Effects of heat stress on some physiological parameters in crossbred dairy cows raised in Nghia Dan district, Nghe An province


Ảnh hưởng của giới tính đến tỷ lệ sống và loại thải



tải về 2.44 Mb.
trang4/19
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích2.44 Mb.
#35319
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19

3.2. Ảnh hưởng của giới tính đến tỷ lệ sống và loại thải

Bảng 2. Ảnh hưởng của giới tính đến tỷ lệ sống và loại thải lợn con

Các chỉ tiêu

Cái

Đực

n



±

mx

Cv (%)

n



±

mx

Cv (%)




Lợn Landrace

Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

107

94,39

±

2,20

24,49

104

94,43

±

2,30

24,86

Tỷ lệ loại thải (%)

101

3,96

±

2,00




98

4,08

±

2,00




Tỷ lệ sống đến 1 tuần (%)

97

96,91

±

1,80

17,96

94

97,87

±

1,50

14,82

Tỷ lệ sống đến 2 tuần (%)

97

95,88

±

2,00

20,85

94

96,81

±

1,80

18,25

Tỷ lệ sống đến 3 tuần (%)

97

92,78

±

2,60

28,03

94

94,68

±

2,30

23,83




Lợn Yorkshire

Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

124

95,16

±

1,93

22,64

124

96,77

±

1,59

18,33

Tỷ lệ loại thải (%)

118

4,24

±

1,86




120

3,33

±

1,65




Tỷ lệ sống đến 1 tuần (%)

113

97,35

±

1,52

16,59

116

97,41

±

1,48

16,36

Tỷ lệ sống đến 2 tuần (%)

113

96,46

±

1,75

19,24

116

96,55

±

1,70

18,98

Tỷ lệ sống đến 3 tuần (%)

113

92,92

±

2,42

27,73

116

93,10

±

2,36

27,33




Lợn lai F1(LY)

Tỷ lệ sơ sinh sống (%)

113

96,46

±

1,75

19,24

112

97,32

±

1,53

16,66

Tỷ lệ loại thải (%)

109

3,67

±

1,81




109

2,75

±

1,57




Tỷ lệ sống đến 1 tuần (%)

105

97,14

±

1,63

17,23

106

97,23

±

1,86

19,90

Tỷ lệ sống đến 2 tuần (%)

105

96,19

±

1,88

20,00

106

96,28

±

2,07

22,36

Tỷ lệ sống đến 3 tuần (%)

105

92,38

±

2,60

28,86

106

92,51

±

2,72

30,61

Kết quả tính toán ở bảng 2 cho thấy, tỷ lệ sơ sinh sống và loại thải lúc sơ sinh ở lợn cái và lợn đực là khác nhau. Nhìn chung tỷ lệ sơ sinh sống, tỷ lệ sống đến 1, 2 và 3 tuần tuổi ở lợn đực là cao hơn so với lợn cái, tuy nhiên sự sai khác này không rõ ràng. Cụ thể, tỷ lệ sơ sinh sống của lợn cái và đực ở Landrace là 94,3% và 94,43%; ở Yorkshire tương ứng là 95,16 và 96,77%; ở con lai F1(LY) là 96,46 và 97,32%. Tỷ lệ sống đến cai sữa (3 tuần tuổi) ở cái và đực của Landrace là 92,78 và 94,68%; của Yorkshire là 92,92 và 93,10%; của con lai F1(LY) là 92,38 và 92,51%.

Qua nghiên cứu trong theo dõi này cho thấy, tỷ lệ loại lợn cái và đực là tương đương nhau và sự loại thải lợn con chủ yếu dựa vào khối lượng sơ sinh chứ không liên quan đến giới tính.

Kết quả trên đây phù hợp với nhận định của tác giả Vasundharaderi và cộng sự (1998) là tỷ lệ lợn con chết không liên quan đến giới tính. Tuy nhiên các tác giả này cũng cho biết tỷ lệ lợn con chết chủ yếu do bệnh viêm phổi và viêm ruột. Mặt khác, Fireman và Siewerdt (1997) cho biết tỷ lệ lợn con chết đến 21 ngày tuổi dao động từ 7,1 - 99,7% đối với lợn đực và 6,6 - 100% đối với lợn cái và tỷ lệ chết thường cao nhất ở những lợn có khối lượng sơ sinh thấp.

4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Khối lượng sơ sinh có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và loại thải. Tỷ lệ sơ sinh sống tăng lên 100% khi lợn con có mức khối lượng sơ sinh từ 1,3 kg trở lên. Tỷ lệ loại thải lợn con có khối lượng sơ sinh từ 1,0 kg trở xuống là 28,00 - 38,10%. Lợn con chết chủ yếu vào giai đoạn trước 2 tuần tuổi và chỉ xẩy ra đối với lợn có khối lượng sơ sinh nhỏ hơn 1,5 kg.

Giới tính có ảnh hưởng không rõ rệt đến tỷ lệ sống và loại thải lợn con.

Không nên nuôi lợn con ngoại có khối lượng sơ sinh dưới 1 kg do tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa ở 3 tuần tuổi của chúng rất thấp (50,00 - 60,00%).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Phan Xuân Hảo (2006). Đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái ngoại Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) đời bố mẹ. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I. Số 2/2006, 120 - 125

Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006). Năng suất sinh sản, nuôi thịt và chất lượng thịt của lợn nái Móng Cái phối giống với đực Pietrain và Yorkshire. Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệpI. Số 3/2006.

Đoàn Xuân Trúc, Tăng Văn Lĩnh, Nguyễn Thái Hoà và Nguyễn Thị Hường (2001). Nghiên cứu chọn lọc, xây dựng đàn lợn hạt nhân giống Yorkshire và Landrace dòng mẹ có năng suất sản xuất cao tại xí nghiệp giống vật nuôi Mỹ Văn. Báo cáo khoa học Chăn nuôi - Thú y 1999 - 2000, Phần chăn nuôi gia súc, Tp Hồ Chí Minh, 152-158.

Caceres, L., Bilkei,G., Pena, F.J., (2001). The effect of levamosole on the preweaning performance of light weight piglets. Journal of Med. Vet., 18 (5), 435 - 438

Daza, A., Guitierrez, M.,C., Rioperez, J., (2000). The effect of sex, suckling position and initial weight of piglets on daily gain and mortality during lactation. Ani. Breed. Abs., 68(5),Ref. 2732.

Deen, M, G, H., and Bilkei., (2004). Cross fostering of low-bight weight piglets. Journal of Livestock Production Science, Elsever, 90, 279-284.

Fireman, F, A, T., and Siewerdt, F, (1997). Effect of birth weight on piglet mortality to 21 days ages. Ani. Breed. Abstracts, 66, Ref. 386.

Gondret, F., Lefaucheur, L., Louveau., Lebret, B., Pichodo, X., le Cozler, Y., (2005). Influence of piglet birth weight on postnatal growth performance, tissue lipogenic capacity and muscle histological traits at market weight. Journal of Livestock Production Science, Elsever, 93, 137-146.

Milligan, B, N., Fraser, D., Kramer, D,L, (2002). Within - litter birth weight variation in the domestic pig and its relation to pre-weaning survival, weight gain, and variation in weaning weights. Journal of Livestock Production Science, Elsever, 76, 183-181.

Quiniou, N., Dagon, J., Gaudre., D, (2002). Variation of piglets birth weight and consequences on subsequent performance. Journal of Livestock Production Science, Elsever, 78, 63 - 70.

Roche, K.,(1999). Genetic determination of individual birth weight and its association with sow productivity traits using Bayesian analysis. Journal of Animal Science, 77 (2), 330 - 343.

Vasundrharadevi, M., Krishnappa, S, B., Govindaiah, M, G., Narasimhamurthy, H, N., Jayshankar, M, K., Narayan, K, (1998). Preweaning mortality pattern in Yorkshire pigs. Ani. Breed. Abstracts, 66, Ref. 2779.


thµnh phÇn dinh d­ìng cña l¸ c©y M. oleifera trång lµm thøc ¨n gia sóc

Nutritive composition of leaves of M. oleifera as animal feed

Đặng Thúy Nhung*

SUMMARY


Analyses were made to determine nutritive composition of leaves of M. oleifera planted on the campus of Hanoi University of Agriculture for animal feeding. The leaves were cut and analyzed after every 15 days from 6 months of planting. Trunk and dry leaves of Stylo, soybean and Leucaena leucocephala were also analyzed for comparison. Results showed that on an average the content of dry matter (DM) of the leaves of M. oleifera was 19.46%; crude protein, crude fiber, NDF and ADF on a dry matter basis were 21.42, 15.27, 39.35, and 22.81%, respectively. The ratio of Ca/P was 6.8/1. It was revealed from the present study that the leaves should be cut for animal feeding when M. oleifera was 9 months of planting. In comparison with Stylo, soybean and Leucaena leucocephala the leaves of M. oleifera showed a higher nutritive value.

Key words: M. oleifera, nutritive composition, leaves.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

M. oleifera được đánh giá là một loại cây trồng có giá trị kinh tế cao do có nhiều đặc tính quý: chống chịu hạn, cải tạo đất, làm thức ăn cho người và vật nuôi, cùng với nhiều ứng dụng khác trong y học (Pousset Jean-Louis, 2004; Saint-Sauveur và Hartout, 2001), Lá cây M. oleifera hiện đã được sản xuất và thương mại hóa ở một số nước Châu Phi (Bonkoungou, 2001). Theo Anwar và cs. (2007), M. oleifera là cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao, giầu protein, vitamin, beta-caroten, axit amin và một số chất khoáng quan trọng.

Trong thời gian gần đây, cây M. oleifera đã được nhập về và gieo trồng thử nghiệm tại Trường Đại học Nông nghiệp I với mục đích bổ sung tập đoàn cây thức ăn gia súc của Việt Nam (Đặng Thúy Nhung, 2007).

Thí nghiệm của chúng tôi nhằm đánh giá thành phần dinh dưỡng của lá cây M. oleifera trong điều kiện gieo trồng ở nước ta, đồng thời so sánh với một số cây họ đậu thông thường đã và đang được sử dụng trong tập đoàn cây thức ăn gia súc của Việt Nam.

2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU



Cây M. oleifera được gieo trồng tại Trường Đại học Nông nghiệp I trong vụ thu - đông năm 2004. Khi cây được 6 tháng tuổi, bắt đầu thu lá, cách 15 ngày thu lá 1 lần, với tổng số 7 lần thu lá liên tiếp. Lá được mang về phân tích thành phần hóa học và xác định giá trị dinh dưỡng tại phòng Phân tích Thức ăn, Bộ môn Thức ăn - Vi sinh - Đồng cỏ, Khoa Chăn nuôi - nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nông nghiệp I.

Nhằm so sánh giá trị dinh dưỡng của cây M. oleifera với một số cây họ đậu trồng tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành lấy mẫu phân tích thân lá cỏ Stylo khô, thân lá đậu tương khô, cọng lá keo dậu khô và lá M. oleifera khô.

Phương pháp lấy mẫu phân tích theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN - 86) về thức ăn chăn nuôi của Tổng cục Đo lường chất lượng và Association of Official Analytical Chemists (A.O.A.C, 1997).



Các chỉ tiêu phân tích: hàm lượng nước và vật chất khô (VCK), protein thô, chất béo thô, xơ, khoáng tổng số, photpho, NDF (Neutral Detergent Fibre), ADF (Acid Detergent Fibre), lignin theo A.O.A.C. (1997).

Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Excel.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thành phần dinh dưỡng của cây M. oleifera

Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng vật chất khô của cây M. oleifera trồng tại Trường Đại học Nông nghiệp I trung bình là 19,46%, biến động từ 17,42 - 20,8 1%. Vật chất khô của cây qua các giai đoạn có xu hướng tăng dần, điều này hoàn toàn phù hợp với sinh lý của thực vật. Ở giai đoạn cây non tích luỹ nhiều nước nên vật chất khô thấp. Hàm lượng vật chất khô trong cây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giá trị dinh dưỡng của cây. Đối với loài nhai lại khi hàm lượng vật chất khô trong khẩu phần thấp thức ăn chứa nhiều nước làm cho mật độ vi sinh vật trong dạ cỏ bị pha loãng hạn chế sự lên men thức ăn, cản trở sự co bóp của dạ cỏ. Vì vậy gia súc dễ bị trướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy ảnh hưởng tới sức khoẻ. Bên cạnh đó, hàm lượng vật chất khô còn cho biết tình hình sinh trưởng của thực vật, từ đó xác định được thời kỳ thu cắt và cách bảo quản chế biến thức ăn hợp lý.

Hàm lượng protein thô trung bình của M. oleifera là 21,42% (% vật chất khô). Hàm lượng này có xu hướng giảm dần khi tháng tuổi tăng lên, cao nhất lúc cây 6,5 tháng (23,67%) và thấp nhất lúc cây 10 tháng (20,31%). Hàm lượng protein thô trung bình của M. oleifera là 21,42% (% vật chất khô). Hàm lượng này có xu hướng giảm dần khi tháng tuổi tăng lên, cao nhất lúc cây 6,5 tháng (23,67%) và thấp nhất lúc cây 10 tháng (20,31%).


Bảng 1. Các thành phần dinh dưỡng cơ bản của lá cây M. oleifera

Tháng tuổi

Vật chất

Khô (%)


Protein

thô (%)


Lipit thô

(%)


Khoáng

tổng số (%)



Ca

(%)


P

(%)


6,5

17,10 ± 0,03

23,67 ± 0,04

6,63 ± 0,02

10,76 ± 0,03

2,41 ± 0,02

0,45± 0,003

7,0

18,45± 0,02

22,75± 0,05

7,59 ± 0,04

10,08 ± 0,05

2,57 ± 0,03

0,44 ± 0,002

7,5

18,32 ± 0,05

22,61 ± 0,06

7,28 ± 0,03

10,04 ± 0,04

2,65 ± 0,04

0,47 ± 0,005

8,0

19,39 ± 0,04

21,06 ± 0,03

8,74 ± 0,30

9,99 ± 0,03

2,49 ± 0,02

0,46 ± 0,003

8,5

20,03± 0,06

20,34 ± 0,05

6,67± 0,32

9,56 ± 0,03

2,92 ± 0,03

0,46 ± 0,004

9,0

20,58 ± 0,05

20,36 ± 0,04

6,54± 0,54

9,35 ± 0,02

3,10 ± 0,04

0,42 ± 0,002

9,5

20,74 ± 0,04

20,40 ± 0,02

6,56± 0,01

9,22 ± 0,22

3,12 ± 0,01

0,36 ± 0,005

10,0

20,81 ± 0,03

20,31 ± 0,06

5,67 ± 0,03

9,50 ± 0,05

3,25 ± 0,02

0,37 ± 0,004

Trung bình

19,46 ± 1,08

21,42± 1,12

6,86 ± 0,89

9,88 ± 0,62

2,81 ± 0,34

0,43± 0,04



Hàm lượng protein các mẫu M.Oleifera ở Ấn Độ, Nicaragua và Nigeria mà Akinbamijo và cs. (2003) phân tích lần lượt là 33,0%; 26,20%; 28,50%. Kết quả phân tích được của chúng tôi thấp hơn, có thể sự khác biệt về khí hậu, đất đai và kỹ thuật gieo trồng đã ảnh hưởng rất lớn tới thành phần dinh dưỡng đặc biệt là thành phần protein của cây.

Hàm lượng lipit của cây M. oleifera trung bình là 6,86%. Số liệu này cao hơn một chút so với kết quả phân tích mẫu ở Ấn Độ của Akinbamijo và cs. (2003) là 5,7% và tương đương với kết quả phân tích của Agada (1997) là 6,8%.

Hàm lượng khoáng tổng số trong lá M. oleifera khá cao trung bình là 9,88%, dao động trong khoảng 9,22 - 10,76%. Hàm lượng khoáng trong lá cây có xu hướng giảm dần khi tháng tuổi tăng lên. Theo nghiên cứu của Akinbamijo và cs. (2003) tại Nigeria, hàm lượng khoáng phân tích được là 9,4% Như vậy, kết quả này cao hơn một chút so với các tác giả đã dẫn.

Hàm lượng Ca và P có trong lá khá cao. Hàm lượng Ca trung bình là 2,81% và tăng dần khi tháng tuổi tăng lên. Tương tự như vậy, hàm lượng P trung bình là 0,43%, dao động từ 0,36 - 0,47% và cũng có xu hướng giảm dần khi tháng tuổi tăng lên.



Tỷ lệ Ca/P là 6,8/1, như vậy là cân đối cho loài nhai lại (2/1 - 6/1), đặc biệt đối với bò giai đoạn tiết sữa. Tuy nhiên, đối với gia cầm, lợn tỷ lệ Ca/P đòi hỏi là 1/1 - 3/1. Vì vậy, nếu dùng lá M. oleifera làm thức ăn bổ sung cho lợn, gia cầm cần phải thêm P để khẩu phần được cân đối.

Bảng 2. Thành phần các chất xơ của cây M. oleifera

Tháng tuổi

Xơ thô (%)

NDF (%)

ADF (%)

Lignin (%)

6,5

13,20 ± 0,02

37,70 ± 0,16

20,48 ± 0,23

6,08 ± 0,07

7,0

13,45 ± 0,01

38,06 ± 0,32

21,60 ± 0,36

6,72 ± 0,09

7,5

13,61 ± 0,04

38,10 ± 0,25

22,74 ± 0,18

7,41 ± 0,05

8,0

15,72 ± 0,05

38,06 ± 0,32

22,35 ± 0,18

7,51 ± 0,04

8,5

16,21 ± 0,04

39,24 ± 0,18

22,91 ± 0,02

8,02 ± 0,03

9,0

16,48 ± 0,02

40,29 ± 0,24

22,97 ± 0,37

8,48 ± 0,02

9,5

16,62 ± 0,03

40,48 ± 0,31

24,01 ± 0,21

8,54 ± 0,03

10

17,12 ± 0,02

42,96 ± 0,28

24,38 ± 0,19

8,36 ± 0,03

Trung bình

15,27 ± 1,73

39,35 ± 2,14

22,81 ± 1,40

7,68 ± 0,98




Hàm lượng xơ có xu hướng tăng dần khi tháng tuổi tăng lên, trung bình là 15,27% và dao động từ 13,20 - 17,12%. Như vậy, hàm lượng vật chất khô và xơ thô có xu hướng tăng dần, ngược lại protein có xu hướng giảm dần khi tháng tuổi tăng lên. Hàm lượng vật chất khô, protein thô và xơ thô lúc 6,5 tháng tuổi tương ứng là 17,10; 23,67 và 13,20%, lúc 10 tháng tuổi tương ứng là 20,81; 20,31 và 17,12%. Sự tương quan nghịch giữa vật chất khô, xơ thô và protein thô cho thấy, để đảm bảo số lượng cũng như chất lượng của thức ăn, cần thu hoạch lá ở thời điểm thích hợp. Thành phần vật chất khô, xơ thô và protein của lá cây lúc 9 tháng tuổi tỏ ra cân đối nhất, vì vậy thu hoạch lá lúc 9 tháng tuổi để sử dụng cho gia súc là hợp lý nhất.

Hàm lượng NDF chứa trong lá cây M. oleifera khá cao, trung bình là 39,35%, hàm lượng này có xu hướng tăng dần khi tháng tuổi tăng lên. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Berker (2003) tại Ấn Độ, Nicaragua và Nigeria, tương ứng là: 31,4%; 23,2% và 28,7%.

Hàm lượng ADF cũng khá cao, trung bình là 22,81% dao động trong khoảng 20,48 - 24,38%. Tuy nhiên, hàm lượng lignin chứa trong lá M. oleifera cũng tương đối cao, trung bình là 7,68%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Berker (2003) tại Ấn Độ, Nicaragua và Niger, tương ứng là 5,4%; 2,1% và 2,8%.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, lá cây M. oleifera có hàm lượng các chất dinh dưỡng khá cao, đặc biệt là protein, vì vậy có thể coi đây là loại thức ăn xanh giàu protein lý tưởng dùng trong chăn nuôi.



tải về 2.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương