Frank m. Moore r. Douglas samples



tải về 2.18 Mb.
trang10/10
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích2.18 Mb.
#37019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

903.15. HIV/AIDS

(Suy giảm Miễn nhiễm Vi rút ở Ngưi/Hợi chứng Suy giảm Miễn nhiễm Thủ đắc)

Kể từ 1981, thế giới chúng ta đối đầu với căn bịnh tàn phá nhất, gọi là HIV/AIDS. Trước nhu cầu sâu xa của bịnh nhân HIV/AIDS, tình thương Cơ đốcthúc giục chúng ta quan tâm sâu sắc vấn đề HIV/AIDS. Đấng Christ muốn chúng ta tìm cách truyền đạt tình yêu cùng sự quan tâm của Ngài đến những nạn nhân này trong bất kỳ nước nào trên thế giới. (2001)





1*) Muốn biết đầy đủ chi tiết về lịch sử Giáo Hội Nazarene, bạn có thể tìm đọc cuốn Called unto Holiness, Vol 1: The Formative Years (1962) của Timothy L. Smith; Called unto Holiness, Vol. 2: The Second 25 Years (1983) của W.T. Purkiser, và cuốn Mission to the World (1988) của J. Fred Parker.

PhẦn ii
hiẾn chương cỦa HỘi thánh


các điỀu KhoẢn cỦa BẢn tuyên xưng đỨc tin
HỘi thánh
nhỮng điỀu khoẢn vỀ

tỔ chỨc và chinh thỂ
tu chính

LỜI MỞ ĐẦU

Để gìn giữ di sản mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta, đức tin đã một lần truyền cho các thánh đồ, nhất là giáo lý và kinh nghiệm của sự nên thánh trọn vẹn như là công việc thứ hai của ân điển, và cũng giúp chúng ta hợp tác một cách hữu hiệu với các chi thể khác của Hội thánh Chúa Giê-su Christ trong công việc phát triển vương quốc của Đức Chúa Trời, chúng tôi, các Mục sư và tín hữu thánh viên của Giáo Hội Nazarene, phù hợp với các nguyên tắc của hiến chương đã được thiết lập ở giữa chúng tôi, đã quyết định ban hành, lựa chọn và thực thi như là pháp lý căn bản hay Hiến Chương của Giáo Hội Nazarene, gồm có Các Điều Khoản của Bản Tuyên Xưng Đức Tin, Giao Ước Hạnh Kiểm Cơ Đốc, và Các Điều Khoản của Tổ Chức và Chính Thể, được định nghĩa như sau:


CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA BẢN TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN

  1. Đức Chúa Trời Ba Ngơi Hiệp Một

1. Chúng tôi tin nơi một Đức Chúa Trời tự hữu hằng hữu, Thượng Đế vô hạn và Đấng Chí Cao Tể Trị trên cả vũ trụ. Chúng tôi tin rằng Ngài là Đức Chúa Trời duy nhất, Đấng sáng tạo và trị vì, với phẩm chất thánh khiết, trong phẩm hạnh và chủ đích. Chúng tôi tin rằng Ngài, là Thượng Đế Ba Ngơi Hiệp Một trong thực chất thần thể, được mặc khải như là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con, và Đức Thánh Linh.

(Sáng Thế 1 ; Lê-vi 19 :2 ; Phục Truyền 6 :4-5 ; I-sa 5 :16 ; 6 :1-7 ; 40 :18-31 ; Ma-thi-ơ 3 :16-17 ; 28 :19-20 ; Giăng 14 :6-27 ; 1 Cô-rinh-tô 8 :6 ; 2 Cô-rinh-tô 13 :14 ; Ga-la-ti 4 :4-6 ; Ê-phê-sô 2 :13-18)





  1. Chúa Giê-su Christ

2. Chúng tôi tin nơi Chúa Giê-su Christ, Ngôi Vị Thứ Hai của Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một. Chúng tôi tin rằng Ngài hằng hữu trong sự hiệp nhất với Đức Chúa Cha ; và Ngài đã hiện thân làm người, cấu tạo bởi Đức Thánh Linh và đã sanh ra từ trinh nữ Ma-ri. Do đó, cả hai bản thể là toàn vẹn và hoàn hảo, thần thể và nhân thể, và vì thế hiệp một thành một Người vừa là Đức Chúa Trời mà cũng là con người trọn vẹn.

Chúng tôi tin rằng Chúa Giê-su Christ đã chết cho tội lỗi của chúng ta, và Ngài đã thật sự sống lại từ cõi chết và được khơi phục lại trong cơ thể của Ngài, cùng với tất cả những gì phù hợp với phẩm chất toàn hảo của con người. Và sau đó, Ngài đã trở về trời và là Đấng Trung bảo biện hộ cho chúng ta với Đức Chúa Trời.


Các trích dẫn từ Kinh Thánh hỗ trợ cho các Điều Khoản của Bản Tuyên Xưng Đức Tin và được đặt trong Bản Tuyên Xưng Đức Tin bởi quyết định của Đại Hội Đồng năm 1976, nhưng không được xem như là một phần của bản Hiến Chương.
(Ma-thi-ơ 1 :20-25 ; 16 :15-16 ; Lu-ca 1 :26-35 ; Giăng 1:1-18 ; Công Vụ 2 :22-36 ; Rô-ma 8 :3, 32-34 ; Ga-la-ti 4 :4-5 ; Phi-líp 2 :5-11 ; Cô-lô-se 1 :12-22 ; 1 Ti-mô-thê 6 :14-16 ; Hê-bơ-rơ 1 :1-5 ; 7:22-28 ; 9 :24-28 ; 1 Giăng 1 :1-3 ; 4 :2-3, 15)


  1. Đức Thánh Linh

3. Chúng tôi tin nơi Đức Thánh Linh, Ngơi Vị Thứ Ba của Đức Chúa Trời Ba Ngôi Hiệp Một. Chúng tôi tin rằng Ngài luôn luôn hiện diện và vận hành một cách hữu hiệu bên trong và với Hội thánh Đấng Christ, thuyết phục thế gian về tội lỗi, phục hồi và tái thiết tất cả những người ăn năn hối cải và có đức tin, thánh hóa các tín hữu, và dẫn dắt họ trong tất cả các lẽ thật như thể trong Chúa Giê-su.

(Giăng 7 :39 ; 14 :15-18, 26 ; 16 :7-15 ; Công Vụ 2 :33 ; 15 :8-9 ; Rô-ma 8 :1-27 ; Ga-la-ti 3 :1-14 ; 4 :6 ; Ê-phê-sô 3 :14-21; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4 :7-8 ; 2 Tê-sa-lô-ni-ca 2 :13 ; 1 Phê-rơ 1 :2 ; 1 Giăng 3 :24 ; 4 : 13)





  1. Kinh Thánh

4. Chúng tôi tin nơi sự thần cảm tuyệt đối và toàn vẹn của Kinh Thánh, mà chúng tôi hiểu rằng 66 quyển sch của Cựu Ước và Tân Ước đã được ban cho bởi sự thần cảm thiên thượng, mặc khải một cách không sai lầm ý chỉ của Đức Chúa Trời liên quan đến tất cả những gì cần thiết cho sự cứu rỗi của chúng ta, vì thế bất cứ điều gì không có trong Kinh Thánh không thể được thêm vào như một điều khoản của đức tin.

(Lu-ca 24 :44-47 ; Giăng 10 :35 ; 1 Cô-rinh-tô 15 :3-4 ; 2 Ti-mô-thê 3 :15-17 ; 1 Phê-rơ 1 :10-12 ; 2 Phê-rơ 1 :20-21)




  1. Tội Lỗi, Nguyên Tội và Tội Lỗi Cá Nhân

5. Chúng tôi tin rằng tội lỗi đã vào thế gian bởi sự bất tuân của tổ phụ đầu tiên chúng ta, và với tội lỗi sự chết đã đến. Chúng tôi tin là cả hai loại tội lỗi: nguyên tội hay sự bại hoại, và tội lỗi thực sự, hay tội lỗi cá nhân.

5.1. Chúng tôi tin rằng nguyên tội, hay sự bại hoại, là sự suy đồi, sa đọa trong bản chất của toàn thể hậu duệ của A-đam, và vì lý do đó mọi người sống cách xa với sự chính trực nguyên thủy hay trạng thái thánh sạch của tổ phụ đầu tin chúng ta vo thời sáng thế, và bản chất đó là đối nghịch với Đức Chúa Trời, không có đời sống thuộc linh, với khuynh hướng luôn luôn quay về sự gian tà. Hơn nữa, Chúng tôi tin rằng nguyên tội tiếp tục hiện hữu trong đời sống mới của người được tái sanh, cho đến khi tấm lòng người ấy được thanh tẩy một cách trọn vẹn bởi báp-têm với Đức Thánh Linh.

5.2. Chúng tôi tin rằng tội lỗi thực sự hay tội lỗi cá nhân khác biệt với nguyên tội, vì nguyên tội là khuynh hướng tự nhiên dẫn đến tội lỗi thực sự mà không ai có thể bị lên án cho đến khi biện pháp cứu chữa được Đức Chúa Trời ban cho bị xem thường hay chối bỏ.

5.3. Chúng tôi tin rằng tội lỗi thực sự hay tội lỗi cá nhân là một sự vi phạm cố tình của một định luật của Đức Chúa Trời đã được hiểu biết bởi một người ý thức được trách nhiệm đạo lý của mình và đã trưởng thánh. Vì thế, chúng ta đừng nhầm lẫn với những sai sót vô tình và không thể tránh khỏi, những khuyết tật, những sai trật, các sai lầm, các thất bại, và những lệch hướng, lạc đường của một tiêu chuẩn cho hạnh kiểm tòan hảo như ảnh hưởng để lại bởi sự Sa Ngã. Tuy thế, những ảnh hưởng vô tội đó không bao gồm các thái độ, cách cư xử hay các phản ứng đối nghịch lại tinh thần của Đấng Christ, àa chúng ta có thể gọi một cách thích ứng là các tội lỗi trong tâm trí. Chúng tôi tin rằng tội lỗi cá nhân chủ yếu là sự vi phạm định luật của tình yêu thương ; và liên quan đến Đấng Christ tội lỗi có thể được định nghĩa như là sự không tin.

(Nguyên tội : Sáng Thế 3 ; 6 :5 ; Gióp 15 :14 ; Thánh Thi 51 :5 ; Giê-rê-mi 17 :9-10 ; Mác 7 :21-23 ; Rô-ma 1 :18-25 ; 5 :12-14 ; 7 :1 – 8 :9 ; 1 Cô-rinh-tô 3 :1-4 ; Ga-la-ti 5 :16-25 ; 1 Giăng 1 :7-8)

(Kỷ tội hay tội lỗi cá nhân: Ma-thi-ơ 22 : 36-40 (cùng với 1 Giăng 3 :4) ; Giăng 8 :34-36 ; 16 :8-9 ; Rô-ma 3 :23 ; 6 :15-23 ; 8 :18-24 ; 8 :18-24 ; 14 :23 ; 1 Giăng 1 :9 – 2 :4 ; 3 :7-10)


  1. Sự Chuộc Tội

6. Chúng tôi tin rằng Chúa Giê-su Christ, bởi sự đau khổ của Ngài, bởi huyết báu của chính Ngài đã đổ ra, bởi sự chịu chết hy sinh của Ngài trên Thập Tự Giá, đã đem đến sự chuộc tội trọn vẹn cho tất cả tội lỗi của nhân loại, và sự Cứu Chuộc đó là nền tảng duy nhất cho sự cứu rỗi, và đó là sự sung mãn cho mỗi người sanh ra thuộc về dòng dõi A-đam. Sự Cứu Chuộc là hoàn toán hữu hiệu trong ân điển cho sự cứu rỗi của người thiểu năng và thiếu nhi còn ngây thơ, chưa đến tuổi hiểu biết, nhưng chỉ hữu hiệu đối với người đạt đến tuổi trưởng thánh với điều kiện duy nhất là họ phải ăn năn hối cải và có đức tin.

(I-sa 53 :5-6 ; Mác 10 :45 ; Lu-ca 24 :46-48 ; Giăng 1 :29 ; 3 :14-17 ; Công Vụ 4 :10-12 ; Rô-ma 3 :21-26 ; 4 :17-15 ; 5 :6-21 ; 1 Cô-rinh-tô 6 :20 ; 2 Cô-rinh-tô 5 :14-21 ; Ga-la-ti 1 :3-4 ; 3 :13-14 ; Cô-lô-se 1 :19-23 ; 1 Ti-mô-thê 2 :3-6 ; Tích 2 :11-14 ; Hê-bơ-rơ 2 :9 ; 9 :11-14 ; 13 :12 ; 1 Phê-rơ 1 :18-21 ; 2 :19-25 ; 1 Giăng 2 :1-2)




  1. Tiên Ân Hay Ân Điển Dự Phòng

7. Chúng tôi tin rằng sự sáng tạo của loài người trong hình ảnh của Đức Chúa Trời bao gồm khả năng lựa chọn giữa điều thiện và điều ác; và vì thế mỗi con người được tạo ra với trách nhiệm đạo lý; rằng với sự sa ng ã của A-đam họ trở nên bại hoại nên không thể tự quay lại và tự chỉnh sửa với nghị lực cá nhân tự nhiên và tự tiến đến đức tin và khả năng tự k ê u gọi Đức Chúa Trời. Nhưng chúng tôi cũng tin rằng ân điển của Đức Chúa Trời qua Chúa Giê-su Christ đã được ban tặng một cách miễn phí cho mọi người, cho mọi người khả năng từ bỏ tội lỗi để đi đến sự công chính, tin cậy nơi Chúa Giê-su Christ cho sự tha thứ và thanh tẩy của tội lỗi, và đi theo công việc tốt lành làm hài lòng Chúa và được chấp nhận trước mắt Ngài. Chúng tôi tin rằng tất cả mọi người, mặc dù có được kinh nghiệm sống của sự tái sanh và sự nên thánh trọn vẹn, vẫn có thể rơi ra ngoài ân điển và bội đạo, và chỉ với điều kiện ăn năn hối cải các tội lỗi của họ, sẽ trở nên vô vọng và hư mất một cách vỉnh viễn.

(Hình ảnh Đức Chúa Trời và trách nhiệm đạo lý: Sáng Thế 1 : 26-27 ; 2 :16-17 ; Phục Truyền 28 :1-2 ; 30 :19 ; Giô-suê 24 :15 , Thánh Thi 8 :3-5 ; I-sa 1 :8-10 ; Giê-rê-mi 31 :29-30 ; Ê-xê-chi-ên 18 :1-4 ; Mi-chê 6 :8 ; Rô-ma 1 :19-20 ; 2 :1-16 ; 14 :7 – 12 ; Ga-la-ti 6 :7-8)

(Sự bất lực trong bản chất: Gíop 14 :4 ; 15:14 ; Thánh Thi 14 :1-4 ; 51 :5 ; Giăng 3 :6a ; Rô-ma 3 :10-12 ; 5 :12-14, 20a ; 7:14-25)

(Ân điển miễn phí và các công việc của đức tin: Ê-xê-chi-ên 18 :25-26 ; Giăng 1 :12-13 ; 3 :6b ; Công Vụ 5 :31 ; Rô-ma 5 : 6-8,18 ; 6 :15-16, 23 ; 10 :6-8 ; 11 :22 ; 1 Cô-rinh-tô 2 :9-14 ; 10 :1-12 ; 2 Cô-rinh-tô 5 :18-19 ; Ga-la-ti 5 :6 ; Ê-phê-sô 2 :8-10 ; Phi-líp 2 :12-13 ; Cô-lô-se 1 :21-23 ; 2 Ti-mô-thê 4 :10a ; Tích 2 :11-14 ; Hê-bơ-rơ 2 :1-3 ; 3 :12-15 ; 6 :4-6 ; 10 :26-31 ; Gia-cơ 2 :18-22 ; 2 Phê-rơ 1 :10-11 ; 2 :20-22)




  1. Sự Ăn Năn Hối Cải

8. Chúng tôi tin rằng sự ăn năn hối cải, là một sự biến đổi thánh thật và toàn diện của tâm trí liên quan đến tội lỗi, trong đó có sự cảm nhận của tội lỗi cá nhân và sự từ bỏ tội lỗi một cách tự nguyện, là điều được đòi hỏi nơi tất cả những ai đã từng phạm tội chống nghịch lại Đức Chúa Trời qua hành vi hay chủ đích. Thánh Linh của Đức Chúa Trời ban cho tất cả những ai có ý muốn ăn năn hối cải sự trợ giúp với ân điển cho một tấm lòng biết hối lỗi và hy vọng của sự thương xót, để họ có thể tin có được sự tha thứ và một đời sống thuộc linh.

(2 Sử Ký 7 :14 ; Thánh Thi 32 : 5-6 ; 51 :1-17 ; I-sa 55 :6-7 ; Giê-rê-mi 3 :12-14 ; Ê-xê-chi-ên 18 :30-32 ; 33 :14-16 ; Mác 1 :14-15 ; Lu-ca 3 :1-14 ; 13 :1-5 ; 18 :9-14 ; Công Vụ 2 :38 ; 3 :19 ; 5 :31 ; 17 :30-31 ; 26 :16-18 ; Rô-ma 2 :4 ; 2 Cô-rinh-tô 7 :8-11 ; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 1 :9  ; 2 Phê-rơ 3 :9)




  1. Sự Xưng Công Chính, Sự Tái Tạo, Và Sự Nhìn Nhận Làm Con

9. Chúng tôi tin nơi sự xưng công chính như một hành động dựa trên ân điển và trên pháp lý của Đức Chúa Trời, để qua hành động đó Ngài đã ban cho sự ân xá trọn vẹn đối với tất cả mọi tội lỗi và giải cứu một cách hoàn toàn con người khỏi sự trừng phạt các tội lỗi đã vi phạm, và sự chấp nhận như là người chính trực, đối với tất cả mọi người đ ã tin nơi Chúa Giê-su Christ và tiếp nhận Ngài là Cứu Cha.

10. Chúng tôi tin nơi sự tái tạo, hay sự ra đời mới, như một công việc dựa trên ân điển của Đức Chúa Trời để nhờ đó phẩm chất đạo lý của một tín hữu đã ăn năn hối cải sẽ trở nên sinh động và người ấy được ban cho một đời sống thuộc linh đặc biệt, với khả năng của đức tin, tình yêu thương và sự tuân lời .

11. Chúng tôi tin rằng sự nhìn nhận làm con là một hành động dựa trên ân điển của Đức Chúa Trời, để qua hành động đó người tín hữu được xưng công chính và hồi sinh sẽ trở thánh một người con của Đức Chúa Trời.

12. Chúng tôi tin rằng sự xưng công chính, sự tái sinh, và sự nhìn nhận làm con xảy đến cùng một lúc trong kinh nghiệm của những ai tìm kiếm Đức Chúa Trời, và đạt đến được với điều kiện của đức tin, sự ăn năn phải đến trước; công việc và trạng thái ân điển này được Đức Thánh Linh làm chứng.

(Lu-ca 18 :14 ; Giăng 1 :12-13 ; 3 :3-8 ; 5 :24 ; Công Vụ 13 :39 ; Rô-ma 1 :17 ; 3 :21-26, 28 ; 4 :5-9, 17-25 ; 5 :1, 16-19 ; 6 : 4 ; 7 :6 ; 8 :1, 15-17 ; 1 Cô-rinh-tô 1 :30 ; 6 :11 ; 2 Cô-rinh-tô 5 :17-21 ; Ga-la-ti 2 :16-21 ; 3 :1-14, 26 ; 4:4-7 ; Ê-phê-sô 1 :6-7 ; 2 :1, 4-5 ; Phi-líp 3 :3-9 ; Cô-lô-se 2 :13 ; Tích 3 :4-7 ; 1 Phê-rơ 1 :23 ; 1 Giăng 1 : 9 ; 3 :1-2,9 ; 4 :7 ; 5 :1, 9-13, 18)




  1. Sự Nên Thánh Trọn Vẹn

13. Chúng tôi tin rằng sự nên thánh trọn vẹn là hành động của chính Đức Chúa Trời, tiếp theo sự tái sinh của một người, để qua hành động đó các tín hữu được giải thoát khỏi nguyên tội, hay sự bại hoại, được đem trở về trạng thi thánh hiến trọn vẹn cho Đức Chúa Trời, và sự tuân lời thánh khiết của tình yêu thương trở nên toàn vẹn .

Sự nên thánh trọn vẹn được đem đến bởi báp-têm Đức Thánh Linh, được thông hiểu với một kinh nghiệm của sự thanh tẩy một tấm lòng khỏi tội lỗi và sự hiện diện thánh tín của Đức Thánh Linh bên trong một người, thêm sức sống và mục vụ cho người tín hữu.

Sự nên thánh trọn vẹn được ban cho bởi huyết báu của Chúa Giê-su, đến ngay lập tức bởi đức tin, với sự thánh hiến trọn vẹn đến trước ; và công việc và trạng thái ân điển này được Đức Thánh Linh làm chứng .

Kinh nghiệm này còn được biết đến bởi nhiều từ ngữ khác nhau, như “sự toàn hảo Cơ Đốc”, “tình yêu thương toàn vẹn”, “sự thánh sạch của tấm lòng”, “báp-têm Đức Thánh Linh”, “sự sung mãn của ân phước”, v “sự thánh khiết Cơ Đốc”.



14. Chúng tôi tin rằng có sự khác biệt rõ rệt giữa một tấm lòng thánh sạch và một bản tính trưởng thánh. Một tấm lòng thánh sạch được đạt đến trong một khoảnh khắc, kết quả của sự nên thánh trọn vẹn; một bản tính trưởng thánh là kết quả của sự tăng trưởng trong ân điển.

Chúng tôi tin rằng ân điển của sự nên thánh trọn vẹn bao gồm sự thôi thúc để trưởng thành trong ân điển . Tuy thế, sự thơi thúc này cần được nuôi dưỡng với sự nhận thức, v một sự quan tâm thật thận trọng đến các điều kiện cần thiết v à các quá trình phát triển thuộc linh, cùng sự tiến bộ của bản tính và nhân cách giống như Đấng Christ của một người. Nếu một người không có sự nỗ lực với chủ đích, sự làm chứng của người ấy có thể bị suy yếu, và chính ân điển có thể bị thất vọng và cuối cùng bị mất đi.

(Giê-rê-mi 31:31-34, Ê-xê-chi-ên 36 :25-27 ; Ma-la-chi 3 :2-3 ; Ma-thi-ơ 3 :11-12 ; Lu-ca 3 :16-17 ; Giăng 7 :37-39 ; 14 :15-23 ; 17 :6-20 ; Công Vụ 1 :5 ; 2 :1-4 ; 15 :8-9 ; Rô-ma 6 :11-13,19 ; 8 :1-4,8-14 ; 12 :1-2 ; 2 Cô-rinh-tô 6 :14-7 :1 ; Ga-la-ti 2 :20 ; 5 :16-25 ; Ê-phê-sô 3 :14-21 ; 5 :17-18, 25-27 ; Phi-líp 3 :10-15 ; Cô-lô-se 3 :1-17 ; 1 Tê-sa-lo-ni-ca 5 :23-24 ; Hê-bơ-rơ 4 :9-11 ; 10 :10-17 ; 12 :1-2 ; 13 :12 ; I Giăng 1 : 7, 9)

(“Sự toàn hảo Cơ Đốc”, “tình yêu thương toàn vẹn” : Phục Truyền 30 :6 ; Ma-thi-ơ 5 :43-48 ; 22 :37-40 ; Rô-ma 12 :9-21 ; 13 :8-10 ; I Cô-rinh-tô 13 ; Phi-líp 3 :10-15 ; Hê-bơ-rơ 6 :1 ; 1 Giăng 4 : 17-18)

(“Sự thánh sạch của tấm lòng”: Ma-thi-ơ 5 :8; Công Vụ 15 :8-9; 1 Phê-rơ 1 :22; I Giăng 3 : 3)

(“Báp-têm với Đức Thánh Linh” : Giê-rê-mi 31:31-34, Ê-xê-chi-ên 36 :25-27 ; Ma-la-chi 3 :2-3 ; Ma-thi-ơ 3 :11-12 ; Lu-ca 3 :16-17 ; Công Vụ 1 :5 ; 2 :1-4 ; 15 :8-9)

(“Sự sung mn của ân phước” : Rô-ma 15 : 29)

(“Sự thánh khiết Cơ Đốc” : Ma-thi-ơ 5 :1 – 7 :29 ;  Giăng 15 :1-11 ; Rô-ma 12 : 1 – 15 :3 ; 2 Cô-rinh-tô 7 :1 ; Ê-phê-sô 4 :17 – 5 :20 ; Phi-líp 1 :9-11 ; 3 :12-15 ; Cô-lô-se 2 :20-3 :17 ; 1 Tê-sa-lo-ni-ca 3 :13  ; 4 :7-8 ; 5 :23 ; 2 Ti-mô-thê 2 :19-22 ; Hê-bơ-rơ 10 :19-25 ; 12 :14 ; 13 : 20-21 ; 1 Phê-rơ 1:15-16 ; 2 Phê-rơ 1 :1-11 ; 3 :18 ; Giu-đe 20-21)




  1. Hội thánh

15. Chúng tôi tin vào Hội thánh, cộng đồng tuyên xưng Chúa Giê-su Christ là Chúa, dân của giao ước với Đức Chúa Trời được đổi mới trong Đấng Christ, Thân Thể của Đấng Christ, được kêu gọi bởi Đức Thánh Linh để hiệp nhất với nhau qua Lời của Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Trời kêu gọi Hội thánh bày tỏ sự sống của mình trong sự hiệp một và sự hiệp thông của Đức Thánh Linh; trong sự thờ phượng qua sự truyền giảng Lời Ngài, sự tuân thủ các thánh lễ, và thánh chức trong danh Ngài ; trong sự tuân phục Đấng Christ và tinh thần minh bạch và trách nhiệm với nhau.

Sứ mệnh của Hội thánh trong thế gian là tiếp tục công việc cứu chuộc của Đấng Christ trong quyền năng của Đức Thánh Linh qua đời sống thánh khiết, chương trình truyền gio và truyền giảng phúc âm, môn đồ hóa, và mục vụ.

Hội thánh là một thực tế lịch sử, tự tổ chức theo nhiều dạng thức tùy theo bối cảnh văn hóa ; vừa hiện hữu như hội chúng địa phương và cũng hiện hữu như một thể chế toàn vũ; những người được Đức Chúa Trời biệt riêng và kêu gọi cho những thánh chức chính xác. Đức Chúa Trời kêu gọi Hội thánh sống dưói sự tể trị của Ngài trong sự đợi chờ được cất lên vào ngày Chúa Giê-su Christ tái làm.

(Xuất Hành 19 :3 ; Giê-rê-mi 31 :33 ; Ma-thi-ơ 8 :11 ; 10 :7 ; 16 :13-19,24 ; 18 :15-20 ; 28 :19-20 ; Giăng 17 :14-26 ; 20 :21-23 ; Công Vụ 1 :7-8 ; 2 :32-47 ; 6 :1-2 ; 13 :1 ; 14 :23 ; Rô-ma 2 :28-29 ; 4 :16 ; 10 :9-15 ; 11 :13-32 ; 12 :1-8 ; 15 :1-3 ;  1 Cô-rinh-tô 3 :5-9 ; 7 :17 ; 11 :1, 17-33 ; 12 :3,12-31 ; 14 :26-40 ; 2 Cô-rinh-tô 5 :11 – 6 :1 ; Ga-la-ti 5 :6,13-14 ; 6 :1-5,15 ; Ê-phê-sô 4 :1-17 ; 5 :25-27 ; Phi-líp 2 :1-16 ; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4 :1-12  ; 1 Ti-mô-thê 4 :13 ; Hê-bơ-rơ 10 :19-25 ; 1 Phê-rơ 1 :1-2,13 ; 2 :4-12, 21 ; 4 :1-2 ,10-11 ; 1 Giăng 4 : 17 ; Giu-đe 24 ; Khải Huyền 5 :9-10)


  1. Thánh Lễ Báp-têm

16. Chúng tôi tin rằng Thánh Lễ Báp-têm Cơ Đốc, được Chúa chúng ta truyền lệnh, là một thánh lễ nói lên ý nghĩa của sự chấp nhận các giá trị phúc lợi từ sự chuộc tội của Chúa Giê-su Christ, để được cử hành cho các tín hữu và là sự xưng nhận đức tin của họ nơi Chúa Giê-su Christ là Cứu Chúa của họ, và với mục đích trọn vẹn của sự tuân phục trong sự thánh khiết và chính trực.

Thánh Lễ Báp-têm là một biểu tượng của giao ước mới, thiếu nhi có thể nhận lãnh thánh lễ báp-têm với sự yêu cầu của cha mẹ hay người giám hộ khi bảo đảm rằng em sẽ được giáo huấn thích đáng trong đời sống Cơ Đốc.

Thánh Lễ Báp-têm có thể được cử hành bằng nhiều phương thức, như rải nước, hay đổ nước lên đầu, hay trầm mình dưới nước, tùy theo sự chọn lựa của người xin nhận lãnh thánh lễ này.

(Ma-thi-ơ 3 :1-7 ; 28 :16-20 ; Công Vụ 2 :37-41 ; 8 :35-39 ; 10 :44-48 ; 16 :29-34 ; 19 :1-6 ; Rô-ma 6 :3-4 ; Ga-la-ti 3 :26-28 ; Cô-lô-se 2 :12 ; 1 Phê-rơ 3 :18-22)




  1. Tiệc Thánh Của Chúa

17. Chúng tôi tin nơi Lễ Tưởng Niệm và Tiệc Thánh Hiệp Thông đã được thiết lập bởi Chúa Giê-su Christ, Cứu Chúa của chúng ta, thánh lễ thiết yếu của Tân Ước, để loan truyền sự chết của Ngài như một của lễ hiến tế, qua những phẩm chất xứng đáng của sự chết này mà các tín hữu có được sự sống và sự cứu rỗi và lời hứa của tất cả các ân phước thuộc linh trong Đấng Christ. Thánh lễ đó dành riêng cho những người tự sửa soạn mình cho sự trân trọng tôn nghiêm của ý nghĩa về sự chết hy sinh này, và với thánh lễ này họ tiếp tục loan truyền sự chết của Chúa cho đến ngày Chúa tái lâm. Đây là buổi tiệc Hiệp Thông, chỉ có những ai đặt đức tin nơi Đấng Christ và yêu thương các thánh đồ mới được kêu gọi tham dự.

(Xuất Hành 12 :1-14 ; Ma-thi-ơ 26 :26-29 ; Mác 14 :22-25 ; Lu-ca 22 :17-20 ; Giăng 6 :28-58 ; 1 Cô-rinh-tô 10 :14-21 ; 11 :23-32)




  1. S Chữa Lành Của Đức Chúa Trời

Chúng tôi tin nơi giáo lý của Kinh Thánh về sự chữa lãnh của Đức Chúa Trời và khích lệ anh em của Giáo Hội chúng tôi cầu nguyện cho sự chữa lãnh của những người bệnh tật. Chúng tôi cũng tin là Đức Chúa Trời chữa lãnh qua những phương tiện y khoa.

(2 Các Vua 5 :1-19 ; Thi Thiên 103 :1-5 ; 51 :1-17 ; Ma-thi-ơ 4 :23-24 ; 9 : 18-35 ; Giăng 4 :46-54 ; Công Vụ 5 :12-16 ; 9 :32-42 ; 14 :8-15 ; 1 Cô-rinh-tô 12 :4-11 ; 2 Cô-rinh-tô 12 :7-10  ; Gia-cơ 5 :13-16)




  1. Sự Tái Làm Của Đấng Christ

Chúng tôi tin rằng Chúa Giê-su Christ sẽ trở lại một lần nữa ; rằng chúng ta, những người còn sống lúc Ngài trở lại sẽ không đi trước những người đã ngủ trong Chúa Giê-su ; nhưng nếu chúng ta trung tín chờ đợi Ngài, chúng ta sẽ được cất lên để cùng các thánh đồ được sống lại gặp gỡ Chúa trên không trung, để chúng ta sẽ mãi mãi cùng ở với Chúa.

(Ma-thi-ơ 25 :31-46 ; Giăng 14 :1-3 ; Công Vụ Các Sứ Đồ 1 :9-11 ; Phi-líp 3 :20-21 ; I Tê-sa-lô-ni-ca 4 :13-18  ; Tít 2 :11-14 ; Hê-bơ-rơ 9 :26-28 ; 2 Phê-rơ 3 :3-15 ; Khải Huyền 1 :7-8 ; 22 :7-20)




  1. Sự Sống Lại, Sự Phán Xét và Định Mệnh

Chúng tôi tin nơi sự phục sinh của những người chết, rằng thân thể của người công chính cũng như người gian ác sẽ được sống lại và hiệp nhất với tâm linh của họ - “những người đã thực hiện điều tốt lãnh thì sẽ sống lại để sống đời đời; và những người đã thực hiện điều gian ác sẽ sống lại cho sự xét xử”

Chúng tôi tin nơi sự phán xét trong tương lai mà mỗi người sẽ phải trình diện trước mặt Đức Chúa Trời để được xét xử trên căn bản của những công việc, những hành vi của mình trong cuộc đời này.

Chúng tôi tin rằng sự sống đầy vinh hiển và vĩnh cửu được bảo đảm cho tất cả những ai đã đặt sự tin cậy vào sự cứu rỗi và bước đi trong sự tuân phục Chúa Giê-su Christ của chúng ta ; và những người cuối cùng không ăn năn hối cãi sẽ phải chịu đau khổ mãi mãi trong hỏa ngục.
(Sáng Thế 18 :25 ; 1 Sa-mu-ên 2 :10 ; Thánh Thi 50 :6 ; I-sa 26 :19 ; Đa-ni-ên 12 :2-3 ; Ma-thi-ơ 25 :31-46 ; Mác 9 :43-48 ; Lu-ca 16 :19-31 ; 20 :27-38 ; Giăng 3 :16-18 ; 5 :25-29 ; 11 :21-27 ; Công Vụ 17 :30-31 ; Rô-ma 2 :1-16 ;  14 :7-12 ; 1 Cô-rinh-tô 15 :12-58 ; 2 Cô-rinh-tô 5 :10 ; 2 T-sa-lơ-ni-ca 1 :5-10 ; Khải Huyền 20 :11-15 ; 22 : 1-15)


HỘI THÁNH

I. Hội thánh Chung



23. Hội thánh của Đức Chúa Trời gồm có tất cả những ai được tái sanh về mặt thuộc linh và tên họ được ghi trên trời.
II. Những Hội thánh Riêng

24. Những Hội thánh riêng bao gồm những người được tái sanh tuỳ theo ý của Đức Chúa Trời và sự dẫn dắt của Thánh Linh cộng tác với nhau để thông công và phục vụ.
III. Hội thánh Nazarene

25. Hội thánh Nazarene bao gồm những người tình nguyện cộng tác với nhau theo giáo lý và tổ chức của Hội thánh nói trên, họ nhất trí tìm kiếm sự thông công Cơ đốc thánh khiết, sự qui đạo của tội nhân, sự nên thánh toàn vẹn của tín hữu, được gây dựng trong sự thánh khiết, và sự đơn giản cùng quyền năng thuộc linh đã bày tỏ trong Hội thánh đầu tiên thời Tân Ước, cùng với sự rao giảng Phúc âm cho mọi người
IV. Nhất Trí Bản Tuyên Ngôn Đức Tin

26. Chúng tôi nhìn nhận rằng quyền hạn và đặc ân của những người là thuộc viên của Hội thánh dựa trên sự kiện là họ được tái sanh. Chúng tôi thiết tưởng những lời diễn đạt dưới đây đầy đủ. Chúng tôi tin:

26.1. Một Đức Chúa Trời - Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh.

26.2. Kinh Thánh Cựu và Tân Ước, là sự mặc khải trọn vẹn của Đức Chúa Trời ban cho, chứa đựng tất cả lẽ thật cần thiết cho đức tin và nếp sống của Cơ đốcNhân.

26.3. Con người ra đời với bản chất sa ngã, vì vậy cứ nghiêng về điều ác và cứ tiếp tục như vậy.

26.4. Số phận cuối cùng của người không ăn năn là tuyệt vọng và hư mất đời đời.

26.5. Sự cứu chuộc qua Giê su Christ dành cho toàn thể dòng giống loài người, và bất cứ ai ăn năn và tin nơi Chúa Giê su thì được xưng công bình và được tái sanh, cũng như được cứu khỏi quyền thống trị của tội lỗi.

26.6. Sau khi được tái sanh do sự tin nơi Chúa Giê su Christ, những người tin được Đức Chúa Trời làm nên thánh trọn vẹn.

26.7. Thánh Linh làm chứng cho sự tái sanh và sự nên thánh trọn vẹn của tín hữu.

26.8. Cứu Chúa chúng ta sẽ tái lâm, người chết sẽ sống lại, và sự phán xét cuối cùng sẽ xảy ra.
V. Giao Ước của Phẩm Hạnh Cơ Đốc

27. Được kết hợp với Hội thánh hữu hình là đặc ân phước hạnh và bổn phận thiêng liêng của tất cả những ai được cứu khỏi tội lỗi và tìm kiếm sự trọn vẹn trong Đức Chúa Giê-su Christ. Chúng tôi mong muốn những ai kết hợp với Hội thánh Nazarene và bước đi trong sự thông công với chúng tôi bày tỏ được bằng cớ của sự được cứu khỏi tội lỗi bằng nếp sống tin kính và lòng nhiệt tình sinh động, họ khao khát được tẩy sạch khỏi tội lỗi nội trú. Họ sẽ bày tỏ bằng cớ của sự đầu phục Đức Chúa Trời.

27.1. THỨ NHẤT: Thực hiện theo lời Kinh Thánh, vốn là nguyên tắc của đức tin và sự sống đạo của chúng ta, bao gồm:

(1) Hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí, và hết sức lực yêu kính Đức Chúa Trời và yêu người lân cận như mình (Xuất Êdíptô ký 20:3-6; Lêviký 19:17-18; Phục Truyền Luật Lệ Ký 5:7-10, 6:4-5; Mác 12:28-31; Rôma 13:8-10).

(2) Mang nặng tâm tình chú ý đến người chưa được cứu để loan báo phúc âm cho họ, mời họ đến nhà Chúa, và quan tâm nhiệt tình đến sự cứu rỗi linh hồn họ (Mathiơ 28:19-20, Công vụ Các Sứ Đồ 1:8; Rôma 1:14-16; 2 Côrintô 5:18-20).

(3) Lịch sự nhã nhặn với mọi người (Ephêsô 4:32; Tít 3:2; 1 Phierơ 2:17, 1 Giăng:18).

(4) Giúp đỡ những người có cùng đức tin, trong tình yêu thương chịu đựng lẫn nhau (Rôma 12:13; Galati 6:2,10; Côlôse 3:12-14).

(5) Tìm kiếm điều tốt lành cho thân thể và linh hồn con người, nuôi nấng, cứu trợ những người đói khát, mặc áo cho người bị trần truồng, thăm viếng những người bị đau và bị tù; giúp đỡ người thiếu thốn khi có cơ hội và có khả năng (Mathiơ 25:35-36; 2 Côrintô 9:8-10; Galati 2:10; Gia cơ 2:15-16; 1 Giăng 3:17-18).

(6) Dùng khoản tiền dâng một phần mười và các khoản dâng hiến khác góp phần giúp đỡ cho công tác phục vụ và những công tác khác trong Hội thánh (Malachi 3:10; Luca 6:38; 1 Côrintô 9:14, 16:2; 2 Côrintô 9:6-10; Philíp 4:15-19).

(7) Trung tín tuân theo những lễ nghi qui định của Đức Chúa Trời và những đặc ân của sự cứu rỗi bao gồm sự thờ phượng chung (Hêbơrơ 10:25), chia sẻ Lời Chúa (Công vụ Các Sứ Đồ 2:42), dự Tiệc Thánh (1 Côrintô 11:23-30), nghiên cứu và suy gẫm Kinh Thánh (Công vụ Các Sứ Đồ 17:1; 2 Timôthê 2:15; 3:14-16); thờ phượng cá nhân và nhóm gia đình (Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:6-7; Mathiơ 6:6).



27.2. THỨ HAI: Tránh mọi hành vi tội lỗi bao gồm:

(1) Sự sử dụng danh Đức Chúa Trời cách bất kính hay thề nguyền (Xuất Êdíptô ký 20:7; Lêviký 19:12, Gia cơ 5:12).

(2) Sự xúc phạm ngày của Chúa bằng việc tham dự những hoạt động trần gian không cần thiết, ham mê làm những điều xâm phạm sự thánh khiết (Xuất Êdíptô ký 20:8-11; Esai 58:13-14; Mác 2:27-28; Công vụ Các Sứ Đồ 20:7; Khải Huyền 1:10).

(3) Sự phạm tội về tình dục như lấy nhau trước khi kết hôn, ngoại tình, sống phóng túng, đồi trụy cùng những hành vi vô luân (Xuất Êdíptô ký 20:14; Mathiơ 5:27-32; 1 Côrintô 6:9-11; Galati 5:19; 1 Têsalônica 4:3-7).

(4) Vướng vào những thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của con người. Cơ đốcNhân phải coi mình là đền thờ của Thánh Linh (Châm Ngôn 20:1; 23:1-3; 1 Côrintô 6:17-20, 2 Côrintô 7:1; Ephêsô 5:18).

(5) Sự cãi lộn, lấy ác trả ác, nói xấu, rải những sự nghi ngờ làm hại danh tiếng tốt của người khác (2 Côrintô 12:20; Galati 5:15; Ephêsô 4:30-32; Gia cơ 3:5-18; 1 Phierơ 3:9-10).

(6) Sự không thành thật, lừa dối trong việc mua bán, làm chứng dối, và những việc xấu tương đđđđương (Lêviký 19:10-11; Rôma 12:17, 1 Côrintô 6:7-10).

(7) Sự ham thích khoe khoang trong cách ăn mặc hay cử chỉ. Dân sự Chúa phải ăn mặc đơn giản và khiêm tốn để giữ mình thánh sạch (Châm Ngôn 29:23; 1 Timôthê 2:8-10; Gia cơ 4:6; 1 Phierơ 3:3-4; 1 Giăng 2:15-17).

(8) Sự ham thích những loại âm nhạc, văn chương và giải trí vốn làm ô danh Đức Chúa Trời (1 Côrintô 10:31; 2 Côrintô 6:14-17; Gia cơ 4:4).

27.3. THỨ BA: Luôn luôn ở trong mối thông công hết lòng với Hội thánh, không công kích nhưng hoàn toàn thuận phục theo giáo lý và những tập quán của Hội thánh, quan tâm tích cực trong sự làm chứng và mở rộng Hội thánh cách liên tục (Êphêsô 2:18-22; 4:1-3; 11-16, Philíp 2:11-8; 1 Phierơ 2:9-10).


*******

NHỮNG ĐIỀU KHOẢN

VỀ TỔ CHỨC VÀ CHÍNH THỂ
Điều I: HÌNH THỨC CHÍNH THỂ

28. Hội thánh Nazarene tổ chức theo hình thức đại biểu.

28.1. Chúng tôi nhất trí về việc cần có sự quản nhiệm để bổ túc và giúp đỡ Hội thánh địa phương trong sự hoàn thành sứ mạng và mục đích của mình. Sự quản nhiệm nầy sẽ khích lệ, tạo động cơ, giúp đỡ cách quản lý và hỗ trợ cho việc thành lập và khuyến khích sự thành lập những Hội thánh mới và Hội Truyền giáo ở khắp nơi.

28.2. Chúng tôi nhất trí rằng quyền hành giao cho các vị quản nhiệm không phải để can thiệp vào hành động độc lập của một Hội thánh tổ chức đầy đủ. Mỗi Hội thánh đều được hưởng quyền chọn lựa Mục sư, theo sự chấp thuận của Đại Hội Đồng Tổng Hội xét thấy là chính đáng. Mỗi Hội thánh cũng bầu cử những đại biểu đến những kỳ Hội Đồng khác nhau, mỗi Hội thánh tự quản lý tiền bạc và chịu tránh nhiệm về những vấn đề khác có liên quan đến hoạt động và công việc của Hội thánh.
Điều II. NHỮNG HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG

29. Thành phần thuộc viên của một Hội thánh địa phương gồm có những người đã được người có thẩm quyền tổ chức thành một Hội thánh, những người đã được người có thẩm quyền tiếp nhận vào Hội thánh sau khi người đó công bố kinh nghiệm cứu rỗi của mình, nhất trí với giáo lý của Hội thánh và tự nguyện thuận phục vào chính thể của Hội thánh Nazarene (100-107).
Điều III. CÁC HỘI ĐỒNG GIÁO HẠT

30. Đại Hội Đồng Tổng Hội sẽ tổ chức những thuộc viên của Hội thánh vào những Hội dồng Giáo hạt. Đại Hội Đồng Tổng Hội sẽ quyết định phẩm chất của những người được đánh giá cao và có phẩm hạnh xứng đáng làm những đại biểu Mục sư và tín hữu của Hội dồng Giáo hạt. Miễn là những Mục sư nhiệm chức đã dược bổ nhiệm đều là thành viên trong Hội đồng. Đại Hội Đồng Tổng Hội còn qui định biên giới của những Hội dồng Giáo hạt và nêu rõ quyền hạn và nhiệm vụ của những Hội dồng Giáo hạt ( 200- 205.7)
Điều IV. ĐẠI HỘI ĐỒNG TỔNG HỘI

31.1. Cấu Tạo Như Thế Nào. Đại Hội Đồng Tổng Hội sẽ gồm có số lượng Mục sư và tín hữu bằng nhau, họ là đại biểu được các Hội dồng Giáo hạt của Hội thánh Nazarene bầu cử; những thành viên đương nhiên tuỳ theo nhu cầu của Đại Hội Đồng Tổng Hội; và những đại biểu của những Giáo hạt ở dưới sự điều hành của Ngành Truyền Giáo Thế Giới, và những Ủy Ban Truyền Giáo U.S.A./Canada của Hội thánh Nazarene, theo nhu cầu của Đại Hội Đồng Tổng Hội .

31.2. Bầu Cử Những Đại Biểu. Tại một Hội dồng Giáo hạt trong vòng 16 tháng kể từ ngày họp Đại Hội Đồng Tổng Hội hay trong 24 thàng ở những nước mà cần chuẩn bị giấy phép đi lại hay những điều bất thường khác, mỗi Hội dồng Giáo hạt sẽ bầu cử những đại biểu dự bị miễn là không vượt quá con số chỉ định cho đại biểu của mình (203.23; 301-1.1)

31.3. Giấy Chứng Nhận Được Bầu Làm Đại Biểu. Thư ký của mỗi Hội dồng Giáo hạt sẽ cấp giấy chứng nhận được bầu cử cho những đại biểu và những đại biểu dự bị vào Đại Hội Đồng Tổng Hội, và cũng sẽ gởi những giấy chứng nhận đó cho Tổng Thư ký của Hội thánh Nazarene ngay sau khi ngưng họp Hội dồng Giáo hạt.

31.4. Số Phiếu Qúa Bán. Khi Đại Hội Đồng Tổng Hội họp lại, đa số phiếu của toàn thể đại biểu được bầu cử sẽ tạo thành số phiếu qui định để giải quyết công việc. Nếu trước kia có một lần đạt đến số phiếu qúa bán, số lượng ít hơn có thể chấp thuận biên bản, trong trường hợp vẫn còn phần chưa chấp thuận, thì buổi họp ngưng lại.

31.5. Những Vị Tổng Quản nhiệm. Đại Hội Đồng Tổng Hội sẽ bỏ phiếu kín để bầu những vị Tổng Quản nhiệm từ trong số những vị Trưởng Lão của Hội thánh Nazarene, tuỳ theo nhu cầu cần thiết để tạo thành Ban Tổng Quản nhiệm. Nếu có chỗ trống nào trong ban nầy giữa các kỳ hội đồng thì Đại Hội Đồng Tổng Hội dàn xếp tạm thời, sau đó chức vụ nầy sẽ được bổ sung bằng số phiếu 2/3 của Ban Chấp Hành Tổng Hội của Hội thánh Nazarene (305.2, 316).

31.6. Những Chức Viên Lãnh Đạo. Ủy Ban Tổng Quản nhiệm sẽ chỉ định một Tổng Quản nhiệm làm chủ toạ trong những buổi họp hằng ngày của Đại Hội Đồng Tổng Hội. Nhưng nếu không có vị Tổng Quản nhiệm nào được chỉ định hay vị ấy vắng mặt, thì Đại Hội Đồng Tổng Hội sẽ chọn một trong các thành viên làm vị chủ toạ lâm thời (300.1).

31.7. Những Nguyên Tắc Hội Nghị. Đại Hội Đồng Tổng Hội sẽ chấp thuận những nguyên tắc hội nghị để hình thành cách thức tổ chức, phương pháp, những ủy ban, và tất cả những vấn đề khác có liên quan đến sự quản lý, điều hành công việc. Đại Hội Đồng Tổng Hội sẽ đánh giá cuộc bầu cử và phẩm chất của những thành viên của mình (300.2-0.3).

31.8. Toà Thượng Thẩm. Đại Hội Đồng Tổng Hội sẽ chọn từ trong vòng những thành viên của Hội thánh Nazarene một số người có khả năng để lập một Ủy Ban Chống của Tổng Hội và sẽ chỉ định rõ ràng phạm vi, quyền hạn và thẩm quyền của ủy ban đó (305.7)

31.9. Thẩm Quyền Và Những Giới Hạn.

(1) Đại Hội Đồng Tổng Hội có quyền làm luật cho Hội thánh Nazarene, nội qui cho mọi ban ngành liên quan hay cộng tác với Hội thánh, nhưng không mâu thuẫn với Bản Hiến Chương nầy (300, 305-5.9).

(2) Bất cứ Hội thánh địa phương nào cũng được quyền mời Mục sư, với sự chấp thuận của Đại Hội Đồng Tổng Hội (115).

(3) Tất cả Hội thánh địa phương, những chức viên, Mục sư và tín hữu luôn luôn có quyền đòi hỏi sự xét xử công bằng và trật tự và có quyền chống án.


TU CHÍNH BẢN HIẾN CHƯƠNG

32. Những điều khoản của Bản Hiến Chương nầy có thể được thay đổi hay bị hủy bỏ, hay được bổ sung với sự tán thành của hai phần ba số phiếu của tất cả thành viên của Đại Hội Đồng Tổng Hội, và với sự đồng ý của không dưới hai phần ba của những cuộc Hội dồng Giáo hạt của tất cả những Giáo hạt Giai Đoạn 3 và Giáo hạt Giai Đoạn 2 của Hội thánh Nazarene. Đại Hội Đồng Tổng Hội hay bất cứ kỳ Hội Đồng nào của Giáo hạt Giai Đoạn 3 hay Giáo hạt Giai Đoạn 2 cũng có thể đề nghị sửa đổi hay tu chính Bản Hiến Chương. Khi nào sự tu chính được chấp thuận theo điều kiện trên, thì kết quả của sự bỏ phiếu chấp thuận tu chính sẽ được Ban Tổng Quản nhiệm công bố, từ đó những tu chính mới có đầy đủ sức mạnh và hiệu lực.

Phần III
GIAO ƯỚC CHO HẠNH KIỂM CƠ ĐỐC




ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC
HÔN NHÂN VÀ LI DỊ

/HAY BÃI BỎ HÔN NHÂN
TÍNH THIÊNG LIÊNG CỦA ĐỜI SỐNG
TÍNH DỤC CỦA CON NGƯỜI
QUẢN GIA CƠ ĐỐC
NHỮNG CHỨC VIÊN CỦA HỘI THÁNH
NGUYÊN TẮC HỘI NGHỊ
TU CHÍNH GIAO ƯỚC HẠNH KIỂM CƠ DỐC

A. ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

33. Hội thánh sung sướng công bố tin mừng là chúng ta có thể được giải cứu khỏi tội lỗi để sống đời sống mới trong Đấng Christ. Nhờ ân điển của Đức Chúa Trời, là những Cơ đốc nhân, chúng ta phải “cởi bỏ con người cũ” - những thói quen của hành vi cũng như tâm trí xác thịt cũ - và “mặc lấy người mới” - lối sống thánh khiết cũng như tâm trí của Đấng Christ (Ephêsô 4:17-24).

33.1. Hội thánh Nazarene có ý định áp dụng những nguyên tắc Kinh Thánh mang gía trị vĩnh cửu vào xã hội đương thời theo cách mà nhiều quốc gia và nhiều nền văn hoá có thể thấm nhuần những giáo lý và qui luật của Hội thánh. Chúng tôi tin rằng Mười Điều Răn vốn được Tân Ước nhắc lại phải tạo thành nền tảng đạo đức Cơ đốcvà phải được mọi người tuân theo.

33.2. Hội thánh còn công nhận thêm là ý niệm lương tâm tập thể của Cơ đốcNhân khi được Thánh Linh soi dẫn vẫn có giá trị pháp lý. Là một biểu hiện quốc tế của Thân Thể của Đấng Christ, Hội thánh Nazarene nhìn nhận trách nhiệm tìm cách giải thích rõ đời sống Cơ đốcđể dẫn tới đời sống đạo đức thánh khiết. Những tiêu chuẩn đạo đức truyền thống của Hội thánh được trình bày từng phần trong những đoạn sau. Mọi tín hữu nên cẩn thận tuân theo những điều đó làm nguyên tắc chỉ đạo và hướng dẫn để sống thánh khiết. Những người xâm phạm lương tâm của Hội thánh sẽ làm hại chính mình và tổn thương lời chứng của Hội thánh. Những sự thích nghi theo điều kiện văn hoá sẽ được chuyển lên Ban Tổng Quản nhiệm để cứu xét và chấp thuận.

33.3. Những thói quen phải tránh không thể liệt kê thành từng mục, tuy nhiên, chúng tôi nhìn nhận rằng những điều chúng tôi đưa ra không thể chứa đựng mọi hình thức gian ác ở khắp nơi trên thế giới. Vì vậy, nhu cầu cấp bách là phải động viên dân sự Chúa nhiệt tình tìm kiếm sự dẫn dắt của Thánh Linh trong việc nhạy bén với tội ác vượt quá văn tự về luật pháp, hãy ghi nhớ lời khuyên: “Hãy xem xét mọi sự, điều gì lành hãy giữ lấy, mọi hình thức gian ác thì hãy tránh xa. ” (1 Têsalônica 5:21-22).

33.4. Hội thánh Nazarene mong đợi những nhà lãnh đạo và những Mục sư của chúng tôi nhấn mạnh cùng giải thích tường tận tại những toà giảng và trên các tạp chí về những lẽ thật căn bản Kinh Thánh để giúp mọi người phân biệt rõ ràng giữa điều ác và điều thiện.

33.5. Giáo dục là phần quan trọng tối ưu cho đời sống thuộc linh và đời sống xă hội của xă hội loài người. Trường học công công là nơi có kế hoạch giáo dục mọi người. Tuy nhiên, trường học vẫn có những hạn chế, thực tế, luật pháp cai trị còn cấm dạy về những tín điều của Cơ đốcGiáo. Những tổ chức và viện giáo dụcTrường Chúa Nhật, trường Trung học, trường Mẫu giáo, Cao đẳng và Đại học đều phải dạy dỗ trẻ con, thanh niên và người lớn những nguyên tắc Kinh Thánh và những tiêu chuẩn đạo đức theo cách thức thế nào để mọi người có thể biết đến giáo lý của chúng tôi. Cách sống đạo đức nầy có thể được thay thế hoặc thêm vào những điều nhà trường dạy, vốn thường cung cấp kiến thức loài người mà thiếu đi những nguyên tắc dạy dỗ về nếp sống thánh khiết. Nền giáo dục tại trường công cộng phải được bổ túc bằng sự dạy dỗ về nếp sống thánh khiết tại gia đình. Cơ đốcNhân cũng được khuyến khích cộng tác với những tổ chức công công để làm chứng và gây ảnh hưởng của Vương Quốc Đức Chúa Trời cho những cơ quan nầy (Mathiơ 5:13-14).

34. Chúng tôi có quan niệm rằng chúng ta cần phải tránh những thói quen sau đây:

34.1. Những sự giải trí phá vỡ nền đạo đức Cơ Đốc. Từ đơn vị bản thân và gia đình, tín hữu Hội thánh Nazarene phải cai trị bản thân mình bằng ba nguyên tắc: Một là quản lý thì giờ nhàn rỗi theo cách Cơ Đốc. Nguyên tắc thứ hai là nhìn nhận rằng Cơ đốcNhân phải áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức cao nhất đối với nếp sống Cơ Đốc. Vì chúng ta đang sống trong thời kỳ đạo đức bị phá vỡ trong đó chúng ta đối diện với tiềm năng xâm nhập của những điều ác vào hàng rào thánh thiện của gia đình chúng ta qua những phương tiện khác nhau như báo chí, sách vở hiện có, ra đi ô, ti vi và máy vi tính cá nhân; điều chủ yếu là làm sao để gìn giữ gia đình chúng ta thoát khỏi sự thế tục hoá và tinh thần yêu mến thế gian. Những loại giải trí khích lệ sống thánh khiết và khẳng định những giá trị Kinh Thánh cần phải nhấn mạnh. Chúng tôi đặc biệt khuyến khích giới trẻ sử dụng tài năng phương tiên truyền thông và nghê thuật để tạo ảnh hưởng tích cực trên phần văn hóa lan rộng này. Nguyên tắc thứ ba là trách nhiệm làm chứng chống lại bắt cứ điều gì xem thường hoặc phạm thượng Chúa, và những điều gian ác trong xã hội như thô bạo, dâm dục, khiêu dâm, nhạo báng, những tục sùng bái, như chúng ta thấy trong công nghệ quảng cáo giải trí dưới nhiều hình thức và nhiệt tình đem vào tổ chức kinh doanh đến nỗi nó trở thành những nhà kinh doanh cung cấp loại giải trí nầy. Điều nầy có thể bao gồm những loại giải trí cần tránh những phim ảnh, chương trình truyền hình, phim vidéo, kịch, sản xuất với những hình ảnh thô bạo, khiêu dâm, hay huyền hoặc tán dương triết lý thế tục, kích động cảm xúc và mê đắm vật chất làm hạ thấp tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời về sự thánh khiết trong lòng và đời sống.

Cần có sự dạy dỗ về những tiêu chuẩn của nếp sống Cơ đốcđể dân sự Chúa liên tục cầu nguyện để cẩn thận phân biệt và chọn lựa con đường thánh khiết cao đẹp. Vì the, chúng tôi kêu gọi những nhà lãnh đạo và các Mục sư phải nhấn mạnh trong những tạp chí và toà giảng về những lẽ thật căn bản như là nguyên tắc để phân biệt điều thiện và điều ác qua những phương tiện truyền thông nầy.

Chúng tôi gợi ý tiêu chuẩn được mẹ của John Wesley khuyên ông, “Bất cứ điều gì làm yếu đi lý luận của con, làm hư hỏng sự nhạy bén của lương tâm con, ngăn trở sự cảm nhận của con về Đức Chúa Trời, hoặc tước bỏ mùi vị của những điều thuộc linh, bất kỳ điều gì làm cho thân thể con có sức mạnh hơn ý chí, đối với con điều đó là tội”, giúp chúng ta phân biệt. (33.2-33.4, 903. 12- 3.14).

(Rôma 14:7-13; 1 Côrintô 10:31-33; Êphêsô 5:1-18; Philíp 4:8-9; 1 Phierơ 1:13-17; 2 Phierơ 1:3-11).



34.2. Xổ số và những loại bài bạc khác, hoặc hợp pháp hay bất hợp pháp. Hội thánh phải biết rằng kết quả cuối cùng của những hoạt động nầy đều bất lợi cho cả cá nhân lẫn xă hội.

(Mathiơ 6:24-34; 2 Têsalônica 3:6-13; 1 Timôthê 6:6-11; Hêbơrơ 13:5-6; 1 Giăng 2:15-17).



34.3. Thành viên của những tổ chức bí mật hay hội kín. Bản chất của những cái “tưởng chừng như tôn giáo” của những tổ chức nầy, sẽ làm giảm sự đầu phục Chúa của Cơ đốcNhân và sự bí mật của họ trái ngược với lời chứng công khai của Cơ đốcNhân.

(1 Côrintô 1:26-31; 2 Côrintô 6:14 - 7:1; Ephêsô 5:11-16; Gia cơ 4:4; 1 Giăng 2:15-17).



34.4. Mọi loại hình thức khiêu vũ vốn làm ngăn trở sự tăng trưởng thuộc linh và làm hại đạo đức chính đáng cùng sự dè dặt giữa nam và nữ.

(Mathiơ 22:36-39; Rôma 12:1-2; 1 Côrintô 10:31-33; Philíp 1:9-11; Côlôse 3:1-17)



34.5. Sử dụng hay buôn bán các loại rượu làm nước giải khá; Sử dụng hay buôn bán ma túy; sử dụng hay buôn bán thuốc lá.

Dựa vào Kinh Thánh và kinh nghiệm con người liên quan những hậu qủa tàn phá khi dùng rượu làm thức uống và trên những khám phá của ngành y về ảnh hưởng tai hại của cả rượu lẫn thuốc lá trên cơ thể và trí tuệ, lập trường của chúng ta là cộng đồng đức tin cam kết theo đuổi nep sống thánh khiết, như thế chúng ta chọn tránh những việc đó tốt nhất. Kinh Thánh day thân thể là đền thờ của Đức Thánh Linh. Vì sự quan tâm đến ngưới khác và chính mình, chúng ta kêu gọi những người Nazarene tránh những sự say sủa.

Thêm nữa, trách nhiệm đối với xã hội yều cầu chúng ta sử dùng những cách hợp pháp dể giảm số lượng rưỡu và thuốc lá cho người khác. Qúa nhiều vắn nghiện rượu trong thế giới chúng ta đòi hỏi chúng ta phải làm gương tốt. (903.12-3.14)

(Châm Ngôn 20:1; 23:29 - 24:2; Ôsê 4:10-11; Habacúc 2:5;Rôma 13:8; 14:15-21; 15:1-2; 1 Côrintô 3:16-17; 6:9-12; 19-20; 10:31-33; Galati 5:13-14, 21; Êphêsô 5:18).

(Chỉ có nước nho không lên men và bánh không men nên được dùng trong Tiệc Thánh) (413.11, 427.7, 428.2, 429.1; 802)

34.6. Sự sử dụng không theo toa những chất gợi ảo giác, những chất kích thích, thuốc giảm đau, và lạm dụng các chất thuốc thường xuyên. Những loại thuốc trên chỉ được dùng theo lời khuyên và sự chỉ dẫn của bác sĩ.

(Mathiơ 22:37-39; 27:34; Rôma 12:1-2; 1 Côrintô 6:19-20; 9:24-27).


B. HÔN NHÂN VÀ LI DỊ / hay BÃI BỎ HÔN NHÂN

35. Qua Chúa Giê su Christ, gia đình được kết chặt với nhau trong một sợi dây chung tức là vòng tròn yêu thương, thông công, và thờ phượng được ràng buộc chặt chẽ vào xã hội trong đo, sợi dây gia đình dễ dàng bị đứt đoạn hơn. Trong công tác phục vụ, Hội thánh chúng tôi nhấn mạnh nhiều về mối quan hệ gia đình Cơ đốctrong sự dạy dỗ và sống đạo để phát triển và tăng cường sức mạnh cho sợi dây gia đình. Đặc biệt, Hội thánh chúng tôi đặt nặng về sự giảng dạy rõ ràng về kế hoạch trường kỳ của hôn nhân của Kinh Thánh.

Thể chế hôn nhân đã được Đức Chúa Trời thiết lập trong thời kỳ con người vô tội, và theo uy quyền của các sứ đồ, mọi người phải “tôn trọng sự hôn nhân”; đó là sự kết hợp hỗ tương giữa người nam và người nữ ở trong sự thông công, giúp đỡ và lưu truyền nòi giống. Khi trở thành Cơ đốcNhân, tín hữu Hội thánh chúng tôi phải yêu mến giữ gìn cơ nghiệp thánh nầy, và phải bước vào hôn nhân bằng sự hết lòng tìm kiếm


**1. Ý nghĩa của ly hôn trong nội quy sẽ bao gồm hủy bỏ hôn nhân khi được dùng thay thế ly hôn về mặt pháp lý.
sự dẫn dắt thiên thượng cho đến khi biết chắc rằng sự kết hợp nầy phù hợp với những yêu cầu của Kinh Thánh.

Họ còn phải nhiệt tình tìm kiếm những phước hạnh mà Đức Chúa Trời ban cho có liên hệ với hôn nhân đúng nghĩa, tức là sự kết hợp thánh khiết, trong tình yêu thương lẫn nhau, vai trò làm cha mẹ - vốn là những yếu tố chính để xây dựng gia đình. Giao ước hôn nhân là sự kết hợp luân lý toàn tại lúc hai người còn sống, vì vậy việc phá vỡ giao ước đó đi ngược lại ý muốn của Chúa về tính vĩnh hằng của hôn nhân.

(Sáng thế ký 1:26-28, 31; 2:21-24; Malachi 2:13-16; Mathiơ 19:3-9; Giăng 2:1-11; Êphêsô 5:21 - 6:4; 1 Têsalônica 4:3-8; Hêbơrơ 13:4)

35.1. Theo sự dạy dỗ của Kinh Thánh, hôn nhân là sự thuận phục trọn cuộc sống của phái nam và phái nữ để phản chiếu sự yêu thương hi sinh của Đấng Christ đối với Hội thánh. Như thế, ý đinh của hôn nhân là sống với nhau trọn đời, và li dị là sự vi phạm sự dạy dỗ rõ ràng của Đấng Christ về hôn nhân. Tuy nhiên, nếu hai người thật lòng ăn năn, hạ mình và có đức tin thì ân điển tha thứ của Đức Chúa Trời vẫn bao la đủ để khoả lấp sự vi phạm đó. Đành rằng cũng có một số người li dị trái với ý muốn của mình hoặc bị bắt buộc phải giải quyết như thế để bảo vệ tính hợp pháp hay sự an tòan cho mình.

(Sáng thế ký 2:21-24; Mác 10:2-12; Luca 7:36-50; 16:18; Giăng 7:53 - 8:11; 1 Côrintô 6:9-11; 7:10-16;

Ephêsô 5:25-33)

35.2. Những Mục sư của Hội thánh Nazarene cần phải cẩn thận đối với những vấn đề liên quan đến hôn nhân nghi thức. Bằng mọi cách khả thi, họ phải truyền đạt cho hội chúng mình tính thánh khiết của hôn nhân Cơ Đốc. Họ sẽ đem đến sự cố vấn tiền hôn nhân trong mỗi trường hợp nếu có thể trước khi cứ hành hôn lễ, trong đó có sự dẫn đắt thuộc linh đúng đắn cho những người đã có kinh nghiệm của sự ly hôn.

Họ chỉ long trọng làm lễ thành hôn cho những người có quyền kết hôn theo tiêu chuẩn của Kinh Thánh (107-7.1).



35.3. Những thuộc viên của Hội thánh Nazarene phải hết lòng cầu nguyện tìm kiếm sự cứu vãn trong vấn đề hôn nhân không hạnh phúc, thưc hiện theo đúng lời thề và sự dạy dỗ rõ ràng của Kinh Thánh; mục đích của họ là phải cứu vãn gia đình và giữ gìn tiếng thơm cho Đấng Christ và Hội thánh. Những

cặp vợ chồng có những vấn đề hôn nhân nghiêm trọng cần phải tìm kiếm sự hướng dẫn và khuyên bảo của Mục sư của mình hay người lãnh đạo thuộc linh khác. Không tuân theo những sự chỉ dẫn trong đức tin chân thật, và không hết lòng tìm kiếm hướng giải quyết của Cơ đốcNhân, mà cứ tiến tới sự li dị và tái hôn, thì một người hoặc cả hai người đều phải chịu kỷ luật theo điều khoản 504-504.2 và 505-505.12.


35.4. Qua sự thiếu hiểu biết, tội lỗi và sự yếu đuối của con người, nhiều người trong xă hội chúng ta không biết đến kế hoạch thiên thượng. Chúng ta tin rằng Đấng Christ có thể cứu chuộc những người nầy, giống như người đàn bà Samari bên giếng nước, và đừng cho rằng tội chống nghịch lại kế hoạch của Đức Chúa Trời cho vấn đề hôn nhân nằm quá biên giới của ân điển tha thứ của Đức Chúa Trời. Khi một cuộc hôn nhân bị bãi bỏ, và theo sau đó là sự tái hôn, hai người phối ngẫu cùng nhau nên tìm kiếm ân điển tha thứ của Đức Chúa Trời và sự cứu giúp của Ngài trong hôn nhân. Những người nầy có thể được tiếp nhận làm thuộc viên của Hội thánh khi họ bày tỏ chứng cớ về sự tái sanh và sự hiểu biết về sự thánh khiết của hôn nhân Cơ đốc(27, 107.1).
C. TÍNH THIÊNG LIÊNG CỦA ĐỜI SỐNG CƠ ĐỐC

36. Hội thánh Nazarene tin rằng sự sống của con người l thing ling v cố gắng bảo vệ chống việc ph

thai, chống nghiên cứu tế bào phôi, chống gây chết an tử và chống việc không chăm sóc y tế hợp lý cho người khuyết tật hoặc người cao tuổi.



Xúi giục Phá thai. Hội thánh Nazarene khẳng định sự sống con người là thiêng liêng vì do Đức Chúa Trời là Đấng Tạo Hoá thiết lập và tin rằng sự thiêng liêng này bao gồm cả hài nhi chưa sinh ra. Sủ sống là quá tặng từ Đức Chúa Trời. Toàn bộ sự sống con người, kể cả sự sống phát triển trong tử cung, cũng do Đức Chúa Trời tạo dựng theo hình ảnh Ngài và vì vậy, phải được nuôi dưỡng, nâng đỡ và bảo vệ. Từ lúc được thành hình, hài nhi là một con người với đủ mọi đặc điểm đang phát triển của sự sống lòai người, và sự sống này nhờ vào người mẹ để tiếp tục được phát triển. Cho nên, chúng tôi tin rằng phải tôn trọng và bảo vệ sự sống con người ngay từ lúc mới thành hình. Chúng tôi chống đối việc xúi giục phá thai bằng bất kỳ phương tiện nào, khi dùng cho tiện lợi cá nhân hoặc cho việc kiểm soát dân số. Chúng tôi phản đối những luật cho phép tự do phá thai. Nhận biết dù hiếm khi gặp, nhưng nếu tình trạng sức khỏe của mẹ hoặc của hài nhi chưa sinh ra, hay của cả hai không thể tiếp tục giữ thai nhi, thì chỉ có thể chấm dứt thai kỳ sau khi khám kỹ và được tư vấn Cơ Đốc.

Chống phá thai có trách nhiệm đòi hỏi chúng tôi phải gắn bó với những chương trình khởi xướng và hỗ trợ nhằm chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Cơn khủng hoảng của sự mang thai ngoài ý muốn kêu gọi cộng đồng tín hữu (chỉ nói đến những người biết về sự khủng hoảng nầy) bày tỏ yêu thương, cầu nguyện và khuyên bảo. Trong những trường hợp đó, sự giúp đỡ có thể ở dưới hình thức những trung tâm tư vấn, nhà ở cho người sắp làm mẹ và những tổ chức từ thiện Cơ đốcsắp xếp việc nhận con nuôi.

Hội thánh Nazarene nhìn nhận rằng lý do phá thai làm phương tiện để chấm dứt sự có thai ngoài ý muốn thường xảy ra vì người ta xem thường những tiêu chuẩn Cơ đốcvề trách nhiệm tính dục. Vì thế, Hội thánh kêu gọi từng người thực hành đạo đức Tân Ước vì có liên quan vấn đề tính dục của con người và có đề cập chuyện phá thai bằng cách đặt vấn đề phá thai vào khuôn mẫu rộng rãi hơn của những nguyên tắc Kinh Thánh vốn cung cấp sự hướng dẫn cho quyết định đạo đức.

(Sáng Thế 2:7, 9:6; Xuất Êdíptô ký 20:13, 21:12-16; 22:25; Lê vi 18:21; Gióp 31:15, Thi Thiên 22:9; 139:3-16; Êsai 44:2, 24; 49:5; Giê rê mi 1:5; Luca 1:15, 23-25; 36-45; Công vụ 17:25; Rôma 12:1-2; 1 Côrintô 6:16; 7:1; 1 Têsalônica 4:3-6)

Hội thánh Nazarene cũng nhìn nhận rằng rất nhiều người đã bị ảnh hưởng thảm kịch phá thai. Mọi hội chúng và tín hữu nên khuyên giục phổ biến thông điệp tha thứ của Đức Chúa Trời cho từng người đã phá thai. Những Hội chúng địa phương của chúng tôi phải là những cộng đồng cứu chuộc và hy vọng đối với mọi người đau khổ về thể xác, tình cảm lẫn tình thần do kết quả cố tình kết thúc thai kỳ.

(Rô ma 3:22-24; Ga la ti 6:1)



Gây ‘Gene’ và’ Trị Liệu Bằng ‘Gene’. Hội thánh Nazarene ủng hộ việc dùng gây ‘gene’ để chữa trị bằng ‘gene’. Chúng ta công nhận chữa trị bằng ‘gene’ có thể ngăn ngừa và trị bệnh, ngăn ngừa và chữa trị những rối lọan tâm thần lẫn cơ thể. Chúng tôi phản đối dùng gay ‘gene’ để tạo bất công xã hội, xem thường nhân phẩu, hoặc cố gắng hơn người khác về chỏng tộc, trí tuệ, hoặc về mặt xã hội (di truyền học). Chúng tôi phản đối khởi xướng việc nghiên cứu ADN nhằm dùng kết quả để khuyến khích hoặc hỗ trợ phá thai nơi con người thay vì để cho hài nhi chào đời. Trong mọi trường hợp, sự khiêm nhường, tôn trọng gía trị không thể vi phạm của sự sống con người, sự bình đẳng của con người trước mặt Đức Chúa Trời, và trung thành với công lý lẫn nhân từ phải kiểm sóat việc gây ‘gene’ và trị liệu bằng ‘gene’ (Mi-chêê 6:8)

Nghiên Cứu Tế Bào Chủ Trong Phôi Người Cùng Những Nỗ Lực Khác về Y Học/Khoa Học Hủy Họai Sự Sống Con Người Sau Khi Thụ Thai. Hội thánh Nazarene mạnh mẽ khuyến khích cộng đồng

khoa học chủ động theo đuổi tiến bộ trong kỹ thuật bão chủ lấy từ những nguồn như các mô trong người lớn từ nhau, máu dây roan, từ nguồn thú vật, cùng những nguồn phôi không từ con người. Việc làm này nhằm cứu cánh công chính và nỗ lực mang lại chữa lành cho nhiều người mà không vi phạm tính thiêng liêng của sự sống con người. Lập trường của chúng tôi về khảo cứu tế bào phôi chủ trong con người phát xuất từ khẳng định cho rằng phôi người là một con người được tạo theo hình ảnh Đức Chúa Trời. Vì vậy chúng tôi phản đối việc dùng các tế bào chủ sản sinh từ phôi người, để khảo cứu, can thiệp trị bệnh hoặc cho mục đích nào khác.



Khi những tiến bộ khoa học tạo nhiều kỹ thuật mới trong tương lại, chúng tôi mạnh mẽ ủng hộ khảo cứu này nếu không vi phạm tính thiêng liêng trong sự sống con người hoặc vi phạm những luật Kinh Thánh, đạo dức khác. Tuy nhiên, chúng tôi chống lại việc hủy họai phôi người vì bất kỳ mục đích nào và bất kỳ lọai khảo cứu nào cất lấy sự sống con người sau khi thụ thai. Nhất quán với quan điểm này, chúng tôi phản đối việc dùng mô từ các bào thai người bị phá, cho bất kỳ mục đích nào.

Phát Triển Người Vô Tính. Chúng tôi phản đối việc nhân giống con người. Nhân lọai có giá trị trước mặt Đức Chúa Trời là Đấng tạo dựng chúng ta theo hình ảnh Ngài, và việc nhân giống một con người tức xem người đó như một món đồ, tức phủ nhận nhân phẩm cùng gía trị riêng do Đấng Tạo Hóa ban cho chúng ta. (Sáng Thế Ký 1:27)

Gây Chết An Tử (Kể Cả Được Bác Sĩ Giúp Tự Sát). Chúng tôi tin rằng chết an tử (chủ tâm kết thúc sự sống của người bệnh ở giai đoạn cuối hoặc mang bệnh nan y và gây suy yếu không đe dọa sự sống ngay túc khắc, nhưng nhằm mục đích chấm dứt khổ đau) là không hợp với niềm tin Cơ Đốc. Điều này xảy ra khi người bệnh ở giai đọạn cuối yêu cầu hoặc đồng ý (tự nguyện chết an tử) và khi người bệnh ở giai đọan cuối không có khả năng trí tuệ để đồng ý (không tự nguyện chết không an tử). Chúng tôi cho rằng Giáo Hội Cơ đốctrong lịch sử đã bác bỏ việc gây chết an tử là do niềm xác tín của họ dựa trên Kinh Thánh và là trọng tâm trong lời tuyên xưng đức tin vào Chúa Giê su Christ là Chúa của Hội thánh. Gây chết an tử tức là vi phạm niềm tin Cơ đốcnơi Đức Chúa Trời là Chúa tể của sự sống, vì như vậy là tự dành quyền làm chủ bản thân; cũng vi phạm vai trò chúng tôi là quản gia trước mặt Đức Chúa Trời; góp phần làm xói mòn gía trị Kinh Thánh gán cho sự sống con người và cộng đồng; quá xem năng việc chấm dứt khổ đau; và phản ánh thái độ cao ngạo của con người trườc một Đức Chúa Trời tể trị đầy nhân ái. Chúng tôi khuyên giục dân sự mình phản đối mọi nỗ lực hợp pháp hóa việc gay chết an tử.

Để Cho Chết. Khi cái chết gần kề, chúng tôi tin rằng trong phạm vi niềm tin và thực hành Cơ Đốc, có thể chấp nhận ngưng hoặc không để xướng những hệ thống hỗ trợ sự sống gỉa tạo. Quan điểm này áp dụng cho trường hợp những người dai dẳng sống trong tình trạng thưc vật và cho những người sử dụng các phương tiện bất thường để kéo dài sự sống, chẳng có hy vọng hợp lý sẽ được hồi phục sức khỏe. Chúng tôi tin rằng khi sự chết đã gần kề thì niềm tin Cơ đốcácũng không đòi hỏi phải trì hoãn tiến trình chết theo cách giả tạo. Là Cơ đốcnhân, chúng tôi tin cậy sự thành tín của Đức Chúa Trời và có hy vọng sự sống đời đời. Điều này giúp Cơ đốcnhân bày tỏ đức tin nơi Đấng Christ là Đấng đã thắng hơn sự chết thay cho chúng tôi và đã cướp mất chiến thắng của tử thần.
D. TÍNH DỤC CỦA CON NGƯỜI

37. Hội thánh Nazarene nhìn nhận rằng tính dục của con người là một sự biểu lộ của sự thánh khiết và sự tốt đẹp mà Đức Chúa Trời dành cho tạo vật của Ngài. Đây là một trong những phương cách xác nhận và bày tỏ giao ước giữa người chồng và người vợ. Cơ đốcNhân phải hiểu rằng trong hôn nhân tính dục của con người có thể và phải được Đức Chúa Trời thánh hoá. Sự luyến ái của con người đạt đến tuyệt đỉnh khi nó là dấu hiệu của tình yêu có sự hiểu biết và chung thuỷ. Người chồng và người vợ Cơ đốcphải nhìn nhận rằng sự luyến ái là một phần của sự thuận phục nhau và đầu phục Đấng Christ là nguồn của ý nghĩa cuộc sống.

Gia đình Cơ đốcphải là nơi dạy dỗ con cái đặc tính thánh khiết của tính dục của con người và chỉ cho con cái ý nghĩa của sự luyến ái trong phạm vi của tình yêu, chung thuỷ và kiên nhẫn.

Mục sư và những nhà giáo dục Cơ đốcphải trình bày cách rõ ràng sự hiểu biết Cơ đốcvề vấn đề tính dục, khuyên bảo Cơ đốcNhân tiến hành hôn lễ tốt đẹp và nghiêm khắc đề phòng sự phản bội và xuyên tạc sự thật.

Tính dục mất hẳn mục đích của nó khi được dùng như cứu cánh của nhục dục hoặc khi hạ giá trị bằng sự sử dụng người khác để thoả mãn tính dâm đãng và chiều theo sự ham thích thể xác. Chúng tôi quan niệm rằng mọi hình thức thân mật tình ái xảy ra ngoài giao ước hôn nhân là tội lỗi và xúc phạm sự thánh khiết cùng sự tốt đẹp mà Đức Chúa Trời dành cho nó.

Đồng tính luyến ái là một phương tiện qua đó tính dục của con người bị lạm dụng. Chúng tôi công nhận chiều sâu của sự lạm dụng mà nó dẫn đến hành động đồng tính luyến ái, nhưng cũng xác nhận rằng theo Kinh Thánh hành động ấy là tội lỗi và phải gánh chịu thạnh nộ của Đức Chúa Trời. Chúng tôi tin rằng ân điển của Đức Chúa Trời cũng ban sự đắc thắng thói quen đồng tính luyến ái. Chúng tôi tin ân điển của Đức Chúa Trời cũng ban sự đắc thắng hàng động đó (Côrintô 6:9-11). Chúng tôi lấy làm tiếc về bất kỳ hành động hay lời nói nào dường như ám chỉ sự hoà hợp giữa luân lý Cơ đốcvà thói quen đồng tính luyến ái. Chúng tôi thúc giục Hội thánh phải có sự dạy dỗ và rao giảng rõ ràng về những tiêu chuẩn của Kinh Thánh liên quan đến vấn đề đạo đức của tính dục.

(Sáng thế ký 1:27; 19:1-25; Lêviký 20:13; Rôma 1:26-27; 1 Côrintô 6:9-11; 1 Timôthê 1:8-10)


E. QUẢN GIA CƠ ĐỐC

38. Ý Nghĩa Của Sự Quản Gia. Kinh Thánh dạy rằng Đức Chúa Trời là Sở Hữu Chủ của mọi người và mọi vật, mọi người đều là quản gia của Ngài về sự sống và tài sản. Chúng ta phải thừa nhận sự sở hữu của Đức Chúa Trời và sự quản lý của con người, vì mọi người phải khai trình với Đức Chúa Trời về sự quản lý của cá nhân mình. Là Đấng có hệ thống và thứ tự trong mọi đường lối của Ngài, Đức Chúa Trời đã thiết lập một hệ thống dâng hiến để loài người nhìn nhận sự sở hữu của Ngài trên mọi điều con người đang hưởng. Với mục đích nầy, tất cả con cái Đức Chúa Trời đều nên trung tín dâng một phần mười và những khoản dâng khác để yểm trợ cho việc rao giảng phúc âm (140).

(Malachi 3:8-12; Mathiơ 6:24-34; 25:31-46; Mác 10:17-31; Luca 12:13-24; 19:11-27; Giăng 15:1-17; Rôma 12:1-13; 1 Côrintô 9:7-14; 2 Côrintô 8:1-15; 9:6-15; 1 Timôthê 6:6-19; Hêbơrơ 7:8; Gia cơ 1:27; 1 Giăng 3:16-18)



38.1. Quĩ Tiền Dâng Một Phần Mười. Dâng một phần mười tiền của mình có là sự thực hiện theo Lời Kinh Thánh và sự bày tỏ cách trung tín và thường xuyên của thuộc viên của Hội thánh mà người nào đó gia nhập. Vì thế, nền tài chánh của Hội thánh sẽ dựa trên kế hoạch của quĩ tiền dâng một phần mười, và tín hữu của Hội thánh địa phương của Hội thánh Nazarene phải coi Hội thánh của mình là kho của nhà Chúa. Tất cả những ai là thuộc viên của Hội thánh Nazarene đều được động viên để trung tín dâng một phần mười của tất cả số lượng thu nhập của mình, coi đó là bổn phận dâng hiến tối thiểu của mình cho Chúa, và số tiền dâng tự nguyện thêm vào khi Đức Chúa Trời ban phước cho họ để yểm trợ cho công việc Chúa của Hội thánh chung, Hội thánh địa phương, Giáo hạt, vùng hay tổng hội. Phần mười dâng vào hội thành Nazarene đia phương được xem là ưu tiên trên tất cả những món dâng khác mà Đức chúa Trời có thể cảm động lòng con người những quản gia trung thành của Ngài để hỗ trợ Hội thánh.

38.2. Quyên Góp Tiền Bạc và Điều Phối Việc Đóng Góp. Trong sự hiểu biết về lời dạy của Kinh Thánh liên quan đến vấn đề dâng một phần mười và các khoản dâng khác để yểm trợ cho việc rao giảng Phúc âm, và việc xây dựng nhà thờ, thì không một Hội thánh nào của Hội thánh Nazarene được phép sử dụng bất kỳ phương pháp quyên góp tiền nào vốn dễ làm giảm giá trị những nguyên tắc trên, ngăn trở sự rao giảng phúc âm, làm tổn thương danh tiếng Hội thánh, đối xử phân biệt với người nghèo, hoặc đánh lạc hướng năng lực của tín hữu trong việc truyền bá Phúc âm.

Trong việc đóng góp ngân quĩ để đáp ứng nhu cầu của những chương trình của Hội thánh địa phương hay của Giáo hạt, của vùng, hay của tổng hội Hội thánh Nazarene, thì những Hội thánh địa phương được chấp nhận và thực hiện một kế hoạch đóng góp về tài chánh theo sự phân phối gởi hàng tháng cho Tổng hội, Giáo dục và Giáo hạt (130, 154, 155-55.2, 413.21)



38.3. Cấp Dưỡng Cho Người Hầu Việc Chúa. “Cũng vậy, chính Chúa đã dạy: ‘Ai truyền giảng Phúc Âm thì được nuôi sống bằng Phúc Âm” ( 1 Côrinhtô 9:14). Hội thánh phải có bổn phận cấp dưỡng cho Mục sư của mình, là người đã được Đức Chúa Trời kêu gọi, và ở dưới sự chỉ đạo của Hội thánh, người ấy tận hiến trọn vẹn để làm công tác phục vụ. Vì thế, chúng tôi động viên mỗi thuộc viên của Hội thánh nên tự nguyện hỗ trợ cho công tác cấp dưỡng Mục sư bằng cách dâng tiền hàng tuần, và như thế, Mục sư sẽ được hưởng lương thường xuyên mỗi tháng (115.4).

38.4. Tài Sản Và Lợi Tức Nhân Sinh Để Lại Như Di Sản Thừa Kê. Điều thiết yếu trong sự thực hiện sự quản lý là mỗi Cơ đốcNhân phải suy nghĩ cẩn thận về những gì mình phải thực hiện với số lợi tức sau khi thanh toán xong mọi khoản và tài sản mà Chúa giao cho mình làm quản lý trong cõi đời nầy. Giáo Hội Nazarene nhìn nhận nhu cầu của một tinh thần quản gia trung tín trong cuộc đời này và khải tượng được Đức Chúa Trời ban cho để thiết lập một tài sản kế thừa cho tương lai. Gíao hội đã thiết lập QuỹTài trợ của Giáo Hội Nazarene để phát triển Tinh Thần Quản Gia Cơ đốcqua kế hoạch dâng hiến kéo dài cho tương lai. Luật dân sự thường không cung cấp một khuôn khổ pháp lý để làm vinh hiển Đức Chúa Trời. Mỗi Cơ đốcNhân nên đặt sự quan tâm trong việc chuẩn bị di chúc cuối cùng một cách thận trọng và thích hợp với pháp lý; và Gíao Hội Nazarene qua các thánh chức khác như các sứ mệnh truyền giáo, chương trình giáo dục, các chương trình từ thiện, ở cấp bậc địa phương, Giáo hạt, ở các lãnh vực giáo dục và tổng qúat sẽ được trình bày để người anh em đó suy xét và quyết định.

F. NHỮNG CHỨC VIÊN CỦA HỘI THÁNH

39. Chúng tôi hướng dẫn những Hội thánh địa phương chọn những chức viên của Hội thánh phải là những người có kinh nghiệm rõ ràng về sự thánh khiết trọn vẹn, và đời sống của họ phải bày tỏ công khai về ân điển của Đức Chúa Trời vốn kêu gọi chúng ta sống đời sống thánh khiết; những người sống phù hợp với giáo lý, cách tổ chức và những tập quán của Hội thánh Nazarene; những người trung tín đi nhóm lại và dâng một phần mười cùng các khoản dâng khác cho Hội thánh địa phương (113.9-13.10; 127, 145, 146).

G. NGUYÊN TẮC HỘI NGHỊ
40. Tuỳ theo luật có thể áp dụng được, những Điều Khỏan của Tập Đoàn và Nội Qui của Chính Thể trong cuốn CẨM NANG, thì những buổi họp và biên bản lưu lại của thành viên của Hội thánh Nazarene ở địa phương, Giáo hạt, và tổng hội và các ủy ban của toàn thể tổ chức phải theo kiểm soát theo Nguyên Tắc Hội Nghị (Robert’s Rules of Order) (lần xuất bản mới nhất) để tiến hành nghị sự.
H. TU CHÍNH GIAO ƯỚC CHO HẠNH KIỂM CƠ ĐỐC

41. Giao Ước cho Hạnh Kiểm Cơ đốcnầy có thể được tu chính hay bãi bỏ khi đạt được hai phần ba số phiếu kín của những thành viên hiện diện và bầu cử của một kỳ Đại Hội Đồng Tổng Hội.



* Muốn biết thêm chi tiết liên quan đến những nhiệm vu của Hội Đồng Công Tác Thiếu Nhi và Tráng Niên xin xem cuốn Sổ Tay Công Tác Trường Chúa Nhật.

Каталог: sites -> default -> files -> uploads
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”
uploads -> Ủy ban dân tộC

tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương