Frank m. Moore r. Douglas samples



tải về 2.18 Mb.
trang3/10
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích2.18 Mb.
#37019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

135.6. Gởi cho vị Quản nhiệm Giáo hạt 1 bản sao của những biên bản của các cuộc họp của Hội thánh và của Ban Chấp hành Hội thánh trong vòng 3 ngày sau khi họp trong khi Hội thánh địa phương không có Mục sư.
135.7. Kết hợp với Mục sư ký tất cả những giấy tờ về bất động sản, những giấy cầm cố, giấy chuyển nhượng của sự cầm cố, những bản hợp đồng, và những hồ sơ khác được đề cập trong cuốn Cẩm Nang (102.3, 103-4.2).
136. Thu Quĩ Cua Hội thánh. Thủ Quĩ của Ban Chấp hành Hội thánh có nhiệm vụ:
136.1. Nhận mọi khoản tiền, nếu không có cách khác rồi,và chi ra theo lệnh của Ban Chấp hành Hội thánh (129. 21).
136.2. Hàng tháng gởi những khoản tiền, phải đóng góp về cho Thủ quĩ của Giáo hạt, và những khoản tiền phải đóng góp cho Thủ quĩ của Tổng hội, ngoại trừ những trường hợp khác. (413.17)
136.3. Giữ sổ ghi đúng các khoản thu và chi (129.21).
136.4. Báo cáo hàng tháng các chi tiết của các khoản chi thu cho Ban Chấp hành Hội thánh (129.21).
136.5. Trình bày cho Hội đồng Thường niên của Hội thánh bản báo cáo tài chánh hàng năm (113.8, 129.21).
136.6. Chuyển giao cho Ban Chấp hành Hội thánh sổ thu chi của thủ quĩ khi người ấy chấm dứt nhiệm vụ.
L. Những Ủy Viên Linh Vu

137. Những Ủy viên Linh vụ của Hội thánh sẽ không dưới 3 người và không quá số lượng 13 người. Từ trong những thuộc viên chính thức của Hội thánh, họ được bầu cử bằng phiếu kín ở kỳ hội đồng thường niên hay bất thường của Hội thánh để phục vụ cho nhiệm kỳ 1 năm và cho đến khi người kế nhiệm được bầu với đủ điều kiện (39, 113.7, 113.10, 127).
138. Các Ủy viên Linh vụ có những nhiệm vụ:
138.1. Phục vụ như là một uỷ ban ngành mở mang Hội thánh, nếu không có cách nào khác,với những trách nhiệm mở mang Hội thánh, truyền giảng, phát triển Hội thánh kể cả việc bảo trợ cho Hội thánh mới mở hay Hội Truyền giáo, với Mục sư là vị Chủ tịch đương nhiên.
138.2. Giúp đỡ và yêu thương những người khó khăn và khốn khổ. Theo Kinh Thánh, những người nầy có vai trò phục vụ trong công tác thực tế (Công vụ 6:1-3, Rôma 12:6-8). Vì vậy, những Ủy viên Linh vụ nầy phải dành thì giờ và những ân tứ thuộc linh trong những hoạt động phục vụ, hành chánh, khuyên bảo, bày tỏ lòng thương xót, thăm viếng và những sự phục vụ khác
138.3. Theo sự chấp thuận của Ban Chấp hành Hội thánh, những Ủy viên Linh vụ nầy phục vụ như Ban Truyền Giảng và Tiếp Nhận Thành Viên của Hội thánh theo những điều khoản 110-10.8.
138.4. Giúp đỡ Mục sư trong việc tổ chức Hội thánh để mọi Cơ đốcNhân được có cơ hội phục vụ. Đặc biệt lưu ý đến sự phát triển công tác sang những cộng đồng văn hoá và bối cảnh xă hội khác trong những cộng đồng gần gũi với họ.
138.5. Phục vụ như những người liên lạc với những tổ chức phục vụ Cơ Đốc.
138.6. Giúp đỡ Mục sư trong buổi thờ phượng công cộng và bồi linh Cơ đốcNhân trong Hội thánh địa phương.
138.7. Chuẩn bị bánh và chén cho Tiệc Thánh, và khi Mục sư yêu cầu, phụ giúp trong việc phân phối Tiệc Thánh (34.5, 413.11).
139. Nếu có chỗ trống trong Ban Quản gia, trong một cuộc Hội đồng Bất thường Hội thánh sẽ bầu 1 người khác điền khuyết (113.14).
140. Những Ủy viên Linh vu sẽ họp thành một Ủy Ban Viên Linh Vụ, Họ có nhiệm vụ phát huy tinh thần phục vụ Cơ đốctrong Hội thánh địa phương, trong việc cộng tác với Mục sư và văn phòng Họ có nhiệm vụ phát huy tinh thần phục vụ Cơ đốctrong Hội thánh địa phương, trong việc cộng tác với Mục sư và văn phòng Công Tác Linh Vụ của Ngành Tài Chánh Trung Ương (38-38.4).
M. Những Ủy Viên Qủan Tri
141. Những Ủy viên Quản trị của Hội thánh sẽ không dưới 3 người và không quá 9 người. Họ được bầu cử từ những thành viên chính thức của Hội thánh địa phương để phục vụ cho nhiệm kỳ năm tới và cho đến khi những người kế nhiệm được bầu ra và hội đủ yêu cầu (39, 113.10, 127).
142. Trong tất cả những trường hợp luật pháp địa phương đòi hỏi phải có 1 cuộc họp đặc biệt bầu cử những Ủy viên Quản trị của Hội thánh, thì phải triệt để tuân theo (113.4).
142.1. Tại những nơi luật pháp dân sự không đòi hỏi cách bầu cử đặc biệt thì họ sẽ được bầu chung bằng phiếu kín tại kỳ Hội đồng Thường niên hay Hội đồng Bất thường được triệu tập cho mục đích đó (113.7, 113.10)
143. Những Ủy viên Quản trị có các nhiệm vụ:

143.1. Giữ và quản lý những chứng thư tài sản của Hội thánh, nơi Hội thánh địa phương không hợp thành tổ chức, hoặc nơi luật pháp dân sự đòi hỏi hay có những lý do khác, hay vị Quản nhiệm Giáo hạt hay Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt địi hỏi, theo những hạn chế theo các điều 102-4.4.
143.2.Hướng dẫn sự phát triển về các cơ sở vật chất và lên kế hoạch tài chánh, trừ phi Ban Chấp hành Hội thánh đã làm cách khác.
144. Khi một uỷ viên bị khuyết, Hội thánh sẽ có một cuộc Hội đồng Bất thường để bầu 1 người khác thế

vào buổi họp Hội thánh cho mục đích đo( (113.14).



N. Ban Trường Chúa Nhật
145. Mỗi Hội thánh địa phương phải thành lập một Ban Trường Chúa Nhật hay Ban Giáo Dục như là một bộ phận của Ban Chấp hành Hội thánh tại kỳ hội đồng thường niên của Hội thánh để chịu trách nhiệm về công tác giáo dục của Hội thánh. Trong những Hội thánh có ít hơn hay được 75 thành viên chính thức, thì công tác nầy có thể do Ban Chấp hành Hội thánh chịu trách nhiệm. Ủy Ban nầy gồm có: đương nhiên Trưởng Ban Trường Chúa Nhật (146), Mục sư, Trưởng Đoàn Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene, Trưởng Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene, Trưởng Ban Ngành Thiếu Nhi, Trưởng Ban Ngành Người Lớn, và 3 đến 9 thành viên được bầu cử từ những thành viên của Hội thánh trong Hội đồng Thường niên. Tất cả những thành viên nầy sẽ phục vụ cho đến khi mãn nhiệm kỳ 2 năm và cho đến khi bầu cử những người mới đảm nhận công tác. Khi 1 thành viên của ủy ban bị thiếu, thành viên điền khuyết sẽ được bầu cử trong kỳ Hội đồng Bất thường của Hội thánh. Nếu Hội thánh bầu cử một Ủy ban Giáo dục làm thành phần của Ban Chấp hành Hội thánh, thì phải theo những qui định trong cuốn Cẩm Nang về số lượng uỷ viên quản trị và linh vụ tối thiểu (137, 141). Những thành viên đương nhiên có thể là thành viên của ủy ban nầy, dù vài người không phải là thành viên của Ban Chấp hành Hội thánh.

Chúng tôi đề nghị Hội thánh địa phương chỉ chọn làm viên chức những người được kinh nghiệm nên thánh trọn vẹn cà có đời sống làm chứng ân sủng Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta sống thánh khiết; những người sống hợp với giáo lý, chính thể và nếp sống của Hội thánh Nazarene; và những người trung thành ủng hộ Hội thánh địa phương bằng cách nhóm lại và dâng phần mười và dâng hiến (39).



Ban Giáo Dục hay Ủy Ban Trường Chúa Nhật có những trách nhiệm và quyền hạn sau:
145.1. Lập kế hoạch, tổ chức, phát huy và điều hành công tác Giáo Dục Cơ đốcácho Hội thánh địa phương. Công tác nầy được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Mục sư, Trưởng ban Trường Chúa Nhật, và sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Hội thánh phù hợp với những mục đích và những tiêu chuẩn của giáo phái do Tổng Hội thiết lập và được phát huy qua ngành Trường Chúa Nhật và văn phòng phụ trách công tác tráng niên, thanh niên và thiếu nhi. Công tác nầy bao gồm chương trình giảng dạy và định hướng cho việc phục vụ. Trường Chúa Nhật cùng với sự giảng dạy của Mục sư phải đưa Hội thánh tập trung vào sự học hỏi Kinh Thánh và giáo lý. Những chương trình huấn luyện đặc biệt hàng tuần hay hàng năm như CLB thiếu nhi, Thánh Kinh Hè, công tác cho những người độc thân, đều cung cấp những cơ hội qua đó Kinh Thánh được phổ biến và thấm sâu vào đời sống thuộc linh của hội chúng (413.23).
145.2. Tiếp xúc với số đông người không đi nhà thờ cho Đấng Christ và Hội thánh, đưa họ vào sinh hoạt của Hội thánh, dạy dỗ lời Chúa cách có hiệu quả, và đưa họ đến sự cứu rỗi, dạy dỗ những giáo lý về đức tin Cơ Đốc, và giúp họ phát triển đời sống tin kính có những đặc tính, thái độ và thói quen giống như Đấng Christ, hình thành nếp sống gia đình Cơ đốcgương mẫu, và chuẩn bị để trở nên thành viên tích cực của Hội thánh, đồng thời trang bị họ thích hợp cho công tác phục vụ.
145.3. Quyết định chương trình giảng dạy của những công tác phục vụ khác nhau, luôn luôn sử dụng tài liệu của Hội thánh Nazarene làm nền tảng cho sự học tập Kinh Thánh và giải thích giáo lý.
145.4. Lập kế hoạch và tổ chức toàn bộ công tác Trường Chúa Nhật của Hội thánh địa phương cho phù hợp với Nội Qui của Ngành Trường Chúa Nhật (812).
145.5. Qua sự chấp thuận của Mục sư, đề cử cho hội đồng thường niên của Hội thánh một hoặc hai người làm Trưởng Ban Trường Chúa Nhật. Những sự giới thiệu nầy sẽ được thực hiện trong một buổi họp không có mặt đương kim Trưởng ban Trường Chúa Nhật.
145.6. Đề cử cho Ban Chấp hành Hội thánh những người được Mục sư chấp thuận, vào chức vụ Trưởng Ban Ngành Thiếu Nhi, và Trưởng Ban Nganh Tráng Niên.
145.7. Hội Đồng bầu cử những tiểu ban phụ trách Ban Tráng niên và thiếu nhi sẽ được Mục sư và Trưởng ban Trường Chúa Nhật chấp thuận.
145.8. Bầu cử những giám thị coi sóc các lớp Trường Chúa Nhật thuộc mọi lứa tuổi, giáo viên Trường Chúa Nhật, và những cán sự Trường Chúa Nhật phải là những Cơ đốcNhân có đời sống gương mẫu, hiểu rõ giáo lý và tổ chức của Hội thánh Nazarene, do sự đề cử của Trưởng Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene và Trưởng Ban Phụ trách Thiếu Nhi và Trưởng Ban Phụ trách Tráng niên. Những ứng viên nầy phải được Mục sư và Trưởng ban Trường Chúa Nhật chấp thuận.
145.9. Bầu cử một phụ trách viên địa phương lo Huấn Luyện Liên Tục cho Tín Hữu, đó là người có tài tổ chức, phát huy và trông coi việc huấn luyện cho những nhân sự phụ trách Trường Chúa Nhật và toàn thể tín hữu trong Hội thánh. Ban Trường Chúa Nhật có quyền chấp nhận phụ trách viên Huấn Luyện Liên Tục cho Tín Hữu làm thành viên đương nhiên của ủy ban nầy.

145.10. Tổ chức những buổi họp thường kỳ, và bầu cử Thư ký và những uỷ viên khác nếu cần, ngay buổi họp đầu tiên của Ban Trường Chúa Nhật mới bầu theo năm hành chánh của Hội thánh (114). Mục sư hay Trưởng ban Trường Chúa Nhật có thể triệu tập những buổi họp đặc biệt.

146. Trưởng Ban Trường Chúa Nhật. Hội đồng thường niên của Hội thánh sẽ bỏ phiếu kín để bầu từ trong những thành viên của Hội thánh một Trưởng ban Trường Chúa Nhật với đa số phiếu để phục vụ trong một năm (39), hay cho đến khi chức vụ của anh ấy hay chị ấy được thay thế khi bầu cử người khác. Với sự chấp thuận của Mục sư, Ban Trường Chúa Nhật có thể lưu mời người đang giữ chức vụ Trưởng ban Trường Chúa Nhật bằng cách bỏ phiếu “lưu mời” hay “không”. Trường hợp chức vụ Trưởng ban Trường Chúa Nhật bị bỏ trống, Hội đồng Bất thường của Hội thánh có thể bầu cử một người khác thay thế (113.10, 145.5). Trưởng ban Trường Chúa Nhật mới được đắc cử sẽ là thành viên đương nhiên của Hội dồng Giáo hạt (201), Ban Chấp hành Hội thánh (127), và Ban Trường Chúa Nhật (145).

Chúng tôi đề nghị Hội thánh địa phương chỉ chọn làm viên chức những người được kinh nghiệm nên thánh trọn vẹn và có đời sống làm chứng ân sủng Đức Chúa Trời kêu gọi chúng ta sống thánh khiết; những người sống hợp với giáo lý, chính thể và nếp sống của Hội thánh Nazarene; và những người trung thành ủng hộ Hội thánh địa phương bằng cách nhóm lại và dâng phần mười và dâng hiến (39).



Trưởng ban Trường Chúa Nhật có những nhiệm vụ và quyền hạn :

146.1. Có quyền kiểm tra hành chánh mọi hoạt động Trường Chúa Nhật trong Hội thánh địa phương.
146.2. Điều hành Trường Chúa Nhật theo sát với Nội Qui Trường Chúa Nhật (812).
146.3. Mở rộng những chương trình phát triển qua việc ghi danh, tham dự và huấn luyện lãnh đạo.
146.4. Làm chủ toạ những cuộc họp thường kỳ của Ban Trường Chúa Nhật hay Ban Giáo Dục của Ban Chấp hành Hội thánh và lãnh đạo Ban Trường Chúa Nhật thực hiện nhiệm vụ của mình.
146.5. Đệ trình ngân sách hàng năm cho BanTrường Chúa Nhật lên Ban Chấp hành Hội thánh.
146.6. Làm báo cáo hàng tháng cho Ban Chấp hành Hội thánh và làm báo cáo bằng văn bản cho hội đồng thường niên của Hội thánh.
147. Những Trưởng Ban Phụ Trách Thiếu Nhi và Trưởng Ban Phụ Trách Tráng Niên. Công tác Trường Chúa Nhật phải được tổ chức theo lứa tuổi: thiếu nhi, thanh niên và người lớn. Mỗi lứa tuổi phải có một tiểu ban phụ trách chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành công việc. Tiểu ban phụ trách gồm có trưởng ban của lứa tuổi đó và những đại diện của Ban Trường Chúa Nhật và những công tác khác mà Hội thánh giao phó cho lứa tuổi ấy. Công tác của tiểu ban phụ trách là cộng tác với trưởng ban của lứa tuổi lập kế hoạch công tác cho lứa tuổi ấy, và cung cấp những phương tiện để thực hiện đầy đủ những kế hoạch ấy. Mọi hoạt động của tiểu ban phụ trách lứa tuổi phải được phụ trách viên của lứa tuổi ấy và Ban Trường Chúa Nhật chấp thuận.
Trưởng Ban Thiếu Nhi và Trưởng ban Phụ Trách Tráng Niên có nhiệm vụ:

147.1. Làm chủ toạ của tiểu ban phụ trách lứa tuổi mà anh ấy hay chị ấy hướng dẫn, và lãnh đạo tiểu ban trong việc tổ chức, phát huy và cộng tác với toàn bộ công tác Trường Chúa Nhật cho những người ở lứa tuổi ấy.
147.2. Đưa ra sự lãnh đạo thích hợp với ngành Trường Chúa Nhật bằng việc mở rộng những chương trình phát triển trong việc ghi danh và tham dự những lớp dành cho thiếu nhi, thanh niên hay người lớn trong Hội thánh địa phương, và cộng tác với Ban Trường Chúa Nhật.
147.3. Đưa ra sự lãnh đạo cho những công tác đặc biệt bên cạnh Trường Chúa Nhật như những hoạt động truyền giảng, thông công, tổ chức vào những ngày trong tuần hay hàng năm cho lứa tuổi mà anh hay chị ấy đảm nhiệm.
147.4. Đề cử cho Ban Trường Chúa Nhật những người lãnh đạo cho những công tác khác chỉ định cho nhóm lứa tuổi của anh/chị ấy, kể cả những giám thị coi sóc Trường Chúa Nhật, giáo viên Trường Chúa Nhật và những cán sự , ngoại trừ ĐTNQN là người sẽ đề cử trưởng ban giáo viên và viên chức Trường chúa Nhật cho thanh thiếu niên (39). Những người được đề cử sẽ được Mục sư và Trưởng ban Trường Chúa Nhật xem xét để chấp thuận.
147.5. Tranh thủ sự chấp thuận của Ban Trường Chúa Nhật trước khi sử dụng chương trình giảng dạy bổ sung.
147.6. Cung cấp sự huấn luyện về thuật lãnh đạo cho các nhân sự trong nhóm lứa tuổi công tác với Ban Trường Chúa Nhật và phụ trách viên lo Huấn Luyện Liên Tục cho Tín Hữu.

147.7. Đệ trình yêu cầu ngân sách hàng năm cho Ban Trường Chúa Nhật và/hay cho Ban Chấp hành Hội thánh và điều hành ngân sách phù hợp với dự trù kinh phí đã chấp thuận.
147.8. Nhận tất cả báo cáo của những công tác khác hoạt động trong ngành cho lứa tuổi của Hội thánh địa phương ở dưới sự chỉ đạo của anh/chị ấy. Báo cáo hàng tháng về số người tham dự Trường Chúa Nhật và những hoạt động cho Trưởng ban Trường Chúa Nhật.
147.9. Lên kế hoạch từng quí về những hoạt động của nhóm lứa tuổi của anh chị ấy cho Ban Trường Chúa Nhật để phối hợp nhịp nhàng với toàn bộ công tác Trường Chúa Nhật của Hội thánh địa phương.
148. Tiểu Ban Ngành Thiếu Nhi. Tiểu Ban Ngành Thiếu Nhi chịu trách nhiệm lập kế hoạch cho toàn bộ công tác Trường Chúa Nhật cho trẻ con từ lúc mới sinh đến tuổi 12 (ấu nhi - thiếu nhi) trong Hội thánh địa phương. Tiểu ban nầy gồm có ít nhất một đại diện của Trường Chúa Nhật và những phụ trách viên của những công tác phục vụ cho thiếu nhi, ấu nhi như: Hội thánh cho thiếu nhi, CLB thiếu nhi, Thánh Kinh Hè, đố Kinh Thánh, giáo dục về truyền giáo, Nhà Trẻ, và những hoạt động khác xét thấy cần thiết. Tầm cỡ của tiểu ban sẽ khác nhau tuỳ theo số lượng công việc tổ chức cho thiếu nhi tại Hội thánh địa phương khi có nhu cầu.
Trưởng Ban Phụ Trách Thiếu Nhi có những nhiệm vụ:

148.1. Hoàn thành mọi bổn phận đề ra cho những Trưởng ban của tất cả những nhóm lứa tuổi trong các điều 147.1-47.9.
148.2. Cộng tác với Ban Điều Hành Đoàn Truyền Giáo Quốc Tê Nazarene của Hội thánh địa phương trong việc chỉ định một phụ trách viên cho công tác giáo dục truyền giảng cho thiếu nhi. Người được bổ nhiệm sẽ là thành viên của cả tiểu ban của chi nhánh địa phương của Đòan Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene và tiểu ban Ngành Thiếu Nhi. Những người được đề cử cho chức vụ nầy sẽ được Mục sư và Trưởng ban Trường Chúa Nhật chấp thuận.
149. Tiểu Ban Ngành Tráng Niên. Tiểu Ban Ngành Tráng Niên sẽ chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch toàn bộ cho Trường Chúa Nhật cho người lớn trong Hội thánh địa phương. Tiểu Ban nâ(y gồm có ít nhất một đại diện của Ban Trường Chúa Nhật và những phụ trách viên của những công tác khác trong Hội thánh địa phương như: công tác hôn nhân và gia đình, công tác cho phụ lão, công tác cho người lớn tuổi đơn chiếc, những nhóm học Kinh Thánh, công tác cho phụ nữ, công tác cho các ông, và những công tác khác nếu xét thấy cần thiết. Tầm cỡ của các tiểu ban sẽ khác nhau tuỳ theo số lượng công tác phục vụ giao phó cho người lớn trong Hội thánh địa phương khi có nhu cầu và có số người lãnh đạo có khả năng.
Trường Ban Ngành Tráng Niên có nhiệm vụ:

149.1. Hoàn thành nhiệm vụ giao phó cho tất cả những trưởng ban theo lứa tuổi trong điều 147.1 -47.9.
O. Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene/Tiểu Ban ĐTNQN
150. Công tác Thanh Niên Nazarene sẽ được tổ chức trong Hội thánh địa phương dưới tên của Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene. Những đoàn địa phương được tổ chức theo Hiến Chương của Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene và dưới thẩm quyền của Ban Chấp hành Hội thánh địa phương.
150.1. Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene dịa phương sẽ tự tổ chức theo kế hoạch chức vụ địa phương của Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene, có thể điều chỉnh để đáp ứng như cầu của chức vụ thanh thiếu niên địa phương, phù hợp với Hiến Chương của Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene và Cẩm Nang của Hội thánh Nazarene.
150.2. Đoàn thanh Niên Quốc Tế Nazarene địa phương sẽ tổ chức bởi tiểu ban ĐTNQTN, chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch cho công tác của lứa tuổi thanh thiếu niên trên 12 tuổi, sinh viên, người tráng niên và cũng tạo khải tương cho chức vụ thanh thiếu niên địa phương. Mọi công tác của tiểu ban ĐTNQTN liên quan đến Trường Chúa Nhật đều phải được sự chấp thuận của Trưởng Ban Trường Chúa Nhật và Ban Trường Chúa Nhật
150.3. Tiểu Ban Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene sẽ bao gồm trưởng ban và những chức viên khác được chỉ định những trách nhiêm công tác theo các nhu cầu của Hội thánh địa phương, những đại diện thanh niên và các trưởng ban phục vụ’ theo nhu cầu, và Mục sư va/hoặc Mục sư phụ trách thanh thiếu niên. Tất cả những chức viên của tiểu ban Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene phải là thành viên của Hội thánh địa phương nơi họ phục vụ. Tiểu ban sẽ chịu trách nhiệm với Ban Chấp hành Hội thánh.
150.4. Những chức viên và những thành viên của tiểu ban ĐTNQTN được bầu chọn bởi những thành viên của ĐTNQTN. Chỉ những thành viên ĐTNQTN cũng là thành viên của Hội thánh địa phương đó có thể bỏ phiếu dể bầu chọn trưởng ĐTNQTN
151. Trưởng Ban ĐTNQTN. Trưởng ĐTNQN địa phương sẽ bầu chọn theo tổ chức theo kế hoạch chức vụ địa phương của ĐTNQTN, vào buổi họp thường niên của ĐTNQTN, bởi những ùanh viên ĐTNQTN có mặt và cũng là những thành viên của Hội thánh Nazarene địa phương đó. Những người được đề cử sẽ được Mục sư và Ban Chấp hành Hội thánh địa phương chấp thuận. Trưởng Ban ĐTNQTN sẽ là thành viên đương nhiên của Ban Chấp hành Hội thánh (127), Ban Trường Chúa Nhật (145), và hội động Giáo hạt (201).

Trưởng Ban Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene có nhiệm vụ:
151.1. Chủ tọa buổi họp của tiểu ban ĐTNQTN để hỗ trợ sự phát triển của chức vụ thanh thiếu niên trong Hội thánh địa phương.
151.2. Cộng tác với Trưởng Đoàn Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene trong sự phát triển công tác truyền giáo cho thanh thiếu niên.
151.3. Thực hiện những nhiệm vụ dành cho những Tổng Phụ Trách của các lứa tuổi trong các điều 147.1 - 47.9.
151.4. Báo cáo hàng tháng cho Ban Chấp hành Hội thánh địa phương và báo cáo hàng năm choHội đồng Thường niên của Hội thánh địa phương. (113.8, 127)
151.5. Khi Mục sư lo cho thanh thiếu niên phục vụ trong Hội thánh, thì Mục sư tham khảo ý kiến ban chấp hành vàTrưởng ban ĐTNQTN, gíao trách nhiệm cho Mục sư phụ trách thiếu niên. Trong trương hộp đó Mục sư lo cho thanh thiếu niên thực hiên một số trách nhiệm của Trưởng ban ĐTNQTN địa phương. Tuy nhiên, ầm quan trọng của trưởng ban ĐTNQTN vẫn là lãnh đạo, hỗ trợ và đại diện cho chức vụ thanh thiếu niên địa phương. Mục sư lo cho thanh thiếu niên và Trưởng ban ĐTNQTN cùng làm việc với nhau để xác định vai trò và trách nhiệm của 2 chức vụ và cách họ làm việc chung vì lợi ích của chức vụ thanh thiếu niên trong Hội thánh. Mục sư lo cho thanh thiếu niên không được làm trưởng ban ĐTNQTN. (160.4)
P.Nhà Trẻ/Trường Mẫu Giáo-Trường Trung Học Nazarene
152. Sau khi được sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Cố vấn Giáo hạt, Ban Chấp hành Hội thánh có thể tổ chức những Nhà trẻ/trường Mẫu giáo-trường Trung học Nazarene. Giám đốc và ban quản lý trường học sẽ chịu trách nhiệm trước Ban Chấp hành Hội thánh địa phương (129.18, 208.12-8.13, 222.11, 413.23, 414).
152.1. Đóng Cửa Trường. Trong trường họp một Hội thánh địa phương thấy cần ngưng hoạt động giữ trẻ/trường (từ sơ sinh đến trường học), có thể làm như thể sau khi tham khảo y kiến với người quan nhiệm Giáo hạt và ban cố vân Giáo hạt và báo cáo tài chánh.
Q. Đoàn Truyền Gíao Quốc Tế Nazarene tại Hội thánh Địa Phương
153. Dựa vào thẩm quyền của Ban Chấp hành Hội thánh, những tổ chức địa phương của Đoàn Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene có thể được thành lập trong bất kỳ nhóm lứa tuổi nào thể theo Hiến Chương của Đoàn Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene đã được chấp thuận bởi Tổng Đoàn Truyền Gíao Quốc Tế và Ủy Ban Ngành Truyền Gíao Thế Giới của Ban Tổng Hội chấp thuận (811.1)
153.1. Chi nhánh địa phương của Đoàn Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene phải là một phần của Hội thánh địa phương và phải ở dưới sự giám sát và hướng dẫn của Mục sư và Ban Chấp hành Hội thánh (414).
153.2. Trưởng Đoàn Truyền Giáo Thế Giới Nazarene địa phương sẽ được đề cử do một uỷ ban gồm từ 3 đến 7 thành viên của Đoàn Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene được Mục sư chỉ định, và Mục sư sẽ là chủ tịch của ủy ban ấy. Ủy Ban nầy sẽ đề cử 1 hay nhiều người vào chức vụ Trưởng đoàn và phải được Ban Chấp hành Hội thánh chấp thuận Trưởng đoàn sẽ được những thành viên (kể cả thành viên cảm tình) hiện diện bỏ phiếu kín với đa số phiếu tín nhiệm. Trưởng đoàn sẽ là thành viên của Hội thánh địa phương nơi đang phục vụ, thành viên đương nhiên của Ban Chấp hành Hội thánh (hoặc tại những Hội thánh có vợ/ chồng của Mục sư là Trưởng đoàn, thì phó trưởng đoàn sẽ là thành viên của Ban Chấp hành Hội thánh), và là thành viên của Hội dồng Giáo hạt tổ chức ngay trước hay trong khi người ấy hành chức. Trưởng đoàn sẽ đệ trình báo cáo hàng năm cho hội đồng thường niên của Hội thánh địa phương (113.8, 114, 122, 127, 201).
154. Tất cả những ngân quĩ do đoàn địa phương thu được cho lợi ích chung của Hội thánh Nazarene sẽ được áp dụng theo sự đóng góp từng phần vào Quỹ Truyền Giảng Thế Giới của Hội thánh địa phương ngoại trừ những dự án đặc biệt đã được chấp thuận bởi Ủy Ban Mười Phần Trăm.
154.1. Sau khi xem xét về tổng số chi của Quỹ Truyền Giảng Thế Giới thì sẽ có những dịp tiện kêu gọi dâng hiến để yểm trợ cho công tác giáo sĩ, những khoản dâng đó được gọi là “Dâng đặc biệt”.
155. Những khoản dâng hiến để yểm trợ cho công việc chung sẽ được tiếp nhận bằng những cách sau đây:

155.1. Từ những món quà và tiền dâng chỉ định cho Quỹ Truyền Giảng Thế Giới và những lợi ích chung.
155.2. Từ những khoản dâng hiến đặc biệt như Phục Sinh và Cảm Tạ.
155.3. Không phần nào trong những ngân quĩ trên được dùng vào những chi phí của địa phương hay Giáo hạt hay những mục đích từ thiện.
R. Cấm Việc Lạc Quyên Tiền Bạc
156. Sẽ không hợp pháp nếu một Hội thánh địa phương, những chức viên của Hội thánh, hay thuộc viên của Hội thánh kêu gọi các Hội thánh địa phương khác, hay những chức viên của các Hội thánh đó, để xin yểm trợ tài chánh hay sự giúp đỡ cho Hội thánh địa phương của mình hoặc cho những lợi ích mà họ có thể yểm trợ được. Tuy nhiên, những sự lạc quyên đó có thể thực hiện ở trong những hội chúng địa phương và những thành viên trong khu vực của Giáo hạt mà Hội thánh đó xin lạc quyên miễn là sự lạc quyên đó được vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Cố vấn Giáo hạt chấp thuận bằng văn bản.
157. Bất kỳ thành viên nào của Hội thánh Nazarene nếu không được Tổng Hội ủy quyền, hoặc một trong những ủy ban của Tổng Hội ủy quyền, thì sẽ không được phép lạc quyên ngân khoản nào cho giáo sĩ hay những hoạt động bên ngoài Quỹ Truyền Giảng Thế Giới, tại hội chúng địa phương của mình hay những thành viên trong hội chúng đó.
S. Sử Dụng Danh Xưng Của Hội thánh
158. Danh xưng Hội thánh Nazarene, tên gọi của bất kỳ Hội thánh địa phương nào, bất kỳ đoàn thể hay học viện nào cộng tác với Hội thánh Nazarene hay bất cứ thành phần nào trong Hội thánh ấy, nên không một thành viên nào của Hội thánh Nazarene hay bất kỳ đoàn thể, nhóm người hay tổ chức gắn liền với những hoạt động khác (hoặc thương mại, xă hội, giáo dục, từ thiện hoặc danh nghĩa khác) được sử dụng danh xưng trên nếu không có văn bản chấp thuận của Ban Tổng Hội và Ban Tổng Quản nhiệm. Tuy nhiên, sự cấp giấy phép nầy không áp dụng cho những hoạt động của Hội thánh Nazarene được có thẩm quyền do cuốn Cẩm Nang thừa nhận.
T. Đoàn Thể Được Hội thánh Bảo Trợ
159. Nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của vị Quản nhiệm Giáo hạt, Ban Cố vấn Giáo hạt và Ban Tổng Quản Nhiẹm thì không một Hội thánh địa phương, Ban Chấp hành Hội thánh, tổ chức của Giáo hạt, hay bất kỳ hai hay nhiều thành viên của những tổ chức trên, hoạt động cách cá nhân hay cách nào khác, được phép thành lập trực tiếp hay gián tiếp hoặc gia nhập bất kỳ tổ chức, đoàn thể nào, nhóm hoặc bộ phận mở rộng nào, bảo trợ, động viên hoặc trong những hình thức tham gia trong bất kỳ hoạt động nào (hoặc thương mại, xă hội, giáo dục, từ thiện hoặc danh nghĩa khác) trong đó những thành viên của Hội thánh Nazarene đứng độc lập hoặc trở thành những người công tác, những thương gia, những người chủ, thân chủ, thành viên hay những người hợp tác ở trong bất kỳ hoạt động (hoặc thương mại, xă hội, giáo dục, từ thiện hoặc danh nghĩa khác) mà nó trực tiếp hay gián tiếp được sự bảo trợ hay thực hiện cách ưu tiên hay độc quyền do hoặc vì lợi ích hay sự phục vụ cho những thành viên của Hội thánh Nazarene.
U. Những Người Phu Tá Trong Hội thánh Địa Phương
160. Có thể có những người nhận thấy mình được kêu gọi để chuẩn bị cho những chức vụ quan trọng trong Hội thánh, hoặc bán thì giờ, hoặc trọn thì giờ thì Hội thánh phải nhìn nhận vị trí của những nhân sự nầy, nhưng vẫn đặt cơ sở trên thể chế tự nguyện, tức là, bổn phận và đặc ân của mọi thành viên trong Hội thánh là phục vụ Đức Chúa Trời và những người khác tuỳ theo khả năng của mình. Khi những người phụ tá nhận lương ở Hội thánh địa phương, hoặc của những đoàn thể được Hội thánh địa phương công nhận, hoặc đó là Mục sư hay tín hữu đđể hiệu quả hơn, phải cẩn thận khi trả lương cho nhân sự vì đa số nhn sự đều tình nguyện. Một Hội thánh địa phương khơng nn cung cấp tiền lương cho người phụ t nếu khơng cĩ khả năng về kể cả việc đóng góp theo sự chia phần về tài chánh. Tuy nhiên yêu cầu trả lương phải được thực hiện bằng văn bản để vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Cố vấn Giáo hạt xét duyệt đối với từng trường hợp ngoại lệ (129.27).
160.1. Tất cả những phụ tá, có lương hay không trong chức vụ chuyên ngành trong Hội thánh địa phương và có mối quan hệ nghề nghiệp bên trong Hội thánh, kể cả phụ trách viên ngành Cơ đốcGiáo Dục, sẽ được Ban Chấp hành Hội thánh bầu cử sau khi được Mục sư tiến cử. Những ứng viên nầy phải được vị Quản nhiệm Giáo hạt chấp thuận bằng văn bản trong vòng 15 ngày kể từ ngày ông ấy nhận được thơ thỉnh nguyện (160.4, 208.12).
160.2. Những vị phụ tá ấy sẽ làm việc không quá 1 năm, và qua năm khác phải được Mục sư tiến cử lại. Những phụ tá bị giải nhiệm trước thời gian hứa phục vụ, phải được Mục sư tái tiến cử, được vị Quản nhiệm Giáo hạt chấp thuận sự tiến cử, và đạt được đa số phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Hội thánh. Vị Mục sư đương chức sẽ chịu trách nhiệm về việc tái tiến cử những nhân viên của mình hằng năm. Mục sư, sau khi hội ý với Ban Chấp hành Hội thánh, có thể giới thiệu để nhân viên của mình phát triển hoặc thay đổi công việc theo sự tái xét. Việc giải nhiệm những vị phụ tá trước khi chấm dứt nhiệm kỳ phải được sự giới thiệu của Mục sư, sự chấp thuận của vị Quản nhiệm Giáo hạt và đa số phiếu của Ban Chấp hành Hội thánh. Thông báo bãi nhiệm hoặc không tái cử phải là văn bản người trước khi mãn nhiệm 30 ngày (129.27).
160.3. Mục sư quản nhiệm phải chỉ định và giám sát các nhiệm vụ và những công tác phục vụ của những phụ tá nầy. Một văn bản mô tả rõ ràng về các công việc sẽ được soạn thảo sẵn cho những phụ tá ấy trong vòng 30 ngày kể từ ngày họ nhận việc tại Hội thánh địa phương.
160.4. Những nhân viên không được hưởng lương trong Hội thánh sẽ chính thức được bầu cử vào Ban Chấp hành Hội thánh. Nếu một nhân viên nào trong Ban Chấp hành Hội thánh trở nên nhân viên nhận lương, thì anh hoặc chị ấy không còn là thành viên của Ban Chấp hành Hội thánh nữa.
160.5. Trong trường hợp thuyên chuyển Mục sư, sựở«n định, hiêp một và chức vụ liên tục của Hội thánh địa phương là điều quan trọng. Vì vây, khi Mục sư từ chức hãy mãn nhiệm, Ban Chấp hành Hội thánh địa phương có thể yêu cầu người quản nhiệm Giáo hạt chấp thuận , sẽ kéo dài 90 ngày sau khi Mục sư mới nhận nhiệm vụ hoặc cho đến khi Mục sư mới đề cử nhân sự cho năm tới theo Cẩm Nang đoạn 160. Những phụ trách viên của Trường Cơ đốcBan Ngày có thể chấm dứt công tác vào cuối niên học trong đó Mục sư mới đến đã thi hành chức vụ rồi. Nhân viên lo về hành chánh của những tổ chức được công nhận sẽ gởi đơn từ chức cuối thời hạn hợp đồng trong đó Mục sư mới đến đã nhận nhiệm sở rồi. Mục sư mới đến cũng được đặc ân giới thiệu những nhân viên cũ đã làm việc trước kia.
160.6. Vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ chịu trách nhiệm về việc tiếp xúc với những nhân viên phục vụ, Ban Chấp hành Hội thánh và hội chúng liên quan đến hậu quả của điều 160.5. đối với những nhân viên trong thời gian thay đổi Mục sư (208.12).
160.7. Mục sư của một hội chúng có chức năng là một Hội thánh địa phương theo điều 100.1. sẽ không được kể là một nhân viên.
160.8. Nếu không có sự chấp thuận của Ban Cố vấn Giáo hạt, thì bất cứ người nào phục vụ như một nhân viên hưởng lương sẽ không đủ tiêu chuẩn được mời làm Mục sư của một Hội thánh trong đó người ấy là thành viên (115)

CHƯƠNG HAI


GIÁO HẠT
A. BIÊN GIỚI VÀ TÊN GỌI

200. Đại Hội Đồng Tổng Hội sẽ sắp xếp các Hội thánh thành viên của Hội thánh Nazarene thành những Giáo hạt.

Những biên giới và tên gọi của những Giáo hạt sẽ được Đại Hội Đồng Tổng Hội công bố, hoặc Hội dồng Giáo hạt có liên hệ công bố với điều kiện được sự chấp thuận của vị Tổng Quản nhiệm hay những vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó (30).



200.1 Thành lập Giáo hạt Mới. Những Giáo hạt mới thuộc Hội thánh Nazarene có thể được thành lập do:

1. Việc phân một Giáo hạt thành nhiều Giáo hạt mới, phải có hai phần ba số phiếu của hội đồng Giáo hạt.


2. Kết hợp hai hoặc nhiều Giáo hạt từ trong số lượng của những Giáo hạt đã được thành lập, và thay đổi ranh giới Giáo hạt tùy theo nhu cầu.
3. Việc thành lập một khu vực mới ở trong một vùng không bao gồm bất kỳ Giáo hạt nào đang hiện hữu;
4. Sự sáp nhập hai hoặc nhiều Giáo hạt, hay…
5. Đề nghị thành lập một Giáo hạt mới sẽ nộp cho (các) Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm. (Các) Quản nhiệm Giáo hạt và (Các Ban Cố Vấn Giáo hạt hoặc Ban Điều Hành Quốc Gia có thể chấp thuận và giao van đề cho (các) hội đồng Giáo hạt bỏ phiếu với sự chấp thuận của Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm và Ban Tổng Quản nhiệm. (30, 200, 200.4)
200.2 Công tác truyền giáo trong Hội thánh Nazarene có thể bắt đầu như vùng tiên phong dẫn tới việc thành lập những Giáo hạt mới và biên giới của Giáo hạt. Những Giáo hạt giai đoạn 3 có thể xuất hiện càng nhanh càng tốt theo khuôn mẫu sau:

Giai đoạn 1 : Một Giáo hạt ở Giai đoạn 1 sẽ được thành lập khi có cơ hội được giới thiệu vào khu vực mới, theo nguyên tắc chỉ đạo của kế hoạch truyền giảng và phát triển. Giám đốc khu vực, Giáo hạt qua Hội đồng Cố vấn Khu vực hay vị Quản nhiệm Giáo hạt bảo trợ hay/và Ban Cố vấn Giáo hạt có thể đệ trình yêu cầu chấp thuận chung cuộc bởi vị Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm và Ban Tổng Quản nhiệm. (200.1, #5)

Quản nhiệm Giáo hạt của Giáo hạt Giai đoạn 1 trong những khu vực liên quan đến Ngành Truyền Giáo Thế Giới sẽ được tiến cử do vị giám đốc khu vực hội ý với giám đốc ngành tới Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó là người chỉ định Khu vực sẽ đưa ra sự hướng dẫn cho Giáo hạt Giai đoạn 1 liên quan đến nguồn có sẵn cho sự phát triển. Trong những khu vực khác, vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ được chỉ định do vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó sau khi hội ý với (những) vị Quản nhiệm Giáo hạt và (các) Ban Cố Vấn của (các) Giáo hạt bảo trợ (204.2)

Nếu theo ý kiến của Giám đốc Vùng và Gíam đốc Khu vực, Giáo hạt giai đoạn 1 trong các vùng có liên quan với Ngành Truyền Giáo Thế Giới, gặp khó khăn về tài chánh, đạo đức hoặc điều khác và khó khăn này ảnh hưởng nghiêm trọng tính ổn định và tương lai của Giáo hạt, thì Giáo hạt có thể thông báo sự khó khăn với sự chấp thuận của tổng qủan nhiệm chịu trách nhiệm và tham khảo ý kiến với Giám đốc ngành truyền giáo thế giới. Giám đốc khu vực, với sự chấp thuận của Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm , có thể chỉ định một ban lâm thời để quản lý Giáo hạt và thay thế cho tất cả các ban hiện có, cho tới buổi họp thường xuyền kế tiếp của Giáo hạt. Ở những Giáo hạt không có Gíam đốc khu vực và TCK (Tiểu Ban Cố Vấn Khu Vực), Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm, tham khảo ý kiến với Ban Tổng Quản nhiệm có thể quyết định.

Giai đoạn 2 : Một Giáo hạt ở Giai đoạn 2 có thể được thành lập khi đủ số lượng của những Hội thánh có tổ chức đầy đủ và trưởng lão/người được tấn phong, và cơ sở hạ tầng của Giáo hạt cũng vững đủ để được đề nghị chuyển sang giai đoạn 2.

Sự thành lập nầy sẽ do Ban Tổng Quản nhiệm quyết định với sự giới thiệu của vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó sau khi hội ý với giám đốc ngành, giám đốc khu vực, và những cá nhân và các ban ngành có liên quan đến sự chỉ định Quản nhiệm Giáo hạt. Vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ được bầu cử hay được chỉ định.

Tiêu chuẩn có số lượng cho Giáo hạt Giai đoạn 2 gồm tối thiểu 10 Hội thánh có tổ chức, 500 thành viên chính thức và 5 Trưởng lão/người được tấn phong.

Ngân quĩ của Giáo hạt sẽ nhận được mức tối thiểu 50% chi phí điều hành Giáo hạt khi Giáo hạt được chấp thuận chuyển sang giai doạn 2.

Ban Cố vấn Giáo hạt hay Ban Điều hành Quốc gia có thể xin vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó được có sự ngoại lệ đối với những tiêu chuẩn nầy.(204.2)

Nếu theo ý kiến của Giam đốc Vùng và Gíam đốc Khu vực, Giáo hạt giai đoạna( trong các vùng có liên quan với Ngành Truyền Giáo Thế Giới, gặp khó khăn về tài chánh, đạo đức hoặc điều khác và khó khăn này ảnh hưởng nghiêm trọng tính ổn định và tương lai của Giáo hạt, thì Giáo hạt có thể thông báo sự khó khăn với sự chấp thuận của tổng qủan nhiệm chịu trách nhiệm và tham khảo ý kiến với Gíam đốc ngành Truyền giáo thế giới. Giám đốc khu vực, với sự chấp thuận của tỏng quản nhiệm chịu trách nhiệm , có thể chỉ định một ban lâm thời để quản lý Giáo hạt và thay thế cho tất cả các ban hiện có, cho tới buổi họp thường xuyên kế tiếp của Giáo hạt. Ở những Giáo hạt không có gíam đốc khu vực và TCK (Tiểu Ban Cố Vân Khu Vực), Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm, tham khảo ý kiến với Ban Tổng Quản nhiệm có thể quyết định.



Giai đoạn 3 : Một Giáo hạt ở Giai đoạn 3 có thể được thành lập khi có đầy đủ số lượng Hội thánh có tổ chức, những Trưởng Lão (người) được tấn phong, và số thành viên hiện hữu bảo đảm cho sự công nhận. Trách nhiệm về lãnh đạo, cơ sở hạ tầng, tài chánh và sự thuần chánh giáo lý phải được chứng minh rõ ràng. Một Giáo hạt giai đoạn 3 phải có khả năng gánh vác những gánh nặng và chia sẻ nhiệm vụ của Đại Mạng lịnh trong phạm vi toàn cầu của Hội thánh quốc tế.

Sự chỉ định như vậy sẽ do Ban Tổng Qủan Nhiệm theo dề nghị của vị Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm sau khi tham khảo ý kiến với gíam đốc ngành, gíam đốc khu vực và những cá nhân và các ban tham gia chỉ định quản nhiệm Giáo hạt. (203.13) Qủan nhiệm Giáo hạt sẽ được chọn theo những điều khoản của Cẩm Nang.

Tiêu chuẩn số lượng cho Giáo hạt giai đoạn 3 gồm tối thiểu 20 Hội thánh có tổ chức, 1000 thành viên chính thức, và 10 Trưởng Lão (người được tấn phong). Ban Cố vấn Giáo hạt hay Ban Điều Hành Quốc Gia có thể xin vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó được có sự ngoại lệ đối với những tiêu chuẩn nầy.

Một Giáo hạt Giai đoạn 3 phải tự cấp dưỡng 100% về phần điều hành Giáo hạt. Vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ do Hội dồng Giáo hạt bầu cử theo qui định của cuốn Cẩm Nang.

Những Giáo hạt giai đoạn 3 là một phần của các khu vực có liên hệ. Những khu vực có Gíam đốc khu vực, Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm có thể kêu gọi sự giúp đỡ của Gíam đốc khu vực để hỗ trợ liên lạc và gíam sát Giáo hạt.

Nếu tổng qủan nhiệm chịu trách nhiệm thấy một Giáo hạt gặp khó khăn, tài chánh, đạo dức hay điều khác-và khó khăn này ảnh hưởng nghiêm trọng sự ổn định và tương lai của Giáo hạt, thì Giáo hạt có thể thông báo sự khó khăn với sự chấp thuận của Ban Tổng Qủan Nhiệm và Ủy Ban Điều Hành của Ban Tổng Hội và có thể hành đọng như sau: (1) Bãi nghiệm qủan nhiệm Giáo hạt. (2) Chỉ định một ban lâm thơi để quản lý Giáo hạt thay cho tất cả các ban hiện có cho tới hội đồng Giáo hạt thường xuyên kế tiếp; và (3) Chủ động can thiệp đặc biệt theo nhu cầu để tái lập sức mạnh và hiệu qủa (307.8,322).



200.3. Tiêu Chuẩn Về Việc Phân Chia Giáo hạt hay Thay Đổi Biên Giới Giáo hạt. Văn phòng Khu Vực, Ban Điều Hành Quốc gia, hay một Ban Cố vấn Giáo hạt có thể đệ trình lên vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó một đề nghị sự phát triển của Giáo hạt hay thay đổi biên giới Giáo hạt. Một kế hoạch như thế cần được xem xét kỹ lưỡng:

1. Những Giáo hạt mới được đề nghị phải chứng minh đủ dân sô cho việc thành lập những Giáo hạt như thế.

2. Phương tiện đi lại và thông tin phải thuận lợi cho sự điều hành Giáo hạt.

3. Số lượng của những trưởng lão trưởng thành và những tín hữu nòng cốt phải đầy đủ để điều hành công tác của Giáo hạt.

4. Những Giáo hạt bảo trợ, trong mọi trường hợp khả thi, phải co đủ tài chánh để duy trì tình trạng Giáo hạt giai đoạn 3.

200.4. Sáp Nhập. Hai hoặc nhiều Giáo hạt giai đoạn 3 có thể sáp nhập nếu được hai phần ba số phiếu của mỗi Giáo hạt có liên quan, với điều kiện: việc sáp nhập được để nghị bời mỗi Ban Cố Vấn Giáo hạt (và các Ban Điều Hành Quốc Gia nếu có), và chấp thuận bằng văn bản bời (những) Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm của những Giáo hạt đó.

Việc sự sáp nhập và những vấn đề có liên quan phải được hoàn tất vào thời điểm và nơi chốn do hội đông Giáo hạt và những Tổng Quản nhiệm quyết định.

Tổ chưc như vây sẽ bao gồm cả tài sản và nợ nần của mỗi Giáo hạt.. (200.1)

Các Giáo hạt giai đoạn 1 và 2 có thể sáp nhập theo các khỏan dành cho việc thành lập Giáo hạt đã nói trong mục 200.2



200.5. Nếu bất kỳ hoặc tất cả Hội dồng Giáo hạt không chấp nhận đề nghị, hoặc nếu vài Hội dồng Giáo hạt không đồng ý, thì sự giới thiệu sẽ được đệ trình cho Đại Hội Đồng Tổng Hội lần tới để quyết định, nếu có sự đề nghị của hai phần ba số phiếu của các Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt.

200.6. Quản nhiệm Giáo hạt có thể sự dung người điều động hoặc trưởng ban ngành cho giúp trong việc:

1. Tạo tinh thần cộng đồng và tình bạn hữu giữa các Mục sư của Giáo hạt.

2. Phát động chính nghĩa của Đấng Christ bằng cách khích lệ và lập kế hoạch cho sự phát triển phục vụ, tăng trưởng Hội thánh, truyền gíao, mở mang Hội thánh và phục hồi Hội thánh.

3. Thực hiện những công tác cụ thể của qủan nhiệm Giáo hạt và Ban Cố Vấn Giáo hạt; và



4. Tạo nhịp cầu truyền thông giữa các hội chúng địa phương và Giáo hạt.
B. THÀNH VIÊN VÀ THÌ GIỜ HỘI HỌP

201. Thành viên : Hội dồng Giáo hạt sẽ gồm có : Tất cả những Trưởng lão được ấn định (429-29.3, 430-30.1, 433.9); tất cả những chấp sự được ấn định (428.28.4; 433.9); tất cả những Mục sư nhiệm chức được ấn định (427.8); tất cả những Mục sư hưu trí được ấn định (431-31.1); Thư ký Giáo hạt (216.2); Thủ quĩ Giáo hạt (219.2); những vị Chủ tịch của những ban ngành trong Giáo hạt có nhiệm vụ báo cáo cho Hội dồng Giáo hạt; bất kỳ những vị Chủ tịch của những học viện giáo dục Nazarene mà họ là thành viên của những hội chúng địa phương thuộc Giáo hạt; Chủ tịch của Ban Trường Chúa Nhật của Giáo hạt,(238.2); những Giám đốc của ngành phụ trách các lứa tuổi (trẻ em và người lớn) của Giáo hạt; Ban Trường Chúa Nhật của Giáo hạt; Chủ tịch Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene của Giáo hạt (239.4); chủ tịch Ban Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene của Giáo hạt (240.2); Trưởng ban mới bầu hay phó trưởng ban của mỗi Ban Trường Chúa Nhật của Hội thánh địa phương (146); Trưởng ban mới bầu hay phó trưởng ban của Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene tại địa phương (151); Trưởng ban mới bầu hay phó trưởng ban của Ban Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene tại Hội thánh địa phương (153.2), hoặc những đại biểu lân phiên của những tổ chức nầy tương đương với số người ấn định trong Hội dồng Giáo hạt; những người phục vụ trong những vai trò được ấn định theo (402-23.1); những tín hữu làm thành viên của Ban Cố vấn Giáo hạt (221.3); tất cả những giáo sĩ trọn đời về hưu là thánh viên của một Hội thánh trong Giáo hạt; và những đại biểu tín hữu từ mỗi Hội thánh địa phương trong Giáo hạt. (30, 113.13, 201.1-1.2).

201.1 . Những Hội thánh địa phương trong những Giáo hạt có ít hơn 5000 thành viên chính thức có thể cử đại biểu đến Hội dồng Giáo hạt như sau : hai đại biểu cho mỗi Hội thánh có 50 hay dưới 50 thành viên chính thức, và cử thêm 1 đại biểu cho 50 thành viên kế tiếp . (30. 113.13, 201)

201.2. Những Hội thánh địa phương trong những Giáo hạt có nhiều hơn hay đủ 5000 thành viên chính thức có thể cử đại biểu đến Hội dồng Giáo hạt như sau: một đại biểu cho mỗi Hội thánh có 50 hay dưới 50 thành viên chính thức, và cử thêm 1 đại biểu cho 50 thành viên kế tiếp và số thành viên còn lại được 50 thì cử thêm 1 đại biểu nữa (30, 113.13, 201)

202. Thì Giờ Họp Hội dồng Giáo hạt sẽ họp hằng năm vào thì giờ do vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó qui định, và địa điểm được hội đồng lần trước quyết định hay do sự sắp xếp của vị Quản nhiệm Giáo hạt.

202.1.Ủy Ban Đề Cử. Trước ngày họp Hội dồng Giáo hạt, vị Quản nhiệm Giáo hạt có thể hội ý với Ban Cố vấn Giáo hạt chỉ định một uỷ ban đề cử để phục vụ trong thời gian họp hội đồng Giáo hạt, uỷ ban nầy có thể đề cử người vào những uỷ ban và những chức vụ thông thường trước khi họp Hội dồng Giáo hạt. (212.2).
C. NHIỆM VỤ CỦA HỘI ĐỒNG GIÁO HẠT

203. Nguyên Tắc Hội Nghị. Tuỳ theo luật có thể áp dụng được, những Điều Khỏan của Tập Đoàn và Nội Qui của Chính Thể trong cuốn CẨM NANG, thì những buổi họp và biên bản lưu lại của thành viên của Hội thánh Nazarene ở địa phương, Giáo hạt, và Tổng hội và các ủy ban của toàn thể tổ chức phải theo kiểm soát theo Nguyên Tắc Hội Nghị (Robert’s Rules of Order) (lần xuất bản mới nhất) để tiến hành nghị sự. (40)

203.1. Công tác của Hội dồng Giáo hạt sẽ là :

203.2. Nhận và nghe bản tường trình từ quản nhiệm Giáo hạt tóm lược công việc của Giáo hạt bao gồm những Hội thánh được thành lập.

203.3. Nhận hoặc nghe những bản tường trình từ tất cả những Mục sư thực thụ và những Mục sư tấn phong đang phục vụ là Mục sư hoặc nhà truyền giáo được gửi đi, và xem xét phẩm chất đạo đức của tất cả trưởng lão, chấp sự và nữ chấp sự. Dựa vào sự bầu cử của Hội dồng Giáo hạt, những văn bản phúc trình gởi đến Thư ký có thể được chấp nhận thay thế cho những lời báo cáo miệng của trưởng lão, chấp sự, nữ chấp sự khác và những Mục sư nhiệm chức không tham gia những hoạt động chính thức, và những người phục vụ có giấy chứng nhận của Giáo hạt cho mọi vai trò thuộc điều. 402-23.1. (418,427.8,433.9)

203.4. Công nhận là những Mục sư nhiệm chức những người được Ban Chấp hành Hội thánh hay Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt khảo sát kỹ lưỡng, và được nhận xét là thật sự được kêu gọi vào chức vụ và tái cấp chứng thư Mục sư dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư (129.14; 426.5, 427.1, 427.3)

203.5. Tái cấp giấy chứng nhận các nữ chấp sự nhiệm chức, sau khi xem xét kỹ lưỡng, những người đã được những Ban Chấp hành Hội thánh giới thiệu và những người được nhận xét là thật sự được kêu gọi vào chức vụ nữ chấp sự dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư (129.15)

203.6. Bầu cử vào chức trưởng lão, hay chức chấp sự những người được nhận xét là đáp ứng mọi đòi hỏi cho những chức vụ công tác ấy dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư. (428.3, 429.3)

203.7 Công nhận những chức vụ công tác và chứng thư của những người từ các giáo phái khác đến là những người được đánh giá là có phẩm chất tốt và uy tín để được sắp đặt vào công tác trong Hội thánh Nazarene dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư. (427.2, 430-30.2)

203.8 Tiếp nhận, do việc thuyên chuyển từ các Giáo hạt khác, những người có chứng thư Mục sư, những trưởng lão, những chấp sự, những Mục sư nhiệm chức, và những người có sứ mạng tiếp tục công tác phục vụ, phù hợp với điều 402, 406-9.1, vốn là những nguời có thể được đánh giá là có nguyện vọng làm thành viên trong Hội dồng Giáo hạt dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư. (228.9-28.10, 432-32.2)

203.9. Chấp nhận sự thuyên chuyển của các trưởng lão, và những ai có sứ mạng tiếp tục công tác phục vụ, phù hợp với điều 402, 406-9.1, bao gồm những người muốn chuyển sang những Giáo hạt khác dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư. (228.9-28.10, 432-32.1)

203.10. Bổ nhiệm những người được coi là đủ tư cách đảm nhiệm những chức vụ được nêu tên và định nghĩa theo các điều từ 402-23.1 trong nhiệm kỳ 1 năm dựa vào sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư.

203.11. Bầu cử, với số phiếu hai phần ba phiếu tín nhiệm, bằng phiếu kín, một trưởng lão vào chức vụ Quản nhiệm Giáo hạt, để phục vụ cho đến 30 ngày sau buổi họp chót của hội đồng Giáo hạt lần thứ hai sau khi người ấy được bầu cử và cho đến khi có vị quản nhiệm mới được bầu cử hay chỉ định. Tiến trình tái bầu cử sẽ được bỏ phiếu kín “thuận” hay “không thuận” Những vị trưởng lão nào bị rút giấy chứng thư vì lý do kỷ luật sẽ không hợp lệ cho việc bầu cử vào chức vụ này. Những vị trưởng lão nào sau tuổi 70 cũng sẽ không được giữ chức vụ Quản nhiệm Giáo hạt.

203.12. Sau khi một vị Quản nhiệm Giáo hạt của một Giáo hạt Giai Đoan 2 hoặc Giai Đoạn 3 (200.2) đã phục vụ trong thời gian ít nhất hai kỳ Hội dồng Giáo hạt, thì Hội dồng Giáo hạt có thể tái bầu cử vị ấy (ông hay bà) trong thời gian bốn năm thể theo sự chấp thuận của vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó. Tiến trình bầu cử nới rộng nhiệm kỳ phục vụ của vị ấy sẽ được bỏ phiếu kín “thuận” hay “không thuận” với hai phần ba phiếu tín nhiệm.

203.13. Trong trường hợp vị Tổng Quản nhiệm và các viên chức của Giáo hạt, tức là, Ban Cố vấn Giáo hạt ,chủ tịch của Ban Trường Chúa Nhật của Giáo hạt, chủ tịch của Đoàn Thanh Niên Quốc Tế Nazarene của Giáo hạt, chủ tịch của Ban Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene của Giáo hạt, Thư ký của Giáo hạt và thủ quỹcủa Giáo hạt, đề xuất ý kiến cho rằng sự phục vụ của vị Quản nhiệm Giáo hạt không nên kéo dài quá nhiệm kỳ mở rộng, thì vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó và

những viên chức Giáo hạt có thể yêu cầu Hội dồng Giáo hạt biểu quyết bằng phiếu kín ý kiến sau: ‘Vị Quản nhiệm Giáo hạt hiện thời có được tiếp tục nhiệm kỳ qua Hội dồng Giáo hạt không ?’.

Nếu Hội dồng Giáo hạt bỏ phiếu tín nhiệm hai phần ba phiếu kín, thì vị Quản nhiệm Giáo hạt cứ tiếp tục công tác dường như không có cuộc bầu cử xảy ra.

Tuy nhiên, nếu Hội dồng Giáo hạt không bầu đủ phiếu tín nhiệm để vị Quản nhiệm Giáo hạt ấy tiếp tục công tác, thì nhiệm kỳ của ông ấy (bà ấy) sẽ chấm dứt 30-180 ngày sau khi Hội dồng Giáo hạt ấy kết thúc. Về ngày tháng phải quyết định bời Tổng qủan nhiệm có trách nhiệm tham khảo ý kiến với các viện chức Giáo hạt. (204.2, 206)



203.14. Bầu cử, bằng phiếu kín, cho đến ba Mục sư được tấn phong và cho đến ba tín hữu vào Ban Cố vấn Giáo hạt, để phục vụ trong một nhiệm kỳ không quá bốn năm theo quyết định của Hội dồng Giáo hạt và cho đến khi có những người kế vị được bầu cử và sẵn sàng.

Tuy nhiên, khi Giáo hạt nào có trên 5000 thành viên chính thức thì Giáo hạt đó có thể cử thêm một Mục sư tấn phong và một tín hữu cho 2500 thành viên kế tiếp và phần chính cuối cùng của 2500 thành viên. (221)



203.15. Bầu cử một Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt không dưới 5 và không quá 15 Mục sư tấn phong, một trong những vị ấy là vị Quản nhiệm Giáo hạt, phục vụ trong bốn năm và cho đến khi những người kế vị được bầu cử và sẵn sàng. Ban này sẽ họp trước khi nhóm Hội dồng Giáo hạt để xem xét mọi vấn đề liên quan đến quyền hạn của mình, và có thể được, phải hoàn tất công việc của mình trước khi nhóm Hội dồng Giáo hạt. (226-28.10)

203.16. Bầu cử một Ban Giáo Dục Mục Vụ Giáo hạt gồm năm Mục sư tấn phong hoặc nhiều hơn phục vụ trong bốn năm và cho đến khi những người kế vị được bầu cử và sẵn sàng. (229)

203.17. Đễ giúp Giáo hạt linh động hơn trong việc sự dung nhân sự thích hợp nhất cho công tác cụ thể, trong việc chuẩn bị ứng viên để được tấn phong, các Giáo hạt có thể bầu ra tổng số cần thiết để phục vụ trong cả Ban Cấp Chứng Thư Mục sư, Ban Giáo Dục Mục Vụ của Giáo hạt như là Ban Mục Vụ của Giáo hạt

Trong buổi họpđđầu tiên của Ban Mục Vụ của Giáo hạt, Quản nhiệm Giáo hạt có thể tổ chức nhóm thành Ban Cấp Chứng Thư Mục sư và Ban Giáo dục Mục Vụ, Ban Phục Hồi và bất kỳ ủy ban nào khác dược xem là cần thiết. (226, 229)



203.18. Bầu cử một Ban Tài Sản Hội thánh của Giáo hạt phù hợp vói những điều khoản của 233. (204.1).

203.19. Bầu cử theo sự phân biệt giữa các chức vụ hoặc cả hai chức vụ: 1) Ban Truyền Giảng của Giáo hạt gồm không dưới 6 thành viên kể cả vị Quản nhiệm Giáo hạt, 2) Giám đốc ngành Truyền giảng của Giáo hạt. Những người được bầu cử sẽ phục vụ cho đến phiên họp lần cuối của kỳ Hội dồng Giáo hạt kế tiếp và cho đến khi những ngườì kế vị được bầu cử và sẵn sàng.(204. 212)

203.20. Bầu cử một Ban Trường Chúa Nhật của Giáo hạt hòa hợp với những điều mô tả trong khoản 237, để phục vụ cho đến khi những ngườì kế vị được bầu cử và sẵn sàng. (204.1, 212).

203.21. Bầu cử một Uỷ Ban Tài Chánh của Hội dồng Giáo hạt có số lượng đại biểu Mục sư và tín hữu bằng nhau để phục vụ trong kỳ hội đồng kế tiếp cho đến phiên họp cuối cùng. Vị Quản nhiệm Giáo hạt và thủ quĩ Giáo hạt sẽ là những thành viên đương nhiên. (235-35.2)

203.22. Bầu cử một Uỷ Ban Chống Án của Giáo hạt, gồm có ba Mục sư tấn phong, kể cả vị quản nhiệm, và hai tín hữu, phục vụ trong nhiệm kỳ không quá 4 năm và cho đến khi những người kế vị được bầu cử và sẵn sàng.(506)

203.23. Tại một cuộc họp trong vòng 16 tháng của kỳ Đại Hội Đồng Tổng Hội, hay trong vòng 24 tháng tại những khu vực xin giấy phép hộ chiếu hoặc phải chuẩn bị những việc cần thiết khác, bầu cử bằng phiếu kín tất cả những đại biểu tín hữu và tất cả đại biểu Mục sư, trừ một người vì vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ là đại biểu Mục sư. Mỗi Giáo hạt Giai Đoạn 3 sẽ được quyền cử đại biểu đến Đại Hội Đồng Tổng Hội với số lượng đại biểu Mục sư và tín hữu bằng nhau. Tại kỳ Đại Hội Đồng Tổng Hội vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ là một trong những đại biểu Mục sư, và tất cả những đại biểu Mục sư còn lại phải là Mục sư tấn phong. Trong trường hợp vị Quản nhiệm Giáo hạt không thể đến dự hay chức vụ đó bị trống chỗ và vị Quản nhiệm Giáo hạt mới chưa được chỉ định, thì sẽ có sự bầu cử người luân phiên ngồi vào chỗ của vị Quản nhiệm Giáo hạt. Ủy Ban Tiến Cư sẽ đệ trình những cuộc bầu phiếu kín ít nhất 3 lần về số lượng của những đại biểu chính thức của Giáo hạt đó, mỗi loại, đều có đại biểu Mục sư và tín hữu. Từ số người được đề cử sẽ chọn ra đại biểu chính thức và dự khuyết theo các khoản 301.1-1.3. Những đại biểu được bầu phải trung tín tham dự tất cả những buổi họp của đại hội đồng tổng hội từ lúc khai mạc đến bế mạc, ngoại trừ trường hợp bất khả kháng. (31.1-1.3, 301.1-1.3, 303, 331.1)

203.24. Tuỳ theo điều kiện thích hợp, thành lập một hệ thống thành viên cộng tác cho những Hội thánh địa phương của Giáo hạt, nhưng những thành viên cộng tác nầy không được kể là thành viên chính thức cho những mục đích cử đại biểu.(108)

203.25. Cung cấp những điều cần thiết cho việc soát sổ của mọi sổ sách của thủ quĩ của Giáo hạt hằng năm, hoặc do Ủy Ban Soát Sổ của Giáo hạt dược Ban Cố Vấn Giáo hạt bầu ra hoặc do Công ty Kiểm Toán hay nhân viên kế toán được thừa nhận công khai.

203.26. Trình lên cho Đại Hội Đồng Tổng Hội, qua Thư ký của Giáo hạt, một sổ biên bản chính thức đầy đủ cho bốn năm trước, phải được lưu trữ. (205.3-5.4, 217.7)

203.27. Thừa nhận mối quan hệ hưu trí đối với một Mục sư qua sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt. Nếu có sự thay đổi trong bất cứ trường hợp nào thì phải được Hội dồng Giáo hạt chấp nhận với sự giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư. (228.8, 431)

203.28. Coi sóc và chú ý đến toàn bộ công tác của Hội thánh Nazarene trong những biên giới của Hội dồng Giáo hạt.

203.28. Điều hành mọi công việc thuộc về công tác của Hội thánh Nazarene trong phạm vị của Giáo hạt.

203.29. Xử lý bắt kỳ vắn đề nào khác liên quan đến công việc, nếu chưa được đề cấp, hợp với tình than và trật tự của Hội thánh Nazarene.

204. Những Qui Tắc Khác Liên Quan Đến Hội dồng Giáo hạt.

Tại những nơi luật dân sự cho phép Hội dồng Giáo hạt có thể uỷ quyền cho Ban Cố vấn Giáo hạt thành lập đoàn thể. Sau khi thành lập đoàn thể Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ có quyền, dựa vào cách giải quyết của mình, mua bán, chuyển nhượng cầm cố, thế nợ, cho thuê bất cứ tài sản, bất động sản thực tế và cá nhân theo sự cần thiết và tiện lợi cho mục đích của đoàn thể. (222.5)



204.1.Nếu có thể được về những thành viên của các ban và các uỷ ban trong Giáo hạt thì số lượng giữa nhũng Mục sư và tín hữu sẽ bằng nhau ngoại trừ những trường hợp đặc biệt có ghi trong cuốn Cẩm Nang.

204.2. Những vị quản nhiệm của Giáo hạt Giai Đoạn 1 và Giai Đoạn 2 sẽ được chọn phù hợp với cuốn Cẩm Nang theo điều 200.2. Một Giáo hạt Giai Đoạn 2 vẫn có thể trở lại Giáo hạt Giai Đoạn 1cho đến khi hội đủ điều kiện của tình trạng Giáo hạt Giai Đoạn 2.

204.3. Khi viên chức chủ tọa của một Hội dồng Giáo hạt xét thấy không thể triệu tập hoặc tiếp tục công việc của Hội dồng Giáo hạt và vì vậy hoãn lại hủy bỏ hoặc giải tán Hội dồng Giáo hạt, thì vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó, sau khi hội ý với Ban Tổng Quản nhiệm sẽ chỉ định tất cả những chức viên của Giáo hạt không được bầu cử trước kỳ hoãn họp của Hội dồng Giáo hạt, để phục vụ trong thời gian một năm.
Каталог: sites -> default -> files -> uploads
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”
uploads -> Ủy ban dân tộC

tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương