Frank m. Moore r. Douglas samples



tải về 2.18 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích2.18 Mb.
#37019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

HỌC VẤN CAO HƠN
A. HỘI THÁNH VÀ ĐẠI HỌC

380. Từ lúc bắt đầu, Hội thánh Nazarene đã được giao phó trọng trách phải có học vấn cao hơn. Hội thánh cung cấp các trường cao đẳng/ đại học cho sinh viên, những người lãnh đạo về hành chánh và chuyên môn tại các phân khoa, yểm trợ cả tài chánh lẫn thuộc linh. Cao đẳng/ Đại học giáo dục giới thanh niên và nhiều người lớn tuổi trong Hội thánh, hướng dẫn họ đến sự trưởng thành thuộc linh, làm phong phú cho Hội thánh, và gởi vào thế gian những đầy tớ của Đấng Christ biết suy nghĩ và đầy tình yêu thương. Mặc dù Cao đẳng/ Đại học của Hội thánh không phải là một hội chúng địa phương, nhưng vẫn là thành phần chủ chốt của Hội thánh, là một biểu hiện của Hội thánh.

Hội thánh Nazarene tin nơi giá trị và sự cao quí của cuộc sống con người và nhu cầu cung ứng một môi trường trong đó người ta có thể được cứu chuộc và được phong phú về mặt thuộc linh, trí tuệ và thể chất, “được thánh hóa, có ích lợi cho chu, và được chuẩn bị sẵn sàng để làm mọi việc lành” (2 Timothy 2:21). Công tác đầu tiên và những biểu hiện truyền thống của hoạt động Hội thánh địa phương - truyền giảng, giáo dục tôn giáo, những công tác từ thiện và những buổi thờ phượng - minh hoạ cho tình yêu của Hội thánh đối với Đức Chúa Trời và quan tâm đến người khác.

Trong bình diện Hội thánh địa phương, sự giáo dục Cơ đốcácho thanh niên và người lớn ở những mức độ phát triển khác nhau của con người làm nổi bật hiệu quả của phúc âm. Các hội chúng có thể thành lập trong những đối tượng của mình và theo chức năng cho từng lứa tuổi, từ tuổi chưa đi học đến trung học vào chương trình học hàng tuần. Trong bình diện Hội thánh nói chung, việc cung cấp những bậc học cao hơn hoặc chuẩn bị cho chức vụ Mục sư cứ được duy trì. Nơi nào được phép mở các học viện giáo dục, thì họ sẽ hoạt động trong khuôn khổ triết lý và thần học của Hội thánh Nazarene do Đại Hội Đồng Tổng Hội lập ra và trình bày trong cuốn Cẩm Nang.

380.1. Bản Tuyên Bố Về Sứ Mạng Giáo Dục. Sự giáo dục trong Hội thánh Nazarene có nguồn gốc trong Kinh Thánh, thần học lý luận của Wesley, và phong trào thánh khiết cùng sứ mạng của giáo phái, nhằm mục đích hướng dẫn những ai chấp nhận, tự bồi dưỡng và bày tỏ sứ mạng trong sự phục vụ Hội thánh và thế gian bằng những sự hiểu biết Cơ đốcthích hợp về đời sống cá nhân và xã hội. Ngoài ra, những học viện giáo dục sẽ cung cấp những chương trình giảng dạy có chất lượng, đạt được thành quả tốt đẹp, chuẩn bị cho người tốt nghiệp có khả năng về nghề nghiệp

380.2. Phải có sự chấp thuận của Đại Hội Đồng Tổng Hội, sau khi tham khảo với Ban Giáo Dục Quốc Tế, để thành lập những học viện cấp bằng đại học.

Thẩm quyền chính thức thành lập những học viện, hoặc thay đổi tình trạng của một học viện giáo dục đang hoạt động, do Ban Tổng Hội cho cấp với sự đề nghị của Ban Giáo Dục Quốc Tế

Không một Hội thánh địa phương hoặc nhiều Hội thánh địa phương hoặc những cá nhân đại diện cho Hội thánh địa phương hoặc một nhóm Hội thánh có thể thành lập hay bảo trợ cho cấp học sau trung học hoặc những học viện chuẩn bị chức vụ Mục sư dưới danh nghĩa của Hội thánh ngoại trừ việc được Ban Giáo Dục Quốc Tế ủy quyền cho.
B. HỘI ĐỒNG HỌC VẤN CAO HƠN CẤP QUỐC TẾ

381. Sẽ có một Hội Đồng Học Vấn Cao Hơn cấp Quốc Tế gồm có chủ tịch, hiệu trưởng, viện trưởng hay giám đốc (hoặc đại diện cho ông ấy hoặc bà ấy) của mỗi học viện của Ban Giáo Dục Quốc Tế của Giáo Hội Nazarene, những điều phối viên giáo dục của khu vực, những uỷ viên giáo dục, Giám Đốc Ngành Truyền Giáo Thế Giới, và vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho Ban Giáo Dục Quốc Tế.

C. BAN GIÁO DỤC QUỐC TẾ

382. Ban Giáo Dục Quốc Tế sẽ là bộ phận ủng hộ cho những học viện giáo dục trong Hội thánh Nazarene trên toàn thế giới.

Ban nầy sẽ gồm có 13 thành viên: 8 thành viên được Ban Tổng Hội bầu cử, cọng với 5 thành viên đương nhiên: hai đại diện ngành giáo dục ở Ban Tổng Hội, giám đốc Ngành Truyền Giáo Thế Giới, giám đốc Ngành Phát Triển Hàng Giáo Phẩm và uỷ viên giáo dục (383). Ủy Ban Đề Cử gồm có uỷ viên giáo dục, giám đốc Ngành Truyền Giáo Thế Giới, hai đại diện giáo dục ở Ban Tổng Hội và những vị Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm cho Ban Giáo Dục Quốc Tế và Ngành Truyền Giáo Thế Giới sẽ giới thiệu 8 ứng cử viên được Ban Tổng Quản nhiệm chấp thuận cho Ban Tổng Hội bầu ra.

Trong nổ lực bảo đảm cho sự đại diện rộng rãi khắp Hội thánh, Ủy Ban Đề Cử sẽ đệ trình những ứng viên như sau: một điều phối viên giáo dục của khu vực; ba tín hữu; hai Mục sư thực thụ từ những khu vực Truyền Giáo Thế Giới là nơi không có điều phối viên giáo dục được đề cử; và thêm hai ứng viên, trong đó hai người sẽ được đề cử. Không có khu vực Truyền Giáo Thế Giới nào có hơn một thành viên tại Ban Giáo Dục Quốc Tế cho đến khi mỗi khu vực có một đại biểu.

Trong suốt quá trình đề cử và bầu cử, mọi người sẽ tập trung vào việc bầu cử cho những người hiểu biết về giao lưu văn hoá và/hay có kinh nghiệm giáo dục



Ban Giáo Dục Quốc Tế có những chức năng:

382.1. Bảo đảm rằng các học viện giáo dục phải ở dưới sự kiểm soát hợp pháp của những ban quản trị tương ứng mà những hiến chương và nội qui của các ban ấy phù hợp với hiến chương hay những điều khoản của tổ chức và cũng hoà hợp với những nguyên tắc chỉ đạo ở trong cuốn Cẩm Nang của Hội thánh Nazarene.

382.2. Bảo đảm rằng thành viên của những ban quản trị của các học viện giáo dục là những thành viên ưu tú của Hội thánh Nazarene. Họ hoàn toàn đồng ý với Bản Tuyên Xưng Đức Tin, kể cả giáo lý về sự nên thánh trọn vẹn và những nguyên tắc hành vi của Hội thánh Nazarene được đưa ra trong cuốn Cẩm Nang của Hội thánh. Nếu có thể được, những thành viên của những ban giáo dục cao hơn phải có số lượng Mục sư và tín hữu bằng nhau.

382.3. Tiếp nhận những ngân khoản đóng góp cho những mục đích giáo dục qua quà tặng, vật để lại bằng chúc thư, tặng phẩm, và hàng năm sẽ đề nghị sự phân phối từ những ngân khoản đó cho mỗi học viện giáo dục phù hợp với chính sách được Ban Tổng Hội chấp nhận. Nếu những học viện giáo dục không gởi hồ sơ lưu tại Ban Giáo Dục Quốc Tế về những tiêu chuẩn giáo dục, kế hoạch tổ chức, báo cáo tài chánh, thì những học viện giáo dục đó sẽ không được tiếp tục nhận sự hỗ trợ thường xuyên.

382.4. Tiếp nhận và xử lý thích đáng bản báo cáo hàng năm từ uỷ viên giáo dục đã tóm tắt những thông tin sau từ tất cả những học viện giáo dục: (1) báo cáo thống kê hằng năm, (2) báo cáo kiểm toán hằng năm, (3) ngân sách cho năm hành chánh sắp đến.

382.5. Giới thiệu và yểm trợ tài chính và ủng hộ tích cực, mặc dù vai trò của ban là cố vấn cho những học viện giáo dục, cho Ban Tổng Quản nhiệm và Ban Tổng Hội.

382.6. Phục vụ Hội thánh trong những vấn đề có liên quan đến các học viện giáo dục Nazarene để tăng cường sức mạnh cho sự phối hợp giữa những học viện giáo dục và Hội thánh nói chung.

382.7. Đệ trình công việc và những đề xuất của ban lên Ban Tổng Quản nhiệm và Ban Tổng Hội để được phê chuẩn giống như cách của các ủy ban ngành khác thuộc Ban Tổng Hội.
D. ỦY VIÊN GIÁO DỤC

383. Người điều hành công tác của Ban Giáo Dục Quốc Tế là Ủy Viên Giáo Dục, vị nầy được Ban Tổng Hội bầu cử, với hai phần ba số phiếu, từ những ứng viên được Ban Tổng Quản nhiệm đề cử và được giới thiệu bởi một Ủy Ban Đề Cử gồm có hai đại diện giáo dục ở Ban Tổng Hội, những vị Tổng Quản nhiệm chịu trách nhiệm về Ban Giáo Dục Quốc Tế và Ngành Truyền Giáo Thế Giới, giám đốc Ngành Truyền Giáo Thế Giới, và chủ tịch của Hội Đồng Học Vấn Cao Hơn Cấp Quốc Tế. (382).

Ủy Viên Giáo Dục có thể tái bầu cử bằng phiếu ‘chấp thuận’ hay ‘không chấp thuận’ của Ban Tổng Hội sau sự chấp thuận của Ủy Ban Đề Cử.

Những nhiệm vụ của Ủy Viên Giáo Dục sẽ được ghi chi tiết trong Nội Qui của Ban Tổng Hội. (382).

384. Tất cả những hiến chương và nội qui của những học viện giáo dục phải bao gồm những điều khoản về việc giải thể và phân phối tài sản để chứng tỏ rằng Hội thánh Nazarene sẽ nhận những tài sản đó vào những mục đích phục vụ giáo dục.

PHẦN V



CÔNG TÁC VÀ

SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ ĐỐC NHÂN

SỰ KÊU GỌI VÀ PHẨM CHẤT CỦA MỤC SƯ


NHỮNG CHỨC VỤ KHÁC NHAU TRONG SỰ PHỤC VỤ
GIÁO DỤC DÀNH CHO MỤC SƯ
CÁC CHỨNG THƯ VÀ NỘI QUI CỦA MỤC SƯ

CHƯƠNG I
SỰ KÊU GỌI VÀ



CÁC PHẨM CHẤT CỦA MỤC SƯ *

400. Hội thánh Nazarene công nhận và khẳng định rằng tất cả tín hữu đều nhận mạng lịnh loan báo phúc âm cũng như phục vụ mọi người.

Chúng tôi cũng nhìn nhận rằng vị Lãnh Tụ của Hội thánh kêu gọi một số người nam người nữ vào những công tác phục vụ chính thức và công khai hơn. Như Chúa chúng ta đã kêu gọi một số người Ngài muốn, đã chọn và phong chức cho mười hai sứ đồ “để ở cùng Ngài và sai đi giảng đạo” (Mác 3:14) thể nào, thì hiện nay Ngài vẫn còn kêu gọi và sai đi rao giảng phúc âm thể ấy. Được Thánh Linh soi dẫn, Hội thánh sẽ nhìn nhận sự kêu gọi của Chúa.

Trên nền tảng và trên kinh nghiệm, Hội thánh cũng nhìn nhận rằng Đức Chúa Trời kêu gọi những cá nhân dành trọn đời mình phục vụ mà không chứng tỏ rằng mình được kêu gọi đặc biệt để giảng.

Khi Hội thánh khám phá sự kêu gọi thiêng liêng nầy, thì sẽ áp dụng những bước để nhìn nhận và chứng thực, đồng thời có những sự giúp đỡ thích hợp để mở đường cho người được kêu gọi đi vào chức vụ.



401. Sự tồn tại lâu dài và hiệu quả của Hội thánh Nazarene tùy thuộc phần lớn vào phẩm chất thuộc linh, cá tính và phong cách sống của những Mục sư của Hội thánh. (433.14).

401.1. Người phục vụ Đấng Christ, trong mọi việc, phải là gương mẫu cho bầy chiên - trong sự đúng giờ, thận trọng, kiên nhẫn, nhiệt tình: “trong sự trong sạch, tri thức, kiên nhẫn; trong Thánh Linh và tình yêu thương chân thành; trong lời nói chân thật và trong quyền năng của Đức Chúa Trời; với khí giới công nghĩa ở bên hữu bên tả” (2 Côrintô 6:6-7, NIV).

401.2. Người rao giảng phúc âm trong Hội thánh Nazarene phải biết rằng chính mình đã được hoà thuận với Đức Chúa Trời qua Chúa Jêsus Christ và mình đã được nên thánh trọn vẹn do báp têm bằng Thánh Linh. Người hầu việc Chúa phải nhận thức sâu sắc về những linh hồn mà Đấng Christ đã chết thay đang bị hủy diệt, và anh hay chị ấy được kêu gọi để công bố hay làm cho họ biết về tin tức vui mừng của sự cứu chuộc.

401.3. Đồng thời người hầu việc Chúa phải biết sâu sắc về nhu cầu của tín hữu là tiến đến sự trọn vẹn và phát triển những ân phúc của Đấng Christ trong đời sống hằng ngày, “để tình yêu thương của anh em càng ngày càng dư dật trong sự hiểu biết và sự sâu sắc trong nhận thức” (Phi líp 1:9, NIV). Người nào muốn làm Mục sư trong Hội thánh Nazarene phải có sự nhận thức sâu sắc về cả sự cứu chuộc lẫn đời sống đạo đức của Cơ đốcNhân.

401.4. Người hầu việc Chúa phải có ân tứ cũng như những ân phúc để phục vụ. Anh hay chị ấy phải khao khát học hỏi, nhất là học Lời Đức Chúa Trời, và phải có nhận định thuần chánh, sự hiểu biết thông thạo, và có những quan điểm rõ ràng về chương trình cứu rỗi được mặc khải trong Kinh Thánh. Các thánh đồ sẽ được gây dựng và tội nhân sẽ được đem đến với Chúa qua chức vụ của anh chị ấy. Hơn nữa, người rao giảng phúc âm trong Hội thánh Nazarene phải là người làm gương trong đời sống cầu nguyện.

401.5. Mục sư cũng phải có cái nhìn xa hơn để đào tạo những Mục sư trong tương lai và nuôi dưỡng sự kêu gọi vào chức vụ đối với những người có ân tứ đặc biệt và ân phúc cho chức vụ hoặc những người đang nghe sự kêu gọi của Đức Chúa Trời vào sự hầu việc Chúa.

401.6. Thần học Tấn Phong. Tuy khẳng định nguyên lý Thánh Kinh về chức thầy tế lễ phổ quát cùng vai trò phục vụ của mọi tín hữu, nhưng sự tấn phong cũng phản ánh niềm tin cho rằng Đức Chúa Trời có kêu gọi và ban ơn cho một số người nam và nữ để lãnh đạo mục vụ trong Hội thánh của Ngài. Tấn phong là hành động xác nhận, trao thẩm quyền của Hội thánh, công nhận và khẳng định Đức Chúa Trời có kêu gọi

* Ủy Ban Hiệu Đính Cẩm Nang vì công nhận những lời mở đầu của phân đoạn 400, đã cố gắng dùng ngôn ngữ phản ánh đặc điểm này. Tuy nhiên, do tính chất của phần này trong Cẩm Nang, thuật ngữ “người phục vụ” thường chỉ về người được ủy nhiệm, hoặc được cấp phép, tấn phong hay sai phái.

những người vào vai trò lãnh đạo mục vụ như những quản gia và người rao giảng của phúc âm và của Hội thánh Chúa Giê su Christ. Vì vậy, tấn phong làm chứng cho Hội thánh phổ thông và thế gian nói chung, và khao khát học hỏi, đặc biệt là học Lời Đức Chúa Trời, và có khả năng truyền đạt giáo lý chân chính cách rõ ràng.

(Công Vụ 13:1-3; 20:28 Rô-ma 1:1-2; I Ti-Mô-Thê4:11-16; 5:22; 2 Ti-Mô-Thê 1:6-7; 5:22)



CHƯƠNG II
NHỮNG CHỨC VỤ KHÁC NHAU TRONG SỰ PHỤC VỤ

A. NHÂN SỰ

402. Mọi Cơ đốcNhân đều có thể xem mình là những người phục vụ Đấng Christ và tìm kiếm ý muốn của Đức Chúa Trời liên quan đến con đường phục vụ thích hợp cho mình. (400)

402.1. Bất cứ thành viên nào của Hội thánh Nazarene cảm thấy mình được kêu gọi làm người mở mang Hội thánh, Mục sư bán thời gian, giáo viên, chứng đạo viên, chứng đạo viên bằng sự ca hát, quản trị viên, phó Mục sư, và/hay công tác đặc biệt khác trên danh nghĩa của Hội thánh, nhưng hiện tại không cảm thấy được kêu gọi đặc biệt để trở thành Mục sư thực thụ, thì có thể tham dự một khoá học để được chứng nhận là nhân sự.

402.2. Ban Chấp hành Hội thánh dựa vào sự giới thiệu của Mục sư sẽ bắt đầu khảo sát ứng viên kinh nghiệm cá nhân về sự cứu rỗi, sự gắn bó có hiệu quả với công tác của Hội thánh, sự hiểu biết về công việc của Hội thánh, và đáp ứng những phẩm chất của nhân sự cho công tác đó.

402.3. Ban Chấp hành Hội thánh địa phương có thể cấp giấy chứng nhận cán sự cho người đó, do Mục sư và Thư ký của Ban Chấp hành Hội thánh ký tên.

402.4. Giấy chứng nhận nầy có thể được tái cấp hằng năm do Ban Chấp hành Hội thánh dựa vào sự giới thiệu của Mục sư nếu người đó hòan tất ít nhất 2 môn trong chương trình Huấn Luyện Liên Tục cho Tín Hữu. Nhân sự sẽ báo cáo hàng năm lên Hội thánh.

402.5. Đối với một cán sự phục vụ dưới sự bổ nhiệm của Giáo hạt như là người mở mang Hội thánh, Mục sư bán thời gian và/hoặc các chức vụ đặc biệt khác dựa vào sự hoàn tất chương trình học theo yêu cầu, thì giấy chứng nhận nhân sự có thể được Ban Cố vấn Giáo hạt cấp do vị Quản nhiệm Giáo hạt và Thư ký của Ban Cố vấn Giáo hạt ký. Giấy chứng nhận nhân sự có thể được tái cấp hằng năm dựa vào sự giới thiệu của vị Quản nhiệm Giáo hạt.

402.6. Cán sự nào phục vụ bên ngoài Hội thánh mà mình là thành viên thì phải lệ thuộc vào sự bổ nhiệm và chịu sự giám sát của vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ủy Ban Cố vấn Giáo hạt, và phải báo cáo hằng năm cho họ. Khi Giáo hạt không bổ nhiệm nữa, thì hồ sơ sẽ được trả về cho Hội thánh địa phương mà cán sự ấy làm thành viên để xin tái cấp giấy chứng nhận và làm báo cáo.

402.7. Dựa vào sự hoàn tất loạt bài mục vụ ấn định một nhân sư sẽ tiếp tục học theo mục vụ đặc biệt người đó đã chọn (hãy xem Sách Giới Thiếu Huấn Luyện Liên Tục cho Tín Hữu). Việc do điểm và ghi điểm sẽ Văn Phòng Huấn Luyện Liên Tục cho Tín Hữu lo.

402.8. Một nhân sự sẽ không được phép hành lễ báp têm và Tiệc Thánh và sẽ không làm lễ thành hôn.
B. Mục sư trong hàng Giáo phẩm

403. Hội thánh Nazarene chỉ công nhận một cấp bậc của chức vụ giảng dạy, đó là chức vụ trưởng lão. Hội thánh cũng công nhận rằng trưởng lão được phong chức có thể phục vụ Hội thánh trong nhiều khả năng khác nhau. Đấng Christ đã kêu gọi “một số người làm sứ đồ; một số làm tiên tri; một số làm những nhà truyền giáo, một số, làm Mục sư và giáo sư, nhằm mục đích trang bị’ các thánh đồ cho công tác phục vụ, gây dựng Thân Thể Chúa Cứu Thế” (Êphêsô 4:11-12). Hội thánh công nhận những loại phục vụ sau đây trong đó Hội dồng Giáo hạt có thể xếp đặt một trưởng lão, chấp sự, hoặc, theo hoàn cảnh cho phép, một Mục sư nhiệm chức vào những chức vụ: Mục sư chăn bầy, nhà truyền giảng, giáo sĩ, giáo sư, quản trị viên, tuyên úy, và người phục vụ đặc biệt. Người phục vụ trong những chức vụ nầy được nhìn nhận là “người hầu việc Chúa được bổ nhiệm” trong đó thường có những người được huấn luyện và phong chức theo yêu cầu. Cuốn Sổ Tay Về Tấn Phong sẽ đưa ra những nguyên tắc chỉ đạo cho mỗi chức vụ để giúp cho Giáo hạt nhận diện những phẩm chất cần thiết nơi người hầu việc Chúa được bổ nhiệm. Chỉ có những Mục sư được bổ nhiệm mới được bầu cử các thành viên của Hội dồng Giáo hạt.

403.1. Tất cả những người được bổ nhiệm vào một chức vụ đặc biệt sẽ nộp báo cáo hằng năm cho Hội dồng Giáo hạt bổ nhiệm mình.

403.2. Tất cả những người được bổ nhiệm vào một chức vụ đặc biệt có thể yêu cầu hay nhận từ Giáo hạt bổ nhiệm mình một giấy chứng nhận vai trò mình phục vụ, do vị Quản nhiệm Giáo hạt và Thư ký Giáo hạt ký tên.

403.3. Tất cả những người được bổ nhiệm vào một chức vụ đặc biệt, khi bị yếu sức do cơ quan có thẩm quyền về y khoa xác nhận, có thể được xếp vào danh sách “người được bổ nhiệm nhưng thiếu khả năng do mất sức”.

Những vai trò trong công tác phục vụ được xếp theo mẫu tự ABC của Tiếng Anh.


C. QUẢN TRỊ VIÊN

404. Quản trị viên là một trưởng lão hay một chấp sự đã được Đại Hội Đồng Tổng Hội bầu làm nhân viên chính thức của Tổng Hội; hoặc một hàng giáo phẩm đã được bầu vào hay được Ban Chấp Hành Tổng Hội bổ nhiệm phục vụ ở giáo hội trung ương; hay một trưởng lão đã được Hội dồng Giáo hạt bầu cử làm Quản nhiệm Giáo hạt; hay một hàng giáo phẩm được bầu cử hay phục vụ trọn thì giờ trong công tác của một Giáo hạt. Người như thế là Mục sư được bổ nhiệm.

D. TUYÊN ÚY

405. Tuyên úy là một trưởng lão hay một chấp sự là người cảm nhận sự kêu gọi thiên thượng đặc biệt đi vào công tác phục vụ trong quân đội, trong các viện, hay trong công tác kinh doanh. Tất cả tuyên úy phải được vị Quản nhiệm Giáo hạt của họ công nhận. Những người muốn làm tuyên úy trọn thời gian trong quân đội Hoa Kỳ phải trình diện trước Hội Đồng Tư Vấn Tuyên Uy và Ban Tổng Quản nhiệm. Tuyên úy nào dành trọn thì giờ cho công tác phục vụ như là công việc chính yếu của mình và không yêu cầu hưởng chế độ hưu trí của Hội thánh hay bất cứ ban ngành hay viện nào, thì sẽ là Mục sư được bổ nhiệm, và sẽ báo cáo hằng năm cho Hội dồng Giáo hạt và tiếp nhận những lời khuyên và sự chỉ đạo của vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Cố vấn Giáo hạt. Tuyên úy có thể tiếp nhận địa vị thành viên cọng tác của Hội thánh Nazarene trong sự hội ý với một tổ chức hợp pháp của Hội thánh Nazarene, thực hiện những lễ nghi hài hoà với cuốn Cẩm Nang, thực hiện công tác chăm sóc tín hữu, an ủi người buồn rầu, tìm mọi cách như tìm kiếm, động viên, bồi dưỡng nghiên cứu để đưa tội nhân đến với Đấng Christ, đưa tín hữu đến sự nên thánh và gây dựng dân sự Đức Chúa Trời trong đức tin rất thánh. (416. 433.9. 433.11).
E. NỮ CHẤP SỰ

406. Là thành viên của Hội thánh Nazarene, phụ nữ nào tin rằng mình được sự dẫn dắt thiên thượng để tham gia trong việc phục vụ người đau ốm, thiếu thốn và an ủi người buồn rầu và làm các công tác từ thiện khác, và đã chứng tỏ có khả năng, ân tứ và hữu dụng, và những người trong những năm trước năm 1985 được phong chức hay tận hiến như những nữ chấp sự thì sẽ được giữ vị trí ấy. Tuy nhiên, những phụ nữ được kêu gọi vào chức vụ để làm việc trọn thì giờ nhưng không được kêu gọi để giảng, thì sẽ hoàn tất những yêu cầu để được phong chức vào cấp bậc chấp sự. Những phụ nữ khao khát được công nhận để phục vụ trong công tác từ thiện có thể hoàn tất những yêu cầu dành cho nhân sự. (113.8, 402-2.8).
F. GÍAO SƯ

407. Nhà sư phạm là một trưởng lão, chấp sự, Mục sư nhiệm chức phục vụ như một nhà giáo dục, đã được công nhận làm nhân viên hành chánh hay phục vụ ở một ngành của học viện giáo dục của Hội thánh Nazarene. Khi một nhà sư phạm có được chứng thư Mục sư thì Giáo hạt sẽ nhìn nhận vị ấy là Mục sư được bổ nhiệm.
G. NHÀ TRUYỀN GIẢNG

408. Nhà truyền giảng là một trưởng lão hay một Mục sư nhiệm chức là người đi đây đó và rao giảng phúc âm, và là người được Hội thánh ủy quyền đi phát động sự phục hưng và truyền bá phúc âm của Chúa Giê-su cách rộng rãi. Hội thánh Nazarene nhìn nhận ba cấp bậc của những nhà truyền giảng lưu động mà Hội dồng Giáo hạt có thể bổ nhiệm làm Mục sư: nhà truyền giảng có đăng ký, nhà truyền giảng đặc nhiệm, và nhà truyền giảng dày kinh nghiệm. Nhà truyền giảng nào dành trọn thì giờ cho công tác truyền giảng như là nhiệm vụ chính yếu của ông hay bà ấy, và là người không yêu cầu hưởng chế độ hưu trí của Hội thánh hay bất cứ ban ngành hay học viện giáo dục nào khác, thì sẽ là Mục sư được bổ nhiệm.

408.1. Nhà truyền giảng có đăng ký là một trưởng lão hay một Mục sư nhiệm chức, là người có mục đích rõ ràng là dành trọn thì giờ cho việc truyền giảng. Người ấy có thể đăng ký công tác trong một năm. Việc đăng ký lại có thể được những Hội dồng Giáo hạt kế tiếp công nhận trên cơ sở người đó đã thực sự dành trọn thì giờ trong công tác truyền giảng vào một năm trước đó hay trước kỳ họp hội đồng.

408.2. Nhà truyền giảng đặc nhiệm là một trưởng lão, là người đã đáp ứng tất cả những yêu cầu của một nhà truyền giảng có đăng ký để phục vụ trọn hai năm. Người ấy sẽ phục vụ một năm và có thể được các Hội dồng Giáo hạt kế tiếp chấp nhận cho người cứ tiếp tục đáp ứng những yêu cầu.

408.3. Nhà truyền giảng dày kinh nghiệm là một trưởng lão, là người đã đáp ứng tất cả những yêu cầu của một nhà truyền giảng đặc nhiệm để phục vụ trong bốn năm, và đã được Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt giới thiệu và được Ủy Ban Quan Tâm Đến Nhà Truyền Giảng Được Đức Chúa Trời Kêu Gọi và Ban Tổng Quản nhiệm chấp thuận. Sự công nhận vai trò nầy cứ được tiếp tục duy trì cho đến khi nhà truyền giảng không còn đáp ứng những yêu cầu của nhà truyền giảng đặc nhiệm, hay cho đến khi ông hay bà ấy hưu trí. (228.2, 431).

408.4. Vị Quản nhiệm Giáo hạt và nhà truyền giảng sẽ cùng nhau xem xét bản tự đánh giá và bản tổng kết tương tự như bản tổng kết mục vụ của vị ấy ít nhất bốn năm một lần sau khi vị ấy được bầu vào vị trí nhà truyền giảng dày kinh nghiệm. Vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ chịu trách nhiệm về việc lên kế hoạch và hướng dẫn buổi họp. Buổi họp nầy sẽ được sắp xếp cho thuận lợi với nhà truyền giảng. Trong việc hoàn tất bản tổng kết, một bản báo cáo về những kết quả sẽ nộp cho Ủy Ban Quan Tâm Đến Nhà Truyền Giảng Được Đức Chúa Trời Kêu Gọi để đánh giá các yêu cầu về phẩm chất để được tiếp tục công nhận.(208.19)

408.5. Một trưởng lão hay một Mục sư nhiệm chức (truyền đạo) nào muốn hưởng chế độ hưu trí của Hội thánh hay của bất kỳ ban ngành nào của Hội thánh và muốn thực hiện chức năng mục vụ qua những buổi truyền giảng hay buổi nhóm phân phối, thì có thể nhận giấy chứng nhận “phục vụ công tác truyền giảng có lương hưu”. Những chứng thư ấy được cấp mỗi năm, và sẽ được bỏ phiếu thuận do Hội dồng Giáo hạt dựa trên sự giới thiệu của vị Quản nhiệm Giáo hạt, và có thể được tái cấp do những Hội dồng Giáo hạt kế tiếp dựa trên cơ sở người đó đã thực sự dành trọn thì giờ trong công tác truyền giảng vào một năm trước đó hay trước kỳ họp hội đồng.

408.6. Một trưởng lão hay một Mục sư nhiệm chức (truyền đạo) khao khát bước vào lãnh vực truyền giảng vào thời gian giữa những kỳ Hội dồng Giáo hạt có thể được Văn Phòng Phát Triển Hàng Giáo Phẩm công nhận dựa vào sự giới thiệu của vị Quản nhiệm Giáo hạt. Hội dồng Giáo hạt dựa vào sự giới thiệu của vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ bầu cử chấp nhận loại nhà truyền giảng có đăng ký hay đặc nhiệm.

408.7. Những nguyên tắc chỉ đạo hay những cách thức để chứng nhận vai trò của nhà truyền giảng sẽ bao gồm trong cuốn Sổ Tay Phát Triển Mục Vụ.
H. MỤC SƯ NGÀNH GIÁO DỤC CƠ ĐỐC

409. Một hàng giáo phẩm phục vụ trong khả năng của Mục sư trong chương trình giáo dục của một Hội thánh địa phương có thể được bổ nhiệm làm Mục sư ngành giáo dục Cơ Đốc.

409.1. Người nào trước năm 1985, đã là Mục sư nhiệm chức (truyền đạo) hay được ủy nhiệm làm Mục sư trong ngành giáo dục Cơ Đốc, sẽ tiếp tục ở trong vị thế đó. Tuy nhiên những người bắt đầu mong ước vai trò Mục sư ngành giáo dục Cơ đốcácó thể hoàn tất những qui định để được tấn phong làm chấp sự hầu có chứng thư xác nhận công tác nầy.
I. MỤC SƯ NGÀNH ÂM NHẠC

410. Một thành viên của Hội thánh Nazarene cảm thấy được kêu gọi vào sự phục vụ bằng âm nhạc có thể được Hội dồng Giáo hạt bổ nhiệm làm Mục sư ngành âm nhạc trong thời gian một năm, miễn là người ấy (1) được Ban Chấp hành Hội thánh địa phương nơi người ấy là thành viên giới thiệu cho công tác nầy, (2) đưa ra bằng chứng về tài năng, ân tứ và chuyên môn, (3) phải có ít nhất một năm kinh nghiệm về âm nhạc, (4) không dưới một năm học về nhạc với một giáo sư được công nhận và đang tham gia học loạt bài hoặc loạt bài tương đương dành cho các Mục sư về âm nhạc, hoặc đã hoàn tất loạt bài đó, (5) thường xuyên là Mục sư phụ trách âm nhạc (6) đã được khảo sát kỹ lưỡng dưới sự hướng dẫn của Hội dồng Giáo hạt mà Hội thánh địa phương của người ấy toạ lạc về những phẩm chất trí tuệ, thuộc linh và những điều thích hợp cho công tác ấy.(203.10).

410.1. Chỉ những người chấp nhận làm việc trọn thì giờ cho công tác nầy như là chức vụ chính và nghề nghiệp của họ và có chứng thư Mục sư thì sẽ được công nhận là những Mục sư được bổ nhiệm.
J. GIÁO SĨ

411. Giáo sĩ là một hàng giáo phẩm hay tín hữu, là người được Ban Chấp Hành Tổng Hội bổ nhiệm phục vụ công tác nầy cho Hội thánh qua Ngành Truyền Giáo Thế Giới hoặc qua Ủy Ban Truyền Giáo USA/Canada. Một giáo sĩ được chỉ định và có chứng thư Mục sư sẽ được coi là Mục sư được bổ nhiệm.

K. MỤC SƯ QUẢN NHIỆM

412. Mục sư quản nhiệm là người được Đức Chúa Trời và dân sự của Ngài kêu gọi để cai quản một Hội thánh địa phương. Mục sư quản nhiệm tại một Hội thánh địa phương là một Mục sư được bổ nhiệm. (210).

413. Mục sư quản nhiệm Hội thánh có những nhiệm vụ:

413.1. Rao giảng Lời Đức Chúa Trời.

413.2. Trang bị thánh đồ để phục vụ.

413.3. Tiếp nhận tín hữu làm thành viên của Hội thánh địa phương theo điều 107 và 107.1.

413.4. Thực hiện những thánh lễ.

413.5. Chăm sóc tín hữu qua việc thăm viếng, đặc biệt đối với người đau yếu, có nhu cầu.

413.6. An ủi những người tang chế, than khóc.

413.7. Khuyên bảo, quở trách, sửa trị bằng sự kiên nhẫn và hợp giáo lý.

413.8. Bằng mọi phương tiện, tìm cách đưa tội nhân đến với Đấng Christ, giúp cho người đã qui đạo được thánh hoá trọn vẹn, và gây dựng dân sự Đức Chúa Trời trong đức tin rất thánh. (25)

413.9. Cai quản các ban ngành trong Hội thánh địa phương.

413.10. Chỉ định những giáo viên cho Trường Chúa Nhật phù hợp với điều 145.8.

413.11. Hành lễ Tiệc Thánh ít nhất một lần trong một quí (ba tháng). Một Mục sư nhiệm chức (truyền đạo) mà không hoà hợp đầy đủ với điều khoản 427.7 (cũng xem điều 802), sẽ mời một trưởng lão ban Tiệc Thánh. Cần phải xét đến việc phục vụ Tiệc thánh dưới sự giám sát của mục

sự, cho những người không thể đến nhà thờ.



413.12. Đọc Hiến Chương của Hội thánh Nazarene và Giao ước cho Hạnh kiểm Cơ đốc ở các điều từ 1-27, 33-39 cho cả Hội thánh trong mỗi năm (114), hoặc in lại phần nầy của cuốn Cẩm Nang để phát cho mọi thành viên của Hội thánh, mỗi năm một lần.

413.13. Giám sát và chuẩn bị mọi báo cáo, thống kê từ các ban ngành của Hội thánh địa phương, và đệ trình ngay những bản báo cáo lên Hội dồng Giáo hạt qua Thư ký Giáo hạt. (114.1.)

413.14. Lãnh đạo công tác truyền giảng, giáo dục, bồi linh, và những chương trình phát triển của Hội thánh hài hoà với Giáo hạt và những chương trình cùng những mục tiêu phát triển của Hội thánh chung.

413.15. Khai trình trước hội đồng thường niên của Hội thánh, kể cả bản báo cáo về tình trạng của Hội thánh địa phương và những ban ngành; và dự trù về những nhu cầu sắp đến của Hội thánh với những gợi ý để các chức viên hoặc ban ngành nghiên cứu và sẽ thực hiện những bước tăng trưởng và phát triển trong tương lai.

413.16. Đề cử một ủy ban điều tra gồm ba người để xử lý trường hợp có đơn buộc tội một thành viên của Hội thánh.

413.17. Kiểm tra tất cả Ngân Quĩ Truyền Giáo Thế Giới qua sự quyên góp của Đoàn Truyền Giáo Quốc Tế Nazarene địa phương đã chuyển lên Tổng Thủ Quĩ, và những ngân quĩ của Ngân Sách Giáo hạt đã được chuyển lên Thủ Quĩ Giáo hạt chưa. (136.2.)

413.18. Đề cử cho Ban Chấp hành Hội thánh tất cả những người được Hội thánh địa phương trả lương và kiểm tra đôn đốc những người ấy.(160.1-60.3)

413.19. Cùng với Thư ký của Hội thánh ký vào những giấy tờ sang tên tài sản, giấy thế chấp, giấy trả nợ, hợp đồng và những giấy tờ hợp pháp khác mà không nói đến trong cuốn Cẩm Nang. (102.3, 103.4-3)

413.20. Thông báo cho Mục sư ở Hội thánh gần nhất khi một thành viên hay một người bạn của Hội thánh địa phương hay người nào ở trong ban ngành phục vụ của Hội thánh chuyển sang địa phương khác nhưng cùng trong Giáo hạt, nơi người ấy không còn tích cực hợp tác với Hội thánh đó, nên cho địa chỉ của thành viên hay người bạn ấy.

413.21. Cùng với Ban Chấp hành Hội thánh, xếp đặt cho phù hợp với những kế hoạch được Đại Hội Đồng Tổng Hội và Hội dồng Giáo hạt chấp thuận về kế hoạch của Hội thánh địa phương đóng góp theo phần trăm cho Quỹ Truyền giáo Thế giới, và theo phần trăm cho Ngân Quĩ Giáo hạt. (38.2. 130. 154)

413.22. Khi một thành viên xin cấp giấy thuyên chuyển địa vị thành viên, thì Mục sư có thể cấp giấy giới thiệu hay thơ rút tên. (111-11.1, 112.2, 813.2-13.5)

413.23. Mục sư sẽ là chủ toạ đương nhiên của Hội thánh địa phương, chủ tọa của Ban Chấp hành Hội thánh, thành viên của bất cứ ban hay ủy ban nào của Hội thánh nào mà Mục sư phục vụ. Mục sư sẽ biết rõ nơi giữ những hồ sơ của Hội thánh. (127, 145, 150, 152, 153.1)

413.24. Khuyến khích những người được kêu gọi phục vụ, hướng dẫn họ chuẫn bị tốt cho việc đó.
413.25. Hoàn thành sự mong đợi của Đức Chúa Trời và Hội thánh đối với chương trình học tập suốt đời.(433.15)

413.26.Bồi dưỡng sự kêu gọi của mình qua những năm phục vụ, và duy trì nếp sống tĩnh nguyện để trau dồi đời sống thuộc linh của mình, và nếu đã kết hôn, giữ gìn sự trinh khiết và sự sống động của mối quan hệ hôn nhân.

414. Mục sư có quyền lên tiếng trong sự đề cử tất cả những trưởng ban của các ban ngành trong Hội thánh địa phương và tổ chức những trường học ban ngày của Hội thánh Nazarene.

415. Mục sư sẽ không làm hoá đơn, tạo ra những bó buộc về tài chính, đếm tiền hay phân phối ngân quĩ cho Hội thánh địa phương ngoại trừ khi được Ban Chấp hành Hội thánh ủy quyền bằng đa số phiếu, hoặc đa số phiếu của hội đồng của Hội thánh; nếu có việc đó xảy ra, thì phải được Ban Cố vấn Giáo hạt chấp thuận bằng văn bản, và sẽ ghi trong biên bản của hội đồng của Hội thánh hay Ban Chấp hành Hội thánh. Không có mục sư nào hoặc là người trong gia đình của mục sư để trả tiền từ những khoản của Hội thánh trứ người đó được có sự đồng ý bằng vấn bản từ người Qủan nhiệm Giáo hạt. ‘Gia đình’ sẽ bao gồm những anh chi em, bô mẹ và con của mục sư. (129.1. 129.21-29.22).

416. Mục sư phải luôn luôn quan tâm đến lời khuyên hiệp một của vị Quản nhiệm Giáo hạt và Ban Cố vấn Giáo hạt (222.2, 433.2).

417. Trong trường hợp một Mục sư nhiệm chức (truyền đạo) hay Mục sư thực thụ xuất trình chứng thư của giáo phái khác trong thời gian giữa những buổi họp của Hội dồng Giáo hạt, đệ đơn gia nhập làm thành viên của Hội thánh địa phương, thì Mục sư chủ tọa không được phép tiếp nhận đơn ấy nếu trước hết không được sự giới thiệu có thiện chí của Ban Cố vấn Giáo hạt (107, 225).

418. Để thực hiẹn chức vụ nầy, Mục sư quản nhiệm phải được sự chấp thuận của Hội dồng Giáo hạt mà ông hay bà ấy phải báo cáo hằng năm và làm chứng ngắn về kinh nghiệm Cơ đốcácủa cá nhân mình. (203.3, 427.8, 433.9)

419. Mục sư sẽ tự động là thành viên của Hội thánh mà ông hay bà ấy làm Mục sư quản nhiệm, hoặc trong trường hợp ông hay bà ấy chăm sóc nhiều Hội thánh thì ông hay bà ấy được quyền chọn làm thành viên ở Hội thánh nào mình thích. (433.8)

420. Công Tác Mục Vụ bao gồm sự phục vụ của một Mục sư, Mục sư cộng tác và/hay Mục sư phụ tá, là người có thể phục vụ trong những lãnh vực chuyên môn được công nhận và chấp thuận bởi các cơ quan điều hành, cấp phép và chứng nhận thích hợp. Một người trong hàng gíao phẩm, được kêu gọi vào bất cứ mức độ của công tác mục vụ có quan hệ với Hội thánh có thể được coi như là Mục sư được bổ nhiệm.

421. Những Mục sư Dự Khuyết. Vị Quản nhiệm Giáo hạt có quyền bổ nhiệm một Mục sư dự khuyết, người sẽ phục vụ theo những qui định sau:

1. Mục sư dự khuyết có thể là người trong hàng giáo phẩm Nazarene có phục vụ trong chức vụ khác, một cán sự của Hội thánh Nazarene, một Mục sư trong quá trình chuyển từ giáo phái khác sang hoặc một Mục sư thuộc giáo phái khác.

2. Mục sư dự khuyết có thể được chỉ định tạm thời để lo giảng và phục vụ về mặt thuộc linh, nhưng không có quyền cử hành thánh lễ nào, hoặc làm lễ thành hôn trừ khi người ấy được ủy quyền trên căn bản khác; ông hay bà ấy cũng không được thực hiện những chức năng hành chánh của Mục sư quản nhiệm ngoại trừ việc gởi những bản báo cáo, trừ phi được vị Quản nhiệm Giáo hạt ủy quyền.

3. Địa vị thành viên của Mục sư dự khuyết sẽ không được chuyển qua cách tự động sang Hội thánh mà ông hay bà ấy đang phục vụ.

4. Một Mục sư dự khuyết sẽ là thành viên không được bầu cử tại Hội dồng Giáo hạt trừ phi ông hay bà ấy là thành viên bầu cử của vài quyền lợi khác.

5. Một Mục sư dự khuyết có thể được thay thế hay thuyên chuyển vào bất cứ lúc nào do quyết định của vị Quản nhiệm Giáo hạt.


L. NHÀ TRUYỀN GIẢNG BẰNG ÂM NHẠC

422. Nhà truyền giảng bằng âm nhạc là một thành viên của Hội thánh Nazarene, là người có ý định dâng hiến phần chính của thì giờ của mình vào công tác truyền giảng qua âm nhạc. Nhà truyền giảng bằng âm nhạc vốn có chứng thư Mục sư và dành trọn thì giờ để truyền giảng như là nghề nghiệp chính của mình và không yêu cầu hưởng hưu trí trong Hội thánh hay bất cứ học viện giáo dục nào, thì sẽ là Mục sư được bổ nhiệm.

422.1. Nguyên tắc chỉ đạo và những phương cách để công nhận vai trò của nhà truyền giảng bằng âm nhạc được bàn kỹ trong cuốn Sổ Tay Phát Triển Mục Vụ.
M. CÔNG TÁC ĐẶC BIỆT

423. Một thành viên của hàng giáo phẩm tích cực hoạt động, chưa được đề cập chỗ khác, sẽ được chỉ định vào công tác đặc biệt, nếu công tác đó được Hội dồng Giáo hạt công nhận thì sẽ được liệt kê vào danh sách Mục sư được bổ nhiệm.

423.1. Một trưởng lão hay chấp sự phục vụ trong khả năng của Mục sư như là một nhân viên ở trong tổ chức liên hệ với Hội thánh, hay được chấp thuận dựa vào sự đánh giá cẩn thận của Hội dồng Giáo hạt của ông hay bà ấy để phục vụ với học viện giáo dục, hay tổ chức truyền giảng/giáo sĩ không trực tiếp liên hệ với Hội thánh có thể được ấn định là công tác đặc biệt theo điều 433.11.

CHƯƠNG III


GIÁO DỤC DÀNH CHO MỤC SƯ
A. ĐỐI VỚI MỤC SƯ

424. Loạt bài học về công tác Mục sư được phác hoạ để huấn luyện những người được Đức Chúa Trời kêu gọi hầu cho công tác phục vụ của họ được sống động hơn trong việc phát triển và mở mang sứ điệp thánh khiết vào những khu vực mới được có cơ hội truyền giảng. Chúng tôi nhìn nhận sự hiểu biết rõ ràng về sứ mạng của chúng ta dựa trên lệnh truyền của Đấng Christ cho Hội thánh của Ngài trong Mathiơ 28:19-20, hãy “đi làm cho muôn dân thành môn đệ ta”. Phần lớn sự huấn luyện nhắm trước tiên vào thần học và Kinh Thánh, hướng về sự tấn phong Mục sư trong công tác phục vụ của Hội thánh Nazarene. Ban Giáo Dục Mục Vụ của Giáo hạt sẽ quyết định mức độ học của mỗi sinh viên trong loạt bài và sự phát triển của mỗi sinh viên theo khoa học dành cho Mục sư ấn định.

424.1. Hoàn Tất Nền Tảng Giáo Dục cho sự Tấn Phong Mục sư. Hội thánh Nazarene có nhiều viện giáo dục và chương trình giáo dục được cung cấp khắp nơi trên thế giới. Nhiều nơi trên thế giới có giới thiệu nhiều chương trình học để làm nền tảng cho chức vụ. Hội thánh chung mong đợi mỗi học viên sẽ lợi dụng mọi cơ hội thích hợp mà Hội thánh Nazarene trong khu vực đã cung cấp. Trong một số trường hợp người đó’ không thể theo chương trình của khu vực mình, Hội thánh cũng mềm dẻo trong những hệ thống đã có để chuẩn bị cho mỗi người được Đức Chúa Trời kêu gọi bước vào sự phục vụ. Học viên có thể theo chương trình ấn định dành cho Mục sư, được Ban Giáo Dục Mục Vụ Giáo hạt hướng dẫn và những trường/chủng viên thực hiện, được những học viện giáo dục triển khai. Các chương trình này nên có tiêu chuẩn giáo dục như đề cấp trên sổ Tay Triển Khai Tiêu Chuẩn Về Sự Tấn Phong sổ Tay Về Tấn Phong. Những Mục sư nhiệm chức sẽ tốt nghiệp chương trình học ấn định để được tấn phong những học viện Kinh Thánh, những trường đại học và chủng viện mà chương trình học để được tấn phong được Ủy Ban Cố Vấn Giáo Dành Cho Mục sư’ Của Khu Vực ấn định sau khi được Ủy Ban Cố Vấn Giáo Dục Dành Cho Mục Sư Quốc Tế đề nghị qua Ngành Phát Triển Giáo Phẩm, và sẽ được Ban Tổng Hội phê chuẩn theo sự chấp thuận của Ban Tổng Quản nhiệm.

424.2. Chương Trình Học Thích Nghi Với Nền Văn Hóa cho Nền Tảng Giáo Dục để Tấn Phong Mục sư. Sự khác nhau về văn hóa trên toàn thế giới sẽ làm cho một chương trình học không phù hợp với những khu vực khác nhau trên thế giới. Mỗi khu vực khác nhau sẽ chịu trách nhiệm cho sự phát triển những đòi hỏi đặc biệt về việc cung ứng cho nền tảng giáo dục về sự phục vụ phản ảnh được tiềm năng và sự mong đợi của khu vực đó trên thế giới. Trước khi thực hiện một chương trình làm nền tảng cho sự phục vụ cần phải có sự chấp thuận của Ủy Ban Cố Vấn Giáo Dục Dành Cho Mục Sư Quốc Tế, Ban Tổng Hội và Ban Tổng Nhiệm (424.5). Ngay cả ở những khu vực, có nhiều nền văn hóa và những năng lực khác nhau. Kết quả của sự nhạy bén và mềm dẻo sẽ mang đặc tính của khu vực cho sự cung cấp nền tảng giáo dục cho chức vụ được Ban Giáo Dục Dành Cho Mục sư Của Giáo hạt điều hành và giám sát. Những thích nghi văn hóa của chương trình của mỗi khu vực để cung cấp nền tảng cho sự giáo dục sẽ được Ngành Phát Triển Giáo Phẩm và Ủy Ban Cố Vấn Giáo Dục Dành Cho Mục sư Quốc Tế ý với vị giám đốc về giáo dục của khu vực chấp thuận.

424.3. Những Lãnh Vực Kế Hoạch Chung cho Sự Chuẩn Bị Mục Vụ. Mặc dù chương trình học nầy thường được soạn thảo theo những chương trình của khóa học và nội dung học tập, nhưng ý niệm học thì rộng rãi hơn. Đặc tính của giáo sư, mối quan hệ giữa học viên và giáo sư, môi trường, kinh nghiệm của học viên trong quá khứ kết hợp với nội dung của bài học tạo ra một chương trình đầy đủ. Tuy nhiên, một chương trình chuẩn bị mục vụ sẽ bao gồm một loạt bài học cung ứng nền tảng giáo dục cho chức vụ.

Những điểm khác nhau về văn hóa và khác nhau và năng lực, đòi hỏi có những chi tiết khác nhau trong cấu trúc của chương trình. Tuy nhiên, mọi chương trình để cung cấp nền tảng cho sự giáo dục dành cho việc tấn phong Mục sư sẽ được Ngành Phát Triển Giáo Phẩm lưu ý cẩn thận về nội dung, năng lực, đặc tính, và khung cảnh. Mục đích có một chương trình được ấn định là để tất cả những khóa học sẽ có bốn yếu tố đó, khác nhau ở mức độ, để giúp cho những Mục sư hoàn thành được sứ mạng của Hội thánh Nazarene theo sự chấp thuận của Ban Tổng Quản nhiệm như sau:

“Sứ mênh của Giáo Hội Nazarene (hay Hội thánh Người Na xa rét trích từ Ma-thi-ơ 2:23

ND) là lời đáp ứng về Đại Mang Lịnh ‘hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ Ta’” (Ma-thi-ơ 28:19) “Mục tiêu chủ yếu của Giáo Hội Nazarene là mở mang Vương Quốc của Đức Chúa Trời bằng cách duy trì và phổ biến sự thánh khiết của Cơ đốcnhân theo lời dạy của Kinh Thánh.”

“Những mục tiêu quan trọng nhất của Giáo Hội Nazarene là ‘sự thông công Cơ đốcthánh khiết, sự qui đạo của tội nhân, sự nên thánh toàn vẹn của tín hữu, được gây dựng trong sự thánh khiết, và sự đơn giản cùng quyền năng thuộc linh đã bày tỏ trong Hội thánh đầu tiên thời Tân Ước, cùng với sự rao giảng Phúc âm cho mọi người.’” (25)

Chương trình học được mô tả theo những môn học sau:



  • Nội dung: Kiến thức của Cựu Ước và Tân Ước, thần học của đức tin Cơ Đốc, lịch sử và sứ mạng truyền giáo của Hội thánh cần thiết cho chức vụ. Phương cách học và giải thích Kinh Thánh, giáo lý thánh khiết và nét riêng biệt của giáo lý Wesley. Và lịch sử cùng tổ chức của Hội thánh Tin Lành Nazarene cũng sẽ được bao gồm trong chương trình nầy.

  • Năng lực: Khả năng trong sự truyền đạt bằng lời nói và chữ viết; quản lý và lãnh đạo, tài chánh và biết phân tích trong khi suy nghĩ cũng cần thiết cho chức vụ. Ngoài ra, sự giáo dục phổ thông cũng giúp ích cho việc giảng dạy, chăm sóc và khuyên bảo, thờ phượng, truyền giảng có hiệu quả, Cơ đốcgiáo dục và quản trị Hội thánh cũng được bao gồm. Để hoàn tất chương trình học,học viên cần hợp tác với Hội thánh địa phương để thực tập phục vụ và phát triển khả năng.

  • Đặc tính: Sự phát triển của cá nhân trong đặc tính, đạo đức, thuộc linh và cá tính và mối quan hệ gia đình rất cần cho chức vụ. Cũng phải có những loạt bài về lãnh vực đạo đức Cơ Đốc, sự hình thành thuộc linh, sự phát triển nhân cách, con người của Mục sư, hôn nhân và gia đình.

  • Khung Cảnh: Mục sư cần phải hiểu về nội dung lịch sử và hiện tại, và giải thích thế giới quan và hoàn cảnh xã hội của nền văn hóa nơi Hội thánh ra đi làm chứng. Phải có những loạt bài học nói về nhân chủng học và xã hội học, sự giao lưu của các nền văn hóa, sứ mạng truyền giáo và học về xã hội học.

424.4. Việc chuẩn bị tấn phong mà không theo đuổi chương trình học của những trường của Hội thánh Nazarene hoặc không ở dưới sự bảo trợ của Hội thánh Nazarene thì sẽ được đánh giá bởi Ban Học Mục Vụ Của Giáo hạt cho phù hợp với những chương trình học theo yêu cầu được trình bày trong cuốn sổ Tay Về Tấn Phong do khu vực (hoặc nhóm nói tiếng đó) triển khai.

424.5. Tất cả những khoá học, những yêu cầu cho niên học và nội qui hành chánh chính thức sẽ viết trong cuốn Sổ Tay Về Tấn Phong do khu vực (hoặc nhóm nói tiếng đó) triển khai với sự hợp tác với Ngành Phát Triển Hàng Giáo Phẩm. Sổ Tay của khu vực nầy và phần hiệu đính khi có nhu cầu sẽ được Ủy ban Cố vấn học Mục vụ Quốc tế, Ban Tổng hội và Ban Tổng Quản nhiệm chấp thuận. Sổ Tay về Tấn phong sẽ hợp với Cẩm Nang và sổ Tay về Triên khai chuẩn Tấn phong Quốc tế, sẽ soạn bởi Ngành Phát Triển Hàng Giáo Phẩm với Ủy Ban Cố Vấn Giáo Dục Dành Cho Mục sư Quốc Tế.Ủy Ban Cố Vấn Giáo Dục Dành Cho Mục sư sẽ được bổ nhiệm bởi Ban Tổng Quản nhiệm.

424.6. Khi một Mục sư đã hoàn tất được những điều mong đợi của chương trình học ấn định dành cho Mục sư, ông hay bà ấy sẽ tiếp tục theo học khóa học trọn cuộc sống để nâng chức vụ mà Đức Chúa Trời đã kêu gọi mình. Sự mong đợi tối thiểu ấy là ông hay bà ấy sẽ tham dự khoá học 20 giờ trong mỗi năm (2 tín chỉ của Chương Trình Giáo Dục Liên Tục – Continuing Education Units, CEUs), những môn học tương đương được nhóm ngôn ngữ/khu vực quyết định theo cuốn Sổ Tay Về Tấn Phong của khu vực. Tất cả những Mục sư được tấn phong đều phải báo cáo về diễn tiến của họ trong chương trình học tập của trọn cuộc sống như là phần của bản báo cáo của họ cho Hội dồng Giáo hạt. Bản báo cáo về chương trình học tập trọn cuộc sống của ông hay bà ấy sẽ được sử dụng trong tiến trình báo cáo mục vụ và trong tiến trình lưu mời Mục sư. Cuốn Sổ Tay Về Tấn Phong dành cho nhóm ngôn ngữ/khu vực sẽ bao gồm những chi tiết cho tiến trình công nhận và báo cáo. Ít nhất có 20 giờ tiếp xúc với giáo sư hoặc tương đương được báo cáo hàng năm. (115, 122, 413.25, 433.15)
B. NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO CHUNG

CHO VIỆC CHUẨN BỊ SỰ HẦU VIỆC CHÚA

425. Nguyên tắc chung dành cho việc chuẩn bị sự hầu việc Chúa là:

425.1.Chương trình giáo dục ấn định dành cho Mục sư cùng với những phương pháp cần thiết liên quan đến sự hoàn tất đối với những ai muốn được công nhận là trưởng lão và chấp sự hoặc nhận chứng thư Mục sư theo loại và vai trò phục vụ, được hướng dẫn trong cuốn Sổ Tay Về Tấn Phong. Những sự thích nghi về ngôn ngữ và văn hoá có thể được Ban Giáo Dục Mục Vụ chấp thuận. Xin viết thơ Pastorall Ministries, 6401 The Paseo, Kansas City, MO 64131.

425.2. Trong những khu vực hành chánh liên quan đến Ngành Truyền Giáo Thế Giới, thì những chương trình giáo dục ấn định dành cho Mục sư, như đã trình bày trong cuốn Sổ Tay Về Tấn Phong, sẽ theo Sổ Tay Về Tấn Phong của khu vực. (424.2-24.3, 424.5).

CHƯƠNG IV


CÁC LOẠI CHỨNG THƯ

VÀ NỘI QUI CỦA MỤC SƯ
A. NHÂN SỰ

426. Nhân sự là một người hầu việc Chúa tại địa phương, là một thành viên tín hữu của Hội thánh Nazarene, dưới sự hướng dẫn của Mục sư, người ấy được Ban Chấp hành Hội thánh địa phương chứng nhận phục vụ, và khi có cơ hội thì người ấy sẽ chứng tỏ công tác hoạt động và phát triển những ân tứ và khả năng của Mục sư. Người ấy đang bước vào tiến trình học hỏi suốt đời.

426.1. Bất cứ thành viên nào của Hội thánh Nazarene cảm nhận được rằng Đức Chúa Trời kêu gọi mình vào chức vụ rao giảng hoặc dâng mình hầu việc Chúa trọn đời trong Hội thánh, có thể được chứng nhận là nhân sự trong thời hạn một năm bởi Ban Chấp hành Hội thánh của Hội thánh địa phương có một trưởng lão làm Mục sư, hoặc bởi Ban Chấp hành Hội thánh của Hội thánh địa phương không có trưởng lão làm Mục sư, nếu sự cấp giấp phép ấy được Mục sư giới thiệu và vị Quản nhiệm Giáo hạt chấp thuận. Trước hết ứng viên ấy phải được khảo sát về kinh nghiệm cứu rỗi, kiến thức về giáo lý Kinh Thánh và sự trật tự của Hội thánh; anh hay chị ấy cũng phải chứng tỏ rằng sự kêu gọi được ấn chứng bằng ân phúc, ân tứ và khả năng. Một nhân sự phải phúc trình cho Hội thánh địa phương những hoạt động của mình vào kỳ hội đồng thường niên của Hội thánh. (113.8, 129.12, 208.11).

426.2. Ban Chấp hành Hội thánh sẽ cấp cho mỗi nhân sự một giấy phép có chữ ký của Mục sư và Thư ký của Ban Chấp hành Hội thánh. Tại Hội thánh nào mà Mục sư không có giấy phép của Giáo hạt, thì Ban Cố vấn Giáo hạt dựa vào sự giới thiệu của vị Quản nhiệm Giáo hạt, sẽ cấp giấy phép hoặc tái cấp giấy phép cho nhân sự. (208.11, 222.10)

426.3. Giấy phép của một nhân sự có thể được tái cấp do ban chấp hành của Hội thánh địa phương có một trưởng lão làm Mục sư, dựa vào sự giới thiệu của Mục sư, hay do Ban Chấp hành Hội thánh không có trưởng lão làm Mục sư miễn là việc tái cấp giấy phép được Mục sư giới thiệu và vị Quản nhiệm Giáo hạt chấp thuận (129.12, 208.11).

426.4. Các nhân sự sẽ ghi danh theo học về công tác Mục sư ấn định theo sự chỉ dẫn của Ban Giáo Dục Mục Vụ Giáo hạt. Nếu một nhân sự không hoàn tất ít nhất hai môn học của khoá học ấn định, thì sau hai năm có thể không được tái cấp giấy phép nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản của vị Quản nhiệm Giáo hạt.

426.5. Một nhân sự, sau khi phục vụ với Hội thánh trong vòng một năm và đã học xong phần học tập cần thiết, có thể đượcBan Chấp hành Hội thánh giới thiệu lên Hội dồng Giáo hạt để xin cấp giấy phép làm Mục sư nhiệm chức, nhưng nếu không được, anh hay chị ấy vẫn cứ phục vụ như trước kia. (129.12, 424, 427.1)

426.6. Một nhân sự được chỉ định làm Mục sư dự khuyết phải được Ban Cấp Chứng Thư Mục sư chấp thuận nếu anh hay chị ấy tiếp tục chức vụ sau Hội dồng Giáo hạt tiếp theo sau sự chỉ định. (209, 228.5, 421)

426.7. Một nhân sự không được chính thức cử hành những lễ nghi như báp têm, Tiệc Thánh và hành lễ thành hôn. (427.7)
B. MỤC SƯ NHIỆM CHỨC

427. Mục sư nhiệm chức là người được Hội dồng Giáo hạt nhìn nhận sự kêu gọi và những ân tứ dành cho chức vụ Mục sư qua việc cấp chứng thư Mục sư, cho phép người ấy được quyền thi hành chức vụ, và chỉ định người ấy vào công tác rộng rãi hơn và có những quyền lợi và trách nhiệm to lớn hơn một nhân sự, và là bước đầu tiên tiến tới việc được tấn phong làm một trưởng lão hay một chấp sự. Chứng thư của Giáo hạt sẽ khẳng định người phục vụ có chuẩn bị được tấn phong làm trương lão hay là chấp sự hợac chỉ lấy chứng thư của Giáo hạt mà không định tấn phong. (427.7)

427.1. Khi nào có những tín hữu của Hội thánh Nazarene cảm thấy mình được kêu gọi vào chức vụ, họ có thể được Hội dồng Giáo hạt cấp giấy phép Mục sư với điều kiện: (1) có giấy phép nhân sự trọn một năm, (2) phải hoàn tất một phần tư loạt bài học của chương trình học dành cho Mục sư ấn định, hoặc phải học song các khoa về lịch sử và chính sách Hội thánh Nazarene và năm khóa khác được ấn định cho người phục vụ, hoặc nếu ghi danh vào một đại học hoặc một thần học viện của Hội thánh Nazarene, hoặc hoàn tất một phần tư chương trình học được khu vực đó ấn định. Ban cấp chứng thư Mục sư của Giáo hạt có thể đưa ra những ngoại lệ đối với điều kiện nầy miễn là ứng viên đang thi hành chức vụ ở một Hội thánh thành lập rồi và có ghi danh học theo hệ thống chương trình học được chấp thuận, và hằng năm phải hoàn tất tối thiểu chương trình học theo yêu cầu của cuốn Cẩm Nang thì mới được tái cấp giấy phép, và được vị Quản nhiệm Giáo hạt chấp nhận ngoại lệ nầy, (3) được Ban Chấp hành Hội thánh của Hội thánh địa phương nơi người ấy là thành viên giới thiệu vào công tác đó, giấy giới thiệu nầy sẽ được đính kèm vào Đơn Xin Cấp Chứng Thư Mục sư đã được ghi đầy đủ chi tiết, (4) đưa ra bằng cớ về ơn, ân tứ và khả năng, (5) được khảo sát cẩn thận, dưới sự hướng dẫn của Hội dồng Giáo hạt trong đó họ là thành viên, về những vấn đề liên quan đến thuộc linh, trí tuệ và các sự thích ứng khác cho công tác Mục sư, kể cả kiểm tra lý lịch do Ban Cố vấn Giáo hạt quyết định. Trong trường họp kiểm tra lý lịch cho thấy hành vị phâm tội trước khi tin Chúa, Ban cấp chứng thư Mục sư không chấp nhận sự kiên này và đương nhiên loại trư ứng viên khơi sự phục vụ chính thức.loại trư những điều khoản của đoạn 435.8; (6) hứa ghi danh học ngay khóa học ấn định dành cho những truyền đạo và người xin tấn phong Mục sư, (7) nếu Hội dồng Giáo hạt phát hiện có sự thiếu tư cách nơi người đó, thì người ấy có thể bị xóa tên khỏi danh sách bằng sự giải thích bằng văn bản của vị Quản nhiệm Giáo hạt cùng Ban Cố vấn Giáo hạt của Giáo hạt khám phá sự thiếu tư cách đó, và qui định thêm rằng mối quan hệ hôn nhân của họ không làm cho họ bất hợp lệ trong việc xin cấp chứng thư Mục sư hay tấn phong, và (8) trong trường hợp li dị lần trước và tái hôn, giấy giới thiệu của Ban Cấp Chứng Thư Mục sư của Giáo hạt cùng với những hồ sơ hỗ trợ khác sẽ được gởi cho Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm, để có thể giải tỏa điều vốn làm hàng rào cản trở cho việc xin cấp chứng thư Mục sư hay tấn phong Mục sư. (35.1-5.3, 129.14, 2056, 426.5).

427.2. Những Mục sư nhiệm chức từ các giáo phái tin lành khác, muốn kết hợp với Giáo Hội Nazarene, có thể được cấp chứng thư Mục sư do Hội dồng Giáo hạt với điều kiện họ xuất trình những chứng thư Mục sư do giáo phái trước kia họ là thành viên cấp cho và thêm các qui định sau (1) học xong chương trình học tương đương ít nhất với chương trình học ấn định cho những nhân sự Nazarene, (2) có giấy giới thiệu của Ban Chấp hành Hội thánh của Hội thánh địa phương nơi người ấy gia nhập làm thành viên của Hội thánh Nazarene, (3) bày tỏ bằng cớ có ơn, ân tứ và khả năng, (4) được khảo sát cẩn thận, dưới sự chỉ dẫn của Hội dồng Giáo hạt, về những vấn đề liên quan đến thuộc linh, trí tuệ và những điều kiện thích hợp cho công tác Mục sư, và (5) hứa tiếp tục theo học ngay chương trình học dành cho những Mục sư nhiệm chức và những ứng viên xin tấn phong. (203.6).

427.3. Chứng thư Mục sư sẽ hết hạn vào cuối kỳ họp của Hội dồng Giáo hạt lần kế. Có thể tái cấp chứng thư Mục sư bằng sự chấp thuận bằng phiếu của Hội dồng Giáo hạt theo qui định, (1) ứng viên xin cấp chứng thư Mục sư phải điền đầy đủ chi tiết vào Đơn Xin Cấp Chứng Thư Mục sư, (2) ứng viên phải hoàn tất ít nhất hai môn học của chương trình học ấn định, và (3) ứng viên phải có giấy giới thiệu của Ban Chấp hành Hội thánh của Hội thánh địa phương nơi anh hay chị ấy là thành viên, với sự đề cử của Mục sư quản nhiệm Hội thánh đó. Tuy nhiên trong trường hợp anh hay chị ấy không học xong loạt bài học ấn định theo yêu cầu, thì Hội dồng Giáo hạt có thể tái cấp chứng thư Mục sư với điều kiện phải có văn bản giải thích vì sao không học xong chương trình. Sự giải thích nầy phải làm vừa lòng Ban Cấp Chứng Thư Mục sư và được vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó chấp thuận. Vì lý do của sự mất tín nhiệm nầy, Hội dồng Giáo hạt vẫn có thể bỏ phiếu không thuận về việc cấp chứng thư Mục sư.

Những Mục sư nhiệm chức đã hoàn tất chương trình học ấn định và được Hội dồng Giáo hạt cho hưởng chế độ hưu trí, với sự giới thiệu của Ban Cố vấn Giáo hạt, thì sẽ được tái cấp chứng thư Mục sư mà không cần phải điền vào Đơn Xin Cấp Chứng Thư Mục sư. (203.4).



427.4. Muốn được tấn phong, những ứng viên phải hoàn tất chương trình học trong 10 năm kể từ ngày được Giáo hạt cấp chứng thư Mục sư lần thứ nhất. Do những hoàn cảnh bất thường, bất cứ ngoại lệ nào cũng được Ban Cấp Chứng Thư Mục sư trình bày của Hội dồng Giáo hạt, dù thời gian có hạn, và phải được vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho vùng đó chấp thuận.

Mục sư nhiệm chức nào không được tấn phong vì lý do tuổi tác hay không học xong khoá học ấn định trong thời gian tối thiểu, thì có thể được tái cấp chứng thư Mục sư dựa vào sự giới thiệu của Ban Cố vấn Giáo hạt và Ban Cấp Chứng Thư Mục sư.



427.5. Trong trường hợp những Mục sư nhiệm chức đang làm Mục sư quản nhiệm của một Hội thánh địa phương thì Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ giới thiệu việc xin tái cấp chứng thư Mục sư thay vì Ban Chấp hành Hội thánh của Hội thánh địa phương đó. (222.10).

427.6. Vị Tổng Quản nhiệm có trách nhiệm cho khu vực đó sẽ cấp cho mỗi Mục sư nhiệm chức một giấy chứng thư Mục sư do chính ông, vị Quản nhiệm Giáo hạt và Thư ký Giáo hạt đồng ký tên.

427.7. Những Mục sư nhiệm chức đang chuẩn bị cấp bậc trưởng lão sẽ được quyền rao giảng Lời Chúa và/hoặc sử dụng những ân tứ và ơn của mình vào những hoạt động hợp tác khác nhau trong công tác phục vụ Thân Thể Đấng Christ; và phải học xong những khoá học ấn định hằng năm và hoạt động như những Mục sư quản nhiệm hoặc tham gia trọn thời gian vào những hoạt động tích cực được Giáo hạt nơi họ là thành viên công nhận, họ cũng được quyền hành lễ báp têm và Tiệc Thánh trong hội chúng của họ, và được phép làm lễ thành hôn ở những nơi luật pháp dân sự không cấm. (34.5, 35.2, 409.10, 413, 413.4, 413.11, 420, 428-28.2, 429-29.2,800, 802, 803)

427.8. Tất cả những Mục sư nhiệm chức nhận chứng thư Mục sư thuộc Hội dồng Giáo hạt nơi mình là thành viên thì phải báo cáo cho tổ chức nầy hằng năm. ((201. 203.3, 418).

Каталог: sites -> default -> files -> uploads
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”
uploads -> Ủy ban dân tộC

tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương