù hộ các tín hữu trong những khó khăn xảy ra qua các thế kỷ. Lòng tôn sùng này bảo đảm cho những người có lòng tôn sùng sự gắn bó chân thành với Đấng Kế vị Thánh Phêrô và các Đức Giám mục trong lời giáo huấn của các ngài và trong sự cộng tác tích cực và chuyên cần trong tác vụ mục vụ của các ngài.

c) Những Mục tiêu nhắm tới




  • Hiệp hội cổ vũ sự tham gia các hành động phụng vụ, là cách biểu lộ cao cả của đời sống Giáo hội, nhất là qua việc thường xuyên lãnh nhận các Bí tích Thánh Thể và Hòa giải. Nơi các Bí tích này, họ tìm thấy nguồn mạch cho khả năng làm chứng của mình về các Mối Phúc trong môi trường sống và làm việc ở địa phương mình, và nguồn cổ vũ việc tông đồ căn bản trong gia đình và giữa dân chúng xung quanh.

  • Hiệp hội cổ vũ lòng đạo đức đơn sơ, linh hoạt trong việc cử hành các Ngày Lễ Trọng của Mẹ Maria trong năm, nhất là Lễ Mẹ Phù Hộ (và ngày 24 hằng tháng); thích lần Chuỗi Mân Côi, cùng với Mẹ Maria suy gẫm về mầu nhiệm của các biến cố cứu rỗi vĩ đại.

Liên lỉ lấy cảm hứng từ Don Bosco, mẫu gương về lòng tôn sùng tích cực đối với Mẹ Maria, Hiệp hội ưu tiên chọn lấy việc giáo dục Kitô giáo cho giới trẻ qua những phương pháp thích hợp và tập trung về các gia đình liên tục bị đe dọa vì những cám dỗ dẫn họ đến chỗ lầm lạc. Đây là lòng đạo đứ có ý thức, có nghĩa là ngày nay trở thành sức mạnh cho “việc tân Phúc âm hóa”.

  • Hiệp hội còn bảo đảm bầu khí linh đạo toàn diện, vừa trọng yếu vừa thực tiễn, cống hiến sức sống mới cho lòng trung thành với Chúa Kitô và sứ mệnh cứu rỗi của Ngài. Thực vậy, Hiệp hội đặc biệt cổ võ việc chăm sóc các ơn gọi – giáo dân, tu sĩ và thừa tác – cho Gia đình Salêdiêng (qua các Cộng tác viên, các Tu hội đời Thánh hiến, phó tế và linh mục), và các loại ơn gọi khác trong Dân Chúa.

  • Hiệp hội còn thôi thúc các thành viên chia sẻ niềm vui và hy vọng, và cũng chia sẻ những vấn đề và thách đố, nẩy sinh từ thế giới ngày nay; cảm thấy mình được hiệp nhất trong Gia đình Salêdiêng, trong hiệp thông hành động và cầu nguyện, trong sứ mệnh thăng tiến đức tin.

d) Sự hiệp thông đặc biệt với Trung tâm Mẹ Maria ở Valdocco




  • Sau cùng Hiệp hội vun trồng tình liên đới mạnh mẽ với Vương cung Thánh Đường Đức Mẹ Phù hộ ở Torinô.

Ở khắp nơi, Hiệp hội đều lấy cảm hứng từ Don Bosco và Đền Thờ Đức Mẹ của ngài ở Valdocco, kiện cường chân tính đặc biệt của mình và theo đuổi những mục tiêu đặc biệt của mình, phong phú hóa lòng tôn sùng nhờ tăng triển chiều kích phổ quát của lòng tôn sùng.

Trong sự iệp thông duy nhất với Đền Thờ Đức Mẹ ở Valdocco, Hiệp hội tìm cách phát triển sự hợp pháp của tinh thần và sứ mệnh của toàn thể Gia đình Salêdiêng trên thế giới, trong sự đa dạng về những cách biểu lộ địa phương.

Cha Eugene Ceria, một sử gia về Don Bosco, đã nói rằng việc xây Đền thờ Đức Mẹ Phù Hộ ở Valdocco có tầm mức quan trọng đặc biệt trong truyền thống của Gia đình Salêdiêng: đây là lời công bố hùng hồn về niềm tin vào sự can thiệp từ mẫu của Mẹ Phù Hộ (“Mẹ Maria đã xây dựng nhà này cho Mẹ”); là “điểm ưu tuyển”để loan báo sứ điệp thiêng liêng và tông đồ – trung tâm của gia sản thiêng liêng của Đấng Sáng lập, trở nên trung tâm của sự gắn bó và quảng bá phổ quát (“Đây là Nhà của Ta; từ đây vinh quang của Ta sẽ lan tỏa khắp nơi”). Cha Ceria nói rằng với Đền thờ này, “Don Bosco đã khởi xướng ngọn lửa thần bí sẽ tác động trên các thế hệ của những người làm việc cho Tin mừng được sai đi khắp nơi làm việc trong vườn nho của Chúa, và là nơi họ sẽ trở về để xạc bình điện thiêng liêng của họ” (E. Ceria, Annali I, tr 89, và toàn chương 9).

Và biết bao đền thờ, nhà thờ và nhà nguyện ngày nay có thể làm bệ phóng cho việc canh tân lòng tôn sùng này.

  • Các học giả nghiên cứu về đức tin đã nói tới “Thần học về Đền thờ” như là nơi đặc biệt với sự hiện diện linh thánh có những dự phóng thiêng liêng và tông đồ mãnh liệt. Đền thờ ở Valdocco vượt ra ngoài những cứu xét địa lý địa phương và là trung tâm hữu hiệu rộng mở cho thế giới những sự phong phú trong đoàn sủng của Chúa Thánh Thần, được Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, quan tâm gìn giữ và sinh động.

Vì thế, Hiệp hội của Anh Chị em là biểu lộ cách sống động: Thần Khí Thiên Chúa là nguyên lý thôi thúc, làm cho lòng nhiệt thành và yêu mến của người tôn sùng vĩ đại là Don Bosco được loan truyền trên mọi Châu lục.

Vì thế tôi tha thiết hy vọng rằng toàn thể Gia đình Salêdiêng ngày càng có ý thức hơn về tầm mức quan trọng của Hiệp hội Anh Chị em cho việc quảng bá lòng tôn sùng Mẹ Phù Hộ các Giáo hữu, Mẹ Giáo hội. Sứ mệnh giới trẻ và người nghèo được ban cho Gia đình Salêdiêng, sẽ từ lòng tôn sùng đó đạt được sự tăng trưởng về sự xác thực thiêng liêng và hiệu năng tông đồ.

Các thành viên Hiệp hội rất thân mến, tôi xin chúc mừng tất cả Anh Chị em, vì sự công nhận thức mà Anh Chị em nhận được. Ước mong sự công nhận này thôi thúc Anh Chị em có những dấn thân mới, luôn nhạy cảm đối với những yêu cầu của việc Tân Phúc âm hóa.

Tôi xin gửi đến tất cả các Anh Chị em lời chúc mừng và tri ân, và bảo đảm với Anh Chị em rằng tôi luôn nhớ Anh Chị em trong Thánh Lễ và Lần hạt.

Tôi tin tưởng rằng Hiệp hội sẽ ngày càng biểu lộ cách năng động chiều kích bình dân của đoàn sủng Don Bosco..
Chào thân ái trong Chúa.

Don Edigio Viganò



18

NAM CHÍ NGUYỆN DON BOSCO

Hiệp hội Giáo dân

Ký hiệu: Chí nguyện CDB

Roma 1994

Chúa Thánh Thần là Đấng ban mọi ơn lành, tiếp tục đổ xuống trên Giáo hội nhiều ơn huệ, và cho Gia đình Salêdiêng được phong phú nhờ nhiều nhành mới.

Những khía cạnh mới mẻ nơi diện mạo Don Bosco được biểu lộ hằng ngày. Những mầm mới là dấu chỉ sức sống và phong phú hóa toàn thể gia đình. Các Nam Chí nguyện (CDB) biểu lộ khía cạnh của sự mới mẻ và sức sống này.

Chúa Thánh Thần khởi đầu mọi sự, là nguồn mạch phát triển của mỗi lịch sử là thành phần của Lịch sử cứu rỗi.




  1. KHỞI ĐẦU CUỘC HÀNH TRÌNH

Trong thập niên 1980, một số bạn trẻ thuộc nhiều nơi khác nhau trên thế giới cảm thấy có ước muốn hoàn toàn dâng hiến cho Thiên Chúa theo tinh thần Salêdiêng, nhưng vẫn sống ngoài đời, như là một tu hội nam giữa đời.

Một điều gây ngạc nhiên là ước muốn này và những khả thể của đời thánh hiến giữa đời xuất hiện cùng một lúc nơi nhiều nhóm nam thanh niên không biết nhau.


  1. ROMA NĂM 1993

Từ ngày 15 đến ngày 29 tháng 12 năm 1993, một số nam thanh niên từ Paraguay, Venezuela, Malta và Italia gặp nhau tại Roma để chia sẻ những kinh nghiệm và nghiên cứu những phương cách hoạt động. Những nền móng đã được thành lập cho điều sau này sẽ phát triển thành tu hội Salêdiêng đời dành cho nam giới.




  1. ROMA NĂM 1994

Bước ngoặc, có thể được gọi như thế, đã xảy ra năm 1994, khi các Nam Chí Nguyện với Don Bosco (CDB) được chính thức thành lập.

Từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 9 năm 1994, một cuộc họp đực tiến hành ở Nhà Trung Ương, trong đó 7 nam thanh niên tuyên khấn lần đầu, và được gọi là các Nam Chí Nguyện Don Bosco (CDB).

Sự hiện diện của Cha Bề trên cả Viganò là yếu tố nền tảng: một Tu hội đời đã hình thành. Hiến luật (vẫn còn là ad experimentum - thử nghiệm) được soạn thảo và những hướng dẫn được đề ra cho các thành viên và cho các nhóm khác nhau.

Cha Bề trên Cả tuyên bố: “Anh em phải là những người khám phá Đấng Sáng Lập Don Bosco, để hiểu Chúa Thánh Thần và tìm hiểu bối cảnh lịch sử trong đó Chúa Thánh Thần tỏ lộ sáng kiến này vì ích lợi của Giáo Hội”.

Ngày thành lập là ngày 12 tháng 9 năm 1994, ngày kính Mẹ Maria.

Từ đó, các Nam Chí Nguyện Don Bosco (CDB) đã gia tăng về số lượng.

Kinh nghiệm của họ được chính thức trình bày trong Công báo 355 của Ban Tổng Cố vấn.




  1. NGÀY 24 THÁNG 5 NĂM 1998




  1. Sự công nhận là Hiệp hội công của các tín hữu

Một ngày rất quan trọng khác là ngày 24 tháng 5 năm 1998, khi Giáo Hội chính thức phê chuẩn Nam Chí Nguyện Don Bosco (CDB).

Nhờ Sắc lệnh của Đức Cha Ignazio Velasco Garcia, Tổng Giám mục Caracas, CDB đã được thành lập như là một hiệp hội công của các tín hữu; Hiến luật được phê chuẩn và xác định, bao có thể, Hiệp hội có hình thức pháp lý là một tu hội đời đang xuất hiện.

Vị linh giám Giáo hội đầu tiên là Cha Corrado Bettiga được Đức Tổng Giám mục Caracas bổ nhiệm.


  1. Đại hội Quốc tế lần thứ nhất

Khoảng cuối tháng 12 năm 1998 và đầu tháng 1 năm 1999, Đại hội Quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Roma. Hội đồng trung ương và chủ tịch Hội đồng trung ương được bầu chọn.

Các Nhóm được chính thức công nhận và chương trình đào luyện chi tiết cho các thành viên được soạn thảo.

Sự công nhận Hiệp hội và Hiến luật Hiệp hội giúp các thành viên hiểu rõ hơn chân tính, tinh thần và mục tiêu của nhóm.


  1. CHÂN TÍNH CỦA HIỆP HỘI

Các Nam Chí Nguyện Don Bosco là những người đời được thánh hiến.




      1. Người đời

Ý thức về sự thánh hiến rửa tội, Người tín hữu đáp lại một ơn gọi đặc biệt, thực hiện cách triệt để sự thánh hiến này qua việc tuyên khấn các lời khuyên Phúc âm và dấn thân sống như Đức Kitô, một tình yêu thanh khiết, nghèo khó và vâng phục. Họ không tách mình ra khỏi môi trường sống, làm việc và gia đình của mình, nhưng làm việc trong các môi trường đó và đưa tới sự viên mãn của tình yêu triệt để. Họ sống ơn gọi của mình với tư cách là người thánh hiến giữa đời trong tinh thần Salêdiêng Don Bosco.

Họ khám phá và chiêm ngắm Thiên Chúa nơi mọi người. Họ đặc biệt nhấn mạnh đến việc làm cho giơi trẻ, nhất là những em nghèo và bị bỏ rơi, việc làm cho ơn gọi và truyền giáo. Họ chấp nhận lối tu đức Salêdiêng, dựa trên làm việc và tiết độ, như Don Bosco nói, “Đây là hai phương thế nhờ đó chúng ta có thể lướt thắng mọi sự và mọi người” (BM XIII, 326).

“Nhờ làm việc, chúng ta cảm thấy được kết hiệp với Đức Kitô là Đấng qua sự lao nhọc hằng ngày đã thực hiện việc của Chúa Cha khi hoàn tất Thánh Ý Ngài. Sự tiết độ được sống qua việc kiểm soát bản thân để mình có thể cống hiến bản thân cho người khác.”



  1. Tinh thần Salêdiêng

Điểm qui chiếu chính yếu là Don Bosco, đời sống, kinh nghiệm và sự phong phú thiêng liêng của ngài.

Cha Egidio Viganò đã ban cho các Nam Chí nguyện Don Bosco lời khuyên sau đây: “Tôi xin nói với anh em, Cha Rinaldi phải linh hứng cho việc anh em đọc Don Bosco, nhưng dành Cha Rinaldi cho các Nữ Chí Nguyện. Ngài ở đó để cho họ. Anh em hãy đến trực tiếp Don Bosco”.




  1. Trong Gia đình Salêdiêng

Chúng ta nhìn nhận mình là người mang đoàn sủng Don Bosco, được hội nhập vào Gia đình Salêdiêng. Sự thánh hiến Salêdiêng giữa đời của chúng ta được gợi hứng và hướng dẫn bởi tinh thần, kế hoạch tông đồ và phong thái mục vụ của ngài.

Chúng ta nhìn nhận Cha Bề trên Cả, người kế vị Don Bosco, là trung tâm hiệp nhất. Là cha chung, ngài có trách nhiệm về sự hiệp nhất trong tinh thần, và về lòng trung thành với sứ mệnh chung.

Chúng ta sống hiệp thông với các nhóm khác trong Gia đình Salêdiêng và trong tương quan đặc biệt với các nhóm giáo dân, nhất là với các VDB (Nữ Chí nguyện). Chúng ta coi các Nữ Chí Nguyện Don Bosco là những người chúng ta chia sẻ đặc tính thánh hiến Salêdiêng giữa đời, là ‘chị cả’ của chúng ta. Tu hội Salêdiêng qua gia sản thiêng liêng và sự phong phú tông đồ mà Tu hội Salêdiêng gìn giữ và nuôi dưỡng, vì thế Tu hội Salêdiêng là nguồn mạch chính thống cho chúng ta và sự khuyến khích chúng ta trung thành với đoàn sủng, đồng thời cũng nhận ra những đặc điểm và sự tự lập của mình.




  1. Hiện diện giữa đời

Các Nam Chí nguyện Don Bosco (CDB) hiện diện trong một số quốc gia trên thế giới như Argentina, Pháp, Honduras, El Salvador, Italia, Malta, Paraguay, Peru, Cộng hòa Czech, Venezuela. Con số những thành viên thánh hiến chưa nhiều, chỉ có khoảng 60 người – nhưng hiện nay Nam chí nguyện vẫn tiếp tục gia tăng về số lượng.

Sức sống hiển nhiên trong nhóm là nguồn vui vì thế chúng ta liên lỉ cám ơn Thiên Chúa.



Каталог: 2012
2012 -> Những câu nói tiếng Anh hay dùng hằng ngày
2012 -> I. NỘi dung quy hoạch cao đỘ NỀn và thoát nưỚc mặt bản đồ hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Người yêu lạ lùng nhất
2012 -> Thi thử ĐẠi họC ĐỀ thi 11 MÔN: tiếng anh
2012 -> SÔÛ giao thoâng coâng chính tp. Hcm khu quaûn lyù giao thoâng ñOÂ thò soá 2
2012 -> Commerce department international trade
2012 -> Những câu châm ngôn hay bằng tiếng Anh
2012 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO ĐỀ thi tuyển sinh đẠi họC 2012 Môn Thi: anh văN – Khối D
2012 -> Tuyển tập 95 câu hỏi trắc nghiệm hay và khó Hoá học 9 Câu 1

tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương