Frank m. Moore r. Douglas samples


IX. ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA KHU VỰC



tải về 2.18 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu22.04.2018
Kích2.18 Mb.
#37019
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

IX. ỦY BAN CHỐNG ÁN CỦA KHU VỰC

514. Những khu vực ở ngoài Hoa Kỳ và Canada sẽ có Ủy ban chống án của Khu Vực. Mỗi Ủy ban chống án của Khu Vực sẽ gồm năm Mục sư thực thụ được Ban Tổng Quản nhiệm bầu cử tiếp theo sau mỗi kỳ Đại Hội Đồng Tổng Hội. Những chỗ trống sẽ được Ban Tổng Quản nhiệm bổ sung. Những Nguyên Tắc Tiến Hành sẽ tương tự đối với Ủy ban chống án của Khu Vực cũng như Ủy ban chống án của Tổng Hội, ở trong cả hai Cẩm Nang của Hội thánh và Cẩm Nang của Tư Pháp.
X. BẢO ĐẢM NHỮNG QUYỀN LỢI

515. Không được từ chối hay hủy bỏ quyền lắng nghe cách vô tư và công bằng về những lời cáo trạng chống lại một Mục sư hay một tín hữu bị buộc tội. Những văn bản buộc tội sẽ được đưa ra vào cuộc lắng nghe càng sớm càng tốt để người vô tội được trắng án và người có lỗi bị xử lý kỷ luật. Mỗi người bị buộc tội đều được giả định rằng người ấy vô tội cho đến khi chứng minh được sự phạm lỗi. Đối với mỗi lời buộc tội và đặc điểm tội trạng, bên khởi tố phải có trách nhiệm chứng minh lầm lỗi với đạo đức và phải vượt quá sự nghi ngờ hợp lý.

515.1. Giáo hạt nơi tổ chức việc lắng nghe và thi hành kỷ luật sẽ chi trả chi phí của việc sửa soạn cho sự trình bày nội vụ, kể cả việc tường thuật bằng miệng của mọi lời chứng đưa ra trong buổi xét xử, vì mục đích chống án lên Ủy ban chống án Tổng Hội. Mỗi Mục sư hay giáo hữu là người chống án sẽ có quyền trình bày bằng miệng cũng như văn bản về sự chống án của mình, nhưng quyền nầy có thể bị người buộc tội khước từ bằng văn bản.

515.2. Một Mục sư hay một giáo hữu bị buộc tội về việc xâm phạm đạo đức hay cuốn Cẩm Nang của Hội thánh trong thời gian chờ đợi sự xét xử, thì được quyền trực diện với người tố cáo mình và được nhân chứng của hai bên kiểm tra chéo.

515.3. Lời chứng của bất kỳ nhân chứng nào trước Ban Kỷ Luật sẽ không được tiếp nhận và cứu xét trừ phi những lời chứng ấy được trang trọng xác nhận.

515.4. Một Mục sư hay một giáo hữu là người bị đưa ra trước Ban Kỷ Luật để trả lời cho những sự buộc tội sẽ luôn luôn được quyền có người biện hộ cho mình, miễn là người biện hộ ấy phải là thành viên có danh tiếng tốt trong Hội thánh Nazarene. Bất cứ thành viên chính thức nào của một Hội thánh mà không bị buộc tội bằng văn bản nào sẽ được xem như là có danh tiếng tốt.

515.5. Một Mục sư hoặc một giáo hữu sẽ không bị đòi hỏi phải trả lời những sự buộc tội về bất kỳ hành động nào xảy ra quá năm năm trước khi đệ trình đơn buộc tội, và sẽ không có bằng cớ để xem xét tại bất kỳ buổi lắng nghe nào về vấn đề đã xảy ra năm năm trước khi gởi đơn tố cáo. Với điều kiện, nếu người vi phạm hành động nói trên dưới 18 tuổi hoặc bị bịnh về tinh thần thì thời gian hạn chế năm năm sẽ tính từ khi người ấy đến 18 tuổi hoặc tâm trí người ấy được bình phục. Trong trường hợp lạm dụng tình dục đối với một đứa trẻ, thì không áp dụng sự hạn chế về thời gian.

Nếu một Mục sư bị buộc tội về một tội ác do toà án có thẩm quyền luật pháp tuyên án, người ấy phải nộp chứng thư Mục sư cho vị Quản nhiệm Giáo hạt. Theo sự yêu cầu của Mục sư đó, và nếu Ban Kỷ Luật chưa xem xét việc đó, thì Ban Cố vấn Giáo hạt sẽ điều tra nội vụ về sự buộc tội và có thể khôi phục lại chứng thư nếu xét thấy thích đáng.



515.6. Một Mục sư hoặc một giáo hữu sẽ không bị đặt hai lần vào chỗ hiểm nguy để phạm lỗi lầm tương tự. Ngoài trừ Ủy ban chống án khám phá thấy có lỗi trong lần xử đầu tiên trước mặt Ban Kỷ Luật.

phẦn VII


NGHI LỄ
LỄ BÁP TÊM

LỄ TIẾP NHẬN THÀNH VIÊN CỦA HỘI THÁNH

LỄ TIỆC THÁNH

LỄ HÔN PHỐI

LỄ TANG

THỪA NHẬN CÁC CHỨC VIÊN

LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ

800. LỄ BÁP TÊM
800.1. Lễ Báp Têm Tín hữu.

ANH EM YÊU DẤU: Báp têm là dấu hiệu và dấu ấn giao ước mới của ân điển, ý nghĩa của phép Báp têm được sứ đồ Phao lô giải luận trong thơ tín ông gởi cho những người Rô-ma như sau:

"Anh chị em há không biết rằng tất cả hết chúng ta đãđược báp-têm trong Chúa Cứu Thế Giê-su là chúng ta được báp-têm trong sự chết của Ngài sao? Vậy qua Báp–têm chúng ta được chôn với Ngài trong sự chết, cho nên cũng như Chúa Cứu Thế nhờ vinh quang của Cha được từ chết sống lại thì chúng ta cũng có thể sống trong sống mới thể ấy." (Rô-ma 6:3-5)

Bản tuyên ngôn đầu tiên và đơn giản nhất của niềm tin Cơ đốcmà bây giờ bạn chịu Báp têm là Bài Tín Điều Các Sứ Đồ, được đọc như sau:

"Tôi tin Đức Chúa Trời Toàn Năng là Cha, là Đấng Dựng Nên trời đất;

“Tôi tin Giê-su Christ là Con Độc sanh của Đức Chúa Trời và Cứu Chúa của chúng ta, Ngài được hoài thai bởi Thánh Linh, sanh bởi nữ đồng trinh Mari, chịu thương khó dưới tay Bônxơ Philát, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn, Ngài xuống âm phủ, đến ngày thứ ba Ngài từ kẻ chết sống lại, được thăng thiên và ngồi bên hữu Đức Chúa Trời Toàn năng, từ đó Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết.

“Tôi tin Thánh Linh, Hội thánh thánh khiết của Chúa Giê-su Christ, sự thông công của các thánh đồ, sự tha thứ tội lỗi, sự sống lại của thân thể và sự sống đời đời."
Bạn có muốn được báp têm trong đức tin nầy không? Nếu tin, hãy trả lời "Tôi tin".
Trả lời: Tôi tin.
Bạn có nhìn nhận Giê-su Christ là Cứu Chúa của cá nhân bạn không và bạn có ý thức rằng bây giờ Ngài cứu bạn không?
Trả lời: Tôi tin điều đó.
Bạn có bằng lòng vâng lời ý muốn thánh của Đức Chúa Trời và giữ những điều răn ấy suốt những ngày của cuộc sống mình chăng?
Trả lời: Tôi xin hứa.
Mục sư nêu họ và tên của người chịu lễ Báp têm và sử dụng hình thức Báp têm thích hợp - rảy nước, tưới nước hoặc dìm xuống nước - và nói:
Nhơn danh của Đức Cha, Đức Con, Thánh Linh, tôi làm Báp têm cho____________.

Amen.


800.2. Báp Têm cho trẻ em
Khi những người bảo hộ cùng đứng chung với em nhỏ hoặc các em nhỏ trước vị Mục sư hành lễ, Mục sư sẽ nói:
ANH CHỊ EM YÊU DẤU: Mặc dù chúng ta không tổ chức lễ Báp têm nầy để chuyển giao ân điển tái sinh của Đức Chúa Trời, nhưng chúng ta tin rằng Đấng Christ ban thánh lễ nầy, phép Báp têm Cơ đốcácó ý nghĩa và sự tiếp nhận ân điển của Đức Chúa Trời trên cơ sở của ân điển dự phòng của Ngài trong Đấng Christ, và hướng về sự đáp ứng cá nhân của cháu nhỏ đối với lợi ích của sự cứu chuộc khi cháu nhỏ lớn lên đến tuổi chịu trách nhiệm về hành vi đạo đức và ý thức đức tin cứu rỗi nơi Chúa Giê su Christ.

Trong việc đem đứa trẻ nầy để chịu Báp têm, anh chị em đang làm chứng về niềm tin Cơ đốcácủa cá nhân mình và bày tỏ mục đích của mình trong việc dìu đắt cháu bé trong thời kỳ thơ ấu để chúng nhìn nhận Đấng Christ là Cứu Chúa. Với mục đích đó, bổn phận của anh chị em là phải dạy cháu từ khi cháu bắt đầu đi học về bản chất và mục đích của thánh lễ nầy, xem xét việc học hành của cháu, để cháu không bị dẫn dụ sai lạc, hướng dẫn tâm trí của cháu trong tuổi thiếu niên hướng về Kinh Thánh và dìu dắt chân của cháu đi trên con đường thánh khiết, ngăn ngừa cháu khỏi những thói quen gian ác, và nuôi dưỡng cháu trong sự khuyên bảo của Chúa.

Anh chị em có nhiệt tình làm điều nầy nhờ sự giúp đỡ của Đức Chúa Trời không ? Nếu có, hãy trả lời "Tôi muốn".
Sau đó Mục sư hỏi cha mẹ hoặc người bảo hộ nói tên đứa bé, rồi Mục sư làm Báp têm cho cháu, lặp lại họ và tên cháu và nói:
Nhơn danh của Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh, tôi làm Báp têm cho cháu ________________________. Amen.
Sau đó Mục sư có thể dâng lên lời cầu nguyện sau đây hoặc có thể dùng lời cầu nguyện ứng khẩu.
Kính thưa Cha Thiên Thượng, chúng con thành tâm cầu xin Cha tiếp nhận cháu bé nầy vào trong sự chăm sóc yêu thương của Ngài. Dùng ân điển thiên thượng của Ngài mà ban phước dồi dào cho cháu, đem cháu an toàn qua khỏi những hiểm nguy của tuổi thơ ấu, giải cứu cháu khỏi những cám dỗ cứu thanh niên, dẫn dắt cháu vào sự nhận biết Đấng Christ là Cứu Chúa của đời sống mình. Xin Ngài giúp cháu lớn lên trong sự khôn ngoan, thân thể khoẻ mạnh và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta, và duy trì điều nầy cho đến cuối cùng. Cầu xin Ngài nâng đỡ cha mẹ (người bảo hộ) cháu bằng sự yêu thương và chăm sóc, với sự khuyên bảo khôn ngoan và làm gương tốt họ có thể trung tín gánh vác trách nhiệm của mình với Ngài và với đứa trẻ nầy. Trong danh Chúa Giê-su Christ là Cứu Chúa chúng con. Amen."

800.3. Dâng con trẻ
Khi cha mẹ hoặc người bảo hộ đem con trẻ đến trước vị Mục sư hành lễ, Mục sư sẽ nói:
“Lúc đó, người ta đem trẻe con đến để Chúa đặt tay cầu nguyện, nhưng các môn đệ quở trách họ. Đức Giê-su phán: ‘Cứ để con trẻ đến cùng Ta, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Thiên Đàng dành cho những người giống như con trẻ.’” (Mathiơ 19:13-14)

Khi trình diện đứa trẻ nầy để dâng cho Chúa anh chị em không những nói lên ý nghĩa của đức tin mình nơi đạo của Đấng Christ nhưng cũng mong muốn rằng cháu bé sớm biết và đi theo ý muốn của Đức Chúa Trời, có thể sống và chết như một Cơ đốcNhân và đi vào phước hạnh đời đời.

Để đạt được mục đích thánh nầy, là cha mẹ (người bảo hộ) anh chị em có bổn phận dạy dỗ cháu sớm kính sợ Chúa, xem xét việc học hành của cháu để cháu không bị sai lạc, hướng dẫn tâm trí của cháu trong tuổi thiếu niên hướng về Kinh Thánh, và dìu dắt đôi chân của cháu đi trên con đường thánh khiết, ngăn ngừa cháu khỏi những thói quen gian ác, và nuôi dưỡng cháu trong sự khuyên bảo của Chúa.

Anh chị em có nhiệt tình làm điều nầy nhờ sự giúp đỡ của Chúa không? Nếu có, hãy trả lời "Tôi muốn".



Mục sư : Bây giờ tôi xin hỏi hội chúng: "Có phải anh chị em, là Thân Thể của Đấng Christ, hứa nguyện yểm trợ và động viên những bậc cha mẹ nầy (những người bảo hộ nầy) hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đứa trẻ nầy và giúp đỡ cháu bằng sự nuôi dưỡng cháu ______(tên)________ trưởng thành về phương diện thuộc linh không?
Đáp : Chúng tôi xin hứa.
Mục sư : Kính thưa Cha Thiên Thượng yêu dấu, tại đây và bây giờ, chúng con xin dâng cháu____________, nhơn danh Đức Cha, Đức Con và Thánh Linh. Amen.

Sau đó Mục sư có thể dùng lời cầu nguyện sau đây hoặc có thể dùng lời cầu nguyện ứng khẩu


Kính thưa Cha Thiên Thượng, chúng con thành tâm cầu xin Cha tiếp nhận cháu bé nầy vào trong sự chăm sóc yêu thương của Ngài. Dùng ân điển thiên thượng của Ngài mà ban phước dồi dào cho cháu, đem cháu an toàn qua khỏi những hiểm nguy của tuổi thơ ấu, giải cứu cháu khỏi những cám dỗ của tuổi thanh niên dẫn dắt cháu vào sự nhận biết Đấng Christ là Cứu Chúa của đời sống mình, xin Ngài giúp cháu lớn lên trong sự khôn ngoan, thân thể khoẻ mạnh và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta, và duy trì điều nầy cho đến cuối cùng. Cầu xin Ngài nâng đỡ cha mẹ (người bảo hộ) cháu bằng sự yêu thương và chăm sóc, với sự khuyên bảo khôn ngoan và làm gương tốt họ có thể trung tín gánh vác trách nhiệm của mình với Ngài và với đứa trẻ nầy. Trong danh Chúa Gie su Christ là Cứu Chúa chúng con. Amen.

800.4. Dâng con trẻ
(Nghi lễ dành cho một người cha, hoặc mẹ, hoặc một người bảo hộ)
Khi một người cha, hoặc mẹ hoặc người bảo hộ đem cháu đến trước vị Mục sư hành lễ, Mục sư sẽ nói:
"“Lúc đó, người ta đem trẻ con đến để Chúa đặt tay cầu nguyện, nhưng các moan đệ quở trách họ. Đức Giê-su phán: ‘Cứ để con true đến cùng Ta, đừng ngăn cản chúng, vì Nước Thiên Đàng dành cho những người giống như con trẻ.’” (Mathiơ 19:13-14)

Khi trình diện đứa trẻ nầy để dâng cho Chúa anh chị em không những nói lên ý nghĩa của đức tin mình nơi đạo của Đấng Christ nhưng cũng mong muốn rằng cháu bé sớm biết và đi theo ý muốn của Đức Chúa Trời, có thể sống và chết như một Cơ đốcNhân và đi vào phước hạnh đời đời.

Để đạt được mục đích thánh nầy, là cha mẹ (người bảo hộ) anh chị em có bổn phận dạy dỗ cháu sớm kính sợ Chúa, xem xét việc học hành của cháu để cháu không bị sai lạc, hướng dẫn tâm trí của cháu trong tuổi thiếu niên hướng về Kinh Thánh, và dìu dắt đôi chân của cháu đi trên con đường thánh khiết, ngăn ngừa cháu khỏi những thói quen gian ác, và nuôi dưỡng cháu trong sự khuyên bảo của Chúa.

Anh/chị có nhiệt tình làm điều nầy nhờ sự giúp đỡ của Chúa không? Nếu có, hãy trả lời "Tôi xin hứa".


Mục sư : Bây giờ tôi xin hỏi hội chúng: "Có phải anh chị em, là Thân Thể của Đấng Christ, hứa nguyện yểm trợ và động viên bậc/cha/mẹ nầy hoàn thành trách nhiệm của mình đối với đứa trẻ nầy và giúp đỡ cháu bằng sự nuôi dưỡng cháu ______(tên)________ trưởng thành về phương diện thuộc linh không?

Đáp : Chúng tôi xin hứa.

Mục sư : Kính thưa Cha Thiên Thượng yêu dấu, tại đây và bây giờ, chúng con xin dâng cháu____________, nhơn danh Đức Cha, Đức Con và Thánh Linh. Amen.
Sau đó Mục sư có thể dùng lời cầu nguyện sau đây hoặc có thể dùng lời cầu nguyện ứng khẩu.
Kính thưa Cha Thiên Thượng, chúng con thành tâm cầu xin Cha tiếp nhận cháu bé nầy vào trong sự chăm sóc yêu thương của Ngài. Dùng ân điển thiên thượng của Ngài mà ban phước dồi dào cho cháu, đem cháu an toàn qua khỏi những hiểm nguy của tuổi thơ ấu, giải cứu cháu khỏi những cám dỗ của tuổi thanh niên, dẫn dắt cháu vào sự nhận biết Đấng Christ là Cứu Chúa của đời sống mình, xin Ngài giúp cháu lớn lên trong sự khôn ngoan, thân thể khoẻ mạnh và làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và người ta, và duy trì điều nầy cho đến cuối cùng. Cầu xin Ngài nâng đỡ cha/me/người bảo hộ cháu bằng sự yêu thương và chăm sóc, với sự khuyên bảo khôn ngoan và làm gương tốt họ có thể trung tín gánh vác trách nhiệm của mình với Ngài và với đứa trẻ nầy. Trong danh Chúa Jêsus Christ là Cứu Chúa chúng con. Amen.

801. L tiẾp nhẬn thành viên vào HỘi thánh

Những thành viên sắp được tiếp nhận tiến lên toà giảng, Mục sư nói với họ những điều sau đây:

ANH CHỊ EM YÊU DẤU: Được kết hợp với nhau trong Hội thánh của Chúa Giê-su Christ là những đặc ân và những phước hạnh rất cao quí và quí giá. Mối thông công thánh khiết của điều nầy không sao diễn tả hết.

Trong Hội thánh chúng ta có sự giúp đỡ, chăm sóc và khuyên bảo bằng tình yêu huynh đệ.

Sự chăm sóc đáng qúi của Mục sư, với sự dạy dỗ trong lời Chúa và sư động viên hỗ trợ trong sự thờ phượng chung. Đồng thời có sự cộng tác trong sự phục vụ, hoàn thành những công tác tốt đẹp vốn không thể thực hiện ở chỗ khác. Những giáo lý Hội thánh dựa vào điều thiết yếu đối với kinh nghiệm của đức tin Cơ đốcNhân.

Ghi Chú: Mục sư có thể chọn một trong hai cách này.

Cách 1:

Chúng ta tin nơi Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Chúng ta đặc biệt nhấn mạnh về thần tánh của Chúa Giê-su Christ và thân vị tính của Thánh Linh.

Chúng ta tin rằng con người sinh ra trong tội lỗi, con người cần công tác tha thứ qua Đấng Christ và sự sanh lại do Thánh Linh, kết quả của điều nầy là công tác tẩy sạch lòng hay sự nên thánh trọn vẹn qua sự đổ đầy Thánh Linh, và Thánh Linh làm chứng cho mỗi công tác ân điển nầy.

Chúng ta tin rằng Cứu Chúa chúng ta sẽ trở lại, người chết sẽ sống lại và tất cả đều phải đến phiên toà phán xét cuối cùng, hoặc nhận phần thưởng, hoặc chịu hình phạt.

Bạn có hết lòng tin những lẽ thật nầy không? Nếu có, hãy trả lời, "Tôi tin".

Bạn có nhìn nhận Jêsus Christ làm Cứu Chúa của cá nhân mình và bạn có ý thức rằng bây giờ mình được cứu không?.



Trả lời : Tôi tin.

Khao khát kết hợp Hội thánh Nazarene, bạn có hứa nguyện tận hiến chính mình vào mối thông công và công việc của Đức Chúa Trời trong Hội thánh, theo như những điều đã đề ra trong Những Giao Ước của Phẩm Hạnh Cơ đốcvà Giao Ước của Hạnh Kiểm Cơ đốcácủa Hội thánh Nazarene? Bạn có nhiệt tình làm vinh hiển Đức Chúa Trời trong mọi cách sinh hoạt như sống khiêm tốn, nói năng kỉnh kiền, và phục vụ tận tình; dâng hiến mọi phương tiện mình có; trung tín tham dự mọi phương tiện của ân điển, và tránh xa mọi điều ác; bạn có hết lòng tìm kiếm sự thánh khiết trọn vẹn của lòng và đời sống mình trong sự kính sợ Đức Chúa Trời không?.



Trả lời : Tôi muốn.

Sau đó Mục sư nói với người đó hoặc những người đó:

Tôi hoan nghinh bạn (các bạn) đến Hội thánh nầy, để gia nhập vào sự thông công, nhận những trách nhiệm và thụ hưởng những đặc ân thánh khiết. Nguyện Đấng làm đầu Hội thánh ban phước, gìn giữ và cho phép bạn trung tín trong mọi việc lành, để đời sống và sự làm chứng của bạn có kết quả trong việc đưa dẫn những người khác đến với Đấng Christ.

Mục sư bắt tay từng người với những lời chào thăm ân cần hoan nghinh từng người vào Hội thánh.


(Tiếp nhận thành viên thuyên chuyển bằng thư gởi gắm:)

Anh/Chị _________, trước kia là thành viên của Hội thánh Nazarene tại__________, bây giờ Anh/Chị _________ đến gia nhập vào mối thông công của hội chúng địa phương nầy.

Mục sư bắt tay mỗi người và nói với cả nhóm:

Thay cho Hội thánh nầy, chúng tôi rất sung sướng chào mừng bạn (các bạn) đến với Hội thánh chúng tôi. Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ là nguồn động viên và sức lực cho các bạn, và đến lượt các bạn sẽ là nguồn phước hạnh và sự giúp đỡ chúng tôi. Nguyện xin Chúa ban phước dồi dào cho các bạn trong sự cứu rỗi linh hồn và trong sự mở mang vương quốc của Ngài.


Cách 2:

Chúng ta tin:

Trong Đức Chúa Trời ba ngôi hiệp một-Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh.

Kinh thánh Cựu ước và Tân ước với sự hà hơi toàn bộ chứa đựng mọi lẽ thật cần thiết cho đức tin và đời sống của Cơ đốc nhân;

Con người được sinh ra với bản chất sa ngã và vì vậy luôn hướng về tội lỗi.

Kết cuộc trong sự thống hối là sự vô vọng và sự hư mất đời đời.

Sự chuộc tội của Chúa Giê-su Christ là dành cho toàn thể nhân loại, những ai ăn năn và tin nhận nơi Chúa Giê-su Christ sẽ được xưng công bình, được tái sanh và được cứu khỏi tội lỗi.

Các tín đồ sẽ được thánh hóa sau khi được tái sanh qua đức tin nơi Chúa Giê-su Christ.

Đức Thánh Linh sẽ ấn chứng cho sự tái sanh và cho sự thánh hóa của các tín đồ.

Chúa của chúng ta sẽ trở lại; khi đó, kẻ chết sẽ được sống lại và sự đoán xét cuối cùng sẽ xảy ra.

(đoạn 26.1-26.8)

Bạn có hết lòng tin những lẽ thật nầy không? Nếu có, hãy trả lời, "Tôi tin".

Bạn có nhìn nhận Giê-su Christ làm Cứu Chúa của cá nhân mình và bạn có ý thức rằng bây giờ mình được cứu không?.

Trả lời : Tôi tin.

Khao khát kết hợp Hội thánh Nazarene, bạn có hứa nguyện tận hiến chính mình vào mối thông công và công việc của Đức Chúa Trời trong Hội thánh, theo như những điều đã đề ra trong Những Giao Ước của Phẩm Hạnh Cơ đốcvà Giao Ước của Hạnh Kiểm Cơ đốcácủa Hội thánh Nazarene? Bạn có nhiệt tình làm vinh hiển Đức Chúa Trời trong mọi cách sinh hoạt như sống khiêm tốn, nói năng kỉnh kiền, và phục vụ tận tình; dâng hiến mọi phương tiện mình có; trung tín tham dự mọi phương tiện của ân điển, và tránh xa mọi điều ác; bạn có hết lòng tìm kiếm sự thánh khiết trọn vẹn của lòng và đời sống mình trong sự kính sợ Đức Chúa Trời không?.



Trả lời : Tôi muốn.

Sau đó Mục sư nói với người đó hoặc những người đó:

Tôi hoan nghinh bạn (các bạn) đến Hội thánh nầy, để gia nhập vào sự thông công, nhận những trách nhiệm và thụ hưởng những đặc ân thánh khiết. Nguyện Đấng làm đầu Hội thánh ban phước, gìn giữ và cho phép bạn trung tín trong mọi việc lành, để đời sống và sự làm chứng của bạn có kết quả trong việc đưa dẫn những người khác đến với Đấng Christ.

Bấy giờ Mục sư bắt tay từng người với những lời chào thăm ân cần hoan nghinh từng người vào hội thánh.


(Tiếp nhận thành viên thuyên chuyển bằng thư gởi gắm:)
Anh/Chị _________, trước kia là thành viên của Hội thánh Nazarene tại__________, bây giờ Anh/Chị _________ đến gia nhập vào mối thông công của hội chúng địa phương nầy.
Mục sư bắt tay mỗi người và nói với cả nhóm:
Thay cho Hội thánh nầy, chúng tôi rất sung sướng chào mừng bạn (các bạn) đến với Hội thánh chúng tôi. Chúng tôi tin rằng chúng tôi sẽ là nguồn động viên và sức lực cho các bạn, và đến lượt các bạn sẽ là nguồn phước hạnh và sự giúp đỡ chúng tôi. Nguyện xin Chúa ban phước dồi dào cho các bạn trong sự cứu rỗi linh hồn và trong sự mở mang vương quốc của Ngài.

802. LỄ TIỆC THÁNH
Để cử hành lễ Tiệc Thánh Mục sư có thể giảng một bài giảng thích hợp và đọc trong l Côrintô 11: 23-29, Luca 22: 14-20, hoặc vài đoạn Kinh Thánh thích hợp khác. Sau đó Mục sư dùng lời mời gọi sau:
Chính Chúa đã thiết lập thánh lễ nầy. Ngài truyền dạy các môn đệ Ngài ăn bánh và uống nước nho, tượng trưng cho thân thể bị vỡ ra và huyết đổ ra của Ngài. Đây là bàn tiệc của Ngài. Bữa tiệc dành cho những môn đệ của Ngài. Hết thảy những ai đã ăn năn thật từ bỏ những tội lỗi mình và đã tin nơi Đấng Christ để được cứu chuộc, hãy đến gần và tiếp nhận những biểu tượng nầy, và bởi đức tin, hãy chung hưởng sự sống của Chúa Giê-su để đem sự an ủi và niềm vui cho linh hồn bạn. Chúng ta hãy nhớ rằng, đây là sự kỷ niệm về sự chết và sự thương khó của Chúa chúng ta, đồng thời cũng là dấu hiệu của việc Ngài trở lại. Chúng ta đừng quên rằng chúng ta là một, ngồi chung một bàn với Ngài.
Mục sư có thể dâng lên lời cầu nguyện xưng tội và cầu thay, kể cả lời dâng hiến sau đây:
Kính thưa Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Cha Thiên Thượng của chúng con, Đấng đã tỏ lòng thương xót chúng con mà ban Con độc sanh của Ngài là Chúa Giê-su Christ chịu chết trên cây thập tự giá để cứu chuộc chúng con: Xin lắng nghe lời cầu nguyện của chúng con, chúng con hết lòng cầu khẩn Ngài. Khi chúng con tiếp nhận bánh và nước nho nầy theo sự thiết lập thánh của Con Ngài, xin cho chúng con nhớ đến sự thương khó và sự chết của Ngài để chúng con có thể dự phần vào những lợi ích của sự hy sinh chuộc lỗi của Ngài.

Chúng con được nhắc nhở rằng trong đêm Chúa bị phản bội, Ngài lấy bánh; sau khi tạ ơn, bẻ ra và phán: "Đây là thân thể Ta hy sinh vì các con. Hãy làm điều này để kỷ niệm Ta.” Cũng vậy, sau khi ăn, Ngài lấy chén và phán: “Chén nước này là giao ước mới trong huyết Ta. Mỗi khi các con uống, hãy làm điều này để kỷ niệm Ta.”

Xin cho chúng con đến trước mặt Ngài bằng sự khiêm nhường chân thật và đức tin khi chúng con dự thánh lễ nầy. Qua Giê-su Christ là Cứu Chúa của chúng con. Amen.
Sau đó, Mục sư với sự giúp đỡ của các Mục sư khác hiện diện có thể dự trước hết, và nếu cần có những chức viên khác phân phối Tiệc thánh cho hội chúng.
Trong lúc phân phối bánh, Mục sư hãy nói:
Thân thể của Chúa chúng ta là Giê-su Christ, đã vỡ ra vì ông bà anh chị em, để giữ chúng ta không chỗ trách được cho đến sự sống đời đời. Hãy tiếp nhận và ăn bánh nầy để nhớ Đấng Christ đã chết vì ông bà anh chị em.

Trong lúc phân phối chén, Mục sư hãy nói:

Huyết Cứu Chúa Giê-su Christ chúng ta, đã đổ ra vì ông bà anh chị em, để giữ chúng ta không chỗ trách được cho đến sự sống đời đời. Hãy uống đi để nhớ rằng huyết của Đấng Christ đã đổ ra và vì cớ ông bà anh chị em và hãy tỏ lòng biết ơn.

Sau khi mọi người đã ăn bánh và uống chén, Mục sư cầu nguyện cảm tạ và hứa nguyện. (34.5, 4.10, 427.7, 429.1)


LƯU Ý: Chỉ có nước nho không lên men nên dùng trong Lễ Tiệc Thánh.

803. LỄ THÀNH HÔN

Vào đúng ngày và giờ định trước để tiến hành hôn lễ, chú rễ và cô dâu - được phép kết hôn theo luật định, và được sự khuyên bảo, hướng dẫn cẩn thận của Mục sư - đứng với nhau, đối mặt với Mục sư, chú rễ ở bên trái của Mục sư và cô dâu ở bên phải, Mục sư sẽ công bố trước Hội thánh như sau:


ANH CHỊ EM YÊU DẤU: Chúng ta họp lại đây trước mặt Chúa và trong hiện diện của những nhân chứng, để kết hợp người nam và người nữ nầy trong hôn nhân thánh khiết, đây là một di sản đáng tôn trọng, được Đức Chúa Trời thiết lập vào thời con người vô tội, đối với chúng ta lễ nầy còn có ý nghĩa là sự kết hợp mầu nhiệm giữa Đấng Christ và Hội thánh của Ngài. Di sản thánh nầy được Đấng Christ tôn trọng và tô điểm đẹp đẽ bằng sự hiện diện của Ngài và phép lạ đầu tiên được thực hiện, tại Cana của xứ Galilê, và sứ đồ Phao lô trình bày đây là điều đáng được mọi người tôn trọng. Vì thế, chúng ta bước vào lễ nghi nầy không phải bằng sự hời hợt, khinh suất, nhưng bằng sự tôn kính, thận trọng và kính sợ Đức Chúa Trời.

Trong sự kỉnh kiền, đôi bạn nầy đến đây để được kết hợp.


Mục sư nói với đôi bạn:
Hỡi Anh ____________ và chị _____________ trước sự hiện diện của Đức Chúa Trời tôi muốn hai anh chị nhớ rằng sự đầu phục trong hôn nhân là sự đầu phục thường trực. Ý định của Đức Chúa Trời là hôn nhân của hai bạn phải kéo dài suốt cuộc sống và chỉ có sự chết mới phân rẽ hai bạn mà thôi.

Nếu những lời hứa nguyện mà hai bạn trao đổi hôm nay được giữ vẹn, và nếu hai bạn luôn luôn tìm kiếm và làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì cuộc sống của hai bạn sẽ được sự hiện diện của Đức Chúa Trời ban phước và gia đình bạn sẽ sống trong sự bình an.


Sau đây là phần Mục sư nói với người nam:
Hỡi Anh ____________, có phải anh bằng lòng nhận người nữ nầy làm vợ hợp pháp của mình, để sống với nhau theo nghi lễ thánh của Đức Chúa Trời trong hôn lễ nầy không? Anh có yêu thương nàng, an ủi, tôn trọng và chăm sóc nàng khi đau yếu và trong lúc mạnh khoẻ, lìa bỏ mọi người khác, và chung thuỷ với nàng khi cả hai còn sống không?

Trả lời : Tôi hứa.
Sau đó Mục sư nói với người nữ:
Hỡi Chị ____________,có phải chị nhận người nam nầy làm chồng hợp pháp của mình, để sống với nhau theo nghi lễ thánh của Đức Chúa Trời trong hôn lễ nầy không? Chị có yêu thương, tôn trọng và chăm sóc anh khi đau yếu và trong lúc mạnh khoẻ, lìa bỏ mọi người khác, và chung thuỷ với anh khi cả hai còn sống không?

Trả lời : Tôi hứa
Sau đó Mục sư hỏi:
Ai gả người nữ nầy cho người nam nầy?

Trả lời : (Do người cha hoặc người bảo hộ đưa cô dâu vào làm lễ thành hôn): Tôi gả.
Cho cô dâu và chú rễ quay mặt vào nhau, nắm tay phải của nhau, rồi thay nhau lặp lời hứa nguyện sau:

Người nam lặp lại theo Mục sư:


Anh là______________ thừa nhận em________________ làm vợ hợp pháp của anh, từ ngày nầy trở đi, dù thuận cảnh hay nghịch cảnh, giàu sang hay nghèo thiếu, lúc đau ốm hay khoẻ mạnh, anh yêu thương và quí mến em theo nghi lễ thánh của Đức Chúa Trời, cho đến khi sự chết phân rẽ đôi ta, và bằng đức tin của anh, anh hứa nguyện điều nầy.
Người nữ cũng lặp lại theo Mục sư :
Em là_______________, thừa nhận anh ______________ làm chồng hợp pháp của em, từ ngày nầy trở đi, dù thuận cảnh hay nghịch cảnh, giàu sang hay nghèo thiếu, lúc đau ốm hay khoẻ mạnh, em yêu thương và quí mến anh theo nghi lễ thánh của Đức Chúa Trời, cho đến khi sự chết phân rẽ đôi ta, và bằng đức tin của em, em hứa nguyện điều nầy.
Nếu cần, nhẫn hôn phối sẽ được trao vào thời điểm nầy. Mục sư nhận chiếc nhẫn từ chú rễ và đưa lại cho chú rễ để đeo nhẫn vào tay cô dâu. Khi đeo nhẫn chú rễ lặp lại theo Mục sư:
Anh đeo nhẫn nầy cho em làm bằng chứng để nói lên tình yêu của anh và là lời hứa nguyện chung thuỷ của anh.
Đến lượt cô dâu cũng nói lên như vậy.

Sau đó đôi bạn có thể quì gối khi Mục sư dâng lên lời cầu nguyện sau hoặc lời cầu nguyện tự phát.


Kính thưa Đức Chúa Trời Hằng Hữu, Đấng Tạo Dựng và Bảo Tồn loài người, Đấng Ban mọi ân điển thuộc linh, Tác giả của sự sống đời đời, xin Ngài đổ phước hạnh của Ngài trên những tôi tớ Ngài, người nam và người nữ nầy, mà chúng con nhơn danh Ngài chúc phước cho họ, như Ysác và Rêbeca chung thuỷ sống bên nhau, để những người nầy có thể hoàn thành và giữ lời hứa nguyện và giao ước lập ra giữa hai người trong giờ phút nầy, và họ có thể cứ sống trong tình yêu và sự hoà thuận với nhau, nhơn danh Cứu Chúa Jêsus Christ chúng ta. Amen.
Sau đó Mục sư công bố:
Thể theo sự thoả thuận giữa người nam và người nữ nầy trong mối kết hợp hôn nhân thánh, và đã chứng nhận điều đó trước mặt Đức Chúa Trời và tập thể nầy, và cũng đã công bố điều nầy bằng sự nắm chặt tay nhau. Tôi nhơn danh Đức Cha, Đức Con và Thánh Linh tuyên bố hai người nầy nên danh nghĩa vợ chồng. Những người Đức Chúa Trời đã phối hợp, thì loài người không được phân rẽ. Amen.
Tiếp theo Mục sư có thể thêm lời chúc phước:
Cầu xin Đức Chúa Trời, là Đức Cha, Đức Con và Thánh Linh ban phước, bảo vệ và gìn giữ đôi vợ chồng mới, Xin Ngài đoái đến anh chị và đổ đầy anh chị bằng mọi ân điển và phước hạnh thuộc linh. Nguyện anh chị mãi sống bên nhau trong cuộc đời nầy, và hưởng sự sống đời đời trong thế giới hầu đến.
Mục sư có thể kết thúc hôn lễ bằng lời cầu nguyện ứng khẩu hoặc chúc phước. (403.7).



  1. TANG LỄ.

ANH CHỊ EM YÊU DẤU: Hôm nay chúng ta tụ họp tại đây để tỏ lòng tôn trọng người thân yêu và bạn yêu dấu của chúng ta qua đời. Chúng tôi xin bày tỏ sự thông cảm sự sâu xa và thành thật của chúng tôi đối với những người trong tang quyến. Chúng tôi mong ước được chia sẻ với gia đình lời an ủi từ Lời của Đức Chúa Trời vào những giờ phút như thế này :


"Đừng để tâm trí các con bị bối rối. Đã tin Đức Chúa Trời, các con cũng hãy tin Ta nữa. Trong nhà Cha Ta có nhiều chỗ ở. Nếu không, Ta đã nói cho các con rồi. Ta ra đi để sửa soạn một chỗ ở cho các con ; nếu Ta đi và sửa soạn một chỗ ở cho các con, Ta cũng sẽ trở lại đón các con về với Ta, để Ta ở đâu các con cũng ở đó" (Giăng 14: 1-3).
"Chính Ta là sự sống lại và sự sống, người nào tin Ta, dù có chết, cũng sẽ sống. Còn ai sống mà tin Ta sẽ chẳng bao giờ chết" (Giăng 11: 25-26).
CẦU NGUYỆN MỞ ĐẦU (Bằng lời riêng của Mục sư hoặc theo lời cầu nguyện sau: )

Kính thưa Đức Chúa Trời Toàn Năng, là Cha Thiên Thượng của chúng con, chúng con bước vào nơi thánh của sự buồn rầu, ý thức sự hoàn toàn lệ thuộc của chúng con vào nơi Ngài. Chúng con biết rằng Ngài yêu thương chúng con và có thể đổi bóng sự chết thành ánh sáng ban mai. Bây giờ xin Ngài giúp chúng con trông đợi trước mặt Ngài với tấm lòng tôn kính và đầu phục.

Kính thưa Đức Chúa Trời, Ngài là Nơi Trú An và là Sức Lực của chúng con, Đấng luôn luôn hiện diện với chúng con trong những lúc bối rối. Xin Ngài ban sự thương xót dồi dào trên chúng con. Ước mong những ai đang khóc lóc ngày hôm nay sẽ tìm được sự an ủi và sự xoa dịu chữa lành trong ơn nâng đỡ của Ngài. Chúng con thành tâm dâng những lời cầu xin nầy trong danh Cứu Chúa Jêsus Christ của chúng con. Amen.
BÀI THÁNH CA hoặc Biệt Thánh Ca.

PHẦN KINH THÁNH ĐƯỢC CHỌN:


"Ca ngợi Đức Chúa Trời là Cha Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta! Vì lòng thương xót lớn lao, Ngài đã cho chúng ta được tái sinh với đầy hy vọng sống nhờ Chúa Cứu Thế Giê-su sống lại từ kẻ chết, để thừa hưởng gia tài không thể bị phá hủy, không hư hoại hay phai tàn đã dành cho anh chị em trên trời, là những người nhờ đức tin được quyền năng của Đức Chúa Trời gìn giữ cho sự cứu rỗi, là điều sẵn sàng để được bày tỏ trong thời cuối cùng. Hãy vui mừng về việc này, mặc dù hiện nay anh chị em phải đau buồn vì bị thử thách nhiều bề trong ít lâu. Mục đích là để chứng tỏ đức tin anh chị em qúy hơn vàng, là vật có thể bị hủy diệt được thử trong lửa, để nhờ đó anh chị em được ngợi khen, vinh quang và tôn trọng khi Chúa Cứu Thế Giê-su hiện đến. Anh chị em yêu kính Ngài, mặc dù không thấy Ngài, anh chị em tin Ngài dù hiện tại không thấy Ngài, nên anh chị em được tràn đầy niềm vui khôn tả và vinh quang rực rỡ, vì anh chị em nhận được mục đích đức tin là sự cứu rỗi linh hồn anh chị em." (lPhê-rơ 1 :3-9)
Có thể sử dụng những đoạn Kinh Thánh khác như: Mathiơ 5:3-4,6,8, Thi Thiên 27:3-5,11,13-14, 46:1-6,10-11.
SỨ ĐIỆP

THÁNH CA hoặc BIỆT THÁNH CA

CẦU NGUYỆN KẾT THÚC.

* * * * *



TẠI PHẦN MỘ

Khi mọi người tụ họp lại, Mục sư có thể đọc vài câu hoặc tất cả các câu Kinh Thánh sau đây:

"Nhưng tôi biết chắc Đấng Cứu Chuộc tôi vẫn sống, Ngài sẽ chổi dậy sau cùng để bào chữa cho tôi trên đất. Ngay cả sau khi da tôi đã tróc rơi từng mảnh, tôi vẫn ước ao được chiêm ngưỡng Đức Chúa Trời trong thân xác này. Chính tôi sẽ ngắm xem Ngài, mắt tôi sẽ nhìn thấy Ngài, và Ngài không còn xa lạ nữa." (Gióp 19: 25-27).

"Nầy, tôi cho anh chị em biết một sự huyền nhiệm: Không phải tất cả chúng ta đều sẽ ngủ, nhưng tất cả

đều sẽ được biến hóa. Trong tích tắc, trong nháy mắt, khi tiếng kèn chót thổi. Vì kèn sẽ thổi lên, những người chết sẽ sống lại không hư nát và chúng ta sẽ được biến hóa…..Vì khi thân hư nát này đã mặc lấy sự không hư nát và thân hay chết này trở nên bất tử, lúc ấy Kinh Thánh sẽ được ứng nghiệm : ‘Sự chết đã bị tiêu diệt trong chiến trắng!’ Hỡi sự chết, chiến thắng của mày ở đâu? Hỡi sự chết, nọc độc của mày ở đâu? Nọc của  sự chết là tội lỗi, sức mạnh của tội lỗi là Kinh luật. Nhưng tạ ợn Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta chiến thắng nhờ Chúa Cứu Thế Giê-su, Chúa chúng ta.

"Thế thì, anh chị em yêu dấu của tôi, hãy vững lòng chớ lay chuyển, hãy nhớ rằng công lao của anh chị em vì Chúa không phải là vô ích đâu" (1 Cô-rinh-tô 15 :51-52, 54-58).

"Rồi tôi nghe trên trời có tiếng phán: ‘Con hãy viết : "Từ này trở đi, phước cho những người chết là chết trong Chúa.’" Thánh Linh phán : ‘Phải, như vậy để họ nghỉ ngơi không còn lao khổ nữa vì công khó họ sẽ theo họ.’ " (Khải Huyền 14:13)

Sau đó Mục sư sẽ tuỳ trường hợp đọc những lời giao phó sau đây:



Đối với một Tín Hữu.

Vì một linh hồn của người thân yêu của chúng ta đã về cùng Đức Chúa Trời, Đấng ban nó, nên chúng ta phó thác thân thể của người nơi phần mộ với sự tin chắc và hy vọng xác quyết nơi sự sống lại của người chết và sự sống của thế giới hầu đến, qua Cứu Chúa Giê-su Christ chúng ta, Đấng sẽ ban cho chúng ta thân thể mới giống như thân thể vinh hiển của Ngài. "Phước cho những người chết là chết trong Chúa ".



Đối với một người chưa tin

Chúng ta đến đây bây giờ để phó thác người bạn đã ra đi vào bụi đất. Chúng ta để linh hồn của người nơi Đức Chúa Trời, vì chúng ta tin rằng Đấng Thẩm phán thương xót của cả trái đất sẽ làm điều phải lẽ. Còn chúng ta là những người còn sống hãy dâng hiến đời mình cách mới trong sự kính sợ và yêu mến Đức Chúa Trời, để chúng ta có thể bước vào Vương quốc trên trời.



Đối với một Em bé.

Trong sự tin chắc và hi vọng xác quyết nơi sự sống lại để hưởng sự sống đời đời qua Cứu Chúa Giê-su Christ chúng ta, chúng ta giao thác thân thể của em nhỏ nầy vào phần mộ. Và như Chúa Giê-su, trong cuộc đời ở trần gian nầy, đã bồng ẵm trẻ con và chúc phước cho chúng, nguyện Ngài tiếp nhận cháu bé nầy vào vòng tay của Ngài, vì Ngài phán "Nước Thiên Đàng dành cho những người giống như con tre."

CẦU NGUYỆN

Kính thưa Cha Thiên Thượng của chúng con, Đức Chúa Trời luôn luôn thương xót, trong giờ phút buồn bã và đau đớn nầy, chúng con ngửa trông nơi Ngài. Cầu xin Ngài an ủi những người thân yêu của chúng con có lòng nặng nề và đau buồn. Nguyẹn Ngài ở với họ, nâng đỡ và hướng dẫn họ trong những ngày sắp đến. Lạy Chúa, xin ban ơn cho họ để họ có thể yêu thương và phục vụ Ngài và nhận được đầy đủ lời hứa của Ngài trong thế giới hầu đến.

"Nguyện XIN Đức Chúa Trời Bình an, là Đấng đã qua huyết của giao ước đời đời đem Chúa Giê-su chúng ta, Đấng Chăn chiên vĩ đại, ra khỏi cõi chết, trang bị cho anh chị em bằng mọi điều tốt lành để thực thi ý định của Ngài và qua Chúa Cứu Thế Giê-su thực hiện trong chúng tôi điều đẹp lòng Ngài. Nguyện vinh quang quy về Ngài đời đời ! A-men !(Hêbơrơ 13:20-21).

805. LỄ CÔNG NHẬN NHỮNG VIÊN CHỨC
Sau khi hát một bài thánh ca thích hợp, Thư ký Hội thánh đọc tên và vị trí của những chức viên được công nhận. Những người đó tiến lên và đứng trước toà giảng, đối diện với Mục sư. Mỗi người được phát cho một Phiếu Giao Ước của nhân sự. Kế đó Mục sư nói:
Nhìn nhận phương pháp của Đức Chúa Trời trong việc biệt riêng một số nhân sự để làm những công việc đặc biệt trong công tác phục vụ Cơ Đốc, giờ phút nầy chúng ta đến để công nhận những chức viên (và/hay những giáo viên) nầy, là những người đã được chọn cách thích đáng để phục vụ trong Hội thánh chúng ta trong năm tới đây. Chúng ta hãy xem những sự khuyên bảo của Đức Chúa Trời trong Lời của Ngài:
"Thứa anh chị em, vì thế tôi nài xin anh chị em, do lòng thương xót của Đức Chúa Trời, hãy dâng hiến chính mình như những sinh tế sống, thánh khiết, đẹp lòng Đức Chúa Trời, đó là sự thờ phường hợp lẽ của anh chị em. Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời. " (Rôma 12:1-2).
"Con hãy chuyên tâm phục vụ cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời, như người làm công không có gì phải hổ thẹn, thẳng thắn dạy lời chân lý. " ( II Timôthê 2:15).
"Hãy để lời Chúa Cứu Thế sống phong phú trong lòng anh chị em với tất cả sự khôn ngoan. Hãy dạy dỗ, khuyên răn lẫn nhau, hết lòng hát thánh thi, thánh ca, linh khúc với lời cảm tạ để ca ngợi Đức Chúa Trời. " (Côlôse 3:16).
"Người được học Lời Chúa hãy chia sẻ tất cả tài vật tốt đẹp với người dạy dỗ mình. " (Galati 6:6).
Chúng ta có mặt trong giờ phút trọng đại nầy khi các bạn đứng trước toà giảng để nhận lãnh trách nhiệm coi sóc những công việc của Hội thánh và những tổ chức hỗ trợ cho Hội thánh. Ước mong các bạn nhìn những sự phân công mà mình gánh vác như là những cơ hội đặc biệt để phục vụ Chúa, và ước mong các bạn tìm được niềm vui và phước hạnh thuộc linh trong sự hoàn thành những bổn phận đáng tôn trọng của mình.
Công tác của các bạn không nhẹ nhàng đâu, vì sự tiến triển của Hội thánh và số phận của nhiều linh hồn đang ở trong tay các bạn. Phát triển phẩm chất Cơ đốcNhân là nghĩa vụ của các bạn, và dẫn dắt những người chưa được cứu đến với Đấng Christ là mục tiêu cao cả nhất của các bạn. Nguyền Đức Chúa Trời ban cho các bạn sự khôn ngoan và sức lực khi các bạn làm công việc để đem sự vinh hiển cho Ngài.
Các bạn đã nhận được một tấm phiếu có in sẵn bản giao ước. Bây giờ chúng ta sẽ đọc chung giao ước nầy, trong khi đó hãy xem đây là lời hứa nguyện của bản thân mình.
GIAO ƯỚC CỦA NHÂN SỰ

Được Hội thánh tín nhiệm trong việc bầu cử để giao cho tôi công tác mà bây giờ tôi đảm nhiệm, tôi xin cam kết:

Duy trì tiêu chuẩn cao của gương mẫu và nếp sống Cơ đốchài hoà với những lý tưởng và các tiêu chuẩn của Hội thánh Nazarene.

Nuôi dưỡng kinh nghiệm cá nhân Cơ đốcbằng việc biệt riêng mỗi ngày một thì giờ để cầu nguyện và đọc Kinh Thánh.

Thường xuyên tham dự Trường Chúa Nhật, những buổi thờ phượng Sáng và Tối Chúa Nhật, những buổi nhóm cầu nguyện giữa tuần, trừ phi có sự ngăn trở bất khả kháng.

Trung tín tham dự những cuộc họp của các ban ngành, tiểu ban, ủy ban khác nhau mà tôi được đề cử vào hoặc sẽ được đề cử vào.

Công nhận người lãnh đạo cao hơn tôi nếu tôi không thể đến họp vào giờ ấn định, hoặc có người thực hiện những trách nhiệm của tôi trong chức vụ nầy.

Đọc tất cả những ấn phẩm của giáo phái mình và những sách cùng văn phẩm khác giúp ích cho tôi trong việc thực hiện những bổn phận của chức vụ của tôi.

Tự bồi dưỡng và rèn luyện kỹ năng của mình bằng việc tham gia những lớp Huấn Luyện Nhân Sự khi có cơ hội.

Nhiệt tình dẫn dắt người khác đến với Chúa Giê-su Christ bằng sự bày tỏ mối quan tâm tích cực trong sự thịnh vượng thuộc linh của những người khác và bằng việc tham dự cùng hỗ trợ tất cả những buổi truyền giảng trong Hội thánh.


Sau đó, Mục sư dâng lên lời cầu nguyện thích hợp, một bài hát thích hợp cũng được hát lên trong lúc nầy. Tiếp đó Mục sư sẽ nói :
Với cả lòng và tay các bạn đã hứa nguyện cùng nhau gánh vác công việc của Hội thánh trong trách nhiệm đặc biệt của mình, tại đây tôi long trọng công nhận các bạn trong những vị trí thích hợp mà các bạn được bầu cử hoặc được bổ nhiệm. Bây giờ, các bạn là những bộ phận sống động của cơ cấu có tổ chức và thuộc thành phần lãnh đạo của Hội thánh nầy. Trong sự làm gương mẫu, với ý thức và với sự trung tín nhẫn nại, ước mong các bạn sẽ là những công nhân đắc lực trong vườn nho của Chúa.
Sau đó Mục sư mời hội chúng đứng dậy rồi nói như sau:
Các ông bà anh chị em đã nghe những vị lãnh đạo của Hội thánh trong năm tới hứa nguyện và cam kết. Bây giờ tôi ủy thác trách nhiệm cho cả hội chúng, tức là ông bà anh chị em, phải trung tín trong việc yểm trợ họ. Những gánh nặng mà chúng ta đặt trên vai họ rất nặng nề, họ rất cần sự giúp đỡ và sự cầu nguyện của ông bà anh chị em. Ước mong mỗi chúng ta luôn luôn bày tỏ sự hiểu biết đối với những nan đề của họ và bao dung đối với những điều dường như thất bại của họ. Ước mong mỗi chúng ta vui mừng hiệp tác mỗi khi họ kêu gọi, để cùng với nhau, Hội thánh chúng ta trở nên công cụ đắc lực trong việc chinh phục người hư mất cho Đấng Christ.
Mục sư có thể hướng dẫn Hội thánh đọc bài Cầu Nguyện Chung hoặc Mục sư cầu nguyện kết thúc.



  1. LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ


Mục sư: Được sự tiếp trợ dồi dào từ nơi Chúa và sự cho phép của ân điển Chúa cùng sức lực mà Ngài ban cho để hoàn thành ngôi nhà nầy làm vinh hiển danh Ngài, bây giờ chúng ta đứng trong sự hiện diện của Chúa để dâng hiến công trình nầy hầu phục vụ Vương Quốc của Ngài.

Nguyện sự vinh hiển thuộc về Đức Chúa Trời, là Cha của chúng ta, từ nơi Ngài đã ban cho chúng ta mọi quà tặng tốt lành và trọn vẹn, nguyện sự tôn vinh thuộc về Chúa Giê-su Christ là Cứu Chúa chúng ta, và nguyện sự ngợi khen thuộc về Thánh Linh, là nguồn của Sự Sáng và sự sống cùng quyền năng, là Đấng làm cho chúng ta Thánh khiết.


Hội Chúng: Với sự vui mừng và biết ơn, bây giờ chúng tôi thành tâm dâng hiến toà nhà nầy.
Mục sư: Để ghi nhớ tất cả những người đã yêu mến và phục vụ Chúa trong Hội thánh nầy, trong sự lập ra cơ nghiệp mà chúng ta đang hưởng thụ và những người hiện đang có phần với Hội thánh Chiến Thắng.
Hội Chúng: Chúng tôi dâng hiến (thánh đường, cơ sở giáo dục, nhà thông công v.v...) với lòng biết ơn.
Mục sư: Để thờ phượng trong sự cầu nguyện và ca hát, rao giảng Lời Đức Chúa Trời, dạy dỗ Kinh Thánh và sự thông công của các thánh đồ.
Hội chúng: Chúng tôi long trọng dâng hiến nơi nầy làm nhà của Đức Chúa Trời.
Mục sư: Để an ủi những người than khóc, nâng đỡ những người yếu đuối, giúp đỡ những ai bị thử thách, bị cám dỗ, và ban sự hi vọng cùng khích lệ cho những ai bước vào các vách tường nầy.
Hội chúng: Chúng tôi dâng hiến nơi nầy làm nơi cầu nguyện và thông công.
Mục sư : Để chia sẻ tin mừng cứu rỗi khỏi tội lỗi, để truyền bá sự thánh khiết của Kinh Thánh, cung cấp sự dạy dỗ trong sự công bình và để phục vụ người đồng loại.
Hội chúng: Chúng tôi cung kính dâng ngôi nhà nầy.
Đồng thanh: Chúng tôi, những người cùng làm việc với Đức Chúa Trời, bây giờ nắm tay và hiệp một lòng dâng hiến đời sống mình một cách mới cho mục đích cao cả và thánh khiết mà ngôi nhà nầy được biệt riêng ra. Chúng tôi hứa nguyện trung thành tận hiến, trung tín quản lý, kiên nhẫn phục vụ cho mục đích đó để tại nơi nầy danh Chúa sẽ được vinh hiển, Vương Quốc của Ngài được mở rộng, nhơn danh Giê-su Christ là Cứu Chúa của chúng con. Amen.


PHẦN IX

NHỮNG HIẾN CHƯƠNG PHỤ

ĐOÀN THANH NIÊN TIN LÀNH NAZARENE QUỐC TẾ
ĐOÀN TRUYỀN GIÁO QUỐC TẾ NAZARENE
NỘI QUI CỦA TRƯỜNG CHÚA NHẬT

CHƯƠNG III

812. NỘI QUI TRƯỜNG CHÚA NHẬT

TRÌNH BÀY SỨ MẠNG

Sứ mạng của Ngành Trường Chúa Nhật là thực hiẹn Sứ Mạng Trọng Đại cho trẻ em, thanh niên và người lớn trong sự chuẩn bị cuộc sống Cơ đốc Nhân thánh khiết.



MỤC ĐÍCH

Mục đích của Trường Chúa Nhật gồm ba mặt:

A. Dạy Lời Đức Chúa Trời cách hiệu quả cho đến khi học viên được cứu, được nên thánh trọn vẹn và trưởng thành trong kinh nghiệm Cơ đốcNhân.

B. Giúp đỡ Cơ đốcNhân lớn lên về phương diện thuộc linh bằng cách động viên họ tham gia vào công tác chinh phục linh hồn, dạy dỗ và phát triển Hội thánh.

C. Thăm viếng và tìm kiếm những người chưa đi nhà thờ cho đến khi họ tham gia và thường xuyên nhóm lại.

ĐIỀU I : THÀNH VIÊN

Danh sách người ở trong phần trách nhiệm

Mỗi Hội thánh địa phương phải gánh vác trách nhiệm chinh phục những người trong cộng đồng vốn không tích cực tham gia trong những Hội thánh địa phương khác. Để giúp đỡ sứ mạng nầy, ba danh sách sau đây sẽ có ích:

A. Danh sách những người thuộc trách nhiệm trực tiếp (Dòng 25, Bản Báo Cáo Hàng Năm của Mục sư - BCHN). Đây là bản đăng ký theo truyền thống và bao gồm những người công bố sự tự nguyện tham gia thường xuyên. Mỗi giáo viên phải chịu trách nhiệm về phần thuộc linh cho những người ở trong danh sách lớp mình chịu trách nhiệm.

B. Danh sách những người có triển vọng. Danh sách nầy bao gồm tên của tất cả những ai có triển vọng tham gia vào lớp trường Chúa Nhật thường xuyên. Mỗi lớp Trường Chúa Nhật nên kiên trì đưa họ đến tham gia thường xuyên. Danh sách nầy cũng gồm có những người chỉ đi nhóm sáng Chúa nhật.

C. Danh sách mở rộng (Dòng 27, Bản BCHN của Mục sư). Danh sách nầy sẽ gồm có những người thường xuyên gắn bó hay quan tâm đến Công Tác Trường Chúa Nhật, nhưng không tham gia thường xuyên vào những buổi học Trường Chúa Nhật mỗi tuần (Điều II, Phần 2c).



PHẦN 1. Ban Công Tác Trường Chúa Nhật địa phương sẽ quyết định thành phần nào được ghi vào Danh Sách Những Người Thuộc Trách Nhiệm Trực Tiếp, Danh Sách Người có Triển Vọng hay Danh Sách Mở Rộng.

a. Liệt kê Ấu nhi (Dòng 16, BCHN của Mục sư). Những ấu nhi dưới 4 tuổi, đi với cha mẹ, mà không dự Trường Chúa Nhật có thể được đăng ký vào Danh Sách Người có Triển Vọng do Liệt kê Ấu nhi.

1- Những ấu nhi được coi là có triển vọng cho những lớp Mẫu giáo của Trường Chúa Nhật, và cha mẹ vào những lớp của người lớn.

2- Trưởng Ban Trường Chúa Nhật và phụ trách viên lo cho trẻ em, với sự tham khảo với Mục sư, sẽ chỉ định một người chăm lo về Ngành Ấu Nhi mọi năm, ông hay bà ấy sẽ chịu trách nhiệm thăm viếng thường xuyên và cung cấp tài liệu cho những gia đình nầy.

3- Khi họ bắt đầu tham dự thường xuyên vào trường Chúa Nhật, thì họ sẽ được chuyển sang Danh Sách Những Người Thuộc Trách Nhiệm Trực Tiếp với Trường Chúa Nhật của lớp học theo lứa tuổi.

4-Nếu họ chưa tham gia trường Chúa Nhật khi đứa trẻ đến ngày sinh nhất lần thứ tư, thì họ sẽ được chuyển sang Danh Sách Những Người có Triển Vọng vào Ngành Mẫu giáo và Người lớn, và được xoá tên khỏi Liệt kê Ấu nhi.

5- Cho đến khi họ bắt đầu tham dự với mức độ thường xuyên, thì họ sẽ được tiếp tục ghi vào danh sách những người có triển vọng được sự chịu trách nhiệm.

b. Ngành TẠi Gia. Bất cứ người nào vì lý do chể chất như tàn tật hoặc đau yếu hoặc lý do nghề nghiệp không thể tham dự Trường Chúa Nhật cách thường xuyên có thể ghi danh vào Danh Sách Những Người Thuộc Trách Nhiệm Trực Tiếp HAY Danh Sách Mở Rộng theo điều kiện như sau :

1- Trưởng ban Trường Chúa Nhật và phụ trách viên lo cho người lớn, hội ý với Mục sư, sẽ bổ nhiệm một giám thị cho Ngành Tại Gia trong nhiệm kỳ một năm, người ấy có trách nhiệm thăm viếng và trình bày bài học Trường Chúa Nhật mỗi tuần.

2- Những người được thăm viếng hàng tuần và học bài học Trường Chúa Nhật tại gia sẽ được ghi vào Danh Sách Những Người Thuộc Trách Nhiệm Trực Tiếp và số người tham dự Trường Chúa nhật trung bình hàng tuần (Dòng 26, BCHN của Mục sư)

3- Nếu không có sự thăm viếng hàng tuần và dạy bài học Trường Chúa Nhật, thì những người đó được ghi vào danh sách mở rộng và số người tham dự Trường Chúa nhật trung bình hàng tuần (Dòng 27, BCHN của Mục sư)

c. NHÀ DƯỠNG LÃO/ TRUNG TÂM DƯỠNG BỆNH/NƠI CHĂM SÓC SỨC KHOẺ. Bất kỳ người nào ở trong những trung tâm nầy tham dự những buổi nhóm hàng tuần do Hội thánh địa phương bảo trợ có thể được ghi vào Danh Sách Những Người Thuộc Trách Nhiệm Trực Tiếp hoặc danh sách mở rộng như sau:

1. Nếu người nào đó tham gia thường xuyên vào những buổi học sử dụng chương trình Trường Chúa Nhật, người ấy sẽ được ghi vào Danh Sách Những Người Thuộc Trách Nhiệm Trực Tiếp (Dòng 25, BCHN của Mục sư), và được kể trong số người tham gia trung bình hàng tuần (Dòng 26, BCHN của Mục sư)

2. Nếu người đó thường xuyên tham gia buổi nhóm hàng tuần nhưng không thể tích cực tham gia hoặc nếu không dạy chương trình Trường Chúa Nhật, thì người đó sẽ được ghi vào danh sách mở rộng (Dòng 27, BCHN của Mục sư) và được kể vào số người tham gia trung bình hàng tuần của danh sách mở rộng ( Dòng 28, BCHN của Mục sư)

d. CÔNG TÁC HỘI THÁNH KIỂU MẪU: Bất cứ nhóm nào được Hội thánh địa phương bảo trợ vẫn gặp nhau hàng tuần ít nhất một tiếng đồng hồ để học bài học Trường Chúa Nhật với mục đích trở thành một Hội thánh Nazarene sẽ được ghi danh vào Danh Sách Những Người Thuộc Trách Nhiệm Trực Tiếp (Dòng 25, BCHN của Mục sư) và số người tham dự Trường Chúa nhật trung bình hàng tuần (Dòng 26, BCHN của Mục sư) của Hội thánh bảo trợ bằng sự ghi tên và nơi chốn của công tác mới.

1. Con số người tham gia Hội thánh kiểu mẫu sẽ được liệt kê tách rời khơi lớp Trường Chúa nhật thường xuyền của Hội thánh bảo trợ khi bo co với Giáo hạt mỗi tháng, nhưng được bao gồm trong tổng số tham gía Trường Chúa nhật hàng tháng cho Giáo hạt.

2. Nếu hội thánh địa phương bảo trợ một hội thánh kiểu mẫu gần với Hội thánh thì việc tham dự phải được liệt kê và báo cáo theo tên và địa điểm tham dự của Hội thánh bảo trợ. Nếu một Hội thánh địa phương bảo trợ nhiều Hội thánh kiểu mẫu thì mọi Hội thánh kiểu mẫu phải ghi rõ tên và địa điểm.

3. Tổng số người tham dự trong tuần lễ, tháng và năm có thể được báo cáo như sau:

Số người dự TCN thường xuyên 125

Số người dự TCN Mở Rộng 30

Công Tác Hội thánh Kiểu mẫu 15

Những công tác mở rộng 25

4. Nếu một Giáo hạt hoặc Hội thánh địa phương khuyến khích mở nhiều Hội thánh kiểu mẫu, thì những Hội thánh kiểu mẫu nầy có thể được liệt kê theo tên và địa điểm riêng, theo yêu cầu của Giáo hạt.

e. Nhà Trẻ/ Trường Tiểu Học-Trung học. Bất kỳ nhóm học viên nào ở trong Nhà Trẻ/Trường Tiểu học - Trung học của Hội thánh Nazarene ở dưới sự bảo trợ của Hội thánh địa phương sẽ được kể vào Danh Sách Những Người Thuộc Trách Nhiệm Trực Tiếp hoặc Danh sách Mở Rộng theo những diệu kiện như sau :

1. Nếu sinh viên ghi tên vào một Trường Chúa Nhật Nazarene tham gia thường xuyên vào những buổi học sử dụng chương trình Trường Chúa Nhật ít nhất 30 phút, người ấy sẽ được ghi vào danh sách những người thuộc trách nhiệm trực tiếp (Dòng 25, BCHN của Mục sư), và được kể trong số người tham gia trung bình hàng tuần (Dòng 26, BCHN của ms)

2. Nếu những sinh viên tham gia thường xuyên vào những buổi học không sử dụng chương trình trừơng Chúa Nhật thì, họ sẽ thêm vào danh sách mở rộng (Dòng 27, BCHN của Mục sư) và được kể trong số người tham gia trung bình hàng tuần của công tác mở rộng (Dòng 28, BCHN của ms).

f. NHỮNG NHÓM HỌC KINH THÁNH/NHỮNG NHÓM TẾ BÀO. Bất kỳ buổi nhóm nào ở dưới sự bảo trợ của Hội thánh địa phương cho mục đích học Kinh Thánh, được ghi vào Danh Sách Những Người Thuộc Trách Nhiệm Trực Tiếp hoặc Danh sách Mở Rộng theo những điệu kiện sau:

1. Nếu nhóm hợp với nhau thường xuyên ít nhất 30 phút mọi tuần dể học Kinh Thánh thì các thành viên được ghi vào Danh sách những người thuộc trách nhiệm trực tiếp hoặc Danh sách Mở Rộng theo những điệu kiện như sau:

2. Nếu nhóm không hợp với nhau ít nhất 30 phút mỗi tuần để học chương trình Nazarene thì, nhóm đó sẽ được ghi vào Danh sách mở rộng (Dòng 27, BCHN của Mục sư) và được kể trong số người tham gia trung bình hàng tuần của Công tác mở rộng (Dòng 28, BCHN của ms).

Phần 2. Xóa Tên.

Khi một người được liệt kê vào danh sách nào, Hội thánh địa phương phải có trách nhiệm tìm cách phục vụ người ấy cho đến khi người ấy được đem vào mối thông công với Hội thánh đó. Tên của họ chỉ có thể bị xoá khỏi danh sách với sự chấp thuận của vị Mục sư sau khi:

a. người ấy rời khỏi thành phố.

b. người ấy tham gia vào Trường Chúa Nhật khác.

c. người ấy yêu cầu đặc biệt được rút tên.

d. người ấy chết.



ĐIỀU II. THAM DỰ BUỔI NHÓM

Đếm số người tham dự

Mục đích của việc điểm danh số người tham dự Trường Chúa Nhật trong Hội thánh địa phương là đo lường hiệu quả của công tác đem sứ điệp Kinh Thánh đến với tín hữu. Những cố gắng của công tác Trường Chúa Nhật nhằm đưa người ta vào sự thông công với Đấng Christ, bằng kinh nghiệm sự tái sanh và hoà mình với Hội thánh địa phương.

Điều quan trọng nên nhớ là mặc dù nhiều người có thể tham gia vài lớp Trường Chúa Nhật, nhưng họ chỉ được điểm danh một lần thôi vào những con số của Trường Chúa Nhật hay vào con số của công tác mở rộng. Nếu người nào tham gia công tác Trường Chúa Nhật vào buổi sáng Chúa Nhật, thì họ được kể vào số người tham dự vào sáng Chúa Nhật kế tiếp đó.

Ngành Trường Chúa Nhật của Tổng hội cần có Danh sách những người thuộc trách nhiệm trực tiếp và con số những người tham dự của mỗi Giáo hạt để có một báo cáo chính xác về sự phát triển Trường Chúa Nhật trong năm của giáo hội.Sự tham gia Trường Chúa Nhật chia thành 2 loại: Trường Chúa Nhật thường xuyên (Dòng 26 của BCTN của Mục sư) và Công tác mở rộng (Dòng 28, BCHN của Mục sư) Những bộ phận của công tác Trường Chúa Nhật nầy sẽ được đếm và báo cáo riêng rẽ mỗi tuần do Hội thánh địa phương thực hiện theo những tiêu chuẩn được liệt kê dưới đây.



PHẦN 1 . Những Lớp Học Trường Chúa Nhật Thường Xuyên.

Lớp học Trường Chúa Nhật thường xuyên được định nghĩa là một tổ chức gồm một nhóm người gặp nhau hàng tuần vào thì giờ nhất định và nơi chốn rõ ràng. Mục đích của buổi nhóm nầy là học Kinh Thánh, sử dụng chương trình Trường Chúa Nhật được Ban Trường Chúa Nhật chấp nhận., thời gian tối thiểu là nửa giờ. Điều nầy sẽ tạo thành sự tham dự Trường Chúa Nhật thường xuyên hàng tuần (Dòng 26, BCTN của Mục sư).

a. Điểm danh số người hiện diện sẽ thực hiẹn không trễ hơn nửa thời gian ấn định cho buổi học Trường Chúa Nhật thường xuyên. Điều nầy cũng áp dụng cho những buổi họp kết hợp hoặc buổi nhóm đặc biệt.

b. Người ghi danh vào Trường Chúa Nhật địa phương sẽ được xem là hiện diện trong lớp học Trường Chúa Nhật địa phương khi người đó tham dự vào những công tác do địa phương, khu, Giáo hạt, khu vực hoặc tổng hội tổ chức như dự hội đồng, đi cắm trại v.v.. khi người ấy không được Điểm danh vào Trường Chúa Nhật của địa phương khác. Những công tác ấy sẽ bao gồm không dưới nửa thì giờ học Kinh Thánh.

c. Tất cả những lần học Trường Chúa Nhật thường xuyên sẽ được dùng để đánh giá sự tham dự trung bình cho một năm, và sự tham dự đó sẽ được báo cáo hàng tháng cho Giáo hạt. Đối với hầu hết những Hội thánh, số lần học Trường Chúa Nhật sẽ là 52. Ở vài địa phương thời tiết thỉnh thoảng làm trở ngại việc tham dự thường xuyên những buổi nhóm Trường Chúa Nhật. Ban Trường Chúa Nhật Giáo hạt hội ý với vị Quản nhiệm Giáo hạt sẽ quyết định những trường hợp ngoại lệ.

d.Sự tham dự gồm có Ngành Tại Gia, Những Nhà Dưỡng lão/Các Bệnh viện, Những Hội thánh Kiểu mẫu, Những Mẫu giáo và Những Trường Nazarene, và nhóm học Kinh thánh có thể được dể là tham gia Trường Chúa Nhật hàng tuần HAY công tác mở rông , thực hiện theo những tiêu chuẩn được liệt kê trong Điều I, Phần I.



PHẦN 2 . Trường Chúa Nhật Mở Rộng. Những người tham dự lớp họp lại dưới sự bảo trợ của Hội thánh địa phương sẽ được ghi danh vào liệt kê Trường Chúa Nhật Mở Rộng (Dòng 28 BCHN của Mục sư). Sự tham dự Trường Chúa Nhật Mở Rộng được định nghĩa là một nhóm người họp lại ít nhất nửa giờ mỗi tuần để học Kinh Thánh nhưng lại không đủ tiêu chuẩn của một lớp học Trường Chúa Nhật bình thường (Điều II, Phần 1).

a. Nếu Hội thánh địa phương bảo trợ hơn một loại công tác mở rộng thì có thể kết hợp con số của những danh sách người tích cực tham gia và báo cáo một con số riêng mỗi tháng. Cũng làm như thế cho việc báo cáo số người hiện diện hàng tuần cho công tác mở rộng.

b. Những công tác mở rộng và những công tác mới có thể bảo đảm và kết thúc vào bất kỳ thời gian nào trong năm hành chánh của Hội thánh, nên lấy số lượng trung bình hàng năm phải được tính bằng cách lấy tổng số người tham dự chia cho số tuần lễ tiến hành công tác.


Каталог: sites -> default -> files -> uploads
files -> Mẫu tkn1 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc ĐĂng ký thất nghiệP
files -> BỘ TÀi chính —— Số: 25/2015/tt-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
files -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc TỜ khai của ngưỜi hưỞng trợ CẤP
files -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO –––– Số: 40
files -> BỘ y tế CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
files -> Mẫu số 1: Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2003/tt-blđtbxh ngày 22 tháng 9 năm 2003 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tên đơn vị Số V/v Đăng ký nội quy lao động CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
files -> CỦa bộ XÂy dựng số 04/2008/QĐ-bxd ngàY 03 tháng 4 NĂM 2008 VỀ việc ban hành “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựNG”
uploads -> Ủy ban dân tộC

tải về 2.18 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương