Frank m. Moore r. Douglas samples



tải về 2.18 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích2.18 Mb.
#37019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

427.9. Trong trường hợp một Mục sư nhiệm chức đã kết hợp với giáo phái khác làm thành viên hay hoạt động cho giáo phái khác, thì vì lý do nầy, tư cách thành viên của Hội thánh và tư cách thành viên của Mục sư đoàn trong Hội thánh Nazarene sẽ chấm dứt lập tức, và Hội dồng Giáo hạt sẽ ghi vào biên bản lưu với câu sau đây: “Rút khỏi tên thành viên và chức vụ Mục sư trong Hội thánh Nazarene vì gia nhập một với giáo phái khác”. (107, 112).
C. CHẤP SỰ

428. Chấp sự là một Mục sư, được Đức Chúa Trời kêu gọi vào sự phục vụ Chúa, những ân tứ và khả năng của người ấy được biểu lộ và nâng lên bằng sự huấn luyện đúng đắn và chuyển giao kinh nghiệm, họ được biệt riêng cho công tác phục vụ Đấng Christ bằng sự bỏ phiếu chấp thuận của Hội dồng Giáo hạt và bằng hành động tấn phong cách trang trọng, và họ được quyền thực hiện những chức năng nào đó của hoạt động Cơ Đốc.

428.1. Chấp sự là người không bày tỏ sự kêu gọi đặc biệt vào việc giảng dạy. Trên nền tảng Kinh Thánh và kinh nghiệm, Hội thánh nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời có kêu gọi những cá nhân vào sự phục vụ Chúa trọn đời mình, tuy họ không cảm thấy sự kêu gọi vào việc giảng dạy và hội thánh tin rằng những cá nhân được kêu gọi vào các công tác như thế phải được Hội thánh công nhận, phải đáp ứng những yêu cầu, và phải nhận những trách nhiệm do Hội thánh lập ra. Đây là chức vụ vĩnh viễn.

428.2. Chấp sự phải đáp ứng những yêu cầu về học vấn, bày tỏ những khả năng và ân tứ thích hợp, được Hội thánh nhìn nhận và chứng thực. Chấp sự sẽ được quyền thi hành lễ báp têm và Tiệc Thanh, và được phép làm lễ thành hôn ở những nơi luật pháp dân sự không cấm, và tuỳ trường hợp có thể hướng dẫn buổi thờ phượng và giảng. Phải hiểu rằng Chúa và Hội thánh có thể dùng những ân tứ của người ấy vào các công tác tổ chức khác nhau. Là một biểu tượng của sự phục vụ trong vai trò tôi tớ của Thân Thể của Đấng Christ, chấp sự có thể dùng những ân tứ của ông hay bà ấy trong những vai trò ở ngoài tổ chức Hội thánh.(34.5, 35.2)

428.3. Một người vốn được Đức Chúa Trời kêu gọi vào chức vụ nầy, đã đáp ứng những yêu cầu của Hội thánh, hoàn tất mỹ mãn loạt bài học ấn định cho những Mục sư nhiệm chức và những ứng viên xin tấn phong chấp sự, đã được giới thiệu xin tái cấp chứng thư Mục sư của Giáo hạt do Ban Chấp hành Hội thánh của Hội thánh địa phương nơi người ấy là thành viên hoặc Ban Cố vấn Giáo hạt, đã được xem xét cẩn thận và được Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt giới thiệu cách thiện cảm lên Hội dồng Giáo hạt, thì có thể được bầu vào chức vụ chấp sự bằng hai phần ba số phiếu của Hội dồng Giáo hạt, miễn là người ấy đã được chỉ định làm Mục sư không dưới bốn năm liên tiếp; với điều kiện ứng viên phải đang phục vụ. Trong trường hợp mục sư phụ ta bán thời gian, gia hạn số năm thực tập dựa trên mức độ tham gia phục vụ Hội thánh địa phương và lời làm chứng với sự phục vụ cho thấy chủ yếu họ được kêu gọi để phục vụ. Cho biết thêm rằng nếu có sự thiếu tư cách vốn bị Hội dồng Giáo hạt phát hiện, thì phải được chấp bằng văn bản của vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Cố vấn Giáo hạt của Giáo hạt nói trên, và qui định thêm rằng mối quan hệ hôn nhân của họ không làm cho họ bất hợp lệ trong việc xin phong chức. (35.1-35.3, 203.6, 320, 424).

428.4. Nếu trong việc thực hiện chức vụ của mình, vị chấp sự được tấn phong cảm thấy mình được kêu gọi vào công tác giảng dạy, ông hay bà ấy có thể được tấn phong vào chức vụ trưởng lão dựa vào những qui định để công nhận chức vụ đó và trả giấy chứng thư chấp sự lại.

D. TRƯỞNG LÃO

429. Một trưởng lão là một Mục sư, được Đức Chúa Trời kêu gọi vào sự rao giảng, những ân tứ và khả năng của người ấy được biểu lộ và nâng lên bằng sự huấn luyện đúng đắn và chuyển giao kinh nghiệm; và họ được biệt riêng cho công tác phục vụ Đấng Christ bằng sự bỏ phiếu chấp thuận của Hội dồng Giáo hạt và bằng hành động tấn phong cách trang trọng, và họ được quyền thực hiện mọi chức năng của hoạt động Cơ Đốc.

429.1. Chúng tôi nhìn nhận rằng chỉ có một cấp bậc trong chức vụ rao giảng - đó là của trưởng lão. Đây là trật tự bình thường trong Hội thánh. Trưởng Lão phải điều hành mọi việc trong Hội thánh, giảng Lời Đức Chúa Trời, hành lễ Báp têm và Tiệc Thánh, và cử hành lễ Thành Hôn, tất cả đều phải nhơn danh và phục tùng dưới quyền của Chúa Giê-su, là Đầu của Hội thánh. (34.5, 35.2, 412-13.3, 413.11, 433.12)

429.2. Hội thánh mong đợi những người được kêu gọi chính thức vào chức vụ nầy phải là người quản lý của Lời Chúa và dành mọi năng lực qua đời sống mình để công bố Lời ấy.

429.3. Một người vốn được Đức Chúa Trời kêu gọi vào chức vụ nầy, và đã đáp ứng tất cả những yêu cầu của Hội thánh cho chức vụ đó, đã hoàn tất thành công khóa học ấn định dành cho những Mục sư nhiệm chức và những ứng viên xin tấn phong trưởng lão, là Mục sư được Giáo hạt cấp phép trên ba năm đã được giới thiệu để xin tái cấp chứng thư Mục sư do Ban Chấp hành Hội thánh của Hội thánh địa phương nơi ông hay bà ấy làm thành viên hoặc do Ban Cố vấn Giáo hạt, đã được xem xét cẩn thận và được Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Hội dồng Giáo hạt giới thiệu cách thiện cảm lên Hội dồng Giáo hạt, thì có thể được bầu vào chức vụ trưởng lão bằng hai phần ba số phiếu của Hội dồng Giáo hạt. Để được hợp lệ cho việc bầu cử, ứng viên phải được chỉ định làm Mục sư không dưới ba năm liên tiếp hoặc là một Mục sư quản nhiệm hay là một nhà truyền giảng có đăng ký (đã dành phần chính thì giờ của mình tích cực trong công trường hầu việc Chúa) hay đã phục vụ bốn năm liên tiếp làm phụ tá Mục sư; hay một năm làm Mục sư quản nhiệm và hai năm liên tiếp làm phụ tá Mục sư hay cộng tác viên được chỉ định của Mục sư; hay bốn năm làm giáo sư được chỉ định ở phần ngành giáo dục của một trong những học viện giáo dục của Hội thánh Nazarene của cấp học cao hơn, hay trong công tác phục vụ Cơ đốctrong những học viện giáo dục khác và có vai trò được Ban Tổng Quản nhiệm chấp thuận, với điều kiện ứng viên phải đang phục vụ. Trong trường họp mục sư phụ ta bán thời gian, gia hạn số năm thực tập dựa trên mức độ tham gia phục vụ Hội thánh địa phương và lời làm chứng với sự phục vụ cho thấy chủ yếu họ được kêu gọi để phục vụ.

Hơn nữa, nếu có sự thiếu tư cách vốn bị Hội dồng Giáo hạt phát hiện, thì phải được miễn chấp bằng văn bản của vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Cố vấn Giáo hạt của Giáo hạt phát hiện ra sự thiếu phẩm chất ấy trước khi vị Mục sư được hợp lệ cho việc bầu cử vào chức vụ trưởng lão. Ngoài ra, mối quan hệ hôn nhân của ứng viên không làm cho ông hay bà ấy bất hợp lệ trong việc xin phong chức. (35.1-5.3, 203.6, 320, 424).


E. CÔNG NHẬN NHỮNG CHỨNG THƯ

430. Những Mục sư thực thụ từ những giáo phái Tin lành khác ao ước được kết hợp với Hội thánh Nazarene và xuất trình chứng thư được tấn phong Mục sư của họ, thì sự tấn phong của họ có thể được Hội dồng Giáo hạt công nhận, sau khi được Ban Cấp Chứng Thư Mục sư khảo sát về kinh nghiệm cá nhân và giáo lý, miễn là: (1) họ bày tỏ sự hiểu biết và phương pháp sử dụng cuốn Cam Nang và lịch sử Hội thánh Nazarene bằng cách hoàn tất những khóa học liên quan qua chương trình được ấn định dành cho Mục sư; (2) họ phải cẩn thận điền đầy đủ chi tiết bản Câu Hỏi Dành Cho Việc Công Nhận Chứng Thư Tấn Phong và (3) họ phải đáp ứng mọi yêu cầu để được tấn phong như đã ấn định ở những Điều 428-28.3 hoặc 429.29.3. (203.6, 225, 424)

430.1. Vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm sẽ cấp cho vị trưởng lão được công nhận một giấy chứng nhận có chữ ký của chính ông, vị Quản nhiệm Giáo hạt và Thư ký của Giáo hạt. (433.6)

430.2. Khi chứng thư Mục sư của một Mục sư từ Hội thánh khác đã được công nhận, thì chứng thư do Hội thánh nói trên cấp sẽ được hoàn lại cho ông hay bà ấy với sự đóng dấu hoặc viết tay trên chứng thư Mục sư ấy như sau:

Được Giáo hạt __________________________ của Hội thánh Nazarene chính thức công nhận kể từ ngày ________________ 19_____, để làm nền tảng của những chứng thư mới.

____________________, Tổng Quản nhiệm

____________________, Quản nhiệm Giáo hạt



____________________, Thư ký Giáo hạt

F. MỤC SƯ HƯU TRÍ

431. Mục sư hưu trí là người được Hội dồng Giáo hạt nơi ông hay bà ấy là thành viên trong Mục sư đoàn chấp thuận được hưu trí, dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt. Bất kỳ sự thay đổi nào trong tình trạng hưu trí phải được Hội dồng Giáo hạt chấp thuận, dựa trên sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt (203.27, 228.8).

431. Sự hưu trí sẽ không bắt buộc phải ngưng ngay công tác Mục sư hoặc bị cách chức khỏi chức vụ Mục sư ở trong Hội dồng Giáo hạt. Một Mục sư đang phục vụ trong vai trò “được bổ nhiệm” có thể ở trong tình trạng “nhìn nhận sự hưu trí”. Tuy nhiên, một Mục sư ở trong tình trạng “không được bổ nhiệm” thì sẽ ở trong mối quan hệ “hưu trí không được bổ nhiệm”. (201, 433.9).
G. SỰ THUYÊN CHUYỂN CỦA CÁC MỤC SƯ

432. Khi một thành viên của hàng giáo phẩm muốn thuyên chuyển sang một Giáo hạt khác, sự thuyên chuyển địa vị thành viên của Mục sư đoàn sẽ được công nhận bằng sự bỏ phiếu thuận của Hội dồng Giáo hạt, hoặc Ban Cố vấn Giáo hạt trong thời gian khoảng giữa các lần họp, của Giáo hạt nơi ông hay bà ấy là thành viên của Mục sư đoàn. Sự thuyên chuyển như thế sẽ được Ban Cố vấn Giáo hạt nơi người ấy muốn đến tiếp nhận vào thời gian trước khi Hội dồng Giáo hạt đó họp lại để ban cho người ấy có đầy đủ quyền hạn và đặc ân thành viên tại Giáo hạt tiếp nhận, tuỳ thuộc vào sự chấp thuận cuối cùng của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư và Hội dồng Giáo hạt. (203.8-3.9-28.10)

432.1. Sự thuyên chuyển của một Mục sư nhiệm chức chỉ có giá trị khi bản ghi chi tiết về điểm học tập trong các loạt bài học ấn định dành cho Mục sư nhiệm chức được Thư ký của Ban Giáo Dục Mục Vụ Giáo hạt của Hội dồng Giáo hạt cấp phát công nhận, để gởi sang Thư ký của Ban Giáo Dục Mục Vụ của Giáo hạt tiếp nhận. Thư ký của Ban Giáo Dục Mục Vụ của Giáo hạt tiếp nhận sẽ thông báo cho Thư ký của Giáo hạt cấp phát rằng ông đã nhận được bản ghi điểm của Mục sư nhiệm chức đó. Truyền đạo được thuyên chuyển sẽ tiếp tục báo cáo điểm học của mình về những loạt bài học tập ấn định cho Giáo hạt tiếp nhận. (230.1-30.2)

432.2. Hội dồng Giáo hạt tiếp nhận sự thuyên chuyển sẽ thông báo cho Hội dồng Giáo hạt cho phép thuyên chuyển về sự tiếp nhận địa vị thành viên. Người được thuyên chuyển vẫn còn giữ địa vị thành viên của Giáo hạt cho phép thuyên chuyển cho đến khi việc thuyên chuyển của người ấy được tiếp nhận bằng sự bỏ phiếu thuận của Hội dồng Giáo hạt tiếp nhận. Sự thuyên chuyển chỉ có giá trị cho đến khi kết thúc phiên họp tới sau ngày biết kết quả của Hội dồng Giáo hạt tiếp nhận. (203.8, 223, 228.10)
H. NỘI QUI CHUNG

433. Những định nghĩa sau đây là của những thuật ngữ liên quan đến nội qui chung cho những Mục sư của Hội thánh Nazarene:

Thành Viên Của Hàng Giáo Phẩm – những trương lão, chấp sự, và những Mục sư được cấp giấy phép.

Tín Hữu – Những thành viên của Hội thánh Nazarene mà không thuộc hàng giáo phẩm.

Thành Viên Tích Cực - : là những người hoàn thành vai trò được chỉ định.

Được Bổ Nhiệm - Tình trạng của một thành viên của hàng giáo phẩm là người tích cực trong một trong những vai trò được liệt kê ở Chương II, Phần V.

Không Được Bổ Nhiệm - Một thành viên của hàng giáo phẩm có phẩm chất đạo đức tốt nhưng hiện tại không còn là người tích cực ở một trong những vai trò được liệt kê trong Chương II, Phần V.

Hưu trí được bổ nhiệm: Tình trạng của một thành viên của hàng giáo phẩm về hưu là người vẫn được bổ nhiệm trong thời gian ấn định hưu trí.

Hưu trí không được bổ nhiệm: Tình trạng của một thành viên của hàng giáo phẩm không được bổ nhiệm trong thời gian ấn định hưu trí.

Bị kỷ luật - Tình trạng của một thành viên của hàng giáo phẩm đã bị tước đoạt những quyền lợi, đặc ân, và trách nhiệm của thành viên của hàng giáo phẩm do hành động kỷ luật.

Gởi Lại Chứng Thư để lưu: Tình trạng của một thành viên của hàng giáo phẩm có phẩm hạnh đạo đức tốt, vì cớ không tích cực hoạt động nên đã tự nguyện từ bỏ những quyền lợi, đặc ân, và trách nhiệm của một thành viên của hàng giáo phẩm bằng việc gởi lại chứng thư Mục sư của ông hay bà ấy để lưu hồ sơ tại Tổng Thư ký. Một người gởi hồ sơ của mình để lưu lại thì vẫn có thể có những quyền lợi, đặc ân, và những trách nhiệm của một thành viên của hàng giáo phẩm bằng việc xin nhận lại chứng thư Mục sư của mình, phù hợp với điều 435.2. (434, 434.2., 434.8)

Giao Nộp Chứng Thư: Tình trạng của một thành viên của hàng giáo phẩm phạm tội, bị kết án, bị đưa ra ban kỷ luật, hay có hành động cố ý, vì bất kỳ lý do nào khác hơn việc không hoạt động trong công tác phục vụ thì người ấy bị lấy đi những quyền lợi, đặc ân và những trách nhiệm của thành viên của hàng giáo phẩm. Ông hay bà ấy phải giao nộp chứng thư của mình, nhưng vẫn còn là một thành viên của hàng giáo phẩm ở dưới tình trạng kỷ luật. Những quyền lợi, những đặc ân và những trách nhiệm của một thành viên của hàng giáo phẩm có thể được phục hồi.

Từ Chức - Một thành viên hàng giáo phẩm có phẩm hạnh đạo đức tốt, vì lý do cá nhân, ông hay bà ấy đã quyết định không muốn làm Mục sư nữa và từ bỏ những quyền lợi, đặc ân và trách nhiệm của thành viên của hàng giáo phẩm để trở thành những tín hữu bình thường (434.1, 434.8).Một Thành viên của hàng giáo phẩm không có phẩm hạnh đạo đức tốt cũng có thể từ chức chứng thư của mình theo đoạn 434.4. Người đã từ chức không còn là thành viên của hàng giáo phẩm. Những quyền lợi, đặc ân và trách nhiệm của thành viên của hàng giáo phẩm có thể được hoàn lại theo điều 435.3.

Cách chức: Tình trạng tên của một thành viên của hàng giáo phẩm bị xoá khỏi danh sách Mục sư đoàn theo những điều khoản của 434.3.

Hoàn Trả Chứng Thư Mục sư: Khôi phục lại quyền lợi, đặc ân và trách nhiệm của thành viên của hàng giáo phẩm cho người đã gởi lưu chứng thư Mục sư của mình.

Khôi Phục Chứng Thư Mục sư: Tình trạng khôi phục lại quyền lợi, đặc ân và trách nhiệm của thành viên của hàng giáo phẩm cho một người đã giao nộp chứng thư Mục sư của ông hay bà ấy.

Phục Chức: Tiến trình tìm cách đưa một Mục sư đã bị kỷ luật hay tự nguyện trao trả quyền lợi, đặc ân và trách nhiệm của thành viên của hàng giáo phẩm. đến chỗ được khôi phục lại về phần thuộc linh, tình cảm, trí tuệ, và sức khoẻ và đến chỗ được sử dụng vào những hoạt động xây dựng hữu ích. Sự phục chức không nhất thiết bao gồm việc phục hồi lại quyền lợi, đặc ân và trách nhiệm của thành viên của hàng giáo phẩm.

Cáo Tội - Một văn bản được ít nhất hai thành viên của Hội thánh Nazarene cáo tội một thành viên của Hội thánh Nazarene về hành vi có bằng cớ nếu chứng minh được thì sẽ đưa thành viên ấy vào trường hợp bị kỷ luật theo những điều khoản của cuốn Cẩm Nang.

Nhìn Nhận - Công nhận những sự kiện lấy ra từ việc tập luyện những cảm nhận của một người.

Thông Tin - Những sự kiện được biết từ những người khác.

Niềm Tin - Một kết luận đạt được trong đức tin chính đáng dựa vào sự hiểu biết và thông tin.

Ủy Ban Khảo Sát - Một ủy ban được chỉ định phù hợp với cuốn Cẩm Nang Hội thánh Nazarene để thu thập thông tin có liên quan đến sự khẳng định hoặc nghi ngờ về hành vi sai trái.

Buộc Tội - Một văn bản mô tả cách đặc biệt về hành vi của một thành viên của Hội thánh Nazarene nếu chứng minh nó là cơ sở của sự kỷ luật theo những điều khoản của cuốn Cẩm Nang.

Sự Đình Chỉ - Một loại kỷ luật tạm thời không cho phép một thành viên của hàng giáo phẩm hưởng những quyền lợi, đặc ân và trách nhiệm của thành viên của hàng giáo phẩm.

Phẩm Hạnh Tốt - Tình trạng của thành viên của hàng giáo phẩm không có hành vi nào bị buộc tội, không ở trong trường hợp bị kỷ luật, và không giao nộp hoặc bị lấy lại chứng thư Mục sư.

433.1. Trong trường hợp thành viên trong hàng giáo phẩm, nếu không có văn bản chấp thuận của Ban Cố vấn Giáo hạt trong đó ông hay bà ấy là thành viên trong Mục sư đoàn, hoặc văn bản chấp thuận của Ban Tổng Quản nhiệm, lại thường xuyên chỉ đạo những hoạt động độc lập của Hội thánh ngoài sự hướng dẫn của Hội thánh Nazarene, hoặc liên kết với nhân viên hoạt động với nhóm tôn giáo khác, thì ông hay bà ấy sẽ bị kỷ luật theo điều luật xử lý dành cho Mục sư. (433.11, 505.1).

433.2. Một thành viên hàng giáo phẩm phải luôn luôn quan tâm đến lời khuyên hiệp một của vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Cố vấn Giáo hạt. (416)

433.3. Dưới sự phê chuẩn của Hội dồng Giáo hạt, bất cứ sự công bố cộng tác nào do thành viên hàng giáo phẩm và/hay sự lệ thuộc của ông hay bà ấy và bất kỳ kế hoạch nào hay ngân khoản mà Hội thánh bây giờ hoặc về sau để giúp đỡ hoặc cấp dưỡng cho những Mục sư già yếu hay mất khả năng sẽ dựa vào sự hoạt động tích cực thường xuyên, trọn thì giờ của Mục sư ấy như là một Mục sư được bổ nhiệm, hay nhà truyền giảng hay vai trò khác được công nhận. Qui định nầy sẽ loại bỏ những sự cộng tác của những ai phục vụ bán thời gian hay thỉnh thoảng phục vụ.

433.4. Một Mục sư nhiệm chức được bổ nhiệm như một Mục sư quản nhiệm hay làm phụ tá trọn thì giờ cho một Mục sư quản nhiệm của một Hội thánh thuộc Hội thánh Nazarene sẽ là thành viên bầu cử của Hội dồng Giáo hạt. (201).

433.5. Ứng viên được bầu cử vào chức vụ trưởng lão hay chức chấp sự sẽ được tấn phong bằng sự đặt tay của vị Tổng Quản nhiệm và những Mục sư được tấn phong với những hoạt động tôn giáo thích hợp, dưới sự hướng dẫn của vị Tổng Quản nhiệm làm chủ toạ. (307.3).

433.6. Vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó sẽ cấp cho người được tấn phong một giấy chứng nhận được tấn phong có chữ ký của chính ông, vị Quản nhiệm Giáo hạt và Thư ký Giáo hạt. (430.1)

433.7. Trong trường hợp những chứng thư của trưởng lão, hay chấp sự bị thất lạc, rách nát hay bị tiêu hủy thì bản sao có thể được cấp lại dựa trên sự giới thiệu của Ban Cố vấn Giáo hạt. Giấy giới thiệu ấy sẽ được gởi trực tiếp đến vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó và dựa trên sự chấp thuận của ông, Tổng Thư ký sẽ cấp một chứng thư khác. Mặt sau của chứng thư, số của chứng thư ban đầu sẽ được ghi lại và kèm theo dòng chữ PHÓ BẢN. Nếu vị Tổng Quản nhiệm hay Thư ký Giáo hạt là những người đã ký trên chứng thư gốc không còn ở trong chức vụ, thì vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó hiện thời, vị Quản nhiệm Giáo hạt và Thư ký Giáo hạt cấp phó bản của chứng thư sẽ ký trên chứng thư. Trên mặt sau của chứng thư sẽ viết tay hoặc in hay cả in lẫn viết tay dòng chữ dưới đây, với chữ ký của vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó, vị Quản nhiệm Giáo hạt và Thư ký Giáo hạt.
Giấy chứng nhận nầy được cấp thay thế cho giấy chứng nhận tấn phong được cấp cho Ông/Bà (tên) , vào ngày _________ tháng _________ năm , do (tổ chức tấn phong) vào ngày ________ tháng _____ năm _______. Ông/Bà ấy được tấn phong và giấy chứng nhận tấn phong trước được ông ________________ và ông ________________ký tên.

Giấy chứng nhận gốc bị (thất lạc, rách nát, tiêu hủy).


_______________________, Tổng Quản nhiệm

_______________________ ,Quản nhiệm Giáo hạt

_______________________ , Thư ký Giáo hạt
433.8. Tất cả trưởng lão và chấp sự sẽ được giữ địa vị thành viên ở một Hội thánh địa phương. Nếu một trưởng lão hoặc chấp sự không phải là thành viên của Hội thánh địa phương ở Giáo hạt cấp chứng thư cho mình ông/ba ấy có thể bị xóa tên tư( danh sách những trưởng lão và chấp sự. (419)

433.9. Tất cả trưởng lão và chấp sự sẽ giữ địa vị thành viên trong Mục sư đoàn của Hội dồng Giáo hạt mà Hội thánh của người ấy là thành viên, thì họ phải báo cáo hằng năm cho Giáo hạt ấy. Nếu trưởng lão hay chấp sự nào không báo cáo trong hai năm liên tiếp hoặc đích thân trình diện hay thơ từ, thì Hội dồng Giáo hạt ấy có thể từ chối địa vị thành viên của người ấy (30, 201, 203.3, 418, 431.1)

433.10. Trong trường hợp một Mục sư được tấn phong đã nhận lời làm thành viên của một Hội thánh hoặc tổ chức của giáo phái khác, thì địa vị thành viên của Hội thánh và thành viên của Mục sư đoàn của Hội thánh Nazarene, vì lý do đó sẽ chấm dứt ngay, và Hội dồng Giáo hạt sẽ ghi vào biên bản dòng chữ sau: “Gạch tên khỏi danh sách tín hữu và Mục sư của Hội thánh Nazarene vì gia nhập sang giáo phái khác”. (107, 112)

433.11. Không một Mục sư được tấn phong nào có thể thường xuyên tham gia trong những hoạt động Hội thánh độc lập mà không ở dưới sự hướng dẫn của Hội thánh Nazarene, hoặc thực hiện những sứ mạng độc lập hoặc những hoạt động ngoài thẩm quyền của Hội thánh, hoặc liên kết với nhân viên của Hội thánh độc lập hoặc những nhóm tôn giáo khác hay giáo phái khác nếu không có văn bản chấp thuận thường niên của Hội dồng Giáo hạt hay văn bản chấp thuận của Ban Tổng Quản nhiệm. Khi những hoạt động ấy được thực hiện ở trên một địa bàn rộng quá một Giáo hạt hay trên một Giáo hạt khác với Giáo hạt mà người ấy giữ địa vị thành viên, thì văn bản được Ban Tổng Quản nhiệm chấp thuận phải được cấp trước khi người ấy tham gia vào những hoạt động nói trên. Ban Tổng Quản nhiệm sẽ thông báo với Ban Cố vấn Giáo hạt tương ứng rằng yêu cầu của sự chấp thuận nói trên đang đưa ra trước ban của họ.

Nếu một Mục sư thực thụ không làm đúng những yêu cầu nầy, dựa trên sự quyết định của hai phần ba số phiếu thuận của toàn thành viên của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư và do sự quyềt định của Hội dồng Giáo hạt, ông hay bà ấy bị rút tên khỏi danh sách thành viên của Hội thánh Nazarene. Quyết định cuối cùng hoặc đối với những hoạt động đặc biệt bao gồm “một công tác độc lập” hoặc một hoạt động của “một hoạt động Hội thánh không có thẩm quyền” sẽ tuỳ thuộc vào Ban Tổng Quản nhiệm. (112-12.1)



433.12. Một Mục sư được bổ nhiệm có thể khởi lập một Hội thánh địa phương khi vị Quản nhiệm Giáo hạt hay vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó cho phép. Những bản báo cáo về tổ chức chính thức sẽ được vị Quản nhiệm Giáo hạt lưu hồ sơ tại Văn Phòng của Tổng Thư ký. (100, 208.1).

433.13. Thành viên trong Hội dồng Giáo hạt sẽ là Mục sư quản nhiệm, hay Mục sư được bổ nhiệm là người tích cực hoạt động và duy trì công tác trong chức vụ như nghề nghiệp chính của mình trong một trong những vai trò mục vụ được bổ nhiệm như đã được định nghĩa trong Chương II.

433.14. Bổn phận của mỗi Mục sư của Hội thánh Nazarene là phải giữ uy tín và sự tin cậy về việc người khác tâm sự với mình, nhất là người được khuyên bảo là thành viên của hội chúng mà Mục sư ấy làm Mục sư quản nhiệm hay Mục sư thực thụ của Hội thánh Nazarene. Việc phổ biến công khai tin tức mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người nói ra thì sẽ bị nghiêm trị. Bất cứ Mục sư nào của Hội thánh Nazarene xâm phạm nội qui nói trên thì tự mình bị đưa vào kỷ luật được đưa ra ở phần IV, Mục III của cuốn Cẩm Nang này.

433.15. Tất cả trưởng lão và chấp sự được khuyến khích để tham giá vào việc học cả cuốc sống bằng việc hòan thành liên tục mỗi năm hai tín chỉ dưới sự điều hành của Ban Giáo Dục Mục Vụ Của Giáo hạt. (424.6)

I. TỪ CHỨC HAY RA KHỎI CHỨC VỤ

434. Tổng Thư ký được quyền nhận và giữ an toàn những chứng thư của các Mục sư có vị thế tốt, vì không tích cực tham gia trong chức vụ trong một thời gian nên muốn gởi chứng thư lại. Vào thời điểm gởi chứng thư, thành viên của hàng giáo phẩm sẽ xác nhận với Tổng Thư ký rằng người ấy gởi chứng thư không phải vì mục đích tránh sự kỷ luật. Việc lưu giữ chứng thư không bảo đảm cho sự trốn tránh kỷ luật. Những Mục sư có vị thế tốt đã gởi chứng thư nơi Tổng Thư ký có thể nhận lại những chứng thư ấy theo điều khoản 435.2.

434.1. Khi một thành viên của hàng giáo phẩm rời khỏi một chức vụ được bổ nhiệm để theo đuổi một sự kêu gọi hay nghề nghiệp khác với sự hầu việc Chúa trong Hội thánh Nazarene, thì ông hay bà ấy có thể từ chức quyền lợi, đặc ân và trách nhiện của thành viên của hàng giáo phẩm hoàn trả chứng thự cho Giáo hạt đã cấp chứng thư cho mình, để được Tổng Thư ký lưu giữ an toàn. Biên bản của Giáo hạt sẽ ghi rằng “ vì từ chức, Ông hay Bà ấy bị xoá tên trong Danh Sách Mục sư Đoàn”. Một thành viên của hàng giáo phẩm đã từ chức có thể nhận lại chứng thư của mình theo điều khoản 435.3.

434.2. Khi một thành viên của hàng giáo phẩm không hoàn thành trách nhiệm chức vụ của mình bằng việc giữ tình trạng không bổ nhiệm trong thời gian không quá bốn năm, chứng tỏ rằng người đó không còn hoạt động tích cực như người của hàng giáo phẩm nữa. Trong những trường hợp đó Ủy Ban Cấp Chứng Thư Mục sư sẽ báo cáo cho Hội dồng Giáo hạt “các chứng thư của (trưởng lão hay chấp sự có vấn đề) đã được đặt trong tình trạng lưu giữa do Ủy Ban Cấp Chứng Thư Mục sư”. Hành động nầy sẽ được coi là không làm phương hại đến phẩm cách của ông hay bà ấy. Người ấy có thể nhận lại chứng thư Mục sư của mình theo điều 435.3.

434.3. Một thành viên của hàng giáo phẩm có thể bị gạch tên khỏi Danh Sách Mục sư Đoàn nếu ông hay bà ấy nhận Thơ Giới Thiệu từ Hội thánh địa phương của mình và không sử dụng nó để gia nhập Hội thánh địa phương khác của Hội thánh Nazarene đúng thời gian Hội dồng Giáo hạt kỳ tới, hoặc nếu ông hay bà ấy công bố bằng văn bản rằng mình đã rút tên khỏi Hội thánh Nazarene, hoặc nếu ông hay bà ấy bỏ đi không có lý do hoặc ông hay bà ấy gia nhập giáo phái khác hoặc làm tín hữu hay Mục sư, hoặc nếu ông hay bà ấy không nộp báo cáo hằng năm theo yêu cầu ở điều 427.8 và 433.9; Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt có thể trình bày sự việc và Hội dồng Giáo hạt có thể gạch tên ông hay bà ấy khỏi danh sách thành viên và danh sách Mục sư đoàn của Hội thánh Nazarene.

434.4. Một thành viên của hàng giáo phẩm không có phẩm hạnh tốt có thể từ giao nộp chứng thư khi Ban Cố vấn Giáo hạt đề nghị.

434.5. Một thành viên của hàng giáo phẩm có thể bị đình chỉ phục vụ trong Hội thánh Nazarene hoặc qua sự tự nguyện giao nộp chứng thư để tránh hành động về pháp lý hoặc qua tiến trình bị xử lý và kỷ luật theo các điều khoản 505-8.

434.6. Khi một trưởng lão hay chấp sự bị rút lại chứng thư, thì những chứng thư ấy sẽ được gởi lưu tại Tổng Thư ký để lưu trữ theo lịnh của Hội dồng Giáo hạt của ông hay bà ấy. (325.5).

434.7. Các Mục sư và các Ban Chấp hành Hội thánh và những người khác là những người quyết định sự bổ nhiệm trong Hội thánh không được phép mời những người của hàng giáo phẩm có phẩm hạnh không tốt vào bất cứ một chức vụ có quyền nào, ví dụ: Mục sư dự khuyết , người hướng dẫn nhạc, giáo viên Trường Chúa Nhật, hoặc các chức vụ khác cho đến khi người ấy được phục hồi chứng thư, ngoại trừ người ấy được chấp thuận bằng văn bản của cả hai vị Quản nhiệm Giáo hạt nơi người ấy bị thu hồi chứng thư và vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó. (435.5-35.6)

434.8. Khi một trưởng lão hay một chấp sự chưa về hưu mà đã thôi hoạt động tích cực trong Hội thánh và dành trọn thì giờ cho công việc thế tục, thì sau thời gian hai năm, ông hay bà ấy sẽ được Ban Cấp Chứng Thư Mục sư yêu cầu từ chức Mục sư hoặc giao nộp chứng thư và trả lại chứng thư của mình cho Tổng Thư ký. Thời gian hai năm bắt đầu từ Hội dồng Giáo hạt ngay sau sự ngừng hoạt động của Mục sư ấy. Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt sẽ báo cáo với Hội dồng Giáo hạt về hành động yêu cầu hoàn lại chứng thư cho Hội dồng Giáo hạt. Hành động nầy được coi như không làm phương hại đến phẩm cách của ông hay bà ấy.

434.9. Bất kỳ thành viên của hàng giáo phẩm nào trong vòng 48 giờ sau khi gởi đơn xin li dị hay chấm dứt hợp pháp một cuộc hôn nhân, hay trong vòng 48 giờ đồng ý có sự li hôn giữa Mục sư và người phối ngẫu với mục đích ngưng sự ăn ở, thì người ấy phải (a) tiếp xúc với vị Quản nhiệm Giáo hạt, thông báo cho ông ấy hoặc bà ấy về sự việc xảy ra; (b) đồng ý gặp vị Quản nhiệm Giáo hạt và một thành viên của Ban Cố vấn Giáo hạt về thì giờ và nơi chốn thuận tiện, hoặc nếu không xếp đặt thì giờ với nhau được, thì vị Quản nhiệm Giáo hạt có thể chỉ định thì giờ và nơi chốn, (c) tại cuộc họp sắp xếp theo điều (b) nói trên, thành viên của hàng giáo phẩm đó sẽ giải thích hoàn cảnh và hành động xảy ra do sự xung đột vợ chồng cũng như nền tảng Kinh Thánh cho sự biện hộ để vị Quản nhiệm Giáo hạt và một thành viên của Ban Cố vấn Giáo hạt xem xét thành viên của hàng giáo phẩm nói trên có được phép tiếp tục phục vụ như thành viên của hàng giáo có phẩm tốt. Nếu thành viên của hàng giáo phẩm không theo đúng qui định như trên, thì đó sẽ là lý do bị kỷ luật.
J. KHÔI PHỤC ĐỊA VỊ THÀNH VIÊN HỘI THÁNH và PHẨM HẠNH TỐT

CHO THÀNH VIÊN CỦA HÀNG GIÁO PHẨM

435. Bất cứ Mục sư nào bị ngưng chức hay rút tên khỏi địa vị thành viên của Hội thánh địa phương vì không có phẩm hạnh tốt có thể kết hợp trở lại với Hội thánh Nazarene với sự đồng ý của Hội dồng Giáo hạt của Giáo hạt mà người đó bị ngưng chức hay rút tên. Nếu hai lần xin khôi phục thành viên Hội thánh hoặc là thành viên đoàn Mục sư bị từ chối, thì Ban Tổng Quản nhiệm có thể chuyển trách nhiệm khôi phục sang Giáo hạt khác là nơi có thể xem xét. Nếu việc xin khôi phục hổi chứng thư không chấp thuận được thì mục sư tấn phong sẽ trở thành tin hữu bình thường với sự chấp thuận của Ban Cố vấn Giáo hạt. (434)

435.1. Nếu vì lý do nào đó, tên của một trưởng lão hay một chấp sự bị gạch khỏi danh sách Mục sư đoàn của Hội dồng Giáo hạt, thì trưởng lão hay chấp sự ấy sẽ không được Giáo hạt khác nhìn nhận nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của Hội dồng Giáo hạt đã gạch tên người, ngoại trừ điều 435. (Ban Cố vấn Giáo hạt có thể quyết định khi có yêu cầu giữa các Hội dồng Giáo hạt)

435.2. Khi một trưởng lão hay chấp sự có phẩm hạnh tốt đã gởi chứng thư của mình, vào bất cứ thời điểm nào, ông hay bà ấy (vẫn còn có phẩm hạnh tốt) có thể nhận lại chứng thư đã gởi theo lịnh của Hội dồng Giáo hạt nơi chứng thư ấy được lưu giữ miễn là sự hoàn lại chứng thư của ông hay bà ấy được vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Cố vấn Giáo hạt giới thiệu.

435.3. Khi một trưởng lão hay một chấp sự có phẩm hạnh tốt đã từ chức Mục sư theo điều 434.1 và 434.8, thì ông hay bà ấy có thể được Hội dồng Giáo hạt phục hồi vào cấp bậc nói trên dựa trên việc viết lại Bản Câu hỏi dành cho việc Công nhận Tấn phong, tái xác nhận lời tuyên thệ thi hành chức vụ, và sau khi được khảo sát và được sự giới thiệu có thiện chí của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt và dựa trên sự chấp thuận của vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó.

435.4. Khi một Mục sư được tấn phong mà chứng thư của người ấy được gởi lưu tại Tổng Thư ký, người ấy được tấn phong trưởng lão và không có thành kiến gì về phẩm hạnh của mình, khi người ấy qua đời, thì gia đình của người ấy, dựa vào đơn xin gởi đến tổng Thư ký và được sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt của Giáo hạt đã lưu giữ chứng thư, nhận lại chứng thư được tấn phong của người ấy.

435.5. Khi một thành viên của hàng giáo phẩm không có điều kiện để có quyền lợi, đặc ân và trách nhiệm của hàng giáo phẩm nữa, Ban cấp Chứng thư sẽ viết một bản liên quan đến sự kiện và trường hợp của sự thay đổi. Bản báo cáo này sẽ có phần giới thiệu của Ban cấp Chứng thư liên quan đến việc có thể xem xét lại kế hoạch phục chức theo những hoàn cảnh thuận lợi hay không. Mỗi Giáo hạt nên viết một kế hoạch hợp với Cẩm Nang, để giúp hướng về sự khôi phục và khả năng phục chức, cho thành viên của hàng giáo phẩm bị sa ngã. Nếu xem xét kế hoạch phục hồi được thực hiện, thì Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ, nếu được, sẽ hồi ắng giúp cho người đó qua kế hoạch khôi phục của Giáo hạt. Mục đích cuả kế hoạch là để được phục hồi về thuôc linh, trí tuệ và sức khoẻ. Trách nhiệm đầu tiên cho sự hoàn thành kế hoạch nầy trên người được khôi phục, nhưng những người tạo điều kiện thuận lợi sẽ đại diện cho Hội thánh để hỗ trợ và động viên. Người tạo điều kiện hoặc người họ đã chỉ định sẽ báo cáo lên Ban cấp Chứng thu mỗi ba tháng. Bản báo cáo này sẽ đạt những yêu cầu của Ban cấp Chứng thư Mục sư. Ban Cho Cấp Chứng Thư có thể điều chỉnh kế hoạch phục hồi khi cần.

435.6. Thành viên của hàng giáo phẩm không còn được nhìn nhận có phẩm hành tốt, ông hay bà ấy không được giảng, dạy Trường Chúa Nhật, hoặc giữ chức vụ lãnh đạo nào trong Hội thánh hoặc trong buổi thờ phượng và sẽ không được chỉ định vào vai trò nào thuộc về mục vụ cho đến khi có đủ tiến trình phục chức và phục hồi địa vị Mục sư được Ban Cố vấn Giáo hạt, Ban Cấp Chứng Thư Mục, vị Quản nhiệm Giáo hạt , và vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm của khu vực đó chấp thuận. Những sự chấp thuận ấy sẽ được xem xét cẩn thận cá nhân đó trước đã mất đi phẩm hạnh tốt nay ăn năn hành vi sai phạm của mình. Sự ăn năn thật liên quan đến sự ý thức sâu xa về tội lỗi của cá nhân mình cùng với sự thay đổi về hành vi mà đòi hỏi một thời gian dài đủ chứng tỏ sự thay đổi đó có thật. Chấp nhận phục vụ trong vị trí đáng tín nhiệm hoặc có quyền hành sẽ được ban cho có những hạn chế hoặc không có hạn chế. (505.1-5.2, 505.5, 505.11-5.12)

435.7. Nếu một thành viên của hàng giáo phẩm đã vấp ngã về mặt luân lý đạo đức có thể được khôi phục lại phẩm hạnh tốt và nhận được chứng thư Mục sư của mình theo sự quyết định của Ban Tổng Quản nhiệm dựa vào sự giới thiệu thuận lợi của Hội dồng Giáo hạt nơi ông hay bà ấy bị mất phẩm hạnh tốt. Phần giới thiệu để được phục chức sẽ đòi hỏi sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt, Ban Cho Cấp Chứng Thư , và hai phần ba số phiếu của Ban Cố vấn Giáo hạt. Khi xem xét việc khôi phục chứng thư Mục sư’, tiến trình của kế hoạch khôi phục là vấn đề trước tiên, nhưng thời gian cũng là vấn đề xem xét tiếp theo.

Tuy nhiên, trong trường hợp thành viên của hàng giáo phẩm đã phạm tội tình dục, thì thành viên của hàng giáo phẩm sẽ không được làm đơn xin khôi phục trước bốn năm. Một thành viên của hàng giáo phẩm đã phạm tội tình dục phải có tiến trình tốt trong kế hoạch khôi phục suốt bốn năm, trước khi địa vị phẩm hạnh tốt có thể phục lại. (505.1-5.2, 505.5, 505.11-5.12)



435.8. Vì một số loại hành vi sai trái, như hành vi tình dục với trẻ em hoặc đồng tính hay liên tục phản bội trong hôn nhân, khi là kết quả của một làm thiếu đạo đức, cho nên những cá nhân phạm tội tình dục sai trái mhư thế không được phục hồi địa vị. Họ cũng không được phép phục vụ trong bất kỳ vị trí lãnh đạo, tin cẩn, hoặc một chức vụ nào trong Hội thánh địa phương. (505.1-5.2, 505.5, 505.11-5.12)

PHẦN VI


BIỆN PHÁP KỶ LUẬT HÀNH CHÁNH
KHẢO SÁT HÀNH VI SAI TRẬT

VÀ BIỆN PHÁP KỶ LUẬT CỦA HỘI THÁNH
PHẢN ỨNG VỀ HÀNH VI SAI TRẬT
XỬ LÝ HÀNH VI SAI TRẬT CỦA NGƯỜI CÓ ĐỊA VỊ QUYỀN HÀNH VÀ VỊ TRÍ ĐƯỢC TÍN NHIỆM
CHỐNG ÁN THI HÀNH KỶ LUẬT VỚI MỘT GIÁO HỮU
CHỐNG ÁN THI HÀNH KỶ LUẬT VỚI MỘT THÀNH VIÊN CỦA HÀNG GIÁO PHẨM
NHỮNG NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH

ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA GIÁO HẠT
ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA TỔNG HỘI
ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA KHU VỰC
BẢO ĐẢM QUYỀN LỢI

I. KHẢO SÁT HÀNH VI SAI TRẬT



VÀ BIỆN PHÁP KỶ LUẬT CỦA HỘI THÁNH

500.Những mục đích của việc thi hành kỷ luật của Hội thánh là để duy trì sự trong sạch của Hội thánh, bảo vệ kẻ vô tội khỏi bị hại, bảo vệ sự hiệu qủa của lời chứng của Hội thánh, để cảnh cáo và điều chỉnh sự bất cẩn, mang kẻ làm lỗi đến sự cứu chuộc, để khôi phục lại kẻ lâm lỗi, phục hồi lại sự phục vụ hiệu qủa của những người được khôi phục và bảo vệ uy tín và sức mạnh của Hội thánh. Những thành viên nào của Hội thánh làm ngược lại Giao ước của Phẩm hạnh Cơ đốc và Giao ước của Hạnh kiểm Cơ đốc, hoặc cố tình hay tiếp tục vi phạm những lời hứa nguyện khi trở nên thành viên của Hội thánh, thì sẽ bị xử lý cách tế nhị nhưng trung thực tuỳ theo mức độ nặng nhẹ của sự vi phạm. Theo tiêu chuẩn của Tân Ước về sự thánh khiết của tấm lòng và đời sống, Hội thánh Nazarene duy trì một chức vụ trong sạch và đòi hỏi những ai mang chứng thư Mục sư của Hội thánh phải có giáo lý thuần chánh và nếp sống thánh khiết. Như vậy mục đích của sự sửa trị một Mục sư không phải là sự trừng phạt hay buộc tội nhưng là để nhâm mục đích. Xác định chỗ đứng và tiếp tục mối quan hệ với Hội thánh cũng là một chức năng của tiến trình thi hành kỷ luật.

II. PHẢN ỨNG VỀ HÀNH VI SAI TRẬT



501. Sự phản ứng cần phải thích hợp với bất kỳ lúc nào mà một người có quyền hành nhận thức rằng một người thận trọng tin rằng họ được tín nhiệm và điều đó sẽ làm cho người thận trọng tin rằng sự thiệt hại có thể đến với Hội thánh, và những nạn nhân của hành vi sai trật, hoặc bất kỳ người nào là kết quả của hành vi sai trật gây ra do một người có quyền hành và được tín nhiệm trong Hội thánh.

501.1. Khi một người không có quyền hành xử lý đến Hội thánh biết được nguồn tin mà một người thận trọng xem đó là đáng tin và sẽ gây cho người thận trọng tin rằng một người có quyền hành và được tín nhiệm có thể vi phạm hành vi sai trật trong Hội thánh, thì người có thông tin đó sẽ báo tin cho vị đại diện của Hội thánh là người có quyền xử lý nguồn tin đó.

501.2. Người có quyền xử lý sẽ quyết định vị trí mà cá nhân hoặc nhiều cá nhân có thể liên quan đến hành vi sai trật như sau:

Người có liên quan

Không phải là thành viên

Tín hữu

Thành viên của hàng giáo phẩm



Quản nhiệm Giáo hạt

Những vị trí chưa định nghĩa chức danh



Người có Quyền Xử lý

Mục sư của Hội thánh địa phương nơi hành vi sai trật xảy ra

Mục sư của Hội thánh nơi tín hữu nầy là thành viên.

Quản nhiệm Giáo hạt của nơi người có liên quan là một thành viên

hoặc Mục sư của Hội thánh địa phương mà người đó đang làm việc.

Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó

Tổng Thư ký / Nhân viên điều hành của trung uơng.


Người có quyền xử lý có thể yêu cầu những người khác có thể giúp đỡ mình hoàn thành việc tìm hiểu sự kiện hoặc tìm phương cách xử lý.

501.3. Nếu không có cơ sở nào để buộc tội, thì mục đích của sự điều tra nầy sẽ quyết định rằng hành động đó cần để ngăn ngừa sự thiệt hại hoặc giảm nhẹ sự thiệt hại mà trước kia đã có. Trong trường hợp người thận trọng tin rằng không cần phải làm gì thêm để ngăn ngừa sự thiệt hại hoặc giảm nhẹ tác hại, thì không cần điều tra thêm trừ phi đã có sự buộc tội. Những sự kiện tìm được trong cuộc điều tra có thể trở thành cơ sở cho sự buộc tội.

III. XỬ LÝ HÀNH VI SAI TRẬT CỦA MỘT NGƯỜI CÓ QUYỀN HÀNH



VÀ Ở VỊ TRÍ ĐƯỢC TÍN NHIỆM

502. Khi nào người có quyền xử lý nhận được những sự kiện chứng tỏ rằng những bên vô tội đã bị thiệt hại đó hành vi sai trật của một người có quyền hành và ở vị trí được tín nhiệm, thì hành động đó sẽ được đưa ra Hội thánh để được xử lý cách đúng đắn. Sẽ tìm cách xử lý thích hợp để tránh những thiệt hại thêm cho những nạn nhân của hành vi sai trật, tìm cách đáp ứng những nhu cầu của nạn nhân, người bị cáo và những người khác cùng chịu khổ vì hành vi sai trật. Phải có sự lưu tâm đặc biệt cho nhu cầu của người phối ngẫu và gia đình của người bị cáo. Sự xử lý cũng sẽ tìm cách trình bày những nhu cầu của Hội thánh địa phương, Giáo hạt, và Hội thánh chung liên quan đến những mối quan hệ công cộng, để bảo vệ sự chính trực và trong sạch của Hội thánh.

Những người có trách nhiệm giải quyết nan đề cho Hội thánh phải hiểu về những gì họ nói và làm có thể có những hậu quả theo luật dân sự. Bổn phận của Hội thánh trong việc xử lý phải dựa trên sự quan tâm của Cơ đốcnhân. Không người nào có thẩm quyền được chấp nhận trách nhiệm tài chánh cho một Hội thánh địa phương ngoại trừ ban chấp hành của Hội thánh hoặc cho một Giáo hạt mà không có hành động của Ban Cố vấn Giáo hạt. Người nào không biết chắc về hành động nào đó sẽ thích hợp thì phải tìm hỏi những người có chuyên môn liên quan.



502.1. Ở mỗi Hội thánh địa phương, Ban Chấp hành Hội thánh cần có thẩm quyền xử lý bất kỳ sự kiện nào xảy ra; tuy nhiên, có thể có những trường hợp cần xử lý trước khi Ban Chấp hành Hội thánh họp lại. Ở mỗi Hội thánh địa phương nên có một kế hoạch xử lý khẩn cấp khi có thì giờ

thuận tiện hơn



502.2. Ở mỗi Giáo hạt trách nhiệm đầu tiên để xử lý một sự kiện là do Ban Cố vấn Giáo hạt; tuy nhiên, có thể cần xử lý trước khi có buổi họp của toàn ban. Ở mỗi Giáo hạt cũng cần có một kế hoạch xử lý khẩn cấp thì thuận tiện hơn. Ban Cố vấn Giáo hạt có thể đề cử một tổ giải quyết khẩn cấp bao gồm những người có khả năng đặc biệt như là những vị tư vấn, những nhân sự xã hội, những người được huấn luyện về ngành truyền thông, và những người quen thuộc về luật áp dụng.

503. Giải quyết những vấn đề kỷ luật bằng sự hoà giải. Tiến trình kỷ luật được mô tả trong cuốn Cẩm Nang nầy nhằm mục đích cung cấp một qui trình thích hợp để giải quyết những lý lẽ về hành vi sai trật khi những lý lẽ được bị cáo chống án. Trong nhiều trường hợp, những vấn đề kỷ luật thường được giải quyết bằng sự hòa giải. Cần phải khuyến khích những cố gắng để giải quyết những vấn đề kỷ luật bằng sự hòa giải.

503.1. Bất kỳ vấn đề nào nằm trong thẩm quyền pháp lý của Ban Kỷ luật địa phương, thì cần phải có một văn bản thoả thuận giữa bị cáo và Mục sư nếu ông ấy được Ban Chấp hành Hội thánh và vị Quản nhiệm Giáo hạt chấp thuận. Những điều khoản của bản thoả thuận đó sẽ có cùng hiệu quả như là hành động của Ban Kỷ luật địa phương.

503.2. Bất kỳ vấn đề nào nằm trong thẩm quyền pháp lý của Ban Kỷ luật Giáo hạt có thể được giải quyết bằng một văn bản thỏa thuận giữa bị cáo và vị Quản nhiệm Giáo hạt, nếu bản thoả thuận đó được Ban Cố vấn Giáo hạt và vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó chấp thuận. Những điều khoản của bản thoả thuận đó sẽ có cùng hiệu quả như là hành động của Ban Kỷ Luật Giáo hạt

IV. CHỐNG ÁN THI HÀNH KỶ LUẬT VỚI MỘT GIÁO HỮU



504. Nếu cần phải điều tra một tín hữu bị buộc tội là vi phạm những hành vi của người không tin, thì những sự buộc tội ấy phải được viết thành văn bản và do tối thiểu hai thành viên trung tín nhóm lại trong vòng sáu tháng ký tên. Mục sư quản nhiệm sẽ chỉ định một ủy ban điều tra gồm ba thành viên của Hội thánh địa phương được sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt. Ủy ban sẽ lập văn bản về sự điều tra nầy. Bản báo cáo sẽ do đa số thành viên của Ban Chấp hành Hội thánh ký tên và lưu hồ sơ.

Sau khi điều tra và theo dõi, bất kỳ hai thành viên nào có tiếng tốt trong Hội thánh địa phương đều có thể ký tên vào văn bản buộc tội người phạm lỗi và lưu vào hồ sơ của Hội thánh địa phương đó. Dựa vào điều nầy Ban Chấp hành Hội thánh thể theo sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ chỉ định một Ban Kỷ Luật Địa Phương gồm năm thành viên là những người không có thành kiến, có tài biết lắng nghe và trình bày vấn đề trong thái độ vô tư và hoà nhã. Nếu theo ý kiến của vị Quản nhiệm Giáo hạt, không thể chọn năm thánh viên từ Hội thánh địa phương vì số thành viên của Hội thánh đó, hoặc là vì lý do buộc tội hoặc vì chức vụ của người đó, thì vị Quản nhiệm Giáo hạt sau khi tham khảo với Mục sư, chỉ định năm người từ những Hội thánh khác trong Giáo hạt để lập Ban Kỷ Luật . Ban nầy sẽ hướng dẫn buổi nghe trình bày vấn đề và tìm hiểu những sự kiên. Sau khi nghe những nhân chứng và khảo sát sự kiên, Ban Kỷ Luật hoặc tuyên bố bị cáo không phạm lỗi hoặc thi hành kỷ luật theo những sự kiện đề ra để điều chỉnh cho đúng đắn. Mỗi người phải đồng ý sự quyết định đưa ra. Hình thức kỷ luật có thể ở dưới dạng khiển trách, ngưng công tác, hoặc dứt phép thông công tại Hội thánh địa phương.



504.1. Đơn chống án với quyết định của Ban Kỷ Luật Địa Phương có thể nộp tại Ủy ban chống án của Giáo hạt trong vòng 30 ngày do bên bị cáo hoặc Ban Chấp hành Hội thánh.

504.2. Khi Ban Kỷ Luật của Hội thánh địa phương dứt phép thông công một giáo hữu tại Hội thánh địa phương, người ấy có thể tái hợp với Hội thánh Nazarene ở trong cùng một Giáo hạt miễn là được Ban Cố vấn Giáo hạt chấp thuận. Nếu được chấp thuận người ấy sẽ được khôi phục địa vị thành viên của Hội thánh địa phương ấy bằng cách sử dụng mẫu đơn xin được chấp nhận làm thành viên của Hội thánh. (27, 33-39, 112.1-12.4, 801)
V. CHỐNG ÁN KỶ LUẬT CỦA THÀNH VIÊN HÀNG GIÁO PHẨM

505. Sự tồn vong và hiệu quả của Hội thánh Nazarene lệ thuộc một phần lớn vào phẩm chất thuộc linh, tính tình và phong cách sống của hàng giáo phẩm của Hội thánh. Thành viên của hàng giáo phẩm đáp ứng tiếng gọi cao cả của Chúa và phục vụ như những cá nhân được xức dầu vốn được Hội thánh tin cậy. Họ chấp nhận sự kêu gọi thiêng liêng và biết rằng họ sẽ được những người họ phục vụ đánh giá cao về mặt đạo đức. Vì sự mong đợi của tín hữu đặt quá cao nơi họ, nên hàng giáo phẩm và chức vụ của họ đặc biệt dễ bị kết án về mặt phẩm hạnh. Vì thế, bổn phận của mọi thành viên là phải dùng những nguyên tắc chỉ đạo dưới đây với sự khôn ngoan của Kinh Thánh và sự trưởng thành thích hợp với dân sự của Đức Chúa Trời.

505.1. Nếu một thành viên của hàng giáo phẩm bị buộc tội là có hành vi bất xứng của một Mục sư hoặc giảng dạy những giáo lý không phù hợp với Bản Tuyên Xưng Đức Tin của Hội thánh Nazarene, hoặc xao lãng bổn phận cách nghiêm trọng trong việc thực hiện những Giao Ước của Phẩm Hạnh Cơ đốc và Giao Ước của Hạnh Kiểm Cơ đốc vá của Hội thánh, những sự buộc tội đó phải lập thành văn bản và có ít nhất hai chữ ký của thành viên của Hội thánh Nazarene là người có tiếng tốt về hành vi trong thời điểm đó. Những lời buộc tội về sự vi phạm luân lý không thể do bất cứ người nào có liên quan đến hành động xấu ký tên. Văn bản buộc tội phải lưu tại Ban Cố vấn Giáo hạt, nơi người bị buộc tội có chứng thư Mục sư. Sự buộc tội nầy sẽ trở nên một phần của sự báo cáo về vụ án.

Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ gởi thông báo bằng thơ bảo đảm hoặc cầm tay trực tiếp đến người bị buộc



tội rằng những đơn buộc tội được lưu tại Ban Cố vấn Giáo hạt, càng sớm càng tốt. Khi thông báo không thể giáo trực tiếp thì có thể dùng phương tiện chính thức thường dùng trong địa phương đó. Người bị buộc tội và người khuyên bảo bị cáo có quyền khảo sát những lời buộc tội và nhận bản sao của đơn tố cáo ngay theo yêu cầu của họ. (435.6-35.8)

505.2.Chữ ký của người đưa đơn buộc tội một thành viên của hàng giáo phẩm phải được người ký xác nhận, theo sự hiểu biết chủ quan của người ký, rằng thông tin và sự tin tưởng hình thành sau việc điều tra hữu lý, thì sự buộc tội có nền tảng. (435.6-35.8)

505.3. Khi đơn tố cáo gởi đến, Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ chỉ định một uy ban gồm ba Mục sư tấn phong hoặc nhiều hơn, và ít nhất hai tín hữutheo Ban Cố Vân xem là hợp để điều nghiên những sự kiện và những hoàn cảnh có liên quan đến vấn đề, và báo cáo lại sự điều tra của họ bằng văn bản và được đa số thành viên trong uy ban ký tên. Nếu sau khi xem xét bản báo cáo của ủy ban nầy, nếu có những cơ sở có thể buộc tội được, thì những sự buộc tội ấy sẽ được thảo ra và hai Mục sư thực thụ ký tên. Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ gởi thơ thông báo đến người bị buộc tội bằng thơ bảo đảm hay thơ tay trực tiếp đưa cho đương sự, càng sớm càng tốt. Khi thông báo không thể giao trực tiếp thì có thể dùng phương tiện chính thức thường dùng trong địa phương đó. Người bị buộc tội và người khuyên bảo bị cáo có quyền xem xét những lời buộc tội cùng những đặc điểm và nhận một bản sao của những lời buộc tội ngay theo yêu cầu của ho. Người bị buộc tội không phải trả lời về những điều tố cáo mà người ấy không được thông báo đặc biệt như trên. (222.3).

505.4. Nếu sau khi xem xét những sự kiện và hoàn cảnh, ban điều tra không tìm thấy cơ sở hữu lý nào để buộc tội hay xét thấy việc ký tên buộc tội một thành viên của hàng giáo phẩm, thì có thể áp dụng biện pháp chế tài thích hợp đối với người tố cáo.

505.5. Trong trường hợp những lời buộc tội được đưa lên, Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ chỉ định năm Mục sư thực thụ và không dưới hai (2) tín hữu của Giáo hạt để nghe trình bày sự việc và quyết định vấn đề là gì; năm Mục sư thực thụ nầy sẽ tạo thành một Ban Kỷ Luật của Giáo hạt để hướng dẫn việc nghe và trình bày nội vụ theo luật lệ của Hội thánh. Không một vị Quản nhiệm Giáo hạt nào được làm người khởi tố của một vụ tố cáo một Mục sư thực thụ hay một Mục sư nhiệm chức. Ban Kỷ Luật nầy có quyền binh vực và tuyên bố trắng án cho người bị buộc tội về những lời buộc tội trên hoặc thi hành kỷ luật tương xứng với sự vi phạm. Kỷ luật như vậy nhằm dẫn đến sự cứu rỗi và phục hồi bên có lỗi. Những biện pháp kỷ luật có thể đòi hỏi sự ăn năn, xưng tội, phục hồi, đình chỉ công tác, hủy bỏ chứng thư, dứt phép thông công khỏi chức vụ Mục sư và địa vị thành viên của Hội thánh, hoặc quở trách riêng tư hay công khai, hoặc cả hai, hoặc những hình thức kỷ luật khác có thể thích hợp gồm cả sự đình chỉ công tác, hoặc hoãn thi hành kỷ luật trong thời gian tạm. (222.4, 435.6-35.8, 505.11-5.12)

505.6. Nếu hoặc người bị buộc tội, hoặc Ban Cố vấn Giáo hạt yêu cầu, thì Ban Kỷ Luật sẽ là Ban Kỷ Luật của Khu Vực. Tuỳ từng trường hợp, Ban Kỷ Luật của KhuVực sẽ được chỉ định bởi vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực mà người bị buộc tội hiện làm thành viên.

505.7. Điều luật qui định rằng Giáo hạt Giai đoạn 1 sẽ không thực hiện hành động xử lý kỷ luật cho một giáo sĩ .

505.8. Quyết định của Ban Kỷ Luật phải đồng bộ, được lập thành văn bản và do tất cả thành viên ký tên và bao gồm việc tìm ra “lỗi lầm” hoặc “vô tội” đối với sự buộc tội và đặc điểm tố cáo.

505.9. Bất kỳ cuộc họp nào để nghe Ban Kỷ Luật trình bày sự việc đều phải được thực hiện trong phạm vi của Giáo hạt là nơi lưu giữ hồ sơ buộc tội, và địa điểm họp sẽ do Ban Kỷ Luật quyết định.

505.10. Tiến trình tổ chức cuộc họp để nghe trình bày nội vụ sẽ theo Những Nguyên Tắc Tiến Hành được đề cập theo những điều khoản trong cuốn nầy (222.3-22.4, 427.9. 433.11, 508).

505.11. Khi một Mục sư bị tố cáo là có những hành vi không xứng hiệp với chức vụ Mục sư và nếu người ấy công nhận lỗi lầm hay xưng tội mà không bị buộc tội, thì Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ định mức độ kỷ luật theo qui định của điều 502.5.(435.6-35.8)

505.12. Khi một Mục sư bị tố cáo là có những hành vi không xứng hiệp với chức vụ Mục sư và nếu người ấy công nhận lỗi lầm hay xưng tội trước khi được đem ra trước Ban Kỷ Luật, thì Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ định mức độ kỷ luật theo qui định của điều 502.5. (435.6-35.8)

506. Tiếp theo sau quyết định của Ban Kỷ Luật, người bị buộc tội, Ban Cố vấn Giáo hạt hoặc những người ký vào bản buộc tội có quyền kháng cáo quyết định của Ủy ban chống án của Tổng Hội cho những Giáo hạt ở Hoa Kỳ và Canada, hoặc cho Ủy ban chống án Khu Vực ở những khu vực khác trên thế giới. Đơn chống án sẽ bắt đầu trong vòng 30 ngày sau khi có quyết định, và toà án sẽ xem xét lại toàn bộ nội vụ và tất cả những bước đã tiến hành. Nếu ủy ban khám phá lỗi lầm thiệt hại cụ thể cho bất cứ ai, thi ủy ban sẽ điều chỉnh lỗi lầm ấy bằng cách tổ chức lại sự lắng nghe được hướng dẫn trong cách thức có thể đem lại sự an ủi cho người bị tổn thương do những tiến trình xét xử hoặc quyết định trước kia.

507. Khi quyết định của Ban Kỷ Luật ngược lại với Mục sư bị buộc tội và quyết định khiến cho đình chỉ chức vụ Mục sư hoặc hủy bỏ chứng thư Mục sư, thì dựa vào điều trên, Mục sư ấy phải ngưng ngay mọi hoạt động mục vụ, và nếu người ấy không chấp nhận như thế thì sẽ bị mất quyền chống án.

507.1. Khi Ban Kỷ Luật quyết định đình chỉ hoặc hủy bỏ chứng thư Mục sư và Mục sư bị buộc tội muốn chống án, thì người ấy phải nộp đơn chống án tại Thư ký của ủy ban xét xử việc chống án vào thời điểm thông báo việc chống án, chứng thư Mục sư của người ấy và quyền chống án sẽ tuỳ thuộc vào sự chấp thuận điều khoản nầy của đương sự. Khi chứng thư Mục sư được giao nộp thì Thư ký của ủy ban xét xử sẽ giữ cẩn thận cho đến khi kết thúc nội vụ, và dựa vào quyết định của ủy ban, chứng thư hoặc gửi đến Tổng Thư ký hoặc là gửi lại cho mục sư theo quyệt định của ban..

507.2. Người bị buộc tội hay Ban Kỷ Luật có thể nộp đơn chống án lên Ủy ban chống án Tổng Hội về những quyết định của Ủy ban chống án của Khu Vực. Những đơn chống án ấy cũng phải đi theo trình tự và những qui tắc giống như những đơn chống án khác lên Ủy ban chống án của Tổng Hội.
VI. NHỮNG NGUYÊN TẮC TIẾN HÀNH

508. Ủy ban chống án Tổng Hội sẽ chấp thuận Những Nguyên tắc tiến hành chi phối mọi tiến trình trước ban kỷ luật và những Ủy ban chống án. Sau khi những qui tắc ấy được chấp thuận và ấn hành, thì những điều đó sẽ là thẩm quyền cuối cùng trong mọi tiến trình xét xử. Tổng Thư ký Tổng Hội sẽ cấp phát Những Nguyên Tắc Tiến Hành đã in sẵn. Những sự thay đổi hoặc tu chính cho những nguyên tắc ấy phải được Ủy ban chống án Tổng Hội chấp thuận bất cứ lúc nào và khi những điều ấy được chấp thuận và ấn hành, thì sẽ được coi có hiệu lực và đủ thẩm quyền trong mọi trường hợp. Kể từ đó,những bước thực hiện sẽ phù hợp với sự thay đổi hoặc tu chính nêu trên. (505.1).
VII. ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA GIÁO HẠT

509. Mỗi Giáo hạt đều có một Ủy ban chống án của Giáo hạt gồm có hai tín hữu và ba vị Mục sư thực thụ, bao gồm vị Quản nhiệm Giáo hạt được Hội dồng Giáo hạt bầu cử theo điều 203.22. Ủy ban nầy sẽ nghe những sự chống án của những thành viên của Hội thánh liên quan đến bất cứ quyết định nào của ban kỷ luật địa phương. Thông báo về sự chống án phải được thực hiện bằng văn bản trong vòng 30 ngày sau quyết định đó hoặc sau khi biết có sự chống án. Thông báo nầy sẽ nộp cho Ủy ban chống án của Giáo hạt hoặc một thành viên của ủy ban ấy, và bản sao của đơn chống án sẽ được gởi đến cho Mục sư của Hội thánh địa phương và cho Thư ký của Ban Chấp hành Hội thánh có liên quan. (203.22)

509.1. Ủy ban chống án của Giáo hạt có quyền lắng nghe và quyết định mọi sự chống án của giáo hữu hoặc những Hội thánh đối với hành động của Ban Kỷ Luật được chỉ định để thi hành kỷ luật một giáo hữu.
VIII. ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA TỔNG HỘI

510. Đại Hội Đồng Tổng Hội sẽ bầu cử năm vị Mục sư thực thụ làm thành viên của Ủy ban chống án của Tổng Hội trong nhiệm kỳ bốn năm hoặc cho đến khi những người kế vị họ được bầu cử và sẵn sàng. Ủy ban nầy có những quyền hạn sau:

510.1. Nghe và quyết định mọi đơn chống án những hành động hay quyết định của bất cứ Ban Kỷ Luật của Giáo hạt hoặc Ủy ban chống án của Khu Vực nào. Khi những sự chống án ấy được Ủy ban chống án Tổng Hội quyết định, thì sự quyết định ấy sẽ có thẩm quyền và kết thúc nội vụ.( 305.7)

511. Nếu có chỗ trống trong Ủy ban chống án của Tổng Hội giữa những kỳ họp của Đại Hội Đồng Tổng Hội, thì Ban Tổng Quản nhiệm sẽ bổ sung người vào chức vụ đó. (317.6)

512.. Trợ cấp chi phí cho những thành viên của Ủy ban chống án của Tổng Hội sẽ giống như những thành viên trong Ban Tổng Hội của Hội thánh, khi những thành viên của Ủy ban chống án của Tổng Hội tham gia vào công tác chính thức của ủy ban, thì Tổng Thủ Quĩ sẽ thực hiện việc chi trả.

513. Tổng Thư ký sẽ là người lưu giữ mọi văn kiện thường trực và những quyết định của Ủy ban chống án của Tổng Hội. (325.4).

Каталог: sites -> default -> files -> uploads
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”
uploads -> Ủy ban dân tộC

tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương